LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1 : Tổng quan về quản lý vốn của Ngân hàng Thương mại 3
1.1. Một số vấn đề về vốn của Ngân hàng Thương mại 3
1.1.1. Khái niệm nguồn vốn của NHTM 3
1.1.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh NH. 3
1.1.3. Cấu trúc nguồn vốn và nghiệp vụ về vốn. 6
1.1.3.1. Vốn chủ sở hữu 6
1.1.3.2. Vốn nợ. 10
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn của NH. 17
1.1.4.1 Các nhân tố khách quan. 17
1.1.4.2 Các nhân tố chủ quan. 20
1.2. Quản lý vốn của NHTM 23
1.2.1. Mục tiêu quản lý vốn của NHTM 23
1.2.2. Nội dung quản lý vốn của NHTM 24
1.2.2.1 Quản lý vốn của chủ 24
1.2.2.2. Quản lý vốn nợ 33
1.2.2.3. Phát triển các công cụ nợ mới 37
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội 39
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Quân đội 39
2.1.1. Sự hình thành và phát triển 39
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 41
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Ngân hàng Quân đội 42
2.1.3.1 Về công tác huy động vốn 42
2.1.3.2 Về hoạt động tín dụng 43
2.1.3.3 Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 44
2.1.3.4 Về một số công tác khác 45
2.1.3.5 Về kết quả hoạt động kinh doanh 46
2.2. Thực trạng quản lý vốn của Ngân hàng Quân đội 47
2.2.1. Quản lý quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động 47
2.2.1.1 Quản lý quy mô nguồn vốn huy động 47
2.2.1.2 Quản lý cơ cấu nguồn vốn huy động 55
2.2.2. Quản lý phương thức huy động 62
2.2.3. Quản lý lãi suất 65
2.2.4. Quản lý kỳ hạn 66
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý vốn tại Ngân hàng Quân đội 67
2.3.1. Những kết quả đạt được 67
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 68
2.3.2.1 Tồn tại 68
2.3.2.2 Nguyên nhân 68
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác quản lý vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội 71
3.1. Định hướng quản lý vốn của Ngân hàng TMCP Quân đội 71
3.1.1 Định hướng kinh doanh của Ngân hàng Quân đội trong thời gian tới 71
3.1.2 Định hướng quản lý vốn của Ngân hàng Quân đội trong thời gian tới. 72
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý vốn tại Ngân hàng Quân đội 73
3.2.1. Hoàn thiện và đa dạng hóa các phương thức huy động hiện có. 74
3.2.2. Phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại 75
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing 76
3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 78
3.2.4.1 Tăng cho vay doanh nghiệp, tư nhân 78
3.2.4.2 Đa dạng hóa các loại cho vay 78
3.2.4.3 Mở rộng vốn đầu tư theo dự án, đồng tài trợ 79
3.2.5. Tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên 79
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
84 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường công tác quản lý vốn tại ngõn hàng thương mại cổ phần Quân Đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VCSH, chênh lệch thu chi từ lãi/VCSH,…trong đó chỉ tiêu quan trọng nhất là lợi nhuận sau thuế/VCSH.
Đo lường VCC.
Với các Ngân hàng cổ phần, VCSH được đo lường dưới các chỉ tiêu sau:
+ Tổng vốn của chủ: gồm vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi vĩnh viễn,…
+ Giá trị VCC = Tổng tài sản – Tổng nợ
Tổng tài sản có thể được tính theo giá trị sổ sách hoặc giá trị thị trường. Giá trị thị trường được xem là chỉ tiêu phản ánh chính xác giá trị tài sản do chúng được đánh giá lại thường xuyên theo giá trị thị trường. Với cách lựa chọn Tổng tài sản khác nhau sẽ cho giá trị VCC khác nhau.
+ Giá trị thị trường cổ phần thường. Cổ phiếu của Ngân hàng trên thị trường chứng khoán được mua và bán theo giá thị trường tùy thuộc vào quan hệ cung – cầu. Các nhà quản lý Ngân hàng thường xuyên xem xét giá trị thị trường của cổ phiếu thường, như một chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của Ngân hàng. Khi giá cổ phiếu tăng/giảm sẽ tác động tỷ lệ thuận tới giá trị của Ngân hàng trên thị trường.
Đối với các Ngân hàng quốc doanh hoặc tư nhân: Do không có cổ phiếu phát hành trên thị trường vốn, nên đo lường VCC theo các tiêu thức khác nhau là rất khó. “Giá trị thị trường” cảu các Ngân hàng quốc doanh thường ít được nhìn nhận theo giác độ VCSH nhiều hay ít. Bộ phận chủ yếu là vốn ngân sách (bao gồm ngân sách cấp và lợi nhuận bổ sung). Một số Ngân hàng do cơ chế bù đắp tổn thất chưa rõ ràng hoặc tổn thất quá lớn chưa giải quyết được. Quỹ dự phòng tổn thất vẫn tồn tại trong VCC trong khi các tài sản đã bị đóng băng hoặc không thể thu hồi vẫn nằm trên bảng cân đối của Ngân hàng. Ngoài ra, các NHTM Nhà nước còn có các quỹ như quỹ khuyến khích, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi trích từ lợi nhuận theo chế độ trích hiện hành. Theo cơ chế tài chính hiện nay, sau khi trích các quỹ, phần lợi nhuận còn lại NHTM quốc doanh phải nộp hết cho Bộ Tài Chính.
Các tỷ lệ liên quan VCC.
+ Các tỷ lệ an toàn: Tiền gửi/VCC, Dư nợ/VCC, Dư nợ tối đa/VCC, VCC/Tổng tài sản chuyển đổi theo hệ số rủi ro…
Tỷ lệ VCC/Tổng tài sản chuyển đổi được coi như tỷ lệ phản ánh yêu cầu về quy mô VCC nhằm đảm bảo an toàn đối với các tài sản bị rủi ro. Tỷ lệ vốn loại 1 phản ánh chính xác hơn do loại trừ các giấy nợ dài hạn trong VCC.
+ Các tỷ lệ sinh lời:
Hiệu quả VCC = Lợi nhuận sau thuế/VCC
= (Thu lãi - Chi trả lãi + Thu khác – Chi khác)*(1 - Thuế suất)/VCC
Trong đó, VCC được tính dựa trên số liệu bình quân năm trước cộng với các khoản gia tăng VCC trong năm nay như được cấp thêm hoặc phát hành thêm.
1.2.2.2. Quản lý vốn nợ
a, Quản lý quy mô, cơ cấu các khoản nợ
Mục tiêu: đưa ra và thực hiện các biện pháp để gia tăng quy mô và thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất.
Ý nghĩa: gia tăng nguồn theo một chuẩn mực nào đó là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của Ngân hàng, là điều kiện để Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu nợ ảnh hưởng tới cơ cấu và quyết định chi phí của Ngân hàng.
Nội dung quản lý:
- Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn, tốc độ quay vòng của mỗi loại, căn cứ vào đó các nhà quản lý sẽ thấy được mối liên hệ giữa số lượng, cấu trúc nguồn với các nhân tố ảnh hưởng và đặc tính thị trường nguồn của Ngân hàng.
- Phân tích kỹ lưỡng các nhân tố gắn liền với thay đổi đó (các nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng), đây là cơ sở để Ngân hàng đưa ra các quyết định phù hợp để thay đổi quy mô và kết cấu nguồn tiền cũng như phân chia các loại khách hàng gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn.
- Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng, bao gồm kế hoạch gia tăng quy mô của mỗi nguồn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư hoặc nhu cầu chi trả cho các doanh nghiệp và dân chúng, khả năng thay đổi cơ cấu nguồn hoặc tìm kiếm nguồn mới. Do đó, kế hoạch nguồn cần được đặt trong kế hoạch sử dụng và lợi nhuận kỳ vọng, bao gồm kế hoạch về lãi suất, mở chi nhánh hoặc điểm huy động, loại nguồn, tiếp thị…
b, Quản lý lãi suất chi trả
Quản lý lãi suất của các khoản nợ là xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù hợp với yêu cầu sinh lợi của Ngân hàng.
Quản lý lãi suất của nguồn vốn có liên quan chặt chẽ với quản lý lãi suất cho vay và đầu tư của Ngân hàng.
Nội dung quản lý lãi suất:
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất huy động.
- Đa đạng hóa lãi suất.
Lãi suất huy động gắn liền với mỗi loại sản phẩm của Ngân hàng và với mỗi Ngân hàng, đồng thời nó cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác ngoài Ngân hàng. Lãi suất huy động tại mỗi Ngân hàng được phân biệt theo nhiều hình thức khác nhau như theo thời gian, theo loại tiền, theo mục đích gửi, mục đích huy động, theo rủi ro của Ngân hàng, theo các dịch vụ đi kèm, theo quy mô,…
Có nhiều mức lãi suất danh nghĩa khác nhau tùy theo tính chất của từng khoản nợ, đó là các mức lãi suất cá biệt, đồng thời, Ngân hàng cũng thường tạo ưu thế cạnh tranh bằng lãi suất như đưa ra lãi suất danh nghĩa cao hơn các Ngân hàng khác hay trả lãi nhiều lần trong kỳ, trả trước,…Do vậy, để phục vụ cho việc quản lý chi phí trả lãi và hoạch định các mức lãi suất cạnh tranh các Ngân hàng thường tính toán lãi suất bình quân bao gồm:
- Lãi suất bình quân của một nguồn hay một nhóm nguồn trong kỳ.
- Lãi suất bình quân của các nguồn phải trả lãi tại một thời điểm trong kỳ.
Lãi suất bình quân cho thấy xu hướng thay đổi lãi suất của nguồn, mức độ thay đổi lãi suất của mỗi nguồn, sự kết hợp giữa lãi suất cá biệt và tỷ trọng mỗi nguồn, nó cũng cho thấy những nguồn đắt tương đối và những nguồn rẻ tương đối, do đó nó có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hoạch định chiến lược nguồn vốn.
c, Quản lý kỳ hạn
Mục tiêu: xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn.
Nội dung:
- Xác định kỳ hạn danh nghĩa của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng.
- Xác định kỳ hạn thực của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng.
- Xem xét khả năng chuyển hoán kỳ hạn của nguồn.
Có hai loại kỳ hạn:
- Kỳ hạn danh nghĩa là kỳ hạn nhất định của nguồn huy động và thường gắn với một mức lãi suất nhất định, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn. Việc xác định kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng vì kỳ hạn liên quan đến tính ổn định và liên quan tới kỳ hạn sử dụng. Để cho vay và đầu tư dài hạn Ngân hàng cần có khả năng duy trì tính ổn định của nguồn tiền. Mặt khác, kỳ hạn liên quan đến chi phí, các nguồn có tính ổn định cao thường phải có chi phí duy trì cao. Quản lý kỳ hạn vì vậy là một nội dung đảm bảo an toàn và sinh lợi cho Ngân hàng. Các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ hạn danh nghĩa: thu nhập, ổn định vĩ mô, khả năng chuyển đổi của giấy nợ, kỳ hạn cho vay và đầu tư.
- Kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi là thời gian mà khoản tiền tồn tại liên tục tại một đơn vị Ngân hàng. Kỳ hạn thực tế mới là mối quan tâm chủ yếu của Ngân hàng vì nó liên quan chặt chẽ đến kỳ hạn các khoản cho vay và đầu tư. Các nhân tố ảnh hưởng đến kỳ hạn danh nghĩa đều tác động đến kỳ hạn thực tế, ngoài ra còn có nhu cầu chi tiêu đột xuất, lãi suất cạnh tranh giữa các Ngân hàng và lãi suất của các nguồn tiền khác. Sự thay đổi về lãi suất sẽ gây ra sự dịch chuyển từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác, từ loại tiền này sang loại tiền khác, làm giảm kỳ hạn thực tế của khoản tiền gửi.
Phương pháp cơ bản để phân tích thời hạn thực tế là dựa trên số liệu thống kê để thấy biến động của số dư của mỗi nguồn vốn, của nhóm nguồn, tìm số dư thấp nhất trong quý, trong năm, trong nhiều năm và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi, từ đó, người quản lý do được kỳ hạn thực tế gắn liền với các số dư.
Quản lý kỳ hạn luôn gắn liền với quản lý lãi suất. Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng tổng nguồn, tiết kiệm chi phí lại vừa tăng tính ổn định của nguồn là nội dung quản lý nguồn vốn của Ngân hàng.
Ngoài ra, các nhà quản lý cần có các biện pháp để cải tiến sự ổn định của khoản nợ như: tăng tiền gửi, xây dựng mối liên hệ với những người gửi lớn, đa dạng hóa các nguồn huy động, phát triển quản lý tài sản bên cạnh quản lý các khoản nợ.
d, Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn
Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian nhỏ nhất.
Tính thanh khoản của nguồn phụ thuộc rất lớn vào thị trường của mỗi Ngân hàng và chính sách tiền tệ đang được vận hành. Các Ngân hàng lớn có nhiều chi nhánh và gần các trung tâm tiền tệ có khả năng tìm kiếm các nguồn nhanh chóng hơn là các Ngân hàng nhỏ, ít chi nhánh và ở xa.
Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn bắt đầu từ việc phân tích thị trường nguồn vốn của mỗi Ngân hàng để thấy đặc điểm của mỗi nguồn (quy mô, tốc độ tăng trưởng, vòng quay, lãi suất,…).
Việc phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn đang trở thành trọng tâm quản lý nguồn vốn, đặc biệt tại các Ngân hàng lớn do thực hiện chuyển hoán kỳ hạn của nguồn và duy trì tỷ lệ dự trữ thấp rất quan tâm tới khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, nhất là các nguồn trong ngắn hạn.
1.2.2.3. Phát triển các công cụ nợ mới
Bên cạnh vay ngân hàng Nhà nước và vay trên thị trường liên ngân hàng trong nước, các ngân hàng đang vươn tay tới thị trường liên ngân hàng quốc tế. Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng, cách mạng công nghệ Ngân hàng đang làm cho thị trường tài chính liên tục phát triển và tạo ra các công cụ nợ mới như chứng chỉ tiền gửi, các hợp đồng mua bán lại, các giấy nợ ngân hàng…buộc các Ngân hàng phải đưa việc phát triển các công cụ nợ mới vào một trong những hoạt động quản lý nguồn vốn quan trọng, như vậy các Ngân hàng mới có thể tồn tại được trong cạnh tranh.
Các NHTM Việt Nam cũng đang trong quá trình phát triển và hội nhập với thị trường liên Ngân hàng thế giới, do đó cần có ngững cải cách trong việc cung cấp các công cụ nợ, tiến hành đồng thời việc mở rộng các công cụ nợ truyền thống và phát triển các công cụ nợ mới làm phong phú thị trường nguồn vốn của Ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn tại Ngân hàng TMCP
Quân đội
2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Quân đội
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội, có tên Tiếng Anh là Military Commercial Joint-Stock Bank (MB) được thành lập vào năm 1994, tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, theo Quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và hoạt động theo Giấy phép số 0054/NH-GP, ngày 14 tháng 9 năm 1994 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và có thời hạn 50 năm kể từ ngày cấp. Trong suốt hơn 10 năm hoạt động, Ngân hàng Quân đội đã liên tục kinh doanh có hiệu quả và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu của Việt Nam.
Mục tiêu ban đầu của Ngân hàng là đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với đường lối đúng đắn, Ngân hàng Quân đội đã gặt hái được nhiều thành công, không chỉ đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp quân đội mà còn phục vụ hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của khách hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Hiện nay, Ngân hàng Quân đội phục vụ các đối tượng khách hàng đa dạng bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cá nhân. Với phương châm hoạt động an toàn, hiệu quả và luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng, những năm qua, Ngân hàng Quân đội luôn là người đồng hành tin cậy của khách hàng và uy tín của Ngân hàng ngày càng được củng cố và phát triển.
Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định và liên tục trong suốt quá trình hoạt động. Tổng tài sản tăng từ 32 tỷ đồng năm 1994 lên đến hơn 8.214 tỷ đồng vào cuối năm 2005. Lợi nhuận trước thuế tăng từ 4,8 tỷ đồng năm 1995 lên 148,7 tỷ đồng năm 2005, góp phần đưa Ngân hàng Quân đội trở thành một trong những ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Hà Nội.
Để phục vụ yêu cầu phát triển, đầu tư năng lực kinh doanh, Ngân hàng Quân đội từng bước chuyển dịch theo mô hình quản lý tập trung, hình thành hội sở, sở giao dịch đi đôi với việc liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, đầu tư phương tiện, tăng cường an ninh. Đến nay, Ngân hàng Quân đội đã có 37 chi nhánh và phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Việt Trì, Bình Định. Trong năm 2005, Hội sở chính được chuyển về Tòa nhà Ngân hàng Quân đội tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong nước, Ngân hàng cũng rất chú trọng đến việc mở rộng quan hệ hợp tác và mạng lưới giao dịch với các ngân hàng trên thế giới, mà đến nay, mạng lưới các ngân hàng đại lý của Ngân hàng Quân đội đã mở rộng tới hơn 350 ngân hàng ở trên 70 quốc gia, đảm bảo thanh toán và giao dịch với tất cả các châu lục trên thế giới.
Bên cạnh đó, các công ty trực thuộc cũng là một bộ phận không thể tách rời và đóng góp cho sự phát triển đa dạng và ổn định của ngân hàng. Đến nay, Ngân hàng đã có Công ty Chứng khoán Thăng Long, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.
Trong suốt chặng đường hơn 10 năm hình thành và phát triển, song song với việc mở rộng mạng lưới hoạt động, Ngân hàng Quân đội luôn chú trọng công tác đầu tư phát triển nguồn lực và ứng dụng công nghệ mới. Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng liên tục được cải thiện, mang lại cho khách hàng sự yên tâm, thuận tiện và hiệu quả khi sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng Quân đội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Trong những năm qua, Ngân hàng không ngừng xây dựng, đổi mới mô hình tổ chức theo hướng tích cực, điển hình có sự phân tách rõ ràng giữa hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh của Hội sở và chi nhánh theo mô hình tổ chức hiện đại của các Ngân hàng Thế giới.
Sơ đồ: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Ngân hàng Quân đội
Chặng đường 12 năm vừa qua đã chứng kiến cả những lúc khó khăn và cả thời ký phát triển mạnh mẽ của Ngân hàng Quân đội. Tuy chưa phải là một ngân hàng lớn nhất về quy mô nhưng Ngân hàng Quân đội đã chứng tỏ được hoạt động hiệu quả, an toàn và đang có những bước phát triển hợp lý để khẳng định vị thế của mình trong thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam, đặc biệt khi nền kinh tế thực sự hội nhập một cách toàn diện vào khu vực và thế giới.
2.1.3.1 Về công tác huy động vốn
Huy động vốn của Ngân hàng Quân đội được NHNN đánh giá cao trên thị trường liên ngân hàng. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng Quân đội vẫn tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong các năm vừa qua.
Tính đến 30/11/2006 tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng Quân đội đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, tăng trên 56% so với đầu năm và tăng khoảng 1100 lần so với năm 1994. Cơ cấu huy động vốn tiếp tục được đảm bảo theo chiều hướng tốt. Trong đó, vốn huy động từ dân cư ngày càng tăng, đạt khoảng 4.000 tỷ đồng, tăng hơn 70% so với đầu năm.
Huy động vốn của ngân hàng tăng đã góp phần giúp tổng nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên, từ 33 tỷ đồng năm 1994 lên trên 8.000 tỷ năm 2005 và trên 12.000 tỷ tính đến ngày 30/11/2006, tăng gần 400 lần so với năm 1994.
2.1.3.2 Về hoạt động tín dụng
Từ chỗ chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp quân đội với tổng dư nợ là 15 tỷ đồng vào thời gian đầu, đến nay Ngân hàng Quân đội đã mở rộng cho vay mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế tư nhân.
Đến 30/11/2006, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng là gần 5.500 tỷ đồng, tăng khoảng 23,1% so với đầu năm và tăng gần 370 lần so với năm 1994, phù hợp với mục tiêu tập trung nâng cao chất lượng tín dụng kết hợp tái cơ cấu các khoản nợ. Cơ cấu và loại hình cho vay của ngân hàng cũng ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc phân loại, lựa chọn khách hàng được tiến hành dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường, phân tích ngành nghề kinh doanh và định hướng của ngân hàng; công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Ngân hàng Quân đội đã làm đầu mối thành công trong nhiều dự án đồng tài trợ với các ngân hàng, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và tăng nhanh tỷ trọng tín dụng bán lẻ.
Đồng thời, ngân hàng cũng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của NHNN về đảm bảo an toàn tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn bằng 3,8% tổng dư nợ phản ánh trung thực việc phân loại nợ theo quy định 493 của NHNN, tích cực thu hồi nợ đọng. Tuy nhiên, dự phòng rủi ro của ngân hàng cuối tháng 11/2006 là trên 145 tỷ đồng, bằng 82% nợ nhóm 3-5, đảm bảo tốt cho hoạt động của ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi các khoản nợ xấu.
2.1.3.3 Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
Năm 2005, với việc đưa khối Treasury vào hoạt động, việc quản lý vốn và kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Quân đội đã có những kết quả rất đáng ghi nhận. Nhìn chung, khối Treasury đã đảm trách khá tốt việc điều hòa vốn giữa các chi nhánh, quản lý chặt chẽ dự trữ bắt buộc, cơ cấu lại tài khoản Nostro và kinh doanh ngoại tệ phục vụ khách hàng và để kiếm lời. Đồng thời, Ngân hàng đã tham gia tích cực vào hoạt động cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, tham gia thị trường mở, được NHNN đánh giá cao. Năm 2005, hoạt động kinh doanh ngoại tệ mang lại cho Ngân hàng Quân đội lợi nhuận bằng 120% kế hoạch đề ra cho cả năm và tăng gấp 2 lần so với năm 2004.
Quan hệ giao dịch interbank của Ngân hàng Quân đội đã được triển khai tích cực thông qua việc Ngân hàng Quân đội mở rộng và tăng cường mối quan hệ với tất cả các định chế tài chính hoạt động có hiệu quả ở Việt Nam và Ngân hàng được các đối tác cấp tăng hạn mức giao dịch interbank tăng từ 2-5 lần.
Về hoạt động thanh toán quốc tế: Tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu năm 2005 Ngân hàng Quân đội đạt 691 triệu USD và đến 11 tháng đầu năm 2006 đạt trên 600 triệu USD với tổng phí dịch vụ thu được đạt khoảng 11,45 tỷ đồng… Tuy các L/C không có giá trị lớn nhưng số lượng khách hàng và giao dịch lại tăng nhanh.
2.1.3.4 Về một số công tác khác
Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng Quân đội những năm qua liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Tổng giá trị bảo lãnh năm 2005 đạt 1.330 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2004 và tính đến 30/11/2006 đạt trên 1.200 tỷ. Kể từ khi cung cấp dịch vụ, Ngân hàng đã phát hành hàng chục nghìn thư bảo lãnh với tổng giá trị lớn mà vẫn chưa phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào. Tổng phí bảo lãnh thu được tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa Ngân hàng Quân đội trở thành ngân hàng có phí bảo lãnh thu được cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần.
Hoạt động đầu tư cũng là một mặt hoạt động được Ngân hàng Quân đội quan tâm chú trọng. Tính đến 30/11/2006, ngân hàng đã đầu tư góp vốn liên doanh cổ phần số tiền khoảng 98 tỷ đồng. Tổng thu nhập trước thuế từ hoạt động đầu tư là trên 35 tỷ. Các hoạt động đầu tư góp vốn được thực hiện đa dạng theo nhiều phương thức như mua cổ phần DNNN bán đấu giá lần đầu khi cổ phần hóa, mua cổ phần cổ đông chiến lược, đầu tư góp vốn Quỹ Đầu tư chứng khoán, giao dịch Trung tâm GDCK Hà Nội và các hoạt động ủy thác, giao dịch thông qua TSC. Nhìn chung, danh mục đầu tư của ngân hàng có chất lượng tốt.
Hoạt động thẻ cũng là một điểm nhấn trong mảng dịch vụ của ngân hàng. Tuy mới bước vào thị trường thẻ nhưng ngân hàng cũng đã nhanh chóng tìm được đối tác để liên kết và từng bước phát triển dịch vụ đầy tiềm năng này. Tính đến cuối tháng 11/2006 thì ngân hàng đã phát hành được trên 26.500 thẻ với doanh số thanh toán thẻ đạt gần 300 tỷ, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo về cơ sở khách hàng cũng như kết quả hoạt động của mảng dịch vụ này.
Mới đây ngân hàng đã triển khai sản phẩm mới Mobile Banking, hoàn thiện đề án chiến lược phát triển thẻ, chuẩn hóa phong cách giao dịch khách hàng thông qua việc ban hành Sổ tay phong cách giao tiếp khách hàng trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng tốt hơn nữa các dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
Hoạt động dịch vụ như dịch vụ tài khoản, chuyển tiền, dịch vụ kho quỹ, dịch vụ thu chi hộ…cũng đã có những bước tiến mới với chất lượng ngày càng cao, nhanh chóng, an toàn và chính xác, được khách hàng đánh giá cao.
2.1.3.5 Về kết quả hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng những năm qua liên tục tăng trưởng và ổn định.
Bảng 1: Lợi nhuận trước thuế 2003 – 11/2006
Năm
2003
2004
2005
30/11/2006
Lợi nhuận (tỷđ)
72,46
105,39
148,7
Trên 200
Nguồn: báo cáo thường niên 2003,2005 & ước tính của Ngân hàng
Biểu đồ 1: Lợi nhuận trước thuế(tỷđ)
Tổng lợi nhuận tính từ ngày thành lập đến hết ngày 30/11/2006 đạt trên 800 tỷ. Mức lợi nhuận ngân hàng tăng từ 0,23 tỷ đồng trong năm tài chính 1994 lên 148,7 tỷ năm 2005, gấp 646,5 lần và đạt trên 200 tỷ trong 11 tháng năm 2006, tăng trên 34,5% so với đầu năm. Kết quả đó đã góp phần đưa Ngân hàng Quân đội trở thành một trong những ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần.
Nếu xét chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu thì Ngân hàng Quân đội luôn duy trì được mức ROE trên 20% trong những năm qua. Đến ngày 30/11/2006, tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu gần 30,5%. Tỷ lệ chia cổ tức hàng năm của ngân hàng đạt 15-20%. Đồng thời hoàn thành tốt các nghĩa vụ về thuế, nộp trên 264 tỷ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước.
2.2. Thực trạng quản lý vốn của Ngân hàng Quân đội
2.2.1. Quản lý quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động
2.2.1.1 Quản lý quy mô nguồn vốn huy động
Nhờ sự đa dạng hóa phương thức huy động vốn cũng như việc mở rộng mạng lưới chi nhánh và nghiên cứu chất lượng dịch vụ Ngân hàng, Ngân hàng đã có nguồn vốn tăng trưởng khá cao đáp ứng được nhu cầu cho vay, thanh toán khá lớn.
Bảng 2: Bảng quy mô nguồn vốn huy động giai đoạn 2003-2006
Năm
2003
2004
2005
30/11/2006
Tổng vốn HĐ(tỷđ)
3485
4933
7046,6
11000
Tăng trưởng tuyệt đối(tỷđ)
1448
2113,6
2953,4
Tốc độ tăng trưởng(%)
41,55
42,85
58,09
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội
Biểu đồ 2: Quy mô nguồn vốn huy động(tỷđ)
Tổng nguồn vốn huy động qua các năm tăng trưởng đáng kể. Qua 3 năm từ 2003 – 2005 tổng nguồn vốn huy động tăng hơn 2 lần từ 3485 tỷ đồng năm 2002 lên đến 7046,6 tỷ đồng năm 2005 và tính đến 30/11/2006, vốn huy động đã tăng trên 3,5 lần, đạt trên 11000 tỷ đồng. Mức huy động những năm qua đạt trên 40% trong điều kiện biến động về lạm phát, lãi suất, các chính sách tỷ giá…đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh tiền tệ và nhất là sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn về lãi suất thì mức tăng đó là một sự cố gắng rất lớn.
Bảng 3: Quy mô nguồn vốn của một số Ngân hàng
Ngân hàng
Incombank
Eximbank
Năm
2004
2005
2004
2005
Tổng vốn HĐ(tỷđ)
81597
100572
6296
8352
Tăng trưởng tuyệt đối(tỷđ)
18975
2056
Tốc độ tăng trưởng(%)
23,25
32,66
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Incombank và Eximbank
So sánh 2 bảng trên, ta nhận thấy rằng: đối với những Ngân hàng Nhà nước, tổng nguồn vốn huy động được cao hơn rất nhiều lần so với Ngân hàng Quân đội nói riêng và các NHTMCP nói chung do hoạt động lâu năm, thị phần lớn, có uy tín, nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Ngân hàng Quân đội tăng nhanh hơn một số NHTMCP khác, cả về số tuyệt đối.
Có được điều này là do những năm qua, Ngân hàng đã không ngừng tăng cường chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm với các hình thức huy động đa dạng, lãi suất cạnh tranh, tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Ngân hàng Quân đội. Đồng thời, từ năm 2005, ngân hàng đã tổ chức tốt các chương trình như “tiết kiệm dự thưởng”, “tiết kiệm có thưởng”,…nên đã thu hút được đông đảo các khách hàng đến với ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Quân đội còn tham gia khá tích cực trên thị trường liên ngân hàng với mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận và nâng cao tính thanh khoản.
Từ quy mô nguồn vốn huy động, các nhà quản lý còn có thể đo lường hiệu quả lao động theo chỉ tiêu nguồn vốn huy động trên một lao động (NVHĐ/1LĐ).
Bảng 4: Đo lường hiệu quả lao động qua quy mô nguồn vốn huy động
Năm
2003
2004
2005
30/11/2006
Nguồn vốn HĐ(tỷđ)
3485
4933
7046,6
11000
Số LĐ BQ (người)
249
485
711
850
Vốn HĐ BQ/1LĐ
14
10,2
9,9
12,9
Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Quân đội
Chỉ tiêu Vốn HĐBQ/1 lao động 4 năm tăng giảm không ổn định mặc dù nguồn vốn huy động tăng lại tăng rất đáng kể. Từ năm 2003 đến 2005 chỉ tiêu này giảm từ 14 xuống còn 9,9 tỷ đồng/1 lao động. Đến năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng lên 12,9 tỷ đồng/1 lao động. Điều này là do, những năm qua Ngân hàng đã liên tục tuyển dụng, bổ sung cán bộ quản lý c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0159.doc