Nhà nước cần phải công bố quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội theo ngành, vùng lãnh thổ và theo từng thời kỳ. Quy hoạch tổng thể sẽ giúp tạo điều kiện cho các NHTM có cơ sở lập kế hoạch tín dụng trung dài hạn sao cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành kinh tế vừa đảm bảo được nhu cầu về vốn đầu tư của doanh nghiệp, phục vụ được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đồng thời tránh được những rủi ro đầu tư sai hướng của NHTM.
Nhà nước cần chỉ đạo và có những biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định. Bên cạnh đó, ban hành quy chế kiểm toán bắt buộc và công khai tình hình tài chính tạo điều kiện giúp NHTM phân tích thực trạng của doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro.
Nhà nước cần củng cố các cơ quan, công ty tư vấn hiện có để đáp ứng nhu cầu thuê thẩm định, thuê kiểm định thông tin về dự án. Cần có văn bản pháp lý quy định trách nhiệm, phạm vi hoạt động của các công ty này.
74 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại nhtm tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin quan trọng (thông tin khách hàng, password, tài khoản,...), tránh tình trạng mất mát gây thiệt hại nghiêm trọng.
Các tác động khác
Một số yếu tố khác như chiến lược, định hướng, hoạt động, cơ chế, chinh xác, tổ chức, điều hành, trình độ nhân thức chung đội ngũ các bộ,....
Nhân tố khách quan
Đây là những nhân tố từ môi trường bên ngoài tác động tới công tác thẩm định tài chính dự án. Đó là áp lực về chính trị, quyền lực, yếu kém trong cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước gây khó khăn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nước ta kinh tế thị trường chưa hoàn thiện nhiều biến động, môi trường kinh tế vi mô, vĩ mô chưa đầy đủ hoàn thiện gây ra những tác động bất thường tới dự án.
2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NHNo&PTNT BA ĐÌNH
Các vấn đề trong chương
- Khái quát về NHNo&PTNT Ba Đình
- Quy trình thẩm định tài chính dự án
- Nội dung thẩm định tài chính dự án
- Dự án "Đầu tư chiều sâu bổ sung trang thiết kỹ thuật, dây chuyền in flexo của công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm"
- Đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án
I. Khái quát về NHNo&PTNT Ba Đình
1. Giới thiệu chung về ngân hàng
NHNo&PTNT Hà Nội ra đời năm 1988, là thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam. Trụ sở chính đặt tại 77 Lạc Trung - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. Thời gian đầu NHNo&PTNT Hà Nội hoạt động chủ yếu trên địa bàn các huyện ngoại thành. Đến năm 1992 tách các NHNo ngoại thành Hà Nội, lúc này NHNo&PTNT Hà Nội hoạt động chủ yếu phục vụ khách hàng thuộc khu vực nội thành. Đứng trước sự phát triển kinh tế của thủ đô, xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và phục vụ mọi tầng lớp nhân dân NHNo khu vực Giảng Võ được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 1996 theo quyết định số 18/QĐ - NHNo ngày 1/4/1996 của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam. Sau một thời gian hoạt động kinh doanh thử nghiệm có kết quả, để có thể đứng vững và phát triển NHNo&PTNT khu vực Giảng Võ đã được nâng cấp thành NHNo&PTNT quận Ba Đình theo quyết định số 340/QĐ - NHNo - 02 ngày 19/6/1998 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, địa chỉ giao dịch tại 191 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội.
Từ ngày ngân hàng khai trương và chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một ngân hàng cấp 4 thì hiện nay đã được nâng lên thành chi nhánh cấp II loại 4, trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội. Lúc này NHNo&PTNT Ba Đình đã được tự chủ trong các hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực ngân hàng cho những khách hàng trên địa bàn quận Ba Đình. Số lượng cán bộ làm việc trong chi nhánh tăng lên và NHNo&PTNT Ba Đình bắt đầu mở các phòng giao dịch trên địa bàn quận. Số vốn hoạt động và các nghiệp vụ cũng tăng lên đáng kể. Sau hơn 7 năm hoạt động và phát triển không ngừng, chi nhánh NHNo&PTNT Ba Đình đang từng bước hoàn thiện. Hiện nay trong biên chế của NHNo&PTNT Ba Đình có 35 cán bộ được cơ cấu như sau: 01 giám đốc quản lý và điều hành chung, trực tiếp quản lý phòng kinh doanh; 01 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc trong quản lý và điều hành các hoạt động của ngân hàng ngoài ra còn trực tiếp quản lý phòng kế toán ngân quỹ. Số cán bộ còn lại được phân công công tác trong phòng kế toán ngân quỹ, phòng kinh doanh, phòng hành chính và các phòng giao dịch của chi nhánh. Chi nhánh có 4 phòng giao dịch là:
Phòng giao dịch số 28: 48 Trần Quang Diệu - Ba Đình - Hà Nội
Phòng giao dịch số 29: 119 Linh Lang - Ba Đình - Hà Nội
Phòng giao dịch số 30: 54 Quan Nhân - Thanh Xuân - Hà Nội
Phòng giao dịch số 45: 48 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội
2. Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian gần đây của NHNo&PTNT Ba Đình
Nguồn vốn
Trong năm 2003 chi nhánh đã chủ động trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bằng các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị. Trên cùng địa bàn, có nhiều ngân hàng thương mại khác cùng hoạt động với mức lãi xuất thấp hơn, song với cách khuyếch trương, tiếp thị quảng cáo nên NHNo&PTNT Ba Đình đã thu hút được một lượng khách hàng đáng kể, nhất là từ khi áp dụng hiện đại hoá ngân hàng, chuyển từ giao dịch nhiều cửa sang giao dịch một cửa rất được sự ủng hộ và hoan nghênh của khách hàng. Từ đó ngân hàng chuẩn bị áp dụng chính sách nguồn vốn với mức lãi suất hấp dẫn, đưa máy ATM vào hoạt động, đến nay đã có hơn 100 khách hàng sử dụng thẻ ATM. Ngoài ra còn đưa ra các hình thức huy động mới như: tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm có khuyến mại bảo hiểm con người, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước ….
Nguồn vốn huy động đến 30/11/03 đạt 416.628 triệu, đến 31/12/03 đạt 417.412 triệu VNĐ tăng 24.927 triệu VNĐ so với 31/12/02. Trong đó nội tệ là 369.006 triệu VNĐ, ngoại tệ quy đổi là 48.406 triệu VNĐ. Dư nợ đến 30/11/03 đạt 85.267 triệu VNĐ, đến 31/12/03 đạt 88.884 triệu VNĐ tăng 18.366 triệu VNĐ so với 31/12/02.
Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn huy động:
Tiền gửi dân cư
Tiền gửi không kỳ hạn: 4.098 triệu VNĐ chiếm 0,98% so với tổng nguồn huy động
Tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng: 84.177 triệu VNĐ chiếm 20,2%
Tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng: 15.295 triệu VNĐ chiếm 3,6%
Tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng: 507 triệu VNĐ chiếm 0,12%
Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng: 130.734 triệu VNĐ chiếm 31,3%
Tiền gửi trên 12 tháng: 61.437 triệu VNĐ chiếm 14,7%
Tiền gửi các tổ chức kinh tế
Không kỳ hạn: 13.380 triệu VNĐ chiếm 3,2%
Tiền gửi các tổ chức tín dụng
107.000 triệu VNĐ chiếm 25,6%
Dư nợ
Tổng dư nợ đến ngày 30/11/03 là 85.267 triệu VNĐ, thực hiện đến 31/12/03 đạt 88.884 triệu VNĐ.
Phân tích theo thời hạn cho vay:
Dư nợ ngắn hạn là 69.466 triệu VNĐ chiếm 81,4% trên tổng dư nợ, đến 31/12/03 dư nợ ngắn hạn đạt 72.397 tăng 6.971 triệu VNĐ so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ trung dài hạn đến 30/11/03 là 15.801 triệu VNĐ chiếm 18,6% trên tổng dư nợ, đến 31/12/03 dư nợ trung dài hạn đạt 16.487 triệu VNĐ tăng 4.778 triệu VNĐ so với cùng kỳ nâm trước.
Phân tích theo thành phần kinh tế:
Dư nợ DNNN: 38.720 triệu VNĐ chiếm 43% trên tổng dư nợ
Ngắn hạn: 36.160 triệu VNĐ
Trung hạn: 2.560 triệu VNĐ
Dư nợ DN ngoài quốc doanh: 26.966 triệu VNĐ chiếm 30% trên tổng dư nợ
Ngắn hạn: 20.562 triệu VNĐ
Trung hạn: 6.404 triệu VNĐ
Dư nợ HTX, hộ gia đình, cá thể, cầm cố tiêu dùng: 23.198 triệu VNĐ chiếm 25,8% trên tổng dư nợ
Phân tích theo ngành kinh tế:
Dư nợ của ngành SXKD thương nghiệp dịch vụ: 73.897 triệu VNĐ chiếm 83,1% trên tổng dư nợ
Dư nợ cho vay đời sống: 4.711 triệu VNĐ chiếm 5,3% trên tổng dư nợ
Dư nợ cho vay khác: 10.276 triệu VNĐ chiếm 11,6% trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn đến 30/11/03 là 6.400 triệu VNĐ chiếm 0,007% trên tổng dư nợ, giảm 51,6 triệu VNĐ so với năm trước. Toàn bộ số nợ quá hạn trên đều là dư nợ cho vay đời sống, không phải nợ khó đòi chi nhánh sẽ thu hồi trông thời gian tới
Các hoạt động tín dụng khác
Đến hết tháng 11/03 chi nhánh đã mở được 05 món L/C, tổng trị giá là 146.640 USD quy đổi xấp xỉ 2.287 triệu VND.
Nhờ thu 2 món trị giá 10.240 USD xấp xỉ 159 triệu VND
Thu phí mở L/C, mua bán ngoại tệ xấp xỉ 74 triệu
Doanh số bảo lãnh: 5.297 triệu VNĐ, thu phí trên 50 triệu VNĐ
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2003
Đơn vị: triệu đồng.
2003
419
419
89.244
89.244
268.376
12.764
370.451
2002
75.273
75.273
285.178
360.451
2001
812
812
84.185
84.185
240.946
11.134
337.077
Tài sản có (sử dụng vốn)
Tiền mặt và số dư nợ tại NHNN
Tiền mặt, chứng từ có giá trị, ngoại tệ, kim loại quý, đá quý
Tiền gửi và đầu tư chứng khoán tại NHNN
Các khoản DT và quyền đòi nợ
Các khoản DT và quyền đòi nợ nước ngoài
Các khoản DT và quyền đòi nợ trong nước
Cho vay trong nước
Tín dụng đối với các tổ chức tín dụng
Tín dụng đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân
Tài sản cố định
Tài sản có khác
Chênh lệch chi phí > thu nhập
Tổng số tài sản có
2003
254.933
107.560
147.373
115.749
121
370.803
2002
130.107
82.729
47.378
230.176
168
360.451
2001
140.182
99.390
40.792
196.571
323
1
1
337.007
Tài sản nợ (nguồn vốn)
Tiền gửi và các khoản vay
Tiền gửi của kho bạc Nhà nước và tiền vay NHNN
Tiền gửi và các khoản vay các tổ chức tín dụng trong nước
Tiền gửi và các khoản vay nước ngoài
Tiền gửi của khách hàng
Các giấy tờ có giá đã phát hành
Tài sản nợ khác
Vốn và quỹ của NHNN
Vốn
Quỹ và dự phòng
Chênh lệch do đánh giá lại tài sản
Chênh lệch thu nhập > chi phí
Tổng cộnh tài sản nợ
II. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNo&PTNT Ba Đình
1. Quy trình thẩm định tài chính dự án tại NHNo&PTNT Ba Đình
Quá trình thẩm định gồm các bước sau:
Bước 1: cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, hướng dẫn khách hàng kiểm tra theo trình tự.
Quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng, vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn tính toán hiệu quả kinh tế nếu dự án kinh doanh có tính khả thi.
Tiến hành kiểm tra tài sản thế chấp hợp pháp có hướng đầu tư, sau đó báo cáo lãnh đạo chỉ đạo cán bộ thẩm định lại hồ sơ thống nhất cho vay.
Bước 2: cán bộ tín dụng cùng tổ thẩm định (tùy món có thể có một hoặc nhiều người tùy theo mức độ và tầm quan trọng của món vay) xuống đơn vị kiểm tra tài sản chính và xác định so với giấy tờ gốc là hợp pháp, hợp lệ. Sau đó đánh giá tài sản thế chấp, ký vào tờ trình thẩm định đồng ý giải quyết cho vay bao nhiêu.
Bước 3: cán bộ tín dụng làm tờ trình vay vốn theo mẫu quy định sẵn, ký vào tờ thẩm định.
Trình lãnh đạo phòng quyết định cho vay hay không.
Trả lời khách hàng.
Cho vay: ký vào khế ước và hành tự theo chế độ.
Không cho vay: thống nhất trả lời khách hàng.
Bước 4: phát tiền vay và kiểm soát sau cho vay.
Phát triển vay căn cứ vào tiến độ sử dụng vốn thực tế và căn cứ vào hợp đồng kinh tế, chứng từ mua, bảng kê mua hàng của khách hàng.
Kiểm tra sử dụng vốn thường xuyên. Kết quả kiểm tra phải nộp biên bản ghi rõ mục đích sử dụng vốn vào đối tượng nào? Đề xuất kiến nghị với khách hàng và lãnh đạo.
Trình phó hoặc trưởng phòng kinh doanh xem và ghi rõ ý kiến vào biên bản kiểm tra, nếu kiểm tra thấy khách hàng sử dụng sai mục đích và đối tượng phải trình phó giám đốc hoặc giám đốc giải quyết.
Định kỳ, cán bộ tín dụng xuống kiểm tra đơn vị vay vốn, kiểm tra về tình hình sử dụng vốn, kiểm tra về tài sản thế chấp, yêu cầu khách hàng 3 tháng một lần nộp các báo cáo tài chính, đề xuất các kiến nghị đối với khách hàng. Sau đó cán bộ tín dụng lập báo cáo theo dõi kiểm tra tín dụng trình lên cấp trên để có quyết định giải quyết.
2. Nội dung công tác thẩm định tài chính dự án
Về cơ bản thì nội dung công tác thẩm định tại NHNo&PTNT Ba Đình cũng giống như tại các NHTM khác.
Ngân hàng phải xem xét khách hàng, năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, khả năng tài chính của khách hàng. Rồi ngân hàng đánh giá về cơ sở pháp lý của dự án, xem xét tài chính của dự án, xem xét hiệu quả của dự án (tính các chỉ tiêu tài chính và lập biểu tính toán chi tiết hiệu quả của dự án theo hướng dẫn thẩm định, tổng hợp các nguồn để trả nợ của dự án, tính các chỉ tiêu hiệu quả, đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội. Tiếp theo là đến tính khả thi của dự án (khả năng trả nợ của dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, công nghệ và tài sản cố định, khả năng tổ chức quản lý sản xuất và lao động). Vấn đề nữa là bảo đảm tiền vay. Sau cùng cán bộ tín dụng đánh giá rồi lập báo cáo đưa lên cấp trên.
Ngoài ra ngân hàng còn phải phân tích các tỷ lệ tài chính để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
Để tiện theo dõi thì phần nội dung thẩm định tài chính dự án của ngân hàng được xen vào phần báo cáo thẩm định và tái thẩm định dự án cụ thể. Thông qua nội dung thẩm định tài chính dự án cụ thể ta sẽ có những nhận xét, đánh giá cụ thể về công tác thẩm định của ngân hàng.
Thẩm định tài chính dự án
Tổng vốn đầu tư
Chi phí sx năm
Doanh thu lỗ lãi
Bảng cân đối TS
Cân đối thu chi
Các chỉ tiêu tài chính
Phân tích tài chính
+ Phân tích các tỷ lệ
+ Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn
+ Phân tích luồng tiền
+ Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian
Hiệu quả tài chính
+ Phương pháp NPV
+ Phương pháp IRR
+ Phương pháp BCR
+ Thời gian hoàn vốn
+ Điểm hòa vốn
+ Độ nhạy
Đánh giá và quyết định
3. Dự án "Đầu tư chiều sâu bổ sung trang thiết kỹ thuật, dây chuyền in flexo của công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm"
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
CÔNG TY IN NÔNG NGHIỆP & CPTP
Số : 33 Công ty In/ DA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------o0o-------------
Hà nội, ngày 15 tháng 03 năm 2003
DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CHIỀU SÂU
TRANG BỊ DÂY CHUYỀN IN FLEXO
I. Căn cứ pháp lý
Công ty in Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm trước đây là Xí nghiệp in Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành lập theo quyết định số 181 NN/TCCB-QĐ ngày 24 tháng 3 năm 1993.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ký quyết định số 19/BNN/TCCB-QĐ ngày 18 tháng 3 năm 2002 về việc đổi tên Xí nghiệp in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm thành công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
Giấy đăng ký kinh doanh số: 108383 ngày 29 tháng 4 năm 1993 do hội đồng trọng tài kinh tế cấp.
Giấy phép hoạt động in số: 86/GP ngày 6 tháng 4 năm 1993 của Bộ văn hóa thông tin.
Quyết định số 637 QĐ/BNN-KH ngày 07 tháng 03 năm 2003 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm được tự lập dự án đầu tư chiều sâu bổ xung trang thiết bị kỹ thuật.
II. Sự cần thiết phải đầu tư
1. Sơ lược quá trình hình thành công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm
Nhà in nông nghiệp (công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm) được thành lập từ năm 1970. Có nhiêm vụ in bản đồ, tài liệu quản lý kinh tế phục vụ ngành nông nghiệp. Qua nhiều lần thay đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đến ngày 18 tháng 03 năm 2002 theo quyết định số 19-BNN-TCCB/QĐ đổi tên thành công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
Trụ sở công ty: 72 đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội. Vị trí của công ty nằm trên vành đai, xe qua lại hai chiều thuận lợi cho công ty giao dịch tiếp xúc với khách hàng và xuất, nhập vật tư hàng hóa.
Từ ngày thành lập đến nay, công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, in bản đồ phục vụ công tác phân vùng quy hoạch, tài liệu phục vụ ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
2. Về nhà xưởng
Công ty có 1tòa nhà 5 tầng, 2 dãy nhà kho, sân rộng, tổng diện tích khoảng 3.200m2.
Tòa nhà 5 tầng có khu sản xuất, kho, văn phòng.
Có trạm hạ thế 180 kvA đảm bảo đủ cung cấp điện năng cho việc sản xuất kinh doanh của toàn công ty kể cả dây chuyền in mới FLEXO.
3. Về máy móc thiết bị
Thiết bị in hiện có của công ty là máy in tờ rời, đã cũ, hết khấu hao có thời gian sử dụng quá lâu, phụ tùng thay thế của hãng sản xuất không còn bán trên thị trường, các thiết bị này có công suất thấp, chưa phải là thiết bị chuyên dùng cho in bao bì, tính hiện đại của thiết bị ở mức trung bình vì vậy: năng lực sản xuất nói chung chỉ đáp ứng được khối lượng công việc hiện tại với nỗ lực lớn của cán bộ công nhân viên và thời gian dài; cơ cấu thiết bị không phù hợp với in bao bì, không đáp ứng được với cơ cấu công việc hiện nay.
SốTT
Tên máy móc thiết bị
Số lượng
Năm đưa vào sản xuất
Nguyên giá
Giá trị còn lại
1
Nhóm thiết bị in
Máy HEIDELBERG 01 màu (520x740)mm
01
1989
1.282.048,00
0,00
Máy HEIDELBERG 01 màu (520x740)mm
01
1994
1.888.732,06
0,00
Máy HEIDELBERG 01 màu (520x740)mm
01
1996
2.478.300,00
0,00
Máy HEIDELBERG 01 màu (520x740)mm
01
1998
2.397.734,40
856.330,00
Máy HEIDELBERG 01 màu (520x740)mm (có cụm sấy UV)
01
2000
3.327.929,10
2.337.474,00
2
Máy chế bản: OZASOL
01
1989
235.026,99
0,00
3
Máy móc thiết bị gia công
Máy xén giấy ADAST 115- Tiệp
01
1994
62.400,00
0,00
Máy xén giấy POLAR 115- Đức
01
2000
745.726,93
328.477,00
Máy dập hộp RABOLINI (540x760)mm- Italia
01
1994
1.611.267,93
0,00
Máy dập hộp Trung quốc (540x760)mm
01
1997
662.359,00
0,00
Máy dập hộp phẳng Trung quốc (560x780)mm
01
1999
856.350,00
336.423,00
Máy dập hộp phẳng Trung quốc (750x1050)mm
01
2002
1.484.743,34
1.336.268,11
Máy dán hộp Trung quốc
01
2002
742.355,86
668.120,27
Tổng cộng
17.774.972,62
5.863.092,38
Như vậy, công việc ngày càng đòi hỏi chất lượng cao trong khi máy móc thiết bị không còn phù hợp, hầu hết đã khấu hao hết, nên tính cạnh tranh trên thị trường thấp. Yêu cầu chất lượng ngày càng cao, nhất là in tem nhãn bao bì cho hãng xuất khẩu. Với hiện trạng máy móc thiết bị như hiện nay, công ty khẳng định rằng việc in tem nhãn bao bì đòi hỏi chất lượng ngang tầm các nước trong khu vực ở công ty khó có thể đáp ứng về chất lượng, thời gian và giá cả. Hiện tại khách hàng đặt in phần lớn sản phẩm trên dây chuyền mới, chuyên dùng cho in bao bì. Điều này rất nguy hiểm cho công ty về mặt uy tín và nguy cơ thiếu việc làm.
NHU CẦU IN TEM NHÃN, BAO BÌ, SÁCH,... NĂM 2003
Đơn vị tính: triệu trang (13x19)cm
SốTT
Tên cơ quan
Nhu cầu
Trong đó
Sản xuất trên máy móc thiết bị hiện có
Yêu cầu in dây chuyền mới
A
Khách hàng hiện có
1
Nhà máy thuốc lá Thăng Long
855,0
290,0
565,0
2
Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn
100,0
100,0
200,0
3
Nhà máy thuốc lá Thanh Hóa
50,0
10,0
40,0
4
Công ty cổ phần dược Traphaco
60,0
20,0
40,0
5
Công ty bánh kẹo Hải Hà
40,0
15,0
25,0
6
Công ty Hải Hà - Kotobuki
20,0
10,0
10,0
7
Công ty nông sản thực phẩm Vĩnh Phúc
15,0
5,0
10,0
8
Tổng công ty chè Việt Nam
25,0
10,0
15,0
9
Tổng công ty rau quả Việt Nam
20,0
5,0
15,0
10
Công ty thuốc thú y
10,0
2,0
8,0
11
Công ty thức ăn gia súc
10,0
5,0
5,0
12
Công ty giống cây trồng
10,0
2,0
8,0
13
Công ty bảo vệ thực vật
10,0
5,0
5,0
14
Công ty BĐPN Rạng đông (xuất khẩu)
30,0
30,0
15
Công ty Pentax Việt Nam
15,0
5,0
10,0
Cộng
1.470,0
484,0
986,0
B
Khách hàng tiềm năng
(khi có dây chuyền in mới)
1
Công ty Canon
20,0
2
Công ty may 10
20,0
3
Công ty may Đức Giang
20,0
4
Công ty dược Nam Hà
40,0
5
Xí nghiệp dược phẩm trung ương 1
40,0
6
Công ty bánh kẹo Tràng An
50,0
7
Công ty bánh kẹo Hữu nghị
60,0
Cộng
250,0
Mặt khác công tác kinh doanh ở công ty phải chấp nhận sự cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra gay gắt, khốc liệt thời gian-chất lượng-giá cả là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp trong đó có công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.
Nếu không được đầu tư đổi mới thiết bị kịp thời công ty sẽ bị tụt hậu không đáp ứng được yêu cầu sản xuất của khách hàng. Vì vậy tăng cường năng lực in là đòi hỏi mang tính cấp bách của công ty, chẳng những như nó đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước mà còn là phương sách để công ty giữ được uy tín, khẳng định mình với khách hàng, làm cho khách hàng yên tâm khi đến với công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, điều này là vô cùng quan trọng trong cơ chế thị trường hiện nay.
Trong điều kiện nền kinh tế xu hướng toàn cầu hóa, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ chưa từng có, hình thức tem nhãn bao bì ngày càng đòi hỏi đẹp hơn, phải được in trên dây chuyền. Máy in chuyên dùng và dây chuyền máy in FLEXO là một sự lựa chọn.
4. về đội ngũ cán bộ công nhân viên
Công ty hiện nay có 108 cán bộ công nhân viên trong đó:
Cán bộ quản lý : 21 người
Công nhân : 87 người
Thợ bậc cao : 30 người
Kỹ sư : 15 người
Cao đẳng : 16 người
Cán bộ công nhân viên trong công ty có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Có khả năng quản lý, vận hành khai thác công suất máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, thời gian nhanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan về năng lực in, về chất lượng sản phẩm bao bì, về hiện trạng máy móc thiết bị của công ty và yêu cầu của khách hàng đồng thời chuẩn bị từng bước hòa nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực. Việc đầu tư dây chuyền in hiện đại, phù hợp là vấn đề cấp bách đối với công ty để tiến lên hiện đại hơn, ổn định và phát triển vững chắc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
III. Chọn thiết bị - Nguồn vốn đầu tư - vị trí lắp đặt - hiệu quả kinh tế
1. Chon thiết bị
Từ những năm 1989 trở về trước, công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm sử dụng công nghệ in typo, in offset là công nghệ cũ lạc hậu, năng suất lao động thấp. Các hệ máy này do Trung quốc sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chất lượng đảm bảo chỉ cho thời kỳ đó.
Trong thời kỳ đổi mới được sự quan tâm của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các ngành Tài chính, Ngân hàng,... công ty đã được đầu tư máy móc thiết bị mới của Đức. Chuyển từ in typo với xắp chữ chì và inn offset đặt tay sang in offset chế bản điện tử. Nhưng đến nay công nghệ này cũng lạc hậu, không còn phù hợp với sự phát triển của công nghệ in hiện nay bởi vì thế giới đã chuyển sang công nghệ in trực tiếp là FLEXO - là công nghệ hiện đại mà khách hàng của công ty đang mong đợi sản phẩm tem nhãn bao bì của họ sẽ được sản xuất ra từ dây chuyền đó.
Dây chuyền in FLEXO là một hệ thống in đồng bộ từ khâu tạo bản photopolyme đến hoàn thiện sản phẩm dùng để in tem nhãn bao bì nhãn mác hàng hóa bằng giấy hoặc màng mỏng có chất lượng cao, phù hợp với các chủng loại mặt hàng mà công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm đã có thị trường nhưng do chưa có máy móc thiết bị chuyên dùng nên phải sử dụng các loại máy móc thiết bị hiện có vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng sản phẩm.
Qua khảo sát thực tế, thăm quan các cơ sở in có dây chuyền in FLEXO như: Trung quốc, Malaysia, công ty in LIKSIN thành phố Hồ Chí Minh, công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm quyết định chọn mua dây chuyền in FLEXO. Đây là sự lựa chọn đúng cho cả về công nghệ và tổ chức sản xuất in sách, tạp chí, tờ rơi, giấy tờ quản lý kinh tế, tem, nhãn, bao bì, nhãn mác hàng hóa,....
Thiết bị chọn mua được sản xuất của công đồng Châu Âu, Nhật, Mỹ.
Đây là dây chuyền model mới, tiêu chuẩn hiện nay trên thế giới phù hợp với cả điều kiện khí hậu của Việt Nam.
Không gây ô nhiễm môi trường như các công nghệ in khác.
Đối với công ty hiện nay đã ký được hợp đồng với các khách hàng mà yêu cầu sản phẩm phải được sản xuất từ dây chuyền FLEXO như:
Nhà máy thuốc lá Thăng Long: bao bì thuốc lá.
Nhà máy thuốc lá Bắc Sơn: bao bì thuốc lá.
Nhà máy thuốc lá Thanh Hóa: bao bì thuốc lá.
Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco: bao bì dược phẩm.
Công ty bánh kẹo Hải Hà: bao bì, giấy gói, tem bánh kẹo.
Công ty bánh kẹo Hải Hà - Kotobuki: bao bì, giấy gói, tem bánh kẹo.
Công ty thực phẩm bánh kẹo Việt Trì: bao bì, giấy gói, tem bánh kẹo.
Công ty chế biến nông sản thực phẩm Vĩnh Phúc: bao bì nông sản, thực phẩm xuất khẩu.
Công ty giống cây trồng: sách khoa học kỹ thuật, chăm sóc cây trồng.
Công ty thức ăn gia súc: sách khoa học kỹ thuật, chăm sóc gia súc.
Công ty vật tư thuốc thú y TW: sách khoa học kỹ thuật, bao bi thuốc.
Công ty vật tư và XNK - Tổng câu ty rau quả: ten bhabx, đồ hộp, túi.
Tổng công ty chè Việt Nam: nhãn, hộp chè.
Công ty chè Kim Anh: nhãn, hộp chè.
Các đơn vị trên phải ra nước ngoài hoặc vào thành phố Hồ Chí Minh để in vì vậy giá thành rất cao và không chủ động được về mặt thời gian gây khó khăn lớn trong sản xuất kinh doanh.
Công ty in nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm vừa làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường vùa làm nhiệm vụ dịch vụ công ích như in sách báo, tạp chí, giấy tờ quản lý kinh tế, các loại sách phổ biến khoa học kỹ thuật, về gieo trồng, chăn nuôi, phòng trừ bệnh cho cây trồng vật nuôi. Áp phích, tờ rơi phục vụ bà con vùng sâu, vùng xa hiểu biết thêm về khoa học kỹ thuật, về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước. Tem nhãn bao bì phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm xuất khẩu của các đơn vị thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành kinh tế khác. Do vậy cần có máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại, có công suất cao để đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Các thông số kỹ thuật chính của dây chuyền in FLEXO
Một hệ thống tạo bản in FLEXO. Hệ thống đồng bộ với:
01 bộ phận phơi.
01 bộ phận ăn mòn.
01 bộ phận tinh chỉnh.
01 bộ phận phơi thành phẩm.
Một máy lên bản in FLEXO tự động. Máy bao gồm:
01 màn hình theo dõi 12'' với khớp nối được cố định bằng điện tử.
01 hệ thống gồm 2 camera để theo dõi bản in nằm ngang.
01 bộ gá đỡ trục hoạt động theo nguyên lý thủy lực.
01 hệ thống khóa ở trục theo nguyên lý thủy lực.
01 bộ đỡ phù hợp với các loại ổ trục của trục in.
Nguồn điện 5A, 1 pha, 220V. Áp lực khí nén 6 Bar.
Một máy in FLEXO 6 màu khổ 16''.
Đường kính cuộn nguyên liệu 40 inch Diameter 1016mm
Khổ rộng in 16 inch 406mm
Khổ rộng in tối thiểu 8 inch 203mm
Chiều dài in lặp
Cho cụm in tối đa 24 inch 609mm
Cho cụm in tối thiểu 6,25 inch 159mm
Chiều dài bế lắp
Tối đa 24 inch 609mm
Tối thiểu 6,25 inch 159mm
Chiều dài lặp có thể lên tới
Tiêu chuẩn 1/8CP 1/8 inch 3,175mm
Tốc độ 760 feet/min 228m/min
Hệ thống tự động (tay kê điện tử có
camera kiểm tra chất lượng sản phẩm) 360o
Hệ thống cuốn sản phẩm
Cuốn đôi 2x24 inch 610mm
Cuốn đơn 1x36 inch 914mm
Động cơ chính
Cho từ 1 tới 6 cụm in 20H.P/15KW
Thiết bị chia cuộn. Hoạt động theo nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0323.doc