Quản lý theo pháp luật, giảm bớt biện pháp hành chính, tăng cường các biện pháp “hậu kiểm”, không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chú trọng định hướng và dự báo; gắn quy hoạch, kế hoạch với hệ thống cơ chế chính sách và thị trường; đảm bảo phát triển lành mạnh, bình đẳng. Bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, người tiêu dùng và của doanh nghiệp.
- Thiết lập các tiền đề cần thiết cho bưu chính, viễn thông, tin học trong quá trình Việt Nam tham gia AFTA, APEC, thực hiện Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, gia nhập WTO.
* Tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp :
- Đổi mới doanh nghiệp theo mục tiêu: "năng suất, chất lượng, hiệu quả"; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tin học. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, hình thành các tập đoàn bưu chính, viễn thông, tin học mạnh; tạo thế và lực để hội nhập, cạnh tranh quốc tế thắng lợi.
61 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận tại Bưu điện tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh của đơn vị mình. Bộ máy quản lý của Bưu điện tỉnh Hải Dương được tổ chức theo mô hình trực tuyến với 12 Bưu điện huyện , thành phố, 12 đài viễn thông nằm trong 1 công ty đó là Công ty Điện báo điện thoại, công ty BC-PHBC có cơ cấu và nhiệm vụ cụ thể.
Bộ máy tổ chức quản lý của Bưu điện tỉnh Hải Dương bao gồm:
-Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
Giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh giám đốc là 2 phó giám đốc, được giám đốc uỷ quyền phụ trách các lĩnh vực kinh doanh, kĩ thuật và hành chính.
-Các phòng ban chức năng của Bưu điện gồm 8 phòng ban: phòng tổng hợp, phòng kế hoạch-kinh doanh tiếp thị, phòng đầu tư xây dựng cơ bản, phòng Viễn thông tin học, phòng tổ chức cán bộ lao động, phòng nghiêp vụ bưu chính và viễn thông, phòng kế toán thống kê tài chính và phòng hành chính quản trị.
Sơ đồ bộ máy tổ chức Bưu điện tỉnh Hải Dương:
Gi¸m ®èc
Phó giám đốc kĩ thuật
Phó giám đốc nghiệp vụ hành chính
Phòng đầu tư xdcb
Phòng viễn thông tin học
Phòng tccb lao động
Phòng nghiệp vụ bưu chính viễn thông
Phòng kế toán thống kê tài chính
Phòng hành chính quản trị
Các bưu điện huyện,tp
Công ty điện báo diện thoại
Công ty bc-phbc
Các đài viễn thông
Các trạm viễn thông
Điểm bđvh xã
Các tổ sản xuất
Các bưu cục
Điểm bđvhxã
Các tổ sản xuất
Các bưu cục
Đại lý
Phòng kế hoach kinh doanh tiếp thị
Đại lý
Đây là bộ máy quản lý phù hợp với qui mô và đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp. Với mô hình này, Ban giám đốc của Bưu điện có thể dễ dàng nắm được thông tin của doanh nghiệp mình một cách chính xác từ bộ phận quản lí đến các đài, đội trực thuộc cơ sở sản xuất để điều hành. Các phòng ban chức năng được tập trung chuyên sâu theo các lĩnh vực quản lý qua đó làm nhiệm vụ tham mưu giúp ban giám đốc điều hành một cách có hiệu quả. Bộ phận trực tuyến là các đài và các công ty trực tiếp nhận sự chỉ đạo từ ban giám đốc đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo và quản lý. Giữa các phòng ban, các đơn vị sản xuất, đơn vị sự nghiệp của Bưu điện có sự giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau hoàn thành tốt các nhiệm vụ.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của bưu điện tỉnh Hải Dương.
Là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông Việt Nam, với gần 10 năm hình thành và phát triển, bưu điện tỉnh Hải Dương đã trở thành một đơn vị kinh doanh quan trọng của tỉnh Hải Dương và là một bộ phận không thể tách rời của mạng viễn thông quốc gia, được ưu tiên phát triển để hoà nhập vào mạng viễn thông quốc tế, phục vụ cho công cuộc Công nghiêp hoá-Hiện đại hoá đất nước. Bưu điện tỉnh Hải Dương được xếp vào nhóm các doanh nghiệp chịu sự quản lý của Tổng công ty, cùng các đơn vị thành viên khác trong một dây truyền công nghệ viễn thông liên hoàn, thông nhất cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính và phát triển các dịch vụ Bưu chính viễn thông.
Chức năng nhiệm vụ chính của Bưu điện tỉnh Hải Dương là tổ chức và xây dựng, quản lí, vận hành, khai thác mạng lưới Bưu chính-Viễn thông để kinh doanh và phục vụ theo Tổng công ty trực tiếp giao. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các nơi khác theo qui định của Tổng công ty nhằm hoàn thành kế hoạch được giao.
Thiết kế mạng lưới thuê bao, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc.
Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành Bưu chính-Viễn thông.
Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép và thực hiện các nhiệm vụ Tổng công ty giao.
Bưu điện tỉnh Hải Dương chịu sự quản lí của các cơ quan Nhà nước trung ương( Bộ, ngành, Tổng cục Bưu điện) thông qua Tổng công ty Bưu chính Viễn thông về chấp hành pháp luật, các chính sách về người lao động, các định mức kinh tế, kĩ thuật và các chế độ tài chính, các qui định quản lí Nhà nước về lĩnh vực Viễn thông.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
*Sản phẩm
Sản phẩm chính của Bưu điện tỉnh Hải Dương nói riêng và ngành Bưu chính Viễn thông nói chung là các loại hình dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Đặc trưng của các loại hình dịch vụ này là tính phi vật chất và là kết quả của một chuỗi các hoạt động thống nhất , khó thống nhất trong toàn bộ dây truyền sản xuất của rất nhiều đơn vị cùng tham gia. Bưu điện tỉnh Hải Dương thực hiện một phần công việc trong toàn bộ lộ trình hoàn thiện sản phẩm bao gồm các công đoạn đi, trung chuyển và công đoạn đến. Do sản phẩm mang tính phi vât chất nên trong tổng chi phí phát sinh thì chi phí nguyên vật liệu chủ yếu là nguyên vật liệu phụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ còn chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí bằng tiền khác thường chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra, cũng không có sản phẩm dở dang, không có các khâu lưu kho, bảo quản. Sản phẩm dịch vụ được định giá và được khách hàng chấp nhận trước khi được tạo ra. Tuy nhiên, với đặc điểm là sản phẩm được tạo ra nếu có nhu cầu nền Bưu điện không thể chủ động sản xuất sẵn sản phẩm dự trữ mà chỉ là cung ứng dạng các loại hình dịch vụ mới cho khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho sản xuất thường không đều, khi dồn dập lúc thưa thớt và có khi chờ việc.
* Môi trường kinh doanh.
Thị trường Bưu chính Viễn thông nói chung của Việt Nam hiện nay và thị trường về các sản phẩm Bưu chính Viễn thông của tỉnh Hải Dương nói riêng ngoài Bưu điện tỉnh Hải Dương trước đây là đơn vị độc quyền chuyên cung cấp các sản phẩm của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông(VNPT) nay còn có Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT), công ty điện tử viễn thông quân đội(Vietel) và Hanoi Telecom. Vì vậy Bưu điện tỉnh Hải Dương đang phải cạnh tranh với các công ty khác trong việc cung cấp các dịch vụ trên địa bàn của tỉnh. Sự cạnh tranh đã bắt đầu xuất hiện tuy vẫn còn yếu. Trong thời gian tới sự cạnh tranh mạnh mẽ lên rất nhiều với sự tham gia của số lượng lớn hơn các doanh nghiệp khai thác dich vụ Bưu chính Viễn thông.
Trên phương diện quốc tế, Việt Nam hiện đang là thành viên của ASEAN, đang trong tiến trình gia nhập WTO, APEC và hiện đã kí kết thành công hiệp định thương mại Việt-Mỹ. Một trong những chủ đề lớn trong các vòng đàm phán là việc chống độc quyền và tự do hoá thị trường bưu chính viễn thông. Vì vậy sự tham gia của các nhà khai thác bưu chính viễn thông ngay tại thị trường Việt Nam và việc chia sẻ thị trường của các doanh nghiệp trong nước với nước ngoài là tương lai không xa. Tuy nhiên, việc tự do hoá thị trường bưu chính viễn thông cũng đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội cho Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam và có thể tham gia khai thác trên thị trường viễn thông thế giới. Bưu điện tỉnh Hải Dương cũng có điều kiện hơn trong việc tìm đối tác liên doanh có chất lượng, tranh thủ nguồn vốn đầu tư, công nghệ kĩ thuật mới từ nước ngoài để tiến tới cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh Hải Dương.
2.2.Thực trạng hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
2.2.1.Thực trạng lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Để đánh giá một cách tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hải Dưong, cần thiết phải xem xét các chỉ tiêu tài chính tuyệt đối và tương đối của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
* Một số chỉ tiêu tài chính 2003-2005.
Bảng 01- Một số chỉ tiêu tài chính năm 2003-2005.
Đơn vị: triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
1
Tài sản cố định
tr đ
134.954
165.098
205.985
2
Tài sản lưu động
tr đ
65.379
49.819
80.134
3
Vốn bằng tiền
tr đ
22.099
20.142
33.529
4
Tổng tài sản
tr đ
219.353
276.240
326.616
5
Nợ phải trả
tr đ
120.247
139.910
130.499
6
Nợ ngắn hạn
tr đ
85.287
102.461
110.606
7
Vốn chủ sở hữu
tr đ
99.105
136.329
196.117
8
Tổng nguồn vốn
tr đ
219.353
276.240
326.616
9
TSCĐ/TS(1:4)
%
62%
60%
63%
10
TSLĐ/TS(2:4)
%
30%
18%
25%
11
Hệ số nợ tổng tài sản (5:4)
%
55%
51%
40%
12
Hệ số nợ vốn(5:7)
%
121%
103%
67%
13
Khả năng thanh toán nhanh(3:6)
%
26%
20%
30%
Nguồn: Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Qua một số chỉ tiêu ở bảng 01 ta thấy :
Do đặc thù của nghành bưu chính viễn thông, Bưu điện tỉnh Hải Dương đầu tư trang thiết bị công nghệ viễn thông rất lớn, vì vậy tài sản cố định luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.Qua bảng 01 ta thấy năm 2003 là :62%, năm 2004 là 60% và năm 2005 là 63%. Vốn đi vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Bưu điện tỉnh Hải Dương. Cụ thể hệ số trên tổng tài sản của năm 2003 là : 55%, năm 2004 là 51% và năm 2005 là 40%. Hệ số nợ tổng tài sản và hệ số nợ CSH luôn ở mức cao, điều đó chứng tỏ doanh nghiêp sử dụng chủ yếu vốn đi vay để tài trợ cho lượng tài sản lớn của mình. Bưu điện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như từ Ngân sách Nhà nước, từ Tổng công ty, từ các khoản nợ mà BĐ có thể sử dụng...Với cơ cấu vốn như vậy thì khả năng thành toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, vốn bằng tiền tại Bưu điện lại nhỏ vì thế chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh của Bưu điện vẫn thấp so với nhu cầu về thanh toán của bưu điện tỉnh(năm 2003 là:26% ,năm 2004 là:20%, năm 2005 là:30%). Nhưng đây vẫn là tỷ lệ an toàn bởi phần các khoản nợ ngắn hạn của Bưu điện tỉnh Hải Dương là các khoản phải trả nội bộ giữa Bưu điện tỉnh Hải Dương và Tổng công ty.
* Kết quả kinh doanh của bưu điện tỉnh Hải Dương.
Để có thể đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện trong những năm qua, trước hết có thể xem xét một số chỉ tiêu ở bảng 02.
Bảng 02-Kết quả kinh doanh 2003-2005
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Lượng
tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Doanh thu thuần
131.521
182.023
192.218
50.502
138%
10.195
106%
Lợi nhuận trước thuế
24.305
16.836
19.478
-7.469
69%
2.642
116%
Thuế TNDN
8.290
4.283
4.917
4.007
52%
634
115%
Lợi nhuận sau thuế
16.014
12.553
14.561
-3.461
78%
2.008
116%
Nguồn: Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Theo số liệu của bảng 02 ta thấy:
Xét về doanh thu:Doanh thu thuần của Bưu điện tỉnh tăng qua các năm, năm 2004 tăng lên 50.502 triệu đồng với tỷ trọng 138% so với năm 2003 và năm 2005 tăng 10.195 triệu đồng(tỷ trọng 106%) so với năm 2004. Sở dĩ có điều này mặc dù Nhà nước quyết định giảm giá cước cho các dịch vụ bưu chính viễn thông, nhưng doanh thu thuần của năm 2005 vẫn tăng so với năm 2004 là do các dịch vụ mà Bưu điện cung cấp cho khách hàng đều tăng về sản lượng so với năm 2004. Bên cạnh đó, nhờ chiến lược mở rộng mạng lưới, cung cấp thêm nhiều loại hình dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đã giúp cho Bưu điện tỉnh Hải Dương vẫn thu được doanh thu cao hơn so với năm trước.
* Xét về lợi nhuận: Năm 2003, lợi nhuận sau thuế của Bưu điện tỉnh Hải Dương là 16.014 triệu đồng, năm 2004 lợi nhuận sau thuế là 12.553 tỷ đồng, giảm hơn so với năm 2003 là 3.461 tỷ đồng, nguyên nhân do lợi nhuận trước thuế của năm 2004 giảm đi so với năm 2003, bên cạnh đó thuế TNDN của năm 2004 lại cao hơn năm 2003 và năm 2005 lợi nhuận sau thuế là 14.561 tỷ đồng, tăng 2.008 tỷ đồng so với năm 2004.
* Thu nhập của cán bộ công nhân viên.
Bảng 03-Thu nhập bình quân 1 người/tháng
Đơn vị:Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
TNBQ 1 người
1.388
1.637
2.002
Nguồn: Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Doanh thu tăng cũng chính là cơ sở để đảm bảo tăng thu nhập cho người lao động. Thu nhập bình quân đầu người của Bưu điện tăng dần qua các năm và đạt hơn 2 triệu/người/tháng là khá cao so với thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh. Đây là điều kiện khuyến khích người lao động nhiệt tình với công việc, đóng góp sức lao động, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện ngày càng cao.
Như vậy, qua tìm hiểu một số nét về tình hình tài chính của Bưu điện tỉnh Hải Dương có thể khẳng định rằng Bưu điện tỉnh Hải Dương là một doanh nghiệp có tình hình tài chính tương đối ổn định, qui mô lớn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả , đem lại thu nhập cao cho người lao động. Tuy nhiên, có một thực tế là lợi nhuận trong những năm gần đây, tuy có tăng nhưng còn rất hạn chế.
Với việc phân tích ở trên có thể thấy rằng Bưu điện tỉnh Hải Dương là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Trong cơ cấu lợi nhuận trước thuế lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất còn lợi nhuận lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Điều này thể hiện ở trên bảng 04.
Bảng 04-Cơ cấu lợi nhuận trước thuế
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lợi nhuận HĐKD
23.998
98,7%
16.547
98,3%
19.240
98,3%
Lợi nhuận HĐTC
199
0,8%
178
1,05%
173
1,19%
Lợi nhuận HĐBT
108
0,4%
111
0,65%
65
0,51%
Tổng lợi nhuận TT
24.305
100%
16.836
100%
19.478
100%
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Qua bảng 04, ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2004 là giảm so với năm 2003, năm 2003 tổng lợi nhuận trước thuế là 24.305 triệu đồng nhưng đến năm 2004 tổng lợi nhuận trước thuế chỉ còn 16.836 triệu đồng. Sở dĩ có điều này là do lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính của Bưu điện trong năm 2004 bị giảm so với 2003 mặc dù lợi nhuận hoạt động bất thường của năm 2004 có tăng hơn nhưng không đáng kể. Cụ thể lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh năm 2003 là 23.998 triệu đồng chiếm 98,7% trong tổng lợi nhuận trước thuế của bưu điện tỉnh Hải Dương và lợi nhuận hoạt động tài chính là 199 triệu đồng chiếm 0,8% tổng lợi nhuận trước thuế trong khi lợi nhuận hoạt động kinh doanh của năm 2004 chỉ là 16.547triệu đồng và lợi nhuận hoạt động tài chính là 178 triệu đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động kinh doanh của bưu điện vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lợi nhuận trước thuế của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Qua bảng 04, ta cũng thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2005 có tăng so với năm 2004 và lợi nhuận từ hoạt động từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lợi nhuận trước thuế. Năm 2004, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh là 16547 triệu đồng chiếm tới 98,3% tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 178 triệu đồng chỉ chiếm có 1,05% trong tổng lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận từ hoạt động bất thường chỉ là 111 triệu đồng chiếm 0,65%. Năm 2005 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp la 19240 triệu đồng, chiếm 98,3% tổng lợi nhuận trước thuế trong khi lợi nhuận từ hoạt động tài chính là 173 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,19 % trong tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp và lợi nhuận từ hoạt động bất thường là 65 triệu đồng, chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ là 0,51 %. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn giữ vai trò chủ đạo trong các hoạt động kinh của Bưu điện tỉnh Hải Dương. Vì vậy, việc phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng để từ đó tìm ra các giải pháp làm tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh cũng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó việc phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường không được đề cập đến chuyên đề này.
Trên cơ sở phân tích những nhận xét khái quát về cơ cấu lợi nhuận của Bưu điện để có thể tìm ra những nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh ta sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng và so sánh tỷ trọng từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần. Việc phân tích các chỉ tiêu này được tiến hành qua bảng 05.
Bảng 05-Phân tích tình hình lợi nhuận kinh doanh.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2004/2003
2005/2004
Lượng
% DTT
Lượng
% DTT
Lượng
% DTT
Lưọng
% DTT
Lượng
% DTT
Doanh thu thuần
131521
100
182023
100
192.218
100
50502
138
10.195
106
Giá vốn hàng bán
92.853
70,6
131.056
72
137.051
71,3
38203
141
5995
105
lãi gộp
38.667
29,4
50.966
28
55167
28,7
12299
132
4201
108
CPBH & QLDN
9.601
7.3
15.654
7,6
16.146
8,4
6053
163
492
103
Lợi nhuận
29.066
22,1
35.312
19,4
39.020
20,3
6246
121
3708
111
Thuế TNDN
9.469
7.2
12560
6,9
13.455
7
3091
133
895
107
Lợi nhuận sau thuế
19597
15,4
23.117
12,7
26.141
13,6
3520
118
3024
113
Nguồn: Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Qua bảng 05 ta thấy doanh thu thuần của năm 2003 là 131521 triệu đồng trong đó giá vốn hàng bán là 92853 triệu đồng chiếm 70,6% tổng doanh thu. Doanh thu thuần của năm 2004 là 183023 triệu đồng tăng 50502 triệu đồng so với năm 2003 trong đó giá vốn hàng bán là 131.056 triệu đồng chiếm 72% tổng doanh thu .Tuy lãi gộp của năm 2003 nhỏ hơn năm 2004 nhưng do giá vốn hàng bán của năm 2004 lại chiếm tỷ trọng lớn hơn so với năm 2003 nên lãi gộp của năm 2003 vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với năm 2004 trong tổng doanh thu. Bên cạnh đó chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2004 lại lớn hơn so với năm 2003 trong khi lãi gộp của năm 2004 tăng không đáng kể so với tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2004 cao hơn năm 2003 nhưng không nhiều. Ngoài ra thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2004 cũng lớn hơn năm 2003 vì vậy độ chênh lệch giữa lợi nhuận của năm 2004 và năm 2003 chỉ là 121 triệu. Còn trong năm 2005 doanh thu thuần của doanh nghiệp là 192.218 triệu đồng tăng 10.195 triệu đồng so với năm 2004; giá vốn hàng bán là 137051 triệu đồng, mặc dù về lượng giá vốn hàng bán của năm 2005 có lớn hớn năm 2004 là 5995 triệu đồng nhưng xét về tỷ trọng thì giá vốn hàng bán của năm 2005 chiếm 71,3 % trong tổng doanh thu. Vì vậy lãi gộp của năm 2005 cũng tăng hơn so với năm 2004 là 4201 triệu đồng. Ta lại thâý tuy chi phí bán hàng quản lý tăng thêm 492 triệu đồng nhưng lãi gộp của năm 2005 lại tăng hơn so với năm 2004 là 3.414 vì vậy lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng 3708 triệu đồng, từ 35312 triệu lên đến 39.020 triệu trong năm 2005. Và điều này dẫn đến việc lợi nhuận sau thuế của Bưu điện tỉnh Hải Dương tăng nhưng vẫn còn hạn chế.
Trong phần tính toán tỷ trọng của từng khoản muc chi phí trong doanh thu thuần của Bưu điện ta thấy cả tỷ trọng chi phí bán hàng quản lý và tỷ trọng giá vốn hàng bán của năm 2004 đều lớn hơn so với năm 2003 nhưng lại đều nhỏ hơn năm 2005.
Trong năm 2003 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiến 70,6 đồng, lợi tức gộp là 29,6 đồng, chi phí bán hàng, quản lý là 7,3 đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 22,1 đồng và lợi nhuận sau thuế là 15,4 đồng.
Trong năm 2004, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chiếm 72 đồng, lợi tức gộp là 28 đồng, chi phí bán hàng quản lý là 8,6 đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 19,4 đồng và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 12,7 đồng.
Năm 2005, tuy giá vốn hàng bán tăng nhưng lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với năm 2004 cụ thể cứ 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chỉ chiếm tới 71,3 đồng. Vì thế lợi tức gộp còn 28,7 đồng, mặc dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý bán hàng có tăng về mặt lượng nhưng lại giảm về mặt tỷ trọng chỉ còn 8,4 đồng. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của năm 2005 sẽ tăng lên so với năm 2004 là 13,6 đồng.
Chính sự gia tăng của giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp đã làm hạn chế việc tăng doanh thu của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Qua bảng 05 ta có thể nhận thấy lợi nhuận của Bưu điện tỉnh Hải Dương năm 2005 là có tăng so với năm 2004 tuy không nhiều do giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng quản lý tăng hơn về mặt lượng. Để có thê đánh giá cụ thể hơn, ta hãy xem xét lợn nhuận về mặt tương đối thông qua một số tỷ suất lợi nhuận chủ yếu sau:
Bảng 06-Một số tỷ suất lợi nhuận chủ yếu.
Đơn vị: %
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Chênh lệch 2003-2004
Chênh lệch 2004-2005
TS lợi nhuận trên doanh thu
12,2
9,5
10,4
-2,7
0,9
Ts lợi nhuận trên giá thành
20
15,8
19,1
-4,2
1,5
TS lợi nhuận trên tổng tài sản
5
3,6
17,3
-1,4
1,8
TS lợi nhuận trên vốn CSH
12,2
6,3
3
-5,9
-3,3
Nguồn: Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Nhìn vào bảng 06 có thể thấy các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận năm 2004 đều thấp hơn năm 2003 và cũng thấp hơn năm 2005, chỉ có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của năm 2005 là thấp hơn so với năm 2004.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2004 là 9,5% thấp hơn năm 2003 là 2,7% và của năm 2005 là 0,9%. Nếu như trong năm 2003, 100 đồng doanh thu thuần thì thu được 12,2 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2004, 100 đồng doanh thu thuần chỉ thu được 9,5 đồng lợi nhuận sau thuế giảm 2,7 đồng; và năm 2005, 100 đồng doanh thu thuần thu được tới 10,4 đồng lợi nhuận sau thuê, tăng lên 0,9 đồng so với năm 2004.
Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành năm 2004 là 15,8 % thấp hơn năm 2003 là 20% tức là trong năm 2003, 100 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 20 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2004, 100 đồng chi phí bỏ ra tạo được 15,8 đồng lợi nhuận sau thuế; Năm 2005 tỷ suất lợi nhuận trên giá thành trên giá thành là 19,1 % cao hơn năm 2004 là 15,8% nghĩa là trong năm 2005, 100 đồng chi phí bỏ ra tạo ra được 19,1 đồng lợi nhuận sau thuế tức là đã tăng 3,3 đồng so với năm 2004.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2004 là 3,6% thấp hơn năm 2003 là 5% và năm 2005 là 17,3%. Nếu như trong năm 2003, 100 đồng vốn đầu tư tạo ra được 5 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2004, 100 đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra được 3,6 đồng lợi nhuận sau thuế như vậy đã giảm đi 1,4 đồng. Trong năm 2005, 100 đồng vốn đầu tư đã tạo ra được 17,3 đồng lợi nhuận sau thuế và tăng 13,7 đồng so với năm 2004.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ là chỉ tiêu duy nhất của năm 2005 giảm so với năm 2004. Nếu như trong năm 2004 tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 6,3% thì đến năm 2005 chỉ còn 3 % thấp hơn năm 2004 là 3,3 %. Năm 2005, 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được 3 đồng lợi nhuận sau thuế giảm đi 3,3 đồng so với năm 2004.
Như vậy thông qua việc xem xét lợi nhuận thu được của doanh nghiệp về mặt tương đối và tuyệt đối có thể thấy lợi nhuận sau thuế của BĐ tình Hải Dương là tăng lên nhưng không nhiều. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu thuần tuy có tăng hơn tốc độ của chi phí nhưng không đáng kể.
2.2.2.Thực trạng doanh thu của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Để có thể làm rõ hơn về thực trạng lợi nhuận ở Bưu điện tỉnh Hải Dương, cần thiết phải phân tích thực trạng về doanh thu của Bưu điện tỉnh qua các năm. Điều này có thể thấy qua bảng 07.
Bảng 07-Doanh thu phát sinh của bưu điện tỉnh Hải Dương.
Đơn vị: triệu đ
STT
Chỉ tiêu
năm 2003
năm 2004
năm 2005
Lượng
%
tổng doanh thu
Lượng
%
tổng doanh thu
Lượng
%
tổng doanh thu
1
Tổng Doanh thu
152.409
100
208.058
100
263.058
100
2
Doanh thu từ BC
6.220
4
7.224
3,4
8.136
3
3
Viễn thông
129.744
85
180.1 36
86,6
227.272
86,4
4
Hoà mạng
12.102
8
13.923
6,7
16.744
6,4
5
Phát hành báo chí
2.343
3
6.775
3,3
10.906
4,2
Nguồn:Báo cáo quyết toán của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
Nhìn vào Bảng 07 ta thấy doanh thu của Bưu điện tỉnh Hải Dương chủ yếu từ lĩnh vực viễn thông tạo ra với tỷ trọng chiếm ưu thế qua các năm : năm 2003 là 85%, năm 2004 là 86,6% và năm 2005 là 86,4%. Nghĩa là trong năm 2003, cứ 100đ doanh thu thì có 85 đồng được thu về từ hoạt động viễn thông, năm 2004 có 86,6 đồng và năm 2005 là 86,4 đồng. Qua đây ta nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động viễn thông trong việc tạo doanh thu cho bưu điện tỉnh. Ngoài dịch vụ về viễn thông, bưu điện tỉnh còn có các dịch vụ như bưu chính, phát hành báo chí và hoà mạng. Tuy nhiên, doanh thu có được của các dịch vụ về bưu chính và phát hành báo chí không có vai trò lớn trong việc tạo lập tổng doanh thu cho bưu điện tỉnh Hải Dương. Tỷ trọng doanh thu của cả hai loại hình dịch vụ này mới là 7% trong tổng doanh thu vào năm 2003, năm 2004 là 7,7% và năm 2004 là 7,2%. Cụ thể như sau:
Doanh thu từ khối Bưu chính và phát hành báo chí.
+ Về bưu chính: thu từ việc bán tem thư và các dịch vụ về bưu chính như: chuyển phát nhanh(EMS), phát trong ngày (PTN), bưu phẩm, bưu kiện chuyển tiền nhanh...Tiết kiệm bưu điện với đặc điểm là mỗi sản phẩm từ nơi đơn vị quản lý người nhận .Nhưng theo qui định của Tổng công ty thì doanh thu phát sinh ở đơn vị nào sẽ được ghi cho đơn vị đó để đơn giản trong khâu thanh toán giữa các đơn vị.
+Về phát hành báo chí: Báo chí từ nhà xuất bản được công ty phát hành báo chi Trung ương(VPS) vận chuyển đến các bưu điện tỉnh và được chia chọn và chuyển đến các bưu điện thành phố và các độc giả trong khoảng thời gian từ lúc in báo xong(Lúc 2h) cho đến 16h30 cùng ngày.
Hiện nay, trong lĩnh vực Bưu chính và phát hành báo chí đã có nhiều đơn vị cạnh tranh trên địa bàn các tỉnh nhưng mới chỉ tập trung ở các thành phố là chính vì ở đó có lợi nhuận cao hơn còn các huyện và các xã vùng sâu, vùng xã thì vẫn chưa có cạnh tranh. trưởng không cao.
Doanh thu từ khối viễn thông.
Đó là doanh thu từ các dịch vụ như:
+ Điện thoại cố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36473.doc