LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA NHTM 3
1.1. Tín dụng cá nhân của NHTM. 3
1.1.1. Tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 3
1.1.2. Tín dụng cá nhân của NHTM 4
1.2. Phân loại tín dụng 6
1.3. Các loại rủi ro trong tín dụng cá nhân. 9
1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng cá nhân. 9
1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cá nhân. 10
1.4. Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại. 14
1.4.1. Khái niêm quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 14
1.4.2. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 14
1.4.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng cá nhân 15
1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 29
1.5.1. Những nhân tố thuộc về khách hàng 29
15.2. Những nhân tố thuộc về Ngân hàng 30
1.5.3. Những nhân tố thuộc về môi trường 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VP BANK –CHI NHÁNH HÀ NỘI 33
2.1. Khái quát về Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 35
2.1.3. Thị trường mục tiêu và các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 36
2.1.4. Quy trình tín dụng cá nhân của VPBank. 37
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 41
2.2.1. Hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng đang áp dụng. 41
2.2.2. Phương pháp chấm điểm tín dụng cá nhân. 46
2.3. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân và công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại VPBank – chi nhánh Hà Nội . 49
2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan. 49
2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan từ phía VPBank. 51
2.3.3. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng mục tiêu – khách hàng cá nhân của VPBank. 52
2.4. Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội . 53
2.4.1. Những kết quả đạt được. 55
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại. 62
2.4.3. Nguyên nhân. 64
CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VP BANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI 66
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội trong những năm tới. 66
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng 67
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng. 67
3.2.2. Thực hiện tốt chính sách tín dụng và quy trình tín dụng. 68
3.2.3. Tổ chức các phòng ban riêng quản lý nợ vay và quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 69
3.2.4. Những giải pháp liên quan đến công tác tổ chức đào tạo. 71
3.3. Kiến nghị. 72
3.3.1. Đối với Ngân hàng VPBank. 72
3.3.2. Đối với các cấp ngành khác. 75
KẾT LUẬN 79
Danh mục tài liệu tham khảo 80
83 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất không chỉ là điều kiện tốt cho công tác quản lý rủi ro tín dụng mà còn có ảnh hưởng tích cực đến mọi hoạt động của ngân hàng.
Khi đưa ra một chính sách tín dụng mà ngân hàng qua nhấn mạnh vào lợi nhuận và kế hoạch phát triển trong tương lai thì chất lượng khoản vay cũng không được đảm bảo. Nếu ngân hàng chỉ nhằm tới mục tiêu có tỷ trọng cho vay lớn mà xem nhẹ chất lượng khoản vay thì nguy co rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất cao. Như vậy, mục tiêu, định hướng phát triển trong chính sách tín dụng của ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.
- Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng: Mỗi ngân hàng phải hình thành và đưa vào sử dụng một mô hình rủi ro tín dụng một cách thống nhất và hiệu quả. Mô hình này phù hợp với tính chất, quy mô và độ phức tạp của các hoạt động thuộc ngân hàng đó. Ngoài ra, nếu các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng không được cập nhật với những thay đổi về điều kiện kinh tế – xã hội, thì mô hình đó cũng không phát huy được hiệu quả và ảnh hưởng đến kết quả đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng.
1.5.3. Những nhân tố thuộc về môi trường
Môi trường kinh tế xã hội là tổng hoà các mối quan hệ và xã hội, xét một cách tổng thể, môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc quản lý rủi ro tín dụng từ cả phía ngân hàng và khách hàng.
Môi trường kinh tế xã hội tác động đến người vay theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến thu nhập của người vay.
Đối với ngân hàng, môi trường xã hội tác động để ngân hàng có thể tìm thấy thông tin phục vụ cho việc thẩm định tín dụng, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của khách hàng… Qua đó, ngân hàng có thể xem xét được khả năng rủi ro và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Tóm lại, mọi hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều tiềm ẩn rủi ro. Với đặc trưng hoạt động của mình, ngân hàng cũng chứa đựng nguy cơ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng thường xuyên xảy ra và khi xảy ra nó không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng mà còn làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường. Tín dụng cá nhân ngày càng phát triển ở các ngân hàng, cùng với sự gia tăng đó là hàng loạt các yếu tố mới phát sinh, trong đó có những yếu tố mang lại nguy cơ rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, các NHTM cần phải thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp phù hợp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VP BANK –CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh (tên viết tắt tiếng Việt – Ngân hàng Ngoài quốc doanh) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042-NH/GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/09/1993.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển VPBank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VND trong năm 1994 và tiếp tục tăng lên 174,9 tỷ đồng vào năm 1996. Đến cuối năm 2004, VPBank được nâng vốn điều lệ lên 198,4 tỷ. Trong quý I/2005 số vốn điều lệ của VPBank đã là 243,7 tỷ đồng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động. Trong năm 2004 VPBank đã mở thêm 3 chi nhánh cấp I mới đó là chi nhánh Hà Nội (trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội ra khỏi Hội sở), chi nhánh Huế, chi nhánh Sài Gòn. Đầu năm 2005, VPBank tiếp tục mở thêm 4 chi nhánh cấp I là: Chi nhánh Cần Thơ, Chi nhánh Quảng Ninh và Chi nhánh Bắc Giang.
Tính đến thời điểm lập báo cáo thường niên (tháng 7/2005) hệ thống VPBank có tổng cộng 30 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 10 chi nhánh cấp I tại các tỉnh thành phố của đất nước là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…, 15 chi nhánh cấp II và 4 phòng giao dịch. Trong năm 2006, VPBank dự kiến sẽ mở thêm khoảng 20 điểm giao dịch mới tại các thành phố trọng điểm của đất nước.
Số lượng cán bộ, nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay trên 600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 87%) bằng việc chăm lo nghiêm túc đến công tác tuyển dụng nhân viên, đồng thời thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên, VPBank đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên năng động nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ có. Đây sẽ là một trong những tiền đề giúp ngân hàng phát triển và có thể đương đầu với cạnh tranh khi hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào hội nhập.
Năm 2005, một lần nữa VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, phấn đấu đạt mức tăng trưởng về mọi mặt năm sau cao hơn năm trước. Một trong các giải pháp quan trọng là phải nâng cao được sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời phấn đấu làm hết sức mình để phục vụ khách hàng tốt hơn, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Theo quyết định số 81-2004/QĐ-HĐQT ngày 12/11/2004 về việc thành lập chi nhánh cấp I tại Thành phố Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh cấp I trực thuộc NHTMCP Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam. Chi nhánh Hà Nội chính thức hoạt động theo chức năng chi nhánh cấp I sau khi nhận được con dấu của chi nhánh từ cơ quan chức năng. Hoạt động theo quyết định số 481-2002/QĐ-HĐQT ngày 19/07/2002 về việu ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của các chi nhánh VPBank.
Ngày 04/01/2005, Chi nhánh Hà Nội đi vào hoạt động với chỉ tiêu tổng tài sản gần 982 tỷ đồng. Đến tháng 6/2005, chỉ tiêu tổng tài sản của chi nhánh đã tăng thêm 269 tỷ đồng, đạt 1.251 tỷ đồng. Ban Giám đốc chi nhánh đã có những biện pháp thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh. Hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so với kế hoạch.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Chi nh¸nh cÊp 2
c¸t linh
Phßng kÕ to¸n
Ban gi¸m ®èc
Phßng thÈm ®Þnh tµi s¶n b¶o ®¶m
Phßng hµnh chÝnh
tæ chøc
Phßng thanh to¸n quèc tÕ
Phßng phôc vô kh¸ch hµng c¸ nh©n
Phßng phôc vô kh¸ch hµng doanh nghiÖp
phßng giao
dÞch kho quü
Chi nh¸nh cÊp 2
ch¬ng d¬ng
Chi nh¸nh cÊp 2
trÇn hng ®¹o
Chi nh¸nh cÊp 2
hai bµ trng
Chi nh¸nh cÊp 2
hoµn kiÕm
S¬ ®å VPBank Hµ Néi tÝnh ®Õn 31/12/2005
2.1.3. Thị trường mục tiêu và các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội.
Thị trường mục tiêu của VPBank là gì? Tại sao VPBank chọn thị trường mục tiêu đó? Thị trường mục tiêu của VPBank là các khách hàng cá nhân, dân cư tầng lớp trung lưu ở đô thị.
VPBank lựa chọn thị trường mục tiêu đó vì đây là phân khúc thị trường có những đặc điểm phù hợp với khả năng và định hướng hoạt động của Ngân hàng.
- Chiến lược của VPBank: Xây dựng VPBank thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và trong cả nước.
Trước hết là nhóm khách hàng cá nhân, tầng lớp dân cư ở đô thị: Đây là thị trường đang phát triển, nhu cầu vốn vừa phải, hiệu quả kinh doanh thực tế khá, lãi suất cho vay phù hợp theo thoả thuận. Theo xu thế hội nhập hiện nay, thu nhập của dân cư nói chung và dân cư đô thị nói riêng ngày một tăng cao, làm thay đổi thói quen chi tiêu của họ, họ chi tiêu dựa trên sự kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tín dụng cá nhân phát triển. Đầu tư vào thị trường này sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế và phân tán rủi ro.
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tại các tổ chức kinh tế và dân cư.
Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng.
Kinh doanh ngoại hối.
Dịch vụ thanh toán quốc tế.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Cung cấp dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng.
Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và Quốc tế.
Các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các sản phẩm dịch vụ kinh doanh đã từng bước phù hợp với nhu cầu đổi mới của nền kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời cũng nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển tiêu dùng ngày càng lớn của một số lượng không nhỏ khách hàng.
Hoạt động kinh doanh của Phòng khách hàng Cá nhân - chi nhánh Hà Nội – Ngân hàng VPBank với các sản phẩm dịch vụ được cung ứng cho mọi thành phần kinh tế mà tập trung chủ yếu trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, với đối tượng khách hàng cá nhân và những món vay nhỏ. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng và cho vay làm kinh tế gia đình chủ yếu như: cho vay mua nhà, đất; cho vay xây dựng sửa chữa nhà, cho vay mua xe trả góp, cho vay làm kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể quy mô nhỏ và các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác.
2.1.4. Quy trình tín dụng cá nhân của VPBank.
Tín dụng cá nhân được coi là chiến lược hoạt động lâu dài của VPBank và chiến lược này cũng đã đem lại thành công lớn cho ngân hàng. Tại chi nhánh Hà Nội, cho vay đối với cá nhân rất phát triển và mang lại phần lớn doanh thu cho ngân hàng. Tín dụng cá nhân, đã và đang được VPBank quan tâm bởi cùng với lợi nhuận thì rủi ro tiềm ẩn từ phía cá nhân đem lại cũng rất cao. Tại ngân hàng đã xây dựng một quy trình tín dụng cá nhân hoàn chỉnh gồm 8 bước điều chỉnh hoạt động này:
Kh¸ch hµng ®Õn NH ®Ó xin vay vèn
- NV A/O c¸ nh©n lµm viÖc víi kh¸ch hµng, híng dÉn thñ tôc vµ nhËn hå s¬ tõ kh¸ch hµng
4. NV A/O c¸ nh©n tËp hîp hå s¬ tr×nh Ban tÝn dông tµi trî nhËp khÈu/Héi ®ång tÝn dông tµi trî nhËp khÈu
- Tê tr×nh thÈm ®Þnh TSB§
- Tê tr×nh cña NV A/O c¸ nh©n
- Hå s¬ kh¸ch hµng cung cÊp
5. Hoµn thiÖn hå s¬ TD
- ThÈm ®Þnh TSB§ lËp hîp ®ång b¶o ®¶m tiÒn vay vµ lµm thñ tôc c«ng chøng, nhËn bµn giao tµi s¶n (nÕu cã)
- NV A/O c¸ nh©n nhËp kho TSB§, lËp H§TD, khÕ íc… tr×nh l·nh ®¹o ký
KiÓm tra vµ xö lý nî vay
NV A/O c¸ nh©n chÞu tr¸ch nhiÖm kiÓm tra môc ®Ých sö dông vèn vµ t×nh h×nh tµi chÝnh, ho¹t ®éng cña k/h, theo dâi thu nî gèc l·i…
P. ThÈm ®Þnh TSB§ kiÓm tra vÒ tµi s¶n B§
KiÓm tra l¹i viÖc thu l·i (sè tiÒn, thêi h¹n) giao P.KTKT Néi bé.
Phßng ThÈm ®Þnh tµi s¶n b¶o ®¶m thùc hiÖn ®Þnh gi¸ TS b¶o ®¶m vµ lËp tê tr×nh
1. Ng©n hµng qu¶ng c¸o trªn c¸c ph¬ng tiÖn th«ng tin ®¹i chóng, tê r¬i
3. ThÈm ®Þnh hå s¬
- Nh©n viªn A/O c¸ nh©n chuyÓn hå s¬ tõ tµi s¶n b¶o ®¶m sang phßng thÈm ®Þnh TSB§
- NV A/O c¸ nh©n tù tiÕn hµnh thÈm ®Þnh chung vÒ kh¸ch hµng
6. NV A/O chuyÓn H§TD vµ khÕ íc vay ®Õn bé phËn Giao dÞch ®Ó gi¶i ng©n
8. TÊt to¸n hîp ®ång
Tín dụng cá nhân hiện nay được điều chỉnh bởi một số các Quyết định, thông tư của NHNN. Trên cơ sở cho vay đối với khách hàng cá nhân ngày càng phát triển và hoạt động cho vay này của ngân hàng cần được định hình một cách rõ ràng. VPBank đã lập nên những cơ sở pháp lý riêng cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Căn cứ theo luật NHNN, luật các tổ chức tín dụng, giấy phép hoạt động NHTM số 0042/NH-GP ngày 12/08/1993 của Thống đốc NHNN Việt Nam, điều lệ VPBank và quy chế hoạt động của HĐQT VPBank, ngân hàng đã một loạt quy định và các văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động cho vay tiêu dùng. Những văn bản chi phối hoạt động cho vay đối với cá nhân bao gồm:
Quyết định số 470 -2002/QĐ-HĐQT ngày 13/06/2002 của Chủ tịch HĐQT VPBank về việc ban hành thể lệ cho vay mua nhà - xây dựng sửa chữa nhà
Quyết định số 471 -2002/QĐ-HĐQT ngày 13/06/2002 của Chủ tịch HĐQT VPBank về việc ban hành thể lệ cho vay mua ô tô.
Quyết định số 28-2004/QĐ-TGĐ ngày 08/01/2004 của TGĐ VPBank về việc ban hành thể lệ cho vay hỗ trợ tài chính du học
Văn bản hướng dẫn về quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân
Các văn bản hướng dẫn đi kèm với các quy định nhằm giúp cho việc thực hiện các quy định một cách chính xác và đầy đủ.
Các văn bản trên đã tạo thành một hệ thống cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh trong giai đoạn ban đầu, có thể coi là nền tảng pháp lý cơ bản cho hoạt động cho vay cá nhân của VPBank.
Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân của VPBank được thực hiên toàn diện từ khâu tiếp xúc khách hàng đến khi tất toán hợp đồng. Trên cở sở Quy chế cho vay của NHNN, VPBank đã ban hành “ Quy chế cho vay đối với khách hàng cá nhân ” theo Quyết định số 467-2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 của Chủ tịch HĐQT VPBank . Quy chế cho vay của Ngân hàng đã cụ thể hoá những điều khoản của NHNN tại Quyết định1627/2001/QĐ- NHNN nhằm cụ thể các vấn đề của VPBank. Đồng thời đã quy định chi tiết việc kiểm tra, giám sát vốn vay nhằn hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cá nhân có thể xảy ra như sau:
Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ cho vay ( Phòng phục vụ khách hàng cá nhân, phòng Thẩm định TSBĐ… ) có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn; sử dụng vốn vay và trả nợ; kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm khoản vay của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn vốn vay. Việc kiểm tra phải được ghi thành biên bản lưu hồ sơ tín dụng để theo dõi. Qua việc kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo tín dụng lành mạnh.
Việc thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho vay phù hợp với đặc điểm hoạt động của VPBank, các đặc điểm kinh doanh và sử dụng vốn vay của khách hàng:
Kiểm tra trước khi cho vay: kiểm tra các điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn và các nội dung khác theo quy chế này và các quy định khác của VPBank
Kiểm tra trong khi cho vay (kiểm tra trong giai đoạn giải ngân): kiểm tra các chứng từ, tài liệu gửi kèm theo giấy nhận nợ khi khách hàng rút vốn vay để đảm bảo phù hợp với mục đích vay vốn đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng, trường hợp cần thiết, nhân viên tín dụng phải kiểm tra thực tế tình hình sử dụng các khoản rút vốn trước của khách hàng.
Kiểm tra sau khi cho vay: Kiểm tra tình hình thực tế sử dụng vốn vay, tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh, khó khăn thuận lợi trong việc thu nợ, tình trạng tài sản bảo đảm, phát hiện kịp thời các vi phạm Hợp đồng tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định của Hợp đồng tín dụng và quy định của quy chế này.
Quá trình kiểm tra nếu phát hiện có sự vi phạm Hợp đồng tín dụng và các quy định khác về quy chế tín dụng của VPBank, tuỳ theo từng mức độ vi phạm của khách hàng như:
Thu nợ gốc và lãi vay trước hạn
Chuyển nợ quá hạn
Hạn chế tín dụng hoặc đình chỉ quan hệ tín dụng
Tiến hành xiết nợ, phát mãi tài sản thể chấp, cầm cố để thu hồi nợ
Trong trường hợp cần thiết có thể thoả thuận với khách hàng cử người tham gia trực tiếp vào bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, giám sát hoạt động và quản lý tài chính.
Nếu khách hàng vay vẫn cố tình vi phạm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải lập hồ sơ đề nghị cơ quan pháp luật can thiệp.
Cũng trong quyết định này, Hội đồng quản trị đã ban hành “ Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân ”, trong đó có quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân bao gồm 8 bước như trên. Quy trình nghiệp vụ này đã hướng dẫn chi tiết những nghiệp vụ mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay. Song song với quy trình nghiệp vụ, Ngân hàng đề ra những tiêu chí để đánh giá một khách hàng cá nhân theo một thang điểm đánh giá khách hàng (được trình bày chi tiết trong phần quy trình chấm điểm tín dụng cá nhân).
2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội.
2.2.1. Hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng đang áp dụng.
- Bộ máy quản trị rủi ro
Ngân hàng VPBank đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về hoạt động của NHTM (Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính Phủ) và các tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Nhân dân (Quyết định 1087/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của Ngân hàng Nhà nước)
Với phương châm kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro để tích cực phòng tránh thay vì giải quyết rủi ro,VPBank đã có một hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ và khoa học từ cấp quản trị bậc cao xuống tới từng nhân viên nghiệp vụ. Cơ cấu quản trị rủi ro gồm Hội đồng ALCO, Hội đồng Tín dụng, Ban Tín dụng, Ban kiểm soát ( trực thuộc Hội đồng Quản trị ), Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ. Ngoài ra, còn có sự trợ giúp của các bộ phận có liên quan như Phòng Tổng hợp và quản lý Chi nhánh, Trung tâm tin học có trách nhiệm báo cáo khi phát hiện dấu hiệu rủi ro. Đồng thời, rút kinh nghiệm từ những sai lầm sai lầm trong quá khứ đã để lại những hậu quả nặng nề đã để lại hậu quả nặng nề mà phải nhiều năm mới khắc phục được, VPBank đã rất quan tâm đế vấn đề quản lý rủi ro.
Bộ máy quản lý rủi ro của VPBank được tổ chức một cách chặt chẽ theo nhiều cấp quản lý, với cơ cấu cụ thể như sau:
Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra gồm ba thành viên, trong đó có 2 thành viên chuyên trách. Có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ xem xét lại chiến lược rủi ro tín dụng và những chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng. Có trách nhiệm thực hiện chiến lược rủi ro tín dụng , xây dựng các chính sách và quy trình để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng. Ban kiểm soát phải xác định và quản trị rủi ro tín dụng đối với toàn bộ sản phẩm và hoạt động của ngân hàng.
Phòng Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ: trực thuộc Ban điều hành với nhân sự được phân bổ cho mỗi chi nhánh cấp I có ít nhất từ 1-2 nhân viên, tại hội sở có ít nhất 7 thành viên. Bộ phận Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ có chức năng kiểm tra giám sát hoạt động thường ngày và toàn diện trong tất cả các giai đoạn trước, trong và sau quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ của ngân hàng như sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của nghành ngân hàng và các quy chế, thể lệ, quy trình nghiệp vụ của VPBank. Hoạt động Kiểm tra- Kiểm toán nội bộ các chi nhánh được thực hiện theo sự chỉ đạo trực tiếp theo ngành dọc. Qua đó, Ban kiểm tra – Kiểm toán nội bộ đánh giá chất lượng điều hành và hoạt động của từng đơn vị, tham mưu cho Ban điều hành, cũng như đề xuất khắc phục yếu kém, đề phòng rủi ro nếu có.
Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng
VPBank có 2 Hội đồng tín dụng và mỗi chi nhánh cấp 1 có một Ban tín dụng. Hai Hội đồng tín dụng đặt tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ giải quyết các khoản vay vượt hạn mức giao cho các chi nhánh cấp I đóng tại phía bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…) và phía nam (Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh). Hội đồng tín dụng là cơ quan cấp cao nhất về quản lý tín dụng, thực hiện xét duyệt việc phân phối tín dụng cho khu vực kinh tế, ấn định hạn mức cho các ban tín dụng chi nhánh
Hội đồng ALCO: Để hạn chế rủi ro thị trường và thanh khoản, đã từ lâu VPBank thành lập Hội đồng ALCO cũng có nhiệm vụ theo sát diễn biến thị trường về lãi suất, tỷ giá và những khả năng có thể gây rủi ro khác để có giải pháp phù hợp trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn.
Ngoài ra, mỗi nhân viên đều có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm soát hoạt động của mình để hạn chế thấp nhât rủi ro trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
Trong những năm qua, nhiệm vụ phát triển tín dụng lành mạnh, an toàn và hiệu quả được VPBank đặc biệt quan tâm, nhất là bắt đầu từ năm 2002, hoạt động tín dụng đã có một chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng. Việc xét duyệt cho vay được thực hiện theo cơ chế 3 cấp: Nhân viên tín dụng – Phòng phục vụ khách hàng – Ban tín dụng (hoặc Hội đồng tín dụng tuỳ theo quy mô vay)
Bộ phận thẩm định TSBĐ được tách hoàn toàn với các phòng tín dụng nhờ vậy hạn chế được tối đa rủi ro tín dụng.
- Quyền phê duyệt các khoản vay được phân cấp
Tại VPBank, quyền phê duyệt khoản vay được phân cấp từ giám đốc đến HĐQT tại trụ sở chính hay chi nhánh, tuỳ thuộc vào mức cho vay, điều kiện tín dụng và tài sản bảo đảm, ngân hàng áp dụng chính sách tập quyền trong phê duyệt tín dụng. Cụ thể như sau:
-Đối với phương thức cho vay từng lần: Việc quyết định cho vay thuộc thẩm quyền của Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng theo quy định của VPBank như đối với các món vay thông thường.
- Đối với phương thức cho vay trả góp:
+ Nếu khoản vay trả góp có đủ một số điều kiện nhất định theo quy định của Tổng giám đốc trong từng thời kỳ thì việc quyết định cho vay được trực tiếp Tổng giám đốc quyết định hoặc uỷ quyền cho Phó tổng giám đốc phụ trách Hội sở hoặc giám đốc các chi nhánh quyết định.
+ Nếu khoản vay trả góp không đủ các điều kiện trên thì việc quyết định cho vay thuộc thẩm quyền của Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng như đối với các trường hợp cho vay thông thường.
Nếu phân theo giá trị món vay thì :
Hội đồng quản trị: không giới hạn, nhưng phải tuân thủ mức quy định cao nhất do NHNN quy định.
Hội đồng tín dụng: >= 2 tỷ
Ban tín dụng : < 2 tỷ
Giám sát khoản vay tại VPBank
Sau khi cho vay, VPBank rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách: tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng; thường xuyên giám sát và đánh giá lại khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro. Quy trình giám sát vốn vay được VPBank xây dựng để hướng dẫn các cán bộ liên quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát vốn vay, xử lý các vấn đề phát sinh một cách kịp thời nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, thu hồi vốn cho vay và lãi vay đầy đủ và đúng hạn.
Nhân viên tín dụng phải có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động trong công việc được phân công phụ trách, tích cực kiểm tra, theo dõi, đôn đốc khách hàng theo quy định. Cán bộ tín dụng phải có thái độ kiên quyết trong xử lý để uốn nắn kịp thời những biểu hiện vi phạm hợp đồng tín dụng, vi phạm cam kết của khách hàng, đồng thời báo cáo thường xuyên tình hình khách hàng để lãnh đạo ngân hàng giải quyết.
Đối với những hợp đồng tín dụng có thời hạn giải ngân dài, cán bộ tín dụng phải thường xuyên nắm bắt thông tin liên quan đến khách hàng: sự phát triển của khách hàng, tình hình tài chính, tình hình quan hệ tín dụng…. Các nội dung này phải được lập thành báo cáo và thực hiện định kỳ 3 tháng một lần, riêng đối với trường hợp có biến động về sản xuất kinh doanh, quan hệ tín dụng, phải có báo cáo kịp thời nhằm cung cấp thông tin cho lãnh đạo ngân hàng trong quá trình giải ngân. Để tránh gây phiền hà cho khách hàng, cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định tài sản bảo đảm cần phối hợp với nhau để thực hiện việc kiểm tra theo định kỳ.
Các nội dung kiển tra, giám sát vốn vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng của VPBank bao gồm:
(1)Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải mở sổ sách theo dõi cho vay và thu nợ (Theo mẫu “ Sổ theo dõi quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ ”). Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày giải ngân, nhân viên tín dụng phải tiến hành kiển tra việc sử dụng vốn vay lần đầu tiên. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng phải được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất khi phát hiện khách hàng có những dấu hiệu bất thường. Việc kiểm tra này phải trả lời được các câu hỏi: (i) khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không? (ii) giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản hình thành từ vốn vay có cân đối với giá trị vốn vay đã giải ngân hay không? (iii) khách hàng có vi phạm các nội dung của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay? (iv) tính trung thực các tài liệu của khách hàng gửi ngân hàng?
(2)Quản lý nguồn thu để trả nợ là công việc hết sức quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng và lãnh đạo phòng phục vụ khách hàng cá nhân phải xây dựng phương án, biện pháp cụ thể để quản lý, thu hồi nợ vay đối với từng khoản vay hoặc từng hợp đồng tín dụng của khách hàng. Đối với những trường hợp khách hàng đã biểu hiện có những dấu hiệu xấu, cần tăng cường cán bộ tín dụng có năng lực, kinh nghiệm và có biện pháp kiểm soát đặc biệt để hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng.
(3)Đôn đốc khách hàng trả nợ theo kế hoạch: căn cứ vào kế hoạch trả nợ đã được thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng, chậm nhất 10 ngày trước khi đến hạn trả nợ gốc, lãi, VPBank sẽ có văn bản thông báo và nhắc nhở khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn. Trường hợp khách hàng có dư nợ lớn hoặc khó khăn trong việc trả nợ thì Ban giám đốc, phòng phục vụ khách hàng tại chi nhánh cần làm việc trực tiếp với khách hàng để bàn biện pháp trả nợ cụ thể.
(4)Việc phân tích tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh: được tiến hành 6 tháng/lần, kết hợp với việc đánh giá, chấm điểm xếp hạng khách hàng để đưa ra cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra giúp Ban giám đốc chi nhánh có những chính sách, định hướng hoặc các quyết định sử lý trong quan hệ tín dụng đối với từng khách hàng trong từng thời kỳ.
(5)Kiểm tra, đánh giá hiện trạng tài sản đảm bảo tiền vay: Phòng thẩm định tài sản bảo đảm định kỳ kiểm tra trên hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường, để kịp thời sử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển người sở hữu, người sử dụng, bảo quản; mục đích sử dụng có sự thay đổi? Những biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản, vi phạm về tỷ lệ dư nợ hiện tại trên giá trị tài sản bảo đảm, v.v…
Trong quy trình giám sát vốn vay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36425.doc