MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1 Chương I: Những vấn đề chung về động lực và tạo động lực trong lao động 2
I. Động lực lao động và các nhân tố ảnh hưởng 2
1. Các khái niệm cơ bản 2
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực lao động 3
II. Sự cần thiết phải tạo động lực 5
1. Lợi ích của tạo động lực 5
2. Sự cần thiết phải tạo động lực 6
III. Một số học thuyết về tạo động lực 6
1. Hệ thống nhu cầu của Mas Low 6
2. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 7
3. Học thuyết công bằng của Adams 8
Chương II: Các công cụ tạo động lực cho người lao động 8
I. Lương 8
1. Khái niệm 8
2. Tác dụng 9
3. Chức năng của tiền lương, tiền công 10
4. Yêu cầu của tiền lương, tiền công 11
II. Thưởng 11
1. Khái niệm 12
2. Tác dụng 12
3. Nguyên tắc thưởng 13
III. Phúc lợi 13
1. Khái niệm 13
2. Ý nghĩa 14
3. Yêu cầu của phúc lợi 14
Chương III: Phân tích thực trạng tạo động lực thông qua lương, thưởng, phúc lợi ở
Công ty than Dương Huy 15
I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 15
1. Quá trình hình thành và phát triển 15
2. Cơ cấu lao động 16
II. Tình hình thực hiện lương, thưởng, phúc lợi 17
1. Kế hoạch quỹ lương của Công ty 17
2. Nguồn hình thành quỹ lương của Công ty 17
3. Quy định về phân phối tiền lương giao khoán 18
4. Nguồn hình thành, nội dung và mức thưởng 20
5. Phúc lợi 22
III. Đánh giá thực trạng tại Công ty 22
1. Những thành tựu 22
2. Những hạn chế 23
Chương IV: Giải pháp và kiến nghị 24
I. Giải pháp 24
1. Xây dựng chính sách tiền lương công bằng, hợp lý 24
2. Xây dựng chính sách thưởng phù hợp 25
3. Hoạt động phúc lợi cần được duy trì và phát triển 25
4. Một số biện pháp khác 26
II. Kiến nghị 26
KẾT LUẬN 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8206 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tạo động lực cho người lao động thông qua công cụ lương, thưởng và phúc lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả
Lý thuyết kỳ vọng đã nêu ra một số vấn đề cần lưu ý trong tạo động lực cho người lao động
+ Nhấn mạnh đến sự trả công, các phần thưởng cần phải chú ý rằng những phần thưởng mà tổ chức đưa ra phải có mối liên quan đến những gì cá nhân muốn. Vì vậy, các nhà quản lý cần quan tâm đến tính hấp dẫn của các phần thưởng.
+ Nhấn mạnh hành vi được kỳ vọng, phải cho người lao động biết được tổ chức kỳ vọng những hành vi nào ở họ và hành vi đó sẽ được đánh giá ra sao.
+ Học thuyết quan tâm đến những kỳ vọng của cá nhân, những kỳ vọng của bản thân người lao động về kết quả làm việc, phần thưởng và các kết quả đầu ra thoả mãn mục tiêu chứ không phải là bản thân các kết quả sẽ quyết định nỗ lực của nhân viên này.
Học thuyết công bằng của Adams
Học thuyết phát biểu rằng người lao động họ so sánh những gì họ bỏ vào công việc (đầu vào) với những gì họ nhận được từ công việc đó (đầu ra) và sau đó đối chiếu tỷ suất đầu vào đầu ra của họ với những người khác. Nếu tỷ suất này ngang bằng nhau thì người ta cho rằng đang tồn tại một tình trạng công bằng và ngược lại.
Như vậy các cá nhân không chỉ quan tâm đến phần thưởng tuyệt đối mà họ nhận được cho nỗ lực của mình, mà còn tới cả mối quan hệ giữa khối lượng đó với những gì những người khác nhận được. Khi các cá nhân nhận thức được một sự bất công, họ sẽ có hành động để hiệu chỉnh tình hình này. Kết quả có thể là năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn hay giảm đi...
Tuy nhiên, học thuyết công bằng vẫn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề: Làm thế nào các cá nhân có thể chọn được người để đối chiếu; làm thế nào họ xác định được đầu vào và đầu ra; làm thế nào họ có thể kết hợp và so sánh đầu vào và đầu ra của mình và của người khác để đi đến kết luận. Mặt khác sự công bằng hay bất công bằng chỉ có tính chất tương đối và phụ thuộc vào nhận thức của từng cá nhân và mối quan hệ của cá nhân với nhóm và tổ chức.
CHƯƠNG II: CÁC CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
I. Lương
1. Khái niêm
Tiền công: là số tiền trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng thời gian thực tế ( ngày, giờ) hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra hay tuỳ thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành.
Tiền lương: là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian ( tuần, tháng, năm)
Như vậy tiền lương và tiền công về bản chất là giá cả sức lao động nhưng có sự khác nhau ở chỗ
Tiền lương là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động mang tính chất thường xuyên và thường gắn với hình thức biên chế, định biên trong một doanh nghiệp, tổ chức.
Tiền công là lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện một hoặc một số công việc cụ thể, hoặc làm việc với số thời gian nào đó được xác lập thông qua thuê khoán lao động, hoặc thông qua các hợp đồng dân sự.
2.Tác dụng
- Đối với cá nhân
Tiền lương là phần thu nhập cơ bản nhất của người lao động đảm bảo cho họ có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân và dành một phần để nuôi các thành viên trong gia đình.
Tiền lương, tiền công có quan hệ trực tiếp với địa vị xã hội của từng người. Nó còn là khoản tiền đầu tư cho người lao động không ngừng phát triển về trí lực, thể lực, thẩm mỹ và đạo đức.
Đặc biệt tiền công, tiền lương được coi là động lực chính thúc đẩy người lao động làm việc.
- Đối với doanh nghiệp
Là phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ.
Là công cụ của doanh nghiệp hay tổ chức để thu hút người lao động có chất lượng phù hợp với công việc đặt ra.
Là công cụ quản lý trong chiến lược quản lý nguồn nhân lực tác động trực tiếp một cách có hiệu quả đến các hoạt động thù lao khác.
- Đối với xã hội
Đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế quốc gia vì khi mọi người có thu nhập thì các tệ nạn xã hội ít xảy ra.
Góp phần tăng và ổn định nguồn thu cho ngân sách dẫn tới nhà nước có chi phí cho hoạt động an sinh xã hội, góp phần phân chia lại thu nhập.
3. Chức năng của tiền lương
- Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương là giá cả sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Giá trị hàng hoá sức lao động được đo gián tiếp thông qua các chi phí sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người lao động.
- Chức năng tái sản xuất sức lao động: Trong quá trình lao động, sức lao động bị hao mòn dần cùng với quá trình tạo ra sản phẩm, con người cần phải bù đắp lại sức lao động đã hao phí. Hơn nữa để duy trì và phát triển sức lao động, người lao động còn phải học tập, tích luỹ, rèn luyện kỹ năng, phải nuôi con và nuôi dưỡng chúng. Cho nên tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động phải gồm cả những tư liệu sinh hoạt cho họ và con cái họ. Như vậy, chức năng cơ bản của tiền lương là phải duy trì và phát triển được sức lao động cho người lao động. Vì vậy, các yếu tố cấu thành tiền lương phải đảm bảo được yêu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động và gia đình họ, do đó trong sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng được mua bán theo đúng giá trị của nó. Cũng như hàng hoá khác, giá cả sức lao động thường có biến động theo cung cầu lao động trên thị trường.
- Chức năng kích thích: Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Vì vậy, khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao phải được trả lương cao hơn. Tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động, khuyến khích lao động sáng tạo góp phần điều phối và ổn định hoạt động lao động xã hội.
Mục đích của các nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, còn mục đích của người lao động là tiền lương. Với ý nghĩa này, tiền lương không chỉ mang ý nghĩa là chi phí mà nó đã trở thành chi phí tạo ra giá trị mới hay đúng hơn là nguồn kích thích sự sáng tạo, sức sản xuất, năng lực của người lao động trong quá trình sản sinh ra các giá trị gia tăng. Đối với người lao động tìên lương nhận được thoả đáng sẽ tạo động lực, kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động. Mặt khác, khi năng suất lao động cao thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng, do đó doanh nghiệp có điều kiện tăng các phúc lợi điều đó sẽ tạo ra sự gắn kết giữa người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp.
Chức năng bảo hiểm tích luỹ: Trong hoạt động lao động người lao động không những duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian còn khả năng lao động và đang làm việc mà còn dành một phần tích luỹ dự phòng cho cuộc sống sau này khi họ hết khả năng lao động hoặc chẳng may gặp rủi ro bất trắc trong đời sống. Chức năng tích luỹ của tiền lương còn biểu hiện ở khả năng tiết kiệm của tiền lương từ người lao động phục vụ vào các mục đích khác như: học tập để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.
Chức năng xã hội: Tiền lương là yếu tố kích thích việc hoàn thành các mối quan hệ lao động. Việc gắn tiền lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh của người lao động và đơn vị thực tế sẽ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người và thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ và văn minh. Chức năng xã hội của tiền lương còn được thể hiện ở góc độ điều phối thu nhập trong nền kinh tế quốc dân, tạo nên sự công bằng xã hội trong việc trả lương cho người lao động trong cùng một ngành nghề, khu vực và giữa các ngành nghề, khu vực khác nhau.
4. Yêu cầu của tiền lương, tiền công.
Thu nhập từ tiền lương của người lao động phải chiếm từ 70-80% tổng thu nhập của người lao động. Tiền lương phải gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, phải phản ánh cống hiến của người lao động cho doanh nghiệp, phải phản ánh vai trò và vị trí đích thực của người lao động. Từ đó tiền lương mới kích thích họ hăng hái lao động với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Tiền lương phải đảm bảo được tái sản xuất giản đơn sức lao động, hay nói cách khác đi tiền lương đảm bảo mức sống trung bình cho người lao động.
Tiền lương được xác định trên các yếu tố điều kiện lao động, các tiêu chuẩn lao động và chế độ làm việc ngày càng hoàn thiện theo quy định của pháp luật.
Tiền lương phải được đặt trong mối quan hệ hợp lý với các chỉ tiêu lợi nhuận, năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các chính sách xã hội.
Sự chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất phải phản ánh khách quan mức độ phức tạp của trình độ lao động xã hội, là thước đo giá trị lao động có tác dụng khuyến khích lao động, tránh phân phối bình quân đảm bảo sự phân cực hợp lý, tích cực.
II. Thưởng
1. Khái niệm
Tiền thưởng: Là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thường vào cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc tốt của người lao động.
Phần thưởng: cũng giống như tiền thưởng nhưng thường được trả dưới dạng hiện vật.
Thưởng thường được sử dụng trong những trường hợp sau:
+ Cho nhân viên hoàn thành suất xắc nhiệm vụ có nghĩa là làm vượt so với tiêu chuẩn đặt ra.
+ Tiết kiệm được nguyên vật liệu sử dụng trong lao động điều này sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất cho doanh nghiệp và làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sự cạnh tranh trên thị trường.
+ Cho những hoạt động sáng tạo của người lao động: Trong quá trinh lao động đôi khi người lao động có những phát minh mới, tạo ra phương pháp lao động đạt hiệu quả hơn làm tăng năng suất lao động. Vì vậy tổ chức cần phải khen thưởng để họ tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo.
+ Cho hoàn thành những dịch vụ đặc thù như hoa hồng, vượt doanh thu, phần tăng do đơn giá luỹ tiến ...
2. Tác dụng
Đi đôi với tiền lương, thì thưởng là một hình thức khuyến khích khá quan trọng. Người ta thường nói: “Trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, không chỉ thưởng bằng vật chất mà có thể thưởng về tinh thần bằng cách đưa ra những lời khen ngợi, hay tặng bằng khen… Tiền thưởng tuy không nhiều nhưng nó là công cụ để người sử dụng lao động kích thích sự hăng say gắn bó, tinh thần trách nhiệm, tính tiết kiệm, năng suất và hiệu quả.
3. Nguyên tắc thưởng
Tiền thưởng chỉ có tác dụng kích thích người lao động khi nó thoả mãn các yêu cầu sau:
Thưởng phải gắn trực tiếp với thành tích của người lao động, có thành tích thì có thưởng, không có thành tích thì không thưởng, tránh tình trạng thưởng ai cũng như ai, ai cũng có phần.
Thưởng cho người lao động phải gắn trực tiếp với các chỉ tiêu thưởng cụ thể, có phân loại, phân hạng và có mức chênh lệch khác nhau tuỳ theo mức đạt được các chỉ tiêu.
Số lượng tiền thưởng cho người lao động mỗi lần phải có ý nghĩa nhất định trong giá trị tiêu dùng của cuộc sống thì mới tạo ra sự hi vọng, nuôi dưỡng, mong đợi và như vậy mới tạo ra sự kích thích nhất định.
III. Phúc lợi
1. Khái niệm
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động.
Phúc lợi bắt buộc là các khoản phúc lợi bắt buộc mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật.
Phúc lợi tự nguyện là các phúc lợi mà tổ chức đưa ra tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của người lãnh đạo ở đó.
Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có:
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
Hưu trí
- Nghỉ phép
Nghỉ lễ
Ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ
Trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân viên đông con hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
Quà tặng của doanh nghiệp cho nhân viên vào các dịp sinh nhật, cưới hỏi, mừng thọ cha mẹ nhân viên...
Ngày nay khi cuộc sống của người lao động đã được cải thiện rõ rệt, trình độ văn hoá của người lao động được nâng cao, người lao động đi làm mong muốn không chỉ có các yếu tố vật chất như lương cơ bản, thưởng, trợ cấp, phúc lợi mà còn muốn được có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được thực hiện những công việc có tính chất thách thức, thú vị...
2. Ý nghĩa
Góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
Làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, làm người lao động thấy phấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và gìn giữ một lực lượng lao động có trình độ cao.
Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.
Đặc biệt nó giúp giảm bớt gánh nặng của xã hội trong việc chăm lo cho người lao động như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Phúc lợi của doanh nghiệp gồm có:
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Hưu trí
Nghỉ lễ. nghỉ phép
Ăn trưa do doanh nghiệp đài thọ.
Trợ cấp của doanh nghiệp cho các nhân
3. Yêu cầu phúc lợi
Các loại phúc lợi phải thoả mãn các yêu cầu sau:
Ổn định theo từng dịp nhất định và có gắn với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phải gắn với những điều kiện ràng buộc nhất định giữa người lao động và doanh nghiệp.
Mức của phúc lợi phải có ý nghĩa đối với cuộc sống của người lao động mới tạo ra được sự mong đợi, hi vọng của họ.
Như vậy, lương, thưởng, phúc lợi và động lực của người lao động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mục đích của các nhà sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, còn mục đích lợi ích của người cung ứng sức lao động là các khoản thù lao. Đối với người lao động, tiền lương nhận được thoả đáng sẽ tạo động lực, kích thích năng lực sáng tạo để làm tăng năng suất lao động. Mặt khác khi năng suất lao động cao thì lợi nhuận doanh nghiệp sẽ tăng lên, do đó nguồn phúc lợi của doanh nghiệp mà người lao động được nhận lại cũng sẽ tăng lên, nó là phần bổ sung thêm cho tiền lương, làm tăng thu nhập và tăng ích lợi cho người cung ứng lao động. Hơn nữa khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng các khoản thù lao thoả đáng, nó sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa những người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, xoá bỏ sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động và người lao động, làm cho những người lao động có trách nhiệm hơn, tự giác hơn với các hoạt động của doanh nghiệp.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC THÔNG QUA LƯƠNG, THƯỞNG, PHÚC LỢI Ở CÔNG TY THAN DƯƠNG HUY
I. Quá trình hình thành và phát triển công ty.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty than Dương Huy là một doanh nghiệp hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam.
Trụ sở chính: Văn phòng Công ty đóng tại phường Cẩm Thạch, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Công ty than Dương Huy ngày nay tiền thân là Công ty xây lắp Cẩm Phả được thành lập từ tháng 1/1978 trên cơ sở tách công ty xây dựng mỏ than( Thuộc Bộ điện và than) trước đây.
sau năm 1989 do chính sách của nhà nước thay đổi, công ty gặp nhiều khó khăn, việc làm thiếu, lực lượng CNVC đông, thiết bị thiếu. Đứng trước tình hình đó năm 1990 Công ty đã chuyển dần sang sản xuất than và đổi tên thành Công ty xây lắp và sản xuất than.
Năm 1995 nhiệm vụ sản xuất xây lắp ngày càng thu hẹp, Công ty dịch chuyển sang hẳn sản xuất than và được Bộ chủ quản chấp nhận, Công ty đổi tên thành Công ty than Khe Tam.
Đến năm 1996 để phù hợp với tên địa bàn khai trương sản xuất Công ty lại đổi tên thành Công ty than Dương Huy và toàn bộ vùng than thuộc địa bàn Dương Huy do Công ty quản lí phần nhiều.
Đến ngày 1/1/1998 theo quyết định số 5413/TVN- HĐQT của Hội đồng quản trị của Tổng Công ty than Việt Nam, các xí nghiệp trực thuộc Công ty được giải thể và hình thành các công trường phân xưởng, Công ty than Dương Huy trở thành Mỏ than Dương Huy.
Đến năm 2001 thực hiện quyết định số 405/QĐ- HĐQT ngày 1/10/2001 Mỏ than Dườn Huy được đổi tên thành Công ty than Dương Huy- doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Than Việt Nam nay là Tập đoàn Công nghiệp Than- khoáng sản Việt Nam.
2. Cơ cấu lao động của Công ty
a- Số lượng lao động
Cơ cấu lao động của Công ty trong 2 năm 2004 và 2005
Cơ cấu
Năm 2004
Năm 2005
Người
%
Người
%
Tổngsố CBCNV
3443
3760
Lao động nữ
697
20.2
797
21.2
Lao động nam
2746
79.8
2963
78.8
Lao động gián tiếp
365
10.6
613
16.3
Lao động trực tiếp
3078
89.4
3147
83.7
b- Chất lượng lao động
Trình độ đại học, cao đẳng: 400 người chiếm 10.63%
Trung cấp: 255 người chiếm 6.78%
Công nhân kĩ thuật: 2504 người chiếm 66.59%
Lao động phổ thông: 1101 người chiếm 29.28
II. Tình hình thực hiện lương, thưởng, phúc lợi
1. Kế hoạch quỹ lương của công ty
- Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm, kế hoạch của Tổng công ty than Việt Nam giao, các quy định của nhà nước và Tổng công ty đang ban hành, căn cứ vào quyết định số 146/ QĐ- NTX ngày 31/1 /2005 của Tổng giám đốc Tổng công ty than Việt Nam v/v quy định hệ số trả lương sản phẩm và mức tiền lương giao khoán năm 2006, công ty xây dựng kế hoạch quỹ lương trình TCT duyệt thực hiện.
Quỹ tiền lương được xác định theo công thức sau:
VKH= å [Ni x TLi + PCKVi ]
Trong đó:
-VKH: Tổng quỹ lương kế hoạch năm
- Ni: Tổng số công định mức tiêu hao cho sản phẩm, công việc i
-TLi: Mức tiền lương bình quân 1 công cho sản phẩm công việc i
-PCKVi: Tổng tiền phụ cấp khu vực cho sản phẩm công việc i
*- Đơn giá tiền lương của công ty được tính theo doanh thu( đ/ 1000đ doanh thu)
Công thức:
Vđg= åVKH : åTKH
Trong đó:
- Vđg: Đơn giá tiền lương
- VKH: Tổng quỹ lương kế hoạch
- TKH: Tổng doanh thu kế hoạch
2. Nguồn hình thành quỹ tiền lương của công ty.
a- Nguồn hình thành.
- Căn cú vào kết quả thực hiện nhiệm vụ SXKD, công ty xác định nguồn quỹ lương tương ứng để trả lương cho người lao động. Nguồn Tổng QTL bao gồm:
- QTL sản xuất kinh doanh
- QTL từ xây dựng cơ bản
- QTL từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác.
- QTL dự phòng từ năm trước chuyển sang( Nếu có)
b- Sử dụng quỹ tiền lương
Căn cứ quỹ lương kế hoạch Tổng công ty giao cho Công ty để thực hiện đúng quy định của Tổng công ty va khuyến khích người lao động, phương án sử dụng quỹ tiền lương được xây dựng như sau:
- Trích nộp quỹ thưởng tập trung Tổng công ty = 1% Tổng quỹ lương thực hiện.
- Trích lập quỹ sắp xếp việc làm và đổi mới cơ cấu lao động = 1% trên Tổng quỹ lương thực hiện.
-Quỹ tiền lương còn lại sau khi trích nộp được phân phối:
+ Trích lập quỹ dự phòng tối đa không quá 12 % tổng quỹ lương còn lại của Công ty. Quỹ dự phòng này được trả chi tiết cho người lao động trước khi quyết toán tài chính năm.
+ Quỹ khen thưởng từ quỹ lương để thưởng cho người lao động có năng suất, chất lượng lao động cao tối đa không quá 8 % tổng quỹ lương còn lại của Công ty.
+ Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian ít nhất bằng 80%.
3. Quy định về phân phối tiền lương giao khoán
Công ty cho phép các phân xưởng, đội sản xuất trực thuộc được dùng 3% quỹ lương thực hiện trích từ đơn giá sản phẩm thực hiên để điều tiết cho các công việc gặp điều kiện sản xuất khó và những công việc cần đẩy nhanh tiến độ thi công. Việc thực hiện nguồn quỹ 3% phải có khối lượng công việc, địa chỉ phân phối cụ thể và sử dụng hết trong tháng.
Đối với lao động làm lương khoán, lương sản phẩm tập thể thì việc trả lương ngày được thực hiện theo 1 trong 2 cách sau đây:
3.1- Cách 1: Trả lương theo ngày công thực tế và hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc.
Tính theo công thức sau:
Ti = x ni x hi
Trong đó:
Ti: Tiền lương của người thứ i nhận được.
ni: Thời gian thực tế làm việc của người thứ i( tính bằng giờ hoặc ngày).
Vsp: Là QTL sản phẩm của tập thể.
m: Số lượng thành viên trong tập thể.
hi: Hệ số mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người thứ i.
+) Hệ số mưc độ đóng góp h có thể chọn trong bảng lập sẵn sau:
Phương án
Loại A
Loại B
Loại C
Loại D
Chênh lệch Max/Min
1
1.2
1,0
0,8
0,7
50%
Việc đánh giá mức độ đóng góp để hoàn thành công việc của người lao động (hi) phải phản ánh được chất lượng, số lượng lao động thực tế của từng người, do tập thể bàn bạc, dân chủ quyết định. Nhưng phải thực hiện được những nguyên tắc cơ bản sau:
A/ Những người được hưởng hệ số loại A: là những người có trình độ tay nghề cao, vững vàng, thực hiện đúng quy trình làm việc, nắm và áp dụng phương pháp lao động tiên tiến, chấp hành sự phân công của người phụ trách, đạt và vượt năng suất lao động, bảo đảm kết quả lao động tập thể, bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo đảm an toàn lao động.
B/ Những người được hưởng hệ số loại B: là những người đảm bảo ngày, giờ công quy định, chấp hành sự phân công của người phụ trách, thực hiện đúng quy trình làm việc, đạt năng suất cá nhân, đảm bảo an toàn lao động
C/ Những người được hưởng hệ số loại C: là những người thực hiện chưa đúng, chưa đủ các quy định và có ít nhất một trong các sai phạm sau:
- Không đảm bảo giờ công quy định
- Chấp hành chưa nghiêm chỉnh sự phân công của người phụ trách
- Thực hiện không đúng quy trình làm việc, quy phạm an toàn, thiếu sự tôn trọng trong các biện pháp an toàn- Bảo hộ lao động
- Không đảm bảo năng suất cá nhân
D/ Những người được hưởng hệ số loại D: là những người có mức độ hoàn thành công việc loại C có tình tiết tăng nặng các biểu hiện sau:
1/ Vi phạm có tổ chức
2/ Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm
3/ Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia ma tuý hoặc chất kích thích khác
4/ Sau khi vi phạm đã có hành vi che dấu không giải quyết hậu quả hoặc bỏ trốn.
5/ Vi phạm nhưng cố tình không kí vào văn bản.
3.2- Cách 2: Trả lương theo hệ số cấp bậc công việc đảm nhận và điểm đánh giá mức đóng góp để hoàn thành công việc.
Ti = x đi x hi
Trong đó
- Ti: Là tiền lương của người thứ i nhận được.
- Vsp: Là quỹ tiền lương sản phẩm tập thể.
- m: Số lượng thành viên trong tập thể.
- đi: Là số điểm thao định mức được tính cho mỗi loại công việc.
- hi: Là hệ số hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người.
* Tiêu chuẩn đánh gía việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người cụ thể như sau:
+ Đảm bảo số giờ công, ngày công có ích.
+ Chấp hành nghiêm sự phân công lao động của người phụ trách.
+ Đảm bảo chất lượng công việc( sản phẩm).
+ Tiết kiệm vật tư, đảm bảo an toàn lao động.
*Tiêu chuẩn đánh việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người cụ thể như sau:
Đảm bảo số giờ công, ngày công có ích.
Chấp hành nghiêm sự phân công lao động của người phụ trách
Đảm bảo chất lượng công việc (sản phẩm)
Tiết kiệm vật tư đảm bảo an toàn lao động.
Nếu đảm bảo đủ các tiêu chuẩn trên thì được tính 100% điểm định mức.Tiêu chuẩn nào không đạt thì giảm từ 10% đến 20% điểm định mức.
4. Nguồn hình thành, nội dung và mức thưởng
* Sử dụng quỹ thưởng 8% quỹ lương thực hiện để dùng vào:
- Phân phối lại cho CBCNVC những ngày lễ tết trong năm( Công ty căn cứ vào mức độ đóng góp đối với việc hoàn thành nhiệm vụ trong kì, tháng, quý, năm để phân phối theo tỷ lệ tiền lương đã được lĩnh trong kì của từng người không phân phối bình quân)
- Thưởng mục tiêu, thưởng đột xuất cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các kì kế hoạch. Khen thưởng cho các cá nhân ngoài Công ty có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp phát triển của Công ty.
* Mức thưởng
Tổng kết hàng năm của công ty:
- Cờ thưởng, các phân xưởng, đội trực thuộc hoàn thành vượt mức kế hoạch
- Cờ thưởng, tổ đội suất sắc ở các phòng ban đơn vị.
- Bằng khen cho các tổ đội phân xưởng, phòng ban hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được cấp trên tặng mức thưởng từ 3.000.000đ đến 10.000.000đ.
Phó giám đốc, kế toán trưởng, bí thư Đảng uỷ, chủ tịch công đoàn, bí thư đoàn thanh niên, cá nhân người lao động trong Công ty có thành tích đực biệt xuất sắc trong công tác an toàn, quản lí điều hành sản xuất, mức thưởng theo mục tiêu thi đua hàng năm giám đốc công ty giao.
Tổ đội, phân xưởng đạt năng suất cao, năng suất kỉ lục mức thưởng theo kế hoạch phát động thi đua 6 tháng và năm giữa giám đốc và ban chấp hành công đoàn công ty.
Thưởng tác nghiệp sản xuất tháng, quý chỉ áp dụng cho các đơn vị trực tiếp sản xuất, các phòng: Chỉ huy sản xuất, kĩ thuật an toàn, kĩ thuật cơ điện, tiêu thụ, đầu tư, xây dựng.
- Mức thưởng tác nghiệp sản xuất quý, tháng sơ kết 6 tháng công ty có quy định cụ
thể.
Xét thưởng chuyên đề: Thưởng cho cá nhân tập thể khi tổng kết các chuyên đề
được giám đốc công ty giao cho các phòng hoặc khối tổ chức hàng năm. Mức thưởng chuyên đề:
+ Cá nhân từ: 300.000đ đến 500.000đ
+ Tập thể từ: 1.000.000đ đến 5.000.000đ
Thưởng cho các danh hiệu chiến sỹ thi đua, thợ giỏi
+ Cấp công ty: 300.000đ
+ Cấp tập đoàn: 500.000đ
5. Phúc lợi
* Nghĩa vụ trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
-BHXH 20% tính theo ngạch bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ, đắt đỏ và hệ số chênh lệch bảo lưu hoặc tiền lương theo hợp đồng lao động. 15% do đơn vị trích nộp được hạch toán vào gí thành sản phẩm, 5% do người lao động đóng góp thu trong tiền lương hàng tháng.
- BHYT 3 % gồm 2% đơn vị trích nộp và hạch toán vào gía thành sản phẩm, 1% do người lao động đóng góp thu trong lương.
- Kinh phí công đoàn 2% tính trên lương thực trả do đơn vị trích nộp và hạch toán vào giá thành, 1 % CPCĐ do người lao động đóng góp.
* Sử dụng quỹ dự phòng 12% quỹ lương để dùng vào:
- Bù đắp cho các đơn vị gặp khó khăn, các công việc phát sinh đột xuất hoặc thi công các công trình XDCB mà đơn giá tiền lương theo dự toán quá thấp.
- Bù đắp phần vượt quỹ lương giao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 75311.DOC