CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3
1.1.1. Khái quát về NHTM 3
1.1.2. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM. 6
1.1.3. Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế. 9
1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 11
1.2.1. Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại. 11
1.2.2. Phân loại nguồn vốn của ngân hàng thương mại. 12
1.2.3. Sự cần thiết phải tăng cường công tác huy động vốn của NHTM. 15
1.3. CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CHỦ YẾU CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 18
1.3.1 Nếu căn cứ theo thời gian huy động. 18
1.3.2. Nếu căn cứ vào đối tượng huy động 18
1.3.3. Căn cứ vào công cụ huy động 20
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 24
1.4.1.Môi trường kinh doanh. 24
1.4.2. Các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HÀ NỘI 30
2.1. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 30
2.1.1.Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội 30
2.1.2. Các hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 34
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHo & PTNT HÀ NỘI 35
2.2.1. Thực trạng kinh tế năm 2005 trên địa bàn Hà Nội. 35
2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội. 36
2.2.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội. 46
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HÀ NỘI. 47
2.3.1. Kết quả công tác huy động vốn giai đoạn 2003-2005. 48
2.3.2. Màng lưới huy động vốn. 50
2.3.3. Các hình thức huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội. 51
2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo &PTNT HÀ NỘI TRONG
GIAI ĐOẠN 2003-2005. 56
2.4.1 Những kết quả đạt được. 56
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân. 58
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HÀ NỘI. 60
3.1.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT HÀ NỘI. 60
3.1.1. Một số thuận lợi và khó khăn. 60
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Hà Nội trong năm 2006. 61
3.1.3. Kế hoạch huy động vốn 2006. 63
3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo &PTNT HÀ NỘI. 65
3.2.1. Mở rộng màng lưới kinh doanh. 65
3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động và đối tượng khách hàng. 66
3.2.3. Nâng cao uy tín của NHNo&PTNT Hà Nội trên thị trường. 69
3.2.4. Đảm bảo tính cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn 69
3.2.5. Về công tác tổ chức và cán bộ. 70
3.2.6. Các giải pháp khác. 71
3.3. KIẾN NGHỊ 71
KẾT LUẬN 73
77 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng không mở rộng mạng lưới hoạt khó có thể huy động được những nguồn vốn nhỏ từ các tầng lớp dân cư vì tâm lý của người dân với một món tiền nhỏ họ rất ngại phải đi một quãng đường xa đến nơi gửi, quan điểm của họ thà để cất trữ ở nhà còn hơn, nếu ngân hàng không nhận biết điều này thì vô hình chung họ đã bỏ qua một khoản tiền nhàn rỗi. Việc mở thêm chi nhánh là quan trọng nhưng vị trí ở đâu để có thể huy được khoản tiền gửi đòi hỏi ngân hàng phải có sự nghiên cứu hết sức nghiêm túc. Thông thường các chi nhánh được mở ở mặt đường quốc lộ nơi đông dân cư để thuận tiện cho người dân gửi tiền, đối với các ngân hàng lớn thì nên mở các chi nhánh ngay tại trụ sở để phục vụ khách hàng tốt hơn và tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng còn không ngừng nâng cấp các chi nhánh, trang thiết bị các phương tiện dịch vụ nâng cao chất lượng cán bộ ở các chi nhánh để có thể phục vụ, thu hút được nhiều tiền gửi hơn.
Bốn là trình độ công nghệ ngân hàng.
Trình độ công nghệ ngân hàng bao gồm cơ sở vật chất phục vụ ngân hàng; các loại hình dịch vụ ngân hàng cung ứng; trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng.
Cơ sở vật chất của ngân hàng càng khang trang hiện đại, công nghệ tiên tiến mang lại lợi ích thiết thực cho kinh doanh, luôn tạo điều kiện thu0ận lợi và phục vụ cho khách hàng tốt hơn, tạo lòng tin cho khách hàng. Thực tế khách hàng sẽ tin tưởng yên tâm hơn khi gửi tiền ở một ngân hàng có trình độ công nghệ trình độ công nghệ ngân hàng cao. Và khi khách hàng đã thực sự yên tâm gửi tiền thì ngân hàng dễ dàng trong việc huy động.
Năm là uy tín của ngân hàng.
Có thể gọi đây chính là tài sản vô hình của ngân hàng. Uy tín bao
gồm uy tín của ngân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Sự nổi tiếng của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì trong lòng thị trường ngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng, giúp ngân hàngcó khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động (thực tế khi ngân hàng có tiếng tăm, họ dễ dàng thu hút vốn hơn các ngân hàng khác ngay cả khi lãi suất tiền gửi của ngân hàng đưa ra có thấp hơn).
Sáu là tính chất sở hữu của ngân hàng .
Yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính từ đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn và quản lý, sử dụng vốn.
Hoạt động của ngân hàng thật sự phức tạp, nó chịu sự chi phối của rất nhiều các nhân tố khác: vĩ mô, vi mô, với mức độ khác nhau. Phần trình bày trên, theo tôi chỉ là những nhân tố ảnh hưởng chính đến công tác vốn của ngân hàng.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NHNO & PTNT HÀ NỘI
2.1. SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
2.1.1. Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo quyết định số 56 và 59 tháng 8 năm 1988 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sự ra đời của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam theo yêu cầu cấp bách của nền kinh tế với mục đích chủ yếu là góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, kiềm chế làm phát, ổn định tiền tệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và trực tiếp giải quyết nâng cao đời sống của nông dân. NHNN&PTNT Việt Nam có vai trò là Ngân hàng quản lý Trung Ương, có hệ thống chi nhánh rộng khắp trong cả nước từ tỉnh đến huyện, xã gồm hơn 2500 chi nhánh.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, theo quyết định số 90/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ Tướng Chính phủ, thời gian hoạt động là 99 năm, trụ sở tại Hà Nội, Ngân hàng có con dấu riêng và có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for agriculture and Rural Development.
Tên viết tắt: VBARD
Trụ sở chính : Số 2 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam còn mở tài khoản tại các Ngân hàng khác cả trong nước và ngoài nước để phục vụ thêm cho việc giao dịch và kinh doanh. Ngân hàng có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và có quyền tự chủ về mặt tài chính.
Ngày 15 tháng 10 năm 1996, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280/QĐ-NH5 do Thống đốc Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sỹ Khiêm ký.
Tên giao dịch : NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Tên viết tắt: VBARD
Trụ sở chính : Số 2 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là một trong số hơn 2500 chi nhánh của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Nó có vai trò trong việc tạo lập nguồn vốn, đáp ứng các nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội, cung cấp các hình thức dịch vụ Ngân hàng... góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của hệ thống Ngân hàng Thương mại Quốc doanh do Thống đốc Ngân hàng đề ra và đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội.
Tên giao dịch: NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI.
Tên giao dich quốc tế: VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT HANOI BRANCH
Trụ sở chính : Số 77 Phố Lạc Trung – Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội.
Từ khi thành lập NHNN & PTNT Hà Nội thực hiện nhiệm vụ là huy động vốn và cho vay các thành phần kinh tế sản xuất Nông - Lâm - Nghiệp , diêm nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm và tất cả các thành phần kinh tế khác trên địa bàn nội thành và ngoại thành Hà Nội.
Tại thời điểm thành lập, ngân hàng có 6 phòng nghiệp vụ:
1. Phòng tín dụng
2. Phòng kế hoạch
3. Phòng tiền tệ kho quỹ
4. Phòng tổ chức cán bộ
5. Phòng tiết kiệm nguồn vốn
6. Văn phòng
NHNN & PTNT có 12 chi nhánh huyện trực thuộc
1. Chi nhánh NHNN huyện Đông Anh
2. Chi nhánh NHNN huyện Thanh Trì
3. Chi nhánh NHNN huyện Từ Liêm
4. Chi nhánh NHNN huyện Gia Lâm
5. Chi nhánh NHNN huyện Mê Linh
6. Chi nhánh NHNN huyện Sóc Sơn
7. Chi nhánh NHNN huyện Hoài Đức
8. Chi nhánh NHNN huyện Đan Phượng
9. Chi nhánh NHNN huyện Thạch Thất
10. Chi nhánh NHNN huyện Phúc Thọ
11. Chi nhánh NHNN huyện Sơn Tây
12. Chi nhánh NHNN huyện Ba Vì
Nguồn vốn là 18 tỷ đồng
Dư nợ cho vay là 16 tỷ đồng
Vào tháng 9/1991 tách 7 ngân hàng huyện về 2 chi nhánh tỉnh Hà tây và Vĩnh Phúc.
Chi nhánh tỉnh Hà Tây bao gồm:
1. Hoài Đức 3. Ba Vì 5. Đan Phượng
2. Thạch Thất 4. Sơn Tây 6. Phúc Thọ
Chi nhánh huyện Mê Linh về công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 1994 thành lập thêm chi nhánh chợ Hôm sau này chuyển thành chi nhánh quận Hai Bà Trưng.
Năm 1995 thành lập thêm 2 chi nhánh là chi nhánh quận Tây Hồ và chi nhánh Giảng Võ sau này là chi nhánh quận Ba Đình
Năm 1997 thành lập thêm chi nhánh quận Cầu Giấy
Năm 1999 thành lập thêm chi nhánh quận Đống Đa
Năm 2002 thành lập thêm chi nhánhTràng Tiền và chi nhánh Chương Dương
Năm 2003 thành lập thêm chi nhánh Hàng Đào, chi nhánh Nghĩa Đô và chi nhánh chợ Hôm
Tháng 12/2004 bàn giao 2 chi nhánh là chi nhánh Chương dương về trực thuộc chi nhánh quận Long Biên và chi nhánh Tây Hồ về trực thuộc chi nhánh Quảng An
Tháng 5/2005 thành lập thêm chi nhánh Trần Duy Hưng
Vào thời điểm 31/12/2005 chi nhánh NHNN Hà Nội có 12 chi nhánh cấp 2 và 44 phòng giao dịch
Tại trụ sở chính có 11 phòng và tố nghiệp vụ:
1. Phòng tổ chức cán bộ
2. Phòng hành chính
3. Phòng tín dụng
4. Phòng thẩm định
5. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế
6. Phòng vi tính
7. Phòng kế toán ngân quỹ
8. Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp
9. Tổ tiếp thị
10. Tổ thẻ
11. Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, NHNN & PTNT Hà Nội có những chức năng chính sau:
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Cho vay ngăn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế
- Cho vay ủy thác theo chương trình đầu tư của Chính phủ trong và ngoài nước.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước mua bán ngoại tệ, tài trợ ngoại thương
- Thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi toàn quốc và qua mạng Swift trên toàn thế giới.
- Dịch vụ chi trả hiền hối, giao nhận tiền tận nơi cho đơn vị, thu ngân lấy phiếu tiền mặt và thực hiện nghiệp vụ khác.
Ngoài chức năng và nhiệm vụ chung của toàn NHNN & PTNT Hà Nội thì các phòng, tổ chức trực thuộc chi nhánh có những nhiệm vụ riêng như:
2.1.2. Các hoạt động chính của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội
Hoạt động huy động vốn:
Bao gồm cả huy động vốn nội tệ và ngoại tệ với các hình thức chủ yếu là gửi tiết kiệm, kỳ phiếu của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, huy động qua bán kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn huy động các nguồn khác như: đi vay từ các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại khác, nhận vốn uỷ thác, tài trợ cho vay của các tổ chức quốc tế...
Hoạt động cho vay:
Với mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. đồng tài trợ cả bằng đồng nội tệ và ngoại tệ...
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế
Hoạt động bảo lãnh
Những năm đầu thành lập khách hàng chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội là các đơn vị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến và công nghiệp thực phẩm do Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương bàn giao về. Hiện nay trong quá trình tổ chức, phân cấp địa bàn hoạt động kinh doanh đã làm cho tính chất nông nghiệp trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị giảm đi. Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội hoạt động như mọi Ngân hàng thương mại khác, có khách hàng là các hộ, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Chính sự thay đổi đối tượng phục vụ này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Những ảnh hưởng do tính thời vụ, tác động của thời tiết, tốc độ quay vòng vốn chậm, quy mô vay vốn nhỏ... đã giảm dần nhưng thay vào đó, Ngân hàng phải chủ động mở rộng kinh doanh đến mọi thành phần kinh tế, mọi lĩnh vực, nghành nghề... nên cán bộ Ngân hàng buộc phải học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nhằm nắm bắt được hoạt động của nhiều nghành nghề.
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội có một lợi thế lớn là NHTM trên địa bàn Hà Nội - đây là địa bàn có tiềm lực kinh tế lớn trong cả nước. Do vậy khả năng huy động và cho vay vốn. Vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội đã dần tự được mình trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đó là kết quả sự hợp tác giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp, các cấp chính quyền và dân cư. Sự tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng gắn liền với sự tăng trưởng phát triển của kinh tế Thành phố nói riêng và của cả nước nói chung.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI
2.2.1. Thực trạng kinh tế năm 2005 trên địa bàn Hà Nội.
Trong năm 2005, năm cuối cùng thực hiện kế hoạch 5 năm (2001-2005) kinh tế thủ đô gặp nhiều khó khăn, thách thức: CPi tăng gần 8% so với năm 2004. Tuy nhiên với những kế hoạch và giải pháp đúng đắn của cấp uỷ và thành phố kinh tế thủ đô vãn duy trì và tăng trưởng cao, GDP tăng khoảng 1,7 lần, kim ngách xuất khẩu tăng 1,9 lần, GDP đầu người tăng 1,5 lan so với năm 2000.
Tìn hình hoạt động tiền tệ – tín dụng nhìn chung không có biến động lớn mặc dù lãi suất huy động vốn có biến động nhưng đã dần ổn định vào cuối năm. Mặt khác, giá vàng và goại tệ USD, EUR và một số mặt hàng thiết yếu tuy có biến động tăng trong những tháng cuối năm song ảnh hưởng không lớn đến hoạt động kinh doanh của NHNo Hà Nôi nói riêng và hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn nói chung.
2.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội.
Là một ngân hàng hoạt động trên địa bàn thủ đô Hà Nội, với thực trạng nền kinh tế như trên đã tạo ra cho NHNo&PTNT Hà Nội nhiều thuận lợi nhưng cũng có vô vàn khó khăn. Song với mục tiêu tồn tại phát triển tạo ra lợi nhuận, ngân hàng luôn nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, trên cơ sở đó ngân hàng đưa ra các chính sách, giải pháp phù hợp và thực tế ngân hàng đã thu được những kết quả cao trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội trong 3 năm 2003, 2004, 2005.
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Bởi nét đặc trưng của ngân hàng thương mại là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là nguồn huy động dưới các hình thức tiền gửi, tiền vay, do đó kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc phần lớn vào kết quả của hoạt động huy động vốn: khả năng và quy mô huy động.
Cùng với NHNo&PTNT thành phố Hồ Chí Minh, NHNo&PTNT Hà Nội được coi là một trong hai “ hồ chứa”, có nhiệm vụ phân phối điều hoà vốn tại hai thành phố lớn nhất của cả nước. Gánh một trọng trách lớn lao như vậy NHNo&PTNT Hà Nội đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn và nếu như trước đây ngân hàng chủ yếu huy động để cho vay thì đến nay ngân hàng đã coi nhiệm vụ quan trọng là kinh doanh dựa trên nguồn vốn huy động và đầu tư tín dụng. Lợi nhuận của ngân hàng không chỉ có lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tín dụng mà còn có lợi nhuận thu được từ nguồn vốn thừa được điều chuyển theo lệnh của tổng Giám đốc NHNo&PTNTViệt Nam với mức phí quy định hiện nay là 0,65% chung cho tất cả các nguồn vốn. Có thể nói, NHNo&PTNT Hà Nội đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn, thông qua việc sử dụng rất nhiều các hình thức và biện pháp tích cực chủ động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tương đối cao và đều đặn. Phần này chỉ trình bày sơ bộ về kết quả của công tác huy động vốn tại ngân hàng năm 2005, chúng ta sẽ đi sâu và phân tích kỹ càng hơn trong phần thực trạng tình hình huy động vốn.
Tổng nguồn vốn đạt 11.601 tỷ VNĐ, tăng 2.325 tỷ so với năm 2004
+ Tiền gửi dân cư: 2.965 tỷ chiếm 26,0% tăng 437 tỷ so với năm 2004.
+ Tiền gửi TCKT: 4.915 tỷ chiếm 42,36% tăng 954 tỷ so với năm 2004.
+ Tiền gửi TCTD: 403 tỷ chiếm 3,5% giảm 257 tỷ so với năm 2004
+ Tiền gửi Kho bạc: 3.234 tỷ chiếm 27,9% tang 1.106 tỷ so với năm 2004.
+ Tiền ký quĩ: 84 tỷ.
Cơ cấu huy động nguồn vốn:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: 4.661 tỷ chiếm 40,2% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi < 12 tháng: 3.457 tỷ chiếm 29,8% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi > 12 tháng: 1.920 tỷ chiếm 16,6% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi > 24 tháng: 959 tỷ chiếm 8,3% tổng nguồn vốn.
+ Tiền gửi khác: 604 tỷ chiếm 5,1% tổng nguồn vốn.
* Đánh giá kết quả công tác huy động vốn năm 2005.
+ Trong năm 2005 công tác huy động vốn nói chung đặc biệt nguồn vốn huy động tư dân cư gặp nhiều khó khăn mặc dù lãi suet huy động luôn được điều chỉnh ngang bằng các NHTM trên địa bàn đã có cùng mức lãi suất, nhưng do các NHTM CP huy động với lãi suất cao hơn đã ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn. Nhưng với uy tín, phong cách phục vụ và việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn dân cư đặc biệt đã giữ vững được mối quan hệ tốt với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền gửi lớn như QHT, Kho bạc, Bia Hà Nội…
Mặt khác NHNo Hà Nội đã thực hiện các hình thức huy động như huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn từ 01 đến 60 tháng với nhiều hình thức trả lãi bậc thang, tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng có khuyến mại BH con người.
+ Ngoại tệ: Huy động ngoại tệ năm 2005 tăng 128 tỷ so với năm 2004 (tương đương 8 triệu USD) đặc biệt tiết kiệm USD tăng 26 tỷ VNĐ, EUR tăng 41 tỷ VNĐ.
Thực tế năm 2005 nguồn vốn huy động tiết kiệm nội tệ tăng 670 tỷ, tiết kiệm ngoại tệ tăng gần 75 tỷ, TCKT tăng 955 tỷ, Kho bạc tăng trên 1.100 tỷ, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, giá cả thị trường ở một số mặt hàng chủ yếu như tỷ giá ngoại tệ USD, giá xăng dầu, nguyên vất liệu, giấ gạo… giá vàng, tiề gửi của các TCKT, đặc biệt thực hiến việc điều chỉnh tăng lương vào tháng 10/2005 nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người gửi.
Bảng 1 : Kết quả huy động vốn
Đơn vị : Tỷ VNĐ
Chi nhánh
Tổng nguồn
Tăng giám (%)
31/12/2004
31/12/2005
Tuyệt đối
(%)
Tổng số
B/quân đầu người
Tổng số
B/quân đầu người
1
2
3
4
5
6=4-2
7=4/2
Trung tâm
5.911
31,95
7.584
39,5
+1.673
+28,3
Cầu Giấy
617
18,15
524
13,1
-93
-15,1
Đống Đa
257
8,29
331
11,4
+74
+28,8
Thanh Xuân
245
8,45
330
11,8
+85
+34,7
Ba Đình
319
11,39
351
13
+32
+10,0
Tam Trinh
83
7,55
446
37,2
+363
+437,3
Hai Bà Trưng
611
21,07
553
17,8
-57
-9,5
Hoàn Kiếm
343
12,70
424
17,0
+80
+23,6
Tràng Tiền
581
29,05
593
31,2
+12
+1,0
Hàng Đào
86
7,17
129
10,8
+43
+50,0
Chợ Hôm
125
9,62
157
13,1
+32
+25,6
Nghĩa Đô
98
8,91
144
14,4
+45
+63,6
Trần Duy Hưng
36
4,0
+36
Tổng cộng
9.276
21,57
11,601
26,0
+2.325
+25,1
( Nguồn số liệu : Từ báo cáo tổng kết nội bộ năm 2005 của NHNo & PTNT Hà Nội ).Bảng 2 : Nguồn vốn cân đối năm 2005
Đơn vị : Tỷ VNĐ
Chi nhánh
Nguồn cân đối
Tăng giám (%)
Bình quân năm 2004
Bình quân năm 2005
Tuyệt đối
(%)
Tổng số
B/quân đầu người
Tổng số
B/quân đầu người
1
2
3
4
5
6=4-2
7=4/2
Trung tâm
5.922
32,01
5.282
27,5
-640
-12,1
Cầu Giấy
478
14,06
376
9,4
-102
-27,1
Đống Đa
351
11,32
192
6,6
-159
-82,8
Thanh Xuân
256
8,83
182
6,5
-74
-40,1
Ba Đình
359
12,82
274
10,1
-85
-31,0
Tam Trinh
122
11,09
300
25,0
+178
+145,9
Hai Bà Trưng
379
13,03
402
13,0
+24
+6,0
Hoàn Kiếm
328
12,15
316
12,6
-12
-3,7
Tràng Tiền
255
12,75
325
17,1
+70
+27,5
Hàng Đào
143
11,92
81
6,8
-62
-76,5
Chợ Hôm
167
12,85
143
11,9
-24
-16,8
Nghĩa Đô
40
3,64
90
9,0
+50
+125,0
Trần Duy Hưng
0
0
3
0,3
+3
Tổng cộng
8.799
20,46
7.966
17,9
833
-10,4
( Nguồn số liệu : Từ báo cáo tổng kết nội bộ năm 2005 của NHNo & PTNT Hà Nội ).
Ưu điểm:
+ Trong năm 2005, đã không ngừng tìm mọi biện pháp đà tăng trưởng nguồn vốn tăng 25% so với năm 2004. Một số Ngân hàng đã làm tôt công tác khai thác tiếp thị thu hút thêm khách hàng có nguồn vốn nàn rỗi về giao dịch tiền gửi tại Chi nhánh.
+ Một số Chi nhánh có nguồn vốn tăng trưởn khá như Tam trinh tăng 437%, Nghĩa Đô tăng 63,6%, Hàng Đào tăng 50%, Trung tâm tăng 28,3%, Đống Đa tăng 28,8% so với năm 2004. Đặc biệt trong năm các đơn vị có nguồn huy động tiết kiêm nội ngoại tệ tăng trưởng khá như: Trung tâm tăng 146 tỷ, Thanh Xuân tăng 72,5 tỷ, Hai Bà Trưng tăng 58 tỷ, Nghĩa Đô tăng 54 tỷ, Ba Đình tăng 51 tỷ… còn lại các đơn vị khác tăng thấp…
+ Công tác màng lưới: Trong năm đã chú trọng việc chỉnh trang và nâng cao chất lượng các phòng giao dịch đã mở. Đặc biệt việc thay đổi phong cách giao dịch của cán bô các phòng giao dịc đã tong bước được nâng cao.
+ Nguồn cân đối, mặc dù nguồn vốn tại thời điểm 31/12/2005 cao hơn năm 2004 la 2.325 tỷ song nguồn cân đối năm 2005 đạt 7.966 tỷ thấp hơn 833 tỷ so với năm 2004. Nguyên nhân là do thực hiện 10% tổng nguồn vốn dự trữ thanh toán nên ảnh hưởng lớn đến nguồn cân đối của toàn Chi nhánh, nên nguồn vốn cân đối của toàn thành phố cũng như của nhiều Ngân hàng Quận, khu vực, các Chi nhánh giảm nhiều, duy chỉ có các Chi nhánh Tam trinh tăng 178 tỷ, Hoàn Kiếm tăng 70 tỷ, Nghĩa Đô tăng 24 tỷ còn lại các Chi nhánh khác đều giảm.
+ Về ngoại tệ: do lãi suất huy động vốn năm 2005 được điều chỉnh kịp thời ngang bằng với các TCTD trên địa bàn nên huy động tiết kiệm chứng chỉ USD, EUR tăng 75 tỷ so với năm 2004
Tồn tại:
Nguồn vốn tuy tăng trưởng nhanh nhưng không vững chắc, nguồn vốn từ Kho bạc chiếm 28%, TCKT lớn chiếm gần 26%, tiền gửi TCTD chiếm 3,5% tổng nguồn vốn, khi các Kho bạc rút vốn sẽ làm cho các nguồn vốn giảm đột ngột, các Ngân hàng có nguồn tiền gửi của các TCTD cao như Tam trinh 45%, Hai Bà Trưng 14%, Hàng Đào 54,6%... Ngân hàng Quận không có các nguồn vốn của các TCTD: Cầu Giấy, Tràng Tiền, Nghĩa Đô, Chợ Hôm, Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa… Để đảm bảo sự ổn định nguồn vốn, các Ngân hàng đặc biệt các Ngân hàng có nguồn tiền gửi TCTD cần có biện pháp điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn .
Huy động tiền gửi dân cư: Tổng nguồn vốn dân cư 31/12/2005 là 2.965 tỷ tăng 437 tỷ so với năm 2004 (chủ yếu tăng nguồn nội tệ). Thực tế nguồn vốn dân cư tăng 677 tỷ đồng trong tháng 12/2005, nguồn chứng chỉ huy động của các TCTD năm 2003 giảm 239,7 tỷ nên thực chất ngồn dân cư chỉ tăng 437 tỷ so với năm 2004. Nguồn ngoại tệ huy động từ dân cư đạt 846 tỷ tăng 75,4 tỷ so với năm 2004.
b. Hoạt động sử dụng vốn
Công tác đầu tư tín dụng.
Dư nợ
Thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận chủ yếu của NHNo&PTNT Hà Nội là hoạt động cho vay. Vì nguồn vốn huy động được tập trung chủ yếu cho các thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội; phần vốn không sử dụng hết được ngân hàng điều chuyển về NHNo&PTNT Việt Nam để điều hoà cho các ngân hàng thiếu vốn. Lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay thường chiếm tỷ trọng cao gần 90%, ngoài ra còn có lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động thanh toán thừa vốn.
Sau đây là kết quả công tác cho vay trong 3 năm 2003, 2004, 2005 của NHNo & PTNT Hà Nội.
Bảng 3: Cơ cấu dư nợ thành phần kinh tế và theo thời gian của NHNo&PTNT Hà Nội qua các năm 2003 – 2005
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1. Tổng dư nợ
2.797.815
3.139.265
2.690.609
2. Dư nợ theo thành phần kinh tế
+ Doanh nghiệp Nhà nước
1.562.780
1.615.227
970.120
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
755.823
1.093.508
1.159.864
+ Hộ gia đình, cá nhân
479.212
430.530
560.625
3. Dư nợ theo thời hạn cho vay
+ Ngắn hạn
1.818.754
2.062.176
1.631.276
+ Trung hạn
556.299
551.851
382.883
+ Dài hạn
422.762
525.238
676.450
( Nguồn số liệu : Từ báo cáo tổng kết phòng tín dụng năm 2003, 2004, 2005 của NHNo & PTNT Hà Nội ).
Trong năm 2005, tổng dư nợ đạt 2.690 tỷ, đạt 99,6% chỉ tiêu kế hoạch NHNo Việt Nam giao, đây là sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ tín dụng đã tích cực thu hút khách hàng, tìm kiếm dự án để mở rộng đầu tư tín dụng.
* Kết cấu dư nợ như sau:
+ Dư nợ ngắn hạn: 1.631 tỷ, chếm 60,6% tổng dư nợ.
+ Dư nợ trung và dài hạn: 1.059 tỷ, chiếm 39,4% tổng dư nợ.
* Chia theo loại dư nợ:
+ Dư nợ nội tệ : 1.961 tỷ, chiếm 92,9% tổng dư nợ.
+ Dư nợ ngoại tệ: 729 tỷ chiếm 21,2% tổng dư nợ.
* Kết cấu dư nợ:
+ Doang nghiệp Nhà nước: 970 tỷ chiếm 36% tổng dư nợ, giảm 646 tỷ so với năm 2004. Doang nghiệp ngoài quốc doanh: 1368 tỷ chiếm 51% tổng dư nợ tăng 292 tỷ so với năm 2004. Cá nhân hộ sản xuất và tiêu dùng: 352 tỷ chiếm 13% tổng dư nợ, giảm 95 tỷ so với năm 2004.
Trong năm 2005 Chi nhánh đã đầu tư tập trung chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả nâng cao khả năng cạn tranh hàng hoá và sản phẩm của mình trong cơ chế thị trường và chuẩn bị hội nhập AFTA. Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế chiếm 39,4% tổng dư nợ.
Đặc biệt trong năm 2005 Chi nhánh đã mở rộng phương thức cho vay đồng tài trợ với các NHTM trên địa bàn với những dự án lớn có hiệu quả. Không những thế Chi nhánh còn triển khai mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ tư nhân cá thể làm ăn thực sự có hiệu quả, thực hiện đầy đủ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
Cùng với viêc đầu tư tín dụng trong hoạt động kinh doanh Chi nhánh đã không ngừng đổi mới, nâng cao phong cách giao dịch văn minh lịch sự đồng thời còn làm nhiệm vụ tư vấn giúp khách hàng các mặt nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng.
Đánh giá về công tác tín dụng:
Ngân hàng đã tích cực tìm kiếm lựa cọn các dự án thực sự có hiệu quảkhông phân biệt thành phần kinh tế để cho vay, dư nợ trung dài hạn chiếm trên 39% so với tổng dư nợ, nhờ đổi mới phong cách giao dịch, với mức ãi suất cho vay hợp lý nên nhiều khách hàng vẫn quan hệ tín dụng, ngoài ra có têm một số doanh nghiệp mới về vay vốn song thực tế việc mở rộng đầu tư cho các doang nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn nên bình quân dư nợ đầu người năm 2005 thấp hơn năm 2004 là 1.027 triệu/đầu người.
Nhìn cung các ngân hàng đã thực sự quan tâm đến chất lượng tín dụng đã nhậ thức được vai trò của chất lượng tín dụng đối với kết quả hoạt động kinh doanh, công tác kiểm tra kiểm soát được thực hiện thường xuyên kịp thời nên hoạt động tín dụng một số Ngân hàng quận thực sự đi vào nền nếp, khắc phục được những tồn tại. Một số ngân hàng đã tích cực thu hồi nợ quá hạn đã xử lý rủi ro như Trung tâm, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, nhưng còn hạn chế…
Việc thu lãi cho vay trong năm 2005 đã được quan tâm hơn, tỷ lệ thu lãi bình quân toàn thành phố đạt từ 95 đến 98%.
Tuy vậy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36474.doc