MỤC LỤC
CHƯƠNG I : VIỆC LÀM VÀ TĂNG TRUỞNG NGÀNH DỊCH VỤ THEO NGÀNH, VÙNG , 1
I.Lời mở đầu: 1
II. Khái niệm chung về việc làm: 2
1. Khái niệm việc làm: 2
2. Chỉ tiêu đánh giá việc làm. 2
2.1. Tỉ lệ (số người) lao động có việc làm từ 15 tuổi trở nên trong nền 2
2.2. Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng việc làm: 2
III. Khái niệm chung về tăng truởng dịch vụ. 2
1. Khái niệm tăng trưởng dịch vụ. 2
2. Các chỉ tiêu đo lường tăng truởng dịch vụ 3
2.1. Tỉ lệ % ngành dịch vụ trong cơ cấu ngành: công nghiệp, nông 3
2.2. Tỉ lệ đóng góp của ngành dịch vụ vào GDP trong cơ cấu 3 ngành 3
2.3. Tốc độ tăng trưởng hàng năm và bình quân giai đoạn của ngành 3
IV. Mối quan hệ tăng truởng việc làm và tăng trưởng ngành dịch vụ. 3
1. Tác động tăng truởng dịch vụ tới tăng trưởng việc làm. 3
2. Tác động tăng truởng việc làm tới tăng trưởng ngành dịch vụ. 4
3. Các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng việc làm & tăng trưởng kinh tế ngành 5
3.1.Chiến lược tăng trưởng. 5
3.2. Vốn đầu tư. 6
3.3. Đầu tư nguồn lực con người 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VIỆC LÀM & TĂNG TRƯỞNG DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ 7
I. Thực trạng việc làm & tăng truởng dịch vụ trong nền kinh tế thị 7
1. Thực trạng tăng trưởng việc làm & tăng trưởng dịch vụ theo vùng . 7
1.1. Bảng phân tích số liệu: 7
1.2.Nhận xét, đánh giá tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm. 7
2. Thực trạng tăng trưởng việc làm & tăng trưởng dịch vụ theo hình thức 9
2.1. Bảng phân tích số liệu: 9
2.2.Nhận xét, đánh giá tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm. 9
3. Thực trạng tăng trưởng việc làm & tăng trưởng dịch vụ theo phân ngành chính 12
1.1. Bảng phân tích số liệu: 12
1.2.Nhận xét, đánh giá tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm. 12
II, Đánh giá chung về thực trạng việc làm & tăng trưởng dịch vụ trong nền kinh tế thị trường địng hướng XHCN. 14
1, Nhận xét chung về việc làm & tăng trưởng dịch vụ xét trong mối quan hệ ngành ,vùng, hình thức sở hữu. 14
2, Nguyên nhân những tồn tại cần giải quyết về việc làm & tăng trưởng dịch vụ. 15
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHO VIỆC LÀM & TĂNG TRUỞNG DỊCH VỤ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNG HƯỚNG XHCN VIỆT NAM. 17
I, Phương hướng cho việc làm & tăng trưởng dịch vụ . 17
1. Dự báo tổng quát về hướng phát triển việc làm& tăng truởng dịch vụ. 17
1.1. Đánh giá của một số tổ chức về tăng trưởng ngành dịch vụ Việt nam. 17
1.2. Dự kiến các phương án tăng trưởng dịch vụ 18
2, Phương hướng chủ yếu phát triển việc làm & tăng truởng dịch vụ nước ta. 19
2.1. Phát triển phân ngành dịch vụ ưu tiên 19
2.2. Phát triển ngành dịch vụ theo địa bàn lãnh thổ 21
II. Giải pháp cho việc làm & tăng trưởng dịch vụ trong nền kinh tế thị 22
1. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách vĩ mô về việc làm & tăng trưởng dịch vụ. 22
33 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1793 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tăng trưởng việc làm và tăng trưởng kinh tế ngành dịch vụ theo ngành,vùng và hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tăng trưởng ngành dịch vụ:
Phân tích số liệu trên tăng trưởng ngành tính theo doanh thu trong GDP của ngành dịch vụ theo tùng vùng khác nhau,
Nhận thấy trong 10 năm vừa qua, ngành dịch vụ đạt được tăng trưởng đáng kể,
Tốc độ tăng trưởng các vùng trong giai đoạn gần đây tù 2000-2006 có tốc độ tăng trưởng cao vượt bậc so vói giai đoạn trước đó: bình quân đạt tốc độ tăng trưởng19.65 so với gia đoạn 1996-2000 chỉ đạt 10.59%.
Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng các vùng tương đối đồng dều nhau, vùng cao nhất Đông bắc đạt tốc độ tăng trưởng 27.67, vùng thấp nhất Bắc trung bộ là17.63. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển đồng đều các vùng, bước tiến hơn hẳn so với giai đoạn trươc đó có sự tăng trưởng chênh lệch đáng kể giữa vùng tốc độ tăng trưởng cao nhất & thấp nhầt gần 20%.
Trong số các vùng thì vùng , Đbs. Hồng, Đông nam bộ , ĐBs, Cửu long là những vùng chính chiếm tỉ trọng lớn trong doanh thu của ngành, hơn thế nữa tốc độ tăng trưởng các vùng này rất cao, có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây cho thấy sự đóng góp quan trọng của những vùng này cho sự phát triển của những vùng này cho sự phát triển của cả ngành mà cần tạo điều kiện để phát huy.
Ngoài ra, có những vùng tuy chiểm tỉ trọng thấp nhưng trong vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng rất cao như: Đông bắc, Tây Bắc, Tăy Nguyên , cao hơn cả 3 vùng có tỉ trọng lớn như đã kể trên cho thấy xu hướng ngành dịch vụ đang hướng đần lên cả vùng cao, mọi vùng của cả nước. Tuy nhiên tỉ trọng đóng góp của những ngành náy quá thấp nên với tốc độ tăng trưởng cao không thúc đẩy được nhiều cho tăng trưởng ngành dịch vụ mà đang rất cấn có các chình sách để tăng cường.Ngược lại như Duyên hải Nam trung bộ. tỉ trọng đóng gói cho doanh thu là không nhỏ nhưng tốc đọ tăng trưởng khá thấp cần tìm hiểu nguyên nhân để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng.
*Tăng trưởng việc làm:
Tốc độ tăng trưởng việc làm trong ngành không được mạnh mẽ, trong giai đoạn gần đây, không đồng đều, có những vùn tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 2000-20006 nhưng cũng cò nhiếu vùng tốc độ tăng việc làm giảm.
Trong đó phảI kể đến vùng có tỉ trọng việc làm lớn cũng như tốc độ tăng trưởng việc làm đều đặn và tương đối cao là ĐBs Hồng cho thấy tiềm năng giảI quyết việc làm rất lớn của khu vực náy. Trong khi ĐBs. Cửu Long & Đông nam bộ, Tốc độ tăng trưởng việc làm tuy thấp nhưng do dân cư đông, diện tích rộng lớn nên vẫn có tỉ trọng cao trong việc làm cả nước trong ngành dịch vụ. Ngược lại Tây nguyên & một số vùng khác, Tốc đọ tăng trưởng cao nhất 11.41% trong 10 năm qua nhưng do dân cư còn ít vì là vùng núi nên chưa giảI quyết nhiều việc làm cho ngành minh chứng tỉ trọng nhỏ trong việc làm cả nước trong ngành.
* Mối quan hệ tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm.
Thống kê, tích toán cho thấy rằng sự tăng trưởng việc làm còn quá thấp hay thực sự chưa tương xứng với sự tăng trưởng của ngành. Trong 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành 23.32% theo doanh thu thì tốc độ tăng trưởng việc làm 6.08% tức là 1% tăng trưởng ngành tạo ra 0.26 % tăng trưởng việc làm.
Đặc biệt trong những nưm gần đâ thì thực té này càng nghiêm trọng. Hệ số co giãn việc làm- tăng trưởng ngành càng nhỏ, sự tăng trưỏng càng chênh lệch.
Xét riêng từng vùng, Đbs hồng & Tây nguyên là 2 vùng có tốc độ tăng trưởng ngành & tăng trưởng việc làm có sự tương xứng lớn nhất trong số tất cả các vùng,
Cho thấy các vùng này phát triển các ngành dịch vụ thu hút được nhiều lao động cũng như việc đáp ứng nhưu cầu công việc tốt hơn.Các vùng có sự chênh lệch lớn nhất như Đông nam bộ , ĐBs.Cửu Long. Thực trạng trên cho thấy trong các vùng này, ngành dịch vụ chưa giảI quyết được nhiều công ăn, việc làm do đặc thù phân ngành cần ít lao động hoặc trình độ lao động còn chưa đáp ứng được nhưu cầu.
2. Thực trạng tăng trưởng việc làm & tăng trưởng dịch vụ theo hình thức
sở hữu: .
2.1. Bảng phân tích số liệu:
2.2.Nhận xét, đánh giá tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm.
Tăng trưởng ngành dịch vụ:
Tăng trưởng ngành của các hình thức sở hưu trong giai đoạn vừa qua đều co sự tăng trưởng mạnh & đồng đều, giai đoạn 2000-2005 tăng trưởng mạnh mẽ hơn giai đoạn trước đó.
Trong đó khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn. Từ, đặc biệt trong thời gian gần đây2000-2005, doanh thu tăng với tốc độ tăng trưởng 61.02%/ năm cho thấy ngành dịch vụ nước ta ngày càng thu hút sự quan tâm của nước ngoài. Tuy nhiên dù tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng do thành phần này chưa có thời kì phát triển lâu dài nên sự tăng trưởng này đóng góp không đáng kể cho tăng trưởng chung của ngành, tỉ tọng doanh thu tương đối nhỏ nhưng trong thời kì hội nhập hiện nay, khu vực này sẽ được lạo điều kiện & trở thành thành phần kinh tế rất có tiềm năng rất lớn trong tương lai.
Sau đó là sự tăng trưởng không kém & cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong doanh thu ngành của khu vực KT tư nhân càng khẳng định : trong thời kí quá độ nước ta hiện nay, ngành dịch vụ đang hướng rất nhiều vào khu vực này- trở thành khu vực kinh tế chủ đạo & có vị trí rất quan trọng cho sự phát triển của ngành.
Thành phần kinh tế nhà nước có quá trình phát triển lâu dài, tuy nhiên phân tích số liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng dịch vụ khu vực náy thấp hơn rất nhiều so với sự tăng trưởng của 2 khu vực còn lại nên tỉ trọng doanh thu giảm nhanh chóng nên xu hướng phát triển ngành dịch vụ không hướng, không phù hợp với việc làm ăn theo thành phần kinh tế này mà cần sự linh hoạt của 2 thành phần kinh tế cón lại.
* Tăng trưởng việc làm:
Việc làm tạo ra trong ngành cũng có sự gia tăng mạnh mẽ, có xu hướng tăng trong vòng 10 năm. Tốc độ tăng việc làm 2006/2000 rất lớn đạt 10.67 % /năm nhưng vẫn còn chậm hơn giai đoạn trước đó tăng 23.51%/ năm tức là tăng gấp 2 lần & trong vòng 10 năm tăng trưởng đạt 25.46%/năm tương đương tăng gần 4 lần. Đố cũng là xu hướng vận động chung của cả 3 khu vực thành phần kinh tế, trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng việc làm đang giảm nhanh chóng,
Thành phần KT có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng việc làm mạnh mẽ và vượt bậc, đến năm 2006/1996, đạt tốc độ tăng trưởng 247.9%/ năm .Tuy nhiên thực tế là chiếm tỉ trọng quá nhỏ tương ứng 3 năm 1996, 2000, 2006 là 0.49, 1.48% và 3.55%. Như vậy là khu vực này chưa đóng góp được nhiều cho giải quyết tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế.
Khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng việc làm tuy không cao so với khu vực còn lại nhưng chiếm tỉ trọng không nhỏ trong việc làm cả ngành trong cả nước . Tuy nhiên nó vẫn là khu vực có những đóng góp vô cùng quan trọng cho giải quyết việc làm cho ngành dịch vụ.
Khu vực kinh tế Nhà nước tuy tỉ trọng có giảm trong năm 2000 nhưng lại có sự tăng lên trong năm 2006 & tốc độ tăng trưởng trong 10 vẫn rất mạnh mẽ 27.89/năm % đứng thứ 2 sau KV có vốn đầu tư nước ngoài cho thấy vị trí & tầm quan trọng của khu vực này trong nền kinh tế nước ta rất lớn.
Mối quan hệ tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm.
Nhận thấy tốc độ tăng trưởng ngành & tăng trưởng việc làm nước ta khá tương ứng trong cả giai đoạn 10 năm qua: cứ 1% tăng trưởng ngành tương ứng1.20% tăng trưởng việc làm. Tuy nhiên trong giai đoạn 1996-2000: 1% tăng trưởng ngành kéo theo 2.32% tăng trưởng việc làm nhưng trong những năm gần đây có xu hường giảm xuống đáng kể còn 0.64%/năm cho thấy xu hướng ngành này càng đào thải nhiều lao động , đòi hỏi lao động trình độ thực sự đáp ứng yêu cầu mới tốt hơn.
Trong giai đoạn gần đây, Khu vực kinh tế nhà nước với tốc độ tăng trưởng ngành không cao nhưng tốc độ tăng trưởng việc làm khá cao có thể thấy trong ngành dịch vụ còn rất nhiều phân ngành thuộc quản lý nhà nước nhưng chưa đựoc phát triển thực sự mạnh mà thực tế là chỉ sử dụng nhiều lao động nên với tỉ trọng lớn, khu thì 1% tăng trưởng khu vực này tương ứng với 3.13% tăng trưởng việc làm nên vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng việc làm ngành dịch vụ, Hai k hu vực còn lại , chỉ đặc biệt khu vực đầu tư nước ngoài, tốc độ tăng trưởng ngành & việc làm rất mạnh mẽ theo xu hướng ngày càng giảI quyết ít việc làm cho thấy thực trạng khu vực này đang được đầu tư rất nhiều vói tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng không cần nhiều lao động mà nó ngày cáng đòi hỏi n hững lao động trình độ cao.
3. Thực trạng tăng trưởng việc làm & tăng trưởng dịch vụ theo phân ngành chính
1.1. Bảng phân tích số liệu:
1.2.Nhận xét, đánh giá tăng trưởng ngành dịch vụ & tăng trưởng việc làm.
* Tăng trưởng ngành dịch vụ.
Theo diễn biến tăng trưởng ngành dịch vụ trong các năm qua tương tự như tăng trưởng kinh tế nói chung. Các phân ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 1990-1995, sau đó giảm tương đối mạnh trong giai đoạn 1995-2000 và có dấu hiệu phục hồi trong giai đoạn gần đây.
Theo số liệu thống kê cho thấy, những ngành dịch vụ chính hay là những phân ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong GDP đều là những ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao, có dấu hiệu phục hồi nhanh chóng sau giai đoạn 1996-2000, có tốc độ tăng trưởng cao hơn hoặc tương đương so với tốc độ tăng trưởng GDP. Cụ thể ở một số ngành như sau: phân ngành thương mại, sửa chữa tốc độ tăng trưởng bình quân trong 2000-2005 là 7.5%/ năm, chiếm 16.3% trong GDP; phân ngành khách sạn & nhà hàng, giáo dục đào tạo, y tế .Tuy nhiên có một số ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng khá cao song tốc độ tăng trưởng thấp như: kinh doanh bất động sản & vận tải kho bãi với con số tương ứng 3.8% & 3.9%, phân ngành vận tảI kho chứa, viễn thông. Ngược lại một số ngành tuy chiếm tỉ trọng thấp nhưng một và năm gần đây lại có tốc độ tăng trưỏng khá cao như: khoa học công nghệ & tài chính tín dụng tốc độ tăng trung bình 8.6%/năm nhưng chỉ chiếm 0.6 % trong GDP, ngành dịch vụ tài chính. Thực trạng cho thấy chỉ những phân ngành dịch vụ chiếm tủ trọng lớn trong GDP & tốc độ tăng trưởng cao mới đóng góp cho tích cực cho sự phát triển chung của khu vực dịch vụ . Còn những ngành như y tế, các dịch vụ côg cộng khác tỉ trọng thấp mà tốc độ tăng trưởng thấp làm giảm tốc độ tăng trưởng toàn ngành.Bên cạnh đó những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỉ trọng quá thấp trong GDP thì chưa đóng góp gì nhiều mà vẫn thể hiện là những ngành tièm năng chủ yếu là những ngành dịch vụ cao cấp như: vận tải, viễn thông, khoa học công nghệ, kinh doanh nhà đất, giáo dục , y tế cần được quan tâm nhièu hơn.
* Tăng trưởng việc làm:
Nhìn chung trong giai đoạn tăng dần từ năm 1996 đến 2005. Tuy nhiên tốc độ tăng việc làm năm 200o-2005 thấp hơn so với năm 1996-2000 tương đối lớn từ 7.78%/năm xuống 3.13%/năm .Cũng tuơng tự như tăng trưởng trong GDP, một số phân ngành có tỉ trọng việc làm & tốc độ tăng việc làm tương ứng như:, khách sạn, thương mại & sửa chữa, Tuy nhiên, có những ngành tuy tỉ trọng việc làm cao nhưng tốc độ tăng trưởng không cao & có xu hướng giảm trong những năm gần đây: giáo dục đào tạo, vận tải kho chứa. Ngược lại một số ngành tuy việc làm còn thấp nhưng tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây rất cao: kinh doanh BĐS, dịch vụ y tế tuy nhiên do tỉ trọng quá thấp nên không giải quyết được nhiều việc làm trong nền kinh tế.
* Nhận xét mối quan hệ giữa tăng trưởng dịch vụ & tăng trưởng việc làm.
Trong 2 giai đoạn tăng trưởng, hệ số co giãn tăng trưởng ngành & việc làm của các phân ngành trong ngành dịch vụ không đồng đều nhau. Trong giai đoạn gần đây, một số ngành tốc độ tăng trưởng ảnh hưởng không mạnh đến tạo việc làm trong ngành : tài chình tín dụng & giáo dục đào tạo. Vì đây đều là những ngành dịch vụ chất luợng. Tăng trưởng ngành tương ứng với tăng trưởng việc làm chủ yếu những ngành có tỉ trọng lớn trong GDP, như thương mại sửa chữa. khoa học công nghệ có hệ số co giãn gần 1 trong giai đoạn vừa qua.Bên cạnh đó có những ngành hệ số co giãn quá lớn như kinh doanh bất động sản 6.74%/ năm cho thấy thực trạng ngành này trong những năm gần đây thu hút rất nhiều lao động mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao.
II, Đánh giá chung về thực trạng việc làm & tăng trưởng dịch vụ trong nền kinh tế thị trường địng hướng XHCN.
1, Nhận xét chung về việc làm & tăng trưởng dịch vụ xét trong mối quan hệ ngành ,vùng, hình thức sở hữu.
Đơn vị: %
Năm
Thời kì
1995-2000
2000-2005
Tốc độ tt
Tỉ trọng
Tốc độ tt
Tỉ trọng
Chiến lược
12-13
45-46
7.5
41-42
Thực hiện
5.7
38.74
6.97
38.5
Nguồn :Phát triển khu vực dịch vụ.
TS: Đinh Văn Ân- Hoàng Thu Hoà
Mặc dù khu vực dịch vụ đã có những bước tăng trưởng to lớn trong cả đóng góp trong GDP & cả tăng trưởng việc làm, Tuy nhiên so với chỉ tiêu đặt ra còn chưa thực hiên được, đặc biệt trong giai đoạn 1995-2000 có sự chênh lệch quá lớn nhưng trong giai đoạn sau đó năm 2000-2005 đã có dấu hiệu phục hồi, Tuy nhiên vẫn chưa đạt được mức kế hoạch đưa ra mà trong giai đoạn tiếp theo cần phải đạt được. Điều đó phụ thuộc không chỉ vào chiến lược đề ra mà còn ở: Vốn đầu tư, nguồn lực con người, giáo dục & đào tạo.
*Tồn tại về cả số lượng & chất lượng việc làm.: chính tăng trưởng ngành ảnh hưởn rất lớn đến tăng trưởng việc làm trong ngành dịch vụ.
Theo số liệu của Việt nam trong những năm gần đây, chỉ có 25% lao động làm việc trong ngành dịch vụ so với các nước phát triển là 30-35% cũng như tốc độ tăng 5%/ năm của Việt nam là quá thấp. Nếu vấn đề này được giải quyết thì tạo thêm được chỗ làm cho 4-5 tr lao động nữa chứ không phải chỉ có 10tr lao động như hiện nay. Lúc đó khu vực thành thị sẽ thu hút thêm được 1-1.3tr lao động , giảm thất nghiệp thành thị từ 5.6% xuống 3-4% còn thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tăng từ 78.3% lên 80%. Muốn đạt được chỉ tiêu này phục thuộc vào 4 yếu tố như đã kể trên.
2, Nguyên nhân những tồn tại cần giải quyết về việc làm & tăng trưởng dịch vụ.
- Giáo dục và đào tạo: Do đặc thù của ngành dịch vụ nên lao động đòi hỏi cả kĩ năng chuyên môn & kĩ năng giao tiếp xã hội và kĩ năng giải quyết các vấn đề trong giao dịch với khách hàng mà mức độ đáp ứng cả hai kĩ năng trên của lao động việt nam đều thấp. Trong khi đó nhà nước chưa có chương trình cũng như kế hoạch đầu tư cho nâng cao đội ngũ lao động cũng như nhận thức tầm quan trọng của việc này.
- Chiến lược: Việt Nam chưa có chiến lược hay quy hoạch tổng thể về phát triển khu vực dịch vụ bao gồm những phân ngành dịhc vụ chủ chốt & quan trọng và cam kết tự do hoá của các phân ngành này. Trong những năm qua. Một số Bộ đã xây dựng chiến lược , quy hoạch phát triển cho mội số phân ngành dịch vụ nhưng trên thực tế chúng không theo kịp được thực tế do sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh KTXH, đồng thời chưa tính đến các cam kết hội nhập & chưa có sự phối hợp chặt chẽ.
+ Chính sách mở cửa thị trường; tính đến năm 2004, đã ban hành trên 70 văn bản luật và trên 60 pháp lệnh có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dịch vụ. Hiện tại có 19 lĩnh vực với 60 ngành và p hân ngành dịch v ụ được khuyến khích đầu tư với 14 hình thức ưu đãi như miễn giảm tiền sử dụng đất , thếu đất , thếu thu nhập doanh nghiệp , hỗ trợ vốn …Một số dịch vụ trước đây chỉ do Nhà nước cung cấp như : y tế, giáo dục, thương mại, xây dựng…nay đã mở rộng cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Tuy nhiên chính sách hiện hành vẫn còn nhiều bất cập như sau:
+ Chưa có một chính sách điều chỉnh chung cho lĩnh vực dịch vụ , mặc dù có chính sách cho từng ngành dịch vụ riêng lẻ , nhưng chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Nội dung các chính sáchtrong lĩnh vực dịch vụ còn thiếu tính đồng bộ , tính minh bạch , chưa rõ ràng , nhiều quy định đã không còn phù hợp với thực tiễn trong khi nhiều chính sách quan trọng chưa được đề cập.
+ Việc thực hiện các chính sách thiếu biện pháp kiểm tra, giám sát, chế tài,… Các chính sách mang tính truyền thống; phí, lệ phí,… chưa có chính sách đột biến
+ Mở cửa thị trường chưa triệt để, tình trạng độc quyền vẫn còn tập trung nhiều trong các lĩnh vực quan trọng: nhất là trong các DNNN trong rất nhiều ngành chính như vận tải, viễn thông, hàng không, điện lực,…
- Đầu tư: cả nước ta không có nhiều siêu thị, cơ sở giáo dục đào tạo , y tế khách sạ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Còn trong các hoạt động giáo dục đại học, vận tải , thương mại , bất động sản đạt tiêu chuẩn quốc tế hầu như chưa có. Trong khi thực trạng đầu tư cho ngành nước ta còn quá thấp cả trong nước & nguồn vốn FDI.
B7: Bảng đầu tư FDI giai đoạn 2000-2005
So sánh FDI trong dịch vụ Việt nam và thế giới
Việt Nam
Tốc độ tăng FDI
Hỗu như không tăng, duy trì khoảng 300-400 tr USD/ năm.
Tỷ trọng FDI dịch vụ/Tổng FDI(%)
13
55
Nguồn FDI vào dịch vụ
Chủ yếu từ các nước đang phát triển châu á.
Phần lớn từ các nước phát triển
Nguồn: Hướng tới sự phát triển của đất nước; một số
lý thuyết và ứng dụng.
Chương III: Phương hướng, giải pháp cho việc làm & tăng truởng dịch vụ trong nền kinh tế thị trường địng hướng XHCN Việt nam.
I, Phương hướng cho việc làm & tăng trưởng dịch vụ .
1. Dự báo tổng quát về hướng phát triển việc làm& tăng truởng dịch vụ.
1.1. Đánh giá của một số tổ chức về tăng trưởng ngành dịch vụ Việt nam.
- Theo các chuyên gia dự báo: tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ Việt nam tăng trên 9.0%/năm.
- Theo ngiên cứu Ngân hàng thế giới: tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 9.5%/ năm.
- Theo uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế: tốc độ tăng của khu vực dịch vụ p hải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế 1,1 lần.
- Theo đề án: Một số lựa chọn & kiến nghị về chiến lược tăng
trưởng khu vực dịch vụ Việt nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế của dự án VIE: đạt trên 10%/năm.
Tỉ trọng khu vực dịch vụ đạt 42-43%.
Số lao động giải quyết việc làm hàng năm khoảng 1.7- 2.0 tr người. Trong đó 0.9 tr lao động phải do khu vực dịch vụ tạo việc làm nhưng tốc độ tăng trưởng hiện nay thì mỗi năm cũng thu hút thêm khoảng 0.5 tr lao động.
Muốn thu hút thêm 0,9 tr lao động thì phải đạt tốc độ tăng trưởng
11-12%/năm.
Theo đánh giá của các tổ chức, chuyên gia về tăng trưởng dịch vụ nước ta trong giai đoạn tới có những phương hướng tích cực để đạt được tốc độ tăng trưởng đi đôI với giảI quyết việc làm trong giai đoạn tới để đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc.
1.2. Dự kiến các phương án tăng trưởng dịch vụ
Phương án 1
Phương án 2
Phương án 3
Tăng trưởng GDP(%)
Tổng GDP
7.7
8.7
9.8
Khu vực sản xuất
7.3
8.1
8.4
Khu vực dịch vụ
8.6
9.6
11.8
Tốc độ tăng khu vực SXSPDV so với tốc độ tăng khu vực SXSPDV(lần)
1.2
1.2
1.4
Mức độ thoả mãn các yêu cầu của từng phương án
Phù hợp quy luật chung , khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn khu vực sản xuất
Phù hợp
Phù hợp
Phù hợp
Thực hiện chỉ thị 49
Không thực
hiện được
Thực hiện
được
Không thực hiện được
Thực hiện chiến lược 10 năm
Gần thực hiện được
Thực hiện
được
Gần thực hiện được
Giải quyết việclàm
cho xã hội
Chưa giải quyết hết việclàm
Giải quyết gần hết việc làm
Giải quyết hết việc làm
ý kiến của các chuyên gia & tổ chức
quốc tế
Thầp hơn nhiều
Tương đương
Cao hơn
*Lựa chọn phương án thích hợp:
Với các phương án đưa ra như trên , giả định tốc độ tăng của khu vực dịch vụ gấp 1,2 lần khu vực sản xuất thì:
PA 1: GDP cả nước đạt tăng trưởng 7.7%/ năm.
PA 2: GDP cả nước tăng trưởng trung bình 8.7%/năm.
PA 3: với thêm điều kiện khu vực dịch vụ thu hút thêm được 0.9tr lao động mỗi năm. Khi đó GDP khu vực dịch vụ đạt trung bình 11.8%/năm và tổng GDP cả nước đạt trung bình9.8%/ năm.
Từ đó nhận thấy trong 3 PA trên, trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu hơn, thu hút mạnh mẽ GDP thì phương án 2 là thích hợp nhất.
2, Phương hướng chủ yếu phát triển việc làm & tăng truởng dịch vụ nước ta.
2.1. Phát triển phân ngành dịch vụ ưu tiên
2.1.1.Ưu tiên phát triển trước 1 bước các ngành dịch vụ hạ tầng.
Các dịch vụ hạ tầng được hiểu là các dịch vụ luôn có mặt trong tất cả các nhóm ngành dịch vụ, đóng vai trò như yếu tố đầu vào quan trọng
của tất cả tất cả các ngành sản xuất & dịch vụ như các dịch vụ viễn thông, tài chính và vận tải . Trong đó có thể dịch vụ vận tải chưa thực sự phát triển đủ mạnh nhưng dịch vụ viễn thông & tái chính phải thực sự phát triển đủ mạnh thì nó mới làm tiền đề cho sự phát triển nhanh toàn bộ lĩnh vực dịch vụ, sau đó là toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2.1.2.Ưu tiên phát triển các ngành dich vụ cơ bản mang giá trị cao
Các ngành dịch vụ cơ bản là các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho GDP lớn .Theo số liệu điều tra trong những năm gần đây, tỉ trọng những ngành này chiếm 46% ngành dịch vụ và 18.6 % nền kinh tế Việt nam. Trong những năm tới cần chú trọng để phát triển những ngành này mạnh mẽ hơn : khách sạn & nhà hàng, vận tải kho bãi & thông tin liên lạc, tài chính du lịch, kinh doanh tài sản & dịch vụ tư vấn, khoa học & công nghệ, giáo dục & công nghệ , giáo dục & đào tạo, y tế & và các hoạt động cứu trợ xã hội.
2.1.3.Ưu tiên phát triển ngành dịch vụ còn nhiều dư địa
Dư địa tăng trưởng của một ngành dịch vụ là quy mô giá trị có thể tăng thêm được của ngành đó nhờ tác động của chính sách Nhà nước là chủ yếu cụ thể ở nước ta đó là những ngành mức độ khai thác tiềm năng còn thấp & những ngành dịch vụ chưa được xuất hiện mặc dù có tiềm năng , đặc biệt những ngành đã khai thác khoảng 20-30% tiềm năng, không cần đầu tư nhiều mà chỉ cần nâng cao nhận thức, cải cách chính sách để tạo sự phát triển vượt bậc. Trong giai đoạn 2006-2010 phát triển các ngành; dịch vụ tư vấn, pháp lý, kế toán, kiểm toán, dịch vụ máy tính, nghiên cứu phát triển, kinh doanh bất động sản, dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường….
2.1.4.Ưu tiên phát triển ngành dịch vụ có nhiều lợi thế.
Nước ta hiện nay có rất nhiều ngành dịch vụ có nhiều lợi thế nhưng trong giai đoạn tới cần tập trung phát triển du lịch & vận tải biển- ngành nước ta có rất nhiều lợi thế về cả danh lam thắng cảnh & đường bờ biển dài như dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, vận chuyển hành khách, dịch vụ bảo dưỡng & sửa chữa tàu thuỷ…
2.1.5.Ưu tiên phát triển ngành dịch vụ chất lượng cao.
Các ngành dịch vụ chất lượng cao phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế thể hiện trên các mặt : chất lượng dịch vụ, trình đọ phục vụ và kết quả, hiệu quả phục vụ. Trong từng phân ngành dịch vụ chất lượng cao phải chọn được những sản phẩm dịch vụ có thể đạt chất lượng cao nhất , nó có thể đạt hiệu quả cao gấp 5 hay hàng trăm lần dịch vụ thông thường. Trong giai đại đọan 2006-2010, chú trọng phát triển dịch vụ chất lượng cáo tại các khu vực đô thị như các thành phố lớn; Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Còn các ngành dịch vụ khác vẫn được tiếp tục phát triển ở các vùng khác để làm tiền đế cho ngành dịch vụ chất lượng cao.
2.2. Phát triển ngành dịch vụ theo địa bàn lãnh thổ
2.2.1. Tiếp tục phát triển nhanh các dịch vụ chủ lực tại các đô thị,
đặc biệt là tại 4 thành phố lớn.
Trong thời kì hiện nay của nước ta , tỉ lệ đô thị ngày càng chiếm tỉ trọng cao lên đến 26%(2004) và mục tiêu đạt 2010 là 33% tạo điều kiện rất lớn cho ngành dịch vụ. Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 , cần tiếo tục phát triển nhanh dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ chủ lực tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng; các đô thị có hệ thống kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ thuận lợi hơn hẳn trong phát triển dịch vụ, đặc biệt là những ngành dịch vụ chất lượng cao như: dịch vụ tài chính, viễn thông, vận tải cảng biển, giáo dục & chăm sóc y tế , kinh doanh bất động sản, dịch vụ tư vấn,….
2.2.2. Phát triển mạnh mẽ dịch vụ phục vụ sản xuất nông lâm ngư
nghiệp , sinh hoạt nông thôn.
Ngoài việc tập trung phát triển dịch vụ tại khu vực nông thôn & khu vực miền núi vùng sâu vùng xa. Trước mắt những khu vực này tập trung chủ yếu phát triển dịch vụ thông thường & tối thiểu phục vụ cho sản xuất sinh hoạt & đời sống.
2.2.3. Ưu tiên phát triển ngành dịch vụ đặc thù tại một số địa điểm
thích hợp.
Bên cạnh phát triển những ngành dịch vụ tại các đô thị, thành phố lớn cần ưu tiên phát triển một số dịch vụ đặc thù tại các địa điểm sau: phát triển dịch vụ du lịch tại đảo Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo & tại các khu du lịch quốc gia; phát triển các dịch vụ giải trí cao cấp thu ngoại tệ, các dịch vụ thương mại tại các cửa khẩu quốc tế trên bộ & trên biển.
II. Giải pháp cho việc làm & tăng trưởng dịch vụ trong nền kinh tế thị
trường địng hướng XHCN Việt nam
1. Bổ sung, hoàn thiện các chính sách vĩ mô về việc làm & tăng trưởng dịch vụ.
. Tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ.
Môi trường kinh doanh ở Việt nam trong những năm qua đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nên cần có hoạt động cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp hoạt động:
Tạo sự ổn định và đồng bộ hệ thống pháp luật: giải pháp này rất quan trọng, trong đó đặc biệt chú trọng tạo sự đồng bộ nhất quán giữa Luật doanh nghiệp & các Luật liên quan đến các phân ngành dịch vụ. Như việc ban hành Luật doanh nghiệp được phép kinh doanh những gì pháp luật không cấm
Rà soát các văn bản pháp quy xem cái nào chưa hợp lý để giải thích, bổ sung, điều chỉnh nhằm trả lại sự thông thoáng cho môi trường kinh doanh, tạo sự thân thiện giữa ngành chức năng & các doanh nghiệp.
Có biện pháp hữu hiệu để loại trừ hiện tượng không lành mạnh đang khá phổ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 75972.DOC