Đề tài Tăng cường hiệu quả thu hút khách đến vui chơi giải trí tại công ty cổ phần dịch vụ giải trí Hà Nội

Loại đối thủ thứ hai này đã có ảnh hưởng lớn hơn đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Để đáp ứng cho nhu cầu giải trí họ có nhiều cách khác nhau để thỏa mãn. Họ có thể đi bơi lội, xem phim, chơi thể thao. Mỗi loại hình giải trí đem lại sự thỏa mãn khác nhau nhưng phần nào có thể thay thế được cho nhau. Đối với nhiều người thì việc đi bơi lội hoặc xem phim có thể mang lại cho họ sự vui vẻ như nhau và nhiều khi họ cũng không cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn giữa bơi lội hay xem phim.

Đối thủ cạnh tranh này rõ ràng là ảnh hưởng không nhỏ vì nếu như cuối tuần một gia đình quyết định đi xem phim thì họ sẽ không còn ngân sách và thời gian cho việc bơi lội nữa. Chính vì vậy công ty phải quan tâm nhiều hơn đến các đối thủ cạnh tranh này, hay nói cách khác, tất cả các loại hình giải trí đều là những đối thủ cạnh tranh của công ty như: karaoke, rạp chiếu phim, quán cafe, sàn nhảy. Theo thống kê năm 2000 ở Hà Nội có :

- 763 quán bar.

- 43 quán ca nhạc phòng trà.

- 10 vũ trường lớn nhỏ.

- 1150 quán karaoke.

- 8 rạp chiếu bóng.

 

doc75 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường hiệu quả thu hút khách đến vui chơi giải trí tại công ty cổ phần dịch vụ giải trí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong năm qua thì công ty sẽ chậm thu hồi vốn do đó sẽ rất khó khăn trong việc đầu tư vào các trò chơi mới. 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH. 2.1. Môi trường vĩ mô. 2.1.1. Môi trường kinh tế. Năm 2001 đã kết thúc với hàng loạt các biễn cố về kinh tế và chính trị trên thế giới. Tình hình kinh tế thế giới có chiều hướng suy thoái với quy mô rộng do sự trì trệ của hai đầu tàu kinh tế là Mỹ và Nhật Bản. Sự phụ thuộc quá mức vào xuất khẩu của các nền kinh tế Châu á đã bộc lộ rõ khi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới giảm sút, đặc biệt là ở Mỹ. Trong bối cảnh không mấy sáng sủa đó thì năm 2001 Việt Nam nổi lên như một điểm sáng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm 2001 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,8% đứng thứ hai trên thế giới(sau Trung Quốc). Tổng sản phẩm quốc nội đạt khoảng 31,62 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người ước tính khoảng 405USD/người. Tuy không đạt chỉ tiêu kế hoạch mức tăng trưởng kinh tế là 7,5% nhưng với mức tăng trưởng 6,8% cũng đã là một thành công lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh sụt giảm của nền kinh tế thế giới. Ngoài ra Việt Nam còn được đánh giá là nơi có môi trường đầu tư an toàn cũng như điểm đến du lịch an toàn nhất trong khu vực Châu á Thái Bình Dương. Đây là một trong những lợi thế vô cùng to lớn của Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển kinh tế với khu vực và thế giới. Riêng với thủ đô Hà Nội, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 đạt 10,03%. Với dân số khoảng 2,8 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng 11.800.000VND/người, chắc chắn đây vẫn là thị trường mục tiêu chính nhất của công ty trong những năm tới. Bước sang năm 2002 các nhà phân tích kinh tế thế giới đều cho rằng đây sẽ là một năm không dễ dàng. Ba cường quốc kinh tế thế giới là Mỹ, Đức và Nhật Bản đều vẫn đang trong tình trạng suy thoái. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam . Việt Nam chuẩn bị cho hội nhập AFTA vào năm 2005 và đang nỗ lực hết mình để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong nước, hàng loạt các doanh nghiệp đang gấp rút cổ phần hoá, giải thể, chia tách, thành lập mới, điều chỉnh lại cơ cấu, tăng cường đổi mới nhằm cạnh tranh với các doanh nghiếp nước ngoài. Trong tình hình đó các doanh nghiệp làm ăn ngày càng khó khăn hơn, phải đối mặt với nhiều thách thức hơn và phải cố gắng hết sức để tồn tại và phát triển. 2.1.2. Môi trường chính trị và luật pháp. Việt Nam được công nhận là một trong số những quốc gia có môi trường chính trị ổn định vào bậc nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và cả trên thế giới. Thủ đô Hà Nội được bạn bè quốc tế ca ngợi là “Thành phố vì hoà bình”. Có lẽ ít có nơi nào trên thế giới lại có được không khí chính trị hoà bình và ổn định như thủ đô Hà Nội của công ty . Đây là một trong những yếu tố vô cùng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là đối với nghành du lịch . Về vấn đề quản lý Nhà Nước đối với hệ thống dịch vụ giải trí của Hà Nội hiện nay có một số đặc điểm đáng chú ý sau đây : - Thứ nhất đó là sự quản lý trực tiếp theo nghành dọc của bốn cơ quan chủ quản đó là : Sở văn hoá thông tin, Sở thể dục thể thao, Sở giao thông công chính và Sở du lịch Hà Nội . - Thứ hai đó là sự quản lý theo địa bàn của Uỷ ban nhân dân quận, huyện, xã, phường ở địa phương có cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí . Như vậy, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giải trí chịu sự chỉ đạo quản lý trức tiếp theo nghành dọc về chuyên môn của một cơ quan chủ quản, xin cấp giấy phép kinh doanh tại đó và có trách nhiệm phải nộp thuế cho chi cục thuế ở địa phương. Ngoài ra hoạt động kinh doanh của công ty phải tuân theo các quy định của Chính Phủ về thuê mướn nhân công, thuế, quảng cáo, nơi đặt trụ sở làm việc và bảo về môi trường… 2.1.3. Yếu tố công nghệ kỹ thuật. Ngày nay yếu tố về công nghệ được coi là quan trọng trong cạnh tranh. Thay đổi về công nghệ có thể làm cho các sản phẩm dịch vụ hiện hành trở nên lỗi thời trong khoảng thời gian ngắn. Do sự phát triển nhanh của công nghệ diễn ra xu hướng làm ngắn lại chu kỳ sống của sản phẩm. Dịch vụ kinh doanh giải trí của công ty phải mua công nghệ và thiết bị của Tây Ban Nha(hệ thống trò chơi nước), ngoài ra còn một số trò chơi công ty mua ở trong nước như : tàu điện trên không, ô tô đụng, nhà bóng… một số trò khác mua của Trung Quốc. Vì vậy công ty cần phải xác định lại những trò chơi nào không còn nhiều triển vọng trong việc khai thác nữa tức là giá trị của sản phẩm về mặt kinh tế bị giảm. Ví dụ như trò chơi lâu đài gỗ hay trò chơi nhà bóng ở Công Viên Vầng Trăng qua hai mùa hoạt động và mức doanh thu của những trò này rất thấp, có thể xác định luôn tính hấp dẫn bị giảm. Trung bình vào những tháng cao điểm như tháng 6, tháng 7 năm 2001 doanh số của những trò này cũng chỉ đạt trên 3 triệu đồng/tháng trong đó chi phí trả lương cho các nhân viên vận hành các trò chơi này khoảng 2.170.000đ/tháng chiếm 72% doanh thu chưa kể khấu hao và các khoản chi phí khác. Công ty có thể tham khảo mô hình một số công viên lớn như Synes Paris, công viên Đại Dương Hồng Kông, Wandysne Mỹ và các công viên khác ở Nhật hay ở châu Âu. Những thiết bị trò chơi của họ rất lớn và đắt tiền, nó thể hiện tính hấp dẫn khách hàng không chỉ về mặt vui chơi giải trí mà còn có giá trị ở tính giáo dục, nghệ thuật rất cao trong việc thiết kế kiến trúc công viên . Do đó công ty nên xem xét lại một số trò chơi tại Công Viên Vầng Trăng , xem lại giá trị về mặt kinh tế của các trò chơi đó còn sử dụng được nữa hay không để chuẩn bị đầu tư vào những trò chơi mới có giá trị cao hơn. 2.1.4. Môi trường tự nhiên. Một trong những nét đặc thù của hoạt động kinh doanh tại Công Viên Hồ Tây đó là chịu sự tác động rất lớn của yếu tố khí hậu và thời tiết. Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Hà Nội mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm ướt gió mùa. Khí hậu phân chia bốn mùa rõ rệt, có mùa đông khá lạnh khiến công viên nước phải đóng cửa vào mùa đông. Mùa hè lại quá nóng, nhiệt độ trong ngày khoảng từ 24 đến 34oC đã gây trở nghại rất lớn đến việc đi lại của khách hàng. Trong những năm gần đây không những ở Việt Nam mà trên khắp thế giới thời tiết diễn biến theo chiều hướng xấu đã gây thiệt hại rất lớn đến người và tài sản, đặc biệt là phá huỷ rất nhiều công trình lớn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo dự báo của Tổng cục khí tượng thuỷ văn thì trong các tháng 6, 7, 8 của năm 2002 sẽ thường xuyên có mưa. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty trong năm nay. 2.1.5. Môi trường văn hoá xã hội. Nếu so sánh các hình thức giải trí của người dân ở khu vực thành thị hiện nay so với vài năm về trước có thể thấy những nét thay đổi đáng chú ý sau : Các hình thức giải trí trước đây thường là : - Về giải trí cá nhân : Chủ yêú là nghe đài, đọc sách báo, giao tiếp với bạn bè hay xem tivi. - Về giải trí tập thể : Các hoạt động thể thao và các sinh hoạt văn hoá nghề thuật, thi thoảng có du lịch dã ngoại. Hiện nay các hình thức giải trí nêu trên mới chỉ là một bộ phận nhỏ trong các khả năng lựa chọn để người dân ở các thành thị thoả mãn nhu cầu giải trí của mình. Đã xuất hiện rất nhiều hình thức giải trí mới. - Giải trí cá nhân : Người dân thành thị hiện nay đặc biệt là tầng lớp thanh niên họ có thể ngồi nhà xem các chương trình tivi nước ngoài phát qua vệ tinh. Họ cũng có thể chơi điện tử hay truy cập internet để “chat”. - Giải trí tập thể : Các tụ điểm giải trí mở ra những hình thức phong phú và đổi mới theo thời gian, từ cà phê ca nhạc tới câu cá thư giãn hay tham gia các câu lạc bộ thể thao văn nghệ… - Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển và mở cửa, giao lưu với bên ngoài mà nhiều hoạt động giải trí mới đã du nhập vào Việt Nam trở thành quen thuộc với thanh niên Hà Nội như bowling, tennis… Thậm chí, điều kiện kinh tế phát triển cũng làm xuất hiện những hình thức giải trí mà trước đây chưa mấy người hình dung tới : không ít thanh niên Hà Nội coi “đi dạo siêu thị” trong thời gian rỗi là một thú vui của mình. 2.2. Phân tích thị trường. 2.2.1. Hiện trạng thị trường khách của hệ thống dịch vụ giải trí ở Hà Nội. Hà Nội là trung tâm kinh tế – chính trị – văn hoá - khoa học – kỹ thuật – ngoại giao của cả nước với dân số khoảng 2,8 triệu người và thu nhập bình quân đầu người khoảng 11.800.000VND/người/năm, đây là thị trường hết sức hấp dẫn để khai thác kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí . Nếu so với các thời kỳ trước đây thì nhu cầu giải trí và cầu về các dịch vụ vui chơi giải trí của người Hà Nội hiện nay đã phát triển một cách rõ rệt về số lượng. Điều này thể hiện qua số lượng các cơ sở kinh doanh các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí đã tăng rất nhiều để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân thủ đô. Điều này có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân chính sau : - Do tăng trưởng kinh tế ổn định, thu nhập của các tầng lớp nhân dân được nâng cao, người dân có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động vui chơi giải trí . - Do chất lượng cuộc sống được nâng cao mà quỹ thời gian nhàn rỗi nhiều hơn, người dân có điều kiện tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí nhiều hơn. Đặc biệt giờ đây cán bộ công nhân viên chức nhà nước có thêm một ngày nghỉ cuối tuần. - Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như điều kiện đường xá và các loại phương tiện giao thông ngày một phong phú và thuận tiện hơn khiến người dân không còn cảm thấy ngại khi phải ra khỏi nhà. Một yếu tố hết sức quan trọng có tính chất quyết định tới việc tiêu dùng sản phẩm của khách hàng đó là khả năng thanh toán. Theo kết quả điều tra của Viện Xã hội học năm 1998, thì mức sống của cư dân Hà Nội được phân thành 5 tầng ứng với 5 mức thu nhập trung bình : - Mức giàu với thu nhập trung bình 1.401.000 đ/người/tháng. - Mức khá : 613.000đ - Mức trung bình : 445.000đ - Mức dưới trung bình : 338.000đ - Mức nghèo : 226.000đ Đến nay những con số này chắc chắn đã tăng lên. Còn theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 thì ở Hà Nội có khoảng 1,6 triệu người sống ở khu vực thành thị và khoảng 1,2 triệu người sống ở khu vực nông thôn. Mặc dù không có số liệu chính xác về số lượng người ứng với mỗi mức thu nhập nhưng theo tôi thì những người sống ở khu vực thành thị hầu hết có mức thu nhập từ khá trở lên. Cũng theo tính toán của tôi thì một khách hàng trên địa bàn Hà Nội nếu vui chơi cả ngày trong Công Viên Nước thì phải chi một khoản tối thiểu là 80.000đ. Như vậy, thì chỉ những người có mức thu nhập từ khá trở lên mới có khả năng chi trả cho những dịch vụ trong Công Viên Nước . 2.2.2. Đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại mỗi công ty đều phải đối đầu với nhiều loại đối thủ cạnh tranh, có những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và có những đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Công Viên Hồ Tây có hai khu vui chơi là Công Viên Nước và Công Viên Vầng Trăng. Đối với Công Viên Vầng Trăng hiện tại có một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp về một số trò chơi như đu quay, ô tô điện, game, bơi xuồng đã xuất hiện từ lâu ở công viên như Công Viên Lê Nin và các trung tâm giải trí trong một số siêu thị. Còn đối với Công Viên Nước thì hiện tại chưa có đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tuy nhiên khi phân tích tác động của cạnh tranh một cách tổng quát đối với Công Viên Hồ Tây có 4 loại đối thủ cạnh tranh cơ bản. Sơ đồ 3 : Đối thủ cạnh tranh của công ty . Tôi muốn thoả mãn nhu cầu gì ? Tôi muốn giải trí như thế nào ? Tôi muốn bơi như thế nào? Tôi muốn đi CVN ở đâu ? Đối thủ cạnh tranh về nhu cầu . - Giải trí - Mua sắm - Học hành… Đối thủ cạnh tranh về loại hình. - Bơi lội - Thể thao - Xem phim Đối thủ cạnh tranh về hình thái. - Công Viên Nước - Bể bơi - Tắm biển Đối thủ cạnh tranh về tên hiệu - Công Viên Nước Hồ Tây. - ? 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh về nhu cầu: Đây là loại đối thủ cạnh tranh gián tiếp, trong điều kiện ngân sách của mỗi gia đình đều có hạn, khi người ta chi tiêu cho nhu cầu này thì họ phải cắt giảm chi tiêu cho nhu cầu khác. Giả sử một gia đình khi họ dự định tiết kiệm tiền để mua một chiếc xe máy thì rõ ràng là họ phải cắt giảm các khoản chi tiêu cho giải trí. Công ty có thể thấy rõ ràng là vào đầu năm học (học sinh bắt đầu đi học từ 5/9 hàng năm), bắt đầu từ thời điểm này lượng khách vào Công viên Nước giảm hẳn vì hai lý do: Thứ nhất, học sinh, sinh viên bắt đầu đi học nên không còn nhiều thời gian dành cho giải trí. Thứ hai, công ty không thể lý giải được rằng vào tháng 5 khi đó học sinh vẫn đang trong thời gian đi học nhưng lượng khách vào Công viên Nước vẫn đông. Điều đó chỉ có thể giải thích được là vào đầu năm học các gia đình phải chi tiêu nhiều cho việc học hành của con cái (mua sách, vở, bút, dụng cụ học tập, nộp học phí...) chính vì vậy mà họ phải cắt giảm các khoản chi tiêu cho việc giải trí. Loại đối thủ cạnh tranh gián tiếp này không ảnh hưởng nhiều và nó phụ thuộc vào cơ cấu chi tiêu của gia đình họ chi bao nhiêu cho sinh hoạt, chi bao nhiêu cho học hành và giải trí...) cùng theo thời gian thì cơ cấu chi tiêu của các gia đình cũng thay đổi và họ ngày càng quan tâm và chi tiêu nhiều hơn cho giải trí. Điều này chứng tỏ rằng công ty đang ở trong một ngành kinh doanh phát triển, đây là một thuận lợi cho hoạt động của Công ty. 2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh về loại hình. Loại đối thủ thứ hai này đã có ảnh hưởng lớn hơn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Để đáp ứng cho nhu cầu giải trí họ có nhiều cách khác nhau để thỏa mãn. Họ có thể đi bơi lội, xem phim, chơi thể thao... Mỗi loại hình giải trí đem lại sự thỏa mãn khác nhau nhưng phần nào có thể thay thế được cho nhau. Đối với nhiều người thì việc đi bơi lội hoặc xem phim có thể mang lại cho họ sự vui vẻ như nhau và nhiều khi họ cũng không cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn giữa bơi lội hay xem phim. Đối thủ cạnh tranh này rõ ràng là ảnh hưởng không nhỏ vì nếu như cuối tuần một gia đình quyết định đi xem phim thì họ sẽ không còn ngân sách và thời gian cho việc bơi lội nữa. Chính vì vậy công ty phải quan tâm nhiều hơn đến các đối thủ cạnh tranh này, hay nói cách khác, tất cả các loại hình giải trí đều là những đối thủ cạnh tranh của công ty như: karaoke, rạp chiếu phim, quán cafe, sàn nhảy... Theo thống kê năm 2000 ở Hà Nội có : - 763 quán bar. - 43 quán ca nhạc phòng trà. - 10 vũ trường lớn nhỏ. - 1150 quán karaoke. - 8 rạp chiếu bóng. - 16 bể bơi lớn nhỏ. Sự biến động của các loại hình giải trí này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh về hình thái: Giả sử đối với một số khách hàng họ cảm thấy rằng vào mùa hè cảm giác sung sướng nhất là được ngâm mình dưới nước và không có gì có thể thay thế được. Để thỏa mãn cho nhu cầu bơi lội họ có thể đến Công viên Nước, vào bể bơi hoặc đi tắm biển... Đây là những đối thủ cạnh tranh rất gần với công ty và có ảnh hưởng rất lớn vì để thỏa mãn một nhu cầu bơi lội thì họ cũng có rất nhiều cách khác nhau để thỏa mãn. Nhiệm vụ của công ty là phải làm cho họ cảm thấy bơi lội và vui chơi trong Công viên Nước sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn nhiều so với những loại hình khác. Muốn như vậy thì dịch vụ của công ty phải tốt và giá cả hợp lý. 2.2.2.4. Đối thủ cạnh tranh về tên hiệu: Đến đây nếu như khách hàng quyết định đi Công viên Nước vì họ cảm thấy vào đây không những được bơi lội mà còn được vui chơi thì họ có thể lựa chọn đi Công viên Nước Hồ Tây hoặc một Công viên Nước nào khác. Ở Hà Nội thì việc lựa chọn đi Công viên Nước Saigon Water Park hay Vietnam Water World là điều không tưởng vì họ sẽ phải chi phí rất lớn cho vé máy bay. Do đặc thù ở Hà Nội chỉ có một Công viên Nước nên công ty không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp và trong vài năm tới cũng không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp nào cả. Đây là một lợi thế rất lớn của Công ty. Đến đây công ty có thể khẳng định được rằng Công viên Nước Hồ Tây không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhưng công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh gián tiếp. Công ty không thể chủ quan cho rằng công ty không có đối thủ cạnh tranh vì bất kỳ lúc nào những đối thủ cạnh tranh gián tiếp cũng có thể bẻ cong nhu cầu của khách hàng về phía họ và mỗi lần như vậy công ty lại mất đi một khách hàng. Vì vậy, công ty muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc công ty phải nâng cao chất lượng dịch vụ, luôn luôn đổi mới loại hình để khách hàng không cảm thấy nhàm chán mà bỏ công ty ra đi. 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY . 3.1. Thực trạng về nguồn khách. Công ty lựa chọn thị trường mục tiêu của mình bao gồm Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận có tiềm năng về kinh tế như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Trong đó thị trường mục tiêu và tiềm năng nhất là thủ đô Hà Nội . Trong hai năm qua tổng số lượt khách đến vui chơi giải trí tại Công Viên Hồ Tây ước tính trên 1.200.000 lượt khách, năm 2000 khoảng 600.000 lượt khách và năm 2001 là trên 600.000 lượt. Trong đó riêng năm 2001 số lượng khách các tỉnh khác đến Công Viên Hồ Tây là 22.456 lượt chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trên tổng số lượt khách . Trong hai năm qua công ty chưa chú trọng nhiều đến việc thiết lập mối quan hệ với các công ty lữ hành ở các tỉnh như Hải Phòng hay Quảng Ninh để xây dựng các chương trình du lịch trong đó có mặt sản phẩm của công ty . Công ty chưa thu hút được đối tượng khách hàng là khách du lịch từ các tỉnh đến Hà Nội , trong khi đó mỗi năm có khoảng trên một triệu lượt khách du lịch từ các tỉnh đến Hà Nội . Khách hàng của Công Viên Hồ Tây được chia làm hai loại : - Các cơ quan đoàn thể, các tổ chức và các trường học, doanh nghiệp : Khách được tổ chức thành các đoàn có số lượng từ 15 người trở lên(khách đoàn) và ký hợp đồng trước với công ty : Trong năm 2001 số khách đoàn đến Công Viên Hồ Tây là 47.650 lượt chiếm khoảng 7,8% tổng lượng khách đến Công Viên Hồ Tây . Theo thống kê tính đến hết tháng 7 năm 2001 trên địa bàn Hà Nội 859 doanh nghiệp Nhà Nước, 7489 doanh nghiệp tư nhân trong đó có các công ty cổ phần và các văn phòng đại diện của nước ngoài với thu nhập bình quân 898.900đ/tháng. Ngoài ra còn có tới 495 trường tiểu học và THCS với 397.368 học sinh. Đây là những thị trường đầy tiềm năng mà công ty chưa khai thác được một cách triệt để. - Khách tự do : Đến mua vé trực tiếp tại cổng công viên . Qua số liệu điều tra khách hàng của công ty cho thấy cơ cấu khách hàng đến Công Viên Hồ Tây vui chơi giải trí về độ tuổi : Tuổi 6-14 15-22 22-30 30-40 40up 20% 30% 32% 15% 3% Qua cơ cấu về tuổi của khách hàng cho thấy số lượng khách trong độ tuổi thanh niên chiếm tới 62% tổng số khách . Điều này nói lên các dịch vụ vui chơi giải trí trong Công Viên Hồ Tây có sức hấp dẫn rất lớn đối với lứa tuổi thanh niên. Đây là nhóm khách hàng luôn thích những điều mới lạ. Mặc dù khả năng thanh toán của họ có thể không cao nhưng họ lại rất nhiệt tình với các trò chơi mới lạ. Điều này đòi hỏi công ty phải liên tục bổ sung các dịch vụ mới lạ mới có khả năng thu hút được nhóm khách hàng này. 3.2. Chiến lược marketing trong những năm qua. Marketing là một mũi nhọn của các công ty trong việc nghiên cứu và phân tích thị trường trong đó quảng cáo là một phương tiện quan trọng của công ty để thực hiện công tác tiếp thị, nhất là đối với những công ty mới đi vào hoạt động như Công Viên Hồ Tây . Tuy nhiên trong năm 2000 và 2001 công ty vẫn chưa xây dựng được chiến lược marketing mang tính daì hạn mà chỉ là những kế hoạch về quảng cáo, tiếp thị và nghiên cứu thị trường một cách lẻ tẻ. * Về quảng cáo. Trong năm 2000-2001 công ty chỉ tập trung vào hai loại hình quảng cáo chính đó là truyền hình và báo chí. Quảng cáo trên truyền hình đạt kết quả không cao bởi công ty chỉ tập trung vào thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận nên công ty lựa chọn phát sóng chương trình quảng cáo trên đài truyền hình Hà Nội và Hà Tây. Phạm vi phát sóng của hai kênh này bị hạn chế, không truyền tải được hết thông tin đến khách hàng ở cách xa Hà Nội trên 70km. Tuy chi phí quảng cáo trên truyền hình Hà Nội và Hà Tây rẻ hơn so với VTV1 và VTV3 nhưng hiệu quả quảng cáo không cao. Quảng cáo trên báo chí : Trong năm qua công ty đã xúc tiến quảng cáo trên một số báo như : Hà Nội mới, Tin Tức, Thể Thao. Loại hình quảng cáo này chủ yếu chỉ phục vụ cho nhóm khách hàng ở địa bàn Hà Nội và chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên truyền hình. Nhìn chung các hình thức quảng cáo mà công ty đã áp dụng trong thời gian qua đã không mang lại kết quả như mong muốn bởi vì bộ phận Marketing của công ty hoạt động không bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp nên chưa xác định được phương tiện quảng cáo phù hợp và dự trù ngân sách cho quảng cáo là bao nhiêu. Nếu việc quảng cáo không tuân thủ theo đúng tiến trình của nó không những không đạt kết quả về doanh thu mà còn tốn kém nhiều chi phí. * Về hoạt động tiếp thị : Lẽ ra phòng marketing phải có kế hoạch từ trước để phổ biến cho nhân viên triển khai nhưng thực tế, trong tháng 6 và tháng 7 năm 2001 một số nhân viên khách đoàn đã tự bỏ tiền túi của mình ra để mua phong bì và danh bạ điện thoại của các tỉnh nhằm thực hiện kế hoạch tiếp thị mang tính cá nhân. Điều này có hai mặt, mặt tích cực là thúc đẩy hoạt động marketing nhưng mặt tiêu cực là công ty không thể kiểm soát được những hoạt động cá nhân đó và phá vỡ tính hệ thống của tổ chức trong công tác quản lý. Nguyên nhân của tình trạng trên thứ nhất là do sự thay đổi về mặt nhân sự của bộ phận marketing. Trong ba năm từ năm 2000 đến 2002 mà công ty đã thay đổi trưởng phòng marketing tới ba lần. Thứ hai, sự phối hợp giữa bộ phận marketing với các bộ phận khác không chặt chẽ thiếu thông tin về khách hàng. 3.3. Các loại hình dịch vụ . Sản phẩm của công ty là các dịch vụ vui chơi giải trí và kèm theo đó là một số dịch vụ bổ sung khác bao gồm : Trò chơi Công Viên Nước. Trò chơi Công Viên Vầng Trăng. Dịch vụ ẩm thực. Khách đoàn. Kinh doanh mặt nước. Kinh doanh bán lẻ. Dịch vụ gửi đồ. Dịch vụ gửi xe. Tổ chức biểu diễn. Cho thuê mặt bằng. Cho thuê quảng cáo. Dịch vụ tennis. Triển lãm hội chợ. Vào mùa hoạt động của Công Viên Nước thì khách hàng đến với Công Viên Hồ Tây hiện nay chủ yếu vẫn là chơi tại Công Viên Nước. Các trò chơi nước tuy có hấp dẫn nhưng ít về số lượng. Khách hàng đến chơi lần đầu tiên còn cảm thấy rất hào hứng nhưng đến lần thứ hai, thứ ba tính hấp dẫn của các trò chơi này chắc chắn bị giảm đi. Các dịch vụ để phục vụ cho vui chơi còn thiếu nhiều . Ví dụ như dịch vụ ăn uống và mua bán những đồ dùng. Khách hàng đến vui chơi có rất nhiều thành phần khác nhau, từ những người có mức thu nhập trung bình đến những người có thu nhập cao do đó nhu cầu về mua bán ăn uống của họ cũng rất khác nhau. Rất nhiều khách hàng sang trọng ở các tỉnh khác và tại Hà Nội khi đưa gia đình đến vui chơi giải trí họ muốn dùng những dịch vụ cao cấp ( phòng nghỉ riêng với các tiện nghi cao cấp nhưng) phía công ty chưa đáp ứng được . Hoa quả và nước giải khát là những mặt hàng không thể thiếu được để phục vụ khách hàng trong những ngày hè oi bức. Thời tiết nóng làm cho khách hàng khi đến chơi Công Viên Nước cảm thấy mệt mỏi sau khi tham gia các trò chơi tại Công Viên Nước và Công Viên Vầng Trăng. Khách hàng cần có hoa quả và đồ uống để tăng cường sinh lực, giảm mệt mỏi sau khi vui chơi . Trong khi đó bộ phận kinh doanh ẩm thực chưa triển khai dịch vụ này mà chỉ bán những thứ rất đơn điệu như kem và nước giải khát Coca-Cola. Các trò chơi tại Công Viên Vầng Trăng chỉ có đu quay khổng lồ, nhà chiếu phim ảo, tàu lượn siêu tốc là mới lạ và chỉ hấp dẫn khách chơi là các em học sinh lứa tuổi từ 6 – 20, còn lại những trò chơi khác hầu như rất ít khách chơi. Nhìn chung về số lượng các dịch vụ vui chơi giải trí còn quá ít sẽ rất khó khăn trong việc giữ chân khách ở lâu trong công viên. Khách hàng sẽ nhanh chóng nhàm chán với những trò chơi trong công viên. 3.4. Chất lượng dịch vụ. Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ bao gồm : - Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật : Nó biểu hiện thông qua một số yếu tố như tính hiện đại, thẩm mỹ , vệ sinh và đặc biệt là độ an toàn của các trang thiết bị. - Chất lượng của đội ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp : Chất lượng của thành phần này thể hiện qua trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn, khả năng giao tiếp, những hiểu biết về tâm lý khách hàng … - Chất lượng của quá trình phục vụ : Phụ thuộc vào thái độ của nhân viên phục vụ trực tiếp, quy trình phục vụ từ khâu đón tiếp, hướng dẫn khách tham quan vui chơi cho đến lúc tiễn khách ra về như thế nào, sự hợp tác giữa các nhân viên ra sao… Chất lượng của quá trình phục vụ phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái tâm lý của nhân viên trong khi phục vụ khách hàng , đôi lúc nó còn phụ thuộc vào cả trạng thái tâm lý của khách . Về chất lượng các dịch vụ trong Công Viên Hồ Tây đã có nhiều lời khen ngợi và động viên từ phía chính quyền địa phương và thành phố cũng như trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Về phía công ty cũng đã nỗ lực hết mình để ngày một nâng cao chất lượng các dịch vụ trong Công Viên Hồ Tây . Rất nhiều các trang thiết bị phục vụ cho vui chơi giải trí trong Công Viên Hồ Tây được mua từ nước ngoài rất hiện đại , đẹp mắt và an toàn. Qua hai mùa hoạt động kinh doanh chưa có một trường hợp tai nạn đáng tiếc nào sảy ra do sự cố kỹ thuật của các trang thiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTăng cường hiệu quả thu hút khách đến vui chơi giải trí tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Giải Trí Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan