MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ - BẢNG BIỂU .i
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT .ii
GIỚI THIỆU iii
1. THÂM HỤT KÉP HAY BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH? . 1
1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC VÀ
THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI .4
1.1.1. Công thức mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm
hụt Tài khoản vãng lai . 4
1.1.2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và
Thâm hụt Tài khoản vãng lai . 5
1.1.2.1. Lý thuyết Thâm hụt Ngân sách Nhà nước tác động đến Thâm hụt
Tài khoản vãng lai . 6
1.1.2.2. Lý thuyết Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản
vãng lai không có mối quan hệ . 7
1.1.2.3. Lý thuyết Thâm hụt Tài khoản vãng lai tác động đến Thâm hụt
Ngân sách Nhà nước . 8
1.1.2.4. Lý thuyết về Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài
khoản vãng lai tác động lẫn nhau. 9
1.1.3. Những tranh luận xung quanh mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách
Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai .10
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÚ SỐC ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM
HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI . 12
1.2.1. Tác động của Cú sốc thuế.12
1.2.2. Tác động của cú sốc chi tiêu.16
1.2.3. Tác động của cú sốc sản lượng .17
1.3. KẾT LUẬN TỒN TẠI “THÂM HỤT KÉP” HAY “BỘ ĐÔI ĐỐI NGHỊCH” . 18
2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN
VÃNG LAI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .19
2.1. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở MỸ . 19
2.2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC NỀN KINH TẾ MỚI NỔI .22
2.2.1. Ai Cập .22
2.2.2. Thổ Nhĩ Kỳ .24
2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở CÁC NưỚC ASEAN . 25
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ
THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI TRONG THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM TỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010 .30
3.1. MÔ TẢ DỮ LIỆU . 31
3.2. TRÌNH BÀY VÀ GIẢI THÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI QUA CÁC GIAI ĐOẠN .32
3.2.1. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài
khoản vãng lai trong giai đoạn 1985 – 1995 .33
3.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1990 .34
3.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995 .36
3.2.2. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài
khoản vãng lai trong giai đoạn 1996 – 2003 .38
3.2.3. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài
khoản vãng lai trong giai đoạn 2004-2010 .43
3.3. KIỂM ĐỊNH TỔNG THỂ MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN
SÁCH NHÀ NưỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI Ở VIỆT NAM .51
3.3.1. Unit Root Test .51
3.3.2. Kiểm định nhân quả (Granger Test) .53
3.3.3. Kiểm định đồng liên kết (Cointergration Test) .54
4. DỰ BÁO MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI – KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP .56
4.1. PHưƠNG PHÁP DỰ BÁO . 56
4.2. QUÁ TRÌNH DỰ BÁO . 56
4.2.1. Dự báo Thâm hụt Ngân sách Nhà nước giai đoạn năm 2011– 2015 .56
4.2.2. Dự báo Thâm hụt Tài khoản vãng lai giai đoạn 2011 – 2015 .60
4.2.2.1. Chọn biến giải thích cho Thâm hụt Tài khoản vãng lai .60
4.2.2.2. Mô hình hồi quy Thâm hụt Tài khoản vãng lai .61
4.2.2.3. Dự báo Thâm hụt Tài khoản vãng lai: .64
4.3. DỰ BÁO MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ
NưỚC VÀ THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015.67
4.4. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP . 67
PHỤ LỤC .71
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4822 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt tài khoản vãng lai ở Việt Nam, thâm hụt kép hay bộ đôi đối nghịch?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ềng
trong khối ASEAN cũng cho những kết quả khác nhau, liệu Việt Nam – một thành
viên của ASEAN – sẽ tồn tại mối quan hệ này nhƣ thế nào? Điềy này sẽ đƣợc lý
giải ở chƣơng tiếp theo.
30
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ
THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI TRONG THỰC TIỄN NỀN KINH
TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1985 ĐẾN NĂM 2010
Chƣơng này sử dụng phân tích định tính và định lƣợng để xác định một cách
rõ ràng và chính xác mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt
Tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Nhƣ đã đề cập ở trên mối quan hệ giữa hai đại
lƣợng này trong từng thời kỳ khác nhau cũng khác nhau và ở Việt Nam cũng không
phải là ngoại lệ. Căn cứ vào tình hình kinh tế - chính trị - xã hội kết hợp với diễn
biến của Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai, bài viết đã chia
khoảng thời gian nền kinh tế Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2010 thành ba giai
đoạn nhỏ hơn. Ba câu hỏi quan trọng nhất cần phải trả lời là: có tồn tại mối quan hệ
giữa BD và CAD ở Việt Nam hay không? Lý thuyết “Thâm hụt kép” hay “Bộ đôi
đối nghịch” sẽ chia phối nền kinh tế? BD tác động đến CAD hay ngƣợc lại?
Đầu tiên là giai đoạn 1985 – 1995 đây là thời kỳ đổi mới nền kinh tế - trong
đó nổi bật lên là Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội Chủ nghĩa vào năm 1986, thực hiện kế hoạch
5 năm lần thứ nhất 1990 – 1995. Trong giai đoạn này, cả Thâm hụt Ngân sách và
Thâm hụt Tài khoản vãng lai đều ở mức thấp nhƣng cũng đã thể hiện xu hƣớng di
chuyển cùng chiều nhau.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ năm 1996 đến năm 2003, trong đó tiêu biểu là
kế hoạch 5 năm lần thứ hai 1996 – 2000, bên cạnh đó Việt Nam cũng chịu ảnh
hƣởng gián tiếp từ cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 – 1998. Chính phủ phải chi tiêu
nhiều hơn để cải cách kinh tế nên làm cho Thâm hụt Ngân sách gia tăng, nhƣng mặt
khác Tài khoản vãng lai có những dấu hiệu tích cực do những thành tựu đạt đƣợc
của nền kinh tế trong thời kỳ này.
Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ năm 2004 đến năm 2010, thời gian này Việt Nam
chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào những năm
2007 – 2008. Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai đều ở mức báo
động gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế, cần phải có những biện pháp để khắc
phục tình trạng này.
31
Trong mỗi mốc thời gian, bài viết tập trung vào tình hình Thâm hụt Ngân
sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai, từ đó xem xét định tính mối quan
hệ giữa chúng và tìm hiểu nguyên nhân gây nên mối quan hệ đó, tiếp theo sử dụng
các phân tích định lƣợng để kiểm định kết quả định tính vừa thu đƣợc. Còn với
kiểm định tổng thể kỳ nghiên cứu từ năm 1985 đến năm 2010, bài viết sử dụng hai
công cụ phân tích là kiểm định nhân quả (Granger Test) và kiểm định đồng liên
kết (Cointergration Test) để rút ra kết luận “Thâm hụt kép” hay “Bộ đôi đối
nghịch” sẽ chiếm ƣu thế trong nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, những kết quả thu đƣợc sẽ không có ý nghĩa nếu không có bộ số
liệu đáng tin cậy trong suốt khoảng thời gian từ năm 1985 đến năm 2010. Chính vì
vậy, phần mô tả dữ liệu sau đây sẽ cho chúng ta thấy đƣợc cách thức lấy số liệu cảu
bài viết từ những nguồn số liệu tin cậy.
3.1. Mô tả dữ liệu
Bài viết sử dụng bộ số liệu từ quý 1 năm 1985 đến quý 4 năm 2010 cho việc
phân tích và kiểm định mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm
hụt Tài khoản vãng lai ở Việt Nam. Thông thƣờng, các biến kinh tế vĩ mô ở Việt
Nam ít đƣợc công bố rộng rãi, càng về quá khứ thì số liệu càng khó khăn để tìm
kiếm, nên cần thiết thu thập thêm từ nhiều nguồn để có đƣợc bộ số liệu hoàn chỉnh.
Cụ thể nhƣ sau:
Dữ liệu Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc lấy từ cổng thông tin điện tử
Bộ tài chính Việt Nam. Kết quả thu đƣợc là dữ liệu từ quý 1 năm 2004 đến quý 4
năm 2010 của: Tổng thu Ngân sách Nhà nƣớc (tỷ đồng Việt Nam), Tổng chi Ngân
sách Nhà nƣớc (tỷ đồng Việt Nam) và Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc (%GDP và tỷ
đồng Việt Nam). Các dữ liệu từ quý 1 năm 1985 đến quý 4 năm 2003 không đƣợc
công bố nên bài viết đã thu thập dữ liệu từ từng các báo cáo rộng rãi hàng năm của
World Bank (WB) và International Monetary Fund (IMF).
Dữ liệu Thâm hụt Tài khoản vãng lai là từ tổ chức thống kê tài chính (IFS)
thuộc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) từ năm 1985 đến năm 2010 (theo Việt Nam đồng,
đô la Mỹ và %GDP). Dữ liệu Thâm hụt cán cân Tài khoản vãng lai từ quý 1 năm
2008 đến quý 4 năm 2010 đƣợc tổng hợp từ số liệu xuất nhập khẩu công bố hàng
32
tháng của Tổng cục thống kê (Bộ kế hoạch và đầu tƣ). Dữ liệu theo quý từ quý 1
năm đến quý 4 năm 2010 của đại lƣợng này đƣợc lấy từ rất nhiều các báo về cán
cân thƣơng mại của Việt Nam trên ASEAN Development Bank (ADB).
Các biến còn lại nhƣ: Tốc độ tăng GDP, GDP thực tế và GDP tính theo giá
hiện hành (tỷ đồng Việt Nam và đô la Mỹ), Tiết kiệm của Chính phủ (%GDP), Tiết
kiệm của tƣ nhân (%GDP), Đầu tƣ của Chính phủ (%GDP), Đầu tƣ của tƣ nhân
(%GDP) cũng đƣợc lấy từ số liệu trên Tổng cục thống kê và các báo rộng rãi trên
ADB và WB.
Để rõ ràng hơn, dƣới đây là bảng mô tả nguồn dữ liệu, cũng nhƣ một vài
thống kê của các biến sử dụng trong bài viết này
3.2. Trình bày và giải thích mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà
nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai qua các giai đoạn
Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản
vãng lai tồn tại ở các nƣớc đã và đang phát triển diễn biến hết sức phức tạp trong
Chỉ tiêu Nguồn số liệu Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Trung
vị
Thâm hụt Ngân sách
Nhà nƣớc (%GDP)
Cổng thông tin điện tử
Bộ tài chính, WB, IMF 2,83 2,54 2,25
Thâm hụt Tài khoản
vãng lai (%GDP)
IFS, Tổng cục thống kê,
ADB 5,24 4,54 5,55
Tốc độ tăng GDP IFS 6,77 1,83 7
Tiết kiệm của Chính
phủ %GDP
Tổng cục thống kê, WB,
IMF 4,28 2,57 4,15
Tiết kiệm của tƣ nhân
%GDP
Tổng cục thống kê, WB,
IMF 15,49 9,57 15,70
Đầu tƣ của Chính phủ
%GDP
Tổng cục thống kê, WB,
IMF 8,32 3,34 8,37
Đầu tƣ của tƣ nhân
%GDP
Tổng cục thống kê, WB,
IMF 17,44 8,69 20,25
33
nhiều năm qua và dƣờng nhƣ đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị ở từng thời kỳ
tác động rất nhiều đến mối quan hệ đó. Chính vì thế trong phần nghiên cứu thực
trạng ở Việt Nam tiếp theo sau đây chúng ta sẽ chia theo từng thời kỳ để xem xét ở
Việt Nam tồn tại “Thâm hụt kép” hay “Bộ đôi đối nghịch”?
Nền kinh tế Việt Nam trải qua khá nhiều giai đoạn phát triển, với chính sách
mở rộng qui mô chi tiêu công phục vụ tăng trƣởng ngày càng cao, Chính phủ Việt
Nam phải chấp nhận Thâm hụt Ngân sách khá lớn. Giai đoạn 1985 – 1995: tỷ lệ
thâm hụt so với GDP bình quân là 2.01%; giai đoạn 1996 – 2003: tỷ lệ thâm hụt
bình quân 2.82%GDP và giai đoạn 2004 – 2010: tỷ lệ thâm hụt bình quân thực hiện
ở mức 5.47%GDP. Thâm hụt gia tăng dẫn đến lƣợng trái phiếu phát hành để cân đối
là rất lớn. Đồng thời Chính phủ còn phụ thuộc vào một phần vốn nƣớc ngoài, chủ
yếu khai thác từ nguồn vốn hỗ trợ (ODA) để giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách.
Từ năm 1993 đến năm 2008 Việt Nam giải ngân đƣợc 22 tỷ đôla trong tổng số 42.5
tỷ đôla vốn ODA cam kết. Quy mô vốn ODA tham gia vào bù đắp thâm hụt chiếm
1/3 tổng số thiếu hụt, tƣơng đƣơng 1.5 – 1.7% GDP hàng năm.
Đầu tiên, chúng ta sử dụng đồ thị để xác định diễn biến giữa Thâm hụt Ngân
sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai trong từng giai đoạn và sử dụng
phân tích định tính để xem xét. Tiếp đến, kiểm định mối tƣơng quan giữa hai đại
lƣợng này bằng phân tích định lƣợng dùng phần mềm Eviews. Qua mỗi giai đoạn
bài viết tổng kết dựa trên các kết quả thu đƣợc.
3.2.1. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt
Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1985 – 1995
Dƣới đây là đồ thị Diễn biến của Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm
hụt Tài khoản vãng lai.
34
Hình 7 : Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và
Thâm hụt Tài khoản vãng lai giai đoạn 1985 – 1995
(Nguồn: WB, ADB và những tổng hợp của tác giả)
Qua đồ thị, giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1990 có thể thấy biến động giữa
hai biến này khá nhỏ do đây là giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới và nền kinh tế vẫn
chƣa hội nhập nhiều với nền kinh tế thế giới. Nhƣng trong giai đoạn từ năm 1991
đến năm 1995, có một thay đổi lớn trong BD và CAD. Vì thế, có thể chia giai đoạn
này thành hai giai đoạn nhỏ hơn để tiện cho việc nghiên cứu và có thể giải thích xác
đáng hơn mối quan hệ giữa đại lƣợng này.
3.2.1.1. Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1990
Đây là giai đoạn Việt Nam trải qua sự thay đổi to lớn về mặt kinh tế do sự
thay đổi về quan điểm điều hành chính sách, từ đó ảnh hƣởng đến Thâm hụt Ngân
sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai đáng kể.
Vào năm 1985, nợ nƣớc ngoài của Việt Nam lên đến 8,5 tỷ Rúp và 1,9 tỷ
USD. Sản xuất tăng chậm và thực chất không có phát triển, nên lạm phát ngầm diễn
ra với mức độ ngày càng cao dẫn đến siêu lạm phát vào năm 1986 với tốc độ phi
mã, lên tới 774,7%. Đó là lý do khiến Việt Nam bắt đầu thực hiện đƣờng lối Đổi
mới vào 1986 với ba nội dung chính: (i) chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung sang vận hành theo cơ chế thị trƣờng; (ii) phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần trong đó khu vực tƣ nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng; (iii) chủ động hội
35
nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực
tiễn của Việt Nam.
Cụ thể trong giai đoạn đầu, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết
và quyết định nhằm cải tiến quản lý kinh tế, chính sách tiền tệ, chính sách nông
nghiệp... Tuy nhiên trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm này cơ chế cũ chƣa
mất đi, cơ chế mới chƣa hình thành nên công cuộc đổi mới chƣa có hiệu quả đáng
kể. Trung bình trong 5 năm, tổng sản phẩm trong nƣớc tăng 3,9%/năm. Vào những
năm cuối của thập kỷ 80, tình hình bắt đầu biến chuyển rõ rệt. Riêng lĩnh vực nông
nghiệp có sự tiến bộ đột biến. Kết quả là, nếu năm 1988 phải nhập 450 nghìn tấn
lƣơng thực thì năm 1989 Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn và
năm 1990 thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới với 1,5 triệu tấn. Một
số ngành công nghiệp then chốt nhƣ điện, thép cán, xi măng, dầu thô đạt mức tăng
trƣởng khá. Giá trị xuất nhập khẩu bình quân tăng 28%/năm, tỷ lệ nhập siêu giảm
nhanh. Một thành công lớn là siêu lạm phát đã đƣợc kiềm chế và đẩy lùi (năm 1986
lạm phát là 774,7 %, thì năm 1987 là 223,1 %, 1989 là 34,7% và 1990 là 67,4 %).
Hoạt động ngoại thƣơng có nhiều chuyển biến lớn: Chính quyền Xô-Viết sụp
đổ đã làm Việt Nam mất nguồn tài trợ và giao dịch khá lớn. Mặc dù vậy, do việc
phá giá đồng nội tệ, xuất khẩu tăng gấp đôi vào 1988 và 1989 (gần 1 tỷ USD),
nhƣng việc nhập khẩu trong thời kỳ này cũng tăng. Điều đó dẫn đến Tài khoản vãng
lai vẫn thâm hụt trong giai đoạn này.
Những thành tựu trong công cuộc Đổi mới đã tạo ra một cú sốc sản lƣợng
trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1989, nhƣ đã đề cập trong lý thuyết
thì “Bộ đôi đối nghịch” sẽ xuất hiện – tức là Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và
Thâm hụt Tài khoản vãng lai sẽ di chuyển ngƣợc chiều nhau. Nhƣng thực tế trong
giai đoạn này hai đại lƣợng vẫn di chuyển cùng chiều, Thâm hụt Ngân sách vẫn
tăng do Chính phủ đã phải chi tiêu quá nhiều cho việc đổi mới cơ chế quản lý mặc
dù hệ thống tự ổn định của nền kinh tế (một số loại thuế và trợ cấp xã hội) đã làm
nguồn thu tăng lên. Về phía Tài khoản vãng lai, xuất khẩu và nhập khẩu cùng tăng
nên thâm hụt vẫn duy trì.
36
3.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1995
Trong Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6/1991 đã đƣa ra
chiến lƣợc "Ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000", đồng thời đề ra
phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cho kế hoạch 5 năm từ năm 1991 đến năm 1995. Khó
khăn lớn lúc này là các nƣớc Đông Âu và các nƣớc thuộc Liên Xô (cũ) rơi vào
khủng hoảng trầm trọng. Tổng mức giao dịch ngoại thƣơng của Việt Nam với khu
vực này giảm sút đột ngột, năm 1991 chỉ bằng 15,1% năm 1990. Song, thuận lợi lúc
này là Đổi mới đã phát huy tác dụng, các cơ sở kinh tế thích nghi dần với cơ chế
quản lý mới. Do vậy, Tài khoản vãng lai trong giai đoạn này cũng ít bị biến động.
Những thành tựu nổi bật trong thời gian này:
Cơ chế quản lý kinh tế đã thay đổi căn bản: Trong nền kinh tế xuất hiện
nhiều thành phần: quốc doanh, tƣ bản nhà nƣớc, tƣ bản tƣ doanh, hợp tác xã,
cá thể... trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng sản phẩm trong
nƣớc. Các thành phần kinh tế đƣợc trao quyền sử dụng đất và xuất nhập
khẩu.
Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trƣởng cao : Trong 5 năm 1991-1995 tổng sản
phẩm trong nƣớc tăng bình quân 8,2%, năm 1996 tăng 9,5%. Sản xuất trong
nƣớc đã có tích luỹ, đảm bảo trên 90% quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng hàng
năm. Từ 1991- 1995 có 1401 dự án FDI với 20,413 tỷ USD vốn đăng ký. Về
xuất khẩu, trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm tăng
27%, gấp 3 lần tốc độ tăng GDP.
Đổi mới cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tăng dần
tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm dần của khu vực nông, lâm
ngƣ nghiệp. Doanh nghiệp quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong giai
đoạn đầu của công cuộc Đổi mới, vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc chiếm đa số
trong tổng đầu tƣ xã hội. Điều này khiến chi tiêu công Chính phủ phải mở
rộng hơn, dẫn đến thâm hụt Ngân sách tiếp tục diễn ra.
Lạm phát tiếp tục bị kiềm chế và đẩy lùi: Thời kỳ này nhờ sản xuất phát
triển, lƣu thông hàng hoá thông thoáng lại có thêm kinh nghiệm chống lạm
37
phát trƣớc đó nên giá cả ổn định dần. Giá hàng hoá và dịch vụ năm 1991
tăng 67,5%; năm 1993 chỉ tăng 5,2%; năm 1996 xuống 4,5%.
Tăng cƣờng quan hệ kinh tế đối ngoại: Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ
với các nƣớc và trung tâm kinh tế - chính trị lớn trên thế giới. Ngày
28/07/1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nƣớc
Đông Nam Á (ASEAN). Cũng trong tháng 7/1995, Việt Nam và Liên minh
Châu Ấu đã ký Hiệp định khung về hợp tác kinh tế thƣơng mại và khoa học
kỹ thuật và bình thƣờng hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. Việt Nam cũng đã
nộp đơn xin gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng
(APEC) và Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Có thể thấy giai đoạn này
Việt nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới ngày càng lớn hơn, thúc đẩy các
hoạt động trao đổi ngoại thƣơng.
Vào 1995, tăng trƣởng GDP đạt mốc 9,5%, sản lƣợng công nghiệp tăng 13-
14%. Về mặt chi đầu tƣ – nhất là đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tiếp tục tăng kéo theo
chi tiêu tăng. Do tăng cƣờng mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia cũng nhƣ các
tổ chức kinh tế trên thế giới nên Việt Nam nhận đƣợc khá nhiều nguồn vốn viện trợ
không hoàn lại (ODA) của Chính phủ các nƣớc. Chi tiêu công trong giai đoạn này
chủ yếu đƣợc tài trợ từ ODA, giảm áp lực cho Ngân sách, đƣợc giữ ở mức
0,5%GDP vào năm 1995. Những điều trên cho thấy quá trình tái cấu trúc đã đạt một
số thành công nhất định. Một trong những thành tựu nổi bật trong thời kỳ này là tiết
kiệm tăng một cách đều đặn: tiết kiệm quốc gia tăng từ 7,4% vào năm 1990 đến
17,1% vào năm 1995.
Trong giai đoạn 1991 – 1995, với những phân tích hoạt động nền kinh tế,
cho chúng ta một viễn cảnh về tình trạng “Thâm hụt kép”: Ngân sách Nhà nƣớc vẫn
tiếp tục bị thâm hụt chủ yếu là hoạt động đầu tƣ công của Chính phủ mở rộng do
quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, ngoại trừ năm 1994 và năm 1995 thâm hụt Ngân
sách có xu hƣớng giảm khi đƣợc tài trợ từ nguồn vốn ODA. Đối với Tài khoản vãng
lai xu hƣớng thâm hụt tiếp tục tăng do quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, kim
38
ngạch xuất nhập khẩu tăng đáng kể nhƣng tốc độ tăng của nhập khẩu lớn hơn tốc độ
tăng của xuất khẩu.
Tổng kết cả giai đoạn 1985 – 1995:
Trong cả giai đoạn 1985 – 1995, qua những phân tích định tính trên, mối
quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai đang ủng hộ cho
lý thuyết “Thâm hụt kép”. Tiếp theo, để chắc chắn mối quan hệ giữa hai đại lƣợng
này, dựa vào những số liệu thực tế, chúng ta tiến hành kiểm định mối tƣơng quan
giữa BD và CAD trong cả giai đoạn 1985 – 1995 bằng cách chạy Correlation giữa
chúng và thu đƣợc bảng ma trận hệ số tƣơng quan nhƣ sau:
Theo kết quả trên, chúng ta rút ra kết luận: trong suốt giai đoạn 1985 – 1995,
Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và Thâm hụt Tài khoản vãng lai di chuyển cùng
chiều nhau, thâm hụt kép đã tồn tại hầu hết trong suốt khoảng thời gian này và có hệ
số tƣơng quan ở mức 33,58%. Đây cũng là một hệ số tƣơng quan khá lớn, thể hiện
mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lƣợng. Điều này hoàn toàn phù hợp với những
phân tích định tính đã trình bày.
Tiếp đến, chúng ta sẽ phân tích giai đoạn tiếp theo để xem diễn biến mối
quan hệ giữa BD và CAD theo chiều hƣớng nhƣ thế nào.
3.2.2. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt
Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 1996 – 2003
Đầu tiên chúng ta cũng có đồ thị diễn biến giữa Thâm hụt Ngân sách và
Thâm hụt Tài khoản vãng lai giai đoạn 1996 – 2003.
39
Hình 8: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai
(Nguồn: IFS, ADB và tổng hợp của tác giả)
Vào cuối năm 1995 và năm 1996, nhập khẩu tăng trƣởng nhanh hơn xuất
khẩu, nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu đầu tƣ lớn của nền kinh tế. Thâm hụt Tài
khoản vãng lai đạt mức 10%GDP vào 1995 và khoảng 12%GDP vào 1996. Tuy
nhiên, đây không chỉ là thâm hụt trong ngắn hạn mà muốn hƣớng đến dài hạn, tạo
nền tảng cho sự tăng trƣởng sau này.
Đến cuối năm 1996, Việt Nam có quan hệ kinh tế thƣơng mại chính thức với
trên 120 nƣớc, kim ngạch ngoại thƣơng gia tăng nhanh chóng, bình quân trên
20%/năm. Nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã dành cho Việt Nam những
nguồn viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội.
Tổng số tài trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1994 đến năm 1997 là 8,53 tỷ USD.
Điều này làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nƣớc, và là nguồn bù đắp cho
Thâm hụt Tài khoản vãng lai.
Sau một thời kỳ đầu tăng trƣởng kinh tế nhanh, nền kinh tế Việt Nam đã đi
vào một giai đoạn khó khăn 1997-2000 do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng các
nƣớc Đông Á. Những đổi mới kinh tế không còn đƣợc phát huy mạnh mẽ, tốc độ
tăng trƣởng bắt đầu chậm dần và mức tăng trƣởng của tất cả các ngành kinh tế bị
giảm trong 4 năm này. Tiêu dùng nội địa và tiêu dùng tƣ nhân sụt giảm. Đầu tƣ thực
tế của khu vực tƣ nhân và nhà nƣớc đều giảm hoặc chậm đi. Đầu tƣ nƣớc ngoài trực
tiếp giảm rất nhanh và giảm liên tục. Khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc là vấn đề nan
40
giải số một, sau một khoảng thời gian phát huy hiệu quả thúc đẩy tăng trƣởng kinh
tế, giờ nó là nguồn lãng phí, tham nhũng, và là lực cản đối với những cố gắng đổi
mới, gây ra chi tiêu công lãng phí. Các hoạt động thƣơng mại với nƣớc ngoài bị thu
hẹp nhanh. Cùng với mô hình phát triển hƣớng nội thay thế nhập khẩu và nhất là
cuộc khủng hoảng tài chính 1997- 1998 trong khu vực Châu Á gây thêm thách thức,
làm gia tăng những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam, và là nguyên nhân
chính gây ra mức tăng trƣởng chậm lại. Cụ thể tốc độ tăng GDP năm 1996 đạt
9,34% thì năm 1997 đạt 8,15%; 1998 chỉ còn 5,83% và năm 1999 chỉ đạt 4,8%.
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giảm sút nghiêm trọng. Năm 1999, chỉ có 298 dự
án đƣợc cấp phép với tổng số vốn đăng ký khoảng 1,548 tỷ USD. Chính phủ đã và
đang nỗ lực điều chỉnh các chính sách để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vì đây là một
nguồn vốn quan trọng đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội (khu vực có FDI
đóng góp gần 10% GDP). Công tác thu hút và giải ngân vốn ODA đã có tiến bộ dần
qua các năm. Từ năm 1993 đến năm 1999, Việt Nam đã giải ngân đƣợc 6,3 tỷ USD,
chiếm hơn 40% so với nguồn ODA đã đƣợc cam kết.
Về ngoại thƣơng, năm 1998 kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 0,9% so với năm
1997. Nhƣng năm 1999, xuất khẩu đạt mức kỷ lục 11,52 tỷ USD, tăng 23,1% so với
năm 1998 do kinh tế của các nƣớc Đông Nam Á bƣớc vào giai đoạn hồi phục kinh
tế, tốc độ tăng trƣởng thƣơng mại cao, giá cả xuất khẩu ở những mặt hàng chủ lực
nhƣ gạo, đặc biệt là dầu thô tăng mạnh dẫn tới kim ngạch xuất khẩu tăng. Mặt khác
nhiều biện pháp của Chính phủ đã tác động có hiệu quả thúc đẩy hoạt động xuất
nhập khẩu phát triển: cho phép các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế đƣợc
hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp; đơn giản hóa thủ tục nhƣ giấy phép, thủ tục hải
quan, cấp quota; hỗ trợ vốn, giảm lãi suất cho hoạt động xuất khẩu; tổ chức thƣởng
cho các doanh nghiệp thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào xuất khẩu hàng hóa có trị
giá lớn, tìm ra mặt hàng mới hoặc sang các thị trƣờng mới; Chính những biện pháp
này đã mang lại hiệu quả trong những năm tiếp theo: Tài khoản vãng lai những năm
2000 – 2001 đƣợc cải thiện đáng kể.
Về phần Ngân sách Nhà nƣớc, trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam
tăng trƣởng mạnh đồng thời tăng thu đáng kể trong Ngân sách: tăng trƣởng nguồn
41
thu (kể cả viện trợ không hoàn lại) trung bình hàng năm trên 14%, tỷ trọng nguồn
thu trên GDP tăng từ 20% năm 1998 lên 23% vào năm 2003: chủ yếu đến từ sản
xuất dầu thô và thuế tiêu thụ xăng dầu. Tỷ trọng thu Ngân sách từ dầu thô trong
tổng thu ngân sách tăng từ 20% năm 1998 lên 22,4% năm 2003. Do đó, Ngân sách
Nhà nƣớc đã trở nên nhạy cảm rất nhiều trƣớc những đợt biến động giá dầu. Để
củng cố nguồn thu cũng nhƣ khuyến khích đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, nhà nƣớc
giảm thuế ở rất nhiều lĩnh vực: thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 32% xuống
còn 28%...
Hình 9: Xu thế Thu Ngân sách Nhà nước và viện trợ (%GDP)
(Nguồn : Bộ tài chính)
Trong giai đoạn 1998 – 2003, tổng chi ngân sách nhà nƣớc đáng kể với mức tăng
trƣởng trung bình hàng năm gần 16%, trong đó chi đầu tƣ phát triển tăng ở tốc độ
gần 20%/năm.
Hình 10: Xu thế chi Ngân sách (%GDP)
42
(Nguồn: Bộ tài chính)
Thời kỳ 1997-2003 tình hình Thâm hụt Ngân sách vẫn ở mức thấp và kiểm
soát đƣợc, với năm thấp nhất là 0,1%, nhƣng có sự tăng dần theo thời gian và năm
cao nhất là 2,8% do Chính phủ phải tiến hành các hoạt động chi đầu tƣ phát triển
khá lớn thực hiện nhiệm vụ tăng trƣởng kinh tế. Quốc hội quy định là Thâm hụt
Ngân sách bao gồm cả các khoản trả nợ gốc không đƣợc vƣợt quá 5%GDP để tránh
tình trạng bội chi Ngân sách quá mức, đầu tƣ không hiệu quả.
Hình 11: Bội chi Ngân sách (%GDP)
(Nguồn: Bộ tài chính)
Qua phân tích ở trên, trong giai đoạn này, có thể nhận thấy rằng có một xu
hƣớng biến động trái chiều giữa BD và CAD, đặc biệt là trong ba năm 1999 – 2001
khi mà Tài khoản vãng lai đƣợc cải thiện đáng kể thì cán cân Ngân sách có xu
hƣớng xấu đi, dẫn đến khả năng rất lớn xảy ra “Bộ đôi đối nghịch” hơn là “Thâm
hụt kép”.
Mối tương quan giữa BD và CAD qua phân tích Correlation
Do trong giai đoạn này, những dữ liệu về Thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc và
Thâm hụt Tài khoản vãng lai biến động không tuân theo một xu hƣớng thống nhất
nào. Để có thể xác định chính xác đƣợc mối quan hệ giữa BD và CAD thì cần một
con số thống kê thuyết phục.
43
Ma trận hệ số tương quan giữa BD và CAD
Tƣơng tự nhƣ giai đoạn trƣớc, chúng ta tiến hành tìm hệ số tƣơng quan giữa
Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai thông qua ma trận hệ số tƣơng
quan (Correlation Matrix). Bảng hệ số tƣơng quan thể hiện mối quan hệ này ở mức
-4,25%. Tuy mối tƣơng quan không thật sự lớn, “Bộ đôi đối nghịch” vẫn đƣợc ủng
hộ ở nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn trên.
Để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa BD và CAD cũng nhƣ xu hƣớng nào chiếm
ƣu thế là “Thâm hụt kép” hay “Bộ đôi đối nghịch” trong nền kinh tế Việt Nam.
Chúng ta sẽ đi vào phân tích giai đoạn đƣợc xem là sôi động nhất của nên kinh tế
Việt Nam, với mốc lịch sử là Việt Nam gia nhập tổ chức Thƣơng mại Thế giới
(WTO), đánh dấu thời kỳ nền kinh tế hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, cũng
nhƣ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008 đối với nền
kinh tế Việt Nam.
3.2.3. Mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt
Tài khoản vãng lai trong giai đoạn 2004-2010
Chúng ta cũng tiến hành phân tích định tính thông qua đồ thị để thấy đƣợc
mối quan hệ giữa Thâm hụt Ngân sách và Thâm hụt Tài khoản vãng lai.
Hình 12: Thâm hụt Ngân sách Nhà nước và Thâm hụt Tài khoản vãng lai
(Nguồn: IFS và tổng hợp của tác giả)
44
Năm 2004, để kìm hãm tốc độ lạm phát có dấu hiệu vƣợt khỏi tầm kiểm soát,
Chính phủ đã chủ trƣơng đặt trọng tâm vào các công cụ tài chính nhƣ tiết kiệm chi
Ngân sách Nhà nƣớc, hạn chế điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nƣớc quản lý,
hạn chế điều chỉnh tiền lƣơng tối thiểu, cắt giảm chi phí sản xuất,…mà không sử
dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, ngoại trừ việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt
buộc.
Sang năm 2005, tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam ƣớc đạt 8,4%, vƣợt
xa con số 7,8% của năm 2004. Đây là mức tăng trƣởng cao nhất trong vòng 9 năm
qua kể từ năm 1997. So với các nƣớc trong khu vực Đông Á, tốc độ tăng trƣởng
GDP năm 2005 của Việt Nam là cao thứ hai và chỉ đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tham_hut_ngan_sach_nha_nuoc_va_tham_hut_tai_khoan_vang_lai_o_viet_nam.pdf