Đề tài Thẩm định giá trị thương hiệu BiBiCa

Cách dễ nhất để nhìn nhận giá trị một thương hiệu là dựa trên giá chuyển nhượng. Nhiều người không đồng ý với cách đánh giá này nhưng ít nhất là đã có người chấp nhận giá trị đó và dùng tiền để chứng minh chính kiến của mình. Đó là người mua. Tuy nhiên giá trị chuyển nhượng thường bao gồm cả trị giá tài sản cố định và trị giá thương hiệu nên người ngoài cuộc không ai biết chính xác nếu tính riêng thì giá trị của thương hiệu là bao nhiêu. Khi cố gắng mua lại PeopleSoft vào năm 2004, Công ty Oracle đã sẵn sàng tăng giá tiền chuyển nhượng từ 5 tỉ USD lên 6,3 tỉ USD và cuối cùng chốt lại ở con số khổng lồ 9,4 tỉ USD (theo eweek.com). Không ai biết giá trị cụ thể về thương hiệu của PeopleSoft là bao nhiêu nhưng chắc chắn là phần tài sản cố định của PeopleSoft không thể gia tăng giá trì gần gấp đôi như vậy trong vòng 18 tháng. Tức là giá trị thương hiệu, cũng như lợi thế thương mại của PeopleSoft đã được Oracle định giá trên 4,4 tỉ USD.

Chuẩn mực kế toán ở nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam đã chấp thuận ghi nhận giá trị của thương hiệu như là tài sản vô hình vào bảng cân đối kế toán. Điều này rất dễ làm với các thương hiệu có sự mua bán, chuyển nhượng. Thế nhưng phần nhiều các thương hiệu là do doanh nghiệp tự xây dựng thành công, không thể có giá trị chuyển nhượng để mà ghi sổ.

 

doc23 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 6223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định giá trị thương hiệu BiBiCa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất phương pháp chủ đạo để xác định giá trị thương hiệu mỗi công ty. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu. Hiểu được tầm quan trọng của thương hiệu. Thẩm định giá trị thương hiệu bánh kẹo BiBiCa . 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào ảnh hưởng thương hiệu BiBiCa? Phương pháp nào bạn chọn là phương pháp chủ đạo để thẩm định thương hiệu BiBiCa? 1.4. Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa ( BiBiCa) . 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu Vận dụng phương pháp thống kê , thu thập và phân tích số liệu để làm rõ những nội dung liên quan. Ở trong trường hợp này phương pháp chủ đạo để nghiên cứu là dựa trên mô hình Damodaran mô hình 4 để thẩm định giá trị thương hiệu của công ty cổ phần bánh kẹo BiBiCa . CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU 2.1.1. Khái niệm thương hiệu Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì: “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”. Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là hình tượng về một cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi tắt là doanh nghiệp) hoặc hình tượng về một loại hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu có thể là các nhữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh.... hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Tuy vậy, nếu chỉ là hình tượng với cái tên, biểu trưng thôi thì chưa đủ; đằng sau nó cần phải là chất lượng hàng hóa, dịch vụ, cách ứng xử của doanh nghiệp với khách hàng, cộng đồng, những hiệu quả tiện ích đích thực cho người tiêu dùng do hàng hóa và dịch vụ mà nó mang lại... thì thương hiệu đó mới đi sâu vào tâm trí khách hàng. 2.1.2 Các loại thương hiệu Cũng giống như thuật ngữ thương hiệu, việc phân loại thương hiệu cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm chung, chúng ta có thể đưa ra 2 khái niệm phân loại thương hiệu mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm: Thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm. - Thương hiệu doanh nghiệp (hay thương hiệu gia đình): Là thương hiệu dùng chung cho tất cả hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp. Mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều mang thương hiệu như nhau - Thương hiệu sản phẩm (hay gọi là thương hiệu tập thể): Là thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hóa nào đó, có thể do một doanh nghiệp sản xuất hoặc do các doanh nghiệp khác nhau sản xuất và kinh doanh. 2.1.3. Các chức năng của thương hiệu Thương hiệu có những chức năng quan trọng sau: Nhằm phân đoạn thị trường: Thương hiệu đóng một vai trò tích cực trong chiến lược phân đoạn thị trường, đây là công việc đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu vì nó cho biết thương hiệu muốn nắm gửi gắm thông điệp gì qua sản phẩm và dịch vụ. Đối với mỗi nhóm khách hàng khác nhau, công ty sẽ đưa ra các sản phẩm dịch vụ khác nhau phù hợp với nhu cầu của họ. Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển cảu sản phẩm: Các thương hiệu được biết đến khi sản phẩm được sản xuất và đưa ra thị trường. Thương hiệu đóng vai trò như tấm lá chắn, bảo hộ cho sự đổi mới dưới dạng bảo hộ sở hữu trí tuệ, biểu hiện cho năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới. Đưa sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng: Việc nhận biết một thương hiệu ảnh hưởng đến nhận thức về những sản phẩm trong tương lai. Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm: Thương hiệu chứa đựng trong nó những thông tin về sản phẩm. Một thương hiệu lớn phải truyền tải được nội dung, phương hướng chiến lược, những cam kết và tạo được danh tiếng trên mọi thị trường. Là một cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng: Những chương trình quảng bá thương hiệu thực sự được xem như một cam kết trước khác hàng. Nếu công ty thực hiện đúng như những gí đã cam kết và đem đến cho khách hàng sự thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm thì chắc chắn thương hiệu sẽ nhận được những cảm nhận tốt đẹp và sự trung thành từ phía khách hàng. 2.1.4. Vai trò của thương hiệu 2.1.4.1. Đối với doanh nghiệp Thương hiệu là một tài sản vô giá của doanh nghiệp, nó là tài sản vô hình mà doanh nghiệp đã xây dựng trong nhiều năm bằng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Tài sản đó có thể đưa lại nguồn lợi nhuận rất lớn nếu như doanh nghiệp biết khai thác hết vai trò của nó. Thương hiệu cũng là một sự khẳng định cấp sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ thống các thương hiệu sẽ cho phép các doanh nghiệp tấn công vào từng phân khúc khách hàng khác nhau. Thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao hơn làm khách hàng tự hào hơn (khi sử dụng hàng có thương hiệu nổi tiếng tức hàng hiệu). Thương hiệu là chiến lược quan trọng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến lược thương hiệu có thể chống lại các đối thủ cạnh tranh một cách dễ dàng. Thương hiệu xác lập được sự nhận diện, khuấy động cảm giác của người tiêu dùng. Thương hiệu của doanh nghiệp luôn luôn tồn tại trong tâm tư khách hàng. 2.1.4.2. Đối với người tiêu dùng Có thể khẳng định một điều rằng người tiêu dùng là người được hưởng lợi trong việc xây dựng thương hiệu vì trong vấn đề xây dựng thương hiệu thì nhu cầu và lợi ích của người tiêu dùng là yếu tố được xem xét hàng đầu. Không có thương hiệu, việc lựa chọn sản phẩm rất khó khăn bởi người tiêu dùng không biết lấy gì để đảm bảo rằng họ đã mua đúng sản phẩm mà mình muốn. Khi đã có thương hiệu là đã đảm bảo xuất xứ sản phẩm của doanh nghiệp, người tiêu dùng có thể tin tưởng trong việc lựa chọn mua hàng của mình, họ cảm thấy yên tâm hơn và tránh được rủi ro không đáng có. Một lợi ích nữa đối với người tiêu dùng khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng thương hiệu đó là tiết kiệm thời gian chọn lựa. Để mua sản phẩm người tiêu dùng luôn phải cân nhắc mua sản phẩm nào tốt nhất, đẹp nhất. Mặt khác, sản phẩm đòi hỏi phải đúng chất lượng, xứng đáng với đồng tiền bỏ ra. Một lợi ích khác có thể kể đến, đó là: người tiêu dùng sẽ giảm chi phí nghiên cứu thông tin thị trường, khẳng định giá trị bản thân, giảm rủi ro trong tiêu thụ. 2.2. THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU 2.2.1. Khái niệm về giá trị thương hiệu. Theo David Aker: “Giá trị thương hiệu là một tập hợp các tài sản mang tính vô hình gắn liện với tên và biểu tượng của một thương hiệu, nó góp phần làm tăng hoặc giảm giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ đối với công ty hoặc khách hàng của công ty. Các thành phần chính của tài sản này gồm: Sự nhận biết về tên thương hiệu; lòng trung thành đối với thương hiệu; chất lượng được cảm nhận; các liên hệ thương hiệu.” Giá trị thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp tài sản vô hình này còn lớn hơn cả tài sản hữu hình như đất đai, nhà xưởng, máy móc, hàng hóa và tiền mặt…của doanh nghiệp. 2.2.2. Mục đích của việc định giá trị thương hiệu. - Định giá trong chuyển giao nhãn hiệu - Quản lý maketing nội bộ - Thế chấp - Hỗ trợ khi xảy ra tranh chấp - Cổ phần hóa - Sáp nhập – Mua bán công ty - Tính doanh thu. 2.2.3. Các phương pháp thẩm định giá trị thương hiệu. 2.2.3.1 Cách tiếp cận dựa vào chi phí - Mô hình định giá thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng thương hiệu trong quá khứ + Mô hình này được thực hiện bằng cách chiết khấu các dòng chi phí bỏ ra để tạo dựng trong quá khứ về hiện tại, đây cũng là giá trị của thương hiệu. + Mô hình này gồm 4 bước : Xác định vòng đời của một khoản chi phí để tạo thương hiệu ( giả định khoản chi phí này được khấu hao đều trong suốt vòng đời) Tình tổng chi phí xây dựng thương hiệu hàng năm trong quá khứ trong suốt vòng đời nói trên. Tính phần khấu hao và giá trị còn lại của từng khoản chi phí xây dựng thương hiệu mỗi năm Giá trị thương hiệu bằng tổng giá trị còn lại của các khoản chi phí xây dựng thương hiệu - Mô hình định giá thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng thương hiệu trong tương lai Phương pháp này tính giá trị thương hiệu dựa trên các chi phí thực sự mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra để phát triển thương hiệu đến tình trạng hiện tại. Đây là cách tính đơn giản, dễ làm trong doanh nghiệp vì tất cả đều là số liệu nội bộ. Chỉ đơn thuần tổng hợp các khoản chi, như chi phí nghiên cứu thị trường, quảng cáo, truyền thông… Một giám đốc thương hiệu tồi có thể tiêu sạch ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp nhưng không hề làm gia tăng một đồng giá trị nào cho thương hiệu. Chi phí đầu tư hoàn toàn không tỉ lệ thuận với giá trị gia tăng của thương hiệu nên cách tiếp cận này không chính xác. Tuy nhiên, do sự đơn giản và chủ động trong việc tính toán, một vài doanh nghiệp nhỏ vẫn dùng cách này để tạm tính giá trị thương hiệu của mình. Một cách khác là tính giá trị đầu tư tương đương. Đó là cách lấy chi phí thị trường hiện tại để ước tính tổng số tiền cần bỏ ra để xây dựng một thương hiệu tương đương với thương hiệu hiện tại. Số tiền này bao gồm các chi phí như xây dựng đề án, nghiên cứu thị trường, sản xuất mẫu thử, quảng cáo, khuyến mại… Cách tính này thường được các chuyên gia tính nhẩm nhanh trị giá của một thương hiệu. Dù cách tính này cho một con số gần đúng hơn về mặt thị trường so với cách tính đầu tiên nhưng vẫn còn đó nhiều khiếm khuyết. Hai doanh nghiệp có cùng chi phí đầu tư vào một loại sản phẩm trong cùng một môi trường kinh doanh thì trị giá thương hiệu của họ vẫn khác nhau. Đó là do họ có nhân sự khác nhau, chắc chắn sẽ dẫn đến khả năng làm sinh lợi cho các khoản đầu tư tại thời điểm hiện tại và trong tương lại sẽ khác nhau. Cách tiếp cận dựa vào thị trường Cách dễ nhất để nhìn nhận giá trị một thương hiệu là dựa trên giá chuyển nhượng. Nhiều người không đồng ý với cách đánh giá này nhưng ít nhất là đã có người chấp nhận giá trị đó và dùng tiền để chứng minh chính kiến của mình. Đó là người mua. Tuy nhiên giá trị chuyển nhượng thường bao gồm cả trị giá tài sản cố định và trị giá thương hiệu nên người ngoài cuộc không ai biết chính xác nếu tính riêng thì giá trị của thương hiệu là bao nhiêu. Khi cố gắng mua lại PeopleSoft vào năm 2004, Công ty Oracle đã sẵn sàng tăng giá tiền chuyển nhượng từ 5 tỉ USD lên 6,3 tỉ USD và cuối cùng chốt lại ở con số khổng lồ 9,4 tỉ USD (theo eweek.com). Không ai biết giá trị cụ thể về thương hiệu của PeopleSoft là bao nhiêu nhưng chắc chắn là phần tài sản cố định của PeopleSoft không thể gia tăng giá trì gần gấp đôi như vậy trong vòng 18 tháng. Tức là giá trị thương hiệu, cũng như lợi thế thương mại của PeopleSoft đã được Oracle định giá trên 4,4 tỉ USD. Chuẩn mực kế toán ở nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam đã chấp thuận ghi nhận giá trị của thương hiệu như là tài sản vô hình vào bảng cân đối kế toán. Điều này rất dễ làm với các thương hiệu có sự mua bán, chuyển nhượng. Thế nhưng phần nhiều các thương hiệu là do doanh nghiệp tự xây dựng thành công, không thể có giá trị chuyển nhượng để mà ghi sổ. Cách tiếp cận dựa vào thu nhập 2.2.3.31. Mô hình định giá dựa vào thị trường tài chính của Simon và Sullian. Mô hình này sử dụng giá cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán để ước tính giá trị thương hiệu(GTTH) của công ty. GTTH = giá cổ phiếu*số cổ phiếu – (tài sản hữu hình + tài sản vô hình còn lại) Chú ý : - Mô hình này chỉ áp dụng cho những công ty đã niêm yết - Chỉ thích hợp dùng khi thị trường tài chính có hiệu quả - Cần có kiến thức và kinh nghiệm để xác định giá trị tài sản vô hình còn lại 2.2.3.1.2. Các mô hình định giá dựa trên cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu của Damodaran. - Mô hình định giá thương hiệu bằng cách so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành không có thương hiệu mạnh (mô hình này dựa vào sự khác biệt giữa các dòng thu nhập để tình giá trị thương hiệu) + Cách tiếp cận lợi nhuận hoạt động biên của công ty không có thương hiệu Giả định : sức mạnh của thương hiệu là do việc định giá sản phẩm đem lại, công ty có thương hiệu sẽ có thể định giá cao hơn cho các sản phẩm đồng dạng ( của công ty không có thương hiệu). Cách tiến hành : thay thế lợi nhuận hoạt động biên của công ty có thương hiệu với công ty không có thương hiệu, sự khác biệt trong giá trị sẽ là phần đóng góp của thương hiệu. + Cách tiếp cận dựa vào lợi nhuận trên vốn ROC của công ty không có thương hiệu Giả định : sức mạnh của thương hiệu làm tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn (WACC) của 2 công ty là giống nhau. Cách tiến hành : thay thế tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của công ty có thương hiệu bằng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư của công ty không có thương hiệu. Mô hình suất sinh lợi phụ trội - Mô hình suất sinh lợi phụ trội được áp dụng khi chúng ta không thể tìm ra công ty tương tự không có thương hiệu để so sánh. - Để áp dụng được mô hình này, chúng ta phải đưa ra những giả định rộng lớn, đó là “ toàn bộ lợi nhuận vượt trội (lợi nhuận kiếm được lớn hơn chi phí vốn) mà công ty kiếm được là do sự đóng góp của yếu tố thương hiệu. - Khi đó: Giá trị thương hiệu = dòng tiền DCF của công ty – vốn đầu tư của công ty Các bước tiến hành :+ Thống kê những thông số chính của công ty (doanh thu, chi phí, lợi nhuận…) để tính ra các chỉ số quan trọng như chi phí sử dụng vốn (WACC), suất sinh lợi trên vốn ( ROC), tỷ lệ tái đầu tư (Reinves), tốc độ tăng trưởng (g)… + Tính giá trị của công ty với ROC tính được ở trên bằng cách chiết khấu các dòng tiền từ tương lai về hiện tại. + Tính lại giá trị công ty bằng cách thay ROC bằng WACC. + Chênh lệch giữa 2 giá trị này chính là giá trị thương hiệu của công ty. - Ưu điểm : + Được áp dụng khi chúng ta không tìm được công ty không có thương hiệu có nhiều điểm tương đồng với thương hiệu cần thẩm định giá. + Nếu giả định toàn bộ lợi nhuận vượt trội mà công ty có được là do thương hiệu mang lại thì việc ước tình tương đối đơn giản. - Nhược điểm : + Giả định quá rộng lớn, vì lợi nhuận vượt trội của công ty có được là do tất cả các lợi thế của công ty mang lại chứ không chỉ riêng thương hiệu. + Các sự lựa chọn tính toán có thể ảnh hưởng đến giá trị vốn đầu tư, do đó sẽ ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu ước tính. 2.2.3.1.3. Các mô hình định giá dựa vào tài chính doanh nghiệp và hành vi, tâm lý của người tiêu dùng (tiêu biểu là phương pháp của hãng Interbrand) Interbrand định giá thương hiệu dựa vào mô hình Giá Trị Sử Dụng Kinh Tế, kết hợp cả các yếu tố marketing và tài chính trong việc định giá thương hiệu. Mô hình này có 5 bước tiến hành sau : Bước 1: Phân khúc thị trường (Market Segmentation) Vì thương hiệu có ảnh hưởng khác nhau ở các phân khúc thị trường khác nhau, nên việc xác định tất cả các phân khúc thị trường mà thương hiệu có mặt là hết sức quan trọng. Việc phân tích, tính toán các dòng tiền sẽ được thực hiện theo từng phân khúc và sau đó mới tổng hợp lại. Bước 2: Phân tích tài chính (Financial Analysis) Dự báo doanh số và thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp, từ đó xác định dòng tiền thu nhập do tài sản hữu hình và tài sản vô hình cũng tạo ra. Dòng tiền thu nhập của tài sản vô hình = dòng tiền thu nhập của toàn doanh nghiệp - dòng tiền thu nhập do tài sản hữu hình đóng góp. Theo Interbrand, thu nhập do tài sản hữu hình đóng góp có thể xác định tương đương với chi phí thuê tài sản hữu hình, gồm có tài sản ròng và vốn lưu động sử dụng trong năm. Tính ra giá trị bằng tiền mặt của hai khoản giá trị tài sản ròng và vốn lưu động trong năm và xác định một tỉ suất cho vay hợp lý, chúng ta sẽ xác định được chi phí thuê của tài sản hữu hình. Dòng tiền thu nhập của tài sản vô hình = thu nhập chung của doanh nghiệp - chi phí thuê của tài sản hữu hình. Bước 3: Phân tích nhu cầu (Demand Analysis) Trên cơ sở dòng tiền do các tài sản vô hình tạo ra, chúng ta phải làm tiếp một bước nữa là tách dòng tiền thu nhập do thương hiệu tạo ra từ dòng tiền thu nhập của toàn bộ các tài sản vô hình. Chúng ta thực hiện bước này bằng cách phải định lượng sự ảnh hưởng của thương hiệu đến nhu cầu của khách hàng ngay tại thời điểm mua hàng. Nói cách khác, chúng ta xác định vai trò của chỉ số thương hiệu trong quyết định mua của khách hàng, từ đó, xác định tỉ lệ đóng góp của thương hiệu và xác định được dòng tiền thu nhập do thương hiệu tạo ra. Thương hiệu của doanh nghiệp càng mạnh, thì khả năng duy trì nhu cầu của khách hàng trong tương lai càng lớn và tỉ lệ chiết khấu càng nhỏ. Bước 4: Đo lường sức mạnh cạnh tranh (Competitive Benchmarketing) Một việc quan trọng kế tiếp là phải xác định tỉ số chiết khấu dùng cho các dòng tiền do thương hiệu tạo ra. Tỉ số chiết khấu này được đo lường dựa vào việc định lượng khả năng của thương hiệu trong việc "duy trì" nhu cầu của khách hàng trong tương lai (sự chung thủy, khả năng mua tiếp của khách hàng). Tổ chức Interbrand gọi đó là chỉ số sức mạnh của thương hiệu (brand strength score). Chỉ số này càng lớn, thì rủi ro của dòng tiền thu nhập của thương hiệu trong tương lai càng thấp. Do đó, tỉ lệ chiết khấu áp dụng cho dòng tiền thu nhập của thương hiệu sẽ càng thấp. Bước 5: Xác định giá trị thương hiệu (Brand Value Calculation) Giá trị thương hiệu chính là giá trị hiện tại của các dòng tiền thu nhập do thương hiệu tạo ra. Trong đó, tỉ suất chiết khấu được xác định bởi chỉ số sức mạnh của thương hiệu, như đã nói ở bước 4. Giá trị tạo ra bởi sản phẩm có thương hiệu luôn cao hơn giá trị của sản phẩm tương tự nhưng không có thương hiệu. CHƯƠNG 3 THẨM ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU BIBICA 3.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BIBICA 3.1.1. Giới thiệu về công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần bánh kẹo BIBICA - Tên tiếng Anh: BIEN HOA CONFECTIONERY CORPORATION - Tên giao dịch: BIBICA - Mã chứng khoán: BBC - Trụ sở chính: khu công nghiệp Biên Hòa I, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: (84-61) 836576 . 836240 - Fax: (84-61) 836950 Địa chỉ email: bibica@hcm.vnn.vn Website: www.bibica.com.vn + Vốn điều lệ: 90.000.000.000 (chín mươi tỷ đồng chẵn) + Thời gian hoạt động: kể từ ngày công ty được cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh + Giấy phép thành lập: quyết định thành lập số 234/1998/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ cấp ngày 01 tháng 12 năm 1998. + Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 059167 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 16/01/1999. + Mã số thuế: 3600363970 3.1.2.Ngành nghề kinh doanh - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo. - Xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹo và các hàng hoá khác. - Nhập khẩu trang thiết bị, kỹ thuật và nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất của công ty. 3.1.3.Thị phần Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước. Doanh thu tiêu thụ trong nước chiếm 96-97% tổng doanh thu của Công ty, doanh thu từ xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 3-4% tổng doanh thu với sản phẩm xuất khẩu phần lớn là các sản phẩm nha. Trong thời gian sắp đến Công ty tiếp tục đinh hướng phát triển theo hướng khai thác, mở rộng thị trường nội địa. Với doanh thu tiêu thụ năm 2008 đạt 544,419 tỷ đồng, công ty hiện chiếm khoảng 10% thị trường bánh kẹo được sản xuất trong nước. Với hệ thống phân phối được xáy dựng từ năm 1994 và được mở rộng dần, Công ty hiện có 108 nhà phân phối, trong đó 13 nhà phân phối tại khu vực đồng bắng sông Cửu Long, 42 nhà phân phối tại khu vực Đông Nam Bộ, 23 nhà phân phối tại khu vực miền Trung, 30 nhà phân phối tại khu vực miền Bắc. Đến nay, sản phẩm của Công ty đã đựợc tiêu thụ trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, thị trường chính của Công ty là khu vực miền Nam, chiếm 70% doanh thu của Công ty . Khu vực miền Trung-Cao nguyên và khu vực miền Bắc có tỷ trọng doanh thu ngang nhau, mỗi khu vực chiếm 15% doanh thu của Công ty. Bên cạnh đó thị trường tại các tỉnh thành phố, công ty đã đưa được sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng ở các vùng nông thôn. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của Công ty là thành phố Hô Chí Minh, chiếm 27,36% tổng doanh thu. Kế tiếp là Đồng Nai, 8,77% và Hà Nội 5,28% tổng doanh thu. Một số khu vực thị trường lớn của Công ty : Số NPP-ĐL Doanh thu Tỷ trọng TPHCM * 25 51.237 27,36% Đồng Nai * 14 16.426 8,77% Hà Nội 9 9.896 5,28% Đà Nẵng 2 6.146 3,28% Cần Thơ 2 5.048 2,70% Đắc Lắc 1 4.823 2,58% 3.1.4. Phân tích ngành 3.1.4.1. Tiềm năng phát triển của ngành - Theo dự báo của Tổ chức giám sát doanh nghiệp quốc tế (BMI), đến năm 2013, ngành bánh kẹo sẽ tăng 27,8% về khối lượng và 59,22% về giá trị. Thu nhập khả dụng tăng lên sẽ khuyến khích tiêu dùng các mặt hàng không thuộc diện mặt hàng thiết yếu, đồng thời việc quảng cáo ngày càng tăng và thói quen tiêu dùng cũng đẩy mạnh sự tăng trưởng của ngành này. - Những công ty nước ngoài như Orion Confectionery và Lotte Confectionery của Hàn Quốc đang lên kế hoạch đầu tư vào ngành này, cần đảm bảo ngành sẽ phát triển với tốc độ cao nhờ các sáng kiến về sản phẩm, marketing và các sáng kiến xúc tiến bán hàng. - Việt Nam là nước có dân số lớn với hơn 80 triệu dân, cơ cấu dân số trẻ. Kinh tế phát triển nhanh, mức sống và thu nhập ngày càng cao khiến nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo tăng cao. Lượng tiêu thụ bánh kẹo của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước, chỉ đạt mức 1,25kg/người/năm. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng hiện nay là các sản phẩm bánh kẹo cao cấp có dinh dưỡng, chất lượng, uy tín, tiện dụng và có lợi cho sức khoẻ. 3.1.4.2. Vị trí của công ty trong ngành - Với thị phần khoảng 10%, Bibica luôn có vị trí nằm trong Top 5 của ngành hàng bánh kẹo tại Việt Nam và giữ vị trí dẫn đầu thị trường về sản phẩm bánh kẹo - Bibica đang mở rộng các mối quan hệ hợp tác: Trong năm 2007, Bibica đã triển khai nhiều dự án hợp tác, điển hình như hợp tác toàn diện về kết hợp thương hiệu và truyền thông cho hai nhãn hàng bánh trung thu; từ tháng 5/2008 Bibica trở thành nhà phân phối độc quyền cho Lotte (Hàn Quốc)… - Giá cổ phiếu BBC hiện nay khoảng 39.500 VND/ cổ phiếu, được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao và cân nhắc đầu tư. 3.2. THẨM ĐỊNH GIÁ THƯƠNG HIỆU BIBICA 3.2.1. Các vấn đề cơ bản về thẩm định giá thương hiệu Bibica - Tài sản cần thẩm định : thương hiệu Bibica - Mục đích thẩm định : Mục đích thẩm định giá thương hiệu Bibica là để chuyển nhượng thương hiệu cho một công ty nước ngoài. - Cơ sở thẩm định: Giá trị thị trường và giá trị phi thị trường. + Giá trị thị trường của một tài sản thương hiệu là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường. + Giá trị phi thị trường của một tài sản thương hiệu là mức giá ước tính được xác định theo những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc có thể được mua bán, trao đổi theo các mức giá không phản ánh giá trị thị trường như : giá trị tài sản đang trong quá trình sử dụng, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trị thanh lý, giá trị tài sản bắt buộc phải bán, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị tài sản có thị trường hạn chế, giá trị để tính thuế… - Nguyên tắc thẩm định + Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất : việc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất của tài sản thương hiệu là đạt được mức hữu dụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹ thuật, về mặt pháp lý, về mặt tài chính và đem lại giá trị lớn nhất cho thương hiệu. + Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai : Giá trị của tài sản thương hiệu có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai. Giá trị của thương hiệu cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu. Việc ước tính giá trị thương hiệu luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng thương hiệu của người mua. - Tài liệu cần thiết cho việc thẩm định: các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty Bibica từ năm 2009; bản cáo bạch của công ty, báo cáo hoạt động thường niên… - Thời điểm thẩm định: tháng 09/2010 3.2.2 . Thẩm định giá trị thương hiệu của Bibica 3.2.2.1 Phương pháp định giá trị thương hiệu bằng mô hình dựa trên tiếp cận dòng tiền chiết khấu của Damodaran + Sử dụng mô hình suất sinh lợi phụ trội ROC(không có lợi nhuận vượt trội) = WACC(có lợi nhuận vượt trội) = WACC(không có lợi nhuận vượt trội) Số liệu này được tính toán và lấy ra từ bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2009 của Bibica. Trong đó lãi suất phi rủi ro(rf), Mức bù rủi ro của thị trường( E(rM)-rf ), Hệ số Beta(B) lay từ bảng “market risk permium used in 2010 by companies in 26 diffirent countries.”( phần phụ lục). Đơn vị tính: tỷ đồng Chi đầu tư mới 50.19 Khấu hao 20.232 Thay đổi khoản phải thu 35.966 Thay đổi hàng tồn kho 14.422 thay đổi chi phí phải trả 24.487 Thay đổi vốn lưu động 25.901 Mức tài đầu tư 44.521 EBIT(1-t) 57.292 Tỉ lệ tái đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNoi dung tham dinh BBC.doc
Tài liệu liên quan