LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VỐN HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NGHÈO TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA 3
1.1. Kinh tế thị trường và những ưu khuyết tật của nó. 3
1.2. Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường. 4
1.3. Sự tồn tại khách quan của đói nghèo và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. 5
1.3.1. Sự tồn tại khách quan của nghèo đói trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. 5
1.3.2. Những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. 6
1.4. Khái niệm và những chuẩn mực về đói nghèo. 9
1.4.1. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá nghèo đói của thế giới 9
1.4.2. Khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá hộ đói nghèo ở Việt Nam. 10
1.5. Các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo trong điều kiện ở nước ta. 12
1.5.1. Tổng quan về vốn. 12
1.5.2. Vốn cho người nghèo và kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ DO NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN VỪA QUA - KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI CHO NGƯỜI NGHÈO VAY VỐN VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO VIỆT NAM . 15
2.1. Thực trạng đói nghèo ở nước ta. 15
2.2. Tình hình tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo ở nước ta trong thời gian vừa qua. 14
2.2.1. Hỗ trợ vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước. 16
2.2.2. Hỗ trợ vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng. 23
2.2.3. Một số hình thức tín dụng cho người nghèo không chính thức ngoài kênh tín dụng ngân hàng. 32
2.2.4. Nguồn hợp tác quốc tế. 35
2.3. Một số kết luận rút ra sau khi nghiên cứu các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo ở nước ta. 36
2.4. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho người nghèo vay vốn. 37
2.4.1. Kinh nghiệm của Bangladesh cho người nghèo vay vốn. 37
2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan cho vay đối với nông dân nghèo. 39
2.4.3. Những vấn đề có khả năng vận dụng vào Việt Nam sau khi nghiên cứu tín dụng đối với người nghèo tại một số nước.37
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TẠO LẬP VÀ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 40
3.1. Các quan điểm tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo. 40
3.2. Các giải pháp chủ yếu về vốn hỗ trợ người nghèo. 42
3.3. Những điều kiện để thực hiện các giải pháp về tạo lập và sử dụng vốn hỗ trợ người nghèo.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
72 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tạo lập và sử dụng vốn cho người nghèo, thực trạng - Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rụ sở ngân hàng mà chỉ phải nộp đơn vay vốn thông qua tổ vay vốn và giao dịch vay trả ngay tại trụ sở xã. Người vay không phải thế chấp tài sản mà thay vào đó là sự kiểm tra, giám sát của cộng đồng dân cư, sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong việc lồng ghép các chương trình XĐGN ở địa phương nhằm giúp cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn. Với cơ chế tín dụng như hiện nay, Ngân hàng phục vụ người nghèo đã thực hiện chủ trương xã hội hoá hoạt động tín dụng đối với người nghèo, hộ nghèo thông qua việc bình xét các đối tượng được vay vốn của các tổ chức cộng đồng xã hội, mở rộng tính công khai dân chủ và tính nhân dân sâu sắc.
Các chính sách và cơ chế tín dụng xoá đói giảm nghèo đã được thay đổi phù hợp với các quy định cuả ngành và sự phát triển chung trong từng thời kỳ:
Về lãi suất cho vay: 5 năm qua đã có 5 lần thay đổi theo hướng hạ lãi suất cho vay đối với người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo từ mức lãi suất 1,2%/tháng hạ xuống 1%/tháng, 0,8%/tháng và hiện nay đang áp dụng là 0,7%/tháng riêng đối với hộ nghèo vùng III được vay lãi suất 0,6%/tháng và đều thấp hơn lãi suất cho vay hiện hành của các ngân hàng thương mại và hợp tác xã tín dụng. Ngoài lãi suất cho vay, người nghèo, hộ nghèo không phải trả một khoản phí nào cho ngân hàng hoặc các tổ chức chính trị xã hội khác.
Về quy hoạch mức cho vay tối đa: khi mới thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, mức cho vay không qua 2,5 triệu đồng/ hộ. Hiện nay điều chỉnh nâng lên tối đa không qua 3 triệu đồng/hộ. Riêng đối với những hộ nghèo đầu tư cho chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, mua sắm công cụ nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, kinh doanh ngành nghề được vay vốn tối đa đến 5 triệu đồng/hộ, phù hợp với tăng trưởng nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo và quy mô sử dụng vốn đối với hộ nghèo.
Về thời hạn cho vay: khi mới thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, thời hạn cho vay trung hạn tối đa 36 tháng và hiện nay thời hạn tối đa 60 tháng. Ngoài ra Ngân hàng phục vụ người nghèo còn áp dụng các hình thức cho vay lưu vụ, gia hạn nợ, cho vay lại cho đến khi hộ nghèo thoát khỏi ngưỡng nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo hộ nghèo sử dụng vốn tín dụng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Bốn là: Đã thiết lập kênh vốn tín dụng riêng để hỗ trợ vốn tín dụng cho người nghèo, thực hiện chính sách tín dụng hợp lý, tạo điều kiện cho hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hoá. Vốn của Nhà nước đã thực sự đến tay người nghèo, người nghèo vay vốn trả nợ khá sòng phẳng.
Tuy đã có sự đổi mới và đạt kết quả cao hơn các phương thức tín dụng trước đó song vẫn còn bọc lộ một số tồn tại đó là:
- Về cơ chế tạo lập nguồn vốn: có thể nói đây là kênh tín dụng của Nhà nước, thực hiện cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, là những khoan cho vay được chỉ định trước về người sử dụng vốn. Vì vậy nguồn vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo cần phải có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Nhưng hiện nay, nguồn cấp từ ngân sách Nhà nước rất hạn chế và không được kế hoạch hoá một cách ổn định. Theo Quyết định 525/TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ hàng năm ngân hàng người nghèo được cấp bổ sung vốn điều lệ nhưng thực tế 5 năm qua Ngân hàng phục vụ người nghèo chỉ được cấp bổ sung vốn điều lệ 200 tỷ đồng vào năm 1998.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ chế tạo lập nguồn vốn chưa có chính sách thoả đáng để xác định nguồn vốn hoạt động. Cần phải khẳng định rằng nguồn vốn để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo phải được ngân sách Nhà nước cấp bù. Việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn này phụ thuộc vào khối lượng vốn cấp bù của ngân sách Nhà nước. Hơn nữa việc tổ chức huy động vốn của Ngân hàng phục vụ người nghèo phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng huy động vốn, khả năng nguồn vốn và quan điểm xử lý cho vay của các ngân hàng thương mại. Do vậy Ngân hàng phục vụ người nghèo dễ dàng gặp khó khăn về nguồn vốn và dễ có thể bị quá hạn những khoản nợ vay khi các ngân hàng thương mại đòi nợ. Với cơ chế này Ngân hàng phục vụ người nghèo luôn phải đối phó với các khoản nợ.
- Về mô hình tổ chức: Mô hình tổ chức của Ngân hàng phục vụ người nghèo hiện nay là mô hình kiêm nhiệm. Thành viên Hội đồng quản trị và ban đại diện hội đồng quản trị Ngân hàng phục vụ người nghèo các cấp, tổ chuyên gia tư vấn là cơ quan chức năng trong bộ máy quản lý Nhà nước làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên hạn chế về thời gian và điều kiện để thực thi nhiệm vụ.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam được giao nhiệm vụ điều hành tác nghiệp cho Ngân hàng phục vụ người nghèo nhưng do đặc thù mô hình tổ chức của Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập theo hệ thống dọc từ Trung ương đếnđịa phương, với phần lớn đội ngũ cán bộ làm kiêm nhiệm nên tính pháp lý, trách nhiệm không rõ ràng, sự quan tâm chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở một số nơi có những lúc chưa được chú trọng.
- Đối tượng phục vụ của Ngân hàng phục vụ người nghèo: nguyên tắc đặt ra là Ngân hàng phục vụ người nghèo cho hộ nghèo vay vốn theo chuẩn mực phân loại hộ đói nghèo do Bộ lao động thương binh và xã hội công bố từng thời kỳ nhưng phải là hộ nghèo có sức lao động, có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhưng thiếu vốn sản xuất và có khả năng hoàn trả vốn.
Trên thực tế việc lập danh sách hộ nghèo vay vốn ở địa phương do cộng đồng dân cư thực hiện và được Ban XĐGN xã bình xét. Việc làm này phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phuơng nên mang tính tương đối và có sự khác nhau về chuẩn mực đói nghèo giữa các địa phương. Mặt khác những hộ nghèo theo tiêu chí phân loại hiện nay nhiều hộ nghèo chưa có điều kiện tiếp cận với hệ thống tín dụng của Nhà nước vì họ chưa có khả năng tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chưa quen với việc hạch toán lỗ lãi để tạo thu nhập trả nợ ngân hàng. Nhưng cũng lại còn một bộ phận người dân có thu nhập thấp (trên ngưỡng nghèo theo quy định) mà chưa có điều kiện tiếp cận với tín dụng thương mại và cần được hỗ trợ từ kênh tín dụng ưu đãi này. Từ thực tế đó nhiều địa phương đã cho vay những hộ gia đình có thu nhập cao hơn chuẩn mực của Bộ lao động thương binh và xã hội. Do vậy hiện nay nhiều tỉnh, thành phố có số hộ chủ nợ Ngân hàng phục vụ người nghèo cao hơn số hộ nghèo đói thực tế của cả nuớc. Trong khi đó nhiều người nghèo, hộ nghèo nằm trong diện nghèo đói theo chuẩn mực của Bộ lao động thương binh và xã hội vẫn chưa được vay vốn vì không đủ điều kiện vay.
- Về lãi suất cho vay: Hiện nay trên thị trường nông thôn, đang có nhiều nguồn vốn tín dụng phục vụ chương trình XĐGN với nhiều mức lãi suất cho vay khác nhau nhưng lãi suất cho vay của ngân hàng phục vụ người nghèo lại cao hơn lãi suất cho vay của các nguồn vốn khác. Từ đó gây ra hiện tượng so bì tỵ nạnh trong nhân dân, nhiều địa phương kiến nghị giảm lãi suất cho vay đối với người nghèo xuống ngang mức lãi suất của chương trình dự án khác (như 120,327). Đặc biệt một số nơi đã dùng ngân sách địa phương để bù lãi suất cho người nghèo khi vay vốn của ngân hàng phục vụ người nghèo, tạo ra lãi suất cho vay đối với người nghèo thấp hơn lãi suất qui định hoặc cho vay không lãi, đã gây ra một số hạn chế làm cho người vay ỷ lại sẽ dẫn đến lơ là và thiếu trách nhiệm trong việc trả nợ gốc và lãi hoặc là nếu đến thời điểm ngân sách khó khăn ngừng việc chi cấp bù sẽ dẫn gặp phải việc người vay không có thói quen trả nợ. Đồng thời cũng từ việc bù lãi suất nêu trên để cho vay theo đối tượng chỉ định, cho vay đồng loạt, thậm chí cho vay ở những vùng, những đối tượng quá khó khăn chưa có khả năng sử dụng vốn tín dụng dẫn đến chất lượng tín dụng yếu kém. Ngoài ra cũng phải xét tới một khía cạnh chủ quan từ phía cán bộ ngân hàng là việc tính toán bù một khoản tiền lãi ngay tại ngân sách tỉnh phần nào tạo cho cán bộ ngân hàng ít quan tâm tới việc kiểm tra, kiểm soát người vay sử dụng vốn và đôn đốc người vay trả nợ.
- Việc giải ngân vốn cho vay đối với người nghèo còn chậm. Nhiều địa phương vẫn còn tình trạng "vốn treo người nghèo nhịn đói". Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều, ngoại trừ yếu tố mô hình tổ chức triển khai chậm thì nói lên một số điểm đó là:
+ Phân bổ nguồn vốn còn mang tính bình quân, không khảo sát theo nhu cầu vốn thực tế nên nơi thừa đọng vốn trong khi nơi khác lại thiếu.
+ Ngân hàng phục vụ người nghèo không thực hiện được trích lập rủi ro theo Quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN5, ngày 8/2/1999 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc cấp tín dụng mang tính đặc thù của khu vực này. Bởi vậy ngân hàng phục vụ người nghèo trực tiếp cho vay đối với người nghèo nẩy sinh tư tưởng xét cho vay cầm chừng, sợ rủi ro phải chịu trách nhiệm.
2.2.3. Một số hình thức tín dụng cho người nghèo không chính thức ngoài kênh tín dụng ngân hàng.
Ngoài kênh tín dụng ngân hàng (tín dụng quốc doanh, tín dụng cổ phần...) còn nhiều tổ chức, hiệp hội, đoàn thể và cá nhân thực hiện truyền tải vốn cho người nghèo. Song mức độ quy mô đáng kể là các quỹ sau đây.
2.2.3.1. Quỹ hỗ trợ nông dân của hội nông dân Việt Nam.
Quỹ hỗ trợ nông dân được Nhà nước cho phép thành lập theo văn bản số 4035/KTTH ngày 26/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ và đi vào hoạt động từ năm 1996. Về tổ chức, quỹ hỗ trợ nông thôn thuộc Hội nông dân Việt Nam và có quy mô từ trung ương đến tận cơ sở: Tổ hội, chi hội theo xóm, thôn, xã hoặc tổ hội, chi hội nghề nghiệp.
Quỹ hỗ trợ nông dân không phải là tổ chức kinh doanh tiền tệ, mà là tổ chức dịch vụ hỗ trợ nông dân do Hội nông dân các cấp tổ chức. Chi hội và tổ hội nông dân là đơn vị hỗ trợ vốn, là nơi trao đổi kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật thông tin, giúp đỡ nông dân tiệu thụ sản phẩm, là nơi giải ngân đồng thời là đơn vị thu hồi vốn. Hệ thống tổ chức hội các cấp đảm bảo nhận vận hành quỹ, có bộ phận chuyên trách từng cấp. Thực chất quĩ hộ trợ nông dân là một dịch vụ tài chính vi mô của tổ chức phi Chính phủ trong nước đó là Hội nông dân các cấp.
Nguồn vốn huy động của quỹ hỗ trợ nông dân bao gồm sự ủng hộ, cho mượn và cho vay với lãi suất thấp của nông dân, các doanh nghiệp và đồng bào cả nước, việt kiều và các tổ chức quốc tế. Ngoài ra quỹ còn được sự hỗ trợ của Nhà nước theo phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm". Mục tiêu của quỹ hỗ trợ nông dân là hỗ trợ vốn cho nông dân, trước hết là nông dân nghèo. Tổ chức hoạt động của quỹ gắn bó với các hoạt động khác như: chương trình kế hoạch hoá gia đình, chống tệ nạn xã hội, chống mù chữ, phong trào nông dân sản xuất giỏi, xây dựng nông thôn mới... Lãi suất cho vay của quỹ bao gồm: Lãi suất thấp, không lãi suất và lãi suất thị trường tuỳ thuộc nguồn vốn huy động và đối tượng cho vay.
Qua gần 5 năm hoạt động tổng số quỹ hỗ trợ nông dân là 114,25 tỷ đồng, đã hỗ trợ cho 78.956 hộ nghèo và đưa tổng số lượt hộ vay vốn lên 196.803 hộ. Đến nay đã có 459 huyện, thị và 4065 xã, phường xây dựng quỹ hỗ trợ.
Ngoài ra các cấp hội vận động cán bộ, hội viên giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, hạn hán, tai nạn rủi ro, đói giáp hạt, xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.... Với số tiền 46.036 triệu đồng, 4.103.951 kg gạo, 54 tấn thóc giống, 42.000 gói mì tôm, 10.584 bộ quần áo, 42.895 triệu đồng vật tư phân bón, giúp 335.757 hộ khó khăn và đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Làm 1090 nhà tình thương và 3022 nhà tình nghĩa. Mua 7.957 sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá 8.682 triệu đồng giúp gia đình thương binh liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ em nhiễm chất độc mầu da cam...
Tổ chức 1443 lớp tập huấn dân số kế hoạch hoá gia đình cho 83.086 cán bộ hội viên, tiến hành 23.367 buổi truyền thông cho 1.522.356 lượt hội viên nông dân. Kết quả đã có 3.251.636 hộ đăng ký xây dựng gia đình đạt 6 tiêu chuẩn, qua bình xét đã có 2.133.701 hộ đạt 6 tiêu chuẩn, 791.913 hộ không sinh con thứ 3 và 7973 người đình sản. Mở 1340 lớp phòng chống HIV/AIDS có 112.528 hội viên, nông dân tham gia học tập; 712 lớp học phòng chống ma tuý cho 48.766 người, 350 lớp bồi dưỡng cho 13.805 hội viên nâng cao kiến thức về giới...
Tuy nhiên qua nghiên cứu mô hình tổ chức tín dụng không chính thức này tôi thấy nổi bật mấy vấn đề cần quan tâm là:
Thứ nhất: Cần xác định quỹ hỗ trợ nông dân là một tổ chức dịch vụ tài chính vi mô trong hệ thống tài chính vi mô trên thị trường tài chính nông thôn Việt Nam hiện nay. Sự hiện diện của nó vừa đáp ứng thêm vốn cho nông dân vừa thuận tiện, tiết kiệm chi phí tiếp cận cho cả người cho vay và người đi vay. Mặt khác với lợi thế của mình, quỹ hỗ trợ nông dân phát huy được khả năng huy động vốn trực tiếp của nông dân để vay trực tiếp đến tay nông dân.
Thứ hai: Với vị thế của mình, quỹ hỗ trợ nông dân có khả năng thu hút được nhiều nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho nông nghiệp nông thôn và nông dân. Thông qua tài trợ trực tiếp cho quỹ hoặc thông qua các dự án tài chính vi mô đối với nông thôn.
Thứ ba: Do không đủ yếu tố pháp lý nên thể chế tài này bị hạn chế trong đảm bảo các khoản vốn huy động cho vay, cũng như xử lý rủi ro. Mặt khác khả năng hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân cũng bị giới hạn bởi sự yếu kém về mặt tổ chức nghiệp vụ.
Thứ tư: Sự ra đời của quỹ hỗ trợ nông dân tất yếu là tác nhân làm gia tăng sự lộn xộn trên thị trường tín dụng nông thôn nói chung và thị trường vốn cho nông dân nghèo nói riêng. Do lãi suất không phù hợp với lãi suất cho vay của các nguồn vốn khác đối với nông dân nghèo đã dẫn đến sự suy bì trong cộng đồng người nghèo. Mặt khác đối tượng cho vay không thống nhất đã phát sinh cho vay chồng chéo, người vay được, nhiều người không được vay.
2.2.3.2. Các quỹ tương trợ của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Các quỹ tương trợ của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện chương trình khai thác và quản lý các nguồn vốn: vốn dự án quốc tế, vốn vay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng phục vụ người nghèo thông qua hình thức tín chấp, vốn đóng góp của hội viên, vốn đóng góp của hội viên, vốn tài trợ của các tổ chức cá nhân khác. Nguồn vốn của quỹ dùng để hỗ trợ cho phụ nữ trước hết là phụ nữ nông dân nghèo vay phát triển sản xuất, kinh tế gia đình để tăng thu nhập.
Vốn từ các nguồn khác nhau nên lãi suất, phương thức và thời hạn cho vay rất đa dạng và khác nhau. Song mục tiêu xuyên suốt hàng đầu là hỗ trợ vốn sản xuất cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo.
Qua các năm hoạt động, các quỹ tương trợ của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã đạt được một số kết quả sau:
- Về huy động vốn và cung cấp vốn tín dụng cho phụ nữ: trong những năm qua đã huy động được nguồn vốn trên 4000 tỷ đồng và cho 6 triệu lượt phụ nữ vay (trong đó có hơn 4 triệu phụ nữ nghèo).
Với mô hình tín dụng - tiết kiệm của nhóm phụ nữ tiết kiệm do Hội thành lập đến nay cả nước đã có gần 400 ngàn nhóm, số vốn tiết kiệm được là 335 tỷ đồng. Nhóm phụ nữ tiết kiệm không chỉ cho phụ nữ vay vốn, mà còn là nơi để phụ nữ nghèo được tham gia các hoạt động xã hội của mình thông qua các hoạt động, chị em còn được phổ biến nâng cao kiến thức về mọi mặt. Bên cạnh mô hình trên, Hội còn phát động "ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo" đã thu hút được sự tham gia rộng rãi của cả cộng đồng, với số tiền là 122 tỷ đồng và đã có 200 ngàn phụ nữ nghèo ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng được vay vốn này.
Với vai trò tín chấp Hội đã tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức. Sau 4 năm thực hiện hội đã tín chấp cho 12.750 phụ nữ nghèo ở 51 xã được vay vốn của ngân hàng với số tiền là 12,7 tỷ đồng. Qua khảo sát các đối tượng phụ nữ nghèo vay vốn của "quỹ tình thương" cho thấy 86% số chị em đã vượt qua nghèo khổ, thu nhập gia đình của họ đẵ tăng từ 1,6 đến 3 lần so với trước.
- Đi đôi với cung cấp vay vốn, việc bồi dưỡng kiến thức cho phụ nữ là quan trọng và cần thiết: Đồng vốn chỉ có nghĩa khi người sử dụng nó biết dùng vào việc gì có lợi, dùng như thế nào và có phù hợp với khả năng của họ hay không. ở đây bao gồm 2 mặt: kiến thức khoa học kỹ thuật và kiến thức tổ chức sản xuất kinh doanh - thiếu kiến thức thì đồng vốn không những không có tác dụng mà nhiều khi còn là gánh nặng thêm cho người nghèo khi không có khả năng trả nợ từ kết quả sản xuất của họ.
Tuy đã đạt được nhiều kết quả nhưng so với yêu cầu thực tiễn thì hoạt động này cũng đang gặp rất nhiều vấn đền gay cấn cần phải được tiếp tục giải quyết như:
Nguồn vốn của các quỹ rất hạn hẹp trong khi đó nhu cầu vay vốn của phụ nữ lại rất cao, còn nhiều phụ nữ nghèo chưa được vay vốn, vốn vay bị xé nhỏ, thời gian vay ngắn chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Việc cung cấp kiến thức và nâng cao năng lực sản xuất cho phụ nữ còn nhiều hạn chế, số phụ nữ tham gia chưa nhiều.
2.2.4. Nguồn hợp tác quốc tế.
Trong những năm gần đây, vấn đề xoá đói giảm nghèo không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà là vấn đền mang tính chất toàn cầu, nhiều tổ chức, nhiều quốc gia quan tâm.
Việt Nam với quan điểm mở rộng không ngừng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế nhằm tạo điều kiện và nguồn lực ưu tiên các đối tượng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Hợp tác quốc tế về xoá đói giảm nghèo những năm qua đã không ngừng phát triển cả về qui mô, chất lượng và hiệu qủa trở thành một lĩnh vực không chỉ được ưu tiên trong ngành lao động - thương binh và xã hội mà còn được chính phủ quan tâm.
Nguồn hỗ trợ quốc tế (Chính phủ và phi Chính phủ) cho công tác xoá đói giảm nghèo không trực tiếp chuyển tiền đến cho người nghéo mà chủ yếu là thông qua các tổ chức, các cơ quan làm trung gian, hình thành các dự án về xoá đói giảm nghèo.
2.2.4.1. Nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA).
Lớn nhất và sớm nhất phải kể đến đó là dự án hợp tác Việt Đức về xoá đói giảm nghèo do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ bao gồm:
Dự án 7 triệu Dm (Mác Đức) lập quỹ tín dụng quay vòng cho hộ đói nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh, dịch vụ 3 tỉnh miền trung (Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình) bắt đầu thực hiện từ năm 1996.
Dự án hợp tác kỹ thuật cho xoá đói giảm nghèo 1,5 triệu DM để nâng cao năng lực hoạch định chính sách và trình độ cán bộ xoá đói giảm nghèo các cấp tại 3 tỉnh thực hiện dự án 7 triệu DM (Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình) và tỉnh Quảng Trị bắt đầu thực hiện từ giữa năm 1996. Dự án hợp tác kỹ thuật 1,5 triệu DM nâng cao năng lực xoá đói giảm nghèo cho hai tỉnh Hà Tĩnh và Yên Bái trong 2 năm 1999 - 2000.
Dự án 5 triệu DM lập quỹ tín dụng quay vòng cho hộ đói nghèo vay vốn để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc (Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Bắc Cạn, Thái Nguyên) bắt đầu từ năm 1997.
Tiếp đến ESCAF/FAO tuy hỗ trợ bằng tiền chưa nhiều nhưng đã tạo được một phương pháp "nhân điển hình thành đạt trong xoá đói giảm nghèo" tại Đồng Nai thông qua một dự án nhỏ tổng kinh phí 10.750 USD cho suốt quá trình hoạt động.
Khả năng hợp tác quốc tế về xoá đói giảm nghèo từ vốn ODA là rất lớn như dự án giảm nghèo đói ở miền núi phía Bắc (vốn vay WB) với số vốn là 110 triệu USD, dự án giảm nghèo đói ở các tỉnh miền Trung (vay ADB) hàng trăm triệu USD.
2.2.4.2. Nguồn viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ.
Đáng kể nhất là các dự án do tổ chức nhà thờ Cộng hoà Liên bang Đức (MISEREOR) tài trợ. Hiện nay 38 dự án (khoảng 14 tỷ đồng) của tổ chức này đang thực hiện với quy mô nhỏ mang tính chất thí điểm ở phạm vi xã trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng dự án nâng cao năng lực cho các hộ nghèo và người nghèo vùng dự án.
Ngoài tổ chức MIESEREOR, một số tổ chức NGO khác như CENDHRA, tầm nhìn thế giới... cũng có dự án giúp Việt Nam dưới hình thức "ngân hàng Bò", đào tạo nghề cho người nghèo...
Cũng không thể không kể đến các dự án đã tác động rất tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo thông qua các chương trình tái hoà nhập người hồi hương của cộng đồng châu Âu, (1) chương trình ECIP (The European Community International Program) khoảng 75 triệu USD, (2) chương trình RAP (Returees Assitance Program) khoảng 20 triệu USD, (3) Dự án hoà nhập lực lượng chuyên môn từ Đức khoảng 30 triệu DM, (4) từ Cộng hoà Séc và Slovakia khoảng 14 triệu USD. Đây là các dự án, chương trình tác động gián tiếp liên quan đến xoá đói giảm nghèo thông qua cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động địa phương, đầu tư các dự án nhỏ để phát triển kinh tế cộng đồng, đặc biệt ưu tiên cho người nghèo, vùng nghèo và xã nghèo.
Ngoài các dự án hợp tác quốc tế về xoá đói giảm nghèo trên, hàng năm Việt Nam còn nhận được hàng trăm nghìn USD, thuốc tân dược... của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế giúp ta khắc phục hậu quả thiên tai. Đó là hỗ trợ nhân đạo tác động không nhỏ đến công tác xoá đói giảm nghèo ở nước ta.
Có thể đánh giá khái quát năm qua đã góp phần quan trọng tạo ra điều kiện và nguồn tài chính bổ sung cho người nghèo của các địa phương, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho hàng trăm nghìn hộ đói nghèo trong cả nước, nhiều hộ đã vươn lên nhờ nguồn hỗ trợ này.
2.3. Một số kết luận rút ra sau khi nghiên cứu các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo ở nước ta.
Kết luận thứ nhất: có nhiều kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo song thông qua kênh tín dụng có hoàn trả là có hiệu quả hơn cả. Trong kênh tín dụng thì vấn đề cho vay phù hợp là quan trọng nhưng không quan trọng bằng việc cấp vốn cho người nghèo kịp thời, thuận tiện và trực tiếp.
Kết luận thứ 2: Cần đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để có một nguồn vốn đủ lớn hỗ trợ cho người nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn. Song để vận hành nó một cách hiệu quả và phù hợp phải tập trung vào một đầu mối là ngân hàng phục vụ người nghèo làm nhiệm vụ quản lý, bảo toàn, giải ngân, thông qua cơ chế chính sách của nhà nước và quản lý hoạt động tiền tệ, tín dụng, của ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên ý nghĩa đó Ngân hàng phục vụ người nghèo phải được nâng lên một cấp độ mới cao hơn.
Kết luận thứ 3: thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo là trách nhiệm của toàn Đảng, Chính phủ, các cấp các ngành, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư. Bởi vậy Nhà nước phải có chính sách xã hội hoá mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Trong đó đối với người nghèo, vùng nghèo cần có sự tài trợ của ngân sách Nhà nước kết hợp với khai thác mọi nguồn vốn, tiềm lực của dân cư, huy động sức mạnh xã hội cùng thực hiện.
Kết luận thứ 4: Cần có một cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt quá trình chuyển tải vốn cho người nghèo: đúng đối tượng, thuận tiện, sử dụng vốn có hiệu quả, trả nợ vay sòng phẳng. Để người nghèo thực sự tăng thu nhập phải coi việc hướng dẫn sử dụng vốn sản xuất là quan trọng.
2.4. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho người nghèo vay vốn.
Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện các biện pháp đồng bộ kết hợp cả về kinh tế, xã hội, tâm lý để tạo điều kiện cho người nghèo vượt lên làm chủ cuộc sống. Riêng nguồn tài chính để hỗ trợ cho người nghèo cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng phổ biến được thực hiện dưới các dạng sau:
Một là: Tài trợ vốn cho người nghèo làm ăn và miễn giảm các loại thuế đối với họ.
Hai là: Đầu tư vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, mở rộng phúc lợi công cộng, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo việc làm và chuyển giao kỹ thuật cho người nghèo, vùng nghèo.
Ba là: Vốn tài trợ thông qua sự tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư trên nguyên tắc tự nguyện bắt nguồn từ tình thương và lòng nhân đạo thông qua cho vay có tính lãi và không tính lãi hoặc cho không.
Bốn là: Tài trợ không hoàn trả hoặc hoàn trả thông qua cấp tín dụng ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Năm là: Cấp tín dụng thông qua mô hình ngân hàng thương mại trực thuộc Chính phủ có chức năng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Sáu là: Cấp tín dụng thông qua mô hình ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, mô hình này đang phát triển tại Bangladesh và nhiều nước trên thế giới.
2.4.1. Kinh nghiệm của Bangladesh cho người nghèo vay vốn.
Đến cuối năm 2000, Gramar Bank có trên 2000 chi nhánh đặt khắp các vùng nông thôn. Hiện nay có hàng vạn nhân viên làm việc cho Gramar bank và có trên 7 triệu thành viên vay vốn. Các thành viên vay vốn tự nguyện tổ chức sinh hoạt theo nhóm, mỗi nhóm từ 5 - 7 thành viên, cứ khoảng 10 - 12 nhóm thành lập một trung tâm tín dụng người nghèo.
Ngân hàng Grameen được tổ chức theo cấp 2 : cấp quản trị điều hành và cấp quản trị kinh doanh. Cơ quan cao nhất ban hành chính sách, thực hiện thanh tra và kiểm tra là hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị do Chính phủ bổ nhiệm. Hội đồng quản trị chỉ định giám đốc điều hành với phương thức cấp tín dụng đặc biệt, Grameen Bank chỉ cho người nghèo vay vốn gắn với gửi tiền tiết kiệm bắt buộc hàng tuần để tạo lập nguồn vốn hoạt động. Vì vậy, Grameen Bank đã thiết lập cơ chế quản lý nghiêm ngặt để hạn chế rủi ro, nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên, biến các thành viên vừa đóng vai trò khách nợ, vừa là chủ nợ. Điều đặc biệt chú ý, Grameen Bank được quản lý bởi một bộ máy nhân sự riêng biệt, họ được tập thói quen làm việc vì người nghèo, có khả năng giúp đỡ người nghèo và từng nhân viên phải cam kết làm tốt công việc nghiêm túc nhất. Tính đặc biệt của Grameen Bank được khẳng định bởi hoạt động của nó nằm ngoài sự điều chỉnh của luật Ngân hàng Nhà nước, nó có pháp lệnh riêng, hoạt động của nó khôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36766.doc