Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn chỉnh cả về thể chất cũng như t inh thần. Áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ là tước đi quyền tự do được hiến pháp quy định cho mọi người mọi công dân sống trong xã hội nói chung, quyền được vui chơi giải trí, quyền được học hành của lứa tuổi vị thành niên.
Tại điều 273 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về việc tạm giam người chưa đủ tuổi thành niên phạm tội : “Nếu có đủ căn cứ qui định tại các điều 62, 63, 64, 68 và 71 bộ Luật tố tụng hình sự thì có thể bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên nhưng chỉ phạm tôi trong những trường hợp nghiêm trọng và theo quy định tại điều 58 Bộ Luật hình sự”.
Tại điều 58 Bộ luật hình sự nêu rõ : Khoản 1 điều 58 nên “Người đủ 14 tuổi trở lên nhưng dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý.
Do đó nếu thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc hành vi nghiêm trọng do lỗi vô ý thì không áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ.
Còn theo khoản 2 điều 28 Bộ luật hình sự nêu rõ “Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
36 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Vì vậy mọi hoạt động của Nhà nước đều không nằm ngoài mục đích là phục vụ quyền lợi của nhân dân.
Với bản chất của nhà nước XHCN là một chế độ dân chủ, trong đó các quyền tự do của công dân được tôn trọng, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân... Do đó, khi áp dụng biện pháp tạm giĩư, tạm giam. Cơ quan và những người có thẩm quyền theo Luật định phải triệt để tuân thủ những điều của Bộ luật hình sự quy định.
Bộ luật hình sự đã quy định rõ ràng về thời hạn tạm giữ. Điều 69, thời hạn tạm giam điều 71.
Nhứng quy định trong điều 96 và điều 71 về tạm giữ, tạm giam đã thể hiện tính ưu việt của nhà nước ta. Nhà nước của dân do dân và vì dân. Trong đó còn thể hiện tính nhân đạo của nhà nước XHCN ở Đ 70 khoản 2 có quy định : Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ mới còn dưới 12 tháng, là người igià yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng, trừ trường hợp đặc biệt thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Việc xây dựng các biện pháp tạm giữ, tạm giam trong Bộ luật tố tụng hình sự là cần thiết đều không có quy định về biện pháp tạm giữ, t ạm giam thì nhiều vụ án không thể tiến hành điều tra đạt hiệu quả cao và nhanh được. Vì bị cáo có thể trốn hoặc có thể thông cung, gây khó khăn cho quá trình điều tra dẫn tới việc xét xử khó công bằng nghiêm minh.
2. Yêu cầu và nguyên tắc của việc tạm giam trong Luật tố tụng hình sự :
Khi một đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế do Luật tố tụng hình sự quy định là cá nhân đó bị tước bỏ hay bị hạn chế quyền và llợi ích cảu đối tượng đó. Vì vậy khi các cơ quan tiến hành tố tụng hay người tiến hành tố tụng được quyền áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam, cần phải nghiên cứu cụ thể xem xét các điều khoản. Tình tiết để áp dụng, hay nói cách khác việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tuân thủ các quy định của pháp luật. Tránh gây thiệt hại không cần thiết cho lợi ích con người và đối tượng bị áp dụng.
Tạm giữ, tạm giam là một biện pháp ngăn chặn quan trọng, cần thiết trong trình tự của công tác tố tụng hình sự nhưng đây cũng là hoạt động phức tạp và quan trọng từ đó cơ quan điều tra, toà án Viện kiểm sát phải thực hiện tốt các yêu cầu khi thực hiện quyết định tạm giữ, tạm giam.
a. Yêu cầu pháp luật :
Người bị áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm gian bị tước đi quyền tự do được hiến pháp quy định. Do vậy để đảm bảo được những quyền và lợi ích trên của công dân, yêu cầu về pháp luật của biện pháp tạm giữ, tạm giam được thể hiện ở chỗ : Người ký lệnh tạm giữ, tạm giam phải là người có thẩm quyền do Luật quy định. Khi xem xét ra lệnh tạm giữ, tạm giam phải đảm bảo các tài liệu, chứng cứ cần thiết và đủ yếu tố chứng minh là đối tượng bị áp dụng : Đối với tạm giữ theo điều 69 Bộ luật tố tụng hình sự và đối với tạm giam theo điều 70 của Bộ luật tố tụng hình sự, các chứng cứ có thể thu thập từ nhiều nơi, nhiều nguồn, nhưng không được dựa trên những chứng cứ Pháp luật không quy định. Hay các tài liệu chưa được thẩm tra, xác định mà chỉ dựa trên ý chí chủ quan, động cơ mục đícha cá nhân để ra lệnh tạm giữ, tạm giam. Sẽ dẫn đến trường hợp giam giữ người vô tội và làm lọt tội phạm gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều phương diện cho con người và cho xã hội.
Đặc biệt khi tiến hành tạm giữ, tạm giam phải tuân thủ đúng các qui định về quyền hạn, thủ tục mà pháp luật qui định, nghiêm cấm sử dụng hành vi tạm giữ tạm giam trái pháp luật làm phương hại đến danh dự nhân phẩm, sức khoẻ, tính mạng của người bị tạm giữ, tạm giam.
Thực tiễn cho thấy việc tạm giữ, tạm giam được tiến hành đúng theo yêu cầu của pháp lệnh sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ tố tụng hình sự. Đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật ngày càng được nâng cao, nền dân chủ được thực thi trong đời sống chính trị và đời sống xã hội.
b. Yêu cầu về chính trị :
Ngoài việc đảm bảo yêu cầu về pháp luật, biện pháp tạm giữ, tạm giam còn phải đảm bảo tốt cả yêu cầu về chính trị.
Yêu cầu về chính trị của tạm giữ, tạm giam theo quy định của luật tố tụng hình sự đó là :
Tạm giữ, tạm giam nhằm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và nhà nước trong phạm vi cả nươcớ và yêu cầu chính trị của địa phương trong từng thời kỳ của từng giai đoạn cách mạng.
Việc tạm giữ, tạm giam phải được cân nhắc và xem xét kỹ những vấn đề có liên quan đến các chính sách khác của Đảng như : chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách đối ngoại, chính sách ngoại giao và một số chính sách khác dùng để trấn áp tội phạm... Do vậy, có những trường hợp tuy đã có đủ yếu tố và căn cứ để tạm giữ, tạm giam theo luật định nhưng các cơ quan có thẩm quyền cần phải chân nhắc, tính toán và hậu quả khi ra lệnh tạm giữ, tạm giam.
Muốn thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ về chính trị, cán bộ nhà nước hoạt động trong các cơ quan tư pháp cần phải nắm vững nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước cùng các chính sách khác có liên quan, nắm bắt kịp thời tình hình chính trị của địa phương để vận dụng cho phù hợp đối với từng thời kỳ, từng giai đoạn cũng như cần bắt để tạm giữ, tạm gaim hay không bắt tạm giữ, tạm giam. Muốn đạt được hiệu quả, yêu cầu về chính trị cần chống khuynh hướng chỉ chú trọng tạm giữ, tạm giam đối tượng mà coi nhẹ lợi ích chính trị, coi nhẹ việc chấp hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên cũng phải phòng chống tư tưởng nể nang, hữu khuynh, rụt rẻ, không dám ra lệnh tạm giữ tạm giam đối với những đối tượng phạm tội khi đã có các yếu tố cấu thành tội phạm.
c. Nguyên tắc :
Tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự phải được tiến hành đúng pháp luật, đảm bảo cho việc thực hiện các chính sách do Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đồng thời thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật đối với tội phạm và thể hiện được tính tôn trọng và đảm bảo được quyền tự do dân chủ của mọi công dân, đáp ứng được các yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu về chính trị.
CHƯƠNG II
TẠM GIAM TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HIỆN HÀNH
I/- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG :
Theo điều 68 Bộ luật tố tụng hình sự, tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Như vậy tạm giữ chỉ là biện pháp ngăn chặn đầu tiên và chặn đứng các âm mưu hoặc các hoạt động phạm tội mà họ có thể tiếp tục gây ra tiếp, tạm giữ còn có mục đích để các cấp các cơ quan có thẩm quyền điều tra xét hỏi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra để xử lý đúng người, đúng tội không để xót tội phạm hoặc gây oan ức cho người vô tội.
Việc quy định đối tượng áp dụng của biện pháp tạm giữ là xuất phát từ việc bảo đảm hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành đúng theo chính sách của Đảng của Nhà nước. Nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân.
Qua đó cho chúng ta thấy biện pháp tạm giữ không phải là biện pháp ngăn chặn duy nhất mà tuỳ từng đối tượng từng tội nặng nhẹ theo quy định của khung hình phạt mà có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác cho phù hợp.
Theo điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự, dối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo. Như vậy, chỉ áp dụng tạm giam đối với những người đã bị khởi tố về hình sự hoặc người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử. Người chưa bị khởi tố với tư cách là bị can hay không bị toà án quyết định đưa ra xét xử thì không thể tạm giam họ.
Việc quy định đối tượng áp dụng của Biện pháp tạm giam là xuất phát từ việc bảo đảm hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành đúng theo chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, tránh được hiện tượng giam người vô tội.
Tại điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự đã chỉ rõ : “Chỉ những bị can, bị cáo phạm tội trong những trường hợp nghiêm trọng hoặc bị can bị cáo phạm tội mà Bộ luật tố tụng hình sự qui định hình phạt tù trên một năm và có căn cứ để cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể phạm tội. Do vậy, đối với những đối tượng là bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng hoặc phạm tội do vô ý, không có hoạt động cản trở cho công tác điều tra, truy tố xét xử thì không cần tạm giam.
Do đó chúng ta thấy tạm giam không phải là biện pháp ngăn chặn duy nhất. Do vậy không phải mọi trường hợp bị can, bị cáo đều bị tạm giam mà có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Như vậy, theo quy định của điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự thì đối tượng bị áp dụng tạm giam chỉ có thể là bị can, bị cáo ở trong những trường hớp nhất định. Trong thực tiễn cũng có trường hợp đá bị bắt tạm giam trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bỏ trốn khỏi nơi bị tạm giam. Hoặc đã có lậnh tạm giam mà vẫn cố tình trốn tránh, cơ quan có thẩm quyền đã ra lệnh truy nã, nếu bắt được lại thì cũng cần phải tạm giam để có thời gian trrao trả lại cho cơ quan điều tra có thẩm quyền, hay trong trường hợp Toà án đã tuyên án phạt tù và trong thời gian chấp hành hình phạt mà bỏ trốn phải ra lệnh truy nã, Kho bắt lại được cũng cần phải tạm giam. Đó là người bị kết án, bị bắt trong trường hợp đang bị truy nã.
II/- CÁC TRƯỜNG HỢP TẠM GIỮ, TẠM GIAM :
*Trường hợp tạm giữ :
Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn và tạo điều kiện để điều tra vụ án.
Theo khoản 1 điều 68 Bộ luật tố tụng hình sự thì chỉ quyết định tạm giữ trong điều kiện sau :
1. Bị bắt trong trường hợp khẩn cấp : Theo đièu 63 của Bộ luật tố tụng hình sự khoản 1.
a- Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nghiêm trọng.
b- Khi người bị hại, hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác định đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
c- Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở ngoài hoặc tại chỗ ở người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Do vậy trong trường hợp này phải thực hiện bắt và tạm giữ khẩn cấp để tiến hành điều tra xét hỏi đánh giá đúng sai, cân nhắc chính xác xem người đó có phạm tội hay không và nếu có thì phạm tội ở mức độ nào, nặng hay nhẹ. Nghiêm trọng hay không nghiêm trọng để xét xử đúng người, đúng tội, bất khẩn cấp để kịp thời điều tra xét hỏi, không để đối tựơng kịp phi tang tẩu tán tang vật của vụ án, hoặc bỏ trốn gây khó khăn cho các cấp các cơ quan có thẩm quyền trong công việc xét xử điều tra của vụ án.
2. Tạm giữ còn được áp dụng trong trường hợp phạm tội quả tang :
Theo điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự :
1- Đối tượng người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải nguy đến cơ quan công an, Viện Kiểm sát hoặc uỷ Ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tươcớ vũ khí của người bị bắt.
*Trườg hợp tạm giam
Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất trong Luật tố tụng hình sự. Vì vậy biện pháp này chỉ được áp dụng theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 điều 70 Bộ Luật tố tụng hình sự thì chỉ được áp dụng theo quy định tạm giam bị can, bị cáo khi có một trong hai điều kiện sau .
1. Bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng :
Hiện nay các văn bản mang tính chất pháp lý cũng như trong thực tiễn vẫn chưa có ý kiến thống nhất về khái niệm như thế nào là phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng. Một số ý kiến cho rằng : “Trường hợp phạm tội nghiêm trọng đồng nghĩa với việc phạm tội trong trường hợp tội nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội theo khoản 2 điều 8 của Bộ Luật hình sự : “Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 5 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Những tội phạm ấy là tội phạm nghiêm trọng.
Ngoài ra còn một số quan niệm và ý kiến cho rằng trường hợp phạm tội nghiêm trọng và trường hợp nghiêm trọng là không giống nhau và nó khác nhau. Việc kết luận phạm tội nghiêm trọng còn phải tuỳ thuộc hoàn toàn vào thẩm quyền của người áp dụng luật.
Theo hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao “Khi xem xét đánh giá kẻ phạm tội thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng hay phạm tội ít nghiêm trọng chủ yếu nhì nhận đánh giá xác định vị trí, vai trò và thủ đoạn phạm tội của các bị cáo, xem xét hậu quả đã gây ra và thái độ của kẻ phạm tội ra sao thành khẩn trong khai báo như thế nào...
Việc xem xét đánh giá phải chính xác phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của vụ án, đánh giá toàn diện chính xác kể cả mặt khách quan và chủ quan không được duy ý chí và tình cảm hay về lý trí của mình mà đánh giá không được chính xác bỏ xót người xót tội làm ảnh hưởng xấu đến bản thân, ảnh hưởng đến uy tín của các cấp các cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng là trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng như điều 39 Bộ Luật hình sự quy định khoản 1 điều 139, hay một tình tiết nào đó khiến cho hành vi phạm tội của bị can bị cáo có tính nguy hiểm cao thì đó là trường hợp phạm tội nghiêm trọng.
Ví dụ nếu phạm tội thuộc khoản 2 điều 185 của Bộ luật hình sự quy định :
Phạm tội có tổ chức
Phạm tội nhiều lần
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
Mua bán qua biên giới sử dụng người chưa thành niên phạm tội.
Tàng trữ trái phép chất ma tuý có số lượng lớn tương ứng được quy định tại một trong các điểm từ điểm d đến điểm m của khoản 2 dcdiều 185c Bộ luật hình sự là tái phạm nguy hiểm.
Trong đời sống xã hội của chúng ta thực tiễn nghiên cứu cho chúng ta thấy còn phát sinh nhiều trường hợp “bị can, bị cáo không thuộc trường hợp nghiêm trọng nhưng hành vi phạm tội của họ gây căm phẫn trong xã hội thì phải áp dụng biện pháp tạm giam để ngăn chặn sự phẫn uất dẫn đến hậu quả không tốt của quần chúng nhân dân đối với người phạm tội”.
Do đó khi ra lệnh tạm giam đối với bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng :
-Người bị tạm giam phải là bị can, bị cáo, người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc chưa bị toà án đưa ra xét xử thì không bị tạm giam.
-Bị can, bị cáo đó phải phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng.
2. Tạm giam còn có thê áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội do luật hình sự qui định hình phạt tù trên một năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc gây cản trở cho việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội /
Các cơ quan các cấp có thẩm quyền muốn ra lệnh tạm giam theo căn cứ này phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện sau :
-Người bị áp dụng tạm giam theo trường hợp này chỉ có thể là bị cán, bị cáo.
-Bị can bị cáo phạm tội mà Bộ luật hình sự quy định phạt tù trên một năm.
-Các cơ quan có thẩm quyền có đủ căn cứ cho rằng người phạm tội có thể bỏ trốn hoặc gây cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Qua thực tiễn cho chúng ta thấy việc ngăn chặn kịp thời kẻ phạm tội có ý nghĩa vô cùng quan trọng hết sức to lớn trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc áp dụng một mức hình phạt cho kẻ phạm tội đã gây ra hành vi nguy hiểm cho xã hội vừa có ý nghĩa trừng trị đồng thời còn mang tính giáo dục đối với họ. Nhưng trong thực tế không ít các trường hợp cơ quan có thẩm quyền không kịp thời ngăn chặn cho nên bị cáo đã bỏ trốn trong thời gian bị tạm giam đã làm ảnh hưởng và gây không ít khó khăn cho việc điều tra, t ruy tố hoặc xét xử của cơ quan có thẩm quyền, đồng thời còn gây tốn kém cho nhà nước, nó còn làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật, làm cho sự hoài nghi thiếu tin tưởng tôn trọng của quần chúng nhân dân đối với pháp luật và không thể loại trừ nó còn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến quân chúng nhân dân và xã hội.
Biện pháp tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn hữu hiệu nhất để ngăn chặn bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội. Trong luật Luật tố tụng hình sự có quy định : “Khi có căn cứ pháp lý để cho rằng người có thể bỏ trốn hoặc cản trở cho công việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”. Nó sẽ là căn cứ hợp pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân theo quy định nhưng đối với các cơ quan có thẩm quyền đây là một công việc khó khăn vì lẽ đó luật pháp Việt Nam quy định cho phép áp dụng biện pháp tạm giam đối với cả bị can, bị cáo phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng mà không cần xem rằng người đó có thể bỏ trốn tái phạm tiếp hay cản trở việc điều tra xét xử.
3. Trường hợp tạm giam người chưa thành niên phạm tội :
Người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn chỉnh cả về thể chất cũng như t inh thần. Áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ là tước đi quyền tự do được hiến pháp quy định cho mọi người mọi công dân sống trong xã hội nói chung, quyền được vui chơi giải trí, quyền được học hành của lứa tuổi vị thành niên...
Tại điều 273 Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về việc tạm giam người chưa đủ tuổi thành niên phạm tội : “Nếu có đủ căn cứ qui định tại các điều 62, 63, 64, 68 và 71 bộ Luật tố tụng hình sự thì có thể bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên nhưng chỉ phạm tôi trong những trường hợp nghiêm trọng và theo quy định tại điều 58 Bộ Luật hình sự”.
Tại điều 58 Bộ luật hình sự nêu rõ : Khoản 1 điều 58 nên “Người đủ 14 tuổi trở lên nhưng dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý.
Do đó nếu thực hiện hành vi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc hành vi nghiêm trọng do lỗi vô ý thì không áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ.
Còn theo khoản 2 điều 28 Bộ luật hình sự nêu rõ “Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Do đó đối với người đủ 16 tuổi trở lên nếu phạm tội thì họ phải chịu trách nhiệm và chỉ tạm giam họ trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng.
Qua đó khi áp dụng tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội cần phải xem xét cân nhắc đánh giá một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ các tính chất hành vi, độ tuổi, hoàn cảnh sinh sống, môi trường, điều kiện sống, giáo dục, hoàn cảnh gia đình, thái độ tư tưởng của người chưa thành niên trước và sau khi phạm tội. Đặc điểm về nhân thân về môi trường sống giáo dục của người chưa vị thành niên để ra được quyết định đúng đắn, chính xác đối với họ là cơ cấu phải ra quyết định tạm giam đối với họ hay chỉ cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác là được.
III/- CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ, TẠM GIAM :
Những trường hợp thành khẩn không gây cản trở khó khăn cho công việc điều tra thì không nhất thiết phải tạm giam họ bởi vì họ không có dấu hiệu phạm tội hoặc họ chỉ là người làm chứng cho cơ quan điều tra hoặc họ có phạm tội nhưng họ đang bị tâm thần hoặc bị ốm nặng có thể nguy hại đến tính mạng thì không nhất thiết phải ra quyết định tạm giam để điều tra.
Bộ Luật tố tụng hình sự quy định tại khoản 2 điều 70 không áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can bị cáo trong các trường hợp sau đây : bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con dưới 12 tháng, là người gia yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng, trừ trường hợp đặc biệt thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
IV/- THẨM QUYỀN RA LỆNH TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ VẤN ĐỀ HUỶ BỎ HOẶC THAY ĐỔI BIỆN PHÁP TẠM GIỮ, TẠM GIAM :
* Tạm giữ :
Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ :
Bộ Luật tố tụng hình sự quy định tại khoản 2 điều 68 nêu : “Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 điều 63 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giữ. Lệnh bắt tạm giữ của những người được quy định tại khoản 2 điều 63.
Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp :
a- Trưởng Công an, phó trưởng công an cấp huyện :
Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân.
b- Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới.
c- Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Như vậy, những quy định bắt tạm giam của Luật tố tụng hình sự đã khá cụ thể và đầy đủ.
* Tạm giam :
1. Thẩm quyền ra lệnh tạm giam :
Bô Luật tố tụng hình sự quy định tại khoản 3 điều 70 nêu : “Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt được quy định tại điều 62 của Bộ luật này có quyền ra lệnh tạm giam, lệnh tạm giam của những người này được quy định tại điểm d khoản 1 điều 62 Bộ luật này phải được Viện kiểm sát nhân đân cùng cấp phê chuẩn trước khi t hi hành”.
Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt tạm giam bao gồm :
a. Viện trưởng, phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự các cấp.
b. Chánh án, Phó chánh án toà án nhân dân và Toà án cấp quân sự các cấp.
c. Thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc Toà án quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà.
d. Trưởng Công an, phó trưởng công an cấp huyện, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân. Trong trường hợp này lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Thủ trưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên bao gồm :
-Cục trưởng Cục điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân và lực lượng an ninh nhân dân .
-Trưởng phòng điều tra thuộc viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
-Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân.
Do đó, các quy định của luật tố tụng hình sự hiện nay về thẩm quyền và lệnh tạm giam đã tương đối cụ thể và đầy đủ, và đã có sự mở rộng thêm đếnViện trưởng, Phó viện t rưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
2. Việc huỷ bỏ thay đổi biện pháp tạm giam :
Được quy định theo khoản 3 điều 71 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc huỷ bỏ hoặc thay đổi biện pháp tạm giam trong quá trình tiến hành tố tụng như sau :
-Trong quá trình tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị giam hoặc xét thấy cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
-Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải t rả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Từ đó cho ta thấy việc thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam được đề cập đến những vấn đề sau :
-Khi đang bị tạm giam và khi đã hết thời hạn tạm giam).
Việc quy định theo trường hợp này là cần thiết, qua đó sẽ bảo đảm việc huỷ bỏ hoặc thay đổi biện pháp tạm giam được thực hiện một cách kịp thời nhằm bảo đảm cho việc thực hiện các quyền về tự do của người bị giam.
V/- THỦ TỤC TẠM GIỮ, TẠM GIAM :
* Tạm giữ :
Tạm giữ là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, nó đụng chạm đến quyền tự do danh dự của công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp khu phố hàng xóm nơi họ sinh sống làm việc. Nếu như trường hợp tạm giữ không thông báo kịp thời theo điều 67.
“Người ra lệnh bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi cư trú họ làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, ngư[if ra lệnh bắt phải thông báo ngay.
Mọi thủ tục về tạm giữ phải đảm bảo các yêu cầu pháp lý.
* Tạm giam :
Tạm giam là biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự, nó đụng chạm đến quyền tự do và danh dự của công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến công việc, đến tâm tư tình cảm gia đình bạn bè, đồng nghiệp nơi sinh sống, ảnh hởng đến tinh thần, tâm hồn, thể xác. Nếu như việc tạm giam không được thông báo chính xác kịp thời cho t hân nhân người tạm giam và những người khác sẽ làm cho họ lo lắng, thắc mắc và chính quyền địa phương sẽ không làm tốt được chức năng phối hợp cho nên thủ tục được đặt ra khi tạm giam theo khoản 4 điều 70 bộ luật tố tụng hình sự : “Cơ quan ra lệnh tạm giam phải thông báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị tạm giam cứ trú hoặc làm việc biết”.
Mặt khác trong mọi thủ tục tạm giam bị can, bị cáo phải đảm bảo các yêu cầu pháp lý sau :
-Lệnh tạm giam phải là lệnh viết , người cấm tình trạng tạm giam bị can, bị cáo bằng lệnh miệng.
-Trong lệnh tạm giam của người có thẩm quyền phải ghi rõ ràng : ngày, tháng, năm, chức vụ của người ra lệnh để họ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý . Đồng thời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giam, thời hạn tạm giam và phải giao cho người bị tạm giam một bản để họ xem xét và thấy rõ rằng việc mình bị tạm giam là hoàn toàn đúng pháp luật hay chưa đúng pháp luật.
Việc quy định thủ tục tạm giam chặt chẽ như trên của Bộ luật nước ta đã đề cao trách nhiệm của người ra lệnh tạm giam không những thế mà nó còn biểu hiện cho chúng ta thấy được tính chính xác công minh và yên tâm tin tưởng rằng sẽ chính xác đảm bảo việc tạm giam được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
VI/- THỜI HẠN TẠM GIỮ, TẠM GIAM :
* Thời hạn tạm giữ :
Điều 68 Bộ luật tố tụng hình sự :
1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang theo quy định tại điều 63 và 64 Bộ luật này.
2. Những người có quyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tạm giữ, tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam.doc