MỤC LỤC
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Mục đích 2
III. Kết cấu 2
Chương I: PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH 4
I. Phóng sự 4
1. Khái niệm 4
2. Đặc điểm của phóng sự 5
II. Phóng sự truyền hình 5
1. Định nghĩa 5
2. So sánh phóng sự truyền hình với một số thể loại khác 7
2.1. Phóng sự truyền hình với tin truyền hình 7
2.2. Phát sóng truyền hình và Phim tài liệu 7
2.3. Phóng sự truyền hình và tường thuật 8
3. Bố cục của phóng sự truyền hình 9
3.1. Bố cục tam giác ngược 9
3.2. Bố cục theo bậc thang diễn biến của sự kiện 9
3.3. Bố cục theo hình thức kết hợp 9
4. Kết cấu phóng sự truyền hình 9
4.1. Phần mở đầu (nêu vấn đề) 9
4.2 Phần thân (Giải quyết vấn đề) 10
4.3. Kết luận 10
5. Hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình 11
5.1. Hình ảnh trong phóng sự truyền hình 11
5.2. Âm thanh trong phóng sự truyền hình 11
Chương II: QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHÓNG SỰ 14
“TakeOne – Một thương hiệu 8X Việt” 14
1. Xác định đề tài, chủ đề 14
2. Kịch bản 15
3. Thu thập tài liệu 15
4. Ghi hình tại hiện trường 16
5. Dựng hình và hậu kỳ truyền hình 17
6. Duyệt chương trình 20
KẾT LUẬN 21
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Takeone – một thương hiệu 8X Việt (phóng sự truyền hình), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời bình.
2. Đặc điểm của phóng sự
2.1. Là một thể loại báo chí nên trước hết phóng sự mang các đặc trưng, đặc điểm của báo chí như: Thông tin trong phóng sự phải về người thật việc thật, không hư cấu, tôn trọng sự kiện và tính chân thực khách quan của sự kiện. Vấn đề đề cập trong phóng sự phải có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định.
2.2. Phóng sự là thể loại giao thoa giữa văn học và báo chí. Do vậy, phóng sự có bút pháp linh hoạt, sinh động, giầu hình ảnh. Phóng sự không được phép hư cấu nhưng những vấn đề trong phóng sự đều được chắt lọc từ những sự kiện, nhân vật điển hình. Điển hình ở đây không giống với phương pháp điển hình hóa trong văn học mà là những hoàn cảnh tình huống có vấn đề, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.
2.3. Trong phóng sự, vai trò của cái tôi trần thuật rất rõ nét. Đó là cái Tôi thẩm định lý trí giầu lý lẽ mang cảm xúc thẩm mỹ. Cái Tôi trong phóng sự có vai trò là người dẫn truyện, người trình bày, khâu nối những dữ kiện trong tác phẩm. Công chúng luôn có cảm giác là tác giả có mặt trong từng chi tiết nhỏ nhất. Nếu tác giả không có khả năng thẩm định hoặc thẩm định méo mó hiện thực thì không những không tạo ra sự hấp dẫn mà còn khiến độc giả nghi ngờ về giọng điệu của tác phẩm, khi nghiêm túc, lý lẽ, hài hước khi châm biến, khi lại tràn đầy cảm xúc.
II. Phóng sự truyền hình
1. Định nghĩa
Truyền hình xuất hiện vào thế kỷ XIX (1843). Tuy ra đời muộn hơn nhưng truyền hình đã thừa hưởng được kinh nghiệm và phương pháp tạo hình của điện ảnh, âm thanh của phát thanh. Có thể nói truyền hình có sự khái quát triết lý của báo in, tính chân thực cụ thể bằng hình ản và âm thanh của điện ảnh, tính hình tượng của hội họa và cảm xúc suy tư của âm nhạc.
Truyền hình Việt Nam ra đời muộn so với thế giới. Ngày 4/8/1968, Thủ tướng nước ta khi ấy là Lê Thanh Nghị ký quyết định thành lập xưởng phim vô tuyến truyền hình thuộc tổng cục thông tin. Đây là yếu tố tiền đề cho sự ra đời của THVN. Ngày 7/9/1970, buổi phát sóng truyền hình đầu tiên đã thực hiện thành công tại 58 Quán Sứ, Hà Nội. Mãi đến ngày 30/4/1984, cái tên Đài THVN ra đời với tư cách là đài truyền hình quốc gia.
Phóng sự “Hà nội, năm ngày đọ sức” (1972) khởi đầu cho sự ra đời của thể loại phát sóng truyền hình khi nó sử dụng làm một phần tư liệu cho bộ phim “ Điện Biên Phủ trên không”. Một loạt các phóng sự truyền hình tiếp theo như “Tiếng trống trườn” (1973), “Quảng Ngãi giải phóng”, “Nha Trang tháng 4 năm 1975” đã phần nào khẳng định vị trí của thể loại này trên vô tuyến truyền hình.
Theo giáo sư Bôritsxki và Urôpxki (Khoa Báo chí, Đại học Lômônôxốp, Liên Xô:
(Phóng sự truyền hình là thể loại phóng sự phản ánh cuộc sống bằng hình ảnh và âm thanh do máy quay ghi lại, nhưng yêu cầu đặt ra là phải rút ngắn khoảng thời gian từ lúc sự kiện xảy ra đến màn ảnh nhỏ càng ngắn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Phóng sự gây cho người xem cảm giác là họ đang cùng với phóng viên theo dõi diễn biến của sự kiện. Trong truyền hình, phóng sự vẫn giữ nguyên đặc tính chủ yếu là phản ánh logíc phát triển của sự kiện bằng hình ảnh, đánh giá, bình luật sự kiện).
Phóng sự truyền hình là thể loại thuộc nhóm chính luật, phản ánh kịp thời và phân tích những sự kiện, sự việc nóng bỏng bức xúc đang xảy ra hoặc đang trong quá trình phát sinh, phát triển, với thái độ của cái Tôi trần thuật, khám phá ra bản chất bên trong của vấn đề. Qua đó, tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị để giải quyết vấn đề đó.
Phóng sự truyền hình có thể chia ra làm nhiều loại nhỏ hơn như
- Phóng sự thời sự
- Phóng sự chuyên đề
- Phóng sự điều tra
- Phóng sự tổng hợp
2. So sánh phóng sự truyền hình với một số thể loại khác
2.1. Phóng sự truyền hình với tin truyền hình
- Tin truyền hình, thông báo với sự kiện theo mặt cắt ngang, được phát sóng ngay sau khi sự kiện diễn ra cung cấp thông tin cơ bản nhất (5W + H). Tin truyền hình không đòi hỏi kể lại toàn bộ quá trình diễn biến của sự kiện, không yêu cầu phân tích, ít bình luật, ít xuất hiện cái Tôi cá nhân.
- Phóng sự truyền hình cho biết sự kiện diễn ra như thế nào, thông tin, bối cảnh liên quan đến vấn đề, nguyên nhân của sự kiện và ảnh hưởng của nó đối với xã hội. Nó đòi hỏi người phóng viên phải có lập trường, chính kiến vững vàng khi đưa ra những ý kiến bình giá vấn đề và yêu cầu phải có giải pháp cụ thể. Đối tượng phản ánh của phóng sự là vấn đề chứ không đơn thuần chỉ là một sự kiện riêng lẻ như tin. Phóng sự có thể phản ánh nhiều sự kiện có quan hệ với nhau nằm trong một vấn đề đang được đông đảo dư luận quan tâm. Trong phóng sự truyền hình xuất hiện cái Tôi nhân chứng và cái Tôi thẩm định.
2.2. Phát sóng truyền hình và Phim tài liệu
- Cả hai thể loại này đều lấy chất liệu cuộc sống làm đề tài và không hề hư cấu. Tuy nhiên, phóng sự truyền hình thiên về những vấn đề có tính thời sự cao còn phim tài liệu thiên về những vấn đề lớn, về thông tin thẩm mỹ. Thông qua cái Tôi, tác giả phim tài liệu thể hiện tư tưởng tình cảm lớn có tính khách quan cao hơn do phạm vi phản ánh rộng hơn.
- Hình ảnh trong phát sóng chủ yếu là hình ảnh về cuộc sống hiện tại. Hình ảnh trong phim tài liệu là sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại. Phát sóng truyền hình mang tính thời sự và có giá trị khi sự kiện đáp ứng ngay sự quan tâm của công chúng ngay sau khi sự kiện diễn ra. Sau thời điểm áy, phát sóng chỉ có giá trị tư liệu. Phim tài liệu đi vào chiều sâu vấn đề, không bị câu thức của tính thời sự nên được dùng trong mọi thời gian. Các phóng sự sau khi phát sóng trở thành nguồn tư liệu cho phim tài liệu khai thác. Phát sóng đi sâu vào chi tiết, số liệu cụ thể, còn phim tài liệu khai thác những chi tiết khái quát mang tính lâu dài. Lời bình của phóng sự truyền hình có xu hướng cụ thể, bám sát sự kiện, còn lời bình của phim tài liệu có xu hướng, khái quát và hình tượng hóa. Do vậy, tính khái quát, tổng hợp của phim tài liệu cao hơn phóng sự.
- Phim tài liệu có không gian rộng rãi đi vào những chi tiết khái quát tổng hợp có giá trị lâu dài khiến cho người xem suy ngẫm, còn phóng sự truyền hình thì thời lượng và không gian hẹp hơn.
- Với phóng sự truyền hình, việc ghi được những khuôn hình “đắt” có tính thời sự là yêu cầu hàng đầu. Phim tài liệu tập trung vào những vấn đề mang chiều sâu tư tưởng và tính nhân văn được xây dựng trên cơ sở một kịch bản văn học cố định nên nó vừa đòi hỏi, vừa có điều kiện để thực hiện và lựa chọn hình ảnh mang tính nghệ thuật cao.
- Phim tài liệu có hình ảnh trau chuốt, lời bình giàu hình tượng, cảm xúc mềm mại, linh hoạt khi đi ra ngoài hình ảnh nhưng nói lên được tần ý nghĩa sâu sa mà hình ảnh hàm chứa. Phóng sự truyền hình yêu cầu lời bình phải sát hình ảnh, không giải thích những gì hình ảnh đã thể hiện mà chỉ thông tin cho hình ảnh. Lời bình hiệu quả nhất là lời bình ngắn gọn, súc tích, chứa đựng thông tin nhiều nhất.
2.3. Phóng sự truyền hình và tường thuật
- Cùng là hai thể loại phản ánh quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng. Tường thuật thuộc nhóm thể loại thông tấn, chỉ phản ánh diễn biến của sự kiện hiện tượng mà thôi. Phóng sự truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật phản ánh một chuỗi sự kiện, hiện tượng xung quan một vấn đề.
- Tường thuật có thời lượng dài hơn phóng sự truyền hình, trình bài diễn biến sự việc theo trình tự thời gian. Phóng sự truyền hình sắp xếp các sự kiện theo logic của vấn đề, tùy thuộc vào ý đồ tác giả để phân tích, lý giải và giải quyết vấn đề một cách khoa học và hợp lý nhất.
- Khâu hậu kỳ của tường thuật thường đơn giản hơn phóng sự và phóng sự truyền hình thường phải ghé nối hình ảnh, âm thanh rời rạc thành một chỉnh thể thống nhất theo nội dung tư tưởng của tác phẩm.
3. Bố cục của phóng sự truyền hình
3.1. Bố cục tam giác ngược
Bố cục này theo tầm quan trọng của sự kiện dùng trong trường hợp sự kiện xảy ra đột xuất những sự kiện đã được báo chí đưa tin nhưng chưa được giải đáp rõ ràng về những mâu thuẫn đang trong quá trình vận động và những biện pháp giải quyết hữu hiệu. Ở bố cục này, tác giả thường rút lên đầu kết cục của sự kiện hoặc bằng tài liệu cụ thể đưa ra được nhận định đánh giá toàn cục sự kiện, sau đó lần lượt trình bày những biến cố chọn lọc để minh họa. Ở bố cục này, sự kiện có thể xuất hiện với bạn đọc theo trình tự thời gian hoặc xuất hiện thành từng mảng đề mục. Nếu phóng viên không tổ chức các đoạn, các biến cố như các đợt sóng thì coi như thất bại vì điểm chót đã đưa lên đầu.
3.2. Bố cục theo bậc thang diễn biến của sự kiện
Nội dung phóng sự được thể hiện theo trình tự thời gian. Bố cụ này đòi hỏi người làm phóng sự phải chú ý diễn biến chung của sự kiện kết hợp với những chi tiết đặc sắc sao cho công chúng luôn gặp cái mới, cái bất ngờ. Nó cũng đòi hỏi phóng viên phải trình bày những suy nghĩ liên tưởng, cảm xúc bằng lối văn nghị luận nhằm gợi cho công chúng nhận thức mới.
3.3. Bố cục theo hình thức kết hợp
Tức là kết hợp các biến cố của nhiều sự kiện khác nhau cùng diễn ra trong một thời gian hoặc các thời điểm khác nhau nhưng cùng chung một hệ thống quan điểm, một dòng tư tưởng hay cùng chung một ý nghĩa, một chủ đề thống nhất. Theo bố cục này, người làm phóng sự truyền hình có thể tập hợp những tài liệu tản mạn thành những thiên phóng sự có giá trị.
4. Kết cấu phóng sự truyền hình
4.1. Phần mở đầu (nêu vấn đề)
Vấn đề được nêu ra thông qua một sự kiện, nhân vật, tình huống hay một con người cụ thể ở dạng câu hỏi chưa được trả lời hoặc cũng có thể là sự khẳng định, đặt vấn đề từ chính kiến thức, kinh nghiệm của mình. Dù phần này có viết theo hình thức nào cũng nhằm tập trung làm rõ vấn đề. Phần này thường ngắn gọn. Có thể kể ra một số cách mở đầu như sau:
+ Nêu bối cảnh dẫn tới sự nảy sinh vấn đề
+ Đưa đỉnh cao của sự kiện lên rồi đặt chủ đề hoặc đánh dấu hỏi để thu hút sự chú ý của người xem.
+ Miêu tả cảnh vật hoặc tính cách đặc sắc của nhân vật trung tâm
+ Nêu lên những hình ảnh liên tưởng của tác giả hoặc nêu bật tầm vóc, ý nghĩa của đối tượng cần mô tả, tạo cho công chúng sự cảm thụ mới. Cách mở đầu này đòi hỏi tác giả phải có tầm nhìn sâu và khả năng khái quát vấn đề.
+ Đưa thơ ca có nội dung hàm súc.
4.2 Phần thân (Giải quyết vấn đề)
Đây là phần diễn giải chứng minh sự tồn tại của vấn đề đã nêu. Đây cũng là phần chủ chốt của phóng sự, là bộ phận trung tâm thể hiện tương tưởng chủ đề của phóng sự. Thân bài không phải nơi gói ghém những tài liệu khô khan mà là phần trình bày sinh động nội dung của sự kiện, làm rõ phẩm chất tinh thần của con người và bộ mặt xã hội, trình bày những con số, chi tiết sự việc, con người có thật mà tác giả thu nhập được. Những sự kiện ấy được sắp xếp có chủ định, minh họa rõ ràng cho những vấn đề đã nêu. Cái Tôi trần thuật nhân chứng khách quan làm nhiệm vụ khâu nối những dữ kiện còn chủ đề tác phẩm xuyên sốt nội dung tác phẩm. Luận cứ yêu cầu phải điển hình, có tính thời sự, độc đáo, hấp dẫn.
Trong phần này tác giả cần nêu bật được mâu thuẫn và sự tác động của sự kiện tới xã hội trên cơ sở trình bày những diễn biến cụ thể. Đây cũng là phần phải nêu được nguyên nhân, yếu tố tác động nảy sinh mâu thuẫn và chủ trương những giải pháp giải quyết mâu thuẫn.
4.3. Kết luận
Đây là phần đề xuất những ýe kiến nhằm trả lời những câu hỏi mà hiện thực trong tác phẩm đặt ra. Yêu cầu đối với phần kết là phải ngắn gọn, hàm súc, gây được ấn tượng mạnh mẽ. Cùng với thân bài, đây là phần tạo nên xương thịt và linh hồn cho tác phẩm.
5. Hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình
5.1. Hình ảnh trong phóng sự truyền hình
Trong phóng sự truyền hình, hình ảnh có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại của tác phẩm. Nó tạo ra sức sống và hấp dẫn người xem. Hình ảnh là sức mạnh của truyền hình. Phóng sự truyền hình và truyền hình thuyết phục người xem bằng hình ảnh về người thật, việc thật.
Truyền hình phôi thai từ điện ảnh, nó kế thừa có chọn lọc những yếu tố của điện ảnh như: cỡ cảnh, góc quay, động tác quay và nghệ thuật dựng phim. Hình ảnh trong phóng sự truyền hình chú trọng tới tính thông tin, tính thời sự hơn là tính thẩm mỹ. Trong phóng sự truyền hình, do tính thời điểm của sự kiện không cho phép sự cầu kỳ quá mức. Tầm quan trọng của sự kiện được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Điện ảnh cho phép dàn dựng còn phóng sự chủ yếu xây dựng theo diễn biến sự kiện, không dàn dựng, bởi nếu không nó sẽ làm ảnh hưởng tới tính chân thực khách quan của sự kiện. Hình ảnh trong phóng sự không chỉ có tác dụng thông tin đơn thuần mà còn có khả năng khêu gợi thái độ, tình cảm nhất định với người xem. Phóng sự mong muốn tăng sự hấp dẫn của sự thực nhưng không sử dụng bất kỳ hình thức hư cấu nghệ thuật nào. Điện ảnh phát huy tốt toàn cảnh và trung cảnh còn phóng sự truyền hình đặc trưng là trung cảnh và cận cảnh.
Trong phóng sự truyền hình, nếu hình ảnh nghèo nàn hoặc thông tin quá ít, hay dùng lại hình sẽ làm giảm hiệu quả báo chí, gây chán nản, bực dọc cho người xem.
5.2. Âm thanh trong phóng sự truyền hình
Con người luôn muốn nghe và nhìn cùng một lúc. Phóng sự truyền hình không có âm thanh, tiếng động không khác nào phim câm. Phóng sự về giao thông phải có tiếng xe nổ máy, phóng sự về một nhà máy tốt hơn hết là đặt trong bối cảnh người công nhân đang làm việc bên cạnh các máy móc, trang thiết bị.
Âm thanh bao gồm âm thanh trong hình và âm thanh ngoài hình. Âm thanh ngoài hình bao gồm tiếng động và âm nhạc. Âm thanh trong hình là âm thanh ghi lại tại hiện trường gồm lời của phóng viên, lời phỏng vấn và tiếng động hiện trường.
* Lời bình trong phóng sự truyền hình.
Lời bình là hệ quả của hình ảnh nên không được đi trước hình ảnh. Nó phải được xây dựng từ khi hình thành kịch bản đề cương, để hỗ trợ cho những gì mà hình ảnh không nói ra được và làm sáng tỏ thêm tư tưởng của tác phẩm đến người xem. Nó phải ăn khớp với hình, bổ sung những gì mà hình ảnh chưa nói hết. Nhận thức của con người về thế giói xung quanh 60% là bằng thính giác, 36% là bằng thị giác và 4% là bằng các giác quan khác. Do vậy, âm thanh (lời bình) là vô cùng quan trọng.
Phóng sự truyền hình do trực quan nên nó hạn chế tối đa lượng thông tin lý luận đòi hỏi tư duy trừu tượng. Lời bình phải đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn. Lời dẫn không chỉ đơn thuần là thuyết minh mà phải nâng lên thành nghệ thuật. Tính đơn giản ngắn gọn không cho phép phóng sự truyềnhình sử dụng câu có nhiều mệnh đề phụ.
* Âm nhạc trong phóng sự truyền hình
Âm nhạc với tiết tấu giai điệu phù hợp sẽ có tác dụng tôn vinh thêm hình ảnh và sự kiện. Điều này đòi hỏi âm nhạc sử dụng trong phóng sự truyền hình phải kịch tính, gợi cảm và phù hợp với tính chất của từng đoạn phim.
* Lời dẫn của phát thanh viên
Lời dẫn thường là lời mở đầu và kết thúc tác phẩm. Lời giới thiệu giúp cho khán giả khỏi bị đột ngột nhất là những sự kiện thu hút sự chú ý của dư luận. Do vậy, lời dẫn nên giới thiệu bối cảnh, khái quát nội dung và lý do làm phóng sự. Phóng viên có thể xuất hiện trước ống kính tại hiện trường sẽ làm tăng tính hấp dẫn, thuyết phục của phóng sự, tạo cho khán giả cảm giác về tính thời sự, nóng hổi của vấn đề và sự nhanh nhạy của người phóng viên. Người phóng viên như đang nói chuyện với khán giả qua màn hình ngay tại nơi xảy ra sự việc làm thu hẹp khoảng cách không gian của người xem với hiện trường xảy ra sự kiện. Vì vậy, sự tập trung theo dõi của khán giả truyền hình sẽ tăng lên. Thủ pháp này được thực hiện theo tính cấp thiết của đề tài, không phải phóng sự nào cũng có sự hiện diện của phóng viên và không phải phóng viên nào cũng thể hiện thành công sự hiện diện của mình trên ống kính.
* Phỏng vấn trong phóng sự truyền hình.
Phỏng vấn được phóng viên sử dụng để khai thác thu thập tư liệu. Lời thoại trả lời phỏng vấn giúp chuyển tại một phần thông tin quan trọng của phóng sự, bổ sung hiệu quả cho lời bình, tăng độ tin cậy về tính khách quan cho tác phẩm. Nó là nguồn tư liệu quý giá cho phóng sự truyền hình. Đối với phóng sự thời sự không có lời ngoài hình dùng phương pháp phỏng vấn tư liệu thì không cần thực hiện một lần ở một địa điểm duy nhất. Sự thay đổi về địa điểm sẽ tạo ra tính năng động hơn cho sự kiện và người được phỏng vấn cũng có xu thế hưởng ứng phóng viên ở mọi địa điểm khác nhau.
Phỏng vấn sử dụng trong phóng sự truyền hình có nhiệm vụ cung cấp bổ sung thông tin phóng sự. Đối tượng phỏng vấn là những người trực tiếp tham gia hoặc có liên quang, những người có thẩm quyề hoặc các chuyên gi. Tính hấp dẫn của phóng sự sẽ được nâng cao hơn nếu như câu trả lời phỏng vấn là những ý kiến khác nhau của các thành phần xã hội khác nhau về một vấn đề.
Chương II: QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHÓNG SỰ
“TakeOne – Một thương hiệu 8X Việt”
(Quá trình hình thành và phát triển thương hiệu TakeOne)
Trước hết phải tuân theo quy trình sản xuất chương trình truyền hình từ khâu phác thảo đề cương, xây dựng kịch bản, tổ chức thực hiện đến khán giả truyền hình. Đây là một dây chuyền liên hoàn có sự đóng góp của nhiều người trong đó khán giả truyền hình là khâu quan trọng cuối cùng đóng góp vai trò kiểm định đánh giá chất lượng.
Phóng sự “TakeOne- Một thương hiệu 8X VIệt” được hoàn thiện bởi các bước sau đây:
Xác định đề tài, chủ đề
Muốn có đề cương sơ lược nhất cho một phóng sự thì tác giả phải nghiên cứu qua về một đề tài, một vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống. Phạm vi phản ánh của phóng sự là toàn bộ hiện thực cuộc sống xung quanh ta nhưng không phải bất kì sự việc nào, đối tượng nào cũng có thể đưa vào phóng sự. Thông qua tác phẩm, người phóng viên trình bày toàn bộ diễn biến của sự kiện theo một ý đồ, tư tưởng đã được xác định.
Đề tài “TakeOne – Một thương hiệu 8X Việt” xuất phát từ một thực tế trong xu hướng ngày nay, hiện có rất nhiều các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên đang khẳng định mình trên con đường kinh doanh. Trên các phương tiện truyền thông hiện nay, việc nêu gương thế hệ trẻ táo bạo trong suy nghĩ, trong ý tưởng kinh doanh đang được đề cao. Đó là một sự thúc đẩy lớn trong nhận thức, cũng như chứng minh một điều rằng “Thế hệ trẻ ngày nay luôn có ý thức trong việc phát triển kinh tế và làm giàu cho Tổ quốc”.
Từ đề tài, chủ đề và tìm hiểu sơ lược sự hình thành, phóng viên sẽ nảy sinh ra những công việc cần làm cho việc thực hiện phóng sự. Tuy nhiên đây chỉ là bước khởi đầu cho sự ra đời của một tác phẩm phóng sự. Tất cả phụ thuộc vào quá trình xâm nhập thực tế và ghi hình sau này.
2. Kịch bản
Phóng sự truyền hình hay bất kì một tác phẩm truyền hình nào ra đời nhờ vào sự phối hợp của một tập thể tác giả: Phóng viên, biên tập, đạo diễn, quay phim, kĩ thuật. Vậy kịch bản được xem như là sợi dây vô hình nối các thành viên của nhóm tác giả lại với nhau. Xây dựng kịch bản chính là sự xác định tưởng tượng ra những công việc cần làm của các thành viên trên qua ba khâu: quay, biên tập, dàn dựng.
Thông thường kịch bản được chia thành ba loại sau:
+ Kịch bản ý đồ: được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu thực tế và nắm bắt được quá trình diễn biến của chúng. Loại kịch bản này thường dùng cho các phóng sự truyền hình dài hơi, phóng sự thời sự.
+ Kịch bản đề cương: thường được dùng cho những phóng sự có vấn đề phức tạp, diến biến khoảng không gian, thời gian tương đối rộng và biến động.
+ Kịch bản chi tiết: thường được áp dụng cho sự kiện có diễn biến tương đối ổn định bền vững như phóng sự truyền thẳng trực tiếp của các hãng thông tấn quốc tế.
Với đề tài về “TakeOne – một thương hiệu 8X Việt”, em lựa chọn hình thức kịch bản chi tiết bởi đây được xem là phóng sự thời sự.
Nếu không xây dựng kịch bản trước khi thực hiện tác phẩm thì sẽ không có được sự thống nhất về ý tưởng của tác phẩm, rất khó tạo được những hình ảnh đắt giá phục vụ đắc lực cho chủ đề phóng sự. Nhờ có kịch bản trước mà người phóng viên có thể xử lý các tình huống ngoài dự kiến như: trời mưa, nhân vật phỏng vấn đi vắng...Tất nhiên, kịch bản chỉ là một điều kiện cần cho quá trình sản xuất một tác phẩm truyền hình.
3. Thu thập tài liệu
Nếu chủ đề là linh hồn của một tác phẩm phóng sự thì tài liệu chính là phần vật chất để thực hiện linh hồn đó. Do vậy phần “vật chất” này, từ lúc sưu tầm tới lúc sử dụng – phải đạt được sự thống nhất giữa nó với “ linh hồn” của bài.
Để lấy tài liệu cho phóng sự, người phóng viên cần phải ghi nhớ nguyên tắc “mắt thấy tai nghe”. Phóng viên phải đi sâu vào thực tế cuộc sống, tới nơi xảy ra sự việc để sưu tầm tài liệu một cách trực tiếp và cụ thể như Lê nin đã từng nói “ Muốn viết thực sự đúng và hay về công việc thì cần phải biết rõ những công việc ấy mà không chỉ biết xuyên qua sách...”. Và tài liệu cũng không sinh ra bởi sự tưởng tượng của người viết sau quá trình tích lũy vốn sống rồi hư cấu thành bài.
Một nguồn tư liệu quý giá cho phóng sự truyền hình chính là câu trả lời phỏng vấn. Những cuộc phỏng vấn không nhất thiết phải tiến hành ở tại một địa điểm duy nhất và thực hiện một lần. Sự thay đổi về địa điểm sẽ tạo ra tính năng động hơn cho sự kiện và người được phỏng vấn có xu thế hưởng ứng phỏng vấn ở một địa điểm khác nhau. Phỏng vấn thường được sử dụng trong phóng sự truyền hình với nhiệm vụ cung cấp, bổ sung tư liệu, thông tin cho phóng sự. Đối tượng phỏng vấn là những người trực tiếp tham gia sự kiện, sự việc, những người có thẩm quyền hoặc có kiến thức chuyên môn sâu về vấn đề nêu ra trong phóng sự. Đặc biệt sự hấp dẫn của phóng sự ngày càng được nâng cao nếu như câu trả lời phỏng vấn là những ý kiến khác nhau của nhiều thành phần xã hội về một vấn đề.
4. Ghi hình tại hiện trường
Đây là quá trình thực hiện kịch bản đã đề ra tại hiện trường vì khả năng ghi hình trực tiếp phải tạo ra được những hình ảnh hấp dẫn người xem suốt từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm phóng sự. Làm được điều này không dễ vì kịch bản không thể lường hết được sự bất thường xảy ra. Phóng viên và quay phim tự quyết định cỡ cảnh, góc độ, độ dài của cảnh đúng với kịch bản chi tiết, đúng ý đồ kịch bản. Người quay phim phải linh hoạt và hiểu ý người đại diễn và biên tập viên có thể chộp được những chi tiết đắt giá, mang lượng thôgn tin cao. Người quay phim phải chọn cho mình vị trí thuận lợi đón đầu các sự kiện, tình huống để có thể thấy được toàn bộ sự việc diễn ra và thâu tóm tổng quan những chi tiết cụ thể của vấn đề.
5. Dựng hình và hậu kỳ truyền hình
Dựng hình là công đoạn sắp xếp và ghép nối các cảnh ghi hình rời rạc thành trường đoạn và tác phẩm hoàn chỉnh theo đúng ý đồ kịch bản đã đề ra. Những hình ảnh đã được chọn lọc để móc xích với nhau vừa tạo thành sự thống nhất về nội dung vừa nêu bật ý nghĩa phóng sự.
Khi dựng hình, người phóng viên luôn chú ý đến quy tắc tạo hình và nén không gian, thời gian đã được học tập nghiên cứu trong phần nguyên lý báo chí truyền hình.
Yếu tố làm nên chất lượng cao trong phóng sự tài liệu:
Trong quá trình thực hiện, em đã sử dụng kĩ năng thực hiện các ảnh ghi theo nguyên lý “Trục quay và góc độ” . Khi ghi hình cần chọn cảnh quay theo đề tài, lựa chọn góc độ, vị trí để ghi hình đảm bảo sự vẹn toàn, hoàn chỉnh về thị giác, tạo khuôn hình sống động chân thực, nguyên dạng đúng đắn, bắt được cái thần , cái hồn của hình ảnh. Vì mỗi góc độ camera sẽ tạo một ý đồ riêng, thể hiện một ý nghĩa khác nhau của hình ảnh và cho người xem nhận thức được ý đồ, thái độ, tình cảm của tác giả về sự kiện và nhân vật.
Công đoạn dựng hình Editing sắp xếp các cảnh hài hòa hai yếu tố hình ảnh và âm thanh theo ý đồ kịch bản của tác giả, dồn nén thông tin, rút ngắn và thu nhỏ toàn bộ sự kiện vào màn hình nhỏ theo đúng trật tự logic của vấn đề đã xảy ra, tùy theo ý đồ sắp xếp thứ tự: nguyên nhân, diễn biến, kết quả và giải pháp phục vụ cho ý tưởng chủ đề chính được nêu ra trong phóng sự .
Truyền hình thừa hưởng nghệ thuật và kĩ năng dựng phim của điện ảnh theo các quy tắc: động tiếp động, tĩnh tiếp tĩnh, đồng trục diễn xuất, trục định hướng...
Khi dựng băng hình chương trình phải chú ý những điểm sau:
+ Mỗi lần đổi cảnh thì phải đổi cỡ cảnh và góc quay. Tránh thay đổi góc độ đột ngột làm khán giả khó chịu. Nếu có sự thay đổi trục quay thì phải có cảnh chuyển (cận hoặc toàn), để các cảnh tiếp nhau có sự nối tiếp “ngọt” và không bị “giật” hình.
+ Các cảnh bước sau phải nhất quán tức là phải giữ cho hình động chuyển cú quay này sang cú quay khác theo một phương thức hợp lý rõ ràng. Màu sắc giữa hai cảnh liền nhau phải có sự thống nhất. Nếu có sự thay đổi đột ngột thì phải cung cấp thêm thông tin hình ảnh (bằng một cú cận cảnh) để báo cho người xem.
+ Chú ý đừng làm chuyển hướng chuyển động của nhân vật một cách đột ngột. Nếu nhân vật đi vào cửa theo hướng bên phải thì họ tiếp tục đi theo hướng bên đó.
+ Nguồn sáng phải đồng nhất: khi chuyển cảnh từ đêm sang ngày thì phải có cảnh chuyển. Nếu quay ngoài trời thì cố gắng thu hình ở cùng một giờ và có hướng chiếu sáng cố định
+ Trong phóng sự tài liệu để có được sự nối tiếp về không gian và thời gian có thể sử dụng một số kĩ xảo như chồng mờ hay nhuộm màu để sao cho phù hợp với bối cảnh...
+ Khi dàn dựng, tiếng động hiện trường, ý tưởng và tiếng phỏng vấn trên kênh 2 là ngôn ngữ đắt giá hơn cả lời bình ngoại hình. Khi lấy tiếng của người phỏng vấn, phải cắt cho “chọn câu, chọn nghĩa”; tránh cắt câu cụt, vô nghĩa. Khi ghép tiếng đọc lời bình ở kênh 1 và tiếng động kênh 2 phải chú ý không để tiếng động lớn hơn tiếng nói lời bình và ngược lại.
+ Dựng hình là khâu cuối cùng trong quá trình hoàn tất một
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 78.doc