Đề tài Thẩm định giá trị thương hiệu OPC

Với các thông tin đã tìm hiểu như trên, có thể nói việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của OPC là rất cẩn thận là chu đáo, đặc biệt trong ngành Dược thì yếu tố này là yếu tố không thể bỏ quên, vì chất lượng sản phẩm công ty đem lại niềm tin cho người tiêu dùng là rất lớn.

Trong hành trình tìm kiếm giá trị thương hiệu OPC, nhóm đã cố gắng thu thập các dữ liệu cần thiết để phục vụ cho mục đích thẩm định. Trong công việc này, nhóm sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền về tương lai để ước lược đóng góp của Thương hiệu OPC cho Công ty, và từ đó có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị thương hiệu OPC nói riêng và giá trị thương hiệu trong công ty nói chung.

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định giá trị thương hiệu OPC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý thuyết trò chơi “ mà ta hay gặp trong các kiến thức vi mô, DN sẽ đánh giá thế mạnh, điểm yếu của mình và đưa ra lựa chọn trước hành động của đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố của SWOT: S : Những mặt mạnh của Doanh nghiệp O : Những cơ hội W : Những mặt hạn chế của doanh nghiệp T : Những nguy cơ tiềm ẩn từ bên ngoài của Doanh nghiệp S : Những mặt mạnh của Doanh nghiệp O : Những cơ hội W : Những mặt hạn chế của doanh nghiệp T : Những nguy cơ tiềm ẩn từ bên ngoài của Doanh nghiệp Cách tiếp cận trong thẩm định giá trị thương hiệu Cách tiếp cận dựa vào chi phí Cách tiếp cận này dựa trên nguyên tắc thay thế. Có nghĩa là giá trị của một tài sản sẽ không lớn hơn chi phí khi thay thế tất cả các bộ phận hợp thành của nó. Có 2 cách tiếp cận chi phí thường được sử dụng đó là: tiếp cận dựa trên chi phí xây dựng thương hiệu trong quá khứ và tiếp cận dựa trên chi phí xây dựng thương hiệu trong tương lai. Mô hình định giá thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng thương hiệu trong quá khứ : Mô hình này xác định và tổng hợp các chi phí quá khứ đã phát sinh để phát triển thương hiệu, tổng chi phí bỏ ra để tạo dựng nên thương hiệu đấy sau khi được chiết khấu về hiện tại được coi là giá trị của thương hiệu đó Ta có thể minh họa dòng tiền chiết khấu ở quá khứ cấu thành nên giá trị thương hiệu như sau: ( sáng sẽ bổ sung bảng biểu ). Đối với cách tiếp cận này ta tiến hành các bước thực hiện như sau: B1: Xác định vòng đời của khoản chi phí xây dựng thương hiệu và giả định khoản chi phí này sẽ được khấu hao đều trong vòng đời của mình B2: Tính chi phí xây dựng thương hiệu hàng năm trong quá khứ cho tổng số năm đúng bằng vòng đời của chi phí xây dựng thương hiệu B3: Đối với mỗi khoản chi xây dựng thương hiệu mỗi năm, tính phần đã khấu hao và giá trị còn lại B4: Tổng giá trị còn lại của tất cả các khoản chi xây dựng thương hiệu chưa khấu hao trong quá khứ cho ta giá trị của thương hiệu. Trong cách tiếp cận này ta cần sử dụng công thức tính như sau: D = P – SV / n D : chi phí khấu hao; P = Giá trị của tái sản; SV: giá trị còn lại; n: thời kỳ khấu hao. Cách tiếp cận này trong thực tế gặp khó khăn trong vấn đề thu thập số liệu về chi phí quá khứ của thương hiệu, đặc biệt là ở Việt Nam vì tính chất ổn định và lâu dài của Thị trường Chứng khoán là hạn chế. Trong khi đó, nếu kéo dài được thời gian khấu hao ta càng tính chính xác hơn giá trị của thương hiệu, thông thường thì thời kỳ khấu hao phải trên 20 năm mới thực hiện được mô hình này, đây có thể coi là khó khăn của vấn đề thẩm định. Bên cạnh đấy mô hình còn gặp hạn chế ở vấn đề như: _ Chi phí không tạo nên giá trị _ Chỉ tính đến giá trị quá khứ mà không xét đến giá trị tương lai của thương hiệu. Mô hình định giá thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng thương hiệu trong tương lai : Mô hình này được sử dụng để thẩm định giá thương hiệu có thể nhận dạng được và có thể tạo ra một sự thay thế cho nó. Mô hình này liên quan đến việc xác định và tổng hợp các chi phí cần thiết để tái tạo nên thương hiệu mà nó có khả năng tạo ra các lợi ích kinh tế trong tương lai giống như thương hiệu đang được thẩm định giá. Về mặt lý thuyết mô hình này chính xác hơn mô hình chi phí quá khứ, tuy nhiên thực tế khó ước tính chi phí thay thế hiện tại một cách khách quan cho một thương hiệu, chẳng hạn như để xác định mức chi phí cần để tạo sự thu hút cho một chương trình quảng cáo rất là khó. Về thưc tế, mô hình này vẫn được các doanh nghiệp nhỏ sử dụng để định giá thương hiệu của mình. Vì tất cả đều có trong số liệu nội bộ của Doanh nghiệp, nhưng để đạt được sự chính xác trong định giá thương hiệu ta hay sử dụng các phuong pháp thu nhập và tiếp cận thị trường dưới đây. Cách tiếp cận theo chi phí dựa trên sự tích lũy những chi phí trong việc xây dựng thương hiệu kể từ khi bắt đầu, như là chi phí quảng cáo, xúc tiến, các chiến dịch sáng tạo, những khoản lệ phí, chi phí đăng ký nhãn hiệu... Tuy nhiên, thường nó là cách tiếp cận kém nhất trong việc xác định giá trị thương hiệu, bởi vì các chi phí phát triển thương hiệu thường không phản ánh mối quan hệ đến khả năng sinh lợi của thương hiệu. Cuối cùng, các nhà đầu tư quan tâm đến khả năng sinh lời của thương hiệu trong tương lai. Cách tiếp cận dựa vào thị trường Có rất nhiều mô hình sử dụng việc nghiên cứu thị trường để đánh giá tương đối hiệu quả của thương hiệu. Cách tiếp cận này không đưa ra một giá trị tài chính cụ thể của thương hiệu, thay vào đó nó đo lường hành vi và thái độ của khách hàng xem ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của thương hiệu. Cho dù có khác nhau như thế nào về độ phức tạp và tinh tế, các mô hình đều cố gắng giải thích, diễn dịch, và đo lường nhận thức của khách hàng liên quan đến hành vi mua hàng. Các cách tiếp cận bao gồm quá trình nghiên cứu kiến thức về sản phẩm (không hiểu, hiểu, hiểu rất rõ), tính thân thuộc, các sản phẩm liên quan, thuộc tính hình ảnh đặc trưng, khả năng mua hàng, sản phẩm thích hơn, mức độ thỏa mãn, kiến nghị. Nhìn chung, các mô hình thống kê này đều được sắp xếp theo trật tự phân hạng và tính điểm để tìm hiểu các mức độ khác nhau của khách hàng từ nhận thức đến yêu thích và cuối cùng là hành vi mua hàng. Sự thay đổi của một hay nhiều chỉ số có thể dẫn đến sự thay đổi của hành vi mua hàng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá trị của thương hiệu. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không phân biệt được tác động của các nhân tố ảnh hưởng khác như nghiên cứu phát triển, thiết kế cũng như mối tương quan rõ ràng giữa các chỉ số marketing và hiệu quả tài chính mang lại của thương hiệu. Một thương hiệu có thể có những chỉ số rất tốt theo cách tiếp cận này nhưng vẫn không tạo được giá trị tối ưu cho cổ đông. Việc tìm hiểu, diễn giải và đo lường các chỉ số tài sản thương hiệu là một phần rất quan trọng cho việc xác định giá trị tài chính của thương hiệu. Nhưng nói cho cùng, đây chẳng qua là việc đo lường hành vi mua hàng của khách hàng mà theo đó đánh giá thành công của thương hiệu. Trừ khi cách đánh giá này được tích hợp vào các mô hình kinh tế, hiện tại nó tỏ ra không hiệu quả trong việc xác định giá trị kinh tế của thương hiệu. Cách tiếp cận dựa vào thu nhập Phương pháp dựa vào giá tiền trả thêm Phương pháp này giả định một vài đặc tính của thương hiệu như chất lượng thương hiệu, sự nhận biết thương hiệu hay sức mạnh thương hiệu cho phép nhà sản xuất quyết định giá tiền mà khách hàng trả thêm cho thương hiệu, giả định cày dựa trên cơ sở là thương hiệu tạo ra lợi ích gia tăng cho khách hàng nên khách hàng sẵn lòng trả tiền cao hơn khi sử dụng sản phẩm của thương hiệu. Khi đó, giá thương hiệu được tính là giá trị hiện tại của các mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có gắn thương hiệu với một sản phẩm giống hệt nó về mọi đặc điểm nhưng không được gắn thương hiệu nhân với số liệu bán hàng. Phương pháp tiền bản quyền Phương pháp tiền bản quyền dựa trên tỉ lệ tiền bản quyền mà công ty không sở hữu thương hiệu phải trả để được sử dụng thương hiệu đó. Theo đó, giá trị thương hiệu được xác định là giá trị hiện tại của dòng tiền thu được từ tiền bản quyền. Cơ sở ước tính tiền bản quyền: Mức doanh thu dự tính. Mức lợi nhuận dự tính. Mức độ độc quyền. Vùng lãnh thổ. Mức độ đóng góp mỗi bên. Tuổi thọ dự tính sản phẩm. Cạnh tranh trong tương lai. Các bước tiến hành: Bước 1: Ước tính doanh thu từ việc bán sản phẩm có thương hiệu. Bước 2: Xác định tỉ lệ tiền bản quyền hợp lý. Bước 3: Ước tính dòng tiền bản quyền. Bước 4: Ước tính dòng tiền bản quyền sau thuế. Bước 5: Ước tính tốc độ tăng thương hiệu mãi mãi, vòng đời hữu dụng và tỉ suất chiết khấu. Bước 6: Chiết khấu dòng tiền bản quyền sau thuế về giá trị hiện tại. Các mô hình định giá dựa trên các cách tiếp cận: Mô hình định giá dựa vào thị trường tài chính của Simon va Sulian: Công thức tính: GTTH=Giá cổ phiếu×Số cổ phiếu-(tài sản hữu hình+tài sản vô hình còn lại) Lưu ý: Chỉ áp dụng đối với các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Mô hình này nhạy cảm với các yếu tố giá cổ phiếu do vậy chỉ thích hợp để thẩm định giá khi thị trường tài chính hiệu quả. Cần có kinh nghiệm và kiến thức để xác định được giá trị của các yếu tố thuộc về tài sản vô hình còn lại. Các mô hình định giá dựa trên cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu của Damodaran: Một số công thức lưu ý: Tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (OM) = EBIT*(1-t)/Doanh thu Lợi nhuận sau thuế trên vốn (ROC) ROC = [EBIT*(1-t)]/(D + E) = OM*Doanh thu/(D + E) G = ROC*tỉ lệ tái đầu tư Các mô hình định giá dựa trên cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu của Damodaran: Mô hình định giá thương hiệu bằng cách so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành không có thương hiệu mạnh Cách tiếp cận lợi nhuận hoạt động biên của công ty không có thương hiệu. OM1 OM2 WACC1 WACC2 Cách tiếp cận dựa vào lợi nhuận trên vốn của công ty không có thương hiệu. ROC1 ROC2 WACC1 WACC2 Cách tiếp cận dựa vào thu nhập vượt trội của công ty không có thương hiệu. ROC1 ROC2 WACC1 WACC2 Mô hình suất sinh lợi phụ trội. ROC1 ROC2 WACC1 WACC2 Mô hình định giá thương hiệu bằng cách so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành không có thương hiệu mạnh: * Cách tiếp cận lợi nhuận hoạt động biên của công ty không có thương hiệu Doanh nghiệp không có thương hiệu mạnh sẽ có lợi nhuận hoạt động biên (OM) thấp hơn doanh nghiệp đang định giá thương hiệu. Coi mức chênh lệch lợi nhuận hoạt động biên này là do thương hiệu tạo ra. Định giá doanh nghiệp với tỉ lệ lợi nhuận hoạt động biên hiện hành. Định giá doanh nghiệp với tỉ lệ lợi nhuận hoạt đông biên của doanh nghiệp so sánh. * Cách tiếp cận lợi nhuận trên vốn của công ty không có thương hiệu Doanh nghiệp không có thương hiệu mạnh sẽ suất sinh lời trên vốn đầu tư thấp hơn doanh nghiệp đang định giá thương hiệu. Coi mức chênh lệch suất sinh lời trên vốn đầu tư này là do thương hiệu tạo ra. Định giá doanh nghiệp với suất sinh lời trên vốn đầu tư hiện hành. Định giá doanh nghiệp với suất sinh lời trên vốn đầu tư của doanh nghiệp so sánh. * Cách tiếp cận dựa vào thu nhập vượt trội của công ty không có thương hiệu * Mô hình suất sinh lợi phụ trội *Cách tiếp cận dựa vào thu nhập Phương pháp dựa vào tài chính daonh nghiệp và hành vi người tiêu dùng: Các bước thực hiện: Bước 1: Phân khúc thị trường của thương hiệu Bước 2: Phân tích tài chính để tính giá trị kinh tế gia tăng (EVA) của dòng doanh thu sản phẩm có gắn thương hiệu ước tính qua các năm. Bước 3: Tách dòng thu nhập chỉ do thương hiệu mang lại. Bước 4: Phân tích sức mạnh thương hiệu để ước tính suất chiết khấu thương hiệu. Bước 5: Chiết khấu dòng thu nhập do thương hiệu tạo ra về hiện tai => Giá trị thương hiệu. Chương III: THẨM ĐỊNH GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU OPC Giới thiệu về công ty Cổ phần Dược phẩm OPC Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC, tiền thân là Xí Nghiệp Dược phẩm TW 26 – OPC, được thành lập ngày 24/10/1977. Tháng 2/2002, OPC chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty Cổ phần, trở thành một trong những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa sớm nhất của Bộ Y tế. OPC có vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, đến nay đã nâng lên 81,9 tỷ đồng và chính thức giao dịch cổ phiếu với mã chứng khoán OPC tại sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. OPC chuyên sản xuất thuốc từ dược liệu, kết hợp y học cổ truyền với công nghệ hiện đại, một trong những đơn vị sản xuất đông dược đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ GMP - WHO, GLP, GSP , ISO 9001: 2000. Dược phẩm OPC không những chiếm lĩnh thị phần lớn trong nước, OPC đã từng là một đơn vị xuất khẩu mạnh nhất trong ngành dược Việt Nam . Sản phẩm của OPC đã có mặt tại 15 nước trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm, doanh số trên 200 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 38 tỷ đồng/năm, lương bình quân 5 triệu đồng /tháng. Qua 30 năm hoạt động, OPC được người tiêu dùng và ngành y dược trong ngoài nước biết đến như một trong những thương hiệu dược phẩm uy tín hàng đầu. Lấy nền tảng y dược học cổ truyền, áp dụng kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến trên thế giới để tạo ra những sản phẩm độc đáo phục vụ nhu cầu sử dụng thuốc trong nước và xuất khẩu. OPC phát huy thế mạnh của mình trên thương trường dược phẩm có nguồn gốc dược liệu đầy tiềm năng. Kiến trúc thương hiệu của OPC Thương hiệu OPC là thương hiệu bảo trợ với nhiều dòng sản phẩm uy tín được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Thương hiệu OPC được khẳng định trên 30 năm từ những sản phẩm uy tín như Viên trị sỏi thận Kim Tiền Thảo, Dầu Khuynh Diệp OPC nhãn hiệu “Mẹ bồng con”, thuốc giọt trợ tim Cortonyl, thuốc đau răng Dentanalgi, Dầu Nóng Mặt Trời, Cao Ích Mẫu, Viên sủi bọt Vitamin các loại, cồn nguyên liệu dược dụng, các chế phẩm từ cồn. Cả nước có trên 60 nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm Kim Tiền Thảo nhưng Kim Tiền Thảo OPC vẫn được đa số người tiêu dùng tín nhiệm, Kim Tiền Thảo OPC luôn chiếm thị phần lớn nhất, là một trong 10 mặt hàng có doanh thu cao nhất trong Tổng Công ty Dược Việt Nam. Chiến lược định vị của OPC OPC là đơn vị đầu tiên của ngành dược Việt Nam đầu tư có hiệu quả các dây chuyền công nghệ tiên tiến như 6 hệ thống chiết xuất đa năng, 2 hệ thống cô màng mỏng, dây chuyền sản xuất viên nang mềm, dây chuyền sản xuất viên sủi, hệ thống sản xuất cồn nguyên liệu dược dụng với công suất 3.500.000lít/năm. OPC cũng đã đầu tư thiết bị tiệt trùng vi sóng đầu tiên với công suất 200kg/giờ, một hệ thống sấy rung với công suất 150-200kg/giờ. Bên cạnh đó OPC đã ứng dụng chuyên nghiệp các máy móc thiết bị kiểm nghiệm thuộc thế hệ mới như hệ thống sắc ký lỏng cao áp, máy sắc ký khí, máy quang phổ hấp thu, máy chuẩn độ điện thế v.v …   Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài thuốc cổ truyền cũng đã được OPC phối hợp, ứng dụng bào chế thành công nhờ công nghệ sản xuất dược phẩm tiên tiến để tung ra thị trường hàng trăm loại dược phẩm có liều dùng thấp, hiệu quả điều trị cao như viên thanh nhiệt giải độc Cabovis, viên an thần Mimosa, viên dưỡng não OP.Can, viên ích mẫu OP.Cim, viên nhuận tràng OP.Liz, viên trị viêm xoang Rhinassin OPC, viên thấp khớp Fengshi OPC, Linh Chi OPC vv…Sản phẩm mang thương hiệu OPC luôn được người tiêu dùng tín nhiệm qua các cuộc khảo sát bình chọn.  Kế hoạch Kinh doanh của OPC Đối với công tác thị trường: - Công ty đã tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường nội địa. Cùng với các chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu, Cần Thơ, trong năm 2008 chi nhánh Nghệ An và Đà Nẵng đã đi vào hoạt động. Như vậy, sản phẩm OPC đã được phân phối trên khắp 64 tỉnh thành; đội ngũ trình dược viên và cộng tác viên phủ rộng 45 tỉnh thành được đào tạo chuyên nghiệp đã phối hợp nhịp nhàng, vượt trội và hiệu quả. So với năm 2007, sản phẩm OPC chỉ thâm nhập vào 81 cơ sở điều trị trên cả nước, nhưng trong năm 2008, con số này đã lên đến 327 bao gồm Bệnh viện, Viện Y học cổ truyền, Trung tâm y tế, Phòng chẩn trị, Phòng khám đa khoa, Bệnh xá. Hơn 150 sản phẩm OPC đã được bán tại 4500 nhà thuốc, hiệu thuốc trên toàn quốc. - Đối với xuất khẩu, tuy còn khiêm tốn nhưng doanh thu xuất khẩu năm 2008 là 24,67 tỉ đồng đạt 616,7 % so với năm 2007. Ngoài việc củng cố các thị trường truyền thống như: Pháp, Ucraina, Moldova, Estonia, Litva, Latvia,… Công ty đang có chương trình xúc tiến thương mại với Campuchia, Lào, các nước châu Phi. - Với tôn chỉ hoạt động trong công tác thị trường, OPC luôn nhận thức về giá trị và uy tín của thương hiệu như là một tài sản qúy giá nhất của doanh nghiệp. Các hoạt động thị trường trong năm 2008 phong phú đa dạng: tham gia hội chợ HVNCLC tại An Giang, Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Campuchia, hội chợ thương mại Việt Lào; họp mặt khách hàng thân thiết kết hợp với khai trương văn phòng chi nhánh mới; hội thảo giới thiệu thuốc với Hội đông y các quận huyện, Bệnh viện đông y, Trung tâm y học cổ truyền… Ban lãnh đạo Công ty đã có những giải pháp và chiến lược để phát triển thị tường công ty trong năm 2009 như sau: - Tiếp tục củng cố và phát triển thị trường, kênh phân phối nội địa làm trọng tâm, quan tâm đặc biệt đến hệ thống phân phối nhà thuốc lẻ; mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước lân cận và châu Phi. - Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các chi nhánh Cần Thơ, Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng; đưa chi nhánh Nghệ An vào hoạt động trong quý 3/2009. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu thầu đưa sản phẩm OPC vào phục vụ các tuyến bệnh viện, Bệnh viện y học cổ truyền, Viện y dược học dân tộc, Khoa đông y,… - Giữ vững các danh hiệu cao quý như: Thương hiệu quốc gia, Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Sao vàng đất Việt và Sao vàng phương nam,… Trong công tác tài chính kế toán : - Tiếp tục phát huy công tác sử dụng vốn hiệu quả, bảo toàn vốn, phát triển nguồn vốn; đảm bảo tính minh mạch và công khai trong công tác quản trị tài chính. Lập kế hoạch vay và sử dụng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2 dự án nhà máy dược phẩm OPC Bình Dương. - Phân tích, đánh giá kịp thời diễn biến cơ cấu giá thành, các loại chi phí, làm cơ sở cho việc ra quyết định trong thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ: - Thực hiện các biện pháp kỹ thuật, thay thế các công đoạn thủ công, ứng dụng thiết bị đóng gói tự động góp phần giảm giá thành sản phẩm. - Đầu tư công nghệ mới cho dự án xây dựng nhà máy mới tại Bình Dương. - Nghiên cứu và đưa ra thị trường kịp thời dòng sản phẩm mới có tính đột phá, phát triển theo chiều sâu, chú trọng nghiên cứu tiêu chuẩn hóa, các tác dụng dược lý, sinh khả dụng, tương đương sinh học, nghiên cứu tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng để nâng tầm giá trị của dược liệu cũng như các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược. - Hoàn thành dự án ERP. - Thực hiện lộ trình áp dụng GMP WHO của Bộ Y tế, đồng thời thực hiện chủ trương di dời của UBND Tp.HCM đối với các cơ sở sản xuất, tập trung đảm bảo tiến độ thực hiện dự án xây dựng nhà máy Dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP WHO tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư ước tính 160 tỉ đồng, trong đó: · Vốn tự có: 60 tỉ đồng · Vốn vay : 100 tỉ đồng Thời gian thực hiện: từ tháng 10/2008 đến quý 4/2011. Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2012. - Phối hợp các cơ quan quản lý Nhà nước để thực hiện việc chuyển đổi mục đích, công năng sử dụng khu đất 1017 Hồng Bàng – Q6 – Tp.HCM. Trong công tác tổ chức – Quan hệ cổ đông: - Hoàn thiện bộ máy tổ chức tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc phát triển công tác quan hệ với nhà đầu tư (IR: Investor Relations) nhằm tạo mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa Công ty với các nhà đầu tư hiện hữu lẫn tiềm năng, mang lại giá trị ngày càng cao cho cổ đông. - Hiện nay, Công ty đã ký kết hợp đồng tư vấn với Công ty chứng khoán Thăng Long để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. - Trình xin ý kiến Cổ đông trong phiên họp thường niên năm 2009 về việc lựa chọn công ty kiểm toán năm 2009. Trong công tác tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách đối với người lao động và quan hệ cổ đông: - Tại thời điểm 31/12/2008, tổng số lao động của Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC và Công ty TNHH MTV OPC Bình Dương là 527 người, cơ cấu so với năm 2007 như sau: Đvt: người Cơ cấu lao động Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ % 1. Đại học và sau đại học 103 109 105,83 2. Cao đẳng và THCN 103 120 116,50 3. Công nhân kỹ thuật và lao động khác 298 298 100,00 Tổng cộng 504 527 104,56 - Đã xây dựng và thực hiện thang bảng lương mới, chính sách khoán mới đối với phòng kinh doanh tiếp thị; hợp lý hóa mối tương quan giữa định mức lao động và đơn giá tiền lương nhằm tăng năng suất lao động lên 35,68 % so với mức khoán của năm 2008, năng suất thực tế năm 2008 tăng 4,84% so với năm 2007. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2008 là 5,2 triệu đồng, tăng 0,8 triệu đồng so với thu nhập bình quân năm 2007. Ngoài ra, Công ty đã duy trì và đảm bảo đầy đủ các chế độ, chính sách liên quan đúng theo luật lao động, thỏa ước lao động tập thể đã ký kết giữa đại diện tổ chức Công đoàn và người sử dụng lao động. - Đã thay đổi cơ cấu nhân sự cấp cao, sáp nhập phòng marketing và kinh doanh, sắp xếp lại các khối chuyên môn nghiệp vụ, tinh gọn bộ máy, trẻ hóa nguồn nhân lực, năng động hóa đội ngũ quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. - Năm 2008, đã có 07 cán bộ tốt nghiệp thạc sĩ (06 thạc sĩ ngành dược và 01 ngành quản trị kinh doanh), trong đó 01 thạc sĩ tiếp tục làm nghiên cứu sinh để lấy văn bằng tiến sĩ; 03 dược sĩ theo học cao học. Đối với người lao động, đã tổ chức đào tạo cho 430 lượt người trong Công ty về nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức về GPs, vệ sinh an toàn, bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, Công ty đã tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho 85 sinh viên và học viên các trường Đại học Y dược, Đại học Bách khoa, Kỹ thuật Cao thắng. Theo đánh giá của Tổng Cty dược VN, OPC là một trong 5 đơn vị thực hiện tốt công tác đào tạo cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Đã hoàn tất hồ sơ niêm yết theo đúng tiến độ, tổ chức buổi tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến việc giao dịch chứng khoán trên sàn HoSE, các thủ tục lưu ký, … giữa đơn vị tư vấn SSI và cổ đông OPC. - Năm 2008, OPC đã chọn Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học Tp.HCM (AISC) làm Công ty kiểm toán cho năm tài chính 2008. - Về công tác quan hệ cổ đông: OPC duy trì kênh thông tin đến nhà đầu tư, cổ đông thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, bộ phận công bố thông tin, phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, bản tin chứng khoán,…), website của các cơ quan ban ngành có liên quan như: Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, các Công ty chứng khoán,….Kết quả hoạt động kinh doanh và các thông tin quan trọng được công bố đầy đủ, kịp thời, chính xác và minh bạch trên website của OPC Hành trình tìm kiếm giá trị thương hiệu OPC: Với các thông tin đã tìm hiểu như trên, có thể nói việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của OPC là rất cẩn thận là chu đáo, đặc biệt trong ngành Dược thì yếu tố này là yếu tố không thể bỏ quên, vì chất lượng sản phẩm công ty đem lại niềm tin cho người tiêu dùng là rất lớn. Trong hành trình tìm kiếm giá trị thương hiệu OPC, nhóm đã cố gắng thu thập các dữ liệu cần thiết để phục vụ cho mục đích thẩm định. Trong công việc này, nhóm sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền về tương lai để ước lược đóng góp của Thương hiệu OPC cho Công ty, và từ đó có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị thương hiệu OPC nói riêng và giá trị thương hiệu trong công ty nói chung. Các bước tiến hành để tìm ra kết quả theo phương pháp chiết khấu dòng tiền được nhóm thực hiện như sau: B1 : xác định chi phí vốn bình quân ( WACC ) B2 : xác định chi phí vốn chủ sở hữu ( Re ) bằng mô hình CAMP B3: xác định hệ số beta, Rf, Rm trong công thức của CAMP B4: xác định chi phí lãi vay ( Rd ) dựa vào báo cáo KQKD của OPC B5: xác định tỷ lệ D / ( D + E ); E / ( D + E ). B6: dựa vào các số liệu tổng hợp từ các bước trên xác định giá trị WACC. B7: lập bảng ngân lưu của Công ty OPC để xác định FCFF hằng năm. B8: với các FCFF tổng hợp được ta tính giá trị kết thúc TV B9: từ giá trị công ty OPC ta xác định giá trị thương hiệu OPC Quá trình thực hiện như sau: B1 : xác định chi phí vốn bình quân ( WACC ) WACC = Re. E/ ( D + E ) + Rd ( 1 – Tc )D/( D + E ) Trong đó: Re: chi phí vốn chủ sở hữu Rd: chi phí nợ vay Tc : thuế TNDN E : giá trị vốn chủ sở hữu D : giá trị nợ vay WACC : chi phí vốn bình quân trọng số B2 : xác định chi phí vốn chủ sở hữu ( Re ) bằng mô hình CAMP Đế xác định WACC, trước tiên ta xác định Re của OPC, lấy số liệu từ BCTC của OPC năm 2009 đã được kiểm toán ta có: Chi phí vốn chủ sở hữu : Re = Rf + ß[ E( Rm ) – Rf ] B3: xác định hệ số beta, Rf, Rm trong công thức của CAMP Dựa vào số liệu lịch sử, beta được ước lượng dưới phương trình hồi quy: R ( OPC, t ) = α ( OPC ) + β ( Rm, t ) R ( OPC,t ) = Suất sinh lợi cổ phiếu OPC trong kỳ (ngày, tuần hay tháng) t α ( OPC ) = Tung độ gốc của hàm hồi quy β ( OPC ) = Hệ số beta của OPC Rm,t = Suất sinh lợi của chỉ số VN-Index trong kỳ t Hệ số beta : 0.66 ( chạy phần mềm Eviews hay Megastock với thời gian giao dịch xác định trong 52 tuần gần đây nhất để xác định hệ số này.) Rf : lãi suất phi rủi ro. E ( Rm ) – Rf : mức độ bù đắp rủi ro hay còn được gọi là MRP (Market Risk Primium ) MRP được nêu trong mô hình Định giá Tài sản vốn (CAPM) như là phần chênh lệch giữa lợi suất danh mục thị trường và lợi suất phi rủi ro. Theo từng thời kỳ, độ biến động mà yêu cầu này có thể cao hay thấp. Ở Mỹ, người ta thường lấy danh mục thị trường như chỉ số S&P500, đo lợi suất bình quân trong nhiều năm của nó, lợi suất phi rủi ro có thể lấy Lợi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm bình quân trong thời gian đủ dài. Trong một khảo sát mới đây của giáo sư Pablo và Javier ở EISE Business School, ông ta khảo sát mức độ đòi hỏi về MRP ở một số nước đối với các chuyên gia phân tích, các công ty và các giáo sư . Kết quả cho thấy, MRP năm 2010 (sau đại khủng hoảng: Great Financial Crisis – GFC) giảm nhẹ so với năm 2009 và Việt Nam có MRP rất cao là 13,3%. Ở VN, ta thường tham khảo MRP chứ ít khi tự tính toán, vì thị trường VN chưa đủ dài và độ ổn định để đánh giá mức lợi suất cũng như chưa có danh mục đại diện cho danh mục thị trường (VN_Index hay HASTC_Index chưa đủ lớn và đa d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docopc_nhom11_vgk33_8635.doc
Tài liệu liên quan