Đề tài Tăng cường huy động vốn tại Chi nhỏnh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình

Quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã trở thành một trong những nội dung chủ yếu, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các quan hệ kinh tế, tài chính của mỗi nước và trên toàn thế giới; nó vừa góp phần nâng cao hiệu quả phân phối nguồn lực và thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng cường khả năng thanh toán, thúc đẩy thị trường tài chính trong nước phát triển ổn định, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng và các trung gian tài chính khác, đồng thời nó cũng thúc đẩy và duy trì hệ thống chính sách lành mạnh, tránh đổ vỡ mang tính hệ thống cũng như giúp hệ thống NHTM VN đương đầu với cạnh tranh từ nước ngoài. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế VN nói chung và NHTM nói riêng đang vận động với những thách thức và thời cơ của tiến trình hội nhập. Bản thân ngành ngân hàng đã và đang tích cực cơ cấu lại tài chính, tổ chức và nhất là cơ cấu lại nghiệp vụ theo mục tiêu chiến lược CNH – HĐH đất nước.

Trước những thuận lợi khó khăn, thách thức đặt ra trên con đường phát triển của Chi nhánh song trên cơ sở những gì đã đạt được trong những năm qua. Dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước cùng các bộ ngành có liên quan, sự điều hành của NHCT VN cùng với sự hợp tác chặt chẽ, tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nước. Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình cần phát huy những ưu thế và có biện pháp khắc phục những điểm yếu, khó khăn để hoàn thiện công tác huy động vốn, tăng cường quản lý vốn và sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh với phương châm “phát triển an toàn, hiệu quả và hội nhập”.

 

doc79 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường huy động vốn tại Chi nhỏnh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, chi tiền mặt lớn. Phối hợp với phòng Kế toán giao dịch (trong quầy), Tổ chức hành chính thực hiện điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với NHNN, các NHCT trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, Phòng giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu chi tại chi nhánh. Theo dõi tình hình kho tàng, lập kế hoạch sửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác của phòng. Làm các báo cáo theo quy định của NHNN và NHCT. 2.1.2.9. Phòng Thông tin điện toán Thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh. Quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối với toàn bộ hệ thống mạng thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao. Thực hiện triển khai các hệ thống, chương trình phần mềm mới, các phiên bản mới tõ phía NHCT tại Chi nhánh. Lập, gửi các báo cáo bằng File theo quy định hiện hành của NHCT Việt Nam, NHNN. Làm đầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh NHCT với NHCT Việt Nam. Xử lý các sự cố đối với hệ thống thông tin tại Chi nhánh. Thực hiện lưu trữ, backup dữ liệu toàn Chi nhánh và phối hợp với các phòng chức năng để triển khai công tác đào tạo về công nghệ thông tin tại chi nhánh. 2.1.2.10. Phòng Kế toán tài chính Phòng Kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT. Chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhân viên hàng tháng. Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ của Chi nhánh. Lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, lập kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảm hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trình Giám đốc Chi nhánh quyết định. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương quý, năm. Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định. Là đầu mối trong quan hệ với cơ quan thuế, tài chính. Thực hiện lưu giữ chứng từ, số liệu, làm báo cáo theo quy định của Nhà nước và NHCT 2.1.2.11. Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước và cơ chế quản lý của ngành. Kiểm toán hàng ngày các giao dịch lớn hoặc các nghiệp vụ theo quy định. Thực hiện kiểm tra hoặc phối hợp với phòng nghiệp vụ để kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc. Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân, tổ chức tiếp công dân đến khiếu nại tố cáo về nội dung có liên quan đến hoạt động của NHCT. Tham mưu cho Giám đốc về công tác phòng chống tham nhũng. Phối hợp với phòng Kế toán giao dịch, Tổ chức Hành chính tham gia vào việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động và một số công việc khác với tư cách giám sát. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của NHCT Việt Nam và tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của phòng. 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ Chi nhánh có chức năng trực tiếp kinh doanh tiền tệ tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo lệnh của Tổng Giám đốc NHCT VN; làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHCT VN. Cụ thể Chi nhánh có các chức năng sau. Quản lý vốn nội ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi, cân đối điều hòa vốn trong Chi nhánh và hệ thống NHCT VN; chấp hành quy chế về dự trữ bắt buộc. Làm đầu mối thực hiện thanh toán quốc tế, quản lý tài khoản tiền gửi của các đơn vị thành viên tại Chi nhánh và của NHCT VN tại các ngân hàng khác. Làm đầu mối kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng trong và ngoài nước. Thực hiện các hoạt động huy động vốn: Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với khách hàng. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng: Thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu, mua bán ngoại tệ, phát hành thẻ ATM và các dịch vụ khác. Đầu tư dưới các hình thức như hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi được NHCT VN cho phép. Trực tiếp thử nghiệm các sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Là thành viên của một trong những NHTM Quốc doanh lớn nhất VN, Chi nhánh có đủ các nguồn lực để mở rộng các hoạt động của mình, với sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, cự cố gắng và tinh thần trách nhiệm của toàn thể các bộ công nhân viên Chi nhánh đã chứng tỏ năng lực hoạt động của mình, xác lập được uy tín trên thị trường tài chính VN nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. 2.1.4. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình 2.1.4.1. Tình hình kinh tế xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và cũng là trung tâm tài chính hàng đầu tại Khu vực phía Bắc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển hệ thống tài chính cả nước. Tại đây tập trung đông đảo các tổ chức tín dụng và chi nhánh của tổ chức tín dụng: NHNN, các NHTM quốc doanh, các NHTM cổ phần, liên doanh, Ngân hàng Chính sách, công ty Bảo hiểm, Quỹ tín dụng, công ty Tài chính…Sự phát triển mạng lưới hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội ngày càng tạo áp lực cạnh tranh đối với các ngân hàng nói chung và Chi nhánh nói riêng. Nền kinh tế nước ta những năm qua tuy gặp phải một số khó khăn lớn như năm 2003 thiên tai ở miền Trung và Tây Nguyên; cuộc chiến tranh ở IRẮC đã tác động bất lợi đối với nền kinh tế, giá một số nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, một số doanh nghiệp xuất khẩu ở VN mất thị trường…Trong lĩnh vực ngân hàng Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cắt giảm lãi xuất xuống mức thấp nhất chỉ còn 1%/năm nên tình hình lãi suất của nước ta đã có xu hướng trái chiều giữa VND và ngoại tệ trong một thời gian dài và tác động chuyển dịch trong cơ cấu vốn huy động: vốn huy động VND tăng, vốn huy động ngoại tệ có xu hướng giảm. Năm 2004 do tác động của thị trường thế giới và thiên tai dịch bệnh, đặc biệt là tác động của dịch cúm gia cầm, hạn hán, rét đậm vào thời điểm đầu năm ở các tỉnh phía Bắc, giá xuất các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản trên thị trường thế giới tăng cao…đã tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2004, là năm có chỉ số giá tiêu dùng 9,5% cao nhất trong mấy năm gần đây. Diễn biến lạm phát, biến động về lãi suất và các chính sách về tỷ giá, dự trữ bắt buộc… đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh tiền tệ, đặc biệt là biến động về lãi suất, nổi bật là vào giai đoạn cuối năm 2004 sức ép tăng lãi suất nội tệ rất lớn. Thị trường tiền tệ có những diễn biến trái chiều, trong khi vốn ngoại tệ có xu hướng dư thừa thì vốn nội tệ VND có xu hướng khan hiếm. Năm 2005 tình hình kinh tế chính trị thế giới có nhiều bất ổn, lũng đoạn của các tập đoàn kinh tế lớn và sự biến động của các đồng tiền chủ chốt đã làm giá của nhiều nguyên nhiên vật liệu tăng cao. Bên cạnh đó, nền kinh tế VN cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm tái phát trên phạm vi rộng, sức ép tăng giá bán nhiều loại vật tư, hàng hóa trong nước đặc biệt là những mặt hàng quan trọng như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thép, than, xăng dầu…đã tác động đến chỉ số giá tiêu dùng, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Một số ngành hiệu quả sản xuất kinh doanh có dấu hiệu giảm sút, xuất hiện tình trạng khó khăn về mặt tài chính. Trong ngành giao thông vận tải còn xảy ra tình trạng nợ đọng của các dự án trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng, một số dây truyền sản xuất gạch ốp lát phải tạm ngừng sản xuất do sản phẩm còn tồn kho lớn không tiêu thụ được... nợ đến hạn không trả được, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và Chi nhánh NHCT Khu vực Ba Đình nói riêng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn như vậy nhưng nền kinh tế nước ta trong giai đoạn 2003 – 2005 liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao: năm 2003 là 7,24%; năm 2004 là 7,69%; năm 2005 là 8,4%. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh và những thay đổi trong đường lối chính sách cũng như nền kinh tế xã hội đã tạo ra những thuận lợi cơ bản cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Thu nhập, tích luỹ của nền kinh tế tăng, khối lượng sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng của tổ chức và cá nhân tăng tạo điều kiện cho NHTM nói chung và Chi nhánh thu hút các loại tiền gửi, mở rộng các hoạt động huy động vốn của mình và các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. - Môi trường pháp lý được cải thiện, lãi suất được quản lý theo xu hướng tự do hóa. Sự thông thoáng này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng linh hoạt và chủ động áp dụng các mức lãi suất khác nhau trong công tác huy động vốn. -Trong môi trường hội nhập tâm lý, tập quán của dân cư đã dần thay đổi, mọi người đã có xu hướng sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại qua ngân hàng và thay vì cất trữ tiền, vàng, ngoại tệ tại nhà đã mang tiền đến gửi ngân hàng, mua kỳ phiếu, trái phiếu và cũng đã tham gia mua bán chứng khoán…Điều này góp phần vào sự phát triển của thị trường tài chính đồng thời gia tăng nguồn vốn cho NHTM. - NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt trong thời gian vừa qua các lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh kịp thời phù hợp với sự biến động của thị trường trong nước và thế giới tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở để hoạch định các chính sách kinh doanh của mình trước tình hình mới. Mặt khác, trong hoạt động huy động vốn đặc biệt là VND có nhiều kênh huy động vốn với lãi suất hấp dẫn như: Trái phiếu Chính phủ, Kỳ phiếu của Tổng công ty Dầu khí… nên công tác huy động vốn của các NHTM gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Những biến động trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng song với sự nỗ lực phấn đấu liên tục của tập thể cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh, được sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo NHCT VN, Chi nhánh NHCT BĐ trong những năm qua đã đạt được những kết quả sau. 2.1.4.2. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình Huy động vốn Tổng vốn huy động liên tục tăng qua các năm: Năm 2003 là 3.191.911 triệu đồng, năm 2004 là 3.638.726 triệu đồng, năm 2005 là 4.160.464 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng qua các năm là 7,3%; 13,99%; 14,32%.Nhìn chung, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh đạt sự tăng trưởng tốt, tỷ trọng và quy mô của tiền gửi có kỳ hạn không chỉ của VND mà cả ngoại tệ đều tăng lên. Tuy có làm gia tăng chi phí đầu vào nhưng lại tạo ra sự ổn định về nguồn vốn tạo điều kiện cho chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh doanh đặt biệt là cho vay với kỳ hạn dài. Hoạt động tín dụng Dư nợ tín dụng qua các năm: năm 2003 đạt 1.717.209 triệu đồng; năm 2004 là 1.893.975 triệu đồng, năm 2005 là 2.815.859 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 5%; 10,29%; 48,67% thể hiện ở bảng sau. Bảng 1: Dư nợ tín dụng qua các năm 2003 - 2005 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tđ tt(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tđtt(%) -Ngắn hạn 1.112.576 64,79 1.261.386 66,6 13,38 1.629.610 57,87 29,19 -Trung dài hạn 604.633 35,21 632.589 33,4 4,62 1.186.249 42,13 87,52 Tổng dư nợ 1.717.209 100 1.893.975 100 10,29 2.815.859 100 48,67 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2003 - 2005) Mức dư nợ năm 2005 tăng cao do Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh: như công ty cổ phần VILEXIM vay 25 tỷ, VINAFOOD vay 665 triệu đồng… đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tài chính các doanh nghiệp vay vốn. Những doanh nghiệp yếu kém đã giảm dần dư nợ và tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn, nợ gia hạn, tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Do vậy tình hình dư nợ xấu của Chi nhánh đã có chuyển biến tốt trong các năm qua. Năm 2003 tổng số nợ tồn đọng thu được là 17,406 tỷ đồng bằng 71,5% nợ tồn đọng. Đến 31/12/2003 tổng số nợ tồn đọng chỉ còn 6,913 tỷ đồng chiếm 0,4% tổng dư nợ. Riêng nợ quá hạn đến 31/12/2003 là 6,139 tỷ VND chiếm 0,36% trong tổng dư nợ. Năm 2004 nợ tồn đọng phải xử lý là 6,913 tỷ đồng trong đó chủ yếu là nợ khoanh, nợ vay thanh toán công nợ, nợ của những đơn vị sản xuất kinh doanh yếu kém nhiều năm chưa trả được. Chi nhánh đã xử lý tài sản, thu bằng tiền được 325 triệu đồng của nhóm 1, NHCT VN cho xử lý nợ tồn đọng nhóm 2 được 6.538 triệu đồng. Đến cuối năm nợ tồn đọng chỉ còn một nhóm duy nhất 50 triệu VND. Nợ quá hạn phát sinh trong năm 36.814 triệu đồng đã thu được 30.960 triệu đồng, dư nợ quá hạn đến cuối năm chỉ còn 5.904 triệu đồng chiếm 0,31% tổng dư nợ. Năm 2005 tình hình nợ đọng trong ngành xây dựng cơ bản đã tác động lớn đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh nhưng với sự chỉ đạo sát sao và bám sát từng khoản thu của doanh nghiệp để thu nợ, nợ xấu đến 31/12/2005 chỉ còn 77.361 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,75% trên tổng dư nợ và xử lý rủi ro 53.860 triệu đồng, nợ gia hạn và nợ quá hạn 65 tỷ trong đó nợ quá hạn là 19,6 tỷ. Hoạt động tài trợ thương mại - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Chi nhánh đã chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ của các đại lý, mua trên thị trường liên ngân hàng, mua của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ngoại tệ thanh toán của khách hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ thể hiện ở bảng sau. Bảng 2: Doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh năm 2003 - 2005 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Doanh số Doanh số Tđtt (%) Doanh số Tđtt (%) Doanh số mua 101.580.951 137.011.253 34,88 246.730.553 80,08 Doanh số bán 103.584.934 136.242.623 31,53 246.640.085 81,03 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2003 - 2005) - Thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán quốc tế liên tục tăng: năm 2003 thanh toán 1462 món trị giá 111.475.000 USD; năm 2004 tổng giá trị thanh toán là 2560 món đạt 131.611.842 USD tăng 18,06% so với năm 2003; năm 2005 tổng giá trị thanh toán là 2061 món đạt 159.009.733 USD tăng 20,8% so với năm 2004 trong đó thanh toán hàng nhập 1890 nóm đạt 153.001.137 USD tăng 32% so với năm 2004. - Về nghiệp vụ bảo lãnh Năm 2003 tổng dư bảo lãnh đạt 574 tỷ đồng, đến năm 2004 là 570 tỷ đồng, năm 2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ đồng; giá trị bảo lãnh liên tục giảm nguyên nhân do Chi nhánh đã hạn chế và giảm dần hạn mức tín dụng với một số doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải và xây dựng. Các hoạt động dịch vụ và công tác khác - Hoạt động kế toán thanh toán: Với khối lượng khách hàng giao dịch ngày càng lớn, để phục vụ khách hàng được thuận lợi, nhanh chóng, Chi nhánh đã thiết lập thêm 7 cửa giao dịch, nâng số cửa giao dịch lên 12 cửa, đồng thời bố trí đủ cán bộ đáp ứng được yêu cầu thanh toán theo chương trình hiện đại hoá với khối lượng thanh toán trên 36.916 tỷ VND và 212,9 triệu USD, bao gồm 227.435 món trong đó có 136.515 món thanh toán không dùng tiền mặt trị giá 28.810 tỷ đồng. - Phát triển dịch vụ thẻ điện tử: Đến 31/12/2005 Chi nhánh đã phát hành được 3.142 thẻ ATM và 25 thẻ VISA/MASTER card, lắp đặt được 11 máy thanh toán thẻ riêng, trong năm 2005 phát hành được 1.438 thẻ, đạt 119,8% so với kế hoạch được giao trong đó có 1.413 thẻ ATM. - Công tác quản lý kho quỹ: Doanh số thu chi tiền mặt cả năm 11.050 tỷ VND và 226.050.113 USD. Phát hiện và thu giữ 245 tờ tiền giả với tổng mệnh giá 21 triệu đồng, trả lại tiền thừa cho khách hàng 460 món với 477,5 triệu đồng, trong đó VND có món cao nhất là 50 triệu đồng, ngoại tệ có món cao nhất là 1000 USD. Kho quỹ trong năm 2005 được bảo đảm an toàn tài sản tuyệt đối. - Công tác kiểm tra kiểm soát: Thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHNN và NHCT VN nên nhìn chung không có sai sót lớn, kịp thời chỉnh sửa những sai sót trong các nghiệp vụ tín dụng, kế toán, … - Công tác tổ chức, phát triển mạng lưới: Tuy mới được thành lập từ 01/06/2005 Phòng giao dịch Tây Hồ đã đi vào nề nếp, có những kết quả khả quan: vốn huy động được 26.219 triệu đồng, dư nợ cho vay 36.080 triệu đồng, các hoạt động dịch vụ về chuyển tiền, thanh toán, mua bán ngoại tệ cũng đã có kết quả tốt. Ngoài ra Chi nhánh đang đề nghị NHCT VN cho thiết kế Điểm giao dịch mẫu sớm đi vào hoạt động tại Quỹ tiết kiệm 26 phố Quán Thánh. - Hoạt động đoàn thể: Cùng với Công đoàn, Đoàn thanh niên và các tổ chức quần chúng khác phát động các đợt thi đua ngắn ngày, tham gia tích cực các đợt tìm hiểu về Luật NHNN, Luật các Tổ chức tín dụng, thi tìm hiểu về Đảng cộng sản VN… tích cực tham gia các phong trào thể thao, văn hoá văn nghệ, bảo vệ an ninh tổ quốc trên địa bàn Quận, Thành phố và trong hệ thống NHCT VN. - Kết quả tài chính: Với sự cố gắng phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, nhân viên Chi nhánh nên lợi nhuận liên tục tăng trong các năm qua: năm 2003 là 60.831 triệu VND so với năm 2002 tăng 2,2%; năm 2004 đạt 78.157 triệu đồng tăng 28,5% so với năm 2003; năm 2005 lợi nhuận đạt mức 90.681 triệu đồng, vượt 5.681 triệu đồng so với kế hoạch được giao, trích lập dự phòng rủi ro 32.899 triệu đồng. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình 2.2.1. Thực trạng nguồn vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình Công tác huy động vốn tại Chi nhánh luôn được chú trọng. Để có được nguồn vốn huy động lớn, cơ cấu hợp lý tạo điều kiện tiền đề cho các hoạt động kinh doanh khác, Chi nhánh đã không ngừng đưa ra các sản phẩm tiền gửi (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…) thu hút người dân gửi tiền vào ngân hàng, phát hành kỳ phiếu và các loại chứng chỉ tiền gửi nhằm huy động tiền gửi của cả dân cư và các tổ chức kinh tế. Bảng 3: Thực trạng nguồn vốn của Chi nhánh năm 2003 - 2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So với 2003 (%) Số tiền Tỷ trọng (%) So với 2005 (%) Tiền gửi TCKT 1.407.469 44,09 1.805.582 49,62 128,29 2.050.276 49,28 113,55 -Không kỳ hạn 878.242 27,51 1.110.548 30,52 126,45 1.365.422 32,82 122,95 -Có kỳ hạn 529.227 16,58 695.034 19,10 131,33 684.854 16,46 98,54 Tiền gửi dân cư 1.784.442 55,91 1833.144 50,38 102,73 2.110.188 50,72 115,11 -Tiền gửi 1.494.522 46,82 1.409.754 38,74 94,33 1.833.135 44,06 130,03 +Không kỳ hạn 26.102 0,82 7.187 0,20 27,53 3.277 0,08 45,60 +Có kỳ hạn 1.468.420 46,00 1.402.576 38,54 95,52 1.829.858 43,98 130,46 -Phát hành công cụ nợ 289.920 9,09 423.390 11,64 146,04 277.053 6,66 65,44 Tổng nguồn vốn 3.191.911 100 3.638.726 100 113,99 4.160.464 100 114,32 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2003 - 2005) Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm Năm 2003: Tổng vốn huy động đạt 3.191.911 triệu đồng Năm 2004: Chi nhánh huy động được 3.638.726 triệu đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 446.815 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng 13,99% (toàn hệ thống tăng 2,6%) so với kế hoạch đạt 97,5%. Năm 2005: Quy mô huy động vốn của Chi nhánh đạt 4.160.464 triệu đồng tăng 521.738 triệu đồng so với năm 2004 và đạt tốc độ tăng trưởng 14,32%. Tỷ trọng của từng loại vốn trong tổng nguồn vốn thay đổi qua các năm được thể hiện ở bảng 3. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh từ hai nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, hai nguồn này chiếm tỷ trọng tương đương nhau trong đó tỷ trọng nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế có xu hướng ngày càng tăng, còn nguồn tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm so với các tổ chức kinh tế. Trong giai đoạn 2003 – 2005 vừa qua, Chi nhánh đã thực hiện tốt kế hoạch huy động vốn tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các hoạt động khác góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 2.2.2. Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khu vực Ba Đình Ở phần trên, qua việc xem xét sự biến động và cơ cấu của các nguồn vốn trong tổng nguồn ta đã có cái nhìn tổng quát về tình hình huy động vốn của Chi nhánh. Dưới đây chúng ta sẽ đi sâu phân tích từng bộ phận cấu thành nên tổng nguồn vốn huy động. 2.2.2.1. Cơ cấu vốn theo thời gian huy động 2003 – 2005 là giai đoạn có những biến động mạnh về tốc độ tăng trưởng của các loại tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Bảng 4 tổng hợp tình hình huy động các nguồn vốn phân loại theo thời gian huy động của Chi nhánh. Bảng 4: Biến động vốn huy động theo thời gian của Chi nhánh năm 2003 - 2005 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Khoản mục Số tiền Tỷ trọng trong tổng vốn huy động của năm ( %) Chênh lệch so với năm trước Tốc độ tăng trưởng (%) Tiền gửi không kỳ hạn Năm 2003 904.344 28,33 Năm 2004 1.117.735 30,72 213.391 23,6 Năm 2005 1.368.699 32,9 250.964 22,45 Tiền gửi có kỳ hạn Năm 2003 2.287.576 71,67 Năm 2004 2.520.991 69,28 233.424 10,2 Năm 2005 2.791.765 67,1 270.774 10,74 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2003 - 2005) Qua bảng tổng hợp trên ta thấy: Quy mô cả hai loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn nhìn chung đều gia tăng qua các năm thể hiện các kênh huy động vốn được duy trì và phát triển tốt trong đó tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Tỷ trọng của hai nguồn tiền gửi này trong tổng nguồn vốn có xu hướng ngược chiều nhau. Trong khi tỷ trọng của nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng liên tục 28,33%; 30,72%; 32,9%, còn tỷ trọng của nguồn tiền gửi có kỳ hạn liên tục giảm 71,67%; 69,28%; 67,1%. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng của tiền gửi không kỳ hạn: năm 2004 là 23,6% so với năm 2003, năm 2005 là 22,45% so với năm 2004 trong khi đó tốc độ tăng trưởng của tiền gửi có kỳ hạn trong hai năm qua chỉ có 10,2%; 10,74% đã thể hiện xu hướng lựa chọn, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng như thanh toán qua ngân hàng, thẻ ATM,… điều này không chỉ gia tăng nguồn vốn mà còn tiết kiệm chi phí cho ngân hàng do lãi xuất tiền gửi không kỳ hạn thường thấp hơn tiền gửi có kỳ hạn đồng thời cũng góp phần giảm số lượng tiền mặt trong các giao dịch. Giai đoạn 2003 – 2005 cả trong nước và thế giới đều có những ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng song với sự nỗ lực của các cấp quản lý, cán bộ nhân viên Chi nhánh chủ động sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình thực hiện chủ trương hiện đại hoá ngân hàng của NHCT VN. Chi nhánh đã thiết lập thêm 7 cửa giao dịch, đã có khoảng 2.710 doanh nghiệp và cá nhân đến giao dịch với hơn 10.000 tài khoản tiền gửi. 2.2.2.2. Cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là hai nguồn quan trọng và chủ yếu hình thành nên nguồn vốn của Chi nhánh, đồng thời đây cũng là những đối tượng khách hàng thường xuyên của ngân hàng. Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tđtt (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tđtt (%) -TG huy động từ TCKT 1.407.469 44,09 1.805.582 49,62 28,29 2.050.276 49,28 13,55 -TG huy động từ dân cư 1.784.442 55,91 1.833.144 50,38 2.73 2.110.188 50,72 15,11 Tổng nguồn vốn 3.191.911 100 3.638.726 100 4.160.464 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2003 - 2005) Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư. Tiền gửi của dân cư có quy mô lớn hơn song tỷ trọng có xu hướng giảm từ 55,91% vào thời điểm 31/12/2003 xuống còn 50,72% vào 31/12/2005 còn tỷ trọng tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế tăng từ 44,09% vào ngày 31/12/2003 lên 49,28% vào 31/12/2005. Ngân hàng huy động tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu. Năm 2003, Chi nhánh khai trương thêm quỹ tiết kiệm số 22 tại 142 phố Thụy Khê, nâng tổng số quỹ tiết kiệm hiện có lên 11 quỹ. Từng cán bộ tại các quỹ tiết kiệm luôn chú ý đến phong cách giao dịch với khách hàng. Mặt khác, Chi nhánh thường xuyên cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và bổ sung thêm trang thiết bị, máy móc cho các quỹ tiết kiệm đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời, triển khai các đợt tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu theo chỉ đạo của NHCT VN. Trong năm 2003 tiết kiệm dự thưởng đã huy động được 337,3 tỷ đồng, vượt kế hoạch 62 tỷ (tăng 22,5%). Đợt phát hành kỳ phiếu 6 tháng trả lãi sau huy động được 282 tỷ đồng, vượt kế hoạch 132 tỷ (tăng 88%). Đợt huy động trái phiếu vô danh từ tháng 6/2003 đến tháng 8/2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36476.doc
Tài liệu liên quan