Quỹ tiền lương của Công ty được xác định dựa trên cơ sở sản lượng thực hiện nhập kho Công ty, doanh thu hoàn thành của Công ty, tỉ lệ tiền lương trên doanh thu, mức độ thực hiện kế hoạch cũng như chất lượng sản phẩm.
Hàng tháng quĩ tiền lương xác định dựa trên tỉ lệ phần trăm trên quỹ thu nhập khoán của Công ty, phần còn lại giành để chi các khoản khác trong thu nhập như thưởng năm, chi tiền sinh nhật, chi lễ, tết.
Quỹ tiền lương được chi trong tháng được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương khoán được thực hiện trong tháng và phần bổ xung hoặc giảm trừ nếu có và phần dự trữ biến động sản xuất.
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tạo động lực khuyến khích công nhân trực tiếp sản xuất làm việc tại Công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2002-2003-2004)
6.1.Tóm tắt tình hình trong 3 năm:
Đơn vị : Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
1
Tổng tài sản
12.124
11.689
11.812
2
Nguồn vốn Nhà Nước
2.956
2.562
2.831
3
Nguồn vốn kinh doanh
2.956
2.562
2.831
4
Doanh thu
35.156
50.235
43.289
5
Lợi nhuận trước thuế
112,032
225,639
150,236
6
Nộp ngân sách
50,230
97,231
49,562
7
Nợ phải trả
9.126
8.569
8.765
8
Nợ phải thu
0
0
0
9
Lao động(người)
286
331
357
10
Thu nhập (tr.đồng/ người/tháng)
1,23
1,34
1,30
Tình hình kinh doanh của Công ty năm 2005 chưa có báo cáo cụ thể nhưng doanh thu của công đạt con số vào khoảng 4,5 tỉ đồng. Lợi nhuận của Công ty là 178 triệu đồng. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng doanh thu của Công ty mỗi năm lớn hơn khoảng 4 lần tổng tài sản của Công ty. Lợi nhuận của Công ty mỗi năm cũng là tương đối lớn so với tổng tài sản mà Công ty có. Tuy phần lợi nhuận đó chưa phải là lớn so với số vốn bỏ ra nhưng đối với một Công ty may chủ yếu là may gia công thì số lợi nhuận đó có được cũng hết sức khó khăn đó là sự nỗ lực làm việc hết mình của gần 400 con người trong Công ty. Thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty năm 2003 là cao nhất vào khoảng 1,34 triệu đồng/ người/ tháng. Với thu nhập đó thì người lao động có thể trang trải được cuộc sống của gia đình mình với mức sống trung bình. Để thấy rõ hơn điều này ta có thể xem xét qua các mặt sau:
6.2. Đánh giá cụ thể
Trong những năm qua cùng với sự lớn mạnh của Công ty dệt may Hà Nội, Nhà máy may Đông Mỹ cũng không ngừng phát triển, luôn giữ nhịp độ tăng trưởng ở mức trung bình. Sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của khách hàng ở từng vùng khí hậu và từng loại đối tượng sử dụng như trang phục công sở, thể thao, đặc biệt là đồ may mặc của trẻ em... được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
6.2.1. Tình hình thị trường
Từ năm 2001 trở lại đây, ngành Dệt May Việt Nam đứng trước những cơ hội rất to lớn như việc Việt Nam gia nhập vào AFFTA, sẽ mở rộng thị trường may mặc của nước ta sang các nước thuộc khu vực Đông Nam á, nơi có điều kiện kinh tế, khí hậu, con người gần giống nước ta. Tuy nhiên đứng trước những cơ hội đó Việt Nam cũng gặp rất nhiều thách thức. Những khó khăn và thử thách bao gồm việc thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ, thực hiện các điều khoản của chương trình mậu dịch tự do AFFTA trong khu vực, và việc Mỹ áp đặt hạn ngạch cho hàng Dệt may Việt Nam và xoá bỏ hạn ngạch cho hàng Dệt may của các nước thuộc tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều đó đã đưa ngành Dệt may Việt Nam rơi vào thế cạnh tranh bất lợi trước các cường quốc Dệt may như: Trung Quốc, ấn Độ, Băng La Đét. Công ty dệt may Hà Nội cũng không tránh khỏi tình trạng chung, vì thế có nhiều lúc thị trường xuất khẩu bị biến động. Song sẵn có uy tín trên thương trường lại luôn năng động tạo lợi thế cạnh tranh nên Công ty đã nhanh chóng ổn định vượt lên và tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu ở các khu vực như Mỹ, EU, Nhật Bản,...
Nhà máy may Đông Mỹ nay là Công ty cổ phần may Đông Mỹ là một Công ty thuộc Công ty dệt may Hà Nội. Trước kia Công ty có tỉ trọng hàng xuất khẩu chiếm hơn 90%. Mặc dù ở xa Công ty nhưng qua 11 năm hoạt động nhờ học tập những kinh nghiệm của các Nhà máy may của khu vực Hà Nội. Nhà máy đã từng bước củng cố và hoàn thiện tổ chức sản xuât, đa dạng hoá mẫu mã và chủng loại sản phẩm may mặc hàng Dệt kim, nâng dần tỉ trọng hàng cao cấp lên mạnh dạn đưa vào sản xuất các mặt hàng phức tạp như vải kẻ, vải co dãn, vải có tính năng thấm hút mồ hôi, ...Chính điều đó đã làm cho Công ty dần chiếm được thị trường trong nước và sản phẩm của Công ty có mặt trên thị trường trong nước đã tăng lên để góp phần củng cố việc khi kim ngạch xuất khẩu giảm đặc biệt là thị trường EU.
Năm 2003& 2004 với sự tăng trưởng nhảy vọt của các đơn hàng Mỹ, EU kim ngạch xuất khẩu hàng may của Công ty tại Nhà máy tăng gần 30% so với năm 2002. Các mặt hàng sản xuất tại Nhà máy may Đông Mỹ được xuất vào thị trường Mỹ tăng nhanh qua các năm: Kim ngạch xuất khẩu chiếm 58% năm 2002; 61% năm 2003 và 77% năm 2004, bên cạnh đó Công tyvẫn duy trì các thị trường EU, Nhật Bản
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu năm 2002- 2003- 2004
Đơn vị: 1000 USD
Khách hàng
Kim ngạch xuất khẩu các năm
2002
2003
2004
USA
1.568.325
2.356.234
2.863.562
EU
556.892
932.456
496.356
Japan
523.213
513.892
398.561
Khác
156.983
0.00
0.00
Tổng
2.805.416
3.802.782
3.758.479
Mặc dù trước năm 2006 trước khi cổ phần hoá thì Công ty là một đơn vị hạch toán phụ thuộc nhưng do đặc thù về địa lí đã tạo cho Nhà máy may Đông Mỹ tính vượt khó đi lên. Đây sẽ là một yếu tố tạo cơ sở cho Nhà máy vững vàng, không bị bỡ ngỡ khi chuyển sang Công ty cổ phần và điều đó cũng góp phần củng cố lòng tin đối với khách hàng.
6.2.2. Tình hình đầu tư
Ngay từ ngày đầu xây dựng Nhà máy May Đông Mỹ đã được đầu tư các thiết bị máy móc của các hãng nổi tiếng của các hãng Nhật Bản như : JuKi, YaMaTo, Kansai, Pegasus... và một số thiết bị của Đài Loan, Hàn Quốc... Những chủng loại thiết bị trên vào thời điểm đó đã đáp ứng được sự đòi hỏi của công nghệ may theo yêu cầu của thị trường. Cho tới nay Nhà máy cũng đã được bổ sung và trang bị thêm nhiều máy, trong đó có một số thiết bị hiện đại như: Máy chần tốc tốc độ cao của Yamato VG-2709, máy viền Yamato-2503, các máy bằng tự động cắt chỉ có chương trình thế hệ mới...Tuy vậy so với yêu cầu đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm thì cũng cần phải đầu tư đổi mới thiết bị tiếp tục tạo nguồn lực mạnh cho Nhà máy để ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu của thị trường hiện nay.
6.2.3. Tình hình thu hút lao động
Trong những năm qua với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các khu công nghiệp mới được hình thành, các doanh nghiệp tư nhân liên doanh phát triển nhanh. Tình hình đó tạo nên sự dịch chuyển lao động lớn làm thay đổi lực lượng lao động cả về lượng và về chất khiến cho doanh nghiệp phải tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Nhà máy may Đông Mỹ cũng ở trong tình trạng đó, số lao động biến động hàng năm chiếm 16% trên số lao động bình quân năm, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân nguồn nguyên phụ liệu không đáp ứng kịp thời nên ảnh hưởng tới năng suất lao động chỉ đạt bình quân 90% so với kế hoạch. Nguồn cung cấp lao động ít và năng suất chưa cao cũng là thực trạng để sau khi cổ phần hoá cần có nhiều biện pháp tổng thể nhằm thu hút nguồn nhân lực.
6.2.4. Tình hình thu nhập
Những năm gần đây Nhà máy may Đông Mỹ cũng đã có nhiều cố gắng phấn đấu để ổn định sản xuất, phát triển và đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo việc làm cho người lao động. Đồng thời không ngừng thực hiện các chế độ đãi ngộ người lao động kịp thời như : Các chế độ, lễ tết, chế độ trợ giá cho công nhân mới tuyển dụng trong 6 tháng đầu để đảm bảo thu nhập, ngày công cao tháng, ngày công cao quý, thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch, thưởng công nhân ngồi nhiều máy, chuyên gia, phụ cấp thợ đặc biệt giỏi, bồi thường lao động nữ khi sinh con, ... Những biện pháp thực hiện chế độ và khuyến khích đã giúp cho người lao động yên tâm công tác và gắn bó lâu dài với Nhà máy
6.2.5 Tình hình sử dụng nhà xưởng đất đai
Tổng diện tích của Công tylà 9.250m2
Trong đó:
+ Diện tích nhà xưởng, văn phòng kho là: 3.283m2.
+ Diện tích đường đi nội bộ là : 2.449m2
+ Tổng diện tích sân vườn là :4.218m2
7. Tình hình doanh nghiệp trong thời gian chuẩn bị cổ phần hoá1/1/2005
- Giá trị thực tế của doanh nghiệp : 12.8 tỉ đồng
- vốn điều lệ:
+ Vốn điều lệ : 4.000.000.000 đồng
+ Mệnh giá một cổ phần: 10.000 đồng
+ Số lượng cổ phần : 400.000 cổ phần
- Tỷ lệ cổ phần của các cổ đông:
Căn cứ vào tình hình đăng ký mua cổ phần của người lao động, theo các quy định của Nhà Nước . Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các đối tượng như sau :
STT
Cổ đông
Tỷ lệ (%)
Số lượng cổ phần
Thành tiền (triệu đồng )
1
Số cổ phần Nhà Nước
49
196.000
1.960
2
Số cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá
30.58
122.300
1.223
3
Số cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp cổ phần hoá
20.42
81.700
817
- Cổ phần được mua ưu đãi là : 122.300 cổ phần ( Số lao động được mua ưu đãi là những lao động đã ký hợp đồng với Nhà máy từ 12 tháng trở lên).
8. Đặc điểm về qui trình sản xuất
Các sản phẩm của Công ty chủ yếu là các mặt hàng may thêu xuất khẩu vì thế sau đây là các giai đoạn sản xuất chính để tạo ra sản phẩm. Mục đích của việc đưa ra là để nắm rõ các khâu của quá trình sản xuất nhằm tìm ra các biện pháp tạo động lực khuyến khích công nhân trực tiếp làm việc một cách thiết thực hơn.
Nguyên liệu đầu vào
Mẫu và chuẩn bị may mẫu
Cắt
Thêu/in ( nếu được yêu cầu)
May
Giặt (nếu được yêu cầu)
Hoàn thiện
Kiểm tra kim gẫy còn sót lại
Đóng gói
Mỗi một sản phẩm khi đến công đoạn may đều phải trải qua trung bình từ 25-30 công đoạn khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm. Các công đoạn này đều đã được xây dựng sẵn và sẽ được điều chỉnh tuỳ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật, kiểu dáng sản phẩm thực tế. Tính phức tạp của mỗi công đoạn là khác nhau nên định mức kỹ thuật cho từng công đoạn cũng khác nhau. Mỗi người công nhân trong chuyền sản xuất đảm nhiệm từ 3- 4 công đoạn khác nhau của sản phẩm tuỳ theo sự phân công của người tổ trưởng. Về kỹ thuật may cho từng sản phẩm, phòng kỹ thuật sẽ có những bản hướng dẫn cụ thể gửi tới các tổ trưởng khi sản phẩm đó được đưa vào chuyền sản xuất. Và nhiệm vụ của người tổ trưởng là hướng dẫn cho người lao động trong tổ của mình thật chi tiết, rõ ràng để họ có thể thực hiện được công việc. Mặt khác người tổ trưởng còn có nhiệm vụ phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong tổ của mình, phân phối lao động vào từng công đoạn cụ thể căn cứ vào trình độ tay nghề của lao động, mức độ phức tạp của từng công đoạn để có thể hoàn thành kịp tiến độ giao hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Như vậy, sẽ có những công đoạn có rất nhiều người cùng làm và có những công đoạn thì ngược lại. Kết thúc một dây chuyền sản xuất sẽ cho ra sản phẩm may hoàn chỉnh và sản phẩm đó sẽ được chuyển đến các giai đoạn sản xuất tiếp theo. Hàng tháng, trung bình Công ty sẽ tiến hành sản xuất từ 20- 25 mã hàng và thông thường mỗi tổ sẽ đảm nhận một vài mã hàng riêng biệt. Trong trường hợp không đảm bảo kịp tiến độ giao hàng thì công nhân may sẽ phải làm tăng ca( Nếu trường hợp này xảy ra thì sẽ có sự thoả thuận giữa Công ty và người lao động để đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo quyền lợi của cả hai bên) và công nhân tổ may khác sẽ hỗ trợ tổ đang sản xuất để hoàn thành kế hoạch.
Tóm lại, các giai đoạn sản xuất của Công ty được coi như là các mắt xích trong một dây chuyền, không mắt xích nào có thể thiếu và các mắt xích ấy luôn cần có sự phối hợp nhịp nhàng. Nếu giai đoạn trên bị ùn tắc thì các giai đoạn kế tiếp sẽ bị ngưng trệ dẫn đến sự ngưng hoạt động của toàn bộ dây chuyền sản xuất. Nếu giai đoạn trên làm việc rất năng suất thì buộc các giai đoạn sau cũng phải có mức năng suất tương tự như những giai đoạn đầu. Nhưng ở các giai đoạn có mức độ phức tạp khác nhau, đòi hỏi khác nhau vì vậy để sản xuất tốt, có hiệu quả thì hoàn toàn phải dựa vào sự sắp xếp công việc của các tổ trưởng và sự điều hành của cán bộ lãnh đạo. Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm công đoạn nào cũng quan trọng cả nhưng công đoạn được chú ý đặc biệt vẫn là công đoạn may vì đó là khâu hình thành nên sản phẩm chiếm nhiều thời gian thực hiện nhất và có số lượng công nhân tham gia cũng là nhiều nhất( ở Công ty CPMĐM số lượng là 225/379 người), các lỗi chính cũng thường xảy ra ở đây( các lỗi do bộ phận kỹ thuật, ban lãnh đạo và khách hàng đánh giá). Việc điều tiết sản xuất ở bộ phận may phụ thuộc vào năng suất lao động của lực lượng lao động tại bộ phận này và sẽ ảnh hưởng đến thời giờ làm việc và nghỉ ngơi của lao động tại đây. Với tính chất của công việc là có sự chuyên môn hoá cao, có tính đơn điệu cộng với cường độ lao động cao nên công nhân ở bộ phận này thường rơi vào trạng thái căng thẳng. Toàn bộ các điều này là đặc trưng cho lao động ngành may mặc nói chung và nói riêng đối với lao động trong Công ty. Vì vậy để khuyến khích lao động làm việc cho Công ty mình thì nhà lãnh đạo, nhà quản trị của Công ty phải đề ra các chính sách, biện pháp cụ thể để khuyến khích, động viên công nhân viên làm việc tại Công ty mình.
9. Triết lý quản lý của Công ty
Triết lý quản lý rất quan trọng nó ảnh hưởng đến các đối xử của tổ chưc với người lao động. Triết lý quản lý có nơi ghi ra thành văn bản nhưng tại Công ty cổ phần may Đông Mỹ mặc dù nó chưa được thông qua một văn bản cụ thể nào nhưng qua quá trình thực tập tại Công ty em thấy rằng dường như nó đã và đang tồn tại. Quan điểm tổ chức đối với người lao động
Quan điểm của cán bộ hành chính trong Công ty: Theo những người này thì người lao động là những người có tính sáng tạo cao trong công việc, khi mà giao việc hướng dẫn những yêu cầu mà đơn hàng đặt ra là họ có thể làm được, nếu gặp phải mã hang nào khó ban đầu còn lúng túng nhưng họ đã kết hợp với bộ phận kỹ thuật không những tìm ra cách làm nhanh mà còn tiết kiệm được nguyên vật liệu. Và những người quản lý khá yên tâm khi giao công việc cho họ làm. Và họ cũng quan niệm rằng nên tạo một không gian làm việc độc lập, thoải mái cho người lao động.
Quan điểm của bộ phận trực tiếp sản xuất:
Người lao động là những người có tính kỷ luật lao động không cao, ý thức tự giác kém nên cần có hệ thống kỷ luật, thiết lập một chế độ thưởng phạt phân minh.
Người lao động ít có khả năng thực hiện, học hỏi những công đoạn khó, yêu cầu kỹ thuật cao mà không có sự chỉ bảo, hướng dẫn. Vì vậy, cần chia nhỏ công việc làm cho công việc trở nên dễ làm hơn, có các thao tác lặp đi lặp lại.
Người lao động cần được đối xử công bằng, cần được tôn trọng. Vì thế Công ty đã thiết lập hệ thống thông tin hai chiều để thu nhận thông tin phản hồi từ phía người lao động.
B. Thị trường công nhân may
Công nhân làm việc tại Công ty cổ phần may Đông Mỹ chủ yếu là lao động ở các vùng lân cận và tại địa bàn xã Đông Mỹ. Ban đầu, Công ty được thành lập ở xã Đông Mỹ với mục đích là tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa trong xã, nhưng với những nỗ lực của chính mình và sự giúp đỡ của tổng Công ty mà Công ty ngày càng làm ăn có lãi. Công ty không những tạo việc làm cho con em trong xã mà còn thu hút một lượng lớn lao động ở các tỉnh khác như: Phú thọ, Nghệ An, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Hà Nam, Ninh Bình, Yên Bái. Mặc dù trong những năm gần đây đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước nhưng các tỉnh này hiện nay còn rất nghèo, làm nông vẫn là chủ yếu. Vì vậy số con em trong các tỉnh này đã đi làm ở rất nhiều ở các nơi. Nhưng lao động chủ yếu của Công ty vẫn là các tỉnh lân cận Hà Tây và Hà Nam. Lao động ở Hà Nội chiếm tỷ lệ đông nhất khoảng70%. Do là một Công ty nhỏ nên Công ty vẫn chưa thu hút được nhiều lao động ở tỉnh bạn so với các Công ty lớn khác.
c. Tâm lý và sở thích cá nhân
Công ty có lợi thế trong việc thu hút lao động tại địa bàn do người lao động tại đây thường có suy nghĩ muốn được ở gần nhà, ngại đi làm xa. Nếu lao động ở gần nhà sẽ giúp giảm bớt chi phí đi lại, an toàn. Và tiền lương mà người lao động nhận được ở Công ty cũng khá cao, nếu may tốt và xử lý các mặt hàng nhanh thì trong một tháng người công nhân sẽ được nhận về khoảng 1.300.000 đồng đã trừ các khoản phải nộp như : Bảo hiểm thân thể, bảo hiểm y tế...
Đặc điểm lao động ngành may đa số là nữ. Nếu làm ở đây sẽ rút ngắn thời gian đi lại tiện cho việc chăm sóc gia đình và con cái chính vì vậy mà Công ty đã thu hút được một lượng lớn lao động nữ ở các xã lân cận và vùng Hà Tây gần nhà máy.
II. Phân tích thực trạng tạo động lực khuyến khích công nhân trực tiếp sản xuất làm việc tại Công ty cổ phần may Đông Mỹ
1.Tạo động lực thông qua việc kích thích bằng vật chất
1.1. Kích thích lao động bằng tiền lương
Tiền lương có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động. Chính điều đó làm cho tiền lương là một trong những yếu tố kích thích mạnh nhất trong quá trình tạo động lực cho người lao động
1.1.1. Chính sách tiền lương của Công ty
Quỹ tiền lương của Công ty được xác định dựa trên cơ sở sản lượng thực hiện nhập kho Công ty, doanh thu hoàn thành của Công ty, tỉ lệ tiền lương trên doanh thu, mức độ thực hiện kế hoạch cũng như chất lượng sản phẩm.
Hàng tháng quĩ tiền lương xác định dựa trên tỉ lệ phần trăm trên quỹ thu nhập khoán của Công ty, phần còn lại giành để chi các khoản khác trong thu nhập như thưởng năm, chi tiền sinh nhật, chi lễ, tết...
Quỹ tiền lương được chi trong tháng được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương khoán được thực hiện trong tháng và phần bổ xung hoặc giảm trừ nếu có và phần dự trữ biến động sản xuất.
1.1.2. Phương pháp khoán quỹ tiền lương
Toàn bộ Công ty được chia thành 14 đơn vị: Tổ nghiệp vụ, tổ kỹ thuật, tổ chất lượng, tổ KCS, tổ hoàn thành, tổ phục vụ, tổ bảo toàn, tổ cắt, 05 tổ may, tổ bảo vệ( mới được tách ra từ tổ nghiệp vụ sau khi cổ phần hóa). Việc khoán quỹ tiền lương khoán cho các đơn vị chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu sau:
Đối với các tổ hưởng lương thời gian ban giám đốc, tổ nghiệp vụ, kỹ thuật, bảo vệ, KCS, phục vụ, bảo toàn và một số cán bộ công nhân viên hưởng lương thời gian ở tổ cắt, chất lượng, hoàn thành.
1.1.2.1. Nguyên tắc:
- Căn cứ trên định biên lao động của tổ
- Căn cứ trên hệ số thu nhập bình quân của tổ
- Căn cứ trên số công, điểm thực hiện trong tháng
- Căn cứ vào mức chi thời gian của Công ty
- Căn cứ trên vào hạng thành tích của tổ trong tháng
Đối với công nhân hưởng lương thời gian của khối theo điểm như sau:
Mỗi ngày đi làm 8h : 10 điểm
Điểm ngày thường 10 điểm x số công làm ngày thường
Điểm tăng ca : (Số công tăng ca x 1.5 + số công làm chủ nhật x 2 ) x 10
Điểm tính lương mỗi cá nhân trong tháng = Tổng điểm ngày + Tổng điểm tăng ca
1.1.2.2. Phương pháp
Xác định nguồn quỹ thu nhập của tổ
Nguồn thu nhập lương tháng của tổ lương thực tế kế hoạch x hệ số thu nhập bình quân / 26 x ngày công chế độ trong tháng x hệ số điều chỉnh lương thực tế của đơn vị x phân hạng thành tích tổ
NTTL của đơn vị – Phần lương chi kiêm việc
Hệ số lương thực tế =
LĐTT x LTKH x HSTNBQTT x NCBQTT
Trong đó :
NTTL :Nguồn thu nhập lương
LĐTT :Lao động thực tế
LTTKH :Lương thực tế kế hoạch
HSTNBQTT : Hệ số thu nhập bình quân thực tế
NCBQTT : Ngày công bình quân thực tế
Đối với tổ hưởng lương sản phẩm
- Số lượng sản phẩm của các đơn vị trong Công ty sản xuất trong tháng
- Hao phí bộ phận các mã hàng sản xuất trong tháng
- Chất lượng sản phẩm sản xuất ra của các đơn vị trong Công ty
- Mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất cũng như tiến độ sản xuất của các đơn vị.
Quỹ tiền lương khoán của các đơn vị trong Công ty bao gồm cả các khoản phụ cấp sau:
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp các ngày lễ, tết
- Phụ cấp biến động sản xuất( công P, giờ ngừng)
- Phụ cấp thêm giờ
- Phép
- Phụ cấp việc riêng có lương
- Học, họp, việc công
Thu nhập hàng tháng của người lao động = Tiền lương hệ số 1 + Tiền thưởng + Các khoản khác( nếu có)
Trong đó:
Tiền lương hệ số 1: Đối với công nhân hưởng lương thời gian thu nhập lương hàng tháng của người lao động = lương thực tế theo kế hoạch/26 x Hệ số thu nhập cá nhân x ngày công thực tế x Hệ số lương thực tế ( tổ) + Thu nhập khác( lễ, phép, R, kiêm việc...) + Phụ cấp chức vụ trách nhiệm ( nếu có).
Đối với công nhân hưởng lương sản phẩm
Tiền lương hệ số 1 = Số sản phẩm sản xuất trong tháng x Đơn giá lương công nhân x Mức chi tổ
Lương thực tế kế hoạch x Hệ số thu nhập
Đơn giá lương của công nhân =
26 x Định mức năng suất
Tiền thưởng theo phân loại thành tích trong tháng
Loại A1 : Tiền lương hệ số 1 x 25%
Loại A2 : Tiền lương hệ số 1 x 20%
Loại B : Tiền lương hệ số 1 x 10%
Loại C : Không có tiền thưởng
Trong phương pháp khoán lương theo này thì đơn vị đã có quy chế khoán lương đối với từng tổ và mỗi tổ dựa trên các nguyên tắc riêng biệt
Như đối với tổ chất lượng:
a.Nguyên tắc khoán:
- Sản phẩm để tính lương cho khối chất lượng may là toàn bộ sản phẩm nhập kho trong tháng của Công ty
- Hàng tháng căn cứ vào xác nhận của kỹ thuật để tính phần thưởng phạt cho tổ.
+ Tỉ lệ tái chế cho phép tổ chất lượng là 3% nếu tỉ lệ tái chế của tổ chất lượng do kỹ thuật xác định < 3% thì thưởng thêm cho khối chất lượng may theo tỉ lệ tương ứng với số phần trăm tái chế giảm vào quỹ tiền lương của tổ.
+ Nếu tỉ lệ tái chế của tổ do kỹ thuật xác định trong tháng > 3% thì phạt theo tỉ lệ tương ứng với số phần trăm tái chế tăng vào quỹ tiền lương của tổ.
b. Phương pháp tính:
Quỹ tiền lương của tổ được xác định như sau:
QCL =
Qcl : Quỹ lương khoán tổ chất lượng( Bộ phận lương sản phẩm)
P : Đơn giá lương khối sản phẩm ( cắt, may, chất lượng, hoàn thành)
Tcl: Tỉ lệ phần trăm hao phí bộ phận mã hàng của tổ chất lượng
SL: Sản lượng quy đổi mã hàng trong tháng
Hi : Hạng thành tích của tổ theo tháng
T : thưởng (phạt) về chất lượng của tổ theo tháng
Qpc: Quĩ lương phụ cấp trách nhiệm, phép, lễ, ngừng việc
BS: Phần bổ sung , trừ nguồn lương( nếu có )
Đơn giá lương khối sản phẩm = (Quỹ lương tháng Công ty – Quỹ lương các tổ nhóm thời gian – Quỹ lương phụ cấp) / Sản lượng quy đổi tháng
Tỉ lệ % hao phí bộ phận: Do kỹ thuật định mức xác định cho từng mã hàng.
Quỹ lương khoán – Quỹ phụ cấp
Mức chi tổ =
Sản phẩm quy đổi của công nhân + Đơn giá lương
Khoán quỹ tiền lương tổ hoàn thành
a. Nguyên tắc:
Sản phẩm để tính lương cho tổ hoàn thành: Là toàn bộ sản phẩm nhập kho Công ty trong tháng
Tổ hoàn thành gồm hai bộ phận: Là bao gói, đóng kiện, xác định nguồn lương cho từng bộ phận là bao gói, đóng kiện.
áp dụng thưởng phạt chất lượng tổ hoàn thành như sau: Hàng tháng căn cứ vào tổng kết của tổ chất lượng để xác định thưởng, phạt như sau:
- Đối với bộ phận đóng kiện
Nếu có sai sót, nhầm lần, không đạt chất lượng phát hiện từ kho Công ty. Cứ hai mã hàng có sai sót trở lên mỗi mã trừ 1% quỹ lương của bộ phận đóng kiện và tổ phó phụ trách bị xem xét hạ loại. Trường hợp ngược lại nếu 100% mã hàng đạt yêu cầu thì thưởng 1% quỹ lương của bộ phận đóng kiện.
- Đối với bộ phận là bao gói
Chỉ tiêu tái chế: Tỉ lệ tái chế cho phép là 1%, nếu tỉ lệ tái chế 1% cứ tăng 0.5% tỉ lệ tái chế phạt vào quỹ lương bộ phận là bao gói 1% quỹ lương tháng.
b. Phương pháp khoán quỹ tiền lương tương tự khoán quỹ tiền lương của tổ chất lượng
Khoán quỹ tiền lương của tổ cắt
a. Nguyên tắc:
Sản phẩm để tính lương cho tổ cắt là toàn bộ sản phẩm nhập kho, phôi trong tháng
Tổ cắt bao gồm hai bộ phận: Rút sửa cổ, bộ phận cắt. Xác định nguồn lương cho hai bộ phận cắt, rút sửa cổ.
áp dụng việc thưởng phạt chất lượng đối với tổ cắt. Hàng tháng căn cứ vào tổng kết của tổ chất lượng để xác định mức thưởng phạt như sau:
Chỉ tiêu tái chế: Tỉ lệ tái chế cho phép là 1%, nếu tỉ lệ tái chế 1% cứ tăng 5% tỉ lệ tái chế phạt vào quỹ lương bộ phận cắt 1% quỹ lương tháng.
Trường hợp cắt sai, hỏng phải làm vải bổ sung hoặc làm ảnh hưởng đến kết quả hạch toán của Công ty thì ngoài các cá nhân có liên quan bị hạ loại, quỹ lương của bộ phận bị phạt theo giá trỉ vải cổ, bo làm hỏng nhưng không quá 5% quỹ lương tổ.
Hàng tháng tổ cắt lập báo cáo sản phẩm cắt, rút, sửa cổ có xác định kế hoạch điều độ, thủ kho cắt nộp về tổ ngiệp vụ trước ngày 10 hàng tháng để tính quỹ lương cho tổ.
b. Phương pháp khoán quỹ tiền lương tương tự khoán quỹ tiền lương của tổ chất lượng.
Khoán quỹ tiền lương các tổ may
a. Nguyên tắc:
Sản phẩm để tính lương cho tổ may là toàn bộ sản phẩm nhập kho Công ty trong tháng của tổ
Hàng tháng căn cứ vào xác nhận của tổ chất lượng Công ty để tính phần thưởng phạt quỹ tiền lương của các tổ may về chất lượng như sau:
Tỉ lệ tái chế trong tháng cho phép là 5% nếu tỉ lệ tái chế trong tháng 5 % phạt theo số % tương ứng vào quỹ lương khoán của tổ.
Hàng tháng căn cứ trên 5 hoàn thành kế hoạch Công ty tính phần thưởng phạt quỹ tiền lương của tổ như sau:
Nếu 5 hoàn thành kế hoạch 90% đến 100% được hưởng 100% quỹ lương. Còn nếu % hoàn thành kế hoạch từ 100% trở lên thưởng vào quỹ lương khoán của tổ theo số % vượt mức tương ứng
Nếu % hoàn thành kế hoạch < 90%, phạt vào quỹ lương khoán của tổ theo số % giảm tương ứng
Số lượng quy đổi trong tháng tổ
Điểm bình quân một công = x 10
Lao động kế hoạch x Định mức(20/sp/ca)x Công thực tế tháng
Điểm ngày thường = Điểm bình quân x Số công ngày thường
Điểm tính lương mỗi cá nhân Qm =
Qm : Quỹ lương khoán tổ may( Bộ phận lương sản phẩm)
P : Đơn giá lương khối sản phẩm ( cắt, may, chất lượng, hoàn thành)
Tm: Tỉ lệ phần trăm hao phí bộ phận mã hàng của tổ may
SL: Sản lượng quy đổi mã hàng trong tháng
Hi : Hạng thành tích của tổ theo tháng
T : thưởng (phạt) về chất lượng của tổ theo tháng
Qpc: Quĩ lương phụ cấp trách nhiệm, phép, lễ, ngừng việc
BS: Phần bổ sung , trừ nguồn lương( nếu có ).
1.1.2.3. Nhận xét:
Hình thức trả lương của Công ty gồm 2 hình thức là trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian, nhưng hình thức trả lương theo sản phẩm chủ yếu được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất, một bộ phận công nhân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tạo động lực khuyến khích công nhân trực tiếp sản xuất làm việc tại Công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex.DOC