Đề tài Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2

1.1. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 2

1.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 3

1.1.2. Nguồn tiền gửi 6

1.1.3. Nguồn vốn đi vay 8

1.2. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 11

1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động huy động vốn 11

1.2.2. Các hình thức huy động vốn 13

1.2.2.1. Theo đối tượng huy động 13

1.2.2.2. Theo phương thức huy động 14

1.2.2.3. Theo thời gian huy động 16

1.2.2.4. Theo loại tiền huy động 17

1.2.3. Tăng cường huy động vốn của NHTM 17

1.2.3.1 Khái niệm 17

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 18

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 23

1.3.1. Các nhân tố chủ quan 23

1.3.2. Các nhân tố khách quan 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG 27

2.1 Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương. 27

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 27

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ. 29

2.1.3. Tổ chức bộ máy của ngân hàng TMCP Đại Dương 30

2.1.3.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đại Dương 30

2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng thời gian qua 36

2.1.4.1.Huy động vốn 36

2.1.4.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng 39

2.1.4.3.Hoạt đồng đầu tư của Ngân hàng 40

2.1.4.4.Hoạt động kinh doanh đối ngoại - Tài trợ thương mại 43

2.1.4.5.Công tác phát triển các dịch vụ Ngân hàng 43

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương 45

2.2.1 Tình hình huy động Vốn tại Ngân hàng Đại Dương 45

2.2.2 Vị trí nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn 49

2.2.4 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Đại Dương 52

2.2.5. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương 53

2.3.Đánh giá chung huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương 59

2.3.1. Những kết quả đạt được 59

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 61

2.3.2.1. Những hạn chế 61

2.3.2.2. Nguyên nhân. 61

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI DƯƠNG 66

3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẠI DƯƠNG 66

3.1.1. Mục tiêu của ngân hàng Đại Dương 66

3.1.2 Định hướng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương đến năm 2011 67

3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẠI DƯƠNG. 70

3.2.1 Chú trọng công tác huy động vốn từ dân cư 70

3.2 2 Mở rộng hình thức huy động vốn 73

3.2.3. Vận dụng chế độ lãi suất linh hoạt 78

3.2.4. Hoàn thiện tiện ích phục vụ người gửi tiền: 80

3.2.5. Nâng cao uy tín Ngân hàng 82

3.2.6. Xây dựng các chương trình marketing hiệu quả 83

3.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 84

3.3 KIẾN NGHỊ 86

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 86

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 87

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, cùng với việc Ngân hàng duy trì tốt chính sách lãi suất huy động và có các chiến lược sản phẩm đa dạng thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Nguồn vốn vay: Tính đến 31/12/2009 nguồn vốn vay của Ngân hàng là 7.238 tỷ đồng. Đây là kênh huy động rất quan trọng, trong năm 2009 Ngân hàng đã triển khai tốt công tác mở rộng quan hệ với các tổ chức có nguồn tiền nhàn dỗi lớn để huy động, thời điểm cao nhất số vốn khai thác từ các định chế tài chính tại chi nhánh đạt trên 2.500 tỷ đồng, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho Ngân hàng. Với sự nỗ lực và quyết tâm của toàn Ngân hàng và bằng những biện pháp cụ thể, Ngân hàng đã duy trì được việc phát triển nguồn vốn ổn định, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của toàn Ngân hàng. OceanBank được Ngân hàng nhà nước Việt Nam phê duyệt và hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 1000 tỷ đồng vào tháng 6 năm 2007, tăng gấp 5,9 lần năm 2006. Ngày 18/01/2009, OceanBank ký kết và công bố cổ đông chiến lược là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam). Tháng 4/2009, OceanBank đã tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2010, số vốn điều lệ của OceanBank sẽ tăng lên 3.000 tỷ đồng và đến năm 2013 là 5.000 tỷ đồng. 2.1.4.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Bên cạnh hoạt động huy động vốn phải kể đến hoạt động cho vay Ngân hàng. Dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng đột biến vào năm 2008 với tỷ trọng 731,56% so với năm 2007 do chiến lược mở rộng kinh doanh và đẩy mạnh phát triển hoạt động của Ngân hàng sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động. Năm 2009 dư nợ tín dụng chỉ tăng 22,05% do chịu ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu. Trong thời gian này Ngân hàng không mở rộng cho vay mà tập chung vào khắc phục nợ xấu. Công tác quản trị rủi ro tín dụng được nâng cao và chú trọng, do đó tỷ lệ nợ xấu đã được khắc phục đáng kể. Năm 2008 và 2009 thực hiện nghiêm túc quan điểm chỉ đạo của TGĐ đối với hoạt đồng đầu tư đảm bảo an toàn và hiệu quả, không chạy theo số lượng, Ngân hàng luôn đẩy mạnh tìm kiếm và khai thác những Dự án mới, khách hàng mới, phát triển mạnh cho vay đối với khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Dư nợ cho vay đối với các TCTD khác của Ngân hàng chỉ có tại thời điểm năm 2008 do năm 2007 Ngân hàng mới chuyển đổi nên tập chung nguồn vốn vào đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Còn năm 2009 Ngân hàng không cho TCTD vay để tập chung nguồn vốn đảm bảo hoạt động kinh doanh trong hoàn cảnh khó khăn của thị trường tài chính trong nước và quốc tê. Do vậy dư nợ tín dụng của Ngân hàng chủ yếu tập chung dư nợ vào hạng mục cho vay khách hàng. Cụ thể như sau: Bảng 2.3: Bảng kết quả dư nợ cho vay đối với khách hàng 2007-2009 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng dư nợ cho vay khách hàng 4.713.442 5.938.759 10.188.901 Nợ ngắn hạn 1.523.276 3.237.325 5.775.680 Nợ trung hạn 1.784.940 1.219.806 1.386.347 Nợ dài hạn 1.405.225 1.481.627 3.026.873 (Nguồn: báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007-2009) Qua bảng số liệu ta thấy, Dư nợ cho vay của Ocean Bank liên tục tăng qua các thời kỳ, năm 2009 tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng đạt 10.188 tỷ đồng tăng 71.56% so với năm 2008 và tăng 156.16% so với năm 2007. Trong đó dư nợ cho vay chủ yếu tập chung vào ngắn hạn do thời kỳ này ngân hàng chủ yếu huy động vốn từ nguồn vốn ngắn hạn, do đó việc tập chung vào dư nợ ngắn hạn và giảm thiếu dư nợ trung, dài hạn để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Xét về tỷ lệ cho vay đối với từng đối tượng khách hàng trong năm 2009 ta thấy: Dư nợ cho vay đối với tổ chức kinh tế đạt 8.888 tỷ đồng chiếm 87.24% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Dư nợ cho vay đối với cá nhân đạt 1.299 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12.76% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. 2.1.4.3.Hoạt đồng đầu tư của Ngân hàng a. Đầu tư vào chứng khoán Ngân hàng Đại Dương đầu tư chủ yếu vào 2 loại chứng khoán là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn. Trong tổng vốn đầu tư chứng khoán đến 31/12/2009 là 6.022 tỷ đồng thì chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán chiếm tỷ trọng lớn (99,7%) và được chia làm 2 loại: Chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết. Cụ thể như sau: Bảng 2.4: Bảng kết đầu tư chứng khoán theo từng hạng mục 2007-2009 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng vốn đầu tư CK 2.175.045 3.814.860 6.022.614 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 2.164.485 3.804.350 6.012.104 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 10.560 10.510 10.510 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007-2009) Năm 2007 là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang hưng thịnh, trong đó chứng khoán chưa niêm yết khá hấp dẫn đối với nhà đầu tư đặc biệt là các loại chứng khoán của nghành tài chính Ngân hàng. Tại thời điểm này, Ngân hàng Đại Dương tập chung chủ yếu nguồn vốn đầu tư vào chứng khoán chưa niêm yết (chiếm tỷ trọng 99.2% tổng vốn đầu tư chứng khoán). Sang năm 2008 nguồn vốn đầu tư chứng khoán đã được điều chỉnh sang chứng khoán đã niêm yết do chứng khoán này có tính thanh khỏan tốt hơn và do thị trường có xu hướng tập chung vào loại chứng khoán này. Đến năm 2009 tổng vốn đầu tư tăng lên 6.022 tỷ đồng tăng gần gấp 2 lần so với năm 2008 do Ngân hàng gia tăng đầu tư vào một số mã chứng khoán niêm yết có có nhiều tiềm năng. b. Góp vốn đầu tư dài hạn Ngân hàng Đại Dương góp vốn đầu tư dài hạn chủ yếu dưới hình thức: Đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết. Tỷ trọng vốn đầu tư theo hạng mục này cũng gia tăng nhanh theo các năm: năm 2006 tổng vốn đầu tư chỉ đạt 5.5 tỷ đồng nhưng năm 2007 đã tăng lên 45 tỷ đồng và năm 2008 tăng lên 106 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu đầu tư góp vốn thành lập các công ty con và công ty liên kết của Tập đoàn Đại Dương. Dưới đây là danh sách một số Công ty mà Ngân hàng Đại Dương đã góp vốn: Công ty CP Chứng khoán Đại Dương Công ty CP Truyền thông Đại Dương Công ty CP Công nghệ Đại Dương Công ty Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí Công ty Thủy Điện Lào Cai,… c. Đầu tư tài sản cố định Để phục vụ cho nhu cầu mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh Ngân hàng thực hiện đầu tư vào tài sản cố định để mở rộng mạng lưới kinh doanh của Ngân hàng bao gồm: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho Chi nhánh, Phòng giao dịch mới,… theo đó tổng vốn đầu tư vào hạng mục này cũng gia tăng đáng kể theo các năm. Năm 2009 tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định của Ngân hàng đạt 194 tỷ đồng tăng 322.69% so với năm 2008 và tăng 1269.91% so với năm 2007. Ngoài ra Ngân hàng cũng đầu tư quản lý đội xe phụ ô tô phục vụ nhu cầu vận chuyển quỹ và nhu cầu đi lại của một số cán bộ cao cấp Ngân hàng. d. Đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm mới Công nghệ thông tin của Ngân hàng giữ vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động, tham gia phát triển dịch vụ tiên tiến và nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có. Trung tâm CNTT của Ngân hàng luôn phả huy khả năng làm chủ công nghệ, máy móc thiết bị, đảm bảo đường mạng được thông suốt, ổn định giúp cho hoạt động giao dịch của Ngân hàng luôn được thực hiện nhanh chóng. Ngân hàng Đại Dương đã dành một phần lớn số tiền để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ ATM: Mua phần mềm Ngân hàng lõi Core Banking, mua cabin ATM đặt tại một số điểm giao dịch. Triển khai nâng cấp tất cả các đường truyền từ Hội sở tới các Chi nhánh và Phòng giao dịch. 2.1.4.4.Hoạt động kinh doanh đối ngoại - Tài trợ thương mại Năm 2008 Ngân hàng mới chính thực được câp phép cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Tuy vậy những cố gắng không ngừng trong công tác tài trợ thương mại nói chung của Ngân hàng đã có những bước chuyển biến đáng kể. Năm 2008 tổng giá trị bảo lãnh mới đạt 35 tỷ đồng, sang năm 2009 tăng lên 1.063 tỷ đồng .Thể hiện hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng tuy còn non trẻ song cũng đang từng bước được khẳng định. Hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng tuy còn non trẻ song cũng đạt được những kết quả khả quan, năm 2007 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối âm thì năm 2008 đã đạt hơn 2 tỷ và năm 2009 đạt hơn 12 tỷ đồng. 2.1.4.5.Công tác phát triển các dịch vụ Ngân hàng Với mục tiêu nâng cáo tỷ trọng thu nhập từ các nguồn thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập của hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường công tác quảng bá nhằm phổ biến tới mọi đối tượng khách hàng. Tổng lợi nhuận thu được từ thu phí dịch vụ năm 2007 đạt hơn 7 tỷ đồng, năm 2008 khoản thu này giảm xuống chỉ còn 0.9 tỷ đồng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.. Tuy nhiên đến năm 2009 con số này đã tăng lên hơn 34 tỷ đồng, trong đó nguồn thu chủ yếu từ hoạt động thanh toán, hoạt động bảo lãnh, hoạt động ngân quỹ, dịch vụ đại lý,…Trong thời gian tới, ngân hàng Đại Dương sẽ đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nhằm mang lại những tiện ích cao nhất thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Bảng 2. 5 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Ngân hàng TMCP Đại Dương (2007-2009) Đơn vị: Đồng STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 429.683.109.540 1.335.733.297.407 1.744.226.545.700 2. Chi phí lãi và các chi phí tương tự 279.518.356.322 1.270.898.218.353 1.300.430.884.433 I. Thu nhập lãi thuần 150.164.753.218 64.835.079.054 443.795.661.267 3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 9.475.531.450 5.838.616.335 44.271.016.501 4. Chi phí hoạt động dịch vụ 1.669.321.390 4.847.676.477 9.970.486.208 II. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 7.806.219.060 990.939.858 34.300.530.293 III. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (19.163.005) 2.138.018.666 12.306.195.330 IV Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh 3.458.639.600 (2.833.204.116) (3.075.628.255) V Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư 26.566.842.630 87.960.748.979 2.458.897.278 5. Thu nhập từ hoạt động khác 1.602.806.417 3.139.728.023 43.039.022.920 6. Chi phí hoạt động khác 1.321.802 68.304.259 140.040.764 VI. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 1.601.484.615 3.071.423.764 42.898.982.156 VII. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần - 2.39.716.864 5.367.181.385 VIII. Chi phí hoạt động 47.611.305.110 91.853.130.196 197.417.838.686 IX. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 141.967.471.008 66.449.592.873 340.633.980.768 X. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 6.725.051.095 4.365.283.316 39.326.018.877 XI. Tổng lợi nhuận trước thuế 135.242.419.913 62.084.309.557 301.307.961.891 7. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 37.880.189.067 16.784.485.954 8. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - XII. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 37.880.189.067 16.784.485.954 73.985.195.127 XIII. Lợi nhuận sau thuế 97.362.230.846 45.299.823.603 227.322.766.764 XIV. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 14.873,820 4.529,982 1.358 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007-2009) 2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương 2.2.1 Tình hình huy động Vốn tại Ngân hàng Đại Dương Ngân hàng Đại Dương luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển, nên mặt bằng vốn vững chắc ngày càng tăng trưởng cả VNĐ và ngoại tệ. Bởi muốn hoạt động cho vay phải có vốn, muốn có vốn phải huy động là chủ yếu. Như vậy huy động vốn là bước khởi đầu quan trọng nhất để có được các hoạt động tiếp theo trong quá trình thực hiện hoạt động cho vay. Trong những năm qua, Ngân hàng Đại Dương rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm “đi vay để cho vay” đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội. Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương (2007-2009) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tổng nguồn vốn huy động 7,046 100 11,602 100 23,136 100 1. Theo loại tiền VNĐ 4,862 69 8,122 70 16,610 71.8 Ngoại tệ 2,184 31 3,481 30 6,527 28.2 2. Theo kỳ hạn Không kỳ hạn 5,161 73.3 8,377 72.2 15,751 68.08 Có kỳ hạn 1,885 26.8 3,225 27.8 7,385 31.92 3. Theo đối tượng Tổ chức kinh tế 4,723 67.03 7,050 60.77 14,584 63.04 Dân cư 1,603 22.75 3,452 29.76 6,432 27.80 Khác 720 10.22 1,100 9.48 2,120 9.16 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007-2009) Qua bảng số liệu về cơ cấu vốn huy động ta thấy: Huy động vốn theo loại tiền: Tỷ trọng tiền gửi VNĐ chiếm tỷ lệ lớn hơn ngoại tệ và hàng năm đều có mức tăng trưởng tốt vì việc huy động vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trường quốc tế và tình trạng khan hiếm tiền đồng Việt nam (VNĐ). Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED) liên tục cắt giảm lãi suất cho vay từ đó lãi suất huy động bằng USD của các ngân hàng luôn giảm mạnh, hệ quả là người dân chuyển sang gửi bằng tiền Việt Nam (VNĐ) để hưởng lãi suất cao hơn. Vốn huy động ngoại tệ chủ yếu là tiền gửi, ký quỹ đảm bảo thanh toán LC, chuyển tiền thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu của các Tổ chức kinh tế và một phần tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Về cơ cấu kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn (70%) trong tổng vốn huy động, đây là một lợi thế của Ngân hàng Đại Dương về nguồn vốn huy động với chi phí trả lãi thấp, nếu như huy động có kỳ hạn với lãi suất từ (12-15%/năm, có thời điểm lên tới 18%/năm vào tháng 6/2009) thì lãi suất huy động cho loại không kỳ hạn chỉ bằng 1/5 lần từ (2,5-3,6%/năm), đặc biệt trong thời gian vừa qua từ cuối năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 thị trường tiền tệ biến động rất mạnh, các Ngân hàng đã phải huy động có kỳ hạn đến mức lãi suất 16-18%/năm, trong khi lãi suất đầu ra Ngân hàng Nhà nước khống chế ở mức tối đa (18-21%/năm). Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của rất nhiều ngân hàng. Tuy nhiên nguồn vốn huy động không kỳ hạn mang tính chất không ổn định vì khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào vì mục đích sử dụng hay mục đích lợi nhuận, đây là vấn đề Ngân hàng Đại Dương đang cần phải lưu ý điều chỉnh theo hướng huy động kỳ hạn dài nhưng vẫn phải đảm bảo với giá rẻ, một vấn đề quá khó khăn trong huy động vốn trên thị trường tiền tệ biến động mạnh như hiện nay. Qua bảng số liệu trên ta thấy Ngân hàng Đại Dương đang điều chỉnh dần cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn từ tỷ trọng 28% của năm 2007 đã tăng lên 32% vào cuối năm 2008. Bảng 2.7: Cơ cầu kỳ hạn vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương (2007-2009) Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 07/06 (±%) 2008 08/07 (±%) 2009 09/08 (±%) Tổng vốn huy động 7,046 41.40% 11,602 64.66% 23,136 99.41% 1.Tiền gửi không kỳ hạn 5.161 44,8% 8.377 62,3% 15.751 88,0% Tỷ lệ so với tổng vốn huy động 73,25% 72,2% 68,08% 2.Tiền gửi có kỳ hạn 1.885 32,7% 3.225 71% 7.385 29% Tỷ lệ so với tổng vốn huy động 26,75% 27,8% 31,92% Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.048 40,8% 2.119 102,2% 5.598 164,2% Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 837 23,8% 1.106 32,1% 1.787 61,6% (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương năm 2007-2009) Nhìn chung, cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương diễn ra theo xu thế vốn không kỳ hạn tăng dần theo các năm ( năm 2007 chiếm 73.25%, năm 2008 chiếm 72.20%, đến năm 2009 chiếm 68,08%) và vốn có kỳ hạn giảm dần. Vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng trên dưới 70%. Nhìn về mặt tài chính đó là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng Đại Dương do lãi suất huy động bình quân sẽ giảm dần. Nó giúp cho Ngân hàng Đại Dương một lợi thế về giảm chi phí huy động vốn tăng lợi nhuận, nhưng khi nhu cầu đầu tư trung và dài hạn tăng, ngân hàng luôn phải có đủ vốn dài hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, khi nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu thì việc chủ động sử dụng nguồn vốn để đầu tư dài hạn bị hạn chế bởi nguồn vốn trung và dài hạn thấp và hạn chế bởi các chỉ tiêu an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước như: Các ngân hàng thương mại chỉ được dùng không quá 40% vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Một nhiệm vụ khó khăn được đặt ra đối với Ngân hàng Đại Dương là làm thế nào để mở rộng các hình thức huy động vốn trung, dài hạn nhưng với lãi suất thấp trong những năm tiếp theo. Xét theo đối tượng: Số liệu trong 5 năm cho thấy Ngân hàng Đại Dương có thế mạnh về huy động vốn từ các tổ chức kinh tế. Tỷ trọng tiền gửi từ Tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ lệ lớn ( hơn 63% ) và tăng trưởng cao trong tổng vốn huy động. Đây là lợi thế của Ngân hàng Đại Dương bởi lãi suất huy động loại tiền gửi này thường thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm; do Ngân hàng Đại Dương đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Bộ quốc phòng, các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế có nguồn tiền gửi dồi dào để huy động. Bên cạnh đó tiền gửi tiết kiệm từ dân cư cũng có mức tăng trưởng và cơ cấu đã thay đổi dần vào cuối năm 2008, huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng 28% trong tổng vốn huy động. Do nguồn vốn này rất nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất, tức là khách hàng đã có sự tính toán trước nhằm mục đích thu lợi từ việc gửi tiền. Vì vậy chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về lãi suất tiền gửi thì có thể tăng hoặc giảm nguồn vốn huy động phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này cho thấy giữa các ngân hàng có sự cạnh tranh với nhau gay gắt và quyết liệt, khi lãi suất giữa các ngân hàng tương đương nhau thì việc nâng cao chất lượng phục vụ, bố trí mạng lưới thuận tiện đáp ứng kịp thời nhu cầu gửi và lĩnh tiền của ngân hàng là yếu tố rất quan trọng. Ngoài việc huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn chiếm ưu thế chính thì nguồn vốn vay từ Ngân hàng Nhà nước và nhận uỷ thác đồng tài trợ từ các tổ chức tín dụng khác tại Ngân hàng Đại Dương chiếm tỷ lệ (gần 10%) trong tổng nguồn vốn huy động . Biểu 2.8 : Cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương năm 2009 Cơ cấu huy động theo loại tiền năm 2009 72% 28% VNĐ Ngoại tệ Cơ cấu huy động theo kỳ hạn năm 2009 68% 32% Không kỳ hạn Có kỳ hạn Cơ cấu huy động theo đối tượng năm 2009 63.04% 27.80% 9.16% Tổ chức kinh tế Dân cư Khác 2.2.2 Vị trí nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn Vốn huy động bao gồm: huy động của dân chúng, của các tổ chức kinh tế và vốn huy động khác( vốn vay, nhận đồng tài trợ, uỷ thác từ các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước). Vốn huy động thường chiếm 85% tổng nguồn vốn, là nguồn vốn quan trọng cho mọi hoạt động của ngân hàng. Một Ngân hàng thương mại nói chung (trong nước cũng như nước ngoài), với chức năng tạo tiền, chức năng của tiền tệ và những đặc trưng riêng của ngân hàng đã tạo cho ngân hàng những lợi thế độc quyền” mà các ngành sản xuất kinh doanh khác không có. Bảng 2.9: So sánh vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm 2007-2009 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Vốn huy động 7.046 11.602 23.136 Tổng nguồn vốn 8.432 13.611 29.623 Tỷ lệ so với tổng nguồn vốn(%) 83,56% 85,24% 78,10% (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007 – 2009) Xét về mặt tỷ trọng thì nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh từ năm 2007 đến 2008 nguồn vốn huy động chiếm 80-85% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng Đại Dương, nhưng đến năm 2009 có chiều hướng giảm nhẹ do một số khách hàng đã có sự so sánh về lãi suất giữa các Ngân hàng và có thể khách hàng tính đến việc phân tán rủi ro. Nhìn số liệu trên ta thấy rằng vốn huy động của Ngân hàng Đại Dương không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu các kỳ hạn, sự tăng lên của nguốn vốn huy động này phù hợp với sự biến động của tổng nguồn vốn quan trọng và chủ yếu đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, nó quyết định quy mô cho vay của ngân hàng. Có được kết quả như vậy trong công tác huy động vốn là do Ngân hàng Đại Dương đã đặt nhiệm vụ đẩy mạnh công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu, với phương châm “huy động để cho vay” đã chủ động đưa ra các biện pháp huy động vốn linh hoạt, cải thiện cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý, đặc biệt chú ý tăng thêm nguồn thu tiết kiệm, khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp, dân cư, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng gửi tiền cũng như rút tiền, chuẩn bị điều kiện để mở rộng hoạt động huy động tiết kiệm bằng kỳ phiếu và trái phiếu dài hạn. 2.2.3. Chi phí huy động của Ngân hàng Đại Dương Chi phí trả lãi là khoản chi phí tương đối cao thường chiếm 70-80% trong tổng chi phí huy động vốn và rất nhạy cảm trước sự biến động lãi suất của thị trường. Chi phí trả lãi tăng trưởng phản ánh sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động trong những năm vừa qua. Năm 2007 tăng 32% so với năm 2006, năm 2008 tăng 63% so năm 2007, năm 2009 tăng 76% so với năm 2008. Tuy nhiên, sự gia tăng chi phí trả lãi của 2-3 năm gần đây không hoàn toàn do tăng nguồn vốn huy động mà một phần khác do mặt bằng lãi suất huy động vốn trên thị trường tăng. Ngân hàng Đại Dương đã sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất để thay đổi phù hợp với cung – cầu vốn trên thị trường. Bảng 2.10: Chi phí huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương (2007-2009) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng chi phí vốn huy động 303.2 622.9 1102 VNĐ 209.2 436.1 791 Ngoại tệ quy đổi 94 186.9 310.8 (Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Đại Dương 2007 – 2009) Giá vốn tăng dần lên do trong quá trình điều chỉnh khe hở kỳ hạn, Ngân hàng Đại Dương đã cố gắng tăng cường nguồn vốn huy động trung và dài hạn Việc huy động vốn của ngoài, ngoài việc phải trả lãi cho Khách hàng, Ngân hàng còn chịu các chi phí ngoài lãi khác như: chi phí dự trữ bắt buộc, baỏ hiểm tiền gửi, trích lập dự phòng rủi ro, chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mãi dự thưởng, chi phí hoạt động khác như cước phí thanh toán... Các loại chi phí này chiếm khoảng 2% trong tổng số chi phí huy động vốn. Mặc dù trong quá trình huy động, Ngân hàng Đại Dương đã cố gắng không ngừng giảm thiểu tối đa các loại chi phí liên quan, song trước áp lực của sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc huy động vốn đặc biệt từ năm 2004 đến nay, khi lãi suất huy động vốn không bị khống chế bởi trần lãi suất của hiệp hội ngân hàng, việc tăng lãi suất trên mức lãi suất thoả thuận không thực hiện được, các ngân hàng đã đua nhau đưa các sản phẩm huy động vốn với nhiều hình thức khuyến mãi như trúng nhà, trúng ô tô, đi du lịch nước ngoài, trúng vàng... làm cho chi phí ngoài lãi tăng đột biến. 2.2.4 Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Đại Dương Bảng 2.11: Cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn của Ngân hàng Đại Dương năm 2007-2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1- Tổng vốn huy động 7,046 11,602 23,136 + Có kỳ hạn 1,885 3,225 7,385 - Dưới 12 tháng 1,048 2,119 5,598 - Trên 12 tháng 837 1,106 1,787 + Không kỳ hạn 5,161 8,377 15,751 2- Tổng dư nợ cho vay 5,612 9,305 19,342 + Cho vay ngắn hạn 2,144 3,696 7,853 + Cho vay TDH 3,468 5,609 11,489 3- Chênh lệch huy động và sử dụng vốn 1,434 2,297 3,794 (Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng Đại Dương 2007 – 2009) Chênh lệch huy động vốn và sử dụng vốn: Qua bảng số liệu trên cho thấy, Ngân hàng Đại Dươngđã sử dụng khoảng 81.8% phần vốn huy động để cho vay khách hàng, phần còn lại được sử dụng để làm nguồn vốn điều hoà cho toàn hệ thống, đồng thời phục vụ cho các hoạt động dịch vụ khác như: bảo lãnh, thẻ thanh toán, nhờ thu, thanh toán quốc tế... Hệ số vốn sử dụng đầu tư cho nền kinh tế: là nơi đầu tư có mức lãi suất cao nhất) chiếm tỷ trọng khoảng 54% tổng vốn huy động. Do vậy, nguồn thu lãi từ nơi có lãi suất cao của Ngân hàng Đại Dương còn nhiều tiềm năng, hệ số sử dụng vốn trực tiếp thường chiếm tỷ trọng khoảng 60% (phần còn lại 40% là tiền dự trữ bắt buộc và dự phòng thanh khoản). Kỳ hạn huy động vốn và sử dụng vốn: do đặc thù đối tượng khách hàng vay vốn của Ngân hàng Đại Dương chủ yếu là phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản, mua nhà, mua ôtô... với kỳ hạn dài 3-5năm hoặc 7 năm, trong khi huy động vốn trung và dài hạn cũng chỉ dừng lại ở kỳ hạn 13 tháng – 3 năm và với tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn loại 3 đến 6 tháng. Mặc dù Ngân hàng Đại Dương vẫn chưa phải sử dụng hết 40% vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn. Tuy nhiên, nếu tính riêng từng loại kỳ hạn thì tình trạng mất cân bằng kỳ hạn giữa vốn huy động và cho vay khách hàng đang ở mức báo động, đòi hỏi các nhà quản trị thanh khoản phải đặc biệt lưu tâm. Nếu tính riêng kỳ hạn huy động vốn 5 năm trở lên, hiện nay Ngân hàng Đại Dương chỉ huy động được ít, chỉ chiếm khoảng 20% trên vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng. Con số này quá khiêm tốn trong khi sử dụng vốn 5 năm ở mức khoảng 7-8000 tỷ đồng (chiếm hơn 70% dư nợ trung và dài hạn).Nếu tính theo kỳ hạn thì mức chênh lệch kỳ hạn ở mức báo động hơn nữa do đa số nguồn vốn huy động trung và dài hạn đã đến kỳ hạn trả nợ trong khi các dự án vay vốn trung và dài hạn đã cam kết giải ngân ngày càng nhiều. 2.2.5. Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng Đại Dương Trong điều kiện tình hình kinh tế có nhiều thay đổi, lãi suất huy động vốn trên thị trường luôn biến động, cạnh tranh ngày càng gay gắt, công tác huy động vốn của các ngân hàng thương mại ngày càng gặp nhiều khó khăn. Với nổ lực duy trì ở mức tôt nhất có thể, phát huy thế mạnh, bám sát các biến động đó kết hợp với những chỉ đạo, cơ chế, chính sách điều hành của ngân hàng Nhà nước, Ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương.doc
Tài liệu liên quan