Đề tài Thách thức thu hút FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam

 

 

 

 

 

 

 

Phần I 1

vấn đề đầu tư trực tiếp 1

của các nước khi tham gia hội nhập afta 1

I. Hội nhập ASEAN, AFTA và những nội dung 1

1. Sự ra đời của ASEAN, AFTA 1

2. Khái quát về xuất nhập khẩu và đầu tư trực tiếp trong quá trình hội nhập 3

2.1: Nguồn gốc của xuất nhập khẩu 3

2.2: Lý luận về đầu tư trực tiếp 4

3. Nội dung và mục tiêu hoạt động của AFTA 5

3.1: Khái niệm AFTA 5

3.2: Mục tiêu hoạt động của AFTA 5

2.2.1: Về vấn đề thuế quan 6

2.2.2: Về đầu tư trực tiếp 6

4. Tính tất yếu của Việt Nam gia nhập AFTA 7

II. Vấn đề đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam 7

1. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 7

III. Thách thức thu hút FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam 9

1. Đầu tư của một số nước ASEAN vào Việt Nam 9

2. Thách thức thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới 10

Phần II 11

Thực tiễn đầu tư trực tiếp 11

của các nước ASEAN vào Việt Nam 11

I. Tổng quan về quy mô đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam 11

1. Thời kỳ trước khi Việt Nam tham gia AFTA 11

2. Thời kỳ khi Việt Nam tham gia AFTA 12

II. Loại hình đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam 13

1. Các hình thức đầu tư của các nước 13

1.1: Đối với Xingapo 13

1.2: Đối với Thái Lan 14

1.3: Đối với Malaysia 15

1.4: Đối với Philippin 15

1.5: Đối với Indonexia 15

2. Phân tích các nhà đầu tư 16

III. Kết luận tình hình đầu tư 19

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thách thức thu hút FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các nước về chi phí cơ hội trong việc sản xuất ra một mặt hàng là cơ sở quyết định tới phương thức thương mại quốc tế. Về sau này phát triển thành lý thuyết H-O. Đây là lý thuyết hiện đại để giải thích thương mại quốc tế nói chung hay xuất nhập khẩu nói riêng. Chính vì vậy mà trước đó đã được Hecksher và Ohlin đưa ra với nội dung là: một nước sẽ xuất khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của đất nước đó mà nhập khẩu hàng hoá mà việc sản xuất nó cần nhiều yếu tố đắt và tương đối đắt ở đất nước đó Tuy còn có những hạn chế về lý luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của thương mại quốc tế ngày nay. Song, quy luật này vẫn đang chi phối hoạt động của thương mại quốc tế và có ý nghĩa chủ đạo thực tiễn đối với các nước chưa phát triển, vì nó chỉ ra rằng những nước này đều trong tình trạng dân số đông, ít vốn, nhiều lao động… Do đó, trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá cần tập trung xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều lao động, ít vốn… Sự lựa chọn sản phẩm xuất khẩu phù hợp với lợi thế so sánh về sản xuất nguồn lực sản xuất vốn có sẽ là điều kiện cần thiết để đưa các nước đang phát triển và chưa phát triển nhanh chóng hội nhập vào sự phân công thương mại quốc tế trên cơ sở lợi ích từ hội nhập thu được để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2.2: Lý luận về đầu tư trực tiếp Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoàI( FDI): là một hình thức di chuyển vốn quốc tế trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và trực tiếp sử dụng điều hành vốn FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối trạng mà họ bỏ vốn Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: - Các chủ đầu tư nước ngoàI phảI đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định tuỳ theo luật đầu tư của từng nước - Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn. Nếu góp 100% thì doanh nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành và quản lý - Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định - FDI được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu hay sát nhập các doanh nghiệp với nhau 3. Nội dung và mục tiêu hoạt động của AFTA Từ đầu những năm 90 do tình hình chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã được cải thiện, các cam kết của các nước đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga đã thay đổi để đối phó với những thách thức đó AFTA ra đời 3.1: Khái niệm AFTA AFTA là một khu mậu dịch tự do hay buôn bán tự do. Đây là một liên minh quốc tế giữa hai hay nhiều nước nhằm mục đích tự do hoá việc buôn bán về một hay một số mặt hàng nào đó( nông phẩm hoặc công nghệ phẩm). Biện pháp sử dụng là bãi miễn các công cụ thuế quan giữa các nước thành viên, song các nước thành viên vẫn thi hành chính sách ngoại thương độc lập đối với các nước ngoài liên minh 3.2: Mục tiêu hoạt động của AFTA AFTA ra đời với 3 mục tiêu cơ bản sau: tự do hoá thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng quan hệ thương mại với các nước. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài là mục tiêu trung tâm Khu vực AFTA hình thành trên cơ sở các yếu tố: - Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung( CEDT) - Thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hoá giữa các nước thành viên - Công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hoá - Xóa bỏ những quy định hạn chế đối với hoạt động thương mại - Tăng cường hoạt động tư vấn kinh tế vĩ mô 2.2.1: Về vấn đề thuế quan Theo chương trình CEDT, các nước sẽ tiến hành cắt giảm thuế quan đến 0đ5% kể từ ngày 01/01/1993 trong vòng 15 năm, gần đây một lịch trình mới được đề nghị trong đó quy định thời gian cắt giảm chỉ trong vòng là 10 năm. Danh mục cắt giảm theo chương trình CEDT được chia làm 4 loại. Đối với các sản phẩm giảm thuế, việc cắt giảm thực hiện theo 2 phương thức: cắt giảm nhanh và cắt giảm bình thường, được biểu hiện dưới hai sơ đồ sau: ??????????? 2.2.2: Về đầu tư trực tiếp Mục tiêu thu hút đầu tư trực+- tiếp nước ngoài vào ASEAN bằng việc tạo dựng ASEAN thành một thị trường thống nhất và hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế nhằm tăng cường sức cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào từng nước và cả khu vực trong bối cảnh khủng hoảng khu vực. Việt Nam và các nước ASEAN đã đàm phán và ký hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN( AIA) tháng 10/1998 với mục tiêu thành lập một khu vực ASEAN về cơ bản là tự do hoá trong hoạt động đầu tư nước ngoài và nội bộ các nước ASEAN. Thời điểm hoàn thành tự do hoá đối với các nhà đầu tư ASEAN vào năm 2010 và đối với các nhà đầu tư ngoài ASEAN là năm 2020 thông qua các chương trình tự do hoá và thuận lợi hóa về đầu tư như: hợp tác tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư ASEAN, phối hợp xúc tiến đầu tư và tăng cường hiểu biết, tự do hoá đầu tư, thực hiện quy chế đối xử quốc gia và ưu đãi hơn cho đầu tư ASEAN, mở cửa các ngành nghề cho đầu tư ASEAN, thúc đẩy lưu chuyển vốn- công nghiệp, lao động có tay nghề, mở rộng vai trò của khu vực đầu tư Tuy nhiên, hiệp định này còn quy định các ngoại lệ, cho phép các thành viên sử dụng các biện pháp tự vệ hoặc các biện pháp cần thiết để bảo vệ sản xuất, các giá trị đạo đức, văn hoá, sức khoẻ, môi trường trong điều kiện về sự mở cửa về đầu tư theo hiệp định gây thiệt hại nghiêm trọng cho nước chủ nhà với mục đích của hiệp định này là: “ nhà đầu tư ASEAN” có nghĩa là: - Một công dân của quốc gia thành viên hoặc là - Một pháp nhân của quốc gia thành viên thực hiện đầu tư vào quốc gia thành viên khác, trong đó vốn ASEAN thực tế của pháp nhân cộng gộp với tất cả các vốn ASEAN khác, ít nhất phải bằng tỷ lệ tối thiểu cần có để thoả mãn yêu cầu về vốn quốc gia và các yêu cầu về vốn khác của pháp luật trong nước và các chính sách quốc gia được công bố nếu có của nước chủ nhà liên quan đến đầu tư đó Với mục đích của định nghĩa này là: vốn của công dân hoặc của bất kỳ quốc gia thành viên nào sẽ được coi là vốn của công dân và pháp nhân của nước chủ nhà 4. Tính tất yếu của Việt Nam gia nhập AFTA Để thấy được các lợi ích của Việt Nam khi tham gia vào AFTA thì ta phải hiểu được các mục tiêu tạo dựng khu vực thu hút đầu tư của AFTA. Tôi muốn nói rằng việc thiết lập AFTA về thực chất là tạo dựng một khối kinh tế “ khép kín tương đối” để thực hiện “ chủ nghĩa khu vực mở”, nghĩa là thực hiện sự liên kết giữa các quốc gia trong khu vực để tìm ra các tiêu chí đồng nhất với những lợi thế cạnh tranh mới nhằm đối trọng lại với những khu vực mậu dịch tự do khác trên thế giới. Mặt khác, khi Việt Nam tham gia thì các nhà đầu tư trong AFTA sẽ chú ý đến việc di chuyển một số ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động sang Việt Nam, bởi vì một số nước AFTA mất đi nguồn lao động giá rẻ Đối với Việt Nam hiện nay, việc sử dụng công nghệ thích hợp tạo thêm việc làm cho người lao động là một mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển. Vì vậy, việc chuyển giao công nghệ thích hợp từ các nước trong AFTA sang Việt Nam có nhiều tác động tích cực và đang được khuyến khích Ngoài ra, việc tham gia AFTA còn tác động đến hình thành và phát triển thị trường tài chính tiền tệ, mở rộng các hoạt động dịch vụ, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước… II. Vấn đề đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam 1. Sự cần thiết phải thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Vai trò của các nguồn tài chính đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam là rất cần thiết và có thể phân tích thành mô hình hai khu vực. Theo mô hình này Việt Nam thường thiếu tư bán và có năng suất thấp, thiếu việc làm, mức sống thấp. Muốn tăng năng suất và tăng thu nhập bình quân đầu người các nước này cần đầu tư. Đầu tư có thể được tài trợ bằng tiết kiệm trong nước hoặc từ các luồng tư bản quốc tế. Thường thì tỷ lệ tiết kiệm ở Việt Nam còn thấp, chưa đủ tài trợ cho đầu tư bảo đảm tăng trưởng bền vững thì việc đưa vào các dòng đầu tư nước ngoài là cần thiết. Mặt khác, thu hút đầu tư nước ngoài mang tính chất tập trung nhập khẩu: hầu hết các thiết bị phải nhập vì trình độ công nghệ trong nước còn hạn chế nên chưa đáp ứng được và doanh thu xuất khẩu quốc gia không đủ tạo ra ngoại tệ cần thiết thanh toán cho các khoản nhập khẩu này. Thiếu hụt giữa lượng ngoại tệ này với doanh thu xuất khẩu có thể bù đắp các dòng tư bản nước ngoài. Trong khi xu hướng viện trợ CDA có chiều hướng giảm mạnh và gánh nặng về nợ quốc tế đè nên vai Việt Nam nghiêm trọng Hiện nay, một trong những đặc điểm nổi bật của kinh tế thế giới những năm gần đây là khu vực hoá kinh tế và toàn cầu hoá kinh tế. Với những chính sách này để tạo ra lợi thế so sánh và thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của thế giới và khu vực như thế, để có nền kinh tế phát triển bền vững và tiếp cận được những ưu điểm tốt, những công nghệ tiên tiến của thế giới thì ta không thể nằm ngoài hướng phát triển đó. Vậy việc thu hút tư bản nước ngoài là rất cần thiết để phát triển kinh tế Việt Nam hy vọng đầu tư trực tiếp( FDI) đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, cung cấp tư bản cần thiết cho Việt Nam phát triển. Trong bối cảnh như vậy, FDI được xem như cầu nối các khoảng cách ngăn cản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: khoảng cách về trình độ công nghệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và các nước tiên tiến, khoảng cách về cán cân thanh toán quốc tế trong ngắn hạn và thu nhập bình quân đầu người trong dài hạn III. Thách thức thu hút FDI từ các nước ASEAN vào Việt Nam 1. Đầu tư của một số nước ASEAN vào Việt Nam Xingapo luôn giữ vị trí số một( cả về số dự án lẫn vốn đầu tư) từ năm 1991. Sau khi chính thức bãi bỏ lệnh cấm đầu tư vào Việt Nam, đầu tư trực tiếp từ Xingapo vào Việt Nam là tăng lên nhanh chóng. Chỉ sau 2 năm xoá bỏ lệnh cấm đầu tư, Xingapo đã đứng vào hàng ngũ 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với tổng số vốn lên tới 225,3 triệu USD( tính đến hết tháng 10/1993). Năm 1994 số vốn đầu tư đã tăng 358 triệu USD với 51 dự án được cấp giấy phép và hơn 5 tỷ USD với 155 dự án( tính đến hết tháng 6/1997) và tạo việc làm cho gần 8000 lao động Từ năm 1996 lần đầu tiên Xingapo đã vượt lên thay thế vị trí số một của Đài Loan trong các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Năm 1998 vốn đầu tư của Xingapo đã đạt 6,4 tỷ USD và trở thành nước dẫn đầu trong các quốc gia đầu tư vào ASEAN. Phần lớn vốn đầu tư của nước này dùng để tập trung xây dựng khách sạn, văn phòng, phát triển cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp… Malaysia đứng thứ hai sau Xingapo đầu tư vào Việt Nam, tạo ra 6000 lao động việc làm. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, năm 2000 đầu tư của Thái Lan vào Việt Nam bị chững lại cà vẫn chỉ giữ ở mức 1,1 tỷ USD. Gần đây các doanh nghiệp Thái Lan đang quay trở lại Việt Nam để đầu tư, nhất là các lĩnh vực dầu khí và chế biến nông sản. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Thái Lan vào Việt Nam là cơ sở hạ tầng, viễn thông, chế biến nông sản, khách sạn… Tháng7/2000 các nhà đầu tư và kinh doanh ở Thái Lan đã tiến hành tổ chức cuộc hội thảo “ Làm thế nào để tăng cường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam”. Theo các nhà đầu tư Thái Lan, Việt Nam đang hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh nếu các nhà đầu tư biết thu thập thông tin và quyết định bỏ vốn thì chắc chắn sẽ thành công Philippin đứng thứ tư trong khối ASEAN đầu tư vào Việt Nam. Các dự án của Philippin nhìn chung là không lớn, quy mô trung bình là 5,2 triệu USD. Một dự án lớn như lắp ráp ô tô Hoà Bình trị giá 33,15 triệu USD, dự án trung tâm thương mại hàng hoá Hà Nội trị giá 12 triệu USD… Một số dự án 100% vốn cổ phần hay liên doanh đã đi vào hoạt động có hiệu quả Đầu tư của Indonexia vào Việt Nam chưa nhiều. Thời gian gần đây, nhiều tập đoàn lớn của Indonexia đã vào Việt Nam, tìm kiếm cơ hội làm ăn trên những lĩnh vực khác nhau như: dầu khí, ngân hàng, khai thác đá… Tính đến tháng 7/2001, Indonexia đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 110 triệu USD, đứng thứ 24 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2. Thách thức thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, trình độ khoa học công nghệ cho người lao động. Bên cạnh đó, việc đầu tư của các nước ASEAN còn góp phần tích cực vào việc nâng tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam lên trình diện rộng khắp hơn, sẵn sàng hơn, thể hiện ở hiệp định thương mại Việt- Mỹ đã được ký kết trong năm 2000 và việc tiến gần đến những nguyên tắc cơ bản của vòng đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Mặc dù đầu tư nước ngoài của một số nước ASEAN tăng mạnh trong thập kỷ 90, song cũng phải thừa nhận rằng vẫn còn một số hạn chế Thứ nhất: chất lượng đầu tư của một số nước ASEAN chưa cao, chưa chú trọng đầu tư phát triển hàng xuất khẩu nên việc cân đối ngoại tệ trong sản xuất kinh doanh đối với nhiều dự án gặp nhiều khó khăn Thứ hai: tổng vốn chưa thực hiện so với vốn đăng ký là khá lớn, đứng đầu là Xingapo( 4,7 tỷ USD), Thái Lan( 600 triệu USD), Malaysia( 137 triệu USD)… Nhóm dự án liên doanh có nhiều vốn chưa được thực hiện nhất, sau đó đến nhóm 100% vốn nước ngoài và tiếp đó là các nhóm dự án theo hợp đồng Thứ ba: Sự thiếu ổn định về chính trị, kinh tế của các nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới triển khai thực hiện dự án Ngoài ra, ta thấy chi phí đầu tư của Việt Nam còn rất cao, cao hơn mức trung bình chung của một số nước ASEAN. Bên cạnh đó, đầu tư vào Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn như: nạn tham nhũng, thiếu quy chế cụ thể, luật đầu tư còn nhiều khoản chưa rõ ràng, hệ thống pháp luật chưa hợp lý, thủ tục còn rườm rà, phức tạp, còn mất nhiều thời gian của nhà đầu tư, hiểu biết giữa hai bên đối tác còn hạn chế. Nếu Việt Nam khắc phục được các yếu điểm đó thì quan hệ của Việt Nam và ASEAN ngày càng tiến xa hơn Phần II Thực tiễn đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN vào Việt Nam I. Tổng quan về quy mô đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam 1. Thời kỳ trước khi Việt Nam tham gia AFTA Kể từ năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mở cửa, phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại và đầu tư toàn cầu. Với việc ban hành luật đầu tư nước ngoài từ tháng 12/1987, các dòng vốn đầu tư quốc tế từ nhiều khu vực, dưới nhiều hình thức đã chảy mạnh vào thị trường Việt Nam. Thị trường Việt Nam nghiễm nhiên là một thị trường đầu tư hấp dẫn về quy mô và các lợi thế so sánh về tài nguyên, lao động… Do vậy, ngay trước khi Việt Nam cam kết thực hiện AFTA( 01/01/1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và FDI của các nước ASEAN nói riêng đã tăng lên rất nhanh. Tính đến năm 1990, các nước ASEAN mới chỉ đầu tư được 16 dự án với số vốn là 35 triệu USD, thì sang năm 1991 đã tăng lên được 28 với số vốn 186 triệu USD. Tính đến tháng 02/1992, số dự án tăng lên gấp hai lần năm 1991 và đạt tổng số vốn là 218 triệu USD. Trong hai năm tiếp theo, số dự án và số vốn đầu tư của các nước ASEAN vẫn tăng liên tục, lên tới 147 dự án với tổng số vốn là 1.260 tỷ USD( đến cuối tháng 04/1994) Sau khi Việt Nam là thành viên đầy đủ của hiệp hội ASEAN năm 1995, đầu tư trực tiếp của các nước này đã tăng vọt lên tới 244 dự án với 3.265 triệu USD, chiếm khoảng 17,9% tổng FDI của cả nước. Đến cuối năm 1996, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam 292 dự án với số vốn là 4.666 triệu USD. Nhiều quốc gia ASEAN đã có vị trí đáng kể trong 10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Đến tháng 01/1995, Singapo đứng vào hàng thứ ba trong 10 nước đứng đầu đầu tư FDI vào Việt Nam và đứng thứ nhất trong các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam. Malaysia đứng thứ hai với 33 dự án và tổng số vốn là 586,4 triệu… Là những nền kinh tế hướng xuất khẩu, có tiềm lực vốn về công nghệ lại thiếu lao động rẻ… Các quốc gia phát triển nhất trong ASEAN tất yếu chuyển dịch các ngành sản xuất dùng nhiều lao động sang Việt Nam. Dĩ nhiên, ở thời kỳ này quy mô các dự án đầu tư còn dè dặt và phần lớn các dự án đầu tư của họ còn tập trung vào các ngành công nghiệp phục vụ cho tiêu dùng nội địa, chế biển nông sản, hải sản, du lịch… vì mục đích đơn giản là khai thác nguồn lao động rẻ và tài nguyên sẵn có của Việt Nam. Đây chỉ là hình thức đầu tư thăm dò, mang tính chất tiếp cận, hợp theo khả năng vốn có hơn là việc hoạch định các chiến lược đầu tư lớn Cứ theo một xu hướng này ta có thể nói rằng: những nước có trình độ phát triển trung bình trong quá trình chuyển dịch cơ cấu vẫn hoàn toàn có khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, vừa thu hút FDI từ các quốc gia có trình độ phát triển cao hơn 2. Thời kỳ khi Việt Nam tham gia AFTA Cùng với động thái bổ sung lẫn nhau để thu hút FDI bên ngoài, sự cải cách các thể chế kinh tế, thương mại của các thành viên ASEAN theo AFTA ở chừng mực nhất định cũng gián tiếp khuyến khích các nhà đầu tư ASEAN theo năng lực sẵn có sẽ đầu tư trực tiếp vào nhau. Riêng thị trường của Việt Nam “ thị trường đầu tư còn mở rộng chỗ” cũng khiến cho các nhà đầu tư ASEAN yên lòng, tích cực hơn. AFTA với những thoả thuận và thực hiện cam kết giữa các Chính phủ trên thực tế sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư trong khối. Mặt khác, với việc tham gia AFTA và các tổ chức của khu vực dẫn đến FDI của ASEAN và Việt Nam đã đạt được một bước chuyển biến nhanh. Đến tháng 06/1997, tổng đầu tư dự án của ASEAN đã lên tới 328 dự án với tổng vốn cam kết tăng lên 7,815 tỷ USD, tăng hơn hai lần so với thời kỳ trước 01/01/1996. Từ chỗ ba quốc gia ASEAN( Xingapo, Malaysia, Thái Lan) chiếm giữ các vị trí 5,7,12 trong số các quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam( so với số liệu tháng 06/1995) thì đến ngày 28/06/1997, ba nước này đã chiếm giữ các vị trí thứ 1,8,7 trong số 10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam( xem bảng biểu 1). Tổng mức đầu tư của toàn ASEAN đã chiếm tới tỷ trọng gần 30% tổng FDI đầu tư vào Việt Nam( xem bảng biểu 2) Bảng 1: Đầu tư trực tiếp ASEAN vào Việt Nam ( tính đến 28/06/1997) Tên nước Số dự án Tổng số vốn( triệu USD) Vị trí trong số các quốc gia và lãnh thổ vào Việt Nam 1. Xingapo 2. Thái Lan 3. Malaysia 4. Indonexia 5. Philippin 6. Brunei 106 77 56 13 16 1 5.170,49 1.073,81 1.071,19 241,59 238,38 10,00 1 7 8 17 18 44 Toàn bộ ASEAN 328 7.815,08 Bảng 2: Tỷ trọng đầu tư của ba quốc gia ASEAN trong số 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam ( tính đến hết ngày 28/06/1997 FDI ở Việt Nam có tất cả 1724 dự án với tổng số vốn cam kết 28,071 tỷ USD) ???????????????/ Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997 đã gây cản trở cho đầu tư các nước ASEAN vào Việt Nam, số lượng dự án bị giảm mạnh, nhiều dự án đầu tư cũng bị giãn tiến độ thực hiện. Và đến năm 1998, chỉ có 15 dự án của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam, đến năm 1999 đã tăng lên 34 dự án và tính đến hết tháng 04/2000, số dự án đạt được là 417 dự án trong đó hơn một nửa là của Singapo( 235 dự án) Nếu như trước đây thương mại, nhà hàng, khách sạn và kinh doanh bất động sản là lĩnh vực chính thu hút đầu tư nước ngoài , thì nay ngành công nghiệp đang là nơi thu hút nhiều nhất cả về số dự án và tổng số vốn đăng ký II. Loại hình đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam 1. Các hình thức đầu tư của các nước 1.1: Đối với Xingapo Xingapo hiện nay đang là nước dẫn đầu về số dự án, với 163 dự án, trong đó: Dự án 100% vốn nước ngoài là 30 dự án, có tổng số vốn đầu tư 354,4 triệu USD, vốn thực hiện đạt 85,15( 301,6 triệu USD). Trong 30 dự án này có tới 50% số dự án mới được cấp giấy phép, 4 dự án đã đưa vào hoạt động: đó là dự án sản xuất ngọc trai Khánh Hoà, dự án chế biến thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh, dự án sản xuất sơn Nippon, và dự án sản xuất đá granit Bình Dương… Các dự án còn lại tập trung vào sản xuất hàng tiêu dùng như đồ nhôm, nhựa, kéo, sản xuất thực phẩm chế biến và đồ uống… Ngoài ra còn một số dự án tập trung vào sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, sắt thép, ngói… Các dự án này bước đầu đã thu hút được 1593 lao động Với dự án liên doanh: hiện có 122 dự án, trong đó có 56 dự án đã được đưa vào hoạt động và có doanh thu. Trong 56 dự án này có 15 dự án đạt hiệu quả cao, chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ, khách sạn và sản xuất bìa catton để làm bao bì hàng hoá. Hiện nay còn 30 dự án đang được triển khai ở giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản. Số dự án còn lại chưa được triển khai hoặc mới được cấp giấy phép, hoặc thủ tục hành chính còn thiếu. Với dự án hợp doanh: gồm 11 dự án, các dự án thuộc diện này mới chỉ được đưa vào hoạt động 20%, số còn lại xin gia hạn và tiếp tục hoàn thành thủ tục hành chính . 1.2: Đối với Thái Lan Thái lan với 75 dự án, đứng thứ hai về số dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trong các nước ASEAN. Trong 27 dự án 100% vốn nước ngoài, 14 dự án có số vốn đầu tư từ 5 triệu USD trở lên, trong đó 3 dự án đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, hiện hoạt động có hiệu quả. Còn lại 11 dự án tập trung vào chăn nuôi, cây trồng, chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc, lắp ráp hàng điện tử, và máy tính… 13 dự án với số vốn nhỏ hơn 5 triệu USD tập trung vào chế biến hoa quả, chế tác kim loại và trồng hoa xuất khẩu… Trong 45 dự án liên doanh, 19 dự án có số vốn đầu tư trên 5 triệu USD, các dự án này tập trung vào khai thác dầu khí, khai thác vàng và chế tác đá quý, số dự án còn lại chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, 60% dự án. Và cũng trong lĩnh vực này, trong năm 97 sẽ có thêm 3 dự án trong tổng 5 dự án đang được thực hiện sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng 40 dự án, còn lại được đầu tư vào sản xuất cơ khí như phụ tùng ô tô, và vật liệu xây dựng. 3 dự án hợp doanh hiện tập trung vào sản xuất giống ngô lai, băng hình, và sản phẩm điện cơ, với tổng số vốn của 3 dự án này đạt 2,17 triệu USD 1.3: Đối với Malaysia Malaysia là nước đứng thứ 3 trong 5 nước ASEAN đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Hiện có 2 dự án lớn nhất trong số 14 dự án có vốn đầu tư 100% vấn nước ngoài đó là dự án Hualon Corporation Việt Nam, kéo sợi, dệt và nhuộm vải- Đồng Nai với số vốn đầu tư 428 triệu USD, hiện nay đã góp vốn 20% và đã có doanh thu từ cuối năm 1996; tiếp đến là dự án sản xuất dây điện và cáp điện thông tin với số vốn đầu tư 93,8 triệu USD; 4 dự án có số vốn trên 50 triệu USD đã được thực hiện và 3 trong 4 dự án đã có doanh thu đạt hiệu quả cao; 8 dự án còn lại tập trung vào lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biển hải sản, thực phẩm… trong đó 5/8 dự án đã được đưa vào hoạt động và bước đầu đã có doanh thu. Trong số 37 dự án liên doanh đã có 14 dự án đi vào sản xuất kinh doanh, và 2/14 dự án này có doanh thu cao là: Liên doanh vận chuyển, hướng dẫn khách du lịch tại Hà Nội; và Liên doanh sản xuất hương trừ muỗi Mosly. Về dự án hợp doanh: hiện có 4 dự án. trong đó 2 dự án đầu tư vào lĩnh vực dầu khí 1.4: Đối với Philippin Hiện có 8 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, trong đó 3/8 dự án tập trung vào chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, và sản xuất mây tre đan với tổng số vốn đầu tư 9,425 triệu USD. Một dự án 7,5 triệu USD đầu tư cho ngành dược tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong 8 dự án này có tới 6/8 dự án được thực hiện tại Khánh Hoà và thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 1 dự án về thiết bị giặt được thực hiện ở Hà Nội Dự án liên doanh hiện có 8 dự án, trong đó có 3 dự án vốn đầu tư trên 50 triệu USD, đó là: dự án sản xuất ô tô Hoà Bình( 580 triệu USD) sản xuất có hiệu quả và chủ yếu phục vụ nội tiêu; dự án khách sạn đại lộ Kim Liên Hà Nội( 71,9 triệu USD), và dự án chế biến đường ở Ninh Bình với 60 triệu USD, dự án này đã góp vốn và chuẩn bị xây dựng cơ bản vào đầu năm 1998; 40% dự án còn lại tập trung vào du lịch- khách sạn và chế biến thực phẩm. 1.5: Đối với Indonexia Tổng số đã có 13 dự án, trong đó có 4 dự án 100% vốn nước ngoài; dự án lớn nhất với số vốn 52,6 triệu USD- đầu tư sản xuất phim Fuji và máy ảnh, được cấp giấy phép 5/1996. Trong 4 dự án này chỉ có dự án sản xuất chất tẩy rửa với số vốn đầu tư 2,5 triệu USD đã được đưa vào hoạt động từ tháng 10/1994; 8 dự án liên doanh có 2 dự án với số vốn trên 50 triệu USD đó là dự án liên doanh Hotel Horison và dự án xí nghiệp liên hợp thực phẩm Vũng Tàu. 3/8 dự án thuộc dự án liên doanh đầu tư vào sản xuất, còn lại tập trung vào vận chuyển tàu biển và vận chuyển hành khách, dịch vụ ngân hàng và khách sạn. Một dự án hợp doanh được cấp giấy phép 22/10/91 về khai thác than Đồng Vông,- Uông Thượng- Quảng Ninh với số vốn đầu tư 27 triệu USD, hiện đang khoan thăm dò Tính đến 13/9/1997 số dự án của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam như sau: Loại dự án Tổng số Xingapo Thái Lan Malaysia Philippin Indonexia Tổng Tổng số Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài - Vốn đầu tư 50 triệu USD trở lên - Vốn đầu tư từ 5 đến 50 triệu USD - Vốn đầu tư dưới 5 triệu USD 2. Xí nghiệp liên doanh - Vốn đầu tư 50 triệu USD trở lên - Vốn đầu tư từ 5 đến 50 triệu USD - Vốn đầu tư dưới 5 triệu USD 3. Hợp doanh - Vốn đầu tư 50 triệu USD trở lên - Vốn đầu tư từ 5 đến 50 triệu USD - Vốn đầu tư dưới 5 triệu USD 322 83 4 36 43 220 25 106 89 19 3 4 12 163 30 1 14 15 122 15 63 44 11 0 2 9 75 27 - 14 13 45 3 19 23 3 0 1 2 55 14 2 4 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0176.doc
Tài liệu liên quan