MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU: 2
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 3
I. Khái niệm: 3
II. Mục đích thẩm định dự án đầu tư: 3
III. Ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư : 4
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định dự án: 4
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC 7
I. Đối với các dự án dử dụng vốn ngân sách nhà nước: 7
1. Khái niệm: 7
2. Phân loại: 7
3. Mục đích thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước: 10
4. Căn cứ thẩm định : 10
5. Thẩm quyền thẩm định: 14
6.Quy trình thẩm định dự án đầu tư của nhà nước: 14
7. Nội dung thẩm định: 18
II. Đối với các dự án không sử dụng vốn Nhà nước: 28
1. Khái niệm: 28
2. Mục đích: 28
3. Vai trò của công tác thẩm định dự án đối với cơ quan nhà nước: 29
4. Tổ chức và nội dụng thẩm định dự án đầu tư: 30
KẾT LUẬN: 31
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3605 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định dự án đầu tư của Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản - có mức vốn từ 15 đến 300 tỷ đồng. d) Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác - có mức vốn từ 7 đến 200 tỷ đồng. *Dự án thuộc nhóm C
a) Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ - có mức vốn dưới 30 tỷ đồng. Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch - không kể mức vốn. b) Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm C-a), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt - có mức vốn dưới 20 tỷ đồng. c) Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản - có mức vốn từ dưới 15 tỷ đồng. e) Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác - có mức vốn dưới 7 tỷ đồng.
3. Mục đích thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì Nhà nước với tư cách vừa là chủ đầu tư vừa là cơ quan quản lý chung các dự án thực hiện cả hai chức năng quản lý dự án: quản lý dự án với chức năng là chủ đầu tư và quản lý dự án với chức năng quản lý vĩ mô (quản lý Nhà nước) vì vậy mục đích của Nhà nước lúc này đó là:
Thứ nhất: Thẩm định dự án nhằm đưa ra quyết định đầu tư
Thứ hai: Giúp cho chủ đầu tư hay cũng chính là nhà nước đưa ra các tiêu chí, là công cụ hữu hiệu để quản lý đầu tư.
Thứ ba: Thẩm định dự án để xét duyệt cấp giấy phép đầu tư cho các dự án.
Thứ tư: Thẩm định dự án giúp cho việc đưa ra những quy định cụ thế về cấp có quyền quyết định đầu tư, cấp có thẩm quyền thẩm định dự án.
Thứ năm: Thẩm định dự án giúp cho việc đưa ra những chính sách, chế độ đối với quá trình thực hiện dự án. .
4. Căn cứ thẩm định :
4.1.Hồ sơ trình thẩm định:
a.Tờ trình thẩm định dự án theo mẫu tại phụ lục II của Nghị định 12/2009
b.Hồ sơ dự án theo văn bản quản lý hiện hành gồm 2 phần: phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở:
* Phần thuyết minh:
- Nêu lên sự cần thiết và mục tiêu đầu tư: đánh giá nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đưa ra các hình thức đầu tư, địa điểm xây dựng và nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cấp đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.
- Mô tả về qui mô và diện tích xây dựng công trình, phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ, công suất.
- Các giải pháp thực hiện:
+ Phương án giải phóng mặt bằng tái định cư.
+ Phương án thiết kế kiến trúc.
+ Phương án khai thác dự án và sử dụng lao động.
+ Tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án.
-Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ, yêu cầu về an ninh quốc phòng.
- Tổng mức đầu tư của dự án, nguồn vốn, phương án hoàn trả vốn, các chỉ tiêu phân tích tài chính và phân tích hiệu quả kinh tế xã hội.
*Phần thiết kế cơ sở:
Nội dung phần thiết kế cơ sở phải thể hiện được các giải pháp thiết kế chủ yếu đảm bảo đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm phần thuyế minh và các bản vẽ:
-Phần thuyết minh: tóm tắt các nghiệp vụ thiết kế, các số liệu về điều kiện tự nhiên của địa điểm xây dựng dự án, danh mục các tiêu chuẩn sẽ áp dụng:
+ Thuyết minh công nghệ: giới thiệu tóm tắt làm cơ sở đưa ra các giải pháp xây dựng phù hợp.
+ Thuyết minh xây dựng: nêu khái quát tổng mặt bằng trong đó nêu rõ tổng mặt bằng, cao độ xây dựng, mật độ xây dựng.
+ Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc thì phải nói rõ ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc và mối liên hệ của công trình đang dự kiến xây dựng với các công trình lân cận.
+ Nói về phần kỹ thuật, giới thiệu tóm tắt các phương án gia cố nền móng, các kết cấu chịu lực chính, các phương án phòng chống cháy nổ.
+ Dự tính được khối lượng của công tác xây dựng, thiết bị để từ đó lập ra tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng dự kiến.
-Các bản vẽ bao gồm:
+ Bản vẽ công nghệ.
+ Các giải pháp về tổng mặt bằng, về kiến trúc, kết cấu, hạ tầng, kỹ thuật.
+ Bản vẽ sơ đồ hệ thống phòng chống cháy nổ.
c.Các văn bản pháp lý có liên quan như:
- Các văn bản xác định giá trị pháp lý của chủ đầu tư gồm: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh.
- Các văn bản xác định sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển của ngành, của địa phương.
- Các văn bản của cơ quan nhà nước như: các văn bản cho phép đầu tư hoặc các quyết định giao vốn và các hồ sơ khác.
4.2.Hệ thống văn bản pháp quy:
a.Căn cứ pháp lý:
- Kiểm tra danh mục hồ sơ dự án.
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án dựa trên các căn cứ:
+ Các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của ngành, của địa phương.
+ Hệ thống pháp luật và hệ thống các văn bản pháp luật chung gồm: luật doanh nghiệp, luật xây dựng, luật lao động, luật môi trường, luật đất đai, luật sở hữu trí tuệ, luật thuế ( thuế TNDN và thuế VAT ), luật khoáng sản, luật tài nguyên,...
+ Các văn bản pháp luật và quy định có liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư như: luật đầu tư, luật đấu thầu và thông tư liên quan trực tiếp đến luật này.
b.Các tiêu thuẩn, quy phạm, định mức trong từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể:
- Các quy phạm như: quy phạm về sử dụng đất đai trong các khu đô thị, khu công nghiệp; quy phạm về tĩnh không trong các công trình cầu cống, hàng không.
- Các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cấp công trình, các tiêu chuẩn thiết kế cụ thể đối với từng loại công trình, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật riêng cho từng ngành.
c.Các quy ước, thông lệ quốc tế:
- Các điều ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước với nhà nước ( về hàng hải, hàng không, đường sông,...).
- Quy định của các tổ chức tài trợ vốn ( WB, IMF, ADB,...).
- Các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước.
- Các quy định về thương mại, tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm ...
4.3.Các thông tin có liên quan:
- Các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành liên quan ( nếu có ).
- Phê chuẩn các báo cáo tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy.
- Tài liệu đánh giá chứng minh nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường của dự án.
- Quyết định giao, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất, thuê nhà xưởng.
- Các văn bản liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng.
- Thông báo kế hoạch đầu tư hàng năm của các cấp có thẩm quyền.
- Thông báo chỉ tiêu kế hoạch đối với thành viên Tổng công ty.
- Báo cáo khối lượng hoàn thành, tiến độ triển khai dự án.
- Tài liệu chứng minh vốn tham gia của dự án.
- Giấy phép xây dựng.
- Văn bản liên quan đến đấu thầu.
- Hợp đồng thi công xây lắp, cung cấp thiết bị.
- Hợp đồng tư vấn.
- Tài liệu khác.
5. Thẩm quyền thẩm định:
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi quyết định đầu tư
Đối với các dự án nhóm A :Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các Bộ, địa phương có liên quan. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể đối với từng dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể mời các tổ chức và chuyên gia tư vấn thuộc các Bộ khác có liên quan để tham gia thẩm định dự án.Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.b) Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dung do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước :Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm định, có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án:- Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định đầu tư nhóm B- Ủy ban Nhân dân các quận huyện quyết định các dự án đầu tư có mức vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống, sử dụng nguồn vốn Ngân sách thành phố phân cấp cho Quận huyện quản lý.- Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư phê duyệt các dự án đầu tư nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước.- Giám đốc Sở Địa Chính – Nhà đất phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn cho thuê nhà sở hữu nhà nước.- Giám đốc Sở Giao thông công chánh phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn bảo đảm giao thông.
6.Quy trình thẩm định dự án đầu tư của nhà nước:
a.Khái niệm:
- Là trình tự thực hiện các công việc trong quá trình thẩm định
b.Các bước trong quá trình thẩm định nói chung:
- Tiếp nhận hồ sơ.
- Thực hiện công việc thẩm định.
- Lập Báo cáo thẩm định, văn bản xử lý.
- Trình duyệt văn bản xử lý.
c.Quy trình thẩm định đối với những dự án đầu tư của nhà nước :
Trong đó nhà nước vừa là người ra quyết định đầu tư đồng thời là người có thẩm quyền quyết định. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt
*Quy trình thẩm định dự án được khái quát theo tiến trình sau:
Tiếp nhận hồ sơ -> Thực hiện công việc thẩm định -> Lập báo cáo kết quả thẩm định -> Trình người có quyết định đầu tư ( Nhà nước )
*Quy trình thẩm định dự án được cụ thể như sau:
B1: Tiếp nhận hồ sơ:
-Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án ( bao gồm cả thuyết minh và thiết kế cơ sở) đến người quyết định đầu tư để tổ chức thẩm định. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định tiếp nhận hồ sơ dự án và lập kế hoạch thẩm định, tổ chức thẩm định. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư.
- Riêng đối với dự án do chính phủ quyết định đầu tư:
+ Đơn vị đầu mối thẩm quyền dự án là hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư do thủ tướng chính phủ thành lập.
+ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là chủ tịch hội đồng thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư
-Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:
+ Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư.
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư
-Đối với dự án khác thì ngươi quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án.
-Đối với dự án đầu tư xậy dựng công trình đặc thù thì việc thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
B2: Thực hiện công việc thẩm định :
-Đơn vị đầu mối thẩm định, phân tích đánh giá dự án theo yêu cầu và nội dung nói trên, đề xuất ý kiến trên cơ sở tổng hợp ý kiến của cơ quan đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở.
- Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm đinh dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng.
- Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:
+ Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A
+ Sở quản lý xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm C
Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan nêu trên
B3: Lập báo cáo kết quả thẩm định dự án:
-Nội dung báo cáo thẩm định nói chung:
Tính pháp lý và thủ tục của hồ sơ trình thẩm định phê duyệt
Tóm tắt những nội dung chính của dự án do chủ đầu tư trình
Tóm tắt ý kiến của cơ quan tham gia thẩm định, cơ quan hoặc chuyên gia tư vấn thẩm định
Những nhận xét, đánh giá về tính chuẩn xác của các dữ liệu, luận cứ, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và tính toán,kết luận và đề xuất trong từng nội dung của dự án
Đánh giá tổng thể về hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính, tính khả thi của dự án
Những tồn tại trong hồ sơ của dự án và hướng xử lý, biện pháp xử lý
Những kiến nghị cụ thể
B4: Trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư:
-Báo cáo thẩm định dự án đầu tư được gửi tới người có thẩm quyền quyết định đầu tư ( Hội đồng thẩm định nhà nước) xem xét quyết định
-Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cụ thể:
( quy định tại Điều 10 mục 7 NĐ 12/2009 )
+ Đối với các dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày làm việc
+ Đối với dự án nhóm A: thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày làm việc
+ Đối với dự án nhóm B: thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc
+ Đối với dự án nhóm C: thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc
7. Nội dung thẩm định:
7.1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phải được thẩm định về :
a) Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn:
Phương hướng phát triển kinh tế hiện nay của Chính phủ là phát triển kinh tế phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn. Chính phủ đã dùng nhiều biện pháp, công cụ để thực hiện điều này. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước cũng được coi là một trong những công cụ hữu hiệu để điều chỉnh nền kinh tế. Vì vậy, các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triển của từng khu vực, vùng lãnh thổ, với từng loại hình đô thị, nông thôn, với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
- Phù hợp quy hoạch phát triển ngành: Mục tiêu của các dự án phải phù hợp với đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa, ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ nhưng vẫn chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lý, đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia. Mặt khác, trong nội bộ ngành kinh tế, đó chính là xu hướng tăng dần tỷ trọng vào các ngành có trình độ kỹ thuật cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng; giảm dần tỷ trọng vào các ngành có trình độ công nghệ thấp, năng suất thấp. Từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đơn giản đến phức tạp, từ trạng thái có trình độ công nghệ thấp tới trình độ công nghệ cao.
- Phù hợp quy hoạch phát triển vùng: Mục tiêu và địa điểm của dự án phải phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, phát huy lợi thế sẵn có của vùng trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của các vùng khác, đảm bảo sự phát triển thống nhất và những cân đối lớn trong phạm vi quốc gia và giữa các ngành. Đầu tư vào các vùng kinh tế trọng điểm, trong khi vẫn chú trọng vào các vùng kém phát triển khác.
- Phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn: Quy mô, địa điểm của dự án phải phù hợp với quá trình xây dựng quy hoạch, tức là phải tính hết các yếu tố: xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, di dân, kinh tế - xã hội, văn hóa...; phát triển đô thị gắn với phát triển nông thôn mới; công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch không gian cần đi trước một bước, tầm nhìn quy hoạch có độ dài từ 50 đến 100 năm; từng bước nâng tầm công tác quản lý phát triển đô thị.
b) Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có):
Nếu so sánh với các nước ở trong khu vực Đông- Nam Á và thế giới, thì thấy rằng: Nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn, nhưng có vị trí địa chất, địa lý thuận lợi cho sự sinh thành và phát triển khoáng sản. Với nguồn tài nguyên khoáng sản đó, có thể xếp nước ta vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể. Tuy nhiên cần phải chú ý bốn đặc điểm sau:
Thứ nhất, Việt Nam không có tiềm năng lớn về các khoáng sản năng lượng, với sản lượng khai thác như hiện nay thì dầu khí chỉ bảo đảm khai thác được khoảng 30 năm nữa, do vậy cần tăng cường tìm kiếm thăm dò để tăng trữ lượng phục vụ lâu dài. Than biến chất cao (Anthracit) với trữ lượng đã được đánh giá đạt nhiều tỷ tấn cần phải khai thác sâu hàng trăm mét mới bảo đảm cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Than biến chất thấp ở dưới sâu đồng bằng sông Hồng tuy dự báo có tài nguyên lớn đến vài trăm tỷ tấn nhưng ở độ sâu hàng nghìn mét dưới lòng đất, điều kiện khai thác cực kỳ khó khăn. Tiềm năng u-ra-ni và địa nhiệt không đáng kể và chưa được thăm dò đánh giá trữ lượng.
Thứ hai, Việt Nam có nhiều khoáng sản kim loại nhưng trữ lượng không nhiều. Rất nhiều khoáng sản kim loại (vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc, v.v.) thế giới rất cần trong khi trữ lượng không có nhiều, chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ cạn kiệt.
Thứ ba, Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng phục vụ tốt cho phát triển kinh tế của đất nước và có thể xuất khẩu. Tuy nhiên chúng không phải là khoáng sản có giá trị kinh tế cao và trên thế giới cũng có nhiều, đủ dùng trong nhiều năm nữa.
Thứ tư, Việt Nam chưa phát hiện được kim cương - loại khoáng sản quý có giá trị kinh tế kỹ thuật cao. Các nhà địa chất đã phát hiện ở Việt Nam có ru-bi chất lượng cao, nhưng trữ lượng chưa rõ, các loại đá quý khác cũng chưa được phát hiện nhiều. Thực tế nhóm đá quý được phát hiện ở Việt Nam chưa đóng góp gì đáng kể cho phát triển kinh tế đất nước.
Phân tích sâu về đặc điểm tiềm năng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam trong bối cảnh chung về tài nguyên khoáng sản của khu vực và thế giới thấy rõ, tuy Việt Nam là nước có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết các loại không nhiều. Một số loại khoáng sản như bô-xít, đất hiếm, ilmenit ta có tài nguyên trữ lượng tầm cỡ thế giới thì thế giới cũng có nhiều và không có nhu cầu tiêu thụ lớn. Đây là điều cần phải được quan tâm nghiên cứu đánh giá khách quan giữa cung và cầu để có chiến lược sử dụng tài nguyên khoáng sản đúng đắn, hợp lý, phục vụ phát triển kinh tế của đất nước. Để thực hiện CNH, HĐH đất nước trong những năm tới, các cấp có thẩm quyền cần đẩy mạnh điều tra, khảo sát, đánh giá các loại khoáng sản mà thế giới và trong nước cần, trữ lượng, bởi khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được và có số lượng hạn chế trong lòng đất, do đó chúng ta cần có chiến lược quản lý, bảo vệ, khai thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm để phục vụ hiệu quả, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Vì vây, các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia của nước ta hiện nay.
c) Các ưu đãi hỗ trợ của nhà nước mà dự án dầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung:
Theo Điều 9 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, các dự án đầu tư sau đây được ưu đãi :
* Đầu tư vào các lĩnh vực :
+ Trồng rừng, trồng cây lâu năm trên đất chưa sử dụng, đất trống, đồi núi trọc ; nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nước chưa được khai thác ; đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ;
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ; phát triển vận tải công cộng đô thị ; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá dân tộc ; nghiên cứu khoa học, công nghệ ;
+ Chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản ; các dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ;
+ Sản xuất hàng xuất khẩu ;
+ Các ngành công nghiệp cần ưu tiên trong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội ; các ngành, nghề truyền thống ;
* Đầu tư ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo và các vùng khó khăn khác * Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại, cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động.
Chính phủ quy định danh mục ngành, nghề của từng lĩnh vực, phạm vi các vùng, tiêu chuẩn về công nghệ và quy mô sử dụng lao động được hưởng ưu đãi đầu tư, theo quy hoạch và định hướng phát triển của Nhà nước.
d) Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng:
Trong hồ sơ dự án, cần thẩm định những nội dung sau:
* Các sản phẩm do công nghệ tạo ra, thị trường sản phẩm:
+ Dự báo nhu cầu thị trường (cả trong và ngoài nước) có tính đến các sản phẩm cùng loại, độ tin cậy của dự báo.
+ Dự báo thị phần của sản phẩm do công nghệ tạo ra, tỷ lệ xuất khẩu, các biện pháp tiếp thị.
+ Tính hợp lý về quy mô công nghệ, công suất cần thiết của thiết bị.
+ Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.+ Khả năng cạnh tranh (về chất lượng, mẫu mã, giá thành) của sản phẩm do công nghệ tạo ra.
* Lựa chọn công nghệ:
+ Xem xét sự hoàn thiện của công nghệ: Công nghệ được áp dụng phải có tính ổn định, đã được thương mại hóa. Tùy loại sản phẩm và phương pháp sản xuất, sơ đồcông nghệ có thể khác nhau, nhưng đều phải thể hiện đầy đủ các công đoạn trongdây chuyền sản xuất nhằm tạo ra được các sản phẩm đã dự kiến cả về số lượng và chất lượng.
+ Xem xét mức độ tiên tiến của dây chuyền công nghệ: Dây chuyền công nghệ đạt trình độ tiên tiến là dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa, được tổ chức theo phương pháp cơ giới hóa, trong đó ít nhất phải có 113 (một phần ba) các thiết bị tự động được điều khiển theo chương trình; trên dây chuyền sản xuất không có các khâu lao động thủ công nặng nhọc; dây chuyền sản xuất được bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Hệ thống quản lý doanh nghiệp phải là hệ thống tiên tiến (tin học hóa một sốkhâu như: quản lý công nghệ, vật tư, tiếp thị...).
+ Khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến theo khái niệm dây chuyên công nghệ đạt trình độ tiên tiến nêu trên, nhưng trong một số trường hợp có thể ứng dụng công nghệ thích hợp đối với trình độ sản xuất và các điều kiện của nước ta hoặc của địa phương nơi tiến hành dự án. Cần giải trình rõ những ưu điểm khi áp dụng công nghệ này và lý giải được tính thích hợp của công nghệ được áp dụng.
+ Lựa chọn công nghệ: Trong một dự án đầu tư có thể có một hoặc nhiều phương án công nghệ. Nếu có nhiều phương án công nghệ, cần so sánh ưu, nhược điểm của từng phương án và trên cơ sở xem xét tính hoàn thiện của công nghệ, mức độ tiêntiến của dây chuyền công nghệ, tính thích hợp của công nghệ để nhận xét về phương án công nghệ đã được lựa chọn.
* Thiết bị trong dây chuyền công nghệ:
+ Đánh giá sự phù hợp của thiết bị: Thiết bị trong dây chuyền công nghệ được xem xét trên cơ sở thiết bị đó có tính năng, chất lượng phù hợp với yêu cầu của công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng và số lượng như dự kiến.
Thiết bị phải đồng bộ, nghĩa là danh mục các thiết bị phải thể hiện khả năng thực hiện các công đoạn trong sơ đồ công nghệ, đáp ứng yêu cầu vế số lượng, chất lượngcác sản phẩm. Cần lưu ý không để xảy ra trường hợp thiếu các thiết bị cần thiết cho dây chuyền sản xuất hoặc đưa vào danh mục các thiết bị không thực sự cần thiết (điều này có thể xảy ra khi một bên tham gia góp vốn cho dự án bằng thiết bị).
+ Đánh giá chất lượng của thiết bị: Trên cơ sở danh mục các thiết bị của dự án đầu tư, cần xem xét: Xuất xứ của thiết bị (nước sản xuất, công ty sản xuất); Năm chế tạo, ký mã hiệu của thiết bị; Các đặc tính, tính năng kỹ thuật; Các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm do thiết bị sản xuất ra.
+ Phương thức mua sắm thiết bị: có đấu thầu hay không? Lý do?
+ Đánh giá mức độ mới của thiết bị: Trong các dự án đầu tư, khuyến khích sử dụng các thiết bị hoàn toàn mới. Trường hợp cần nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng thì phải theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật.
* Nguyên nhiên vật liệu, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất:
+ Xem xét khả năng khai thác, vận chuyển, lưu giữ nguyên vật liệu để cung cấp cho dự án.
+ Xem xét chủng loại, khối lượng, giá trị các loại linh kiện, phụ tùng hoặc bán thành phẩm phải nhập ngoại để gia công, lắp ráp, sản xuất ra sản phẩm. Xem xét tỷ lệ nội địa hóa và kế hoạch tăng tỷ lệ nội địa hóa.
+ Xem xét chủng loại, khối lượng, giá trị nguyên nhiên vật liệu phải nhập ngoại, khả năng sử dụng nguyên liệu tại địa phương và trong nước, khả năng sử dụng nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường.
đ) Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng:
- Nội dung thẩm định về phương án kiến trúc công trình là xem xét sự phù hợp của thiết kế sơ bộ công trình về phương án bố trí tổng mặt bằng, tổ hợp hình khối không gian, kiến trúc các mặt chính công trình, trang trí ngoại thất, bố trí cảnh quan sân vườn so với kiến trúc, cảnh quan và môi trường khu vực xung quanh nơi có công trình.
- Quy chuẩn xây dựng là các quy định bắt buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nhoms5_L_p TDA1.doc