Đề tài Tạo động lực lao động thông qua công tác trả công lao động tại công ty công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng Việt Tr

Năng suất lao động tăng lên không chỉ do các yếu tố chủ quan như trình độ chuyên môn, sự cố gắng trong lao động mà còn do các điều kiện về tổ chức phục vụ nơi làm việc quyết định. Nếu tổ chức phục vụ chưa tốt thì trong cơ cấu hoạt động sẽ có nhiều sự lãng phí, làm giảm năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động.

Để hoàn thiện công tác trả lương, trả thưởng cho người lao động tại công ty thì cũng phải hoàn thiện những điều kiện về tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Có như vậy mới có tác dụng là đòn bẩy kích thích người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động, gắn bó với công ty.

 

doc99 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1298 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tạo động lực lao động thông qua công tác trả công lao động tại công ty công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng Việt Tr, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh thì tỷ lệ 31% có trình độ đào tạo đại học, cao đẳng và 9% có trình độ trung cấp phản ánh trình độ chuyên môn của người lao động tại công ty ở mức tương đối cao so với mặt bằng chung của lực lượng lao động tại Việt Nam hiện nay. Điều này chứng tỏ rằng người lao động của công ty có trình độ nhận thức cao. Đây là điều kiện tốt để nhà quản trị có thể sử dụng người lao động có hiệu quả như nâng cao năng suất lao động, điều hành tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc làm cho người lao động hiểu rõ được mục tiêu sứ mạng của công ty, hiểu rõ chức năng nhiệm vụ của họ cũng như các chính sách của công ty có liên quan đến quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đối với nhà quản lý vì nếu lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao nhưng không được bố trí hợp lý thì sẽ rất lãng phí do phải trả lương cao cho người lao động để họ thực hiện những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn thấp hơn, đôi khi còn gây ra phản ứng tiêu cực từ phía người lao động do họ không thoả mãn với công việc. Theo kết quả khảo sát ở câu 1, có tới 25% số người được hỏi cho rằng công việc hiện tại của họ là thấp hơn so với trình độ được đào tạo, 12% cho rằng công việc hiện nay cao hơn so với trình độ được đào tạo. Như vậy có thể thấy rằng công ty cần phải chú ý hơn nữa đến công tác phân công, bố trí người lao động cho đúng với ngành nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà họ được đào tạo. Đây cũng là một yếu tố quan trọng kích thích người lao động hăng say làm việc, thoả mãn với công việc mà họ đảm nhận. Hiện nay, 100% cán bộ quản lý của công ty là tốt nghiệp đại học và cao đẳng với các chuyên ngành khác nhau. Đội ngũ cán bộ quản lý của công ty có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất đặc biệt là đội ngũ kỹ sư đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất gạch ốp lát. Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002, đây cũng là một thuận lợi cho công ty vì nó tạo điều kiện cho công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý khoa học song nó cũng là một thách thức đối với công ty , làm sao để duy trì được hệ thống quản lý đó để giữ uy tín với khách hàng mới là điều khó khăn. Nhìn chung, đội ngũ lao động quản lý của công ty đã trải qua nhiều năm gắn bó với công ty, có nhiều kinh nghiệm song cũng còn một số hạn chế so với yêu cầu ngày càng cao như kiến thức về quản lý, ngoại ngữ, kỹ năng tác nghiệp chưa thực sự mang tác phong công nghiệp, quản lý còn nhiều chỗ chồng chéo, hoạt động chưa khoa học. 5. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh. 5.1. Đặc điểm về sản phẩm. Hiện nay bằng kinh nghiệm lâu năm và các thiết bị hiện đại, công ty đang sản xuất hai mặt hàng chủ yếu, đó là: * Gạch men ốp lát cao cấp được sản xuất trên dây truyền công nghệ tiên tiến của ITALIA và TÂY BAN NHA. Sản phẩm đạt huy chương vàng các kỳ hội chợ quốc tế hàng Công nghiệp Việt Nam năm 1997, 1998, 1999 tại Giảng Võ – Hà Nội, huy chương vàng hội chợ quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Sản phẩm gạch ốp lát Ceramic cao cấp với hơn 100 mẫu mã các loại bao gồm các sản phẩm chủ yếu sau: - Gạch lát: Có 4 kích thước: 200 x 200 mm; 300 x 300 mm; 400 x 400 mm; 600 x 600 mm - Gạch ốp: Có 3 kích thước: 200 x 250 mm; 100 x 300 mm; 133 x 400 mm và tiến tới sẽ sản xuất loại 40 x 60 mm. Đặc biệt gạch ốp lát CMC đã được tổ chức tiêu chuẩn quốc tế BVQI (vương quốc Anh) và Quacet(Việt Nam) chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 vào tháng 3/2000. * Tấm lợp pibrô xi măng: đáp ứng được nhu cầu trong sản xuất dân dụng và công nghiệp. Có thể nói sản phẩm của công ty Công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng có một số đặc điểm nổi bật sau: - Chủng loại mặt hàng phong phú và đa dạng với hơn 100 mẫu mã, hoa văn các loại. - Khối lượng tương đối lớn nên khó khăn cho việc vận chuyển. - Thời gian bảo quản và sử dụng: VLXD là loại sản phẩm không cần điều kiện bảo quản đặc biệt, thời gian sử dụng lâu dài. - Bao bì đóng gói sản phẩm tương đối đơn giản, công ty có một phân xưởng sản xuất các mẫu mã bao bì cho từng chủng loại sản phẩm. 5.2. Đặc điểm qui trình công nghệ. Gạch men ốp lát được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại của ITALIA và TÂY BAN NHA. Từ nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra được sản phẩm gạch ốp lát cần phải trải qua 8 công đoạn theo sơ đồ quy trình công nghệ dưới đây: (1) Chuẩn bị nguyên liệu: Từ kho nguyên liệu các loại nguyên liệu là đất sét , fenspat, nước và phụ gia được cân định lượng theo tỷ lệ quy định. (2) Gia công nguyên liệu: Các loại nguyên liệu ở công đoạn trên được đưa vào máy nghiền bi, ở đây chúng sẽ được nghiền nát rồi đưa xuống bể khuấy hồ lớn. Sau khi lọc bỏ cặn bã thì dung dịch hồ được đưa lên bình phun sương qua máy sấy phun đốt bằng dầu (600 – 700o). Kết quả của giai đoạn này là thu được một loại bột mịn màu nâu đục. Toàn bộ số bột này sẽ được đưa lên xi lô chứa. (3) Tạo hình: Theo băng chuyền bột sẽ được chuyển đến máy ép thuỷ lực và kết thúc giai đoạn này thì viên gạch sẽ được định hình theo các kích thước khác nhau. (4) Sấy khô: những viên gạch được làm khô nhanh thông qua máy sấy đứng. (5) Tráng men: Sau khi quét sạch bề mặt, viên gạch được phun một lớp sương tạo ẩm rồi qua dây chuyền tráng men. Màu sắc, hoa văn của viên gạch được quyết định ở giai đoạn này. (6) Nung: Sau khi in lưới, tráng men xong thì gạch được cho vào máy siết tải chuyển đến lò nung con lăn. Nhiệt được tạo ra do đốt cháy gas. Thời gian nung gạch từ 50 – 55 phút qua các trạng thái nhiệt độ khác nhau cho ra sản phẩm gạch cuối cùng. (7) Phân loại sản phẩm (8) Nhập kho thành phẩm Với sự mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất nên trong nhiều năm qua chất lượng sản phẩm của công ty không ngừng được nâng cao, phù hợp và thoả mãn các tiêu chuẩn chất lượng của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002. Năng suất lao động năm sau cao hơn năm trước, năm 2001 là 285,6 triệu đồng/ người – năm thì đến năm 2002 năng suất đã đạt mức 295,7 triệu đồng/ người- năm, tăng 13,4% so với năm 2001. Công nghệ hiện đại còn mang lại nhiều thuận lợi cho người lao động trong sản xuất. Hầu hết các công đoạn sản xuất đều được tự động hoá, từ khâu cân định lượng các loại nguyên liệu đầu vào cho đến khi phân loại thành phẩm cũng có sự trợ giúp của máy móc. Người lao động làm việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều, công việc của họ chủ yếu là theo dõi, giám sát sự hoạt động của máy móc, khi có những sai lệch so với tiêu chuẩn kỹ thuật thì có sự điều chỉnh cần thiết. Chính vì vậy mà người lao động rất gắn bó với công việc, các công việc đã được giảm thiểu về mức độ nặng nhọc do đó đã kích thích người lao động hăng hái làm việc để đạt được kết quả cao hơn. Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất gạch men Ceramic đấtsét fenspat Nước Phụ gia Phụ gia men màu Cân định lượng Cân định lượng Cân định lượng Cân định lượng Máy nghiền bi mtd 340 Bể khuấy hồ Máy sấy phun atm 036 Xi lô chứa bột Cân định lượng Máy ép thuỷ lực ph 1600 Máy sấy đứng eva 702 Dây chuyền tráng men Lò nung con lăn fms 2230/71,4 Phân loại sản phẩm kcs Nhập kho Nghiền sàng Thùng chứa lớn có cánh khuấy Thùng số 8 có bơm và cánh khuấy 5.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Trải qua gần 10 năm hoạt động công ty đã ngày càng lớn mạnh, mạng lưới kinh doanh của công ty đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu về vật liệu xây dựng trên địa ban tỉnh Phú Thọ cũng như trên thị trường cả nước. Qua đó công ty đã đứng vững và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường hiện nay. Trong vài năm trở lại đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng với việc đầu tư thêm một số dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất các loại gạch ốp lát cao cấp. Cũng từ những bước đi đúng đắn của ban lãnh đạo công ty mà kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm công ty đạt khá cao, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã phát huy được nhiều thành tích trong lao động sản xuất, tiếp tục hoàn thành và vượt mức kế hoạch của công ty. Trong 3 năm trở lại đây kết quả sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện ở bảng số 3. Hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả cao đặc biệt là năm 2000 và 2001. Tổng doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, tổng quỹ lương năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước từ 7-8 % do vậy mà đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty được nâng cao. Sản xuất phát triển tạo điều kiện cho công ty chăm sóc tốt đời sống người lao động. Bên cạnh mức lương hàng tháng tương đối cao và ổn định, công ty còn áp dụng các hình thức tiền thưởng hợp lý do đó đã tạo động lực cho người lao động làm việc, khuyến khích họ hăng hái làm việc và gắn bó với công ty. Ngoài ra, công ty còn trích quỹ phúc lợi mua bảo hiểm thân thể cho người lao động, công tác bảo hiểm xã hội được thực hiện đầy đủ 100% người lao động trong công ty được đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng và một vấn đề cũng rất được công ty quan tâm đó là công tác bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động ở các phân xưởng sản xuất nhờ vậy mà trong nhiều năm qua không có tai nạn lao động nghiêm trọng nào xảy ra và sức khoẻ của người lao động được đảm bảo hơn do vậy kích thích người lao động trong công ty hăng hái làm việc. Bảng số 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Số lượng % so với năm 2000 Số lượng % so với năm 2000 1.Tổng doanh thu tỷ đồng 146,8 160,0 8,9 202,0 37,6 2. Tổng GTSL tỷ đồng 164,0 181,0 10,3 270,0 64,6 3. Lợi nhuận tỷ đồng 17,0 20,06 18,0 18,20 7,0 4. Tổng quỹ lương triệu đồng 7.150 8.510 19,0 10.180 42,3 5.Quỹ tiền thưởng triệu đồng 1.190 1.404 17,9 1.274 7,0 6. Số lao độngbq người 588 620 5,4 683 16,1 7. Thu nhập bq 1 lđ/ tháng triệu đ/t 1,16 1,25 7,7 1,34 7,2 8. Nộp ngân sách tỷ đồng 10,5 13,6 29,5 11,5 9,5 9. Sản lượng thực tế - Gạch ốp lát - Tấm lợp m2 2.150.000 2.650.000 2.274.800 2.710.200 5,8 2,2 4.300.000 1.500.000 100 -43,3 Nguồn : Báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh của công ty II. Phân tích thực trạng tạo động lực cho người lao động thông qua công tác lao động tại công ty công nghiệp bê tông và vật liệu xây dựng Việt Trì 1. Xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ lương của công ty. Căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của CP về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các DNNN; căn cứ Nghị định số 03/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/CP; Căn cứ Thông tư số 05/2001/TT-BLĐXH ngày 29 tháng 01 năm 2001 của Bộ Lao động thương binh xã hội, hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương cho năm kế hoạch như sau: 1.1. Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương. Công thức: SVkh = [Lđb x TLmindn x (Hcb + Hpc) + Vvc] x 12t Trong đó: - SVkh: Tổng quỹ lương kế hoạch. - Lđb: Lao động định biên. - TLmindn: Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định. - Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân. - Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương. -Vvc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp. Các thông số trong công thức trên được xác định như sau: (1) Lao động định biên (Lđb): Số lao động định biên bình quân năm kế hoạch của Công ty. (2) Tính tiền lương tối thiểu của công ty (TLmindn) Công thức: TLmindn = TLmin x (1+Kđc). Trong đó: -TLmindn: Tiền lương tối thiểu của Công ty. -TLmin: Tiền lương tối thiểu do nhà nước qui định. -Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu. Hệ số điều chỉnh tăng thêm được xác định như sau: Kđc = K1 + K2 - Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm. - K1: Hệ số điều chỉnh theo vùng. - K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành. Công ty lấy hệ số điều chỉnh theo vùng K1 = 0,2 vì TP. Việt Trì là khu công nghiệp tập trung được xây dựng từ năm 1958 và hiện tại đã được chính phủ phê duyệt và đi vào hoạt động dự án khu công nghiệp Bắc Việt Trì. Hệ số điều chỉnh theo ngành là K2 = 1,0 (3) Xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb). Căn cứ vào tính chất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật của qui trình công nghệ thực tế, công ty lấy hệ số cấp bậc công việc bình quân là bậc 5/7 của nhóm vật liệu xây dựng - có hệ số lương là 2,49 (4) Xác định hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương. Có 4 loại phụ cấp được tính trong đơn giá tiền lương gồm: * Phụ cấp khu vực: Có hệ số là 0,1 so với mức lương tối thiểu. * Phụ cấp độc hại: áp dụng đối với bộ phận nghiền men màu tại 2 phương xưởng gạch của Công ty, gồm có 31 lao động. * Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với các chức danh Trưởng phòng, phó phòng; Quản đốc và phó quản đốc. Mức phụ cấp như sau: - Đối với trưởng phòng và quản đốc áp dụng hệ số 0,4 - Đối với phó phòng và phó quản đốc áp dụng hệ số 0,3 * Phụ cấp làm đêm: Công ty thực hiện chế độ làm việc theo ca (3 ca) thường xuyên ở 2 phân xưởng sản xuất gạch ốp lát. 1.2. Đơn giá tiền lương của năm kế hoạch. Công thức Vđg = Trong đó: - Vđg: Đơn giá tiền lương (đơn vị tính đồng/1000 đồng). - SVkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch. - STkh: Tổng doanh thu kế hoạch. Ví dụ: Đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương của Công ty năm 2002 được xác định như sau: (1) Lao động định biên bình quân năm kế hoạch Lđb = 785 người. (2) Tiền lương tối thiểu của Công ty Kđc = 0,2 + 1,0 = 1,2 TLmindn = 210.000 x (1 + 1,2) = 462.000đ. Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, công ty chọn mức lương tối thiểu mới là TLmindn = 460.000đ/tháng (3) Xác định hệ số lương cấp bậc công việc bình quân (Hcb). Căn cứ vào tính chất phức tạp và yêu cầu kỹ thuật của qui trình công nghệ thực tế, công ty lấy hệ số cấp bậc công việc bình quân là bậc 5/7 của nhóm vật liệu xây dựng - có hệ số lương là 2,49. Hcb = 2,49 -Mức lương cấp bậc theo hệ số lương bình quân mới là: 460.000đ x 2,49 = 1.145.400đ - Mức lương cấp bậc theo hệ số bình quân ngày. = 47.720đ. (4) Hệ số các khoản phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá tiền lương (Hpc). Bảng số 4: Các khoản phụ cấp được tính trong đơn giá tiền lương Loại phụ cấp Hệ số phụ cấp của loại i (h) Số người được hưởng mức phụ cấp i (n) h x n 1. Phụ cấp khu vực 0,1 785 78,5 2. Phụ cấp trách nhiệm + Trưởng phòng và quản đốc 0,4 11 4,4 + Phó phòng và p.quản đốc 0,3 11 3,3 3. Phụ cấp làm đêm 0,4 245 98,0 4.Phụ cấp độc hại 0,3 31 9,3 Tổng số: 202,5 Nguồn: Trích tờ trình xét duyệt kế hoạch quỹ tiền lươngcủa công ty năm 2002. Hpc = 0,25 * Quỹ tiền lương kế hoạch năm 2002 để xác định đơn giá tiền lương là: ồVkh = [ 785 x 460.000đ x ( 2,49 + 0,25 ) ] x 12t = 11.872.968.000 đ - Lương bình quân có cả phụ cấp: 460.000đ x ( 2,49 + 0,25 ) = 1.260.400 đ - Đơn giá tiền lương tính trên một ngày công kế hoạch : = 52.516 đ/ công * Đơn giá tiền lương cho năm kế hoạch: - Quỹ tiền lương năm kế hoạch để xác định đơn giá tiền lương: ồ Vkh = 11.872.968.000 đ - Tổng doanh thu kế hoạch năm 2002 là : ồ Tkh = 220.000.000.000 đ Đơn giá tiền lương của năm kế hoạch tính trên doanh thu là : Vđg = x 1000 đ == 53 đ/ 1000 đ DT * Quỹ lương bổ sung ( Vbs) : 1. Nghỉ phép năm : 785 người x 15 ngày x 47.720đ = 561.903.000đ 2. Nghỉ việc riêng: 100người x 3 ngày x 47720đ = 14.316.000đ. Nghỉ việc riêng gồm có nghỉ kết hôn, cha mẹ mất, con cái mất. Công ty dựa vào số lượng người nghỉ bình quân các năm trước để đưa ra số lượng năm 2002 có khoảng 100 lao động nghỉ việc riêng với thời gian nghỉ là 3 ngày theo quy định của Bộ luật lao động. 3. Nghỉ lễ tết: 785 người x 8 ngày x 47720đ = 299.681.600đ. 4. Nghỉ chế độ nữ: 25 người x 3 công x 12 tháng x 47720đ = 42948.000đ Nghỉ chế độ nữ áp dụng đối với người lao động nữ có con nhỏ dưới 3 tuổi, mỗi ngày sẽ được nghỉ làm việc 1 giờ cho con bú. Như vậy mỗi ngày toàn công ty có 25 giờ nghỉ chế độ nữ tương đương với 3 công làm việc. 5. Quỹ lương hội họp, học tập an toàn lao động định kỳ. 785người x 7công x 52.516đ = 288.575.420đ. Quỹ lương này dùng để trả cho người lao động nghỉ việc để học Nghị quyết, tham dự đại hội phòng, xưởng, đại hội công nhân viên chứcvà học an toàn lao động định kỳ. Tất cả các hình thức nghỉ trên công ty tính cho kế hoạch năm 2002 là 7 ngày công. 6. Quỹ lương nghĩa vụ quân sự hàng năm: = 70 người x 10 công x 52.516đ = 36.761.200d Theo quy định thì hàng năm công ty phải có khoảng 70 đến 80 người tham gia huấn luyện quân sự. Kế hoạch năm 2002 của công ty là 70 người và số ngày người lao động nghỉ để thực hiện nghĩa vụ quân sự là 10 ngày. Vbs = ồ = 1.244.185.220đ. * Quỹ lương làm thêm giờ (Vtg) - Số làm thêm ngày thường: 7.020 công x 52.516đ x 1,5 = 552.993.480đ. - Số làm thêm ngày chủ nhật: 7.800 công x 52.516đ x 2,0 = 819.249.600đ. Công ty căn cứ vào số công làm thêm của năm trước(2001) và số lao động kế hoạch để đưa ra số công làm thêm vào năm tới(2002). Cụ thể năm 2001 công ty có số làm thêm ngày thường là 6.370 công và số làm thêm vào chủ nhật là 7.080 công. Vtg = 552.993.480đ. + 819.249.600đ. = 1.372.243.080đ. * Quỹ tiền lương chung kế hoạch(Vc) VC = ồVkh + Vbs + Vtg = 11.872.968.000 +1.244185.220đ + 1.372.243.080đ. = 14.489.396.300đ. * Quỹ tiền lương thực hiện ( Vth) năm 2002. Công thức: Vth = (Vđg x Csxkd) +Vbs +Vtg + Vpc Trong đó: 1- (Vđg x Csxkd) = 0,053 x 202.000.000.000 = 10.901.540.000đ 2- Quỹ tiền lương bổ sung (Vbs) thực hiện. - Nghỉ phép năm : 683 người x 15 ngày x 47.720đ = 488.891.400đ - Nghỉ việc riêng: 92 người x 3 ngày x 47.720đ = 13.170.720đ - Nghỉ lễ tết : 683 người x 8 ngày x 47.720đ = 260.742.080đ - Nghỉ chế độ nữ: 20 ngườix 3 công x 12 tháng x 47.720đ = 34.358.400đ - Quỹ luơng hội họp, học tập an toàn lao động định kỳ: 683 người x 7 công x 52.516đ = 251.078.990đ - Quỹ lương nghĩa vụ quân sự hàng năm : 70 người x 10 công x 52.516đ = 36.761.200đ Vbs = S = 1.085.002.790đ 3- Quỹ lương thêm giờ (Vtg) -Số làm thêm ngày thường thực tế: 6.990 công x 52.516đ x 1,5 = 550.630.260đ - Số làm thêm ngày chủ nhật : 7.700 công x 52.516đ x 2,0 = 808.746.400đ Vtg = S = 1.359.376.660đ 4- Quỹ các khoản phụ cấp (Vpc) - Phụ cấp khu vực : 0,1 x 683 người x 210.000đx 12 t = 172.116.000đ - Phụ cấp trách nhiệm: 0,4 x 11 người x 210.000đ x 12 t+ 03 x 11 người x 210.000đ x 12t =19.404.000đ - Phụ cấp độc hại : 500đ x 30 người x 26 ngày x 12t = 4.680.000đ - Phụ cấp làm đêm: 0,4 x 210.000đ x 220 người x 220 người x 12 tháng = 221.760.000đ Vpc = S = 417.964.000đ Ta có quỹ lương thực hiện là : Vth = (Vđg x Csxkd ) + Vbs + Vtg + Vpc Vth = 13.763.883.450đ - Thu nhập bình quân 1 công nhân viên 1 tháng: == 1.530.000 đ/ người/ tháng Sau khi xây dựng đơn giá tiền lương công ty phải lập tờ trình đề nghị hội đồng quản trị tổng công ty xây dựng Sông Hồng xét duyệt. Khi được duyệt đơn giá tiền lương cho năm kế hoạch thì đây là điều kiện thuận lợi để công ty có thể chủ động trong việc triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao mức doanh thu, từ đó nâng cao tổng quỹ lương thực tế và nâng cao mức thu nhập cho người lao động 2. Các phương án trả lương nguời lao động tại công ty. Để thực hiện chủ trương gắn quyền lợi của người lao động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, hiện nay công ty xây dựng 2 phương án trả lương khoán sản phẩm cho khối sản xuất trục tiếp và phương án trả lương cho khối gián tiếp. Sau đây ta sẽ đi vào phân tích từng phương án cụ thể. 2.1. Đối với lao động trực tiếp. Lao động trực tiếp tại công ty bao gồm lao động làm việc ở 4 phân xưởng sản xuất trực tiếp tại công ty và lao động trực tiếp sản xuất tại đơn vị trực thuộc. Để thực hiện tốt công tác quản lý định mức lao động , tiền lương và thực hiện phân phối tiền lương công bằng theo khả năng đóng góp và cường độ lao động của từng người nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và thu nhập. Công ty xây dựng phương án trả lương cho khối sản xuất trực tiếp như sau : 2.1.1. Nguồn tiền lương hàng tháng của bộ phận . Tất cả cán bộ công nhân viên làm việc tại các bộ phận sản xuất khác nhau như: Tấm lợp, gạch ốp lát; từ cán bộ quản lý đến công nhân làm việc ở các bộ phận, từ lúc nguyên vật liệu đưa vào cho đến công đoạn cuối cùng là ra sản phẩm, phân loại xếp vào nơi qui định và các bộ phận phụ trợ khác, vệ sinh công nghiệp đều hưởng lương theo kết quả sản phẩm mà bộ phận sản xuất được trong tháng theo công thức: Ti = Ai . ĐGi Trong đó: -Ti: Là tổng tiền lương trong tháng của bộ phận thứ i. -Ai: Là tổng sản phẩm sản xuất được trong tháng của bộ phận thứ i -ĐGi: Là đơn giá 1 sản phẩm của bộ phận thứ i. Giá trị ĐG thay đổi tuỳ thuộc vào sự điều chỉnh đơn giá từng thời kỳ của công ty như trong thoả ước lao động tập thể đã ký kết. - Đối với sản phẩm tấm lợp: Giá trị ĐG giữ nguyên bằng đơn giá đối với các sản phẩm loại A: Tỷ lệ A ³ 98%,Mức tỷ lệ loại A cứ tăng hay giảm đi 1% thì đơn giá nhân công sẽ tăng hoặc giảm 2%. Các sản phẩm loại khác không được thanh toán tiền lương. - Đối với sản phẩm gạch ốp lát: Giá trị ĐG giữ nguyên bằng đơn giá đối với các sản phẩm loại A và tỷ lệ A = 80%. Mức tỷ lệ loại A cứ tăng hay giảm đi 1% thì đơn giá nhân công cũng tăng hay giảm đi 2%. Các sản phẩm loại B thì áp dụng đơn giá sản phẩm B, loại khác không được tính đơn giá. - Đối với sản phẩm bao bì: giá trị ĐG giữ nguyên bằng đơn giá đối với các sản phẩm loại A, các sản phẩm loại khác không được thanh toán tiền lương. 2.1.2. Phương thức phân phối tiền lương. Để tăng cường thêm một bước quản lý trong sản xuất và đánh giá đúng khả năng làm việc của từng thành viên trong các xưởng. Kết thúc ca sản xuất và hàng ngày, các bộ phận phải chấm điểm cho cán bộ công nhân viên trong bộ phận của mình theo qui định sau đây: - Trưởng ca theo dõi và chấm điểm cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong ca sản xuất của mình. - Tổ trưởng sản xuất theo dõi và chấm điểm cho công nhân viên chức trong tổ sản xuất của mình. - Quản đốc xưởng theo dõi, chấm điểm cho các trưởng ca và kiểm tra việc thực hiện chấm điểm của các ca. - Đối với quản đốc do công ty chấm điểm để trả lương sau khi tham khảo ý kiến của các trưởng ca. 2.1.2.1. Căn cứ đánh giá cho điểm. Các quản đốc, trưởng ca, tổ trưởng sản xuất hàng ngày căn cứ vào các tiêu chuẩn sau để đánh giá cho điểm công nhân trong bộ phận sản xuất của mình: - ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động sản xuất, giờ giấc, tác phong và việc chấp hành qui trình, qui phạm an toàn và bảo hộ lao động. - Tinh thần trách nhiệm trong lao động sản xuất: Giao nhận ca tỉ mỉ đúng quy định, tiết kiệm nguyên vật liệu, vệ sinh công nghiệp tốt, quản lý khu vực sản xuất của mình và trong xưởng để ngăn chặn người không có trách nhiệm qua lại, đảm bảo bí mật công nghệ. - Phản ánh báo cáo kịp thời các số liệu, thông số kỹ thuật, các sự cố đột suất. - Có tinh thần tham gia đóng góp ý kiến phối hợp giữa các bộ phận để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. - Làm việc có năng suất chất lượng và hiệu quả thông qua kết quả sản xuất để đánh giá cho điểm. 2.1.2.2. Mức thang điểm các bộ phận: Trong dây chuyền sản xuất có nhiều bộ phận, yêu cầu và mức độ phức tạp khác nhau, tính chất lao động ở các bộ phận khác nhau nhưng nhìn chung tương quan lao động trí óc, trách nhiệm và lao động cơ bắp ở các bộ phận tương đối cân bằng do vậy Công ty quy định thang điểm ở tất cả các bộ phận áp dụng từ 3 điểm đến 11 điểm / ca sản xuất. 2.1.2.3. Tính điểm trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên có chức danh trong xưởng: Để khuyến khích, động viên cán bộ công nhân viên có chức danh làm tốt trách nhiệm trong tham gia quản lý sản xuất của mình, công ty quy định điểm trách nhiệm hàng ngày như sau: Điểm trách nhiệm của tổ trưởng tối đa : 2 điểm / ca sản xuất. Điểm trách nhiệm của trưởng ca tối đa : 5 điểm / ca sản xuất. Điểm trách nhiệm của Phó Quản đốc tối đa : 8 điểm / ngày đêm. Điểm trách nhiệm của Quản đốc tối đa : 10 điểm / ngày đêm. Công ty căn cứ vào tính quan trọng của công việc, trách nhiệm của quá trình thực hiện, trách nhiệm đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để tính điểm trách nhiệm đối với cán bộ công nhân viên có chức danh trong xưởng. Quản đốc là người có trách nhiệm cao nhất trong xưởng nên ngoài số điểm hàng ngày mà anh ta nhận được (10 điểm) quản đốc sẽ được nhận thêm điểm trách nhiệm là 10 điểm/ ngày đêm khi hoàn thành tốt công việc của mình. Các chức danh khác thì điểm trách nhiệm được tính như ở trên. 2.1.2.4. Điểm khuyến khích đối với cán bộ công nhân viên có bằng cấp chuyên môn và thợ lành nghề bậc cao: Ngoài điểm số được chấm hàng ngày theo khả năng hoàn thành công việc được giao, công ty còn quy định tính điểm khuyến khích đối với cán bộ công nhân viên có bằng cấp và thợ lành nghề bậc cao như sau: - Cán bộ công nhân viên có bằng Đại học được cộng: 10điểm /tháng. - Cán bộ công nhân viên có bằng Cao đẳng, Trung cấp được cộng: 5 điểm / tháng. - Công nhân lành nghề bậc cao từ bậc 6 trở lên: 5 điểm / tháng - Cán bộ công nhân viên có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh C: 5 điểm / tháng. - Cán bộ công nhân viên có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh B: 3 điểm / tháng. - Cán bộ công nhân viên có chứng chỉ tin học C được cộng : 5 điểm / tháng. - Cán bộ công nhân viên có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3587.doc
Tài liệu liên quan