Đề tài Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu

 

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI.

 

I/ KHÁI NIỆM VÀ PHÂN NỢ NƯỚC NGOÀI

1. Khái niệm nợ nước ngoài

2. Phân loại nợ nước ngoài

2.1 Nợ nước ngoài của Chính phủ

2.2 Nợ nước ngoài của doanh nghiệp

II/ TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC VAY NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ SỰ CẦN THIẾT TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI

1. TÝnh tÊt yÕu cña viÖc vay nî n­íc ngoµi

2. Sù cÇn thiÕt t¨ng c­êng qu¶n lý ho¹t ®éng vay, tr¶ nî n­íc ngoµi

III/ MỤC TIÊU QUẢN LÝ VAY NỢ TRONG THỜI GIAN TỚI

IV/ KINH NGHIỆM VAY NỢ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1. Kinh nghiệm của Hàn quốc

2. Kinh nghiệm của Mêhicô

3. Kinh nghiệm của Thái lan

 

 

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA

 

I/ QUAN HỆ TÍN DỤNG CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

1.Quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ tín dụng của Việt Nam với các Tổ chức Tài chính Quốc tế

2. Khái quát cơ chế tín dụng của các Tổ chức Tài chính Quốc tế

2.1. Thủ tục giải ngân (rút vôn)

2.2 Các thủ tục, chứng từ để thực hiện việc giải ngân.

II/ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ

1. Cơ chế rút vốn các khoản vay của Chính phủ

1.2 Thể thức Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý

1.2 Thể thức Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp quản lý

 

2. Cơ chế sử dụng và quản lý vốn vay nước ngoài của Chính phủ

3. Cơ chế trả nợ vốn vay

III / KẾT QUẢ THAM GIA QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC QUẢN LÝ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI GIAN QUA

1. Kết quả tham gia quản lý của Ngân hàng Nhà nước

1.1 Về vay nợ

1.2 Về trả nợ

2. Đánh giá kết quả tham gia quản lý

2.1 Về cơ chế nhận nợ rút vốn

2.2 Về cơ chế kiểm soát đơn rút vốn

2.3 Về cơ chế hạch toán

2.4 Đối với thể thức hoàn vốn

2.5 Về việc thực hiện nghĩa vụ đối với các Tổ chức Tài chính Quốc tế

 

 

CHƯƠNG III :

NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI

I/ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ

1. Đối với cơ chế nhận nợ, rút vốn

2. Đối với cơ chế hạch toán

3. Thành lập Hội đồng quản lý nợ nước ngoài

II/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Phụ lục

Danh mục tài liệu tham khảo

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đô-La Mỹ ) vào tháng 10 năm 1998 . Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành nhiều cuộc thương lượng ký kết và xử lý hàng loạt khâu kỹ thuật để giải quyết vấn đề nợ quá hạn tạo cơ sở cho Ban Giám đốc điều hành IMF thông qua chương trình kinh tế 1 năm, khôi phục quyền vay vốn của Việt Nam tăng vốn cổ phần của Việt Nam tại Quỹ từ 176 triệu SDR lên 241,6 triệu SDR và quỹ quyết định cho Việt Nam vay theo ba thể thức: dự phòng, chuyển tiếp kinh tế và điều chỉnh cơ cấu mở rộng trị giá lên tới 800 triệu đô-la Mỹ trong đó lần một đã rút 102 triệu đô-la Mỹ để trả nợ vay bắc cầu. Như vậy sau hơn 10 năm bị IMF đình chỉ quan hệ tín dụng, ngày 6/10/1998, quan hệ vay vốn của Việt Nam với IMF được khôi phục lại và có nhiều triển vọng. Đây là chìa khoá quan trọng khai thông quan hệ của chúng ta với cộng đồng tài chính quốc tế. b) Với Ngân hàng Thế giới(WB) và Ngân hàng phát triển Châu á(ADB). * Giới thiệu chung. Mặc dù Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng phát triển Châu á là hai tổ chức khác biệt song do đều là hai tổ chức tài chính - phát triển do vậy ta sẽ xem xét nội dung , các nguyên tắc và đặc điểm cho vay chung của cả hai tổ chức này(dưới đây xin được gọi với một tên khác là các Ngân hàng ). - Nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển của WB và ADB là tăng cường đầu tư vào các nước đang phát triển, giúp những nước này thay đổi tình trạng kinh tế nghèo nàn, nâng cao mức sống của đông đảo quần chúng nghèo khổ. Chiến lược phát triển này chủ yếu biểu hiện ở những nước, những khu vực được trợ vốn và các dự án xây dựng, đặc biệt là với các dự án phát triển nông nghiệp và nông thôn ngày càng thể hiện rõ tư tưởng chiến lược phát triển này. Nhiều năm gần đây, việc trợ vốn cho các nước đang phát triển vẫn bảo lưu các dự án xây dựng đã trở thành truyền thống nhưng Ngân hàng luôn điều chỉnh những dự án này mục đích là nhằm đặt trọng điểm vào các dự án xây dựng trực tiếp liên quan tới lợi ích của tầng lớp nghèo khổ nhất trong các nước đang phát triển (WB cung cấp cho 163 nước thànhviên và ADB cung cấp cho các nước đang phát triển của khu vực Châu á). - Nguyên tắc cho vay : Căn cứ vào quy định trong hiệp định ngân hàng, WB và ADB có một số nguyên tắc cho vay chung sau: + Ngân hàng chỉ cho vay với các nước thành viên. WB và ADB chỉ cung cấp các khoản cho vay đối với Chính phủ các nước thành viên có thu nhập thấp hoặc đối với các tổ chức công cộng và tư nhân được Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước thành viên bảo trợ. Các nước mới độc lập, dù dự tính chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành thành viên, cũng chỉ có thể xin vay sau khi đã chính thức trở thành nước thành viên. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như trước khi Niu Ghinê giành được độc lập vào tháng 9 năm 1975, WB đã cấp cho họ 5 khoản vay, đều do Chính phủ Oxtơraylia bảo trợ. + Thông thường các khoản vay của WB và ADB phải được dùng cho các dự án cụ thể của nước vay nợ, các dự án này phải được Ngân hàng thẩm định và phê chuẩn là có tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế, phải được bàn bạc và thống nhất với nước vay nợ đó, phải là những dự án thật sự ưu tiên nhất trong chương trình phát triển kinh tế. Bởi vậy nước vay nợ phải cung cấp cho các tổ chức này tình hình và tư liệu về kinh tế, tài chính có liên quan đến dự án và của chính dự án xin vay vốn. Dự án vay vốn chỉ có thể được chấp nhận sau khi đơn vị có dự án đánh giá trước, một nhóm thẩm định của Ngân hàng đã phân tích, đánh giá được hội đồng giám đốc điều hành phê chuẩn. Trong quá trình thực hiện dự án thường mỗi năm Ngân hàng sẽ tới kiểm tra đôn đốc và chỉ đạo kỹ thuật một hoặc hai lần , khi kết thúc dự án phải có đánh giá mang tính chất tổng kết. Các khoản cho vay không mang tính chất dự án thường là cấp ngoại tệ cho nhu cầu nhập vật tư, thiết bị để giúp cho các công trình sản xuất đã có sẵn của nước vay nợ. Cũng có một số ít khoản cho vay không mang tính dự án cụ thể được cấp cho các nước vay nợ thực hiện tổng kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế của họ, cũng có một số ít khoản cho vay này được cấp cho nước vay nợ duy trì kế hoạch phát triển sản xuất sau thiên tai. + Chỉ cho vay đối với những nước thành viên có khả năng trả nợ. WB và ADB là những tổ chức phát triển (cho các nước vay nợ để phát triển kinh tế ). Mặt khác WB và ADB lại là những tổ chức tài chính, chủ yếu là vay vốn trên thị trường tiền tệ thế giới rồi lại cho các nước thành viên vay, cho nên chúng phải đảm bảo chắc chắn rằng đồng vốn cho vay phải thu về được đúng hạn. - Đặc điểm cho vay: Tôn chỉ của WB và ADB là cho vay sản xuất dài hạn đối với các nước đang phát triển để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao năng suất lao động của họ. Các khoản cho vay này khác với các khoản cho vay của các Ngân hàng Thương mại nói chung . Một cách khái quát,ta có đặc điểm sau: + Thời hạn cho vay tương đối dài thường là 40 năm ( trong đó khoảng 10 năm ân hạn ) . Phương thức trả vốn sau khi hết thời kỳ ân hạn nói chung là chia bình quân cho các năm, cứ nửa năm trả một lần. + Lãi suất tương đối ưu đãi, thường ở mức 1 %/năm. + Ngoài ra còn một đặc điểm khác nữa là trong các dự án do WB và ADB tài trợ luôn đòi hỏi phải có nguồn vốn đối ứng trong nước (vốn tham gia của nước đi vay). * Quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ. Trước năm 1998, WB chỉ cung cấp cho chúng ta một khoản tín dụng cho dự án Thuỷ lợi Dầu Tiếng trị giá 60 triệu USD (vào 24/8/1978). Số lượng dự án do ADB cung cấp nhiều hơn của WB: 7 dự án với tổng trị giá 27,385 triệu USD và đã rút được 24 triệu USD Tháng 10 năm 1998 ngay sau khi quan hệ vay vốn giữa Việt Nam và IMF được trở lại bình thường, WB và ADB đã khẩn trương cùng phía Việt Nam chuẩn bị đàm phán các hiệp định theo một số dự án. Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định vay. Kết quả là WB đã cho vay hai dự án về giáo dục tiểu học và dự án quốc lộ 1A trị giá là 218 triệu đô-la Mỹ ( được ký kết vào ngày 1/11/1998) Trong tài khoá năm 1998, 1999, IMF, WB, ADB dự kiến cho Việt Nam vay khoảng từ 1 đến 1,5 tỷ đô-la Mỹ chi cho tài khoá. Tháng 10 năm 1998 các đơn vị đứng đầu các tổ chức này đã thăm chính thức Việt Nam để cam kết việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam , để có thể cho Việt Nam vay trong những năm tiếp theo, đồng thời khẳng định những thành quả của Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới kinh tế và Việt Nam đã hoà nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế. Tiếp đó ngày 8 - 10 /11/1998 tại thủ đô Paris, trung tâm chính trị và văn hoá nổi tiếng trên thế giới đã chứng kiến một sự kiện vô cùng quan trọng đối với Việt Nam là Hội nghị quốc tế đầu tiên của các nước và các Tổ chức Tài chính Quốc tế tài trợ cho Việt Nam với sự có mặt của đông đảo các đạI diện của 24 quốc gia và 17 tổ chức quốc tế. Các nước và các tổ chức quốc tế đã tuyên bố tài trợ cho Việt Nam tài khoá năm 1999là 1,86 tỷ đô-la Mỹ để giúp Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một sự kiện vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước Và tới ngày 13,14/12/1998, chúng ta đã đủ điều kiện để giải quyết nợ qua câu lạc bộ Paris với số tiền là 1 tỷ USD. Đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu một giai đoạn mới với nhiều triển vọng trong quan hệ vay nợ nước ngoài của Việt Nam, là điều kiện để ta giải quyết nợ qua Câu Lạc Bộ London ( tới nay chúng ta đã xử lý nợ qua câu lạc bộ London được 1,5 tỷ Rúp và hơn 3 tỷ đô-la Mỹ ). Quan hệ tài chính, tín dụng của chúng ta ngày càng phát triển và không ngừng được mở rộng với cả các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế khác. Biểu hiện điều này như việc Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các Bộ , Ngành để đàm phán và ký kết những hiệp định vay vốn: Quỹ KUWAIT cho vay dự án thuỷ lợi Yazun trị giá 15 triệu USD, với Quỹ xuất khẩu dầu lửa (OPEC) ... Đối với Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (MBEC) và Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (MIB) của cộng đồng các nước XHCN trước đây, trong thời gian qua có nhiều biến động lớn, có nguy cơ sụp đổ, chúng ta đã góp phần đấu tranh để duy trì và điều chỉnh hoạt động của hai tổ chức này, cụ thể là đã trình Chính phủ giải quyết trả trước số nợ với MBEC và cùng các ngành, địa phương xử lý nợ của những công trình đã vay vốn của MIB. Như vậy, sau gần 5 năm, tính cho tới 4/2003, chỉ tính riêng ba tổ chức là IMF, WB, ADB đã ký cho Việt Nam vay vốn với tổng trị giá lên tới 3,6 tỷ USD. Số vốn này được tài trợ cho các dự án trọng điểm trên mọi lĩnh vực như: giáo dục, cấp nước, y tế, giao thông, điện, ...Đây là kết quả rất thành công của cả một sự cố gắng, nỗ lực lớn của Chính phủ Việt Nam trong đó không thể không kể đến sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Khái quát cơ chế tín dụng của các Tổ chức Tài chính Quốc tế. Sau khi hiệp định vay có giá trị hiệu lực, Tổ chức cho vay (Tổ chức Tài chính Quốc tế) sẽ tiến hành mở cho Chính phủ Việt Nam một tài khoản vay nhưng đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tài khoản vay này sẽ được ghi nợ mỗi khi người vay (Chính phủ Việt Nam) rút vốn vay để sử dụng, chi tiêu cho dự án đầu tư đã được Tổ chức cho vay thống nhất. Thời hạn rút vốn của người vay (Chính phủ đi vay) thường được quy định (cam kếta0 trong phạm vi là 5 năm (phải rút hết số vốn vay đã cam kết). Tổ chức cho vay quy định một lịch trả nợ từ sau thời gian ân hạn (thời gian chưa phải trả nợ sau khi đã hoàn thành thời gian rút vốn) cho tới hết thời hạn vay. 2.1 Thủ tục giải ngân (rút vốn). Do đặc điểm nguồn vốn cho vay của Tổ chức cho vay đối với nước đi vay thường được tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng làm thay đổi cơ cấu kinh tế, các công trình phúc lợi xã hội với quy mô lớn. Do vậy hình thức giải ngân (cho rút vốn) của Tổ chức cho vay được áp dụng với nước đi vay gồm 4 hình thức: a) Thanh toán trực tiếp ( Direct Payment). Theo hình thức này, bên vay sẽ yêu cầu bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng. Bên vay phải chỉ rõ trong đơn xin rút vốn vay ngày đến hạn phải thanh toán với người cung cấp hàng. Hình thức này nói chung thích hợp với việc thanh toán theo tiến độ thi công các công trình xây lắp lớn, các chi phí về tư vấn và các khoản nhập khẩu nhỏ gọn không cần thiết phải mở thư tín dụng . Khi nhận được thông báo để thanh toán của bên cho vay gửa trở lại, phải kiểm tra xác nhận và gửi cho Bộ Tài chính (bản sao) để theo dõi quá trình rút vốn và nhận nợ với nước ngoài. b) Phương thức hoàn vốn (Reimbursement Procedure) Phía bên vay đã thanh toán trước các chi phí phát sinh cho người nhận thầu và cung ứng hàng hóa hoặc các khoản mua sắm , chi phí xây lắp nhỏ , lặt vặt mà người vay đã đứng ra chi trước mà những chi phí này được Tổ chức cho vay chấp nhận thuộc chi phí tài trợ của dự án. Chủ dự án được Bộ Tài chính uỷ quyền có trách nhiệm làm các đơn xin hoàn lại vốn, cũng như các chứng từ chứng minh đã thanh toán cho người nhận thầu và cung cấp hàng hoá để gửi cho bên cho vay. Các thủ tục thanh toán và hoàn vốn được thực hiện qua một ngân hàng thương mại được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chỉ định và thông báo với phía cho vay. Chủ dự án phải mở tài khoản riêng để theo dõi các chi phí đã ứng trước, đồng thời căn cứ vào báo có của bên cho vay ( đã hoàn trả vốn ) để lập báo cáo chi và thu hoàn vốn gửi cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Thương mại được chọn (nếu chi phí đó có liên quan tới vốn của Ngân hàng Thương mại). c) Phương thức cam kết (Commitment Procedure). Thủ tục cam kết được áp dụng rộng rãi trong việc thanh toán hàng nhập khẩu bằng thư tín dụng thương mại (L/C) . Thư tín dụng do bên vay mở tại các ngân hàng của nước cung cấp hàng phải được phía cho vay cam kết thanh toán bằng một thư cam kết ( Commitment Letter) Thực hiện hình thức này chủ dự án được Bộ Tài chính uỷ nhiệm phối hợp với Ngân hàng Thương mại phục vụ mình mở các thư tín dụng theo hợp đồng thương mại đã ký, đồng thời yêu cầu bên cho vay có thư cam kết việc thanh toán các thư tín dụng đã mở. c) Qũy tạm ứng ( Imporest Fund) hay còn được gọi là “ Tài khoản đặc biệt” (Special Account). Bên cho vay sẽ ứng cho bên vay một khoản tiền ứng trước và có thể được bổ sung để thực hiện thanh toán cho các hoá đơn xây lắp hoặc hoá đơn cung cấp có số tiền nhỏ hoặc các chi phí về ngoại tệ liên quan đến dự án vay như tư vấn, đào tạo , học bổng, vé máy bay, chi phí khác,... Bộ Tài chính hay chủ dự án do Bộ Tài chính uỷ nhiệm làm thủ tục đề nghị bên cho vay thực hiện các thủ tục để lập quỹ tạm ứng ( gồm khoản tạm ứng lần đầu, thủ tục thanh toán và bổ sung tài khoản tạm ứng tiếp sau) và mở một tài khoản riêng tại ngân hàng để hạch toán ( gọi là tài khoản tạm ứng hay tài khoản đặc biệt) để nhận tiền tạm ứng ,chi tiêu và quyết toán riêng tài khoản này với bên cho vay . 2.2 Các thủ tục, chứng từ để thực hiện việc giải ngân. Chủ dự án ngoài việc làm đơn xin rút vốn vay phải gửi kèm các chứng từ có liên quan đến việc thanh toán bằng vốn vay phù hợp với quy định của hợp đồng vay đã ký. Các chứng từ thường được gửi kèm với đơn xin rút vốn cho bên vay là: - Hợp đồng thương mại . - Hoá đơn hàng hoá hoặc hoá đơn tư vấn hoặc báo cáo tổng hợp khối lượng công việc đã hoàn thành do cơ quan giám định có thẩm quyền cấp . Vận tải đơn hoặc phiếu gửi hàng. Chứng từ đã thanh toán ( trong trường hợp phương thức hoàn vốn ) có thể là hoá đơn đã nhận hàng hoặc báo cáo thanh toán của ngân hàng phục vụ bên vay. - Bảo đảm thực hiện hợp đồng ( Performance Security) bảo lãnh của ngân hàng ( trong trường hợp thanh toán ứng trước ). II./ CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VAY NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ. Theo nghị định 58/CP ngày 30/8/1998, việc quản lý các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ được giao cho Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng hạn mức trả nợ nước ngoài của Chính phủ. Mọi nguồn vốn vay đều phải nộp vào Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách hàng năm để trả nợ, trả phí, lãi đến hạn. Tuy nhiên, do đặc điểm của vay nợ nước ngoài (bằng ngoại tệ, bằng hàng hóa) cũng như vai trò của Ngân hàng Nhà nước với tư cách đại diện Chính phủ tại các Tổ chức cho vay(IMF, WB, ADB...) có ảnh hưởng, liên quan trực tiếp tới nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, tỷ giá..., Chính phủ đã xác định Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm tham gia quản lý và sử dụng các khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ cùng với Bộ Tài chính như đã được đề cập trong thông tư liên bộ số 09/ NH-TC ngày 30/5/1999. Theo thông tư này, Ngân hàng Nhà nước là người đại diện Chính phủ Việt Nam nhận nợ trước các Tổ chức cho vay thông qua tài khoản vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1./ Cơ chế rút vốn các khoản vay của Chính phủ Để phù hợp với thông lệ quốc tế, việc rút vốn vay nước ngoài (thuộc các khoản vay của Chính phủ) cũng được thực hiện theo những phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm của các hợp đồng giao dịch hay từng giao dịch thanh toán: (I) Thủ tục tạm ứng /tài khoản đặc biệt ; (ii) Thủ tục thanh toán trực tiếp; (iii) Thủ tục phát hành thư cam kết ; (iv) Thủ tục hoàn vốn . Việc rút vốn vay phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản như : Số tiền rút ra từ tài khoản vay phải được sử dụng cho những mục đích đã đề ra trong hiệp định vay, có lưu ý đến tính hiệu quả và tiết kiệm ; Nước đI vay phải được sự chấp thuận của bên cho vay để rút vốn thanh toán cho những chi tiêu liên quan đến dự án khi chúng thực sự phát sinh . Tuy nhiên, ở đây chúng ta không đề cập tới khái niệm về các thủ tục mà đI sâu xem xét việc áp dụng những thể thức này và các điều kiện để rút vốn hiện đang được áp dụng theo quy định trong thông tư liên bộ số 09 / NH-TC . Theo quy định này, trong 4 thể thức rút vốn thì Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý các khoản rút vốn bằng tiền (thể thức tạm ứng) .Các thể thức còn lại do Bộ Tài chính, Ngân hàng Thương mại hoặc chủ dự án trực tiếp rút. 2.1 Thể thức Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý: Thể thức tạm ứng/ đặc biệt. Với phương thức này bên vay có thể rút vốn làm nhiều lần: rút vốn lần đầu về tài khoản tạm ứng và những lần rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng * Rút vốn lần đầu về tài khoản tạm ứng Căn cứ vào hạn mức tài khoản tạm ứng đã quy định trong Hiệp định vay hoặc dự kiến chi tiêu từ tài khoản tạm ứng trong một khoảng thời gian nào đó (thường là 6 tháng), chủ đầu tư chuẩn bị các thủ tục, điều kiện rút vốn sau đó lập hồ sơ rút vốn ( theo quy định của Tổ chức Tài chính Quốc tế) Hồ sơ rút vốn bao gồm: - Công văn đề nghị rút vốn về tài khoản tạm ứng. - Đơn rút vốn (theo mẫu). - Dự kiến chi tiêu từ tài khoản tạm ứng (nếu không rút theo hạn mức) Đơn rút vốn này chủ dự án không ký mà được gửi tới Bộ Tài chính. Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra xem xét đảm bảo đúng quy định của tổ chức cho vay và nếu đơn rút vốn được chấp thuận, Bộ Tài chính sẽ có công văn gửi Ngân hàng Nhà nước và đề nghị Ngân hàng Nhà nước ký trên đơn rút vốn. Khi nhận được công văn đề nghị rút vốn về tài khoản tạm ứng của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phải kiểm tra lại tính đúng đắn, sự phù hợp với quy định, nếu thoả mãn, Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp ký và gửi hồ sơ rút vốn tới Tổ chức cho vay. Khi tổ chức cho vay chấp nhận giải ngân thì việc giải ngân sẽ được thông qua tài khoản ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tại nước ngoài (thường là tại Cục dự trữ liên bang Mỹ - State Bank of Việt Nam with Federal Reserve of NewYork, USA). Cụ thể là khi tổ chức tài chính chấp nhận cho vay, Cục dự trữ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của tổ chức chovay chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Việt Nam - ghi có cho Tài khoản tiền gửi ngoại tệ đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời tại đơn vị hạch toán của tổ chức cho vay, Tài khoản tiền gửi đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ghi nợ ( Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận nợ thay Chính phủ Việt Nam một khoản ). Khi nhận được báo có của Cục dự trữ liên bang, Ngân hàng Nhà nước xuất ngoại tệ từ Tài khoản tạm ứng sang Tài khoản dự án tại Ngân hàng Thương mại phục vụ. Ngân hàng Thương mại phục vụ tiến hành chuyển từ ngoại tệ sang nội tệ để chuyển cho chủ dự án. * Rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng: Thực hiện trên cơ sở bổ sung các khoản đã thực chi tiêu. Việc bổ sung tài khoản tạm ứng được tiến hành thường xuyên để duy trì một khối lượng tiền định mức trong tài khoản tạm ứng . Điều này có nghĩa là giả sử định mức trong tài khoản tạm ứng là 5 triệu USD. Do chi tiêu cho công việc hết một triệu , chủ dự án làm đơn rút vốn bổ sung 1 triệu USD để duy 5 triệu USD định mức trên tài khoản tạm ứng. Tuy nhiên tới cuối thời hạn rút vốn thì lượng tiền định mức này giảm dần và khi hết thời hạn rút thì lượng định mức này bằng không ( rút hết vốn của dự án ). Thủ tục cụ thể như sau: Chủ đầu tư lập hồ sơ xin rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng (ADB) / đặc biệt (WB) chuyển tới Bộ Tài chính . Hồ sơ gồm có : - Công văn đề nghị rút vốn - Đơn rút vốn (theo mẫu) - Bảng sao kê chi tiêu - Sao kê tài khoản dự án tại Ngân hàng Thương mại phục vụ - Các chứng từ kèm theo chứng minh các khoản chi tiêu là hợp lệ. Tiếp đó Bộ Tài chính xem xét hồ sơ xin rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng gửi Ngân hàng Nhà nước. Nhận được văn bản này Ngân hàng Nhà nước tiến hành các nghiệp vụ như đối với trường hợp rút vốn lần đầu vào tài khoản tạm ứng. 2.2 Thể thức Ngân hàng Nhà nước không trực tiếp quản lý. a) Thể thức trực tiếp. Người cung cấp phải hoàn thành hợp đồng hoặc từng hạng mục hợp đồng, gửi đề nghị thanh toán kèm theo các chứng từ cần thiết cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư nhận được chứng từ trên phải lập hồ sơ xin rút vốn gửi tới Bộ Tài chính. Hồ sơ gồm có : - Công văn đề nghị rút vốn thanh toán cho nhà cung cấp. - Đơn rút vốn (theo mẫu) - Hợp đồng ký với nhà cung cấp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Hoá đơn đề nghị thanh toán của nhà cung cấp với những chứng từ cần thiết kèm theo. Ví dụ: thanh toán cho tư vấn có văn bản xác nhận công việc tư vấn đã hoàn thành, thanh toán cho nhà thầu xây dựng có biên bản bàn giao khối lượng ... Nhận được bộ hồ sơ này, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) xem xét hồ sơ đề nghị rút vốn, nếu hợp lệ sẽ có văn bản chấp thuận đề nghị rút vốn của chủ đầu tư gửi Ngân hàng Thương mại phục vụ . Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, chủ đầu tư và Ngân hàng Thương mại phục vụ cùng ký vào đơn xin rút vốn gửi Tổ chức cho vay. Khi tổ chức cho vay chấp nhận đơn xin rút vốn thì tổ chức này sẽ thanh toán trực tiếp vào tài khoản của người thụ hưởng là nhà thầu hay nhà cung cấp, đồng thời ghi NỢ vào tài khoản vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . b) Thể thức cam kết. Căn cứ vào điều khoản và điều kiện thanh toán đã quy định trong hợp đồng mua sắm, chủ đầu tư đề nghị Ngân hàng phục vụ mở thư tín dụng (L/C), đồng thời lập hồ sơ đề nghị tổ chức tài chính phát hành thư cam kết gửi đến Bộ Tài Chính (Vụ Tài chính đối ngoại ). Hồ sơ này bao gồm: - Công văn đề nghị áp dụng thủ tục mở L/C và phát hành thư cam kết. - Đơn đề nghị phát hành thư cam kết ( theo mẫu) - Hợp đồng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Các văn bản chứng từ khác ( nếu cần) Nhận được bộ hồ sơ này, Bộ Tài chính xem xét hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ có văn bản chấp thuận đề nghị mở L/C và đơn xin phát hành thư cam kết gửi Ngân hàng Thương mại phục vụ. Căn cứ vào văn bản chấp thuận của Bộ Tài chính, Ngân hàng Thương mại phục vụ làm thủ tục mở L/C theo đúng các quy định trong hợp đồng và cùng chủ đầu tư ký đơn đề nghị tổ chức cho vay phát hành thư cam kết. Tổ chức cho vay nhận được đơn đề nghị, tiến hành xem xét và phát hành thư cam kết. Căn cứ vào các điều kiện của hợp đồng và L/C, tổ chức cho vay thanh toán cho người cung cấp thông qua Ngân hàng Thương mại phục vụ người cung cấp, đồng thời ghi NỢ vào tài khoản vay đứng tên Ngân hàng Nhà nước. c) Thể thức hoàn vốn. Chủ đầu tư dùng nguồn vốn tự có của mình thanh toán cho người cung cấp khi người cung cấp hoàn thành hợp đồng hoặc từng hạng mục hợp đồng và lập hồ sơ đề nghị tổ chức cho vay hoàn vốn, gửi đến Bộ Tài chính. Hồ sơ bao gồm: - Công văn đề nghị rút vốn theo thủ tục hoàn vốn. - Đơn xin hoàn vốn (theo mẫu) - Hợp đồng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Các chứng từ chứng minh việc thanh toán đã được thực hiện Trường hợp không thể có được đầy đủ các tài liệu, tổ chức cho vay có thể chấp thuận các tài liệu đã được đơn giản hoá gồm: - Báo cáo chi tiêu. - Các công trình tự làm. - Đơn xin chấp thuận khoản vay nhỏ và rút vốn. Bộ Tài chính xem xét hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ có văn bản chấp thuận đề nghị hoàn vốn gửi Ngân hàng Thương mại phục vụ. Sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính, chủ đầu tư cùng Ngân hàng Thương mại phục vụ kí vào đơn xin hoàn vốn gửi tổ chức tài chính quốc tế . Tổ chức cho vay xem xét và nếu chấp thuận thì liên hệ với Ngân hàng Nhà nước để nắm tỷ giá mua vào ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức cho vay đề nghị Cục dự trữ Liên bang chuyển ngoại tệ của mình vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tại cục), đồng thời ghi NỢ cho tài khoản tiền gửi đứng tên Ngân hàng Nhà nước tại tổ chức này. Khi nhận được báo có của Ngân hàng đại lý (Cục dự trữ Liên bang), Ngân hàng Nhà nước xuất nội tệ (VND) để chi trả cho chủ dự án tại Ngân hàng Thương mại phục vụ. Như vậy, dù rút vốn dưới hình thức nào thì tài khoản tiền gửi đứng tên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại tổ chức cho vay cũng được ghi nợ , điều này có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước là đơn vị nhận nợ thay cho Chính phủ Việt Nam. Quá trình luân chuyển đơn rút vốn của các thể thức rút vốn theo quy định của thông tư liên bộ Ngân hàng - Tài chính số 09 được khái quát bằng sơ đồ (trang bên). 3.) Cơ chế sử dụng và quản lý vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Việc vay và sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải được thể hiện vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên tuỳ theo tính chất, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi vốn, việc quản lý và sử dụng vốn vay được thực hiện theo những phương thức khác nhau. Đối với vốn vay để đầu tư cho các dự án xây dựng cơ bản thuộc đối tượng ngân sách đầu tư, Bộ Tài chính sẽ thực hiện việc cấp phát vốn xây dựng cơ bản theo chế độ quản lý vốn xây dựng cơ bản hiện hành. Trường hợp Bộ Tài chính đi vay ngoại tệ để cấp phát cho dự án theo quyết định của Chính phủ (khi có nhu cầu chi ngoại tệ) thì thực hiện thủ tục cấp phát và thanh toán theo quy định cấp phát ngoại tệ cho dự án do Bộ Tài chính quy định. Nếu trong các dự án này có cả phần vay nhập máy móc thiết bị thi công thì phần vay này được thực hiện theo phương thức cho vay lại đối với các đơn vị thi công. Đối với các dự án có thể thu hồi vốn (có thể cả các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng) thì Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để chọn một Ngân hàng Thương mại phù hợp thực hiện cho vay lại đối với các doanh nghiệp. Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của mỗi khoản vay mà Bộ Tài chính uỷ thác cho Ngân hàng Thương mại được chọn theo các hình thức sau : Một là, Bộ Tài chính chỉ uỷ thác cho Ngân hàng Thương mại được chọn làm thủ tục rút vốn thanh toán, thực hiện cho vay lại và theo dõi sử dụng hoàn trả vốn vay theo các điều kiện đã được thống nhất với Bộ Tài chính. Hình thức này chủ yếu được áp dụng trong trường hợp vốn vay nước ngoài với lãi suất khá cao (xấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTăng cuờng vai trò của Ngân Hàng NN trong việc quản nợ nước ngoài của chính phủ.doc
Tài liệu liên quan