Đề tài Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Cầu Giấy

A MỞ ĐẦU . 1

B NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM

1.1 Hoạt động cho vay của NHTM 3

1.1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM . 3

1.1.2 Hoạt động cho vay của NHTM . 4

1.1.3 Hoạt động cho vay theo DA của NHTM 5

1.2 Thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của NHTM 7

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết của công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của NHTM . 7

1.2.2 Nội dung thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của NHTM . 8

1.2.2.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của DA . 11

1.2.2.2 Thẩm định tài sản đảm bảo 11

1.2.2.3 Thẩm định kế hoạnh doanh thu,chi phí và lợi nhuận hàng năm của DA . 13

1.2.2.4 Thẩm định dòng ròng tiền hàng năm của DA 15

1.2.2.5 Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA . 18

1.2.2.6 Phân tích rủi ro DA . 23

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của NHTM 26

1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan . 26

1.3.2 Nhân tố khách quan .

 28

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH

DỰ ÁN TẠI CHI NHÁNH NHCT CẦU GIẤY.

2.1 Khái quát về hoạt động của chi nhánh NHCT Cầu Giấy 31

2.1.1 Cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh NHCT Cầu Giấy . 31

 Các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh NHCT Cầu Giấy 33

2.2.2 Kết quả hoạt động của Chi nhánh NHCT Cầu Giấy trong thời gian vừa qua 34

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 34

2.1.2.2 Hoạt động tín dụng . 36

2.1.3.1 Hoạt động cho vay theo DA của Chi nhánh NHCT Cầu Giấy 39

2.1.3 Nội dung công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Cầu Giấy . 40

2.1.3.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của DA 41

2.1.3.2 Thẩm định kế hoạnh doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của DA 42

2.1.3.3 Thẩm định dòng tiền ròng hàng năm của DA . 43

2.1.3.4 Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của DA 43

2.1.3.5 Phân tích rủi ro DA . 44

2.2 Ví dụ minh hoạ công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy . 45

2.3 Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy 49

2.3.1 Kết quả đạt được . 49

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân . 52

2.3.2.1 Hạn chế . 52

2.3.2.2 Nguyên nhân . 57

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NHCT CẦU GIẤY.

3.1 Định hướng phát triển của chi nhánh NHCT Cầu Giấy trong thời gian tới 65

3.1.1 Định hướng hoạt động cho vay theo DA và công tác thẩm định tài chính DA . . 65

3.1.2 Định hướng phát triển công tác thẩm định tài chính DA trong hoạt động cho vay của chi nhánh NHCT Cầu Giấy . 66

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính DA tại chi nhánh NHCT Cầu Giấy . 67

3.2.1 Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính DA . 67

3.2.1.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư , cơ cấu vốn đầu tư, nguồn tài trợ và tài sản đảm bảo của DA . 67

3.2.1.2 Thẩm định doanh thu_ chi phí _ lợi nhuận hàng năm của DA 69

3.2.1.3 Thẩm định dòng tiền ròng của DA . 70

3.2.1.4 Phân tích rủi ro của DA . 72

3.2.2 Nâng cao chất lượng thông tin và trang thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ công tác thẩm định tài chính DA 73

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thông tin về DA 73

3.2.2.1 Hiện đại hoá trang thiết bị và cơ sở hạ tầng phục vụ công tác thẩm định tài chính DA . 76

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện công tác thẩm định tài chính DA một cách có hiệu quả . 76

3.3 Kiến nghị 78

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và bộ, ngành liên quan 79

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước . 79

3.3.3 Kiến nghị với NHCT Việt Nam . 80

3.3.4 Kiến nghị với chủ DA đầu tư . 81

C KẾT LUẬN 83

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 85

 

 

CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN:

 

DA : Dự án

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHCT : Ngân hàng công thương

TSCĐ : Tài sản cố định

 

DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN

 

 

Biểu đồ 1 Biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Công thương Cầu Giấy . Trang 30

Biểu đồ 2 Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay của Chi nhánh ngân hàng Công thương Cầu Giấy Trang 31

Bảng 1 Mức dự nợ quá hạn của chi nhánh Trang 41

Bảng 2 Bảng thể hiện giá trị NPVcủa dự án khi giá nguyên liệu và giá bán thép thay đổi Trang 61

Bảng 3 Bảng thể hiện giá trị IRR của dự án khi giá nguyên liệu và giá bán thép thay đổi Trang 62

 

 

 

doc103 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương Cầu Giấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng nhất mà Chi nhánh tiến hành là thẩm định tài chính dự án. Khi tiến hành thẩm định tài chính của dự án thì chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy tiến hành thẩm định các nội dung sau: Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư( biểu 2.1) : Tổng mức vốn đầu tư : 60 427 500 000đ. Trong đó: Vốn đầu tư vào đây chuyền thiết bị: 38 000 000 000đ. Vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng: 22 427 500 000đ. Nguồn đầu tư : Vốn tự có: : 24 171 000 000đ. Vay trung- dài hạn ngân hàng : 36 256 500 000đ. Qua thẩm định ngân hàng nhận thấy công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng cán thép mới bằng việc cải tạo dàn máy cán thép hiện có, bổ sung thêm thiết bị nhập ngoại để chuyển công nghệ bán thủ công hiện nay sang máy cán thép liên tục công nghệ tiến tiến. Thẩm định kế hoạch vay vốn và trả nợ : Tổng số vốn xin vay:36 256 500 000đ Thời gian xin vay: 06 năm. Thời gian trả nợ: 06 năm. Lãi suất vay:12%/năm. Phương thức trả nợ: hoàn trả gốc và lãi vay vào cuối mỗi năm ngay từ năm hoạt động đầu tiên( biểu 2.5) Tài sảm bảo đảm: Tài sản bảo đảm chính là tài sản cố định ( máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng) được hình thành bằng nguồn vốn vay ngân hàng. Thẩm định doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án Về chi phí(biểu 2.3) : Qua thẩm định ngân hàng hàng nhận thấy định mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu mà dự án đưa ra là họp lý, phù hợp với định mức kinh tế kỹ thuật trung bình của ngành và mức giá cả hiện nay trên thị trường. Về khấu hao máy móc thiết bị và cơ sở hạ tầng(biểu 2.2): Theo quy định của Bộ Tài Chính về tính khấu hao máy móc thiết bị thì với những máy móc thiết bị phục vụ ngành sản xuất vật liệu xây dựng, thời gian tính khấu hao từ 6 đến 8 năm. Tuy nhiên đây là thiết bị có công nghệ hiện đại, chủ dự án tính khấu hao thiết bị 06 năm( 17%/năm) là nhanh nên ngân hàng tính lại mức khấu hao máy móc thiết bị mỗi năm là 14% nguyên giá. Cơ sở hạ tầng ngân hàng đồng ý với chủ dự án tính thời gian tính khấu hao là 10 năm, tỷ lệ khấu hao mỗi năm là 10% nguyên giá. Dự án sử dụng phương pháp khấu hao đều và sau khi hết khấu hao, giá trị còn lại của tài sản cố định được cộng vào dòng tiền năm cuối cùng của dự án. Về doanh thu: Doanh thu được tính hàng năm là doanh thu không có VAT. Doanh thu tiêu thụ hàng năm = Sản lượng tiêu thụ hàng năm x Giá bán (không có VAT) Trong ba năm đầu mới đưa vào hoạt động, công suất hoạt động của nhà máy chỉ đạt 70%, 80% và 90%/ năm. Do nhu cầu thép trên thị trường ngày càng tăng nên trong những năm tiếp theo, khi nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định công suất hoạt động của nhà máy có thể đạt 100% công suất thiết kế. Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của dự án(Biểu 2.6) Bảng dự tính giá thành sản phẩm của dự án ( biểu 2.4) Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án ( Biểu 2.7): Ngân hàng xác định dòng tiền hàng năm của dự án theo công thức: Dòng tiền tại thời điểm bỏ vốn đầu tư (CF0): CF0 = - Tổng vốn đầu tư . Dòng tiền ròng ở cuối mỗi năm thực hiện dự án ( trừ năm cuối): NCFt = Thu nhập sau thuế + Khấu hao + Lãi vay. Dòng tiền ròng ở năm cuối cùng của dự án: NCFt = Thu nhập sau thuế + Khấu hao + Lãi vay + Nguồn thu khác. Nguồn thu khác có thể là giá trị thanh lý TSCĐ( sau khi đã trừ thuế thu nhập phần thanh lý) và tài sản lưu động ròng thu hồi (nếu có). Thẩm định các chi tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (Biểu 2.7) : Trên cơ sở dự tính doanh thu và chi phí hàng năm của dự án, ngân hàng tính được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án là: Giá trị hiện tại ròng: NPV = 88 847 912 000đ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ: IRR = 44,72 % Thẩm định rủi ro của dự án: Khi thẩm định rủi ro của dự án, ngân hàng sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy. Khi chi phí đầu vào tăng mà giá bán không thể tăng cao: Thị trường thép thời gian vừa qua đã chứng minh trong thời điểm đầu tư năm 2004, khi giá phôi thép tăng từ 200USD/tấn CIF lên 400USD/tấn CIF thì các nhà sản xuất thép trong nước không thể tăng giá cao gần gấp đôi như giá phôi mà phải tăng từ từ, tănglàm nhiều lần để thị trường chấp nhận và không gây sốc cho người tiêu dùng. Vì vậy ngân hàng đưa ra hai giả định: Giả sử khi giá nguyên vật liệu đầu tư vào đặc biệt là giá phôi thép nhập khẩu tăng lên 5% mà giá bán chưa thể tăng ngay, doanh thu không tăng Giả sử khi giá nguyên vật liệu đặc biệt là giá phôi thép nhập khẩu tăng lên 10% nhưng giá bán chỉ có thế tăng lên 5%, làm doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng 5%. Khi chi phí đầu tư vào tăng nhưng tổng doanh thu lại giảm: Tuy nhiên cũng có khả năng khi giá nguyên vật liệu đầu tư vào tăng cao làm cho gia thép trên thị trường cũng tăng theo nhưng tổng lượng thép tiêu thụ trên thị trường lại không tăng thậm chí giảm mạnh. Nguyên nhân tiêu thụ thép chậm là do sự biến động trên thị trường thép thế giới làm mất cân bằng cung- cầu nguyên liệu sản xuất thép trong khi VINAFCO cũng như các nhà máy thép khác ở Việt Nam phải nhập khẩu từ 80 đến 100% nguyên liệu là phôi thép để phục vụ sản xuất. Vì vậy khi có sự biến động về giá phôi thép trên thị trường thì giá thép sẽ tăng cao làm ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, nhiều công trình đã phải dừng hoặc xây dựng cầm chừng dẫn đến sản lượng thép tiêu thụ giảm, do vậy doanh thu tiêu thụ của dự án trong các năm có thể giảm. Ngân hàng giả định khi chi phí đầu tư vào tăng 10% nhưng doanh thu giảm 5%. 2.3 Đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy: 2.3.1 Kết quả đạt được: Bảng số liệu phản ánh tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy cho thấy công tác thẩm định tài chính dự án là một nhân tố rất tích cực có ảnh hưởng quan trọng đến việc thay đổi cơ cấu dư nợ của ngân hàng trong thời gian vừa qua theo xu hướng tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn ngày càng tăng thông qua việc tỷ trọng dư nợ tín dụng của các khoản cho vay theo dự án ngày càng tăng cả về quy mô và số lượng dự án. Việc thay đổi cơ cấu tín dụng làm giảm nguy cơ rủi ro tín dụng cho ngân hàng vì ngân hàng đã thực hiện đa dạng hoá loại hình và lĩnh vực cho vay, đồng thời mức lãi suất cho vay cho các dự án thường cao hơn rất nhiều so với các khoản cho vay ngắn hạn khác nên thu nhập của ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Đạt được những thành công trên là sự nỗ lực cố gắng của toàn thể các bộ phận trong chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy, tuy nhiên cần phải nhấn mạnh đến sự cố gắng trong công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay vì thông qua thẩm định tài chính dự án đầu tư, chất lượng hoạt động tín dụng đặc biệt là các khoản cho vay trung và dài hạn được nâng cao, điều này có lợi cho vả ngân hàng và khách hàng. Thẩm định tài chính dự án là công tác có vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng , tuy đây là một nghiệp vụ khó và phức tạp nhưng lại hết sức cần thiết và quan trọng đối với ngân hàng. Nhận thức được điều này nên trong thời gian vừa qua chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy đã cố gắng thực hiện tốt nghiệp vụ này và đạt được nhiều kết quả khả quan. Công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh từ chỗ còn ít kinh nghiệm, nội dung sơ sài, độ chính xác không cao và còn nhhiều thiếu sót nhưng hiện nay kết quả của công tác thẩm định tài chính mỗi dự án đã dựa trên sự phân tích toàn diện, vừa tổng hợp vừa chi tiết về các khía cạnh của dự án đặc biệt là việc sử dụng vốn, chi phí- lợi nhuận, nguồn trả nợ của dự án ... Vì vậy kết quả thẩm định tài chính dự án của ngân hàng đã đạt được sự chính xác và đầy đủ nhất định, trở thành bằng chứng tin cậy để ngân hàng ra quyết định tín dụng. Bên cạnh thẩm định tài chính ngân hàng còn tiến hành thẩm định các nội dung khác của dự án như: thẩm định tính pháp lý, thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật... Điều này đã giúp cho ngân hàng đưa ra kết luận về thẩm định tài chính dự án và ra quyết định tín dụng được chính xác và hiệu quả hơn. Cùng với các chi nhánh khác trong toàn hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy đã và đang triển khai chương trình hiện đại hoá ngân hàng nhờ đó chi nhánh có thể nhanh chóng nắm bất được thông tin về khách hàng, về thị trường, về tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng qua việc hồ sơ của khách hàng được lưa trữ trong máy tính, quy trình thẩm định tài chính dự án được hỗ trợ bởi các phần mềm dành cho ngân hàng và sự kết nối của các bộ phận trong chi nhánh thông qua mạng máy tính nội bộ... Điều này đã rút ngắn thời gian thẩm định tài chính dự án, nâng cao mức độ chính xác của kết quả thẩm định, tinh giảm được các loại giấy tờ không cần thiết, tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng. Chính điều này đẫ nâng cao uy tín của chi nhánh và tăng khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với các ngân hàng trên cùng địa bàn, giúp ngân hàng thu hút thêm nhiều khách hàng và dự án mới. Sự phát triển của thị trường đã giúp cho thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án của ngân hàng được chính xác, nhanh chóng, đầy đủ hơn. Hiện nay ngân hàng có nhiều cách để tiếp cận và thu thập thông tín liến quan đến dự án như thông qua có quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan chức năng quản lý doanh nghiệp, qua các tổ chức trung gian khác và đặc biệt ngân hàng đã chủ động trực tiếp điều tra doanh nghiệp và chủ dự án để xác minh lại những thông tin liên quan đến dự án do chủ dự án cung cấp. Nhờ có sự đa dạng trong việc xác minh thông tin và kiểm soát dự án nên công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh đã tiến gần hơn đến tính sát thực và chính xác, nâng cao tính đúng đắn và độ tin cậy của kết quả thẩm định. Bên cạnh việc đổi mới trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án, ngân hàng đã chủ động tích cực đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực làm việc cho cán bộ tín dụng đặc biệt là nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp trong công việc và hoàn thành chương trình hiện đại hoá trong toàn hệ thống. Cán bộ thẩm định của chi nhánh được đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ để giúp họ hoàn thành tốt công việc của mình, hoàn thành đúng thời hạn mà vẫn đảm bảo chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án. Đặc biệt, thông qua thẩm định tài chính dự án cán bộ thẩm định đã đưa ra ý kiến tư vấn giúp cho khách hàng vay vốn có phương án sử dụng vốn và trả nợ hợp lý hơn, tăng tính khả thi và nâng cao hiệu quả tài chính của dự án. Trong thời gian vừa qua, công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các quy định về thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam như: Về thời gian thẩm định: Thực hiện đúng theo quy định về thời gian thẩm định tài chính dự án do Ngân hàng Công thương Việt Nam quy định, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy tiến hành thẩm định tài chính với các dự án ngẵn hạn là 10 ngày và với các dự án trung- dài hạn là 30 ngày. Tuy nhiên, với các dự án trong các lĩnh vực quen thuộc, ngân hàng đã có kinh nghiệm trong thẩm định và có đầy đủ thông tin tin cậy thì thời gian thẩm định thực tế có thể rút ngẵn hơn so với quy định. Về bảo đảm tiền vay: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy thực hiện theo công vănn số 1219/CV- NHCT% Hướng dẫn về thực hiện bảo đảm tiền vay. Về phân cấp thẩm định: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy tuân theo quy định về phân cấp thẩm định giữa chi nhánh và NHCT Việt Nam: Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy được uỷ quyền quyết mức phán quyết cho vay không qua 100 tỷ đồng trong khi đó cho vay trung - dài hạn không quá 50 tỷ đồng. 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân: 2.3.2.1 Hạn chế: Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Cầu Giấy vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng thẩm định tài chính dự án vẫn chưa được như mong muốn, do vậy vẫn tồn tại nhiều dự án sau khi được đầu tư hoạt động không hiệu quả, làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khó đòi của hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay theo dự án nói riêng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do ngân hàng đã thực hiện chuyển nợ quá hạn theo đúng quy định của ngân hàng Nhà nước về nợ quá hạn và do quá trình từ khâu thẩm định tài chính dự án đến khâu dự án thực sự đi vào hoạt động phải trải qua rất nhiều công đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố biến động của môi trường xung quanh nên khả năng xảy ra rủi ro trong quá trình hoạt động của dự án là rất lớn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động cho vay theo dự án - một lĩnh vực đầu tư mới có lợi nhuận cao nhưng mức độ rủi ro cũng rất lớn. Trong công tác thẩm định tài chính dự án, việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án và việc xem xét đánh giá từng nội dung thẩm định tài chính còn sơ sài, mang nặng tính hình thức và còn nhiều điểm chưa hợp lý, điều này đã làm giảm chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh. Trong thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án cũng như việc xem xét cơ cấu vốn đầu tư và tiến giải ngân: ngân hàng thường chủ yếu dựa trên những thông tin trong hồ sơ vay vốn và chấp nhận dự án toán do chủ dự án cung cấp mà không cân nhắc, xem xét tính toán kỹ lưỡng. Do vậy dẫn đến tình trạng có dự án khi đi vào hoạt động thì thiếu vốn đầu tư ( có thể do chủ dự án vô tình hay cố ý tính tổng vốn đầu tư thấp hơn nhu cầu vốn thực tế để nâng cao tính khả thi và ngân hàng dễ dàng chấp nhận dự án) hay kế hoạch bỏ vốn đầu tư còn chưa bám sát tiến độ thực hiện dự án, chưa hợp lý, nên có giai đoạn thì dự án dư thừa vốn, có giai đoạn thì thiếu vốn... dẫn đến việc thực hiện dự án đạt hiệu quả không cao. Việc thẩm định doanh thu của dự án chỉ mang tính chất ước lượng và dựa trên những dự toán của chủ dự án. Thông thường cán bộ thẩm định chỉ tập trung phân tích sản phẩm của dự án có được thị trường chấp nhận hay không mà chưa chú trọng phân tích sản phẩm của dự án đáp ứng được những thứ bậc nhu cầu nào của thị trường và với mức độ bao nhiêu? mức giá của sản phẩm mà dự án đưa ra đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và lợi nhuận hay chưa? khả năng tiếp cận thị trường về từng loại sản phẩm của dự án như thế nào?.. Khi thẩm định kế hoạch sản xuất của dự án, cán bộ thẩm định thường xác định công suất hoạt động của dự án theo dự kiến của chủ dự án và cho công suất tăng dần theo cảm tính chứ chưa thể thực hiện theo quy trình điều tra, nghiêm cứu nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng về mặt kỹ thuật của máy móc thiết bị. Giá bán sản phẩm của dự án chủ yếu dựa trên đơn đặt hàng hay do suy đoán chứ chưa thực sự dựa trên căn cứ khoa học và đặc biệt là quan hệ cung cầu- yếu tố quyết định đến giá cả của sản phẩm trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường và môi trường kinh tế luôn biến động hết sức phức tạp như hiện nay. Tuy vòng đời của một dự án thường kéo dài nhưng ngân hàng vẫn áp dụng tính giá bán sản phẩm theo giá thị trường cố định chung cho cả vòng đời của dự án , như vậy sẽ không thể xác định được chính xác doanh thu hàng năm của dự án. Vì doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng để ngân hàng căn cứ vào đó xác định dòng tiền hàng năm của dự án nên khi doanh thu của dự án mà xác định không chính xác thì dòng tiền ròng cũng sẽ được dự tính không chính xác do vậy làm giảm mức độ tin cậy và ý nghĩa của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án khi ngân hàng ra các quyết định tín dụng. Khi thẩm định chi phí của dự án: Chi phí của dự án là nột nội dung hết sức phức tạp và khó kiểm soát, việc xác định chi phí của dự án là điều rất khó khăn vì mỗi dự án khác nhau có mức tiêu hao nguyên vật liệu khác nhau và các khoản mục chi phí khác nhau nên không thể đem nội dung chi phí của dự án này để so sánh với dự án khác được và không thể có một dự án làm chuẩn mực chung cho việc so sánh hay tính toán các dư khác. Vì vậy với mỗi dự án đầu tư khác nhau thì cán bộ thẩm định phải tính toán chi tiết, kiểm tra để đối chiếu, xác minh lại những dự án toán ban đầu tư của chủ dự án về mức độ và các khoản mục chi phí với công suất của máy móc và định mức kinh tế kỹ thuật cho phép, với giá cả trên thị trường đầu tư vào...Đây là công việc hết sức phức tạp và khó khăn với cán bộ thẩm định vì đòi hỏi thời gian thẩm định đủ lớn để thực hiện một khối lượng công việc to lớn, nhưng do sức ép về thời gian và chuyên môn nghiệp vụ nên cán bộ thẩm định không thể thực hiện hết những công việc này. Vì vậy khi thẩm định những chỉ tiêu này ngân hàng vẫn chủ yếu dựa trên những dự toán của chủ đầu tư đưa ra. Ngoài ra, để kiểm tra, xác minh lại những thông tin liên quan đến chi phí của dự án thì ngân hàng chỉ có thể dựa vào hoá đơn mua bán nguyên vật liệu, vật tư của dự án và dựa trên mức giá trung bình của thị trường hay ý kiến của các chuyên gia tư vấn mà chưa chủ động trong việc dự án đoán được sự biến động của các yếu tố trên thị trường đầu vào khi dự án đi vào hoạt động. Lãi suất chiết khấu: Việc xác định chính xác mức lãi suất chiết khấu cho từng dự án đầu tư là công việc rất phức tạp và không phải cán bộ thẩm định nàp cũng có thể làm tốt điều này vì lãi suất chiết khấu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, mỗi loại dự án đầu tư khác nhau có những thông số khác nhau thì cần phải xác định mức lãi suất chiết khấu khác nhau cho phù hợp. Hiện nay tại chi nhánh cán bộ thẩm định xác định lãi xuất chiết khấu chủ yếu dựa trên lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng mà chưa thể xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý riêng cho từng dự án, trong ví dụ trên, mức lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng là lãi suất cho vay trung và dài hạn: 12%/năm. Vì vậy có thể nói mức lãi suất chiết khấu ở đây chưa phản ánh chính xác dòng tiền chiết khấu của dự án do vậy ảnh hưởng phần nào đến kết luận của công tác thẩm định tài chính dự án và quyết định tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, môi trường kinh tế trên thế giới và trong nước hiện nay luôn có những biến động phức tạp đặc biệt là tỷ lệ lạm phát ngày càng có xu hướng gia tăng, giá cả các yếu tố luôn thay đổi không ổn định thì việc xác định mức lãi suất chiết khấu mà không tính đến ảnh hưởng của yếu tố lạm phát thì kết quả của công tác thẩm định tài chính dự án sẽ không còn là căn cứ đáng tin cậy để ra quyết định tín dụng đúng đắn nữa. Đánh giá tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp của dự án ngày càng đa dạng và phức tạp đòi hỏi người cán bộ thẩm định không những phải có kinh nghiệm trong việc đánh giá giá trị của tài sản mà còn cần phải am hiểu pháp luật, thị trường đối với các tài sản thế chấp đó. Việc đánh giá máy móc kỹ thuật, thiết bị công nghệ là cực kỳ khó khăn cho cán bộ thẩm định đặc biệt là những máy móc nhập khẩu hay máy đã qua sử dụng thì việc đánh giá các nội dung như: công nghệ, tính năng, công suất, khả năng phát mại... là một trở ngại lớn đối với cán bộ thẩm định. Tại chi nhánh hiện nay, chưa có cán bộ chuyên môn về công tác đánh giá tài sản bảo đảm nên không thể đưa ra một kết luận chính xác và hiệu quả nhất về tài sản bảo đảm. Nếu cán bộ thẩm định đánh giá không đúng giá trị của tài sản bảo đảm nhất là khi đánh giá quá cao giá trị của tài sản đó so với thực tế mà không xem xét tới khả năng phát mại tài sản đó nếu dự án gặp rủi ro thì sẽ gây thiệt hại rất lớn về vốn đầu tư cho ngân hàng. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: Hiện nay việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính củ dự án đầu tư tại chi nhánh vẫn còn hết sức hạn chế. Hầu hết các cán bộ thẩm định đều chỉ sử dụng các chỉ tiêu NPV,IRR... nhưng mới dừng lại ở mức độ đánh giá riêng biệt từng chỉ tiêu mà chưa có sự liên hệ, so sánh giữa các chỉ tiêu với nhau hay giữa các chỉ tiêu của dự án với chỉ tiêu trung bình của nghành... Đa số các dự án đều sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ tính toán và quan tâm tới thời gian thu hồi vốn của ngân hàng mà chưa đánh giá hoạt động suốt vòng đời của dự án. Do vậy trong thời gian vừa qua, tại chi nhánh đã có những dự án dù qua thẩm định rất khả thi nhưng việc tính tỷ lệ khấu hao tài sản cố định quá nhanh để rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư hay chủ dự án tăng chi phí hoạt động trong những năm đầu để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhằm trốn thuế của Nhà nước nên dẫn đến tình trạng trong những năm đầu thực hiện thì dự án luôn bị thua lỗ kéo dài, làm giảm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án. Ngược lại, có những dự án khấu hao quá chậm hoặc tính tỷ lệ khấu hao không hợp lý nên phương án trả nợ của dự án không có tính thuyết phục và chưa đem lại hiệu quả cao nhất. Công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Hiện nay đa số các dự án mới chỉ xem xét các dòng tiền vào và dòng tiền ra cơ bản do tính toán cụ thể được mà chưa xem xét tới việc phát sinh các dòng tiền trong quá trình thực hiện dự án như thực tế đang diễn ra. Điều này sẽ làm cho ngân hàng không đánh giá hết được tính ổn định của dự án trong điều kiện các yếu tố liên quan biến động theo chiều hướng bất lợi cho dự án. Vì vậy đãn đến thực trạng hiện nay có những dự án khi được ngân hàng thẩm định đã cho kết quả là khả thi và hiệu quả, ngân hàng đã thực hiện cho vay vốn và giải ngân nhưng trong giai đoạn thực hiện dự án thì đã phát sinh những sự cố ngoài dự kiến của ngân hàng như: giá cả các yếu tố đầu tư vào tăng, doanh thu giảm, tiến độ thực hiện dự án giảm, dự án phát sinh thêm những khoản chi phí mới... nên khó đảm bảo được tính khả thi của dự án. Với những dự án như vậy, ngân hàng gắp rủi ro trong công tác thu hồi vốn đầu tư, buộc ngân hàng phải thực hiện các biện pháp gia hạn nợ, giãn nợ, hạ thấp lãi suất cho vay hay thu nợ gốc trước thu lãi sau... làm giảm thu nhập và uy tín của ngân hàng. Thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án chủ yếu dựa trên cơ sở thông tin do chủ dự án cung cấp trong bản dự toán, mức độ điều tra, xác minh lại thông tin từ phía chi nhánh còn thấp, cán bộ thẩm định của chi nhánh chưa có điều kiện để điều tra lại hết những thông tin trong bản dự toán của dự án nên việc đánh giá của chi nhánh chưa thật sự độc lập và khách quan. Thông tin về dự án dù đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước kiềm tra và chứng nhận nhưng các cơ quan này hoạt động độc lập, không có sự kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan này nên có hiện tượng chủ dự án thay đổi thông tin ở một khâu nào đó hay giữa các khâu trong quá trình điều tra, chứng nhận của cơ quan chức năng nhằm gian lận trước ngân hàng, tìm mọi cách để vay được tiền của ngân hàng thì ngân hàng khó kiếm soát và phát hiện được. Đặc biệt nếu ngân hàng không có kinh nghiệm trong khâu đánh giá tài sản đảm bảo thì việc khách hàng nâng cao giá trị của tài sản đảm bảo so với giá trị thực tế ( dù đã được các cơ quan đánh giá tài sản đảm bảo chứng nhận) sẽ rất bất lợi cho công tác thẩm định tài chính dự án và trong khâu thu nợ vì như vậy ngân hàng sẽ không thể thu đủ số vốn đã đầu tư trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, buộc ngân hàng phải phát mại tài sản bảo đảm. Việc phân công, tổ chức điều hành trong công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh còn chưa hiệu qủa và hợp lý. Hiện nay chi nhánh vẫn chưa có phòng thẩm định tài chính dự án riêng biệt mà công tác thẩm định này vẫn do cán bộ tín dụng vừa tìm kiếm khách hàng, vừa phân tích tín dụng, vừa thẩm định dự án trong đó có thẩm định tài chính dự án, vừa theo dõi việc giải ngân hàng và thực hiện thu nợ thực hiện. Mỗi dự án do một cán bộ tín dụng đảm nhận nên có trường hợp cán bộ thẩm định đưa ra những đánh giá mang tính chất chủ quan, thậm chí là không chính xác nhất là khi cán bộ thẩm định đó chưa đủ kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong công tác thẩm định và không am hiểu về lĩnh vực đầu tư của dự án. Tuy đã có sự đổi mới rất nhiều trong công tác tổ chức điều hành, có sự giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi ký hợp đồng tín dụng với khách hàng, các bộ phận đều đã đổi mới quy trình làm việc sao cho thuận lợi và nhanh gọn nhất cho khách hàng mà vẫn đảm bảo đúng quy định nhưng sự phối hợp này vẫn chưa thật sự hiệu quả, thời gian và quy trình thẩm định vẫn còn kéo dài, gây phiền hà cho khách hàng và giảm hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng. 2.3.2.2 Nguyên nhân: Trong công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh thời gian vừa qua tuy đã đạt được nhiều kết quả khả quan song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến kết quả trên, có những yếu tố tác động riêng lẻ nhưng cũng có những yếu tố tác động qua lại lẫn nhau ảnh hưởng không tốt tới công tác thẩm định tài chính dự án của chi nhánh. Có thể phân nhóm các nguyên nhân tác động đến công tác thẩm định tài chính thành: Nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan. a.Nhóm nguyên nhân chủ quan: Về nội dung và phương pháp thẩm định : Nội dung thẩm định tài chính dự án mà hiện nay chi nhánh đang tiến hành áp dụng còn đơn giản, hầu như còn mang tính lý thuyết theo quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước mà chưa có tính sát thực, chưa phù hợp với từng dự án trong điều kiện biến động và phức tạp của thị trường hiện nay. Khi thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án: Theo lý tuyết, tổng vốn đầu tư của d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0177.doc
Tài liệu liên quan