Đề tài Tăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam

Chương I: Những lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

I, Một số vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2

1, Khái niệm và đặc điểm FDI 2

2, Những lý thuyết kinh tế về FDI 5

II, Các yếu tố ảnh hưởng đến FDI: 8

1, Môi trường đầu tư nước ngoài 8

2, Môi trường kinh doanh ở nước đầu tư: 12

3, Môi trường quốc tế: 15

III, Vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển: 17

1, Tăng trưởng kinh tế: 17

2, Các tác động đặc biệt 22

ChươngII: Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988- 2001 25

A, Vai trò của Mỹ trong nền kinh tế thế giới 25

I, Vai trò của Mỹ đối với các nước đang phát triển: 26

II, Nguồn gốc sức mạnh của Mỹ: 27

III, Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của Mỹ: 29

B, Tình hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam thời gian qua 30

I, Các mốc quan trọng trong quan hệ đầu tư Hoa Kỳ- Việt Nam 30

II,Tình hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam những năm qua 35

1,Bức tranh tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: 35

II, Tình hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam những năm qua 42

1, Thực trạng đâu tư của Mỹ vào Việt Nam 42

3, So sánh đầu tư của Mỹ với đầu tư của các nước khác tại Việt Nam: 52

Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam 53

I. Mục tiêu và định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 53

1, Mục tiêu 53

2, Định hướng 53

II Chính sách kinh tế của Mỹ đối với Việt nam trong thời gian tới. 55

III. Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức trong thu hút đầu tư của Mỹ vào Việt Nam 56

1. Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam khi thực hiện Hiệp định 57

2, Những thách thức trong thu hút FDI vào Việt Nam khi Hiệp định có hiệu lực: 60

III, Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam 63

1, Bài học kinh nghiệm của một số nước trong thu hút FDI của Mỹ: 63

2, Các giải pháp thu hút FDI của Mỹ vào Việt nam 66

 

doc77 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 1945 nhằm hỗ trợ tài chính và cung cấp hàng hoá cho xuất khâủ của Mỹ. Sự ra đời cuả EXIMBANK được khích lệ bởi điều kiện kinh tế những năm 1930 khi xuất khẩu được xem là khuyến khích các hoạt động kinh tế và tạo việc làm. Mục đích cơ bản của EXIMBANK là để thúc đẩy thương mại giữa Mỹ và Liên Bang XôViết. Trong suốt thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, EXIMBANK đã giúp các công ty Mỹ tham gia vào kiến thiết lại kinh tế của Châu á, Châu Âu. EXIMBANK được khuyến khích để bổ sung chứ không phải cạnh tranh với vốn tư nhân. EXIMBANK cung cấp các khoản vay vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu Mỹ, đảm bảo sự trả nợ hoặc cho vay đối với những nhà nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Mỹ. EXIMBANK cũng cung cấp bảo hiểm tín dụng chống lại việc không thanh toán của nhà nhập khẩu nước ngoài vì rủi ro thương mại hay chính trị. Ngân hàng này chú trọng vào những khu vực trọng điểm như đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước đang phát triển, phản đối mạnh mẽ bảo hộ thương mại của các chính phủ khác, khuyến khích giao dịch buôn bán nhỏ và mở rộng các dự án tài chính khả thi. 2, Ngày 3/2/1994: Tổng thống Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế và cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam cũng như tìm kiếm các cơ hội kinh doanh khả thi taị Việt Nam, quyết định naỳ ngay sau đó đã được Hạ Viện Mỹ thông qua. Sau hai giờ tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận, hãng hàng không Mỹ đã thông báo các chuyến bay tới Việt Nam. Một tuần sau, hãng Pepsi đã có mặt tại thị trường này, ngay sau đó hãng Coke (đối thủ của Pepsi ) cũng nhảy vào và bắt đầu nói tới “ cuộc chiến tranh mới ở Việt Nam”. Chủ tịch văn phòng thương mại và công nghiệp Mỹ tại Hồng Kông đã đánh giá thị trường Việt Nam đâỳ triển vọng: với 71 triệu người, nguồn khoáng sản tự nhiên phong phú (đặc biệt là dầu mỏ), tốc độ tăng GDP hàng năm cao, kiềm chế lạm phát, tỷ lệ người biết chữ cao (88% dân số), giá cả lao động thấp.... Một chuyên gia tư vấn của Mỹ ở Việt Nam cũng nhận định Việt Nam sẽ là một thị trường đầy hứa hẹn cho hàng hoá của Mỹ, nhất là các hàng dược phẩm và hàng tiêu dùng. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam đến năm 1994 đã có 22 dự án dược cấp giấy phép với tổng số vốn 267 triệu USD và đến cuối năm 1994 đã tăng lên 270 triệu USD với 28 dự án. Trong lĩnh vực thương mại cũng có sự biến đôỉ mạnh mẽ: Cho đến trước năm 1994 hầu như chưa có tấn hàng nào của Việt Nam được vào thị trường Mỹ theo con đường chính ngạch, có chăng chỉ là thông qua nước thứ ba. Sau khi huỷ bỏ lệnh cấm vận, hàng Việt Nam mới thâm nhập chính thức được vào thị trường rộng lớn của Mỹ. 3, Sang năm 1995, khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), thì Mỹ cũng thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Việt Nam (11/7/1995). Giữa năm 1995, tổng số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đã lên tới 36 dự án với số vốn là 555 triệu USD. Năm 1995 cũng là năm đạt mức đầu tư cao, kỷ lục cả về số dự án lẫn số vốn đầu tư và quy mô dự án, chiếm 33,65% tổng vốn đầu tư, 20,88% số dự án đầu tư với quy mô dự án bình quân đạt 20,94 triệu USD/dự án, đạt mức cao nhất của Mỹ từ 1988 đến thời điểm đó. Như vậy trong giai đoạn (1991- 1995), Mỹ đã có 64 dự án với số vốn là 760 triệu USD. 4, Trong năm 1996, Mỹ bắt đầu các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại song phương, có thể coi là cơ sở để phát triển các cơ hội cũng như bảo vệ cho các công ty Mỹ. Đến năm 1997, hai nước trao đổi Đại sứ. Tổng thống Mỹ Bill Clinton chỉ định ngài Douglas “Pete” Peterson, cựu nghị sỹ và đã từng là tù binh chiến tranh tại Việt Nam làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Tất cả đã chấm dứt những ngày căng thẳng nhất trong quan hệ bang giao giữa hai nước. Kể từ đây, hai nước đã xích lại gần nhau hơn, mở ra một cơ hội mới cho việc thúc đẩy mối quan hệ kinh tế cùng có lợi. Bắt đầu là ngày 27/6/1997, đại diện của hai bộ ngoại giao đã ký hiệp định khung về quyền tác giả và ngày 26/122/1997 thủ tướng Chính Phủ đã chính thức phê duyệt bản hiệp định này. Đầu năm 1997, Việt Nam đã có 26 dự án đầu tư của Mỹ với 277 triệu USD, đến cuối năm này, Mỹ lại có 58 dự án với tổng số vốn đầu tư xấp xỉ I tỷ USD, đứng thứ 10 trong số 58 nước đầu tư vào Việt Nam. 5, Năm 1998: Việt Nam gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (APEC). Để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty Mỹ làm ăn tại Việt Nam dưới sự bảo trợ của ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIMBANK) và OPIC, tháng 3/1998, tổng thống Mỹ đã ký lệnh bãi bỏ tu chính án Jackson - Vanic đối với Việt Nam. Mặc dù vào tháng 6/1998, lệnh bãi bỏ này vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua, nhưng nó vẫn được gia hạn thêm từng năm vào các năm 1999, 2000, 2001 vì số phiếu chống từ Quốc hội không đủ 2/3. Đồng thời phía Mỹ cũng bãi bỏ một số điều luật liên quan đến hoạt động của cơ quan Viện trợ phát triển quốc tế Mỹ (USAID), nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam lên một bước mới. Việc bãi bỏ này cũng là điều kiện cần có để Việt Nam được hưởng quy chế “tối huệ quốc” của Mỹ. Thêm vào đó là sự có mặt của bà bộ trưởng Madelein Albright vào tháng 6/1998 ở Việt Nam, của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ở Washington vào tháng 8/1998 càng làm cho quan hệ kinh tế giữa hai nước có cơ sở vững chắc hơn để phát triển. Chỉ tính riêng năm 1998, Hoa kỳ có 15 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 306,955 triệu USD, quy mô trung bình mỗi dự án là 20,46 triệu USD. 6, Năm 1999: Mỹ - Việt Nam đã đạt được một thoả thuận trên nguyên tắc về các diểm mấu chốt của hiệp định thương mại song phương. Tính đến tháng 10/1999, tổng số dự án đầu tư của Mỹ ở Việt Nam là 102 , với vốn đăng ký là 1,2 tỷ USD. Ngoài công ty Chrysler đứng đầu về số dự án lớn với tổng vốn là 109,4 triệu USD, còn có công ty IBS đầu tư liên doanh xây dựng nhà máy gạch men, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 16,5 triệu USD và nhiều dự án có vốn trên 30 triệu USD vào Việt Nam. 7, Tháng 7/2000: Mỹ và Việt Nam đạt được thoả thuận cuối cùng về hiệp định thương mại song phương. Tính đến 9/2000 số dự án đầu tư của Mỹ vào Việt NAm đã tăng lên 121 dự án trị giá 1,4 tỷ USD. Trừ các dự án bị giải thể hoặc hết hạn ở thời điểm đó, Mỹ có khoảng 100 dự án FDI ở Việt Nam còn hiệu lực, với vốn đăng ký đạt 1 tỷ USD. II,Tình hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam những năm qua 1,Bức tranh tổng quan tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tình hình FDI trên thế giới gần đây là sự chi phối hoạt động sản xuất quốc tế của các công ty xuyên quốc gia (với khoảng 63000 TNCs mẹ và 690000 chi nhánh nước ngoài có mặt ở hầu khắp các quốc gia và lĩnh vực kinh tế đã là lực lượng chủ chốt của nền kinh tế thế giới); là dòng FDI thế giới tăng nhanh nhưng chủ yếu ở các nước phát triển (năm 1999, 3/4 luồng FDI thế giới (636 tỷ USD) chảy vào các nước phát triển. Trong số 1/4 còn lại thì 3/4 vốn FDI lại tập trung chủ yếu vào một số nước đang phát triển như Trung quốc, Brazil,...); FDI tại Đông và Đông Nam á đã tăng trở lại sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực (1997- 1998) và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới.... Là một phần trong bức tranh tổng quan tình hình FDI trên thế giới, dòng FDI vào Việt Nam những năm qua cũng có nhiều biến động: a, Lượng vốn FDI vào Việt Nam: Kể từ năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư ở Việt Nam ngày càng tăng lên nhanh chóng và FDI đã xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực KT- XH. Tính đến ngày 31/12/2001, trên phạm vi cả nước có 3072 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 37,9 tỷ USD, trong đó Bộ KH&ĐT trực tiếp quản lý 680 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 30,42 triệu USD (chiếm 22,1% tổng số dự án còn hiệu lực và 80,3% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực). Lượng vốn FDI vào Việt Nam tăng liên tục trong thời gian qua, trừ hai năm 1997 và 1998. Số vốn FDI cam kết đạt mức cao nhất trong giai đoạn (1991-1996). Số vốn cam kết trong năm 1996 cao gấp 6,6 lần so với năm 1991. Mức tăng cao FDI vào Việt Nam trong những năm 91-96 chủ yếu là do môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường pháp lý tương đối thuận lợi và do Việt Nam có sức hấp dẫn và cạnh tranh lớn hơn với tư cách là một thị trường đầu tư rất mới so với một số nước trong khu vực. Những dấu hiệu giảm sút dòng FDI vào Việt Nam bắt đầu từ năm 1996 khi mức vốn cam kết chắc chắn sẽ giảm mạnh so với những năm trước đó nếu không có hai dự án quy mô lớn như Khu đô thị Nam Thăng Long (2,14 tỷ USD), Khu đô thị An Phú (997 triệu USD) được cấp giấy phép vào cuối năm. Trong năm 1997, dù số lượng dự án FDI được cấp giấy phép gần như không giảm so với năm 1996 nhưng số vốn cam kết đã giảm xuống chỉ còn một nửa. Mức thu hút FDI vào Việt Nam trong năm 1998 tiếp tục giảm đi cả về số lượng dự án được cấp phép lẫn số vốn đăng ký. Chính việc Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào vốn FDI từ Châu á đã dẫn đến sự suy giảm mạnh trong tổng lượng FDI vào đất nước kể từ giữa năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cũng có tác động tiêu cực đến một số dự án FDI của các nhà đâù tư Châu á như giảm tiến độ thực hiện hoặc tạm ngừng thực hiện dự án do thiếu vốn. Năm 1999, hoạt động FDI tiếp tục chững lại chủ yếu do khó khăn khách quan từ cuộc khủng hoảng khu vực. Tuy nhiên trong hai năm 2000, 2001 FDI lại tăng trở lại. Tổng vốn đăng ký kể cả cấp mới và bổ sung năm 2001 đạt trên 3 tỷ USD, so với năm 2000 tăng 25,8% trong đó: + Cấp mới: cả nước có 460 dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 2,436 tỷ USD, vốn pháp định đạt 1,180 tỷ USD chiếm 48,4% tổng vốn FDI. So với năm 200, FDI năm 2001 gia tăng cả về số dự án và tổng vốn đầu tư, vốn đăng ký cấp mới tăng 22,6%, số dự án tăng 26%. + Tăng vốn: trong năm 2001, nhiều dự án FDI do hoạt động ổn định, có hiệu quả nên đã xin tăng vốn đầu tư để mở rộng quy mô dự án. Có 210 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 580 triệu USD. Đây là một có gắng lớn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI trên thế giới gia tăng mạnh và trong điều kiện môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định. Kết quả này phản ánh được tác động tích cực của các giải pháp cải thiện môi trường ĐTNN của Việt Nam đã ban hành trong năm 2001, và sự tin tưởng của các nhà ĐTNN vào nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc trở lại vào năm 2001. b, Cơ cấu FDI ở Việt Nam b1, Cơ cấu đầu tư theo ngành: Cơ cấu FDI vào Việt Nam những năm qua đã dần thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp hơn với mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước trong quá trình chuyển đổi. Trong những năm đầu FDI phần lớn tập trung vào lĩnh vực đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư như công nghiệp dầu khí, xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê. Xu hướng này đã thay đổi, ngày càng có nhiều vốn FDI được đưa vào các lĩnh vực sản xuất. Riêng trong năm 2001: + Trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có 373 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 2066,6 triệu USD, chiếm 84,8% vốn đăng ký. Đặc biệt có hai dự án điện đầu tư theo hình thức đầu tư theo hình thức BOT tại Bà Rịa- Vũng Tàu với tổng số vốn đầu tư hơn 800 triệu USD. + Trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp, thuỷ sản: Có 20 dự án được cấp giấy phép đầu tư với vốn đăng ký 25,26 triệu USD, vốn đầu tư trong ngành này chiếm hơn 1% tổng vốn đăng ký, nhưng các dự án tập trung vào một số lĩnh vực quan trọng trong nông nghiệp và phát triển nông thôn như chế biến nông sản, trồng và chế biến chè, chế biến thức ăn gia súc,... góp phần tạo công ăn làm, phát triển nguồn nguyên liệu, tạo thêm sản phẩm hàng hoá xuất khẩu cho nông nghiệp. + Trong lĩnh dịch vụ: Có 37 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt trên 345 triệu USD, chiếm 14% tổng vốn dăng ký. Như vậy sự dịch chuyển cơ cấu quan trọng và có ý nghĩa tích cực của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2001 thể hiện ở ngành công nghiệp và các ngành dịch vụ, còn các ngành nông- lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn chưa tìm được cơ hội thu hút nhiều vốn FDI hơn nữa. b2, Cơ cấu đầu tư theo địa phương Những năm qua, phần lớn các dự án và vốn FDI tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc. Trong năm 2001, có 38 tỉnh và thành phố có dự án FDI trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu với hai dự án điện giữ vị trí đứng đầu trong cả nước về vốn đầu tư với 834,8 triệu USD chiếm 34,2 % vốn tổng vốn đầu tư của cả nước. Tiếp theo là thành phố Hồ Chí Minh (161 dự án, 527,581 triệu USD); Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội... b3, Cơ cấu đầu theo đối tác nước ngoài: Phần lớn FDI vào Việt Nam đến từ các nước Châu á mặc dù số lượng nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam đã tăng từ khoảng 20 nước trong những năm 1988- 1990 thành 60 trong thời điểm hiện nay. Hàng ngàn công ty nước ngoài, kể cả các công ty xuyên quốc gia đang hoạt động ở Việt Nam. Đầu tư từ Châu á chiếm gần 71% tổng vốn FDI vào Việt Nam, trong số đó đầu tư từ các nước Đông á (Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông, Hàn Quốc) chiếm 48%. Riêng các nước ASEAN chiếm 24,56 tổng số FDI đăng ký (trong đó Singapore là nước dẫn đầu). b4, Cơ cấu theo hình thức đầu tư: - Hình thức doanh nghiệp liên doanh (DNLD): với 1035 dự án còn hiệu lực và số vốn đăng ký khoảng 21,5 tỷ USD, DNLD là hình thức chủ yếu, chiếm 40% số dự án và 59% vốn đàu tư đã được cấp giấy phép. Quy mô vốn đầu tư trung bình là 20,7 triệu USD, trong đó có những dự án vốn đầu tư tới hàng tỷ USD như Liên doanh nhà máy lọc dầu Việttros tại Quảng ngãi (1,3 tỷ USD). Đến hết năm 2000, số vốn đã thực hiện của các DNLD đạt hơn 9,7 tỷ USD, tạo ra hơn 400.000 việc làm. Xuất phát từ định hướng thu hút đầu tư của nhà nước, hầu hết các DN lớn, hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng như dầu khí, sản suất xi măng, sắt thép, phân bón, hoá chất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử... đều là DNLD. Các DNLD đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam bị suy thoái do thiếu vốn, thiếu vật tư, công nghệ lạc hậu, mất thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu, cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế... - Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Với 1459 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký là 10,7 tỷ USD, hình thức này tuy chiếm 55,5% số dự án nhưng số vốn đăng ký chỉ chiếm 29,4%. Hình thức này có chiều hướng ra tăng vì nhứng năm gần đây chúng ta chủ trương cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được hưởng ưu đãi như liên doanh. Mặt khác còn do thời hian qua ta phát triển mạnh các khu công nghiệp mà ở đó hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giầy dép, hàng tiêu dùng, công nghệ chế biến... và số vốn thực hiện hết năm 2000 đạt 5,3 tỷ USD , tạo ra 200000 việc làm. Nhìn chung tốc độ triển khai dự án cuả các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhanh hơn các DNLD. - Hình thức HĐHTKD: Hình thức này chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, các dự án liên lạc điện thoại nội hạt, viễn thông và phát hành báo chí (bên nước ngoài chỉ đầu tư còn bên Việt Nam nắm toàn quyền quản lý điều hành dự án). Tính đến hết năm 2000 có 130 dự án theo hình thức này còn hoạt động với tổng vốn đầu tư 3,8 tỷ USD, chiếm 5% tổng số dự án đang hoạt động và 10,5% tổng vốn đầu tư các dự án. Hình thức này góp phần tích cực vào việc phát triển, hiện đại hoá ngành dầu khí. Những kết quả FDI đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam: - Không những đóng vai trò như một "cú hích" hay là "người công binh mở đường" cho sự phát triển kinh tế mà FDI còn là "chất xúc tác"để thu hút các nguồn vốn nước ngoài khác - Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế. - Góp phần rút ngắn khoảng cách giữa sản phẩm Việt Nam với thị trường thế giới, giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường quốc tế nhanh hơn, thuận lợi hơn, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời là động lực để các doanh nghiệp trong nước nỗ lực đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh - Góp phần nâng cao trình độ công nghệ trên nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt thuỷ sản, du lịch, hàng không, khai thác dầu khí, đồng thời cung cấp cho thị trường trong nước nhiều sản phẩm, mặt hàng và dịch vụ có chất lượng cao, góp phần giảm áp lực tiêu dùng, ổn định giá cả. - Góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, phát triển lực lượng sản xuất. - Đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách - Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới - Góp phần thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam - Giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần đào tạo một đội ngũ các nhà doanh nghiệp và công nhân có trình độ, tham gia phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù có những đóng góp to lớn không thể phủ nhận trên, FDI ở Việt Nam vẫn còn có những hạn chế nhất định: - Trong khi các nước Nies Đông á, ASEAN luôn duy trì và phát triển các quan hệ với các đối tác mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và gần đây là với Trung Quốc thì đối tác chính của Việt Nam vẫn là các nước trong khu vực Đông á. Hợp tác thương mại - đầu tư của Việt Nam mới chỉ tập trung vào Singapore, Nhật Bản, Hàn quốc. Chính điều này dẫn đến hạn chế thứ hai. - Thị phần của Việt Nam tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU rất nhỏ bé và có mức tăng trưởng không đáng kể: hàng Việt Nam hiện đang chiếm chỉ 0.05% thị phần Hoa Kỳ. Tỷ lệ này còn rất nhỏ bé so với các nước khác, kể cả các nước đang phát triển trong khu vực Châu á như Phillipine (1.3%), Thái Lan (1.48%), Singapore (1.97%), Malayxia (2.07). - Thương mại - đầu tư ít có sự hỗ trợ gắn kết với nhau (Việt Nam mới chỉ tạo được mức tăng xuất khẩu ở các mặt hàng sử dụng nhiều lao động và khai thác tài nguyên thiên nhiên). Điều này có nghĩa là Việt Nam còn tụt hậu khá xa so với các Nies Đông á và ASEAN trong quan hệ hợp tác đầu tư với các nước và khu vực trên thế giới. - Sự bất hợp lý và kém hiệu quả trong cơ cấu xuất khẩu và phân bổ vốn FDI của Việt Nam : Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là gạo, dệt may, giày dép, đầu thô trong khi xu thế buôn bán quốc tế hiện nay đang là chuyển dần từ thương mại hàng hoá sang thương mại dịch vụ. Do đó các sản phẩm trên sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh. Những năm qua, vốn FDI ở Việt Nam rất manh mún, hiệu quả thấp, lại tập trung chủ yếu vào các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng nhiều lao động. - Việc thu hút FDI đạt hiệu quả chưa cao, năng lực tiếp nhận các nguồn vốn FDI cũng như tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài của Việt Nam còn nhiều hạn chế, yếu kém chủ yếu là do sự rườm rà về thủ tục nhưng lại không đủ nghiêm ngặt trong các ràng buộc hợp đồng về phương diện kỹ thuật, khung pháp lý chưa hoàn thiện và bị “lỏng” trong khâu giám sát thực hiện, môi trường kinh doanh chưa đủ thuận lợi, còn mang tính phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, lực lượng kinh tế, năng lực thấp và phẩm chất yếu kém của cán bộ Việt Nam trong hoạt động quản lý và điều hành các liên doanh, trình độ lao động còn thấp. - Hiện nay ở Việt Nam việc thẩm định cấp giấy phép đầu tư, các thủ tục quản lý đưa doanh nghiệp vào hoạt động như khắc con dấu còn rất phức tạp, mất nhiều thời gian. Trong khi tại các nước khác như Thái Lan, Philippine những việc này luôn được cải tiến theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi hơn cho nhà đầu tư và thực tế cho thấy họ đã tạo được một lợi thế tâm lý cho các nhà đầu tư về mặt này. - Việt Nam luôn coi lực lượng lao động trẻ, rẻ của mình là một thế mạnh song thực tế để tuyển được lao động có chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ, và có năng lực quản lý không phải là việc dễ dàng, đặc biệt tại các vùng xa thành phố. Nhân công rẻ đang mất dần lợi thế, về lâu dài, các nhà đầu tư yêu cầu công nhân lành nghề và thạo việc chứ không chỉ chú trọng vào công nhân rẻ chỉ làm được những việc giản đơn. Một khó khăn nữa là lực lượng viên chức ở các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN thiếu khả năng giao tiếp trực tiếp bằng ngoại ngữ- đây là điểm làm yếu vai trò quản lý nhà nước tại các cơ quan chức năng thường dẫn tới hiểu lầm hoặc không hiểu giữa người quản lý nhà nước và đối tượng bị quản lý. II, Tình hình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam những năm qua 1, Thực trạng đâu tư của Mỹ vào Việt Nam a, Tình hình chung: Tuy có những bước phát triển nhảy vọt, song hoạt động đầu tư trực tiếp của Mỹ vaò Việt Nam còn dừng lại ở những kết quả khiêm tốn so với tiềm năng của hai phía. Đến nay, Mỹ mới chỉ chiếm 3% vốn FDI vào Việt Nam . Nếu so sánh vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ thì con số này hết sức nhỏ nhoi, trong suốt nhiều năm qua, tỷ lệ này chưa năm nào đạt nổi 0.5% (dao động khoảng từ 0.227% đến 0.456%). Lượng FDI của Mỹ vào Việt Nam cũng nhỏ hơn rất nhiều so với FDI của Mỹ vào nhiều nước khác. Chẳng hạn: Trong suốt giai đoạn 1990- 2000, FDI của Mỹ vào Cộng hoà Séc là 1.2 tỷ USD. Là nhà đầu tư lớn thứ hai của Lào, trong giai đoạn 1988-2000, Mỹ có 47 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 1,48 tỷ USD. Hay như trong giai đoạn (1991-7/2001), Mỹ cũng đầu tư vào ấn Độ 15 tỷ USD để khai thác các tiềm năng: thị trường tiêu thụ lớn, ngành công nghiệp công nghệ máy tính phát triển nhất trong các nước đang phát triển ... của ấn Độ . Mỹ cũng đầu tư nhiều vào các “con hổ Châu á” như Singapore, Hồng Kông, những nước có nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, tương đồng với luật quốc tế và luật pháp của Mỹ. Bên cạnh đó, những nước này còn nằm trong khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng cao- khu vực Châu á- Thái Bình Dương. Chỉ riêng năm 1995, FDI của Mỹ vào Hồng Kông là 13,8 tỷ USD, tập trung chủ yếu vào ngành tài chính, công nghiệp sản xuất... Là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Singapore, năm 1997, FDI của Mỹ vào Singapore là 17,5 tỷ USD (chiếm 46,7% tổng FDI của Mỹ vào vùng Đông Nam á). Còn đối với Trung Quốc, một nước đang phát triển rất gần chúng ta, mức FDI của Mỹ vào Trung Quốc năm 1998 cũng lên tới 6,3 tỷ USD, do Trung Quốc có chính sách xem Mỹ là đối tác chiến lược và cam kết mở cửa sâu rộng kinh tế với Mỹ. b, FDI phân theo ngành Các nhà đầu tư Mỹ đã quan tâm nhiều đến lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam và chủ yếu đầu tư tập trung vào sản xuất trong các khu công nghiệp với 93 dự án (chiếm 67,4%), tổng vốn đầu tư 649,246 triệu USD (chiếm 61%). Điển hình là dự án lắp ráp ô tô Ford với số vốn đăng ký là 102 triệu USD; dự án công ty sản xuất xà phòng, kem đánh răng Colgate Palmolive (40 triệu USD); dự án công ty OPV Việt Nam sản xuất thuốc chữa bệnh ( 20 triệu USD).. . Tiếp đến là các nhà đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (tài chính, ngân hàng, văn phòng cho thuê, dịch vụ phần mềm .. .) với 32 dự án (chiếm 23,2%), tổng vốn đầu tư 289,37 triệu USD (chiếm 27,2%). Đáng chú ý là 4 dự án chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Mỹ đầu tư ở Việt Nam làm ăn có hiệu quả như: Bank of America (vốn đầu tư 15 triệu USD), Citi bank (20 triệu USD), Chase Manhattan (15 triệu USD), United Oversea Bank (15 triệu USD), Dự án bảo hiểm 100% vốn nước ngoài của AIG; dự án công ty cho thuê máy xây dựng V.Trac; dự án công dịch vụ tin học IBM Việt Nam.. . Trong lĩnh vực nông nghiệp: có 13 dự án (chiếm 9,4%), tổng vốn đầu tư 125,199 triệu (chiếm 11,8%), tuy tỷ trọng nhỏ nhưng nông- lâm nghiêp là lĩnh vực được các nhà đầu tư Mỹ chú ý hơn các nhà đầu tư khác. Trong lĩnh vực văn hoá, y tế giáo dục: Có 9 dự án, tổng vốn đầu tư 103,3 triệu USD). c, Theo hình thức đầu tư: Hiện nay, Nhà nước Việt Nam cho phép các nhà đầu tư nước ngoài kể cả các công ty Mỹ được linh hoạt chuyển đổi các hình thức đầu tư của mình nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Phần lớn các nhà đầu tư Mỹ chọn hình thức 100% vốn nước ngoài với 91 dự án (chiếm 66%), tổng vốn đầu tư 581,277 triệu USD (chiếm 54,6%). Liên doanh: 34 dự án (chiếm 25%), tổng vốn đầu tư 348,72 triệu USD (chiếm 32,8%). Hợp đồng hợp tác kinh doanh: 13 dự án (chiếm 9%), tổng vốn đầu tư 134,124 triệu USD (chiếm 12,6%); Sở dĩ các nhà đầu tư Mỹ chủ yếu chọn hình thức 100% vốn nước ngoài để được chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện được chiến lược toàn cầu của mình; nhanh chóng ra quyết định và quản lý doanh nghiệp dễ dàng hơn do ít mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của doanh nghiệp. d, Phân theo địa phương: Các dự án Hoa Kỳ có mặt trên 26 tỉnh, thành phố, nhưng tập trung vốn đầu tư vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi như thành phố Hồ Cchí Minh, Đồng Nai, Hà Nội,.... Tại TP Hồ Chí Minh có 46 dự án, tổng vốn đầu tư là 192,958 triệu USD, Đồng Nai với 13 dự án, tổng vốn đầu tư là 172,275 triệu USD và Hà Nội với 23 dự án, tổng vốn đầu tư là 158,292 triệu USD. Bảng 3: FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo địa phương (tính từ ngày 1/1/1988 đến 25/4/2002) stt Địa phương Số dự án TVĐT ($) Vốn thực hiện ($) Doanh thu ($) Lao động 1 TPHCM 46 192 958 578 64 413 171 70 665 673 976 2 Đồng Nai 13 172 275 420 44 535 632 228 538 374 662 3 Hà Nội 23 158 292 980 74 547 578 51 187 772 836 4 Dầu Khí 6 123 800 000 139 855 612 780 5 Hải Dương 1 102 700

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0077.doc
Tài liệu liên quan