LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. Cán cân thanh toán quốc tế 1
1.1.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 1
1.1.2. Nội dung cán cân thanh toán quốc tế 3
1.1.2.1. Cán cân vãng lai 3
1.1.2.2. Cán cân vốn và tài chính (loại trừ tài sản có dự trữ) 5
1.1.2.3. Khoản mục dự trữ chính thức 6
1.1.3. Nguyên tắc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế 7
1.2. Vấn đề thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế 9
1.2.1. Khái niệm về mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế (thặng dư và thâm hụt) 9
1.2.2. Phân tích mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế 11
1.2.2.1. Phân tích cán cân vãng lai 12
1.2.2.2. Phân tích cán cân vốn và tài chính 14
1.3. Các cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế 16
1.3.1. Cơ chế điều chỉnh tỷ giá 16
1.3.2. Cơ chế điều chỉnh thu nhập 20
1.3.3. Cơ chế điều chỉnh tiền tệ 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ VIỆC ĐIỀU
CHỈNH TẠI VIỆT NAM
2.1. Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 28
2.1.1. Cơ sở pháp lý của việc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam 28
2.1.2. Cơ cấu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 28
2.1.3. Nguyên tắc thiết lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 29
2.1.4. Trách nhiệm của các Bộ, Ngành trong việc biên lập cán cân thanh toán quốc tế 30
2.1.5. Tình hình thu thập số liệu cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam 31
2.2. Thực trạng cán cân thanh toán quốc tế và việc điều chỉnh của Việt Nam 32
2.2.1. Cán cân vãng lai 32
2.2.1.1. Cán cân thương mại 33
2.2.1.2. Hạng mục dịch vụ 39
2.2.1.3. Hạng mục thu nhập đầu tư 40
2.2.1.4. Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều 41
2.2.1.5. Thâm hụt cán cân vãng lai và chênh lệch giữa tiết kiệm - đầu tư ở Việt Nam 42
2.2.2. Cán cân vốn và tài chính 44
2.2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 45
2.2.2.2. Các khoản vay nước ngoài và nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay 47
2.2.3. Khoản mục dự trữ chính thức (nguồn bù đắp) 49
Kết luận 49
CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC
TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Định hướng điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 52
3.2. Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam 56
3.2.1. Các biện pháp kiểm soát trực tiếp 56
3.2.1.1. Các biện pháp hạn chế nhập khẩu 56
3.2.1.2. Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu 58
3.2.1.3. Biện pháp thu hút chuyển tiền của người Việt Nam ở nước ngoài vào trong nước 61
3.2.2. Các biện pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài 63
3.2.3. Biện pháp tăng tiết kiệm tư nhân 67
3.2.4. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá 68
3.2.5. Các biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu (chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa) 70
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
93 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thặng dư và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế - Các biện pháp điều chỉnh của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụt cán cân thương mại khá khiêm tốn, trung bình ở mức 50 triệu USD mỗi năm. Hàng xuất khẩu thích ứng một cách nhanh chóng và tích cực theo những cải cách cơ chế thị trường dẫn đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng trung bình 23,4% mỗi năm. Con số này cao hơn rất nhiều mức tăng trưởng nhập khẩu hàng năm là 15,1% (do giảm ở một số hàng hoá nhập khẩu chính như xi măng và phân bón từ Liên Xô cũ).
Kể từ năm 1993, thâm hụt thương mại đã tăng lên nhanh chóng do tốc độ tăng hàng nhập khẩu tăng đột ngột lên tới 64,2% gấp hơn ba lần so với tốc độ tăng xuất khẩu (20,6%). Thâm hụt thương mại đã lên tới mức báo động vào năm 1996 (chiếm 12,82% GDP). Tuy nhiên mức thâm hụt thương mại thấp hơn rất nhiều trong hai năm 1997-1998 do chính phủ đã thực hiện một số biện pháp để làm giảm nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu vào cuối năm 1996. Các biện pháp chính được áp dụng bao gồm: nâng cao tiền đặt cọc khi mở L/C đối với nhập khẩu hàng tiêu dùng; cấm tạm thời đối với nhập khẩu một số hàng hoá; yêu cầu giấy phép nhập khẩu của các xí nghiệp liên doanh; thực hiện thay thế nhập khẩu đối với một số sản phẩm như xi măng và giấy bằng cách đánh thuế cao đối với các sản phẩm nhập khẩu cùng loại (sử dụng hàng rào thuế quan). Như vậy là trong giai đoạn 1997-1998, mặc dù thiếu hụt thương mại giảm nhưng nó không phải kết quả của tăng xuất khẩu mà là giảm nhập khẩu.
Trong năm 1999, lần đầu tiên sau một thập kỷ luôn thâm hụt, cán cân thương mại đã trở nên thặng dư do tăng trưởng xuất khẩu tăng liên tục (23,2%) trong khi tỷ lệ tăng nhập khẩu vẫn giữ ở mức thấp (1,1%). Nhưng từ năm 2000 đến nay, mức độ thặng dư thương mại đã giảm dần, cán cân thương mại có xu hướng xấu đi. Lý do chủ yếu là hàng nhập khẩu được phục hồi rất mạnh mẽ, đó là nhờ một số nới lỏng trong việc kiểm soát nhập khẩu (chẳng hạn như giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng xuống 0%). Việc nới lỏng trong kiếm soát nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế nhằm gắn kết thị trường nội địa với thị trường quốc tế. Hiện nay, Việt Nam là thành viên của AFTA, ASEAN, APEC và đang đàm phán để gia nhập WTO. Hơn nữa, khi Việt Nam có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hơn 80 hiệp định thương mại song phương, đã ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, tự do thương mại đã cam kết thì việc sử dụng các hạn chế thương mại không còn phù hợp với tình hình hiện nay.
Trên đây là những đánh giá thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam từ năm 1990 đến nay theo số liệu thống kê của IMF. Như đã đề cập ở phần trên, do cách xác định giá trị xuất nhập khẩu của IMF và của Việt Nam khác nhau nên dẫn đến sự sai lệch trong số liệu thống kê về cán cân thương mại của Việt Nam. Để có thể theo dõi tình trạng cán cân thương mại sát với thực tế ở Việt Nam hơn, chúng ta có thể tham khảo nguồn số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam qua bảng dưới đây:
Bảng 5: Tình hình xuất nhập khẩu háng hoá của Việt Nam 1990-2003
Năm
Trị giá xuất khẩu
Tốc độ tăng xuất khẩu (%)
Trị giá nhập khẩu
Tốc độ tăng nhập khẩu (%)
Thâm hụt thương mại
1990
2404,0
23,5
2752,4
7,3
-348,4
1991
2087,1
-13,2
2338,1
-15,1
-251,0
1992
2580,7
23,7
2540,7
8,7
40,0
1993
2985,2
15,7
3924,0
54,4
-938,8
1994
4054.3
35,8
5825,8
48,5
-1771,5
1994
5448,9
34,4
8155,4
40,0
-2706,5
1996
7255,9
33,2
11143,6
36,6
-3887,7
1997
9185,0
26,6
11592,3
4,0
-2407,3
1998
9360,3
1,9
11499,6
-0,8
-2139,3
1999
11541,4
23,3
11742,1
2,1
-200,7
2000
14483,0
25,5
15636,5
33,2
-1153,5
2001
15029,0
3,8
16218,0
3,7
-1189,0
2002
16530,0
10
19300,0
19
-2770,0
2003
19880,0
20,3
24990,0
29,5
-5110,0
Ghi chú: Số liệu 1990-1993: đơn vị là triệu Rup-USD
Số liệu 1994-2003: đơn vị là triệu USD
Nguồn: Số liệu 1990-2001 (Niên giám thống kê 2002 – Tổng cục thống kê)
Số liệu 2002-2003 (Các thông số kinh tế vĩ mô của Việt Nam 2002, 2003)
Mặc dù theo số liệu thống kê của Tổng cục thông kê thì từ năm 1999 chưa có năm nào cán cân thương mại của Việt Nam thặng dư song xu hướng xấu đi hay tốt lên của cán cân thương mại cũng tương đương như số liệu của IMF. Từ năm 1990-1992, thâm hụt thương mại là nhỏ nhưng đến năm 1993 thì tăng vọt lên và tiếp tục tăng ở các năm tiếp theo. Thâm hụt thương mại đã tăng đến mức báo động vào năm 1996. Từ năm 1997 thì thâm hụt thương mại bắt đầu giảm mạnh, đạt mức thấp nhất vào năm 1999 với mức thâm hụt là 200,7 triệu USD. Từ năm 2000 đến nay thì tình hình cán cân thương mại có xu hướng xấu đi, mức thâm hụt thương mại ngày càng tăng lên do nhập khẩu không ngừng tăng lên.
Để có thể đánh giá cụ thể hơn về tình hình xuất khẩu của Việt Nam chúng ta sẽ phân tích sâu về thành phần xuất nhập khẩu chủ yếu và những thị trường xuất nhập khẩu chính của Việt Nam trong những năm qua.
Thành phần xuất khẩu (xem bảng 6)
Thành phần của hàng xuất khẩu đã có những thay đổi khá ý nghĩa. Trong những năm 1991-1993, những mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu là dầu thô, thuỷ sản và nông sản. Từ năm 1994 đến nay, tuy dầu thô và thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng hai mặt hàng dệt may và giày dép đã có những bước tiến ngoạn mục vượt mặt hàng gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Từ năm 1991 đến nay, dầu thô luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong suốt những năm 1991-1993, tỷ trọng dầu thô chiếm khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu nhưng sau đó đã giảm xuống dưới 20%. Cho đến tận năm 2000, tỷ trọng xuất khẩu dầu thô mới tăng lên chiếm 24,2% tổng giá trị xuất khẩu và cho đến nay nó tiếp tục dao động trong khoảng 20%. Mặc dù tỷ trọng trong tổng xuất khẩu giảm nhưng giá trị của nó vẫn tăng lên đạt 1,22 tỷ USD năm 1998 và 3,5 tỷ USD năm 2000. Nguồn thu từ khoản này có thể bù đắp cho nhập khẩu xăng dầu, khoản được coi là lớn nhất trong tổng nhập khẩu.
Việt Nam cũng có những thay đổi lớn trong sản xuất gạo. Từ một nước nhập khẩu gạo (400.000 tấn năm 1987), Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (1,4 triệu tấn năm 1989). Trong suốt những năm 90, tỷ trọng xuất khẩu gạo chiếm từ 10 - 12% tổng giá trị xuất khẩu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng cả về chất lượng và giá trị. Hiện nay, Việt Nam đẫ trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Việt Nam, Thái Lan, ấn Độ). Tuy nhiên, từ năm 1999 trở lại đây, tỷ trọng xuất khẩu gạo trong tổng giá trị xuất khẩu đã giảm xuống và đến năm 2003 chỉ chiếm 4% do có sự tăng trưởng vượt bậc của các mặt hàng xuất khẩu khác như hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản (Việt Nam nằm trong tốp các nước dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản).
Xuất khẩu hàng dệt may đã có sự tăng trưởng mạnh, đuổi kịp và vượt hai mặt hàng gạo và thuỷ sản. Từ năm 1995, dệt may đã trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai sau dầu thô với doanh thu hơn tỷ USD. Tuy nhiên, đây là mặt hàng gia công, sử dụng nhiều nguyên liệu đầu vào nhập khẩu nên kèm theo sự tăng trưởng trong xuất khẩu thì nó cũng làm cho giá trị nhập khẩu tăng thêm. Nhưng ngành này vẫn được Chính phủ quan tâm vì nó có khả năng thu hút một số lượng lao động lớn để giải quyết vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam. Thêm vào đó, mặt hàng giày dép cũng có kim ngạch xuất khẩu luôn đứng ở vị trí thứ 3, thứ 4 của Việt Nam và nó cũng là ngành giải quyết được nhiều lao động và được Chính phủ đặc biệt quan tâm.
Ngoài những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nêu trên, những mặt hàng khác như cao su, cà phê, hạt điều...cũng đã tăng một cách chắc chắn và một số đóng vai trò quan trọng trên thị trường thế giới.
Thành phần nhập khẩu (xem bảng 6)
Nhìn vào bảng 6, ta thấy rõ mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam là nguyên nhiên liệu (chiếm khoảng 60% tổng giá trị nhập khẩu) và máy móc thiết bị, phụ tùng (chiếm khoảng 30%). Tỷ trọng hàng tiêu dùng vẫn giữ ở mức thấp và đã giảm đáng kể từ năm 1997 đến năm 2002 chỉ chiếm 5,1% tổn giá trị nhập khẩu. Điều này phản ánh việc kiểm soát nghiêm ngặt của Chính phủ đối với hàng nhập khẩu là hàng tiêu dùng. Vì mục đích giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, từ năm 1996, Chính phủ đã quy định giá trị nhập khẩu hàng tiêu dùng không được vượt quá 20% tổng giá trị nhập khẩu và nhập khẩu hàng tiêu dùng phải ký quỹ cao khi mở L/C (80% giá trị L/C). Tuy nhiên, người ta cho rằng hàng tiêu dùng có thể được ghi thấp do giá trị hàng tiêu dùng nhập lậu ở Việt Nam cao. Những mặt hàng cụ thể như thiết bị điện tử, thép, phân bón, dầu tinh chế và sợi dệt là những mặt hàng nhập khẩu chính.
Bảng 6: Những mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam 1991-2003
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
Những mặt hàng xuất khẩu (%)
Dầu thô
Hàng dệt may
Thuỷ sản
Giày dép
Gạo
Cà phê
Các loại khác
Những mặt hàng nhập khẩu (%)
Máy móc, thiết bị và phụ tùng
Nguyên nhiên liệu
Hàng tiêu dùng
100
28,0
6,6
14,0
0,5
10,9
3,5
36,5
100
22,0
64,0
14,0
100
31,0
8,1
12,0
0,7
11,6
3,6
33,0
100
21,0
62,0
17,0
100
28,0
11,7
14,0
4,0
12,0
3,7
26,6
100
24,0
60,0
16,0
100
21,0
13,6
14,0
5,5
10,5
8,0
27,4
100
31,0
57,0
12,0
100
19,0
14,4
11,4
6,2
10,0
10,9
28,1
100
26,0
59,0
15,0
100
19,0
15,2
9,0
7,3
11,8
4,6
33,1
100
33,0
56,0
11,0
100
16,0
15,4
9,0
10,5
9,5
5,3
34,3
100
30,0
60,0
10,0
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Những mặt hàng xuất khẩu (%)
Dầu thô
Hàng dệt may
Thuỷ sản
Giày dép
Gạo
Cà phê
Các loại khác
Những mặt hàng nhập khẩu (%)
Máy móc, thiết bị và phụ tùng
Nguyên nhiên liệu
Hàng tiêu dùng
100
13,4
14,4
9,2
10,7
11,0
6,3
35,0
100
30,5
61,0
8,5
100
13,4
14,6
8,4
11,6
8,5
4,9
38,6
100
29,9
61,7
8,4
100
24,2
13,0
10,2
10,0
4,6
3,5
34,5
100
30,6
63,2
6,2
100
21,0
13,3
12,1
10,4
3,9
2,5
36,8
100
30,5
61,6
7,9
100
20,0
16,0
12,0
11,0
4,0
2,0
35,0
100
32,0
62,9
5,1
100
19,0
18,0
11,0
11,0
4,0
3,0
34,0
Nguồn: Kết quả tính toán dựa trên cơ sở: Niên giám thống kê 2001, 2002 (Tổng cục thống kê), Xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam 2001 (Tổng cục thống kê)
Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu chính của Việt Nam (xem phụ lục 3)
Những năm trước đây, thương mại Việt Nam phải phụ thuộc vào Liên Xô cũ và thị trường Đông Âu. Cuối những năm 80, khối CMEA sụp đổ khiến cho thương mại Việt Nam gặp khó khăn, đòi hỏi cần nhiều thị trường mới để tồn tại. Bước đầu, Việt Nam đã thiết lập quan hệ mới với các nước láng giềng. Đông Nam á, Trung Quốc, Nhật Bản đã sớm trở thành những đối tác thương mại chính của Việt Nam (trong cả nhập khẩu và xuất khẩu). Tuy nhiên, sự phụ thuộc mạnh mẽ vào thị trường Đông Nam á đã gây ra nhiều khó khăn cho thương mại Việt Nam, đặc biệt là đối với xuất khẩu khi Đông Nam á trong tình trạng khủng hoảng tài chính.
Cùng với nguồn thu FDI tăng lên, các hiệp định thương mại khu vực và song phương được ký kết, các thị trường xuất nhập khẩu khác không ngừng được mở rộng. Thị trường ở các nước phát triển ngày càng trở nên quan trọng. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu tới các nước phát triển (EU, Bắc Mỹ, úc và Niu-di-lân) trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 7,6% (năm 1990) lên tới 34,1% (năm 1999). Tuy vậy, Châu á vẫn luôn là bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam. Thêm vào đó, từ sau khi ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ, khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng lên nhanh chóng. Tính đến năm 2003, Mỹ đã trở thành đối tác thương mại chính của Việt Nam với khối lượng hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 20% trong tổng giá trị xuất khẩu. Trong tương lai, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ càng ngày càng được mở rộng.
ở Việt Nam, từ năm 1990 trở lại đây, xu hướng của cán cân vãng lai và cán cân thương mại là tương đương nhưng thâm hụt cán cân vãng lai thì chưa bao giờ gần với thâm hụt thương mại. Nguyên nhân là do có những thay đổi đáng kể trong các hạng mục dịch vụ phi yếu tố (ròng), thu nhập đầu tư và chuyển tiền (ròng) của cán cân vãng lai.
2.2.1.2.Hạng mục dịch vụ
Nguồn thu từ dịch vụ chủ yếu liên quan đến du lịch, bưu chính, vận tải, bảo hiểm và các dịch vụ khác. Trong số này, du lịch được coi như là hoạt động quan trọng phát sinh ngoại hối. Nguồn thu ngoại hối từ du lịch tăng từ 19 triệu USD vào năm 1993 lên 271 triệu USD vào năm 1998 (chiếm 10,8% tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ). Tuy nhiên, con số như thế vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành du lịch.Thêm nữa, tỷ trọng của ngành dịch vụ phi yếu tố trong tổng số xuất khẩu thương mại giảm từ 22,6% năm 1992 xuống 17,8% năm 1999; 15,6% năm 2001 và còn tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Nói cách khác, tăng trưởng xuất khẩu của ngành dịch vụ không phù hợp với sự mở rộng phát triển của thương mại.
Bảng 7: Cán cân dịch vụ của Việt Nam 1990-2001
(Triệu USD)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Dịch vụ phi yếu tố
Các khoản thu
Các khoản thanh toán
55
55
179
450
271
311
724
413
78
772
694
19
1283
1264
159
2074
1915
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Dịch vụ phi yếu tố
Các khoản thu
Các khoản thanh toán
-61
2709
2770
-623
2530
3153
-539
2604
3143
-547
2493
3040
-615
2695
3310
-586
2824
3410
Nguồn: rút ra từ phụ lục 1
Trong giai đoạn 1990-1995, cán cân dịch vụ đã có thặng dư đôi chút. Nhưng kể từ năm 1996 đến nay, thanh toán vận tải và bảo hiểm đã tăng mạnh do nhập khẩu thương mại tăng không ngừng (Việt Nam thường nhập khẩu thep giá CIF) dẫn đến thâm hụt cán cân dịch vụ. Chính phủ cần quan tâm đến các ngành dịch vụ vì đây là lĩnh vực tạo thêm việc làm và đảm bảo hiệu quả của sử dụng vốn đầu tư.
2.2.1.3.Hạng mục thu nhập đầu tư
Theo IMF, hạng mục thu nhập bao gồm cả các khoản thu nhập của người lao động ( như tiền lương, tiền thưởng...) và các khoản thu nhập đầu tư. Tuy nhiên, trong cán cân thanh toán của Việt Nam do NHNN công bố cũng như của Ngân hàng Thế giới và IMF thì hạng mục này chỉ bao gồm thu nhập đầu tư do thiếu dữ liệu về thu nhập của người lao động.
Bảng 8: Thu nhập đầu tư của Việt Nam 1990-2001
(Triệu USD)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Thu nhập đầu tư
Các khoản thu
Các khoản thanh toán
-411
28
439
-339
42
381
-382
43
425
-560
30
590
-328
27
355
-317
96
413
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Thu nhập đầu tư
Các khoản thu
Các khoản thanh toán
-427
140
567
-611
136
747
-672
113
805
-429
142
571
-597
185
782
-753
138
891
Nguồn: rút ra từ phụ lục 1
Phần thu từ đầu tư của Việt Nam thì chủ yếu là tiền lãi của các khoản tiền gửi của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngoài (người không cư trú). Tuy nhiên, những khoản tiền lãi đó rất nhỏ, thậm chí còn giảm đi vì ta rút ngoại tệ về cho vay trong nước. Ngược lại, những khoản phải thanh toán ngày càng tăng lên do phải trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài. Những khoản nợ này khá lớn, hàng năm Việt Nam phải trả lãi khoảng mấy trăm triệu USD. Thêm vào đó, những khoản chuyển lợi nhuận đầu tư cũng tăng lên do các dự án FDI được thực hiện dần. Tuy các khoản lãi tiền gửi có tăng lên nhưng các khoản chuyển lợi nhuận và trả lãi nợ nước ngoài tăng mạnh dẫn đến thu nhập đầu tư ngày càng bị thâm hụt ( từ mức thâm hụt 411 triệu USD năm 1990 đã tăng lên tới 753 triệu USD năm 2001).
2.2.1.4. Hạng mục chuyển giao vãng lai một chiều
Bảng 9: Chuyển giao vãng lai của Việt Nam 1990-2001
(Triệu USD)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Chuyển tiền ( ròng)
Chuyển tiền tư nhân
Chuyển tiền chính thức
138
138
100
35
65
123
59
64
264
70
194
302
170
132
627
474
153
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Chuyển tiền ( ròng)
Chuyển tiền tư nhân
Chuyển tiền chính thức
1200
1050
150
855
710
175
1122
950
172
1181
1050
131
1476
1340
136
1478
1340
138
Nguồn: rút ra từ phụ lục 1
Từ năm 1990 đến nay, chuyển giao vãng lai, đặc biệt là chuyển giao tư nhân (chuyển tiền tư nhân), luôn là nguồn tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai. Chuyển giao tư nhân của Việt Nam chủ yếu là chuyển tiền của người Việt Nam sống ở nước ngoài (kiều hối). Do được bỏ thuế kiều hối từ năm 1995 (trước đó áp dụng thuế 5%), nguồn chuyển giao tăng mạnh từ 627 triệu USD năm 1995 lên 1181 triệu USD năm 1999. Tháng 10/1999, Thủ tướng đã kí quyết định số 170/1999/QD-TTG mà theo đó đã khuyến khích kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về. Kết quả là trong năm 2000, nguồn chuyển giao tư nhân đạt tới 1340 triệu USD. Hơn nữa, việc thiết lập thêm những kênh chuyển tiền mới đã giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài an tâm chuyển tiền qua các kênh chính thức và giúp giảm các chi phí chuyển tiền cũng như các rủi ro.Thêm vào đó, chính sách thu hút kiều hối ngày càng thông thoáng chẳng hạn như cho phép người Việt Nam trực tiếp mang tiền về nước mà không giới hạn số lượng chỉ cần khai báo hải quan, cho phép Việt kiều mua nhà hay đầu tư tại Việt Nam... Đặc biệt, việc Chính phủ cho phép mở rộng đối tượng làm đại lý chi trả kiều hối đã tạo thêm nhiều kênh chuyển tiền từ nước ngoài về, làm tăng sự cạnh tranh giữa các tổ chức làm dịch vụ chi trả ngoại tệ tạo áp lực buộc các tổ chức này phải giảm chi phí chuyển tiền và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính những điều này đã tạo nên sự tăng vọt của lượng kiều hối chuyển về nước trong năm 2003, đạt tới 2600 triệu USD và khoản tiền này đã giúp bù đắp 53% số thâm hụt của cán cân thương mại, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Và theo dự báo của NHNN Việt Nam thì lượng ngoại tệ do Việt kiều gửi về nước trong năm 2004 có thể lên tới 3500 triệu USD (tăng 36% so với năm 2003). Tuy nhiên, mặc dù Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của nguồn kiều hối nhưng vẫn còn những tồn tại trong việc thu hút nguồn tiền này. Chẳng hạn như những thủ tục liên quan tới hệ thống ngân hàng còn phức tạp dẫn tới vẫn còn có một lượng kiều hối bất hợp pháp rất lớn được chuyển vào Việt Nam.
Qua phân tích toàn bộ các khoản mục trong cán cân vãng lai từ năm 1990 đến nay, chúng ta nhận thấy rằng sự thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam không phải chỉ do thiếu hụt thương mại mà còn phụ thuộc vào khoản mục dịch vụ cũng như khoản mục thu nhập đầu tư. Do sự thâm hụt của các khoản trên ngày càng tăng thêm nên đã làm cho cán cân vãng lai có biểu hiện xấu đi. Tuy nhiên, hiện nay, nhờ có khoản thặng dư chuyển giao vãng lai (chủ yếu là chuyển giao tư nhân) khá lớn và có xu hướng tăng cao hơn nữa mà thiếu hụt cán cân vãng lai đã được bù đắp một phần. Hiện tại thâm hụt vãng lai vẫn ở mức có thể tài trợ được.
2.2.1.5. Thâm hụt cán cân vãng lai và chênh lệch giữa tiết kiệm - đầu tư ở Việt
Nam
Như ở phần 1.2.3, chúng ta đã biết rằng: CA = X – M + NF + NTR
Xét ở góc độ khác, tài khoản vãng lai lại bằng lỗ hổng nguồn lực của một nước, được đo bằng sự chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Thật vậy, ta có đồng nhất thức trong nền kinh tế mở: Y = C + I + CA
suy ra CA = Y – C – I hay CA = S – I
(Y là thu nhập quốc dân, C là tiêu dùng quốc gia, I là đầu tư quốc gia, S là tiết kiệm quốc gia, CA là cán cân vãng lai)
Bảng 10: Tiết kiệm - đầu tư và thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam 1990-2003
(%GDP)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
Tiết kiệm (S)
Đầu tư (I)
S – I
Cán cân vãng lai (CA)
15,0
15,4
-0,4
-3,17
10,2
15,0
-4,8
-1,49
13,8
17,6
-3,8
-0,08
14,5
24,8
-10,3
-10,6
17,1
25,4
-8,3
-7,34
19,0
27,1
-8,1
-8,99
16
27,8
-11,8
-9,92
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tiết kiệm (S)
Đầu tư (I)
S – I
Cán cân vãng lai (CA)
20,2
29,0
-8,8
-5,93
20,5
25,4
-4,9
-3,84
26,5
22,4
4,1
4,53
27,0
25,3
1,7
2,96
27,8
26,1
1,7
1,56
25,6
27,2
-1,6
-1,1
24,8
28,7
-3,9
-3,6
Nguồn: Kết quả tính toán dựa trên cơ sở số liệu do IMF và Tổng cục thống kê công bố
Theo bảng số liệu trên, từ năm 1990-1998, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam dao động trong khoảng từ 10-20% GDP. Bắt đầu từ năm 1999 đến nay, tỷ lệ tiết kiệm có cao hơn khoảng từ 24-28% GDP. Do nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng cao nên xu hướng tăng lên trong tiết kiệm cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tiết kiệm khá thấp. Thêm vào đó, hình thức tiết kiệm ở Việt Nam chủ yếu hiện nay là bằng tiền mặt, vàng và đô la Mỹ cho nên tiết kiệm không được dùng nhiều cho đầu tư. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa có cơ chế kinh tế có hiệu quả để khuyến khích đầu tư tư nhân; hệ thống ngân hàng thì bộc lộ nhiều yếu kém (thủ tục phức tạp, sản phẩm ngân hàng chưa đa dạng, uy tín ngân hàng chưa cao...) nên không khuyến khích được tiết kiệm; thị trường tài chính thì chưa phát triển nên có ít công cụ tiết kiệm...
Trong khi đó, đầu tư của Việt Nam từ năm 1990-1997 không ngừng tăng lên do luồng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh. Đến năm 1998, do tác động của khủng hoảng khu vực, FDI bắt đầu suy giảm nên đầu tư trong nước của Việt Nam giảm dần. Từ năm 2000, đầu tư có xu hướng tăng lên cùng với sự phục hồi của luồng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy đầu tư trong nước có dao động song mức đầu tư vẫn luôn cao hơn mức tiết kiệm trong những năm 1990-1998. Kết quả là cán cân tiết kiệm và đầu tư luôn thâm hụt, do đó thâm hụt cán cân vãng lai là lớn, đặc biệt mức thâm hụt cao nhất là 11,8% GDP năm 1996. Trong 3 năm tiếp theo, do đầu tư giảm so với tiết kiệm nên cán cân tiết kiệm và đầu tư trở nên thặng dư và cán cân vãng lai cũng thặng dư nhưng mức thặng dư này lại giảm dần. Đến nay thì cán cân tiết kiệm và đầu tư lại bị thâm hụt (do FDI tăng nên đầu tư tăng trong khi mức tiết kiệm lại giảm).
Qua phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng để cải thiện cán cân vãng lai, giảm lỗ hổng tiết kiệm và đầu tư thì cần phải thúc đẩy tiết kiệm quốc gia cả ở khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân (đặc biệt là khu vực tư nhân). Để tăng được tiết kiệm tư nhân, gắn tiết kiệm tư nhân với tổng tiết kiệm quốc gia thì Việt Nam cần phải thực hiện củng cố hệ thống ngân hàng. Nếu hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả thì các công dân sẽ tăng cường tiết kiệm của họ dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Chính phủ cũng cần có những biện pháp khác nhằm thay đổi hành vi tiết kiệm và đầu tư theo hướng có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế.
2.2.2. Cán cân vốn và tài chính
Từ năm 1990-1998, Việt Nam đã thu hút được các luồng vốn đầu tư nước ngoài khác nhau để tài trợ cho thiếu hụt tài khoản vãng lai. Trung bình luồng vốn vay trung-dài hạn và ngắn hạn của Việt Nam không có thặng dư do Việt Nam không những phải trả nợ cũ mà còn cả nợ mới. Trong những năm 1990-1995, giải ngân vốn trung-dài hạn không đủ để trả những khoản nợ gốc. Trong hai năm 1999-2000, do phải thanh toán các khoản vay FDI và do luồng vốn FDI giảm mà cán cân vốn đã bị thâm hụt. Từ năm 2001 đến nay, cùng với nguồn vốn FDI tăng lên, các khoản nợ nước ngoài được giải quyết dần, trung bình luồn vốn trung-dài hạn và ngắn hạn bắt đầu thặng dư, tài khoản vốn đã trở nên thặng dư không những góp phần bù đắp thiếu hụt cán cân vãng lai mà còn giúp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thặng dư (xem bảng 11).
Bảng 11: Tài khoản vốn và tài chính của Việt Nam 1990-2001
(Triệu USD)
1990
1991
1992
1993
1994
1995
Tài khoản vốn
Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cổ phần
Giải ngân các khoản vay
Thanh toán các khoản vay FDI
Các khoản vay trung-dài hạn
Các khoản giải ngân
Dự kiến trả nợ gốc
Vay ngắn hạn
121
120
-47
233
280
48
-59
220
-191
65
256
-88
271
260
222
38
0
52
487
435
-41
352
832
594
238
0
-597
54
651
117
897
1048
454
594
0
-275
272
547
124
1765
1780
791
989
36
-290
443
733
311
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tài khoản vốn
Tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cổ phần
Giải ngân các khoản vay
Thanh toán các khoản vay FDI
Các khoản vay trung-dài hạn
Các khoản giải ngân
Dự kiến trả nợ gốc
Vay ngắn hạn
2079
1812
891
921
55
98
772
674
224
1663
2074
1002
1072
174
375
1007
632
-612
215
800
240
560
372
431
1121
690
-644
-334
700
301
399
603
605
1036
431
-1036
-772
800
320
480
601
729
1410
682
-1700
120
1000
600
400
827
637
1100
463
690
Nguồn: rút ra từ phụ lục 1
Các luồn vốn tài trợ cho thiếu hụt cán cân vãng lai chủ yếu dưới các hình thức là FDI, đầu tư chứng khoán, vay thương mại, luồng vốn chính thức. Tuy nhiên, do thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển nên hình thức đầu tư chứng khoán chưa thể giúp tài trợ cho thiếu hụt cán cân vãng lai.
2.2.2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Kể từ khi Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và ban hành Luật đầu tư nước ngoài đến nay, luồng vốn FDI vào Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội và được coi là phần lớn nhất trong tổng luồng vốn vào của Việt Nam. Từ 1990-1997, tổng FDI vào Việt Nam không ngừng tăng lên. Nhưng đến năm 1998-1999, do hạn chế về môi trường kinh doanh trong nước, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực và do sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước về thu hút FDI nên nhịp độ tăng vốn FDI vào Việt Nam đã có sự giảm sút (sụt giảm nhiều nhất là đầu tư từ Nhật Bản và Đông Nam á). Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, luồng FDI vào Việt Nam có dấu hiệu được phục hồi đã có tác động tích cực đối với cán cân thanh toán và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Thàn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0263.doc