Đề tài Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm

Hiện nay, với đội ngũcán bộcông nhân viên hơn 600 người, Imexpharm tiếp

tục khẳng định là một trong những doanh nghiệp Dược phẩm hàng đầu Việt Nam

với kếhoạch phát triển nhưsau:

- Giữvững thương hiệu hành đầu của ngành công nghiệp dược Việt Nam,

tăng cường mởrộng liên hết với công ty trong và ngoài nước.

- Đầu tưhoàn thiện hệthống phân phối và hệthống công nghệthông tin

trên cảnước.

- Bên cạnh đó, Công ty cũng sẽtiếp tục mởrộng sản xuất nhượng quyền và

liên doanh với các tập đoàn dược phẩm quốc tế đến từchâu Âu, châu Mỹ; đồng

thời triển khai hệáp dụng hệthống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000 - 2005 cho

nhà máy sản xuất sữa bột Imex-milk,

pdf23 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2254 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI CHÍNH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP: 2.1. Khái quát chung về chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam đựơc thành lập theo Nghị định số 177/TTG ngày 26/04/1957với tên gọi quốc tế là Vietindebank là một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Có những tên gọi như sau: - Ngày 26/04/1957 Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. - Ngày 24/06/1981 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. - Ngày 14/11/1990 Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam) gọi tắt là BIDV. Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (NHĐT&PT VN) là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 103 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh, hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng, quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới. Trọng tâm hoạt động là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng công ty và cá nhân. Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 4 BIDV có một mạng lưới phân phối và dịch vụ khách hàng lớn với 103 chi nhánh, 228 phòng giao dịch, 150 điểm và quầy giao dịch trong năm 2007. Tiếp tục phủ sóng mạng lưới ATM và POS tại các tỉnh/thành phố trong cả nước với trên 300 máy ATM và 600 POS được lắp đặt trong năm 2007. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp có trụ sở tại số 12A Đường 30/4, Phường 1, thành phố Cao Lãnh, được thành lập theo quyết định số 105-NH/QĐ ngày 26-11-1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mà tiền thân là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Đồng Tháp. 2.2. Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp 2.2.1. Sơ lược về thẩm định tài chính doanh nghiệp Thẩm định tín dụng là sử dụng công cụ kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho quá trình quyết định tín dụng. Khác với lập dự án đầu tư, tẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng tên góc độ của ngân hàng. 2.2.2. Mục tiêu thẩm định tín dụng: Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Đồng Tháp thực hiện các nghiệp vụ sau: - Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng. - Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng. - Thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay. - Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu. - Đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng. 2.2.3. Qui trình thẩm định tín dụng: Thẩm định tín dụng chỉ là một khâu trong toàn bộ qui trình tín dụng nói chung. Thế nhưng khâu này cực kì quan trọng vì nó giúp đánh giá chính xác và trung thực khả năng thu hồi nợ trước khi quyết định cho vay. Do vậy, khâu này cần được tách riêng ra và chi tiết hóa thành một qui trình riêng, gọi là qui trình thẩm định tín dụng. Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 5 Qui trình thẩm định tín dụng là bảng chỉ dẫn các bước tiến hành từ xem xét, thu thập thông tin cần thiết cho đến khi rút ra được kết luận sau cùng về khả năng thu hồi nợ khi cho vay. Toàn bộ qui trình thẩm định tín dụng có thể thực hiện qua các bước sau đây: Vì qui trình thẩm định tín dụng phải trải qua nhiều công đoạn và cần rất nhiều kiến thức chuyên môn nên trong phạm vi đề tài này, chúng em chỉ tâp trung nghiên cứu về thẩm định tín dụng ngắn hạn và đánh giá xếp hạng một doanh nghiệp. Nếu có sai xót, xin quí thầy cô hướng dẫn thêm cho chúng em. 2.2.4. Các bước thực hiện phân tích các tỷ số tài chính Để thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính, cần thực hiện các bước như sau: 1. Nghiên cứu kỹ số liệu của các báo cáo tài chính. 2. Sử dụng kiến thức kế toán tài chính và kỹ năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong các báo cáo tài chính. 3. Xem xét bảng thuyết minh để hiểu rõ hơn về những điểm đáng nghi ngờ hay những bất hợp lý trong báo cáo tài chính. thu thập thông tin cần thiết bổ sung Xem xét hồ sơ vay của khách hàng Ước lượng vả kiểm soát rủi ro tín dụng kết luận về khả năng thu hồi nợ vay Thẩm định PASXKD hoặc DAĐT Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 6 4. Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ phát hiện được. 5. Viếng thăm doanh nghiệp để quan sát và nếu cần tận mắt xem lại tài liệu kế toán và chứng từ gốc làm căn cứ lập các báo cáo tài chính. 6. Kết luận sau cùng về mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp 2.2.5. Phân tích các tỷ số tài chính: 2.2.5.1. Phân tích các tỷ số thanh khoản: Tỷ số thanh khoản hiện thời = Tỷ số thanh khoản nhanh = 2.2.5.2. Phân tích các tỷ số đòn bẩy tài chính: Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu = Tỷ số nợ so với tổng tài sản = Tỷ số nợ dài hạn = 2.2.5.3. Phân tích các tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay : Tỷ số trang trải lãi là tỷ số xác định từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các tỷ số từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chính là những chỉ số mà chúng ta có thể xác định dựa vào thông tin có được từ bảng báo cáo này. Tỷ số này thường được gọi là tỷ số trang trải chi phí tài chính (coverageration). Nó là loại tỷ số phản ánh mối quan hệ giữa khả năng trang trải chi phí và chi phí tài chính công ty phải gánh chịu. Tỷ số trang trải tài chính Tổng tài sản lưu động – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Tổng tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Tổng giá trị nợ Vốn chủ sở hữu Tổng giá trị nợ Tổng tài sản Giá trị nợ dài hạn Giá trị nguồn vốn dài hạn Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 7 thường gặp thường gặp là tỷ số trang trải lãi vay. Đây là tỷ số đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận của công ty để thanh toán lãi vay. Công thức xác đinh áp dụng như sau: Tỷ số khả năng trang trải lãi vay = 2.2.5.4. Phân tích các tỷ số hiệu quả hoạt động: Đứng trên gốc độ ngân hàng, khi phân tích tài chính doanh nghiệp thì điều mà chúng ta quan tâm nhiều nhất là nhóm các tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ và tỷ số khả năng trả lãi vay của khách hàng. Tuy nhiên, các chỉ số này chỉ ảnh hưởng gián tiếp, trong khi trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp lại là nhóm các tỷ số hoạt động. Do đó, ta sẽ đi vào phân tích các tỷ số này để hiểu thêm về hiệu quả hoạt động của khách hàng từ đó củng cố niềm tin về khả năng trả nợ của họ. a) Tỷ số hoạt động tồn kho Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Bình quân giá trị hàng tồn kho Số ngày trong năm Số ngày tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho b) Tỷ số hoạt động khoản phải thu Doanh thu thuần Vòng quay khoản phải thu = Bình quân giá trị khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = c) Tỷ số hoạt động khoản phải trả: Vòng quay khoản phải trả = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chi phí lãi vay Bình quân giá trị khoản phải trả Giá vốn hàng bán Số ngày trong năm Số quay khoản phải thu Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 8 Kỳ trả tiền bình quân = Tỷ số hoạt động khoản phải trả đo lường uy tín của công ty trong việc trả nợ đúng hạn. Trong tỷ số này thì vòng quay các khoản phải trả hoặc kỳ trả tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc phần nhiều vào uy tín của doanh nghiệp d) Tỷ số hoạt động tổng tài sản: Tỷ số vòng quay tổng tài sản phản ảnh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp và cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. 2.2.5.5. Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi : Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi. Do vậy, khi cho vay chuyên viên tín dụng cũng cần quan tâm đến quan tâm đến phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.Chúng ta sử dụng các tỷ số sau: a. Khả năng sinh lợi so với doanh thu: Thường tỷ số này có thể sử dụng lãi gộp hoặc lãi ròng so với doanh thu. • Nếu sử dụng lãi gộp, tỷ số này gọi là chỉ tiêu lãi suất lãi gộp hay lợi nhuận trên doanh thu. • Nếu sử dụng lãi ròng, tỷ số này gọi là chỉ tiêu lãi suất lãi ròng hay lợi nhuận ròng trên doanh thu. Chúng ta sử dụng chỉ tiêu lãi suất lãi gộp hay lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ số lãi gộp (ROS) = b. Khả năng sinh lợi so với tài sản: Tỷ số này cho biết mỗi đồng giá trị tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận có thể sử dụng là lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận ròng sau thuế. Chẳng hạn, cổ đông thường quan tâm đến phần lợi nhuận họ được Số vòng quay khoản phải trả Số ngày trong năm năm Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu ròng BQ giá trị tổng tài sản Doanh thu ròng Lợi nhuận ròng Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 9 phân chia nên khi tính toán chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản thường sử dụng lợi nhuận ròng sau thuế. Tỷ số lãi ròng = so với tài sản (ROA) c. Khả năng sinh lợi so với chủ sở hữu: Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi so với chủ sở hữu bỏ ra. Các cổ đông thường chỉ quan tâm đến phần lợi nhuận sau cùng mà họ nhận được, cho nên thường thì chỉ tiêu lợi nhuận ròng sau thuế được sử dụng trong việc tính toán tỷ số này. Tỷ số lãi ròng = so với vốn chủ sở hữu (ROE) Giá trị tổng tài sản Lợi nhuận ròng sau thuế Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng sau thuế Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 10 PHẦN NỘI DUNG  III - GIỚI THIỆU VẾ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM 3.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần dược phẩm IMEXPHARM, gọi tắt là IMEXPHARM được thành lập theo quyết định số 907/2001/QĐ.TTg ngày 25/07/2001 của Thủ tướng chính phủ, tiền thân là công ty dược phẩm Trung Ương 7. Trụ sở chính của công ty đặt tại số 04, đường 30/04, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. IMEXPHARM là đơn vị sản xuất dược phẩm đầu tiên tại Việt Nam thực hiện đầu tư và đưa vào hoạt động hai nhà máy BêtaLactam và NonbêtaLactam đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN, phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP-ASEAN, hệ thống kho theo tiêu chuẩn GSP-ASEAN. Hiện nay, IMEXPHARM đã được Cục quản lý Dược của Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép sản xuất trên 140 loại sản phẩm, trong đó có trên 50 loại là sản xuất nhượng quyền cho các tập đoàn, công ty lớn ở nuớc ngoài như: Sandoz (Biochemie), Robinson Pharma, DP Pharma, Mega, Union Pharma, ... Sản phẩm của IMEXPHARM được sản xuất trên thiết bị và quy trình hiện đại, đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với Bộ y Tế. Mặt hàng chủ lực của IMEXPHARM bao gồm các nhóm hàng như: Kháng sinh, hạ nhiệt - giảm đau và nhóm Vitamine...Với nhiều chủng loại như: Viên nén, bột, sủi, nang mềm, viên nang ngọc trai ... được làm từ nguồn nguyên liệu của Châu Âu. Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 11 Hoạt động của IMEXPHARM luôn phát triển với tốc độ cao và ổn định, mức tăng trưởng bình quân mỗi năm trong 3 năm gần đây đạt 30% - 40%. Do qui mô hoạt động của IMEXPHARM không ngừng được đầu tư mở rộng và nâng cao. Do có định hướng chiến lược phát triển đúng đắn trong thời gian qua, bằng sự nổ lực phấn đấu vươn lên của mình, cộng với sự hỗ trợ của các ngành, các cấp và khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh của IMEXPHARM không ngừng phát triển, góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giải quyết lao động cho xã hội và đóng góp ngân sách cho nhà nước không ngừng tăng. Với những thành quả đã đạt được và những đóng góp của mình cho xã hội, năm 2002 IMEXPHARM vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Và đặc biệt, vào ngày 19/01/2006 Imexpharm vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, cùng với nhiều giải thưởng khác đã đạt được như: Giải thưởng Quả cầu vàng (Opxil và Centrivit) năm 2004; Giải thưởng Chất lượng Việt Nam (2005); Giải thưởng Sao vàng Đất Việt (2005); Hàng Việt Nam chất lượng cao (2005) … 3.2. Cơ cấu tổ chức: Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 12 3.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển năm 2010 Hiện nay, với đội ngũ cán bộ công nhân viên hơn 600 người, Imexpharm tiếp tục khẳng định là một trong những doanh nghiệp Dược phẩm hàng đầu Việt Nam với kế hoạch phát triển như sau: - Giữ vững thương hiệu hành đầu của ngành công nghiệp dược Việt Nam, tăng cường mở rộng liên hết với công ty trong và ngoài nước. - Đầu tư hoàn thiện hệ thống phân phối và hệ thống công nghệ thông tin trên cả nước. - Bên cạnh đó, Công ty cũng sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất nhượng quyền và liên doanh với các tập đoàn dược phẩm quốc tế đến từ châu Âu, châu Mỹ; đồng thời triển khai hệ áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 22000 - 2005 cho nhà máy sản xuất sữa bột Imex-milk,… Với kết quả hoạt động kinh doanh liên tục tăng trưởng cao, cùng với những chiến lược phát triển xứng tầm, Imexpharm cam kết sẽ tiếp tục phát triển nhanh và bền vững. Do có định hướng chiến lược phát triển đúng đắn trong thời gian qua, bằng sự nổ lực phấn đấu vươn lên của mình, cộng với sự hỗ trợ của các ngành, các cấp và khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh của IMEXPHARM không ngừng phát triển, góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, giải quyết lao động cho xã hội và đóng góp ngân sách cho nhà nước không ngừng tăng. Với những thành quả đã đạt được và những đóng góp của mình cho xã hội, năm 2002 IMEXPHARM vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Và đặc biệt, vào ngày 19/01/2006 Imexpharm vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, cùng với nhiều giải thưởng khác đã đạt được như: Giải thưởng Quả cầu vàng (Opxil và Centrivit) năm 2004; Giải thưởng Chất lượng Việt Nam (2005); Giải thưởng Sao vàng Đất Việt (2005); Hàng Việt Nam chất lượng cao (2005) … Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 13 IV - THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHAM 4.1. Phân tích các tỷ số tài chính của công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm: Bảng 4.1. Các tỷ số tài chính của Imexpharm qua 3 năm (2007 – 2009) Các nhóm tỷ số Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 ĐVT Tỷ số thanh khoản Hiện hành 6,7 5,06 2,97 Lần Nhanh 4,73 3,18 1,87 Lần Tỷ số hoạt động Vòng quay khoản phải thu - 5 5 Vòng Vòng quay khoản phải trả - 4 3 Vòng Vòng quay tổng tài sản - 0,96 1 Vòng Vòng quay hàng tồn kho - 2,2 2,1 Vòng Kỳ thu tiền bình quân( KTTBQ) KTTBQ của vòng quay khoản phải thu - 72 72 ngày KTTBQ của vòng quay khoản phải trả - 90 120 ngày Tỷ số đòn bẩy Nợ trên tổng tài sản 0,12 0,14 0,26 Lần Nợ trên vốn chủ sở hữu 0,14 0,16 0,35 Lần Tỷ số nợ dài hạn 0,001 0,004 0,02 Lần Tỷ số sinh lợi EAT/Doanh thu thuần (ROS) 43 43 44 % Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 9,6 9,8 9 % Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) 11 11,3 12 % Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay 27,481 5,399 8,586 Đồng Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 14 a. Tỷ số thanh khoản: Chỉ số thanh khoản thể hiện cho tính thanh khoản của một tài sản tức là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Một chỉ số thanh khoản tốt khi nó thể hiện được sự cân đối giữa việc yêu cầu trả nợ ngắn hạn và thời hạn của tài sản ngắn hạn. Tỷ số thanh khoản thấp thì rủi ro thanh toán sẽ cao. Ngược lại tỷ số thanh khoản cao tức là tài sản ngắn hạn lớn. Chứng tỏ việc sử dụng vốn kém hiệu quả. 6.7 4.73 5.06 3.18 2.97 1.87 0 1 2 3 4 5 6 7 2007 2008 2009 TSKNTKHT (lần) TSKNTKN (lần) Đồ thị 4.1: BIỂU ĐỒ VỀ PHÂN TÍCH TỶ SỐ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN HIỆN THỜI VÀ TỶ SỐ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN NHANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (2007-2009) * Tỷ số thanh toán hiện hành: qua 3 năm chỉ là 6,7; 5,06; 2,97. Tỷ số này khá cao và đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của công ty rất tốt. Tuy nhiên, nếu ta so với năm 2007 (6,7 lần) thì tỷ số thanh khoản hiện thời năm 2008 (5,06 lần) thấp hơn và năm 2009 (2,97 lần) lại thấp hơn năm 2008. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản hiện thời của năm 2009, 2008 giảm hơn so với 2007. * Tỷ số thanh toán nhanh: được dùng để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, được tính toán dựa trên những TSLĐ có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền đã trừ ra giá trị hàng tồn kho. Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thật sự của công ty mà không tính đến hàng tồn kho vì hàng tồn kho vẫn khó có khả năng thanh lý nhanh để thanh toán nợ. Nhìn vào đồ thị ta thấy tỷ số thanh khoản nhanh của ba năm điều lớn hơn 1 có nghĩa là giá trị tài sản lưu động lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói khác đi là tài sản lưu động có thể sử dụng ngay của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 15 thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, nói chung tình hình thanh khoản nhanh của doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên, nếu ta so với năm 2007 (4,73 lần) thì tỷ số thanh khoản nhanh năm 2008 (3,18 lần) thấp hơn và năm 2009 (1,87 lần) lại thấp hơn năm 2008. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản nhanh của năm 2009, 2008 giảm hơn so với 2007 và có xu hướng ngày càng đi xuống nhưng tạm thời vẫn ở mức tương đối tốt. b. Tỷ số hoạt động: 5 4 5 3 0 1 2 3 4 5 2008 2009 VQKPThu (Vòng) VQKPTrả (Vòng) Đồ thị 4.2: BIỂU ĐỒ VỀ TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG KHOẢN PHẢI THU VÀ KHOẢN PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (2007-2009) * Vòng quay khoản phải thu: Giai đoạn 2008-2009, số vòng quay khoản phải thu không đổi cụ thể là 5 vòng hay doanh nghiệp đã mất 72 ngày cho một khoản phải thu. Điều này cho thấy qua 2 năm gần đây doanh nghiệp thường xuyên bán chịu hàng hóa hoặc thời hạn bán chịu khá cao 72 ngày mặt khác do số ngày tồn kho của doanh nghiệp cũng cao nên doanh nghiệp thực hiện bán chịu để giảm số ngày tồn kho. * Vòng quay khoản phải trả: Tỷ số hoạt động khoản phải trả đo lường uy tín của công ty trong việc trả nợ đúng hạn. Trong tỷ số này thì vòng quay các khoản phải trả hoặc kỳ trả tiền bình quân cao hay thấp phụ thuộc phần nhiều vào uy tín của doanh nghiệp. Cụ thể, số vòng quay khoản phải trả năm 2008 cao hơn năm 2009 là 1 vòng nhưng kỳ trả tiền bình quân năm 2009 là 120 ngày cao hơn năm 2008 chỉ có 90 ngày cho thấy năm 2009 doanh nghiệp chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 16 trong hoạt động kinh doanh của mình cao và thời gian chiếm dụng dài, chứng tỏ năm 2009 doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả và có uy tín hơn năm 2008. * Vòng quay tổng tài sản: 0.96 1 0.94 0.95 0.96 0.97 0.98 0.99 1 2008 2009 VQTTS (Vòng) Đồ thị 4.3: BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG TỔNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (2007-2009) Tỷ số vòng quay tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp, không phân biệt tài sản lưu động hay tài sản cố định. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2008, mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra 0,96 đồng doanh thu nhưng đến năm 2009 thì vòng quay này lại tăng lên ( 1 vòng) chứng tỏ năm 2009 công ty kinh doanh hiệu quả hơn năm trước. Tuy doanh nghiệp kinh doanh có tiến triển nhưng tỷ số này chưa cao đòi hỏi doanh nghiệp phải cố gắng hơn nửa trên con đường hoạt động kinh doanh của mình. * Vòng quay hàng tồn kho: 2.2 2.1 2.04 2.06 2.08 2.1 2.12 2.14 2.16 2.18 2.2 2008 2009 VQHTK (Vòng) Đồ thị 4.4: BIỂU ĐỒ VỀ TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (2007-2009) Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 17 Đầu tiên là tỷ số hoạt động tồn kho trong đó chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu, cụ thể là năm 2008 là 2,2 vòng cao hơn so với năm 2009 chỉ có 2,1 vòng điều này làm cho số ngày tồn kho tăng lên 7 ngày thay vì, năm 2008 số ngày tồn kho là 164 ngày lại tăng lên 171 ngày vào năm 2009, điều này cho thấy công ty đã đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho dẫn tới số ngày tồn kho tăng sẽ làm giảm tỷ số thanh khoản nhanh của công ty. c. Tỷ số đòn bẩy: Tỷ số này đánh giá mức độ công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh bằng vốn vay. Thông qua tỷ số này, nhà quản trị tài chính sẽ lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý cho công ty và nhà đầu tư sẽ nhận thấy được rủi ro về tài chính của công ty để ra quyết định đầu tư. 0.14 0.12 0.001 0.16 0.14 0.004 0.35 0.26 0.02 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 2007 2008 2009 D/E (Lần) D/A (Lần) TSNDH Đồ thị 4.5: BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (2007-2009)  So sánh tỷ số đòn bẩy tài chính của công ty qua các năm: * Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Nợ càng cao thì đòn bẩy tài chính càng lớn tức là sử dụng vốn hiệu quả nhưng rủi ro tài chính sẽ cao. Qua các năm, tỷ số này có xu hướng tăng lên nhưng tỷ số này thấp (nhỏ hơn 1) nghĩa là doanh nghiệp hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản và cũng cho thấy mức độ rủi ro của công ty không quá cao. * Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu qua 3 năm đều thấp hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp hiện sử dụng nợ ít hơn là sử Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 18 dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao, tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp không tận dụng lợi thế của đòn bẩy tài chính và đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. * Tỷ số nợ dài hạn: Tỷ số này cho thấy rằng nợ dài hạn chiếm từ 0,1% cho đến 2% nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp. Đứng trên góc độ ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay dài hạn nếu doanh nghiệp có nhu cầu. d. Tỷ số sinh lợi: Tỷ số sinh lợi đo lường thu nhập của công ty bằng tỷ số giữa lợi nhuận với doanh thu thuần, tổng tài sản, vốn cổ phần. Tỷ số này càng cao càng tốt. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của công ty cao.  So sánh tỷ số sinh lợi của công ty qua các năm: * Tỷ số sinh lợi trên doanh thu: 42.4 42.6 42.8 43 43.2 43.4 43.6 43.8 44 2007 2008 2009 ROS Đồ thị 4.6: BIỂU ĐỒ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI SO VỚI DOANH THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (2007-2009) Tỷ số này cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2007 và năm 2008 duy trì mức 43% nhưng đến năm 2009, tỷ số này tăng lên 44%. Nhìn chung tỷ số này chênh lệch không nhiều qua các năm. Đối với Imexpharm, tỷ số ROS qua 3 năm gần tăng khá đều nhưng năm 2009 tăng cao hơn so với 2 năm trước, điều này cho thấy năm 2009, công ty kinh doanh thuận lợi tạo doanh thu cao; từ đó tạo lợi nhuận bằng 44% doanh thu công ty. Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Tài chính – ngân hàng 2B Trang 19 * Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản (ROA): 9.60% 9.80% 9% 8.60% 8.80% 9.00% 9.20% 9.40% 9.60% 9.80% 2007 2008 2009 ROA Đồ thị 4.7: BIỂU ĐỒ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI SO VỚI TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHARM (2007-2009) Đối với Imexpharm, tỷ số ROA biến động qua 3 năm gần đây biến động khá đều nhưng năm 2009 có sự giảm đi (9% so với 9,6 % năm 2007 và 9,8% năm 2008), điều này cho thấy năm 2009, lợi nhuận của công ty giảm so với 2 năm trước nhưng không đáng kể. * Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE): 11% 11.30% 12% 10% 11% 11% 11% 11% 11% 12% 12% 12% 2007 2008 2009 ROE Đồ thị 4.8: BIỂU ĐỒ PHÂN TÍCH TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI SO VỚI VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM IMEXPHAM (2007-2009) Nhà đầu tư thường rất quan tâm tỷ số này. Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn mà họ bỏ ra đem lại bao nhiêu đồ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfUnlock-Thẩm định tình hình tài chính công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm.pdf
Tài liệu liên quan