MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
I. Cơ sở lý luận về tài trợ xuất khẩu 4
1. Khái niệm về trợ cấp xuất khẩu 4
2. Các hình thức trợ cấp xuất khẩu 4
3. Thực chất tài trợ xuất khẩu 6
II. Phân loại, vai trò, hậu quả đối với quốc gia, doanh nghiệp 6
1. Phân loại 6
2. Vai trò 10
3. Hâu quả đối với quốc gia, doanh nghiệp 11
III. Thực trạng tài trợ của Việt Nam giai đoạn vừa qua đối với hàng nông nghiệp và phi nông nghiệp: 12
1. Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu 12
2. Các chính sách hỗ trợ hộp xanh lá cây 16
3. Tín dụng trợ cấp xuất khẩu 21
IV. Cam kết của Việt Nam về cắt giảm tài trợ khi gia nhập WTO 28
1. Trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp 28
2. Trợ cấp xuất khẩu trong công nghiệp 29
V. Cơ hội và thách thức của các doanh ngiệp Việt Nam khi chính phủ giảm hoặc không tài trợ theo tinh thần WTO. 29
1. Cơ hội 29
2. Thách thức 30
VI. Các giải pháp để nắm bắt cơ hội và loại trừ những khó khăn, thách thức 30
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
33 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 06/09/2024 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tài trợ xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là tại các thị trường mới. Bình thường, thị trường các nước khác tiến hành bảo hộ cho ngành nông nghiệp trong nước khá mạnh. Nhưng khi TPP có hiệu lực, nông sản Việt sẽ vượt qua được yếu tố này, có khả năng đẩy lượng XK tăng cao.
Đầu tư vào thị trường VN , nên hấp thụ được khoa học kỹ thuật mới, thay đổi được cách làm truyền thống kém hiệu quả.
Ví dụ: Theo mô hình Làng thần kì của Nhật Bản, đã được người Nhật Bản đem về thực hiện tại Đà lạt
- Thách thức:
Năm 2015, thực hiện các cam kết trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt với khu vực ASEAN, Việt Nam gần như mở cửa hoàn toàn với các mặt hàng nông sản. Thuế nhập khẩu của tất cả các mặt hàng nông sản đều bằng 0%, trừ một số mặt hàng nhạy cảm như đường mía, thịt và trứng gia cầm thương phẩm, thịt chế biến là 5%.
Sản xuất nông nghiệp lạc hậu, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, chi phí cao và nhất là sự yếu kém của ngành công nghiệp chế biến sẽ là những thách thức rất lớn của nông sản Việt Nam khi “vượt biên xuất ngoại”.
+ Tăng trưởng mậu dịch nông sản thế giới luôn bị trở ngại lớn bởi trợ cấp và bảo hộ nông sản rất cao ở những nước giàu. Không chỉ trợ cấp cho sản xuất và xuất khẩu, các nước giàu còn đặt ra những hạn chế đối với nông sản nhập khẩu, từ cấm nhập tới việc áp dụng nhiều mức thuế khác nhau. Với việc hỗ trợ và bảo vệ cho nông nghiệp ở các nước giàu đang chuyển dần từ hàng rào thuế sang hàng rào tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và các yêu cầu về môi trường, xã hội khác, việc cạnh tranh trên thị trường đang chuyển dần từ giá cả sang chất lượng và các giá trị gia tăng.
+ Trợ cấp của các nước phát triển dành cho nông nghiệp cao hơn gấp nhiều lần so với các nước nghèo.
Các chính sách hỗ trợ hộp xanh lá cây:
Các chính sách Hộp xanh lá cây của Việt Nam thường tập trung vào những mục tiêu chính sau đây:
Thứ nhất, nhằm phát triển ngành nông nghiệp nói chung thông qua hỗ trợ nhóm dịch vụ chung: dịch vụ cơ sở hạ tầng nông thôn,dịch vụ nghiên cứu khoa học, khuyến nông,kiểm soạt dịch bệnh và các dịch vụ nông nghiệp khác.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giai đoạn 2009 – 2011, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đạt gần 290.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ của cả nước.
Từ nguồn vốn trên, nhiều công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân nông thôn được đầu tư nâng cấp hiệu quả. Cụ thể, tổng năng lực tưới thiết kế của các hệ thống thủy lợi cho gieo trồng lúa trong hơn 2 năm qua đã tăng thêm 289.000 ha, cho rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày tăng thêm 100.000 ha; năng lực tiêu thoát nước cho đất nông nghiệp tăng thêm 100.000 haCác công trình giao thông nông thôn cũng được chú trọng đầu tư, đã mở mới được gần 7.500 km; nâng cấp 29.500 km đường giao thông. Ngoài ra, các địa phương cũng xây dựng được gần 3.000 cầu bê tông, 205 cầu liên hợp, gần 50.000 cống các loại
Ngoài ra, mạng lưới bưu chính với khoảng 16.000 điểm giao dịch vẫn được duy trì; trong đó có khoảng 7.640 điểm bưu điện văn hóa xã nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ thư cơ bản cho người dân
Dịch vụ nghiên cứu khoa học : Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp đã thay đổi mạnh công tác quản lý khoa học công nghệ: về tổ chức, đã và đang gom bớt đầu mối từ vài chục viện xuống còn 11 viện chính. Số cán bộ nghiên cứu khoa học tăng lên gần 8.000 người, cán bộ khuyến nông tăng 33.000 người. Đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí cho nghiên cứu cũng tăng mạnh, gấp 10 lần hơn mười năm trước
Hỗ trợ lãi suất mua máy móc giảm tổn thất sau thu hoạch nông thủy sản
Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất trong 2 năm đầu, từ năm thứ 3 là 50% lãi suất để người dân vay mua các loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch nông sản, thủy sản.
Việc cho vay do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện với mức tiền vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa.
Đối tượng được vay vốn và hỗ trợ lãi suất
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được vay vốn và hỗ trợ lãi suất bao gồm: Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân có địa chỉ cư trú hợp pháp được UBND cấp xã xác nhận là cá nhân trực tiếp sản xuất và phục vụ sản xuất; các doanh nghiệp có ký và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân.
Quyết định cũng quy định cụ thể danh mục các loại máy móc, thiết bị được hỗ trợ gồm: 1- Các loại máy làm đất, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, ngô, cà phê, chè, mía; máy sấy, vật liệu cơ bản để làm sân phơi (lúa, ngô, cà phê, hạt điều, hồ tiêu) có diện tích đến 1000 m2; 2- Máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất giống thủy sản; vật tư, thiết bị xây dựng, cải tạo các ao (hồ) nuôi thủy sản; thiết bị, phương tiện phục vụ nuôi trồng, thu hoạch và vận chuyển thủy sản; 3- Thiết bị làm lạnh cấp đông, thiết bị sản xuất nước đá trên tàu cá, hầm bảo quản phục vụ khai thác dài ngày trên biển.
Các máy móc, thiết bị nêu trên phải có giá trị sản xuất trong nước trên 60% và có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
Các dự án ứng dụng khoa học công nghệ về giảm tổn thất sau thu hoạch còn được đưa vào hạng mục được hưởng cơ chế hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ từ Quỹ Đổi mới công nghệ cao.
Thứ hai, nhằm đảm bảo dự trữ quốc gia vì mục đích an ninh lương thực, dự trữ quốc gia một số giống cây trồng quan trọng.
Hỗ trợ xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô
Quyết định 63/2010/QĐ-TTg nêu rõ, áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển đối với 2 trường hợp:
1- Đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn để mua máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch gồm: thiết bị xay xát gạo có tỷ lệ thu hồi gạo nguyên cao (đến 70%); máy móc, thiết bị chế biến ướt cà phê, các thiết bị xử lý nâng cao phẩm chất cà phê các các công trình xử lý nước thải kèm theo...
2- Đối với các dự án đầu tư xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản (bao gồm cả kho lạnh trên tàu đánh bắt thủy sản), rau quả và kho tạm trữ cà phê.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch còn được miễn tiền thuê đất; được Nhà nước hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng, 30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu đi vào hoạt động và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.
Hỗ trợ 100% kinh phí mua giống lúa thử nghiệm lần đầu
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho 3 trường hợp:
1- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua giống để áp dụng thử nghiệm lần đầu đối với các giống lúa, ngô tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng cao;
2- Tổ chức, cá nhân mua bằng sáng chế để tự sản xuất hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác sản xuất các loại máy móc, thiết bị có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nước nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch;
3- Đăng ký sở hữu trí tuệ đối với những sản phẩm sáng tạo của nông dân có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định công nhận.
Các dự án ứng dụng khoa học công nghệ về giảm tổn thất sau thu hoạch còn được đưa vào hạng mục được hưởng cơ chế hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ từ Quỹ Đổi mới công nghệ cao.
Ngày 17/2/2012, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung 92,2 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2012 cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mua bù đủ 3.050 tấn hạt giống lúa; 310 tấn hạt giống ngô; 110 tấn hạt giống rau đưa vào dự trữ quốc gia.
Bộ NN&PTNT gửi văn bản đến các Bộ, ngành liên quan đề nghị tăng thêm cơ số dự trữ quốc gia về nông nghiệp giai đoạn 2013-2015 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Bộ NN&PTNT đề xuất mua tăng thêm khoảng 400 tỷ đồng cho các mặt hàng như hóa chất sát trùng thủy sản, gia súc, hạt giống rau, hạt giống lúa, ngô. Bên cạnh đó, cũng cần thêm khoảng 113 tỷ đồng để xây dựng mới 2 kho dự trữ hạt giống cây trồng và một kho bảo quản thuốc thú y. Hiện, hệ thống kho chứa dự trữ quốc gia về nông nghiệp đang thiếu nghiêm trọng, trong khi nhu cầu vật tư cho sản xuất nông nghiệp ngày càng lớn.
Nhằm tăng dự trữ quốc gia lúa, ngô giống năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương tham gia đấu thầu mua 150 tấn hạt giống lúa; 100 tấn hạt giống ngô.
Cùng với đó, Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương thực hiện xuất đổi 1.500 tấn hạt giống lúa và 300 tấn hạt giống ngô để đảm bảo chất lượng hàng dữ trữ. Bộ Nông nghiệp cũng giao Công ty cổ phần Giống cây trồng vật nuôi Thừa Thiên Huế thực hiện và bảo quản số thuốc bảo vệ thực vật đang dự trữ với kinh phí dự toán là 1 tỷ đồng.
Thứ ba, nhằm chi hỗ trợ bù đắp hoặc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai thông qua hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân.
Để hình thành và phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp, ngày 1/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/10/2011, chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2013 đã chính thức được triển khai. Đã có 3 doanh nghiệp được phép triển khai hình thức bảo hiểm nông nghiệp, đó là; Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt; Tổng công ty cổ phần Bảo Minh; Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam. Cũng đã có những hợp đồng với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng được ký kết giữa các công ty bảo hiểm với các hộ nông dân.
Thực hiện chương trình thí điểm này, Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt đã và đang tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm cho các hộ nông dân, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp cây lúa, vật nuôi và thuỷ sản và nhiều địa phương đã tích cực triển khai thực hiện chương trình này. Thái Bình là một tỉnh thuộc diện thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. Qua chuyến khảo sát thực tiễn của chúng tôi tại Thái Bình vào tháng 11/2011 cho thấy, loại hình bảo hiểm này chưa được triển khai thực hiện. Tuy vậy, trong tháng 2/2012 vừa qua, Thái Bình rất tích cực triển khai thực hiện loại hình bảo hiểm này. Thái Bình đã lựa 3 huyện đã được chọn để thí điểm triển khai bảo hiểm cây lúa là Tiền Hải, Thái Thụy và Vũ Thư. Để hình thức bảo hiểm này triển khai có hiệu quả cao, Thái Bình đã mở nhiều lớp tập huấn về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp do UBND huyện và Công ty Bảo Việt Thái Bình tổ chức. Tham gia buổi tập huấn là các chủ tịch xã, kế toán ngân sách xã, chủ nhiệm và kế toán trưởng các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các trưởng thôn, trưởng khu của các xã, thị trấn và một số ban, ngành khác trong các xã, thị trấn. Mới đây nhất, đầu tháng 3/2012, Công ty Bảo Việt Nghệ An đã tổ chức ký hợp đồng bảo hiểm cây lúa vụ đông xuân 2012 cho hơn 22.000 hộ nông dân trồng lúa tại huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu của Nghệ An với tổng giá trị sản xuất bảo hiểm lên tới gần 160 tỷ đồng. Hiện nay, toàn huyện Yên Thành có 7.328 hộ nông dân tham gia với tổng diện tích tham gia bảo hiểm là 15.537 ha. Theo phản ánh của nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nông dân ở huyện Diễn Châu rất khấn khởi sau khi nhận được giấy chứng nhận bảo hiểm. Người nông dân an tâm hơn trong quá trình chăm lo sản xuất và mong muốn có được chỗ dựa trong sản xuất nông nghiệp.
Theo thông tin từ Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh, doanh nghiệp này cũng đã tiến hành triển khai sản phẩm bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nông nghiệp theo chỉ số (thí điểm đối với rủi ro hạn hán) cho người trồng cà phê tại tỉnh Đắc Lắk. Để triển khai hoạt động này, Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh đã phối hợp với nhóm tư vấn thuộc Quỹ Ford Foundation do Công ty GlobalAgRisk (Hoa Kỳ) chủ trì để phát triển sản phẩm bảo hiểm cho cây cà phê. Loại hình bảo hiểm này được thực hiện theo hình thức ký hợp đồng bảo hiểm với mỗi nông hộ được dựa vào việc đo lường tổng lượng mưa tại trạm đo mưa được chỉ định cho từng vùng được bảo hiểm. Nếu tổng lượng mưa trong suốt thời hạn bảo hiểm đo được tại trạm đo mưa xuống thấp hơn một ngưỡng nhất định được thống nhất từ trước, Bảo Minh sẽ trả tiền bồi thường cho người nông dân. Thời hạn bảo hiểm được tính từ ngày 31/3 hàng năm đến ngày 10/5 của cùng năm đó.
Nhìn chung, loại hình bảo hiểm nông nghiệp bước đầu đã hình thành và phát triển ở một số địa phương, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên là do: mức phí bảo hiểm cao, không hấp dẫn người dân. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi phí bồi thường, chi phí quản lý, chi giám định tổn thất, chi bán bảo hiểm cao, dẫn đến các doanh nghiệp bảo hiểm ít có động lực triển khai. Do quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, thu nhập thấp, người nông dân sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chưa có ý thức tham gia bảo hiểm hoặc chỉ mua bảo hiểm khi rủi ro chắc chắn xảy ra. Đây là rào cản lớn cho việc triển khai. Thiếu sự phối hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và nông dân trong tuyên truyền, khai thác bảo hiểm, giám định và bồi thường thiệt hại
Có thể thấy, bảo hiểm nông nghiệp là công cụ tài chính quan trọng và hiệu quả trong việc bù đắp cho nông dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất. Những thành công bước đầu trong việc hình thành và phát triển loại hình bảo hiểm nông nghiệp ở một số địa phương hiện nay là điều kiện tiền đề quan trọng để nhân rộng loại hình bảo hiểm này và cũng là những kinh nghiệm để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, đẩy mạnh việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở nước ta, góp phần duy trì sự phát triển ổn định sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an sinh xã hội nông thôn.
Thứ tư, hỗ trợ nhằm phát triển các địa bàn vùng sâu,vùng xa có điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao.
Trạm Khuyến nông phối hợp với Phòng Dân tộc huyện tổ chức 25 lớp tập huấn bồi dưỡng cộng đồng về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho 1.200 nông dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
Tháng 8/2012, theo đó, Trạm Khuyến nông đã giao 250 con lợn nái Móng cái cho 250 hộ, 156 con lợn nái F1 cho 156 hộ và 310 chiếc máy bơm nước cho 310 hộ. Tổng kinh phí thực hiện 1,7tỷ đồng. Sau khi được kiểm dịch chặt chẽ, tiêm phòng các loại bệnh cần thiết, số lợn giống trên đã được Trạm Khuyến nông huyện trao tận tay cho những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để phát triển kinh tế, ổn định đời sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương, cùng với số máy bơm được cấp phát đã động viên bà con tích cực tham gia sản xuất, vươn lên thoát nghèo và chung tay xây dựng nông thônngày một đổi mới.
Tín dụng trợ cấp xuất khẩu:
Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là sự hỗ trợ về mặt tài chính để các nhà xuất khẩu nước sở tại đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đồng thời giúp đỡ các nhà nhập khẩu nước ngoài có đủ điều kiện về tài chính để mua hàng hoá của nước đó. Trong xu thế thị trường thương mại thế giới ngày càng mở rộng, nhu cầu về thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu, thị trường đầu tư đã trở thành nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt Nam.
Hoạt động của tài trợ của ngân hàng khôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tai_tro_xuat_khau.doc