LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ VẤN ĐỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1
1.Dự án đầu tư và vấn đề đầu tư theo dự án. 1
1.1. Khái niệm dự án đầu tư. 1
1.1.1Vấn đề đầu tư theo dự án. 1
1.2. Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư. 2
1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của công tác thẩm định. 2
1.2.2. Trình tự và nội dung thẩm định dự án đầu tư. 3
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI 15
2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 15
2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của
NHĐT&PT HN 15
2.2. Mô hình tổ chức của NHĐT&PTHN . 15
2.3 . Tình hình hoạt động của NHĐT&PT HN: 17
2.3.1. Tình hình huy động vốn của NHĐT&PT Hà Nội 18
2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn của NHĐT&PTHN 19
2.4. Thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT&PTHN: 21
2.4.1. Sơ lược về phòng thẩm định dự án đầu tư của NHĐT&PT 21
2.4.2. Quy trình và nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư của NHĐT&PTNH . 23
2.4.3. Minh hoạt nội dung thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT&PTHN.37
2.5. Những vấn đề tồn tại .51
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐT&PT HÀ NỘI 52
3. Một số mặt đã đạt được trong công tác thẩm định nhằm nâng cao
chất lượng công tác thẩm định tại Phòng thẩm định của
NHĐT&PT Hà Nội hiện nay. 52
3.1.Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng thẩm định
dự án đầu tư. 53
3.1.1.Thu thập, đánh giá chất lượng và xử lí thông tin. 53
3.1.2. Đề xuất với Ngân hàng đầu tư phát triển việt nam : 56
3.1.3. Đề xuất với Ngân hàng Nhà nước. 56
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
62 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định dự án đầu tư và một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triên Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận hồ sơ để thẩm định
Lập báo cáo thẩm định
Lưu hồ sơ,
tài liệu
Nhận lại hồ sơ và kết quả
thẩm định
Chưa đủ điều kiện để kiểm tra
Chưa rõ
Bổ sung,
giải trình
Thẩm định
Chưa đạt yêu cầu
Đạt
Kiểm tra,
kiểm soát
Quy trình và nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Hà Nội được thực hiện theo trình tự và có những nội dung sau:
1.Xem xét,đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:
- Mục tiêu đầu tư của dự án.
- Sự cần thiết đầu tư dự án.
- Quy mô đầu tư :Công suất thiết kế,giải pháp công nghệ,cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án,phương án tiêu thụ sản phẩm.
Quy mô vốn đầu tư :Tổng vốn đầu tư,cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau(xây lắp ,thiết bị ,chi phí khác,lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí ,vốn cố định và vốn lưu động).
Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án
2.Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng,quyết định việc thành bại của dự án.Vì vậy,cán bộ thẩm định cần xem xét,đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án.Các nội dung chính cần xem xét đánh giá gồm:
2.1.Đánh giá nhu cầu tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án
- Phân tích quan hệ cung cầu đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án.
- Định dạng sản phẩm của dự án
- Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án.Tình hình sản xuất tiêu thụ các sản phẩm,dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.
- Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự án ,đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm,và dịch vụ đầu ra của dự án,ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ,khả năng sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu,tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án,đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án,nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như :
+Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay
+Sự hợp lý của cơ cấu đầu tư,quy mô sản phẩm
+Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư(phân kỳ đầu tư,mức huy động công suất thiết kế).
2.2.Đánh giá về cung sản phẩm
-Xác định năng lực sản xuất,cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào,các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm,phải nhập khẩu bao nhiêu.Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
-Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác,đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án
-Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua,dự kiến nhập khẩu trong thời gian tới.
-Dự toán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước khu vực và quốc tế(AFTA,ƯTO,APEC,hiệp định thương mại Việt -Mỹ...)đến thị trường sản phẩm của dự án.
-Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung,tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm dịch vụ.
2.3.Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung,cầu sản phẩm của dự án,xem xét đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu,xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác.Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không.
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trừơng,cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với:
+Thị trường nội địa:
-Hình thức mẫu mã,chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nào,có ưu điểm gì.
-Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ,xu hướng tiêu thụ hay không ?
-Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào? Có rẻ hơn không,có phù hợp với xu hướng thu nhập,khả năng tiêu thụ hay không?
+Thị trường nước ngoài:
- Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không(tiêu chuẩn chất lượng,vệ sinh...)?
- Quy cách chất lượng mẫu mã,giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.
- Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.
- Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa,kết quả như thế nào.
2.4.Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
- Xem xét đánh giá trên các mặt:
- Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào,có cần hệ thống phân phối không.
- Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa,mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm hay không.Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng,mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét,đánh giá kỹ.Cán bộ thẩm định cũng cần phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án.
- Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án.
- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem xét có thể xảy ra việc bị ép giá hay không.Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý,hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện
2.5.Đánh giá,khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ,công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án.Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:
- Sản lượng sản xuất,tiêu thụ hàng năm,sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.
- Diễn biến giá sản phẩm,dịch vụ đầu ra hàng năm .
Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán,đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau
3.Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án(báo cáo đánh giá chất lượng,trữ lượng tài nguyên ,giấy phép khai thác tài nguyên ,nguồn thu mua bên ngoài,nhập khẩu..)và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ,đánh giá khả năng đáp ứng,cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ cho sản xuất hàng năm.
- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào:một hay nhiều nhà cung cấp,đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập,khả năng cung ứng,mức độ tín nhiệm
- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào(nếu có)
- Biến động về giá mua,nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào,tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau:
+ Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không?
+ Những thuận lợi,khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào.
4.Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương tiện kỹ thuật
4.1.Địa điểm xây dựng
-Xem xét,đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không,có gần các nguồn cung cấp,nguyên vật liệu,điện nước về thị trường tiêu thụ hay không,có nằm trong quy hoạch hay không.
- Cơ sở vật chất,hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào,đánh giá và so sánh chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành,sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu tiêu thụ.
4.2. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.
- Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không
- Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
- Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
-Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không.
4.3.Công nghệ,thiết bị
-Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới.
-Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
-Xem xét,đánh giá về số lượng,công suất,quy cách,chủng loại,danh mục máy móc thiết bị này có đáp ứng được hay không.
-Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý,đáng ngờ không.
-Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không.
-Uy tín của nhà cung cấp thiết bị,các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không.
Khi đánh giá về mặt công nghệ,thiết bị,ngoài việc dựa vào hiểu biết,kinh nghiệm đã tích luỹ của mình.Cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn,trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác cụ thể.
4.4.Quy mô,giải pháp xây dựng.
-Xem xét quy mô xây dựng,giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không,có tận dụng được các cơ sở vật chất hiệcó hay không.
-Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình,có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không,có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị,có phù hợp với thực tế hay không.
-Vấn đề hạ tầng cơ sở:giao thông,điện,cấp thoát nước..
4.5.Môi trường,PCCC.
Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường,PCCC của dự án có đầy đủ,phù hợp chưa,đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa.
Trong phần này cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường,PCCC hay không.
5.Đánh giá về phương tiện tổ chức,quản lý thực hiện dự án
-Xem xét kinh nghiệm,trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án.Đánh giá sự hiểu biết,kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận,điều hành công nghệ,thiết bị mới của dự án.
-Xem xét năng lực,uy tín các nhà thầu :Tư vấn,thi công,cung cấp thiết-công nghệ.
-Khă năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường bị kiến bị mất.
-Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án,số lượng lao động dự án cần,đòi hỏi về tay nghề,trình độ kỹ thuật,kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
6.Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
6.1-Tổng vốn đầu tư dự án
Việc phân định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện,vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu,dẫn đến việc không cấn đối được nguồn,ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này cán bộ thẩm định phải xem xét,đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa,tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa,cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá,phát sinh thêm khối lượng,dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ...Thông thường kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý.Tuy nhiên,trên cơ sở những dự án đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư(về suất vốn đầu tư,về phương án công nghệ,về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư...).Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích,tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét.Từ đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở để xác định mức tài trợ tối đa mà ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duỵệt chủ trương,hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán.Cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định,đánh giá và tính toán.
Ngoài ra,cán bộ thẩm định cũng cần tính toán,xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
6.2.Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào,có hợp lý hay không.Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện thi công.Ngoài ra,cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không,thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.
Việc xác định tiến độ thực hiện,nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân,tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.
6.3.Nguồn vốn đầu tư
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt,cán bộ thẩn định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án,đánh giá khả năng tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu.Chi phí của từng loại nguồn vốn.Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
7.Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính dự án.
Tất cả những phân tích,đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán,đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư.Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu.Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán,cụ thể như sau:
-Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn,cơ cấu vốn đầu tư:phần này sẽ đưa vào tính toán chi phí đầu tư ban đầu,chi phí vốn(lãi,phí vay vốn cố định),chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ),khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm,nợ phải trả.
-Đánh giá về mặt thị trường,khả năng tiêu thụ sản phẩm,dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào tính toán:Mức huy động công suất so với công suất thiết kế,doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư,nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành công nghệ sản phẩm,tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án,của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động,chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành,các văn bản ưu đãi riêng đối với các dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu qủa tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
Báo cáo thẩm định bao gồm:
+Báo cáo kết quả kinh doanh(báo cáo lãi,lỗ)
+Dự kiến nguồn,hả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Nguổn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính gồm có:
Lợi nhuận sau thuế để lại(thông thường tính bằng 50-70%)
Khấu hao cơ bản
Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án,có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập,tính toán cụ thể gồm có
*Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án
-NPV
-IRR
-ROE(đối với các dự án có vốn tự có tham gia)
*Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ
-Nguồn trả nợ hàng năm
-Thời gian hoàn trả vốn vay
-DSCR(chỉ số đánh giá khả năng trả nợ,dài hạn của dự án)
Nghiệp vụ thẩm định tại phòng thẩm định KTKT và tư vấn đầu tư đã được chuyên môn hoá cao,đổi mới từ hình thức đến nội dung nhằm cung cấp cho ban Giám đốc ngân hàng những thông tin thẩm định chính xác nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất cho từng loại dự án ,(với tối đa chỉ là 6 ngày kể từ khi khách hàng nộp hồ sơ xin vay vốn) , với chất lượng thẩm định cao nhất.
Để trả lời được khách hàng một cách nhánh chóng nhất với chất lượng tốt nhất NHĐT&PT Hà Nội mà cụ thể là Phòng thẩm định ,kinh tế kỹ thuật và Tư vấn đầu tư đã đưa ra được những chỉ tiêu đánh giá nhằm tính toán hiệu quả tài chính ,khả năng trả nợ và các chỉ tiêu tài chính của dự án đầu tư một cách hết sức chặt chẽ và quy mô .
quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư được chia thành 6 bước chính sau:
Bước 1:Xác định mô hình đầu vào ,đầu ra của dự án
Xác định mô hình đầu vào đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khi tính toán phản ánh trung thực ,chính xác hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án ,đối với những dự án xây dựng mới độc lập ,các yếu tố đầu vào đầu ra của dự án được tách biệt rõ ràng ,dễ dàng trong việc xác định các yếu tố đầu vào đầu ra để tính hiệu quả của dự án .Tuy nhiên với các dự án đầu tư chiều sâu ,mở rộng công suất hoàn thiện quy trình sản xuất thì việc xác định mô hình đầu vào ,đầu ra tương đối khó khăn đối với các loại dự án này mô hình sau đây thường được sử dụng :
+ Dự án mở rộng nâng công suất :Hiệu quả của dự án được tính toán trên cơ sở đầu ra là công suất tăng thêm ,đầu vào là các tiện ích ,bán thành phẩm được sử dụng từ dự án hiện hữu và đầu vào mới cho phần công suất tăng thêm .
+ Dự án đầu tư chiều sâu ,hợp lý hoá quy trình sản xuất :Hiệu quả dự án được tính toán trên cơ sở đầu ra là chi phí tiết kiệm được hay doanh thu tăng thêm thu được từ việc đầu tư chiều sâu ,nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu vào là các chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu về đầu ra .
+ Dự án kết hợp đầu tư chiều sâu ,hợp lý hoá quy trình sản xuất và mở rộng nâng công suất :Hiệu quả của việc đầu tư dự án được tính toán trên cơ sở chênh lệch giữa đầu ra ,đầu vào lúc trước khi đầu tư và sau khi đầu tư .Để đơn giản trong tính toán ,đối với các dự án mà giá trị trước khi đầu tư không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị dự án sau khi đầu tư thì dự án trước khi đầu tư xem là đầu vào của dự án sau khi đầu tư theo giá trị thanh lý .
Bước 2 :Phân tích để tìm dữ liệu .
Khi đã xác định được mô hình đầu vào ,đầu ra của dự án ,cần phải phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào đầu ra của dự án cần thiết phục vụ cho việc tính toán hiệu quả dự án .Thông thường việc phân tích tài chính được thực hiện sau khi đã thực hiện các phương diện khác như phương diện thị trường ,kỹ thuật ,tổ chức quản lý ...Việc phân tích các phương diện và rút ra các giả định như là ;sản lượng tiêu thụ ;giá bán ;chi phí bán hàng;nhu cầu vốn lưu động ;công suất ;thời gian khấu hao;thời gian hoạt động của dự án ;chi phí nhân công ,quản lý ;nhu cầu nhân sự ;chi phí tài chính... nhằm đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu trong trường hợp cơ sở ,các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án ,từ đó thiết kế các tình huống khác có thể xảy ra ...
Bước 3 :Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở
Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán .Các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số
Chuẩn bị cho các bước phân tích độ nhạy của dự án .
Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định có thể kiểm soát ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót .Trong bảng thông số chúng ta có thể xét các chỉ tiêu về ;sản lượng ,doanh thu ;chi phí hoạt động;đầu tư; vốn lưu động ;tài trợ ;các thông số khác (thuế suất ,tỷ giá ...)
Bước 4 :Lập các bảng tính trung gian .
Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án ,cần phải lập các bảng tính trung gian các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án ,bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này .Đối với mỗi dự án thì nội dung mỗi bảng tính trung gian khác nhau.
Đối với một dự án sản xuất thì số lượng bảng tính trung gian gồm có ;
+ Bảng tính sản lượng và doanh thu;
+ Bảng tính chi phí hoạt động;
+ Lịch khấu hao ;
+ Tính toán lãi vay vốn ;
+ Nhu cầu vốn lưu động
Cách tính đối với từng khoản có phương pháp xác định riêng .
* Nhu cầu tiền mặt tối thiểu :Được xác định dựa trên các yếu tố sau:
Số ngày dự trữ ;thông thường là 10-15 ngày .
Bằng tổng các khoản chi phí bằng tiền mặt trong năm (chi lương ,chi phí quản lý ...)/số vòng quay.
Thông thường trong các dự án đơn giản ,nhu cầu tiền mặt có thể tính theo tỷ lệ % doanh thu.
* Các khoản phải thu :
Số ngày dự trữ ;dựa vào đặc điểm của ngân hàng và chính sách bán chịu của doanh nghiệp .
Bằng tổng doanh thu trong năm /số vòng quay.
* Nguyên vật liệu:
Số ngày dự trữ ;dựa vào điểm của nguồn vốn cung cấp (ổn định hay không trong nước hay ngoài nước ,thời gian vận chuyển ...)thường xác định riêng cho từng loại.
Bằng tổng chi phí của từng loại NVL trong năm /số vòng quay
* Bán thành phẩm
Số ngày dự trữ ;dựa vào phương thức tiêu thụ và tình hình thị trường .
Bằng tổng giá vốn hàng bán trong năm chia cho số vòng quay.
* Các khoản phải trả :
Số ngày dự trữ ;dựa vào chính sách bán chịu của các nhà cung cấp NVL
Bằng tổng chi phí NVL trong năm /số vòng quay.
Để chính xác nên xác định từng loại nguyên nhiên vật liệu
Bước 5 :Lập báo cáo kết quả kinh doanh ,báo cáo lưu chuyển tiền tề và tính toán khả năng trả nợ của dự án.
Cho phép cán bộ thẩm định có thể đánh giá được hiệu quả dự án dựa trên các chỉ tiêu NPV,IRR là các chỉ tiêu đánh giá một cách chính xác nhất vì nó căn cứ vào dòng tiền bỏ ra và dòng tiền thu vào của một dự án có tính đến yếu tố thời gian .
Bước 6 :lập bảng cân đối kế hoạch
Khi lập xong bảng cân đối kế hoạch là chúng ta đã hoàn thành xong quá trình tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư.
2.4.3. Minh hoạ nội dung thẩm định dự án đầu tư tại NHĐT & PT Hà Nội
Dự án đầu tư :
Đầu tư và mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách của công ty cơ khí A thuộc Tổng công ty cơ khí GTVT-Bộ Giao thông vận tải”
1.Giới thiệu chung về công ty cơ khí A.
Ta có bảng hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2000,2001,2002 như sau :
STT
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
I
Tình hình vốn và tài sản
1
Nguồn vốn kinh doanh
7.936.900.515
8.147.895.382
8.147.995.382
-Vốn cố định
7.493.364.795
-
7.669.013.682
-Vốn lưu động
443.625.720
-
478.881.700
2
Tài sản cố định
-
-
-
-Nguyên giá TSCĐ
12.094.518.996
12.491.331.796
12.924.606.729
+Ngân sách cấp
-
-
-
Vốn tự có
-
-
-
Hao mòn luỹ kế TSCĐ
6.406.521.633
6.998.681.643
7.449.681.643
-Giá trị còn lại
5.687.997.363
5.492.653.153
5.475.925.086
-Thực trích khấu hao
-
-
-
-Mức đạt
-
-
-
II
Lợi nhuận và nghĩa vụ với Nhà nước
-Thuế doanh thu
260.000.000
1.960056.465
2.835.152.168
-Thuế lợi tức
300.000.000
-Thu trên vốn
203.000.000
68.061.903
125.000.000
-Tiền thuê đất
80.000.000
100.000.000
90.000.000
Số thuế doanh nghiệp còn nợ
255.299.031
323.307.732
46.811.865
III
Kết quả SXKD
1
Giá trị tổng sản lượng
37.971.000
2
Doanh thu
34.914.382.977
28.241.786.465
30.987.201.578
-giá vốn hàng bán
27.384.792.939
22.881.247.711
23.957.591.203
-Lợi nhuận trước thuế
1.053.785.000
174.848.200
619.530.000
-Lợi nhuận sau thuế
790.338.750
131.136.150
464.647.500
3
Các quỹ của doanh nghiệp
-quỹ khen thưởng
99.267.730
115.912.530
44.022.530
Quỹ phúc lợi
159.887.533
23.381.855
2.231.918
Quỹ phát trỉên KD
447.655.560
535.189.196
672.512.890
IV
Tình hình công nợ
-Dư nợ ngắn hạn
-Dư nợ dài hạn
-Các khoản phải thu
9.353.412.662.14.763.043.380
217.411.648.1413.876.552.295
20.288.911.451
Các khoản phải trả
35.452.179.099
(Nguồn tài liệu báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm,2000,2001,2002).
Nhìn chung doanh thu của các năm là tương đối ổn định. Năm 2001 có thấp hơn năm 2000 nhưng tỷ lệ vẫn cao.Điều này cho thấy hoạt động SXKD của công ty là có hiệu quả. Doanh nghiệp đã biết điều tiết và tiết kiệm các khoản chi phí về nguyên nhiên vật liệu,chi phí quản lý.Năm 2001 doanh nghiệp đã dành trên 300 triệu đồng để trích lập các quỹ. Đời sống của cán bộ CNV trong công ty không ngừng được cải thiện.
Bảng thu nhập bình quân của CNV
Đơn vị : đồng
Năm
2000
2001
2002
Thu nhập bình quân
1.012.811
1000.000
1.040.725
Bảng Cơ cấu vốn của công ty
Năm
2000
2001
2002
TSCĐ/Tổng TS
15
18
26
TSLĐ/Tổng TS
85
82
74
(Nguồn tài liệu:Báo cáo thu nhập bình quân CNV và cơ cấu nguồn
vốn do công ty cơ khí A lập.)
có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng:giá trị TSCĐ của công ty là thấp so với quy mô hoạt động SXKD của công ty.Chính vì vậy dự án cải tạo và mở rộng công ty cổ phần cơ khí Ôtô X là rất cần thiết.
2.Phân tích dự án đầu tư mở rộng năng lực sản xuất của công ty cơ khí:
a. Mục đích đầu tư:
-Đầu tư xây dựng mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách.
-Quy mô công suất :500 xe/năm
-Sản phẩm chủ yếu :Xe ca loại 25-30 chỗ ngồi
Xe ca loại 46-50 chỗ ngồi
-Các hạng mục đầu tư:-Xây dựng mở rộng mặt bằng nhà xưởng
-Đầu tư bổ sung thiết bị công nghệ
b.Tổng vốn đầu tư cho dự án :27.780 triệu đồng.
Trong đó: -Xây lắp :8.580 triệu đồng
-Thiết bị :19.200 triệu đồng
c.Nguồn vốn
-Vốn vay+vốn huy động từ nguồn khác :26780 triệu đồng
d.Thời gian hoàn vốn đầu tư :10năm
Thẩm định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp vay vốn
Quyết định thành lập doanh nghiệp 1041/QĐ/TCCB-LĐ ngày
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0106.doc