Đề tài Tăng cường công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CÁM ƠN . ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ . vi

MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỪNG SẢN

XUẤT . 4

1.1 Cơ sở lý luận về rừng sản xuất và quản lý rừng sản xuất . 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại rừng. .4

1.1.2 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng sản xuất .8

1.1.3 Nội dung công tác quản lý rừng sản xuất.11

1.1.4 Những tiêu chí đánh giá công tác quản lý đối với rừng sản xuất.15

1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đối với rừng sản xuất

.17

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý rừng sản xuất . 19

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý rừng sản xuất của một số nước trên thế giới .19

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý đối với rừng sản xuất ở Việt Nam .21

1.2.3 Bài học kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng sản xuất rút ra

cho huyện Võ Nhai.25

1.2.4 Các công trình khoa học công bố có liên quan đến đề tài.26

Kết luận chương 1 . 27

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI VỚI

RỪNG SẢN XUẤT HUYỆN VÕ NHAI - TỈNH THÁI NGUYÊN. 30

2.1 Giới thiệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Võ Nhai . 30

2.1.1 Điều kiện tự nhiên .30

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.35

2.2 Thực trạng hoạt động trồng và khai thác rừng sản xuất trên địa bàn huyện

Võ Nhai . 39

2.2.1 Hoạt động trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai .39

2.2.2 Hoạt động khai thác rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai .43

pdf99 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100,0 2.801 108,3 2.641 107,2 39 Tỷ trọng lao động làm trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể: năm 2015 là 52,09%, năm 2016 là 47,9%, giảm 4,19% so với năm 2015. Đến năm 2017, con số này chỉ còn là 44,4%, giảm 3,5% so với năm 2016. Mặc dù thu nhập của lao động bình quân có sự tăng nhẹ nhưng tỷ trọng lao động trong ngành này vẫn giảm so với các ngành khác. Điều này xuất phát từ việc thu nhập thực tế của người dân làm trong lĩnh vực này tăng nhưng không cao so với các ngành công nghiệp và dịch vụ. 2.2 Thực trạng hoạt động trồng và khai thác rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai 2.2.1 Hoạt động trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai Nhận thức rõ tầm quan trọng của rừng đối với sự ổn định và phát triển của địa phương trong những năm qua chính quyền các cấp luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ và phát triển rừng nhờ đó công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn góp phần làm giảm thiệt hại về tài nguyên rừng, thực hiện tốt các dự án 327, 661, dự án trồng rừng sản xuất 147, trồng rừng thay thế nương rẫy, hàng năm đã trồng mới, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh hàng ngàn ha rừng đã góp phần làm giàu rừng, nâng cao độ che phủ của rừng sản xuất, cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân, hạn chế được những tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên rừng sản xuất. Bảng 2. 4 Hiện trạng rừng ở huyện Võ Nhai năm 2017 STT Loại rừng Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) 1 Rừng tự nhiên Rừng sản xuất 16.054,36 26,21 Rừng phòng hộ 15.657,24 25,57 Rừng đặc dụng 17.295,8 28,24 2 Rừng trồng Rừng sản xuất 9.552,36 15,60 Rừng phòng hộ 2.457,04 4,01 Rừng đặc dụng 217,2 0,35 3 Đất ươm cây giống 10,4 0,02 Tổng diện tích đất có rừng 61.244,4 100,0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết chi cục kiểm lâm Thái Nguyên năm 2017) 40 Qua bảng 2.4 trên ta thấy: tổng diện tích rừng năm 2017 đạt 61.244,4 ha.Trong đó: rừng sản xuất đạt 25.606,72ha, chiếm 41,81% diện tích rừng. Hiện nay, tập đoàn cây rừng tại huyện khá đa dạng và phong phú. Các cây đặc sản của huyện như quế, lát; cây bản đại gồm trám, mỡ, vầu, nứa, cọNgoài ra, vì là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Bảng 2. 5 Hiện trạng đất đã có rừng Võ Nhai phân theo loại cây trồng năm 2017 STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) 1 Rừng gỗ 9,120.82 35,62 2 Rừng tre, nứa, vầu 603,0 2,35 3 Rừng hỗn giao 3.448,87 13,47 4 Rừng núi đá 6.437,0 25,14 5 Rừng cọ 7,75 0,03 6 Rừng trồng cây khác 5.989,28 23,39 Tổng diện tích rừng sản xuất 25.606,72 100,00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết chi cục kiểm lâm Thái Nguyên năm 2017) Qua bảng trên ta có nhận xét: Thứ nhất, diện tích rừng gỗ của huyện hiện nay là 9,120.82ha, chiếm 35,62% diện tích rừng sản xuất. Đây là loại rừng chuyên trồng các loại cây lấy gỗ như trầm hương, thông thảo,keo lai, nghiến, Đây là loại rừng trồng với thời hạn lâu năm, đồng thời trong rừng có nhiều nguồn tài nguyên quý, phong phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc cho nước ta. Thứ hai, rừng tre, nứa, vầu với diện tích 603ha chiếm 2,35% tổng diện tích rừng toàn huyện. Đây là loại rừng chuyên trồng các loại tre, nứa có vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường. Đồng thời, rừng tre nứa còn có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, xã hội và đời sống của của người dân khi hàng năm rừng này cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm, chất đốt, nguyên liệu sản xuất đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ và đặc biệt là nguyên liệu giấy. 41 Thứ ba, rừng hỗn giao có diện tích là 3.448,87 ha chiếm 13,47%. Đây là loại rừng có nhiều loại cây, rừng thuần một số loại cây như: thông, sa mộc... Loại rừng này là rừng thuần nên loài khá đơn giản, nhiều khu vực xảy ra dịch sâu bệnh hại, tính đa dạng sinh vật giảm khả năng đất rừng bị suy thoái không thể duy trì được sức sản xuất và làm giảm chức năng của nó gây ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp và môi trường sinh thái. Do đó, đây là loại rừng được các nhà lâm học hết sức quan tâm về chế độ trồng và chăm sóc rừng hỗn giao để đi tìm tính ổn định của hệ sinh thái rừng mang ý nghĩa bền vững và thu được hiệu ích tổng hợp sinh thái và kinh tế. Thứ tư, rừng núi đá với diện tích là 6.437,0ha chiếm 25,14%. Đặc điểm của rừng này là thường có 2 tầng gỗ, tầng trên không liên tục, cao từ 15-20 m, có khi đến 25m. Rừng này có cây mọc tương đối chậm, có rễ phơi trần ôm các tầng đá lớn và ăn sâu vào các khe nứt, thường gặp trên các sườn đá dốc đứng, các thung lũng đá vôi có lớp đất mỏng. Rừng này thường trồng các loại cây như nghiến, chò nhai, hoàng đàn, kim giao, Thứ năm, rừng cọ có diện tích là 7,75 ha, chiếm 0,03%, là loại rừng mà cây cọ chiếm ưu thế ở tầng cây cao. Rừng này chiếm diện tích nhỏ nhưng cũng góp phần đem lại kinh tế cho huyện trong giai đoạn qua. Thứ sáu, rừng khác là 5.989,28ha, chiếm 23,39%. Đây là diện tích trồng các loại cây hỗn hợp, hiện nay, loại rừng này chưa thực sự được huyện quan tâm. Có thể thấy, tài nguyên rừng sản xuất ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên khá đa dạng và phong phú, có nhiều loại cây rừng bảo vệ môi trường, vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Bảng 2. 6 Tình hình phát triển rừng sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2016/2015 Rừng sản xuất 20.409,03 22.749,08 25.606,72 111,20 112,94 (Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai) 42 Trong giai đoạn 2015-2017, diện tích rừng sản xuất tăng lên đáng kể. Năm 2015 là 22.749,03ha; năm 2016 là 23.049,08ha, tăng 2.340,05 ha so với năm 2015. Đến năm 2017, diện tích rừng trồng sản xuất tăng lên 25.606,72ha, tăng 2.857,64ha so với năm 2016. Biểu đồ 2. 1 Diện tích phát triển rừng sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2015-2017 Sự tăng trưởng về diện tích đất, diện tích rừng sản xuất cũng như số lượng các hộ dân sử dụng đất, rừng trong những năm qua có thể thấy: ngoài sự cố gắng của các lãnh đạo các cấp trong việc hỗ trợ, vận động người dân tham gia bảo vệ rừng thì ý thức, sự phối hợp của người dân về trồng rừng ngày một nâng cao. Điều này có được là do Nhà Nước đã hỗ trợ vốn, cây, cho dân, thu nhập của người dân trong trồng rừng được cải thiện nên đã khiến cho người dân quan tâm hơn trong công tác trồng rừng, điều này khiến cho họ thêm gắn bó, nhận thêm rừng trồng, khiến cho chính sách quản lý, bảo vệ rừng đạt kết quả cao. Kết quả điều tra cho thấy, trồng rừng sản xuất ở Võ Nhai hiện nay mới chỉ tập trung vào các loài cây chủ yếu như: Keo lai, keo tai tượng, mỡ, với mục tiêu chính là cung cấp gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, dăm, bao bì, Một số mô hình mới được triển khai trên diện hẹp và vẫn trong giai đoạn thử nghiệm như: Vối thuốc, trám trắng, dùng phấnvới phương thức trồng thuần loài hay hỗn loài. 43 2.2.2 Hoạt động khai thác rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai Trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành một số các văn bản chỉ đạo nhằm phát triển rừng sản xuất. Các chính sách cam kết của Chính phủ là nhân tố quan trọng để quản lý rừng, đồng thời là kim chỉ nam giúp ngành lâm nghiệp nói chung, các địa phương nói riêng có hướng dẫn chi tiết về việc quản lý, bảo vệ rừng. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững được hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp, có tác động đến việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên rừng sản xuất và đất rừng một cách bền vững. Hạt kiểm lâm thành lập tổ kiểm tra các cơ sở chế biến, kinh doanh và vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện. Kết quả kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản mở sổ sách theo dõi ghi chép, cập nhật, lưu trữ hồ sơ đúng quy định. Tiêu thụ hàng lâm sản chế biến không nhiều, các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản có 57 cơ sở chế biến hoạt động. Gỗ nhập xưởng: 5.145,7 m3. Gỗ xuất xưởng (Gỗ xây dựng, gia dụng): 245,7 m3. Gỗ sản xuất nguyên liệu bóc: 1.050,0 m3. Gỗ nguyên liệu băm dăm: 3.850,0 tấn. Lâm sản ngoài gỗ (vầu, tre, lứa, song, mây...): 374.000 cây. Tổng giá trị đạt 11.640.000 đồng. Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở huyện Võ Nhai - Thái Nguyên phát triển chủ yếu không đồng đều giữa các vùng, những nơi thị trường phát triển mạnh là thị trấn Đình Cả, khu đông dân cư và dọc đường, tỉnh lộ. Yếu tố chủ yếu chi phối thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất là các cơ sở chế biến, xí nghiệp chế biến lâm sản lớn trong và ngoài tỉnh cũng như các cơ sở chế biến nhỏ sản xuất đồ dân dụng. Ở huyện Võ Nhai -Thái Nguyên hiện nay đa số các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ số lượng công nhân làm việc không nhiều, chủ yếu là hợp đồng theo thời vụ và công việc chủ yếu làm chức năng sơ chế gỗ hoặc chế biến thô như xẻ ván bao bì, cốp pha,... Ngoài ra, còn là nơi phân loại và trung chuyển lâm sản đi các nơi khác. Các xưởng tư nhân cũng khá phát triển, hầu hết được nâng cấp từ các hộ gia đình làm thợ mộc. Nguồn nguyên liệu thô đã qua sơ chế phần lớn được thu mua bởi công ty lâm sản Thái Nguyên và được chuyển ra khỏi địa phương. Các sản phẩm tinh chế từ gỗ rừng trồng nhìn chung rất ít, hầu hết được sơ chế, làm bao bì hoặc xẻ thành ván rồi xuất ra khỏi tỉnh hoặc đưa đi tinh chế ở nơi khác. Sản phẩm gỗ rừng trồng được sử dụng tại chỗ 44 chủ yếu dưới dạng gỗ nhỏ và gỗ nhỡ. Vì vậy chỉ được dùng để chế biến một phần trong các sản phẩm của các xưởng chế biến như chân và khung bàn ghế, khung cánh cửa, các bộ phận khác như mặt bàn, mặt ghế... chủ yếu được sử dụng từ các sản phẩm khác như ván sợi ép. 2.3 Thực trạng công tác quản lý rừng sản xuất trên địa bàn huyện 2.3.1 Công tác tổ chức bộ máy quản lý và thực hiện các quy định nhà nước Hạt kiểm lâm Võ Nhai là cơ quan chuyên trách của Nhà nước trực thuộc chi cục kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên có chức năng bảo vệ rừng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và phát triển rừng sản xuất trên địa bàn Võ Nhai. Với tổng biên chế được giao năm 2017 là 28 cán bộ công chức, lao động hợp đồng, đơn vị đã tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, trạm tổ như sau: Công tác tại văn phòng hạt 11 đồng chí, tổ kiểm lâm cơ động – phòng cháy, chữa cháy rừng 04 đồng chí. Trạm kiểm lâm La Hiên 02 đồng chí, trạm kiểm lâm Đình Cả 02 đồng chí. Trạm kiểm lâm Cúc Đường 03 đồng chí, trạm kiểm lâm Tràng Xá 03 đồng chí, trạm kiểm lâm Bình Long 03 đồng chí. Hình 2. 2 Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai Hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai Uỷ ban nhân dân cấp xã Kiểm lâm viên địa bàn Cán bộ lâm nghiệp xã Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chuyên viên theo dõi lâm nghiệp UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VÕ NHAI nnnnnnnnnnNHAI 45 Hạt kiểm lâm Võ Nhai đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn. Với nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp từ huyện đến xã, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, xử lý các hành vi vi phạm luật quản lý bảo vệ rừng đúng quy định. Hạt Kiểm lâm Võ Nhai đã chủ động xây dựng chương trình công tác và đã được chi cục kiểm lâm Thái Nguyên phê duyệt để từ đó bám sát, định hướng cho các hoạt động. Đứng trước tình hình diễn biến phức tạp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng huyện Võ Nhai, hạt kiểm lâm Võ Nhai đã chủ động tham mưu kịp thời cho Huyện ủy – uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn và các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Nghị định số 23/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn do đơn vị phụ trách, bao gồm các văn bản thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng. Tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt hiện trạng rừng sản xuất và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện tổng hợp rà soát diện tích rừng sản xuất xung yếu đề nghị điều chỉnh quy hoạch rừng sản xuất, diện tích rừng sản xuất được giao cho người dân chăm sóc, bảo vệ hàng năm đều tăng lên. 2.3.2 Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng, các hộ dân Quản lý rừng cộng đồng được phát triển nhờ vào chính sách giao rừng cho cộng đồng dân cư, thôn bản, các hộ dân với mục tiêu gắn rừng với đời sống cộng đồng và mang lại lợi ích cụ thể cho cộng đồng, người dân đồng thời thúc đẩy quản lý rừng bền vững. Các hộ dân được nhà nước giao đất, cung cấp giống và hỗ trợ vốn để đầu tư trồng và chăm sóc rừng sản xuất, đến tuổi trưởng thành, người dân có quyền khai thác gỗ. Người dân có quyền sở hữu như một tài sản và cũng được công nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp tương đương với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, thổ cư. Do đó, trách nhiệm và quyền lợi của các chủ rừng đã được xác định rõ hơn về quyền được hưởng lợi từ tài nguyên rừng cũng như các lợi ích khác do tài nguyên rừng mang lại, điều này đã thúc đẩy người dân tích cực hơn để tham gia quản lý, bảo vệ tốt hơn, giảm bớt tình trạng khai thác rừng trái phép. Người dân có trách nhiệm quản lý, 46 bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng sản xuất đã được giao theo nhóm các hộ dân. Các hộ dân cùng nhau tập hợp, tổ chức đi tuần theo nhóm, hỗ trợ nhau khi phát hiện lâm tặc chặt phát rừng trái phép. Diện tích rừng rộng, người dân đi tuần, bảo vệ rừng sản xuất được giao theo những con đường chính, chưa có điều kiện xây hàng rào bảo vệ. Bảng 2. 7 Tình hình giao đất rừng sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2016/2015 Số hộ được giao 450 461 481 102,44 104,33 Diện tích được giao 750 780 822 104,00 105,38 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2015-2017 hạt kiểm lâm Võ Nhai) Ngoài diện tích rừng sản xuất do nhà nước làm chủ đầu tư, diện tích rừng sản xuất trên địa bàn Võ Nhai tăng lên đáng kể nhờ sự đầu tư của người dân trên địa bàn huyện, các hộ gia đình, cá nhân, tập thể. Các hộ dân tự bỏ vốn ra đầu tư giống, phân bón và công chăm sóc trồng rừng sản xuất trên diện tích đất lâm nghiệp đã được nhà nước giao quyền sử dụng đất. Người dân có trách nhiệm trồng, bảo vệ diện tích rừng đã được giao đồng thời được hưởng lợi từ sản phẩm rừng đã được trồng. Bảng 2. 8 Diện tích rừng sản xuất được nhân dân đầu tư trồng giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) 2016/2015 2016/2015 Diện tích rừng sản xuất 345 370 405 107,24 109,46 (Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Võ Nhai) Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao. Do thiếu trang thiết bị, phương tiện nên công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn. Lâm tặc luôn rình rập, chặt phá và vận chuyển rừng trái phép theo 47 những con đường mòn. Trọng điểm của nạn khai thác và vận chuyển lâm sản trái phép ở Võ Nhai chính là khu vực 6 xã phía Bắc của huyện (Thần Sa, Thượng Nung, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Vũ Chấn và Cúc Đường), đây là vùng rừng núi đá có nhiều loại gỗ. Phát huy vai trò quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư, trung tâm phát triển vùng cao (CERDA) đã triển khai thực hiện “dự án mô hình xây dựng năng lực cho cộng đồng dân tộc thiểu số sẵn sàng tham gia chương trình Redd ” tại 5 xã phía Nam của huyện Võ Nhai). Từ năm 2013, dự án được thực hiện tại xã Bình Long, với 2 hợp tác xã tham gia. Đến nay, dự án đã phát triển mở rộng đến 5 xã (Bình Long, Phương Giao, Tràng Xá, Dân Tiến, Phú Thượng) với 6 hợp tác xã, có gần 200 tổ tự quản được giao quản lý hơn 2.500ha rừng tự nhiên là rừng núi đá. 2.3.3 Công tác lập kế hoạch và phát triển rừng sản xuất của nhà nước Quy hoạch, kế hoạch là một trong những căn cứ pháp lý, kỹ thuật quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ trong lĩnh vực bảo vệ rừng sản xuất. Việc thực hiện và hoàn thành công tác quy hoạch, rà soát 3 loại rừng đã giúp cho cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng của tỉnh nắm chắc được diện tích 3 loại rừng để xây dựng chính sách khai thác, sử dụng rừng một cách đồng bộ, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý. Đồng thời xây dựng kế hoạch tập trung các nguồn lực hạn hẹp vào việc cụ thể hoá quy hoạch. Hoạt động quy hoạch rừng sản xuất gồm những nội dung sau: Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, dự báo các nhu cầu về rừng và lâm sản. Xác định phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng sản xuất trong kỳ quy hoạch. Xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch. Xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng. Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Dự báo hiệu quả của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Hoạt động kế hoạch gồm những nội dung sau: Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng sản xuất. Xác định nhu cầu về diện tích các loại rừng 48 và các sản phẩm, dịch vụ lâm nghiệp. Xác định các giải pháp, chương trình, dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm. Thực hiện văn bản số 1502/UBND-KTN ngày 26/7/2013 về việc thực hiện chủ trương bổ sung diện tích rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, chi cục kiểm lâm Thái Nguyên đã lập hồ sơ rà soát 3 loại rừng, quy hoạch diện tích đất rừng đến năm 2020. Bảng 2. 9 Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp huyện Võ Nhai phân theo 03 loại rừng đến năm 2020 Đơn vị: ha Xã, thị trấn Diện tích rừng đặc dụng Diện tích rừng phòng hộ Diện tích rừng sản xuất Liên Minh 1004,55 4.986,63 Dân Tiến 2.004,14 1.204,93 Bình Long 764,29 265,46 Phương Giao 1.517,72 3.299,32 Cúc Đường 1.665,96 Lâu Thượng 298,58 1.025,34 Đình Cả 445,64 121,28 La Hiên 228,49 1.159,34 Phú Thượng 2.259,17 268,44 2.119,25 Tràng Xá 627,78 1.466,24 Sảng Mộc 2.204,55 3.014,63 3.660,71 Nghinh Tường 2.733,07 4.475,73 759,35 Thần Sa 6.315,15 331,24 2.597,45 Thượng Nung 2.105,82 1.001,71 208,91 Vũ Chấn 1.549,60 1.635,27 3.421,63 Tổng 17.613,00 17.172,57 27.961,80 (Theo quyết định 1518/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2014, Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch 03 loại rừng tỉnh Thái Nguyên năm 2013 và đến năm 2020) Theo kết quả rà soát 03 loại rừng năm 2013: Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 62.689,5ha. Trong đó đất rừng đặc dụng: 19.939,84 ha, đất rừng phòng hộ: 17.930,84 49 ha, đất rừng sản xuất: 24.818,82 ha. Tuy nhiên tiềm năng phát triển kinh tế từ đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện vẫn chưa được phát huy. Trong những năm tới cần phải thúc đẩy kinh tế đồi rừng, dựa trên thế mạnh về đất đai, vị trí địa lý và cơ chế chính sách của Nhà nước để khuyến khích nhân dân trên địa bàn huyện phát triển kinh tế từ lĩnh vực lâm nghiệp. Quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020: diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp là 62.747,37ha. Trong đó đất rừng sản xuất: 27.961,8 ha chiếm diện tích lớn nhất 44,56%. Theo quy hoạch rừng đến năm 2020, tập trung mạnh phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Võ Nhai. Biểu đồ 2. 2 Quy hoạch 3 loại rừng huyện Võ Nhai đến năm 2020 Để các cấp các ngành xác định và thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong công tác quản lý bảo vệ rừng sản xuất, đồng thời chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình dự án nhằm từng bước thực hiện thắng lợi kế hoạch bảo vệ và phát triển rừ sản xuất giai đoạn 2011 – 2020. Hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai xây dựng “ dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2011 – 2020” là rất cần thiết và là giải pháp quan trọng mang tính bền vững lâu dài. Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng sản xuất huyện Võ Nhai tổ chức thực hiện trên đất quy hoạch cho lâm nghiệp trồng rừng sản xuất giai đoạn (2011-2020), trên địa bàn 50 14 xã và 01 thị trấn gồm: xã Bình Long, xã Dân Tiến, xã Lâu Thượng, xã La Hiên, xã Liên Minh, xã Phương Giao, xã Phú Thượng, xã Tràng Xá, Thị trấn Đình Cả, xã Cúc Đường, xã Nghinh Tường, xã Sảng Mộc, xã Thần Sa, xã Vũ Chấn. Trong giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện trồng 3.553 ha rừng sản xuất. Rừng trồng được chăm sóc 7 lần trong 4 năm. Từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 mỗi năm chăm sóc 2 lần, năm thứ tư 1 lần. Bảng 2. 10 Tiến độ thực hiện dự án trồng rừng sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2011 – 2020 Thời gian (năm) Tổng diện tích (ha) Trồng mới (ha) Trồng lại sau khai thác (ha) Cải tạo rừng sản xuất (ha) 2011-2012 1.376 1.376 2013 650 400 200 50 2014 700 400 250 50 2015 800 395 355 50 2016 830 240 540 50 2017 830 240 540 50 2018 830 240 540 50 2019 540 540 2020 523 523 (Nguồn: Dự án phát triển rừng huyện Võ Nhai giai đoạn 2011-2020) 2.3.4 Tình hình triển khai thực hiện quy định của nhà nước nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển rừng sản xuất Hạt kiểm lâm phối hợp với uỷ ban nhân dân huyện Võ Nhai đã triển khai học tập các văn bản quy phạm pháp luật để cán bộ công chức viên chức và lao động hợp đồng của đơn vị, cán bộ chủ chốt cấp xã, ban lâm nghiệp xã, tổ trưởng tổ phòng cháy chữa cháy rừng và các hộ dân; Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng số 2538/PA- UBND, ngày 31/10/2017 phương án phòng cháy chữa cháy rừng huyện Võ Nhai giai đoạn 2017-2020; Hạt kiểm lâm cơ quan thường trực phòng cháy chữa cháy rừng đã tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện các văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn có rừng trực phòng cháy chữa cháy rừng và thường xuyên kiểm tra các vùng trọng điểm cháy. Cán 51 bộ kiểm lâm viên phụ trách địa bàn thường trực cùng ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng các xã trong những ngày nắng, hanh khô cao điểm vừa kiểm tra và nhắc các chủ rừng chú ý trong việc dùng lửa để đốt bờ, bãi, xử lý thực bì để cuốc hố trồng rừng, trong canh tác nông nghiệp. Trọng tâm chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy rừng do khai thác gỗ hạt giao nhiệm vụ cho kiểm lâm viên địa bàn giám sát khai thác, khi đốt cành, xử lý thực bì chủ hộ phải báo với kiểm lâm địa bàn, Ban lâm nghiệp xã, trưởng xóm để canh lửa. Tham gia cuộc diễn tập ZTPT-17 phối hợp thực hiện tốt công tác diễn tập xử trí tình huống cháy rừng. Bảng 2. 11 Số vụ cháy, chặt rừng sản xuất huyện Võ Nhai giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2013 2016 2014 2017 2015 So sánh (%) 2016/2015 2017/2016 Số vụ cháy rừng Vụ 3 2 2 66,67 100 Số vụ chặt phá rừng Vụ 51 47 52 92,16 110,06 Số gỗ tịch thu m3 72,628 51,745 54,169 71,25 104,68 Số tiền thu phạt Tr.đ 702 605 620 86,18 102,48 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2015-2017 hạt kiểm lâm Võ Nhai) Hiện tượng khai thác lâm sản trái phép ở huyện Võ Nhai diễn ra hết sức phức tạp. Mặc dù, trong những năm gần đây chính quyền các cấp trong đó có lực lượng kiểm lâm đóng vai trò nòng cốt đã tham mưu cho chính quyền địa phương và chủ động thực hiện nhiều biện pháp, tuy nhiên do lợi nhuận từ tài nguyên rừng sản xuất lớn nên số vụ chặt phá rừng, số lượng gỗ tịch thu và số tiền thu phạt vẫn có hướng tăng. Hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai (ban quản lý dự án) đã tham mưu cho uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch trồng rừng sản xuất cho 15 xã và thị trấn trên địa bàn huyện. Hạt kiểm lâm chỉ đạo kiểm lâm địa bàn, ban phát triển rừng xã, ban phát triển rừng thôn, kiểm tra, đôn đốc các hộ ký hợp đồng trồng rừng và được thiết kế, hướng dẫn kỹ thuật thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật của dự án đã quy định. Phân công cán bộ kiểm lâm địa bàn tham mưu với uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện dự án, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra thực hiện quy trình kỹ thuật 52 trồng rừng theo dự án trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện được trồng tập trung ở 15 xã và thị trấn. Đến nay ban quản lý dự án đã phối hợp với Công ty tư vấn thiết kế diện tích để trồng rừng được 15/15 xã-thị trấn đăng ký diện tích trồng rừng. Hoàn thành công tác cấp cây giống, phân bón trồng rừng tới từng hộ dân dưới sự giám sát của ban phát triển rừng xã, xóm. Cây trồng đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Kiện toàn ban chỉ đạo và tổ giúp việc ban chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2015-2020 huyện Võ Nhai. 2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Hàng năm, hạt kiểm lâm đã chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra kiểm soát đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng sản xuất, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép. Năm 2017, hạt kiểm lâm tổ chức 18 cuộc kiểm tra các cơ sở chế biến, kinh doanh và vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn huyện Võ Nhai. Kết quả kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản mở sổ sách theo dõi ghi chép, cập nhật, lưu trữ hồ sơ đúng quy định. Thực hiện Nghị định số 157/NĐ-CP ngày 11/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý bả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_rung_san_xuat_tren_dia_ba.pdf
Tài liệu liên quan