Đề tài Thanh khoản ngân hàng thương mại- Định lượng, giải pháp, thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH

DANH MỤC PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU . 1

Chương 1 . 3

1.1 Khái niệm: . 3

1.1.1 Tính thanh khoản trong ngân hàng: . 3

1.1.2 Rủi ro thanh khoản trong ngân hàng thương mại: . 4

1.2 Vai trò tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại: . 6

1.3 Một số nguyên nhân làm giảm tính thanh khoản trong ngân hàng thương mại: . 7

1.3.1 Chạy theo lợi nhuận ngắn hạn: . 7

1.3.2 Bùng nổ cho vay và sụt giá tài sản: . 8

1.3.3 Cơ cấu khách hàng và chất lượng tín dụng kém: . 8

1.3.4 Mất cân đối trong cơ cấu tài sản: . 9

1.3.5 Một số nguyên nhân khác: . 9

Chương 2 .11

2.1. Tiền mặt và tương đương tiền: . 12

2.2. Quy tắc tài trợ vàng: . 12

2.3. Vốn cổ phần với vai trò là khoản dự phòng: . 13

2.4. Khe hở thanh khoản: .137

2.5. Tỷ lệ LLSS: .137

2.5.1. Mô hình: . 18

2.5.1.1. Không có hoạt động thị trường liên ngân hàng và i: . 19

2.5.1.2. Hoạt động thị trường liên ngân hàng vài: . 22

2.5.1.3. Tấm đệm an toàn Minsky: . 24

2.5.2. Khủng hoảng nợ 1990 đến 2008: . 26

2.5.2.1. Tiến trình khủng hoảng nợ: . 26

2.5.2.2. Một số lý thuyết giải thích rủi ro tín dụng: . 26

2.5.2.3. Con đường dẫn tới một cuộc khủng hoảng: . 29

Chương 3 .38

3.1 Giới thiệu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam . 38

3.3.1 Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: . 38

3.1.2 Chính sách về kiểm soát tính thanh khoản của ngân hàng trung ương: . 42

3.2. Mô hình tính thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: . 52

3.2.1. Cơ sở xây dựng mô hình: . 52

3.2.2. Hồi qui xây dựng mô hình: . 54

3.2.3. Dự báo LLSS tối ưu của ngành: . 56

3.2.4. Những tồn tại của mô hình:. 59

Chương 4 .60

4.1. Giải pháp ngắn hạn: . 60

4.2. Giải pháp dài hạn: . 61

4.2.1. Giải pháp vĩ mô: . 61

4.2.2. Giải pháp vi mô cho từng ngân hàng: . 67

KẾT LUẬN .73

TÀI LIỆU THAM KHẢO .74

PHỤ LỤC .78

pdf146 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2756 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thanh khoản ngân hàng thương mại- Định lượng, giải pháp, thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4 Commerce Asset - Holding 1,695 Bank Rakyat Indonesia 1.070 AMMB Holding 1,476 Bank Danamon Indonesia 807 RHB Bank Berhad 1,179 Panin Bank 363 Hong Leong Bank 1,128 VIETNAM THAILAND Vietinbank 577 Bangkok Bank 3,178 BIDV 724 Siam Commercial Bank 2,189 Vietcombank 621 Kasikornbank 1,996 Agribank 1062 Krung Thai Bank 1,837 Sacombank 344 Siam City Bank 853 ACB 401 Thai Military Bank 802 Techcombank 355 Bank of Ayudhya 771 PHILIPINES SINGAPORE Bank of Philippine Islands 975 DBS Bank 9,623 Metropolitan Bank Et Trust Company 704 United overseas Bank 6,297 Equitable PCI Bank 464 Oversea - Chinese Banking Corporation 5,589 Nguồn: www.thebanker.com/top1000 ~ 51 ~ Bên cạnh đó nghiệp vụ huy động cũng có nhiều thành tựu. Tính đến năm 2010, tốc độ tăng huy động vốn trên 18% mỗi năm. Tỉ trọng tiền gửi trên GDP tăng liên tục từ năm 2000 đến nay. Năm 2000 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 Tín dụng 35 39 43 48 59 66 71 93 84 111.2 116,4 Tiền gửi 38.5 44.2 48 52 59 67 78 100 93 114.2 131,2 M2 50.5 58.1 61.4 67 74.4 82.3 94.7 117.9 109.2 126.2 NA (Đơn vị tính: % GDP) Nguồn: ADB, Key Indicators for Asia and the Pacific, 2010; Báo cáo hằng năm của NHNN Tỉ lệ nợ xấu ngày càng được cải thiện. Từ năm 2002 đến năm 2007, tình hình nợ xấu đã được cải thiện, giảm từ 7,2% xuống còn 1,38%. Bước sang năm 2008, tỷ lệ nợ xấu tăng cao lên mức 3,5%, chủ yếu là nợ xấu từ tín dụng bất động sản. Cuối năm 2009, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 2,03%, đây là một dấu hiệu tốt cho việc hạn chế nợ xấu trong ngân hàng. Cải thiện tỉ lệ CAR. Một số thống kê gần đây cho thấy hệ số CAR tại các NHTM của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức một số NHTM Việt Nam đã đạt được. Theo đánh giá từ các nguồn số liệu công bố, hầu hết các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước mới cổ phần hoá (Vietcombank, Vietinbank, sắp tới là BIDV) đều đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%. Trong những năm trở lại đây, sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số này. Tính đến năm 2009, hệ số CAR của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đạt trên 8%, mức cao nhất có trên 26% và thấp nhất ở khoảng 8,11%... Hiện nay, hệ số CAR của nhiều NHTM đã vượt 9% mà NHNN đặt ra tại Thông tư 13. Đơn cử tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), hệ số CAR năm 2009 là 8,11%, năm ~ 52 ~ 2010 là xấp xỉ 10% (so với mức vốn điều lệ mới tăng them năm 2010 là 17.587 tỷ đồng). Bên cạnh đó, hiện nay các NHTM đã đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ động theo quy định của Thông tư 13. Đạt được tỷ lệ này, các ngân hàng thương mại ở nước ta sẽ có điều kiện thuận lợi thoả mãn tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu của Basel 3 đến năm 2017 và chỉ phải điều chỉnh gia tăng tỷ lệ này vào các năm tiếp theo từ 2018 trở đi để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5% kể cả phần vốn đệm dự phòng tài chính. Tất cả những thay đổi theo chiều hướng tốt kể trên đều có tác động làm tăng khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam. Minh chứng cụ thể là sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua. 3.2. Mô hình tính thanh khoản hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam: 3.2.1. Cơ sở xây dựng mô hình: cChúng tôi đã sử dụng mô hình hồi quy mẫu theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS: Y = α+βX Trong đó: - Y là thu nhập lãi thuần - X là tỉ lệ LLSS - α là hệ số tự do ( hệ số tung độ gốc ) ~ 53 ~ - β là hệ số góc của X Mô tả dữ liệu: Trong số hơn 49 NHTM ở Việt Nam thì có 8 NHTM được niêm yết trên HOSE và HNX; 20 NHTM được niêm yết trên sàn UPCOM. Tuy số lượng NHTM trên sàn chiếm hơn 50% số NHTM nhưng chỉ có vài ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính đã kiểm toán từ năm 2005 đến nay, đây là một trong những hạn chế lớn khi xây dựng mô hình cho thị trường Việt Nam. Bằng phương pháp chọn mẫu chúng tôi đã thu thập số liệu thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu, tiền gửi của khách hàng và các khoản cho vay, ứng trước cho khách hàng từ năm 2005 đến 2010 của một số NHTM nhằm quan sát sự phụ thuộc của lợi nhuận vào tỉ lệ LLSS, đồng thời đưa ra tỉ lệ LLSS tối ưu cho mẫu được chọn ( tạm gọi là ngành). Sau khi tính toán tỉ lệ LLSS của ngành ta nhận thấy tỉ lệ LLSS có xu hướng tăng trong giai đoạn trước 2007. Điều này là dễ hiểu vì trong những năm 2005 đến trước 2007 nền kinh tế nước ta có nhu cầu vốn cao, cũng như sự phát triển ngày càng thông thoáng của thị trường liên ngân hàng làm cho NHTM mạnh dạn hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn, nhất là cho vay doanh nghiệp với những khoản vay dài hạn. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn chưa gây tác động tồi tệ nhất cho khả năng thanh khoản của NHTM. Minh chứng cụ thể cho nhận định này là sự tồn tại và phát triển của các NHTM trong giai đoạn sau 2007 đến nay. Trong giai đoạn này tỉ lệ LLSS có sự sụt giảm để đáp ứng yêu cầu thanh khoản, sau 2008 tỉ lệ này lại tăng nhẹ khi nền kinh tế đang từng bước ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tương quan với tỉ lệ LLSS thì lợi nhuận NHTM cũng có sự tăng lên trong giai đoạn trước 2007, giảm nhẹ 2007 – 2008, và tăng trở lại từ sau 2008. Thể hiện một sự tương quan giữa lợi nhuận ngân hàng và LLSS hay tỉ lệ LLSS đo lường sự thỏa hiệp giữa lợi nhuận và rủi ro thanh khoản mong đợi. Đây chỉ là nhận định dự trên quan sát số liệu trong một cuỗi thời gian, vậy nhận định này có còn đúng trong định tính? ~ 54 ~ 3.2.2. Hồi qui xây dựng mô hình: Bằng phương pháp OLS, hồi quy mô hình với số liệu đã nêu trong excel ta thu được kết quả: Y = -42,367,413.47 + 82,474,108.39X Giải thích kết quả: Khi tỉ lệ LLSS tăng lên hay giảm xuống 1 đơn vị phần trăm thì lợi nhuận của ngành ngân hàng thay đổi tăng hay giảm 82,474,108.39 triệu VNĐ. Kết quả hồi quy mô hình ta còn thu được hệ số R = 0.869215083 thể hiện mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc Y và biến độc lập X khá cao. Hệ số xác định R2 đạt giá trị 0.75553486 thể hiện khả năng giải thích biến độc lập với biến phụ thuộc cao. Điều này thể hiện kết quả hồi quy là tương đối phù hợp với kết luận đã nêu ở phần trên: tỉ lệ LLSS đo lường sự thỏa hiệp giữa lợi nhuận và rủi ro thanh khoản mong đợi. Năm Tỉ lệ LLSS thị trƣờng 2010 0.865017868 2009 0.805087865 2008 0.66552433 2007 0.670154166 2006 0.628453964 2005 0.657147077 Bảng3.5:Tỉ lệ LLSS thị trường ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây. Thông qua kết quả thu được từ mô hình ta có thể đưa ra một vài nhận định bao gồm: thứ nhất, trong những năm gần đây, tỉ lệ LLSS của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng tăng. Điều này có thể đến từ nguyên nhân nhu cầu vốn của thị trường Việt Nam tăng cao kích thích các NHTM cho vay nhiều hơn nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, như vậy thị trường nước ta rất tiềm năng cho đầu tư trong ~ 55 ~ tương lai. Một nguyên nhân khác là các NHTM ngày càng mạnh giạn hơn trong việc cho vay đầu tư, nhất là đầu tư dài hạn phát triển sản xuất trong nước. Bởi vì, thị trường liên ngân hàng ngày càng thông thoáng làm tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng. Tuy nhiên, với đà tăng như vậy thì NHTW cũng như các NHTM nên cảnh giác, kiểm soát chặt hơn nữa để một cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn xảy ra ở Việt Nam trong thời gian tới vì với tỉ lệ LLSS cao thì rủi ro thanh khoản rất có thể sẽ xảy ra. Thứ hai, tỉ lệ LLSS khá cao trong những năm vừa qua đă khiến các NHTM không ít lần phải đối mặt với rủi ro thanh khoản. Tuy chúng ta nhận định sau khi gia nhập WTO nước ta cũng đã đạt nhiều bước tiến trong việc mở cửa thị trường nhưng với cách vừa làm vừa học như hiện nay thì không tránh khỏi những sai phạm. Đồng thời, chúng ta cũng chưa thể mở rộng cửa với điều kiện như hiện nay. Chính vì vậy tăng trưởng tín dụng quá nóng như giai đoạn qua chỉ làm tăng tỉ lệ LLSS của NHTM, tăng rủi ro thanh khoản chứ hiệu quả kinh tế và mức độ an toàn vẫn chưa được đảm bảo tối đa. Thực tế cũng đã chứng minh điều này, trong suốt giai đoạn vừa qua, thanh khoản ngân hàng luôn là nỗi ám ảnh của các NHTM. Chúng ta nhìn lại những tháng đầu năm 2008, lãi suất tiền gửi tiết kiệm liên tục tăng nóng, lãi suất liên ngân hàng cũng tăng chóng mặt, các Ngân hàng Thương mại chạy đua lãi suất làm mặt bằng lãi suất huy động liên tục tăng từ mức 12% lên tới 18,6%/năm. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hai lần tăng lãi suất cơ bản lên 12%/năm và 14%/năm, đỉnh điểm là việc phát hành tín phiếu bắt buộc, qua đó đã đẩy lãi suất cho vay lên mức 21%/năm, đồng thời, không cho phép các Ngân hàng Thương mại thu phí đối với hoạt động cho vay nhằm đẩy lãi suất cho vay lên cao hơn nữa. Với những yếu tố trên, thanh khoản của hệ thống Ngân hàng đã lâm vào trình trạng cực kỳ căng thẳng. Đến năm 2009, cùng với chính sách kích cầu sau khủng hoảng kinh tế, cho đến thời điểm này – cuối tháng 12/2009 - tăng trưởng tín dụng đã đạt mức 37,7% (thống kê của Ngân hàng Nhà Nước), lạm phát có dấu hiện gia tăng do sự hấp thụ nguồn vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu kém. Thực thi chính sách tiền tệ, hạn chế lạm phát quay trở lại, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm. Theo đó ~ 56 ~ lãi suất huy động bị khống chế không quá 10.5%/năm và lãi suất cho vay không quá 12%/năm. Tuy nhiên trên thực tế, lãi suất huy động trên hầu hết các kỳ hạn của các Ngân hàng đều đã đạt trên 10,49%, đường “cong” lãi suất đã trở thành đường “thẳng”, các Ngân hàng lớn đã tạm ngưng cho vay, các khoản vay hiện hữu đã bị điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng, thậm chí Ngân hàng đã tiến hành chọn lọc khách hàng vay, ưu tiên những khách hàng đã có uy tín và chấp nhận lãi suất cao. Lãi suất liên Ngân hàng cũng tiếp tục phi mã, có lúc đạt đến 28%-30%. Điều này cho thấy tình hình thanh khoản của hệ thống Ngân hàng hiện nay có dấu hiệu tiếp tục lại quay trở lại thời kỳ của năm trước và là một bài toán cực kỳ nan giải. Bước qua 2010, nhiều nhận định đã đưa ra cho rằng thanh khoản hệ thống NHTM nước ta đã được cải thiện. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng đẩy mạnh cho vay. Tình hình thanh khoản tốt với lượng vốn dồi dào có lãi suất hợp lý được NHNN bơm liên tục từ là cơ sở chắc chắn để các ngân hàng thương mại đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng VND trong năm 2010. Kết quả làm tăng tỉ lệ LLSS từ 0.8 năm 2009 lên 0.87 năm 2010. 3.2.3. Dự báo LLSS tối ưu của ngành: Cũng bằng phương pháp OLS chúng tôi dự báo sự thay đổi tiền gửi ngân hàng trong tương lai thông qua các biến độc lập: lãi suất tiền gửi, lạm phát, tăng trưởng GDP, biến động giá vàng như một kênh đầu tư thay thế. Mô hình: Y = α+β1X1 +β2X2 + 3X3 + 4X4 Trong đó: Y là thay đổi tiền gửi trong kì  là hệ só tự do 1,2,3,4 là hệ số góc lần lượt của X1, X2, X3, X4 X1, X2, X3, X4 lần lượt là lãi suất tiền gửi, GDP, lạm phát, thay đổi giá vàng. ~ 57 ~ Kết quả hồi quy: Y = -0.925414692 + 4.778001557X1 + 9.883066839X2 - 0.794932931X3 + 0.434013456X4 Mô hình hồi quy với hệ số R = 0.830255542, R2= 0.689324265 thể hiện mô hình có một sự giải thích tương đối phù hợp của biến độc lập với biến phụ thuộc. Từ mô hình trên ta có thể ước tính Y các năm sau với những dự báo của X có trước từ các bài nghiên cứu thu được: Năm Lãi suất tiền gửi GDP % Lạm phát Thay đổi giá vàng % Thay đổi tiền gửi 2005 7.10% 8.40% 8.20% 11.30% 25.00% 2006 7.60% 8.20% 7.50% 27.20% 22% 2007 7.50% 8.50% 8.30% 27.35% 37.55% 2008 12.70% 6.20% 23.00% 6.83% 13.16% 2009 8.20% 5.20% 6.88% 64.32% 20.73% 2010 10.50% 6.78% 11.75% 30.00% 30.46% 2011f 10.50% 6.90% 8.00% 25.00% 30.31% 2012f 10.50% 7.30% 6.50% 20.00% 33.29% 2013f 9.40% 7.10% 6.00% 20.00% 26.45% Bảng 3.6:Dự báo thay đổi tiền gửi trong hệ thống ngân hàng những năm tới. Tỉ lệ LLSS tối ưu ngân hàng không có hoạt động thị trường liên ngân hàng theo định lí 1: ~ 58 ~ Ngân hàng Năm 2011 Ngân hàng Năm 2011 ACB 0.3701 Sacombank 0.4109 EXIMBANK 0.4444 SHB 0.4012 Vietcombank 0.3686 Vietinbank 0.3582 Bảng 3.7:Dự báo tỉ lệ LLSS năm 2011. Với các khoản cho vay dài hạn là: Dài hạn ACB 43,795,159 EXIMBANK 32,408,653 Vietcombank 83,271,531 Sacombank 37,785,586 SHB 11,967,854 Vietinbank 79,068,681 Bảng 3.8: Dự báo cho vay dài hạn 2011 một số ngân hàng. Tỉ lệ LLSS tối ưu ngành với hoạt động thị trường liên ngân hàng theo định lý 2, giả sử cú sốc hệ thống =0, khi đó LLSS tối đa bằng 1. Kết quả mô hình dự báo tỉ lệ LLSS cho một số ngân hàng cũng như thị trường liên ngân hàng cho năm 2011. Ta nhận thấy tỉ lệ LLSS khá thấp cho các NHTM nếu không có hoạt động của thị trường liên ngân hàng, tỉ lệ này chỉ trong khoảng 0.3 đến 0.5. Một nhận định cũng được đưa ra là trước đây các NHTM đã duy trì tỉ lệ này khá cao. Tuy nhiên, đây một phần vì khi dự báo tỉ lệ LLSS chúng ta đã bỏ qua vai trò quan trọng của thị trường liên ngân hàng. Khi vai trò của thị trường liên ngân hàng được đưa vào thì tỉ lệ này lập tức được cải thiện. Đúng với những gì lý thuyết đã trình bày ở trên. Một phần nguyên nhân nằm ở hạn chế trong quá trình thu thập dữ liệu chạy mô hình được trình bày phần ~ 59 ~ sau. Ta cũng nhận thấy kết quả dự báo này khá hợp lý, vì trong điều kiện kinh tế hiện nay, các NHTM không nên quá thoải mái trong việc đầu tư dài hạn, nhưng có thể vượt qua tỉ lệ đã dự báo vì hoạt động thị trường liên ngân hàng ngày càng thông thoáng, cũng là để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế. 3.2.4. Những tồn tại của mô hình: Tuy kết quả thu được từ mô hình là tương đối khả quan vì đã thể hiện được mối tương quan các biến trong mô hình. Nhưng ví giới hạn về nguồn số liệu cả về số lượng ngân hàng và kỳ khoản quan sát nên điều tất yếu giá trị của mô hình là không được đánh giá cao. Bên cạnh đó, số liệu thu thập được vẫn chưa phải là nguồn số liệu đầu vào cho mô ình tối ưu. Điều này cũng là một hạn chế không nhỏ. Ở đây số liệu cho vay khách hàng chúng tôi thu thập được của các ngân hàng bao gồm cả cho vay ngắn và dài hạn cho nên gây ra một sự sai lệch khi nhận định về tỉ lệ LLSS. Tuy nhiên, kết quả nhận định bên trên thể hiện xu hướng của tỉ lệ này trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình dự báo thay đổi tiền gửi khá cao. Điều này là đúng với thực tế tuy nhiên cũng làm ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của mô hình. Lãi suất tiền gửi % GDP % Lạm phát % Thay đổi giá vàng % Lãi suất tiền gửi 1 GDP % -0.55476071 1 Lạm phát 0.929460505 -0.34442 1 Thay đổi giá vàng % -0.315877092 -0.53551 -0.56378 1 Bảng3.9: hệ số tương quan các biến trong mô hình dự báo thay đổi tiền gửi. ~ 60 ~ Chƣơng 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH THANH KHOẢN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1. Giải pháp ngắn hạn: Một số giải pháp ngắn hạn để tăng tính thanh khoản NHTM trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra: Một là, về trung hạn, cách làm có triển vọng nhất là tăng nhanh lãi suất danh nghĩa để hút tiền từ lưu thông. Mọi biện pháp (kể cả mệnh lệnh hành chính như dự trữ bắt buộc hay tín phiếu bắt buộc) cuối cùng đều phải chuyển tín hiệu qua kênh dẫn lãi suất mới tác động được đến thị trường. Do duy trì lãi suất danh nghĩa quá thấp, tổng tiền mặt ngoài ngân hàng chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng phương tiện thanh toán trong nhiều năm qua. Vấn đề cơ bản để tính toán chính xác lãi suất cân bằng phụ thuộc vào vào độ co giãn của cầu tiền mặt với lãi suất (tăng một phần trăm lãi suất thì sẽ thu được thêm bao nhiêu tiền gửi ngân hàng). Nhưng dường như chưa có một nghiên cứu chính xác về độ co giãn cầu tiền mặt ở Việt Nam. Do không nắm rõ con số này, các ngân hàng và cả NHNN sẽ phải trải qua quá trình “dò đá qua sông”, tăng dần lãi suất huy động để thăm dò thị trường để vừa huy động được vốn trong dân, lại vừa không bị “hớ” vì lãi suất quá cao. Trong quá trình này, tình trạng thiếu thanh khoản vẫn tiếp tục, nhưng sẽ được giải toả dần dần. Hai là, ngay lúc này cần áp dụng cơ chế đấu giá vốn trên thị trường liên ngân hàng, thay vì đấu thầu theo khối lượng. Như thế mới có thể phân phối thanh khoản đến đúng người cần nhất, mà chi phí không bị đội lên một lần nữa do qua tay một trung gian thắng thầu khác. Ba là, trong ngắn hạn, việc rút tiền ra phải được chia ra nhiều bước nhỏ (mỗi lần vài nghìn tỉ đồng) và với lãi suất cao hơn. Thanh khoản có thể vẫn bị thiếu cục bộ ở các ~ 61 ~ ngân hàng, nhưng không trên diện rộng như hiện nay. Như thế, NHNN sẽ không phải tung quá nhiều tiền vào thị trường cùng lúc, mặc dù vẫn phải bơm đều đặn. Bốn là, tính toán kĩ lộ trình thắt chặt tiền tệ, để không phải thay đổi lộ trình, gây mất lòng tin cho người dân về khả năng kiểm soát lạm phát của NHNN. Giữ kỉ luật tài chính, không tạo niềm tin xấu cho các ngân hàng thương mại về sự nhượng bộ của NHNN mỗi khi các ngân hàng gặp khó khăn. Năm là, đưa ra cam kết về lạm phát mục tiêu một cách thực tế, và những biện pháp có thể tin cậy về lãi suất nhằm đạt mục đích đó, để định hướng lạm phát kì vọng. 4.2. Giải pháp dài hạn: 4.2.1. Giải pháp vĩ mô: 4.2.1.1. Xây dựng quy định chặt chẽ về việc đảm bảo tính thanh khoản ngân hàng thương mại: Qui định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, vốn và công cụ thanh tra: Chúng ta có thể thấy vai trò của tỷ lệ dự trữ băt buộc, vốn tự có của các ngân hàng để vượt qua cuộc các cuộc khủng hoảng thanh khoản đã qua. Một lượng dữ trữ tương đối sẽ nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương không thể để các ngân hàng tự mình thiết lập một tỉ lệ dự trữ của mình. Một qui định tỉ lệ dự trữ sẽ bắt buộc các NHTM dự trữ tài sản thanh khoản phù hợp. Bên cạnh đó, một qui định tỉ lệ cho vay dài hạn trên tiền gửi sẽ phần nào góp phần đảm khả năng thanh khoản cho NHTM. Quy định về dự trữ đã được coi là một phương pháp kiềm chế bùng nổ cho vay bởi vì yêu cầu tăng dự trữ làm giảm vốn khả dụng và tăng chi phí đối với ngân hàng, dẫn tới ngân hàng bị bất lợi trong cạnh tranh. Các quốc gia châu Á và Mỹ la tinh cho thấy việc nâng tỷ lệ dự trữ giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì quy mô hệ số nhân tiền trong giai đoạn khó khăn. Tương tự, việc tăng tỷ lệ dự trữ được sử dụng như một công cụ hỗ trợ ~ 62 ~ thanh khoản cho các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đáng kể trong việc mở rộng khoảng cách giữa tiền gửi và tiền vay và giảm sự mở rộng giữa lượng cung tiền hẹp và lượng cung tiền rộng Ngoài ra, việc nâng tỷ lệ dự trữ sẽ chống được bùng nổ cho vay tại ngân hàng „yếu” là những ngân hàng có mức vốn dưới mức được phép và không có hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ tốt. Mức độ rủi ro của danh mục tài sản càng lớn thì đòi hỏi lượng vốn đệm (capital buffer) càng cao để dự phòng cho các khoản tổn thất. Hệ số an toàn vốn (tỷ lệ vốn tự có/ tài sản có rủi ro) phải được xác lập một cách thận trọng và phù hợp, đặc biệt đối với các ngân hàng có chi nhánh tại nhiều quốc gia. Hệ số an toàn vốn cần đáp ứng được các qui định tại hiệp định BASEL I hoặc BASEL II: Hệ số vốn cho các ngân hàng hoạt động quốc tế thấp nhất là 4% đối với vốn sơ cấp và 8% đối với tổng vốn (vốn sơ cấp + vốn thứ cấp). Hệ số này được xem như một chuẩn mực chung và được hầu hết các quốc gia áp dụng cho các ngân hàng theo nguyên tắc thống nhất. Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn (CARs) không phải đã giúp ngân hàng bảo vệ ngân hàng phòng tránh hoàn toàn rủi ro thanh khoản. Vì vậy, tăng cường quản lí chặt chẽ về vốn không chỉ là những yêu cầu về lượng vốn tối thiểu, cơ cấu vốn mà cả công tác giám sát, quản lí, áp dụng các hạn mức nội bộ, tăng cường mức dự phòng và dự trữ để ngân hàng có hoạt động an toàn và lành mạnh, góp phần duy trì hệ thống tài chính quốc gia ổn định. Các quốc gia chưa đủ điều kiện áp dụng hiệp ước BASEL II, cần nghiên cứu và triển khai các bước chuẩn bị để thực thi quy định về vốn của BASEL II. Điều này sẽ giúp tăng cường khả năng phòng tránh các rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Đồng thời cần thực thi các nguyên tắc thận trọng trong hoạt động nhằm giảm bớt rủi ro đi kèm với các luồng vốn, như sự thay đổi đột ngột củacác luồng vốn, bùng nổ cho vay bởi sự tăng lên mạnh mẽ của các khoản tiền gửi.v.v.. Trong phần trình bày trên, M & A là một giải pháp hiệu quả để các ngân hàng giảm rủi ro thanh khoản mà chúng phải đối mặt. Chúng ta nhận thấy rằng, chính sách Ngân hàng trung ương đang áp dụng là hướng đi đúng đắn để phát triển thị trường Việt Nam (qui định về vốn điều lệ 3000 tỉ ). Tuy nhiên chúng ta cần có chính sách để thúc đẩy ~ 63 ~ tiến trình này diễn ra nhanh hơn trong tương lai. Như: khuyến khích các ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ M & A để mở rộng qui mô và hoạt động hiệu quả hơn. Qui mô nhỏ là một điều dễ thấy khi nhìn nhận hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các qui định vốn điều lệ ngày càng tăng, khuyến khích M&A là cách để ngân hàng Việt Nam tiến gần ơn về qui mô cũng như khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực, cũng như tăng khả năng huy động lượng tiền trôi nổi trong dân và đáp ứng nhu cầu vốn phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ hô hào thực hiện không chưa đủ. NHTW còn cần những công cụ thanh tra về tình hình thực hiện các qui định đề ra. Như: thường xuyên thanh tra về tình hình dự trữ đảm bảo thanh khoản của các NHTM, giám sát tình hình thực hiện, đồng thời cần có cơ quan tư vấn cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tăng vốn như M&A để đảm bảo tiến độ thực hiện chính sách. Cần thiết thanh tra, giám sát chặt chẽ và liên tục để đảm bảo tính an toàn thanh khoản của hệ thống. Tăng cường hệ thống kế toán, công khai thông tin và hoàn thiện cơ chế pháp lý: Theo khảo sát của Uỷ ban Basel, phần lớn các nước đang phát triển đánh giá tính đầy đủ của khoản dự phòng của các ngân hàng. Nhưng hướng dẫn về dự phòng thường không rõ ràng hoặc yếu, vì vậy những hướng dẫn này cần cụ thể và chặt chẽ hơn nhằm giúp các đơn vị dự phòng đầy đủ. Việc phân loại tài sản một cách chặt chẽ và mang tính thực tiễn có thể giảm thời gian trì hoãn công nhận các khoản nợ xấu, đồng thời khuyến khích ngân hàng dự phòng đầy đủ để cho những khoản vay có thể bị tổn thất. Công khai thông tin cơ bản về hoạt động ngân hàng, thu nhập và bảng cân đối tài sản cần được mở rộng và theo một tiến trình hòa hợp. Những thông tin này cho phép chủ nợ ngân hàng và người đầu tư có được bức tranh tổng thể về lợi nhuận ngân hàng, vốn, tài sản suy yếu, dự phòng đối với từng loại khoản vay một cách kịp thời. Kinh nghiệm của Newzealand về công khai thông tin ngân hàng cho thấy, công khai thông tin hỗ trợ thanh tra viên ngân hàng trong giám sát tuân thủ, yêu cầu sửa chữa kịp thời sai phạm hoặc báo cáo sai lệch và khởi đầu thủ tục pháp lý chống lại các ngân hàng về việc cung cấp thông ~ 64 ~ tin sai lệch. Bởi vì chất lượng thông tin giữ vai trò quan trọng nhất, nên để đảm bảo chất lượng thông tin ngân hàng, việc chuẩn bị báo cáo tài chính cần phù hợp với Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế và theo mẫu báo cáo thống nhất. Nhờ vậy, hiệu quả của công khai thông tin cũng được cải thiện vì đã tạo điều kiện cho công chúng có thể so sánh hoạt động của các ngân hàng với nhau (trong nước và với các nước khác). Kết quả xếp loại tín dụng các tổ chức ngân hàng cũng nên công khai trên các phương tiện truyền thông và kết quả này nếu do các tổ chức xếp loại tín dụng thực hiện thì cần được thẩm định hai năm một lần. Achentina gần đây yêu cầu các ngân hàng phải được xếp loại bởi các cơ quan xếp loại tín dụng độc lập. Trong khi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về giá trị các chỉ số đánh giá xếp loại tín dụng, nhưng kết quả xếp loại các ngân hàng do các tổ chức quốc tế độc lập thực hiện sẽ khuyến khích quản trị tốt và kiểm soát rủi ro nội bộ nghiêm túc hơn. Cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng cần tập trung vào nâng cao quyền hạn của cơ quan thanh tra theo luật định trong việc thực hiện trách nhiệm giám sát và hiệu chỉnh. Bên cạnh đó, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy định pháp lý về hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh như các cơ chế chính sách khuyến khích kiểm soát và hạn chế rủi ro đối với chủ sở hữu ngân hàng, quản lý ngân hàng, các chủ nợ và thanh tra viên ngân hàng. Song song với việc sử dụng mô hình kiểm soát nội bộ tại ngân hàng, ngân hàng và thanh tra viên ngân hàng phải thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình nếu như những cải cách pháp lý loại bỏ những cản trở đối với cầm cố, chuyển nhượng và tịch biên tài sản cầm cố khoản vay. Những qui định, chính sách cần được ban hàng sớm để các ngân hàng có thể lường trước được những ảnh hưởng bất ngờ của ngân hàng trung ương. Thông tin lãi suất mục tiêu, cũng như các mục tiêu khác ngân hàng trung ương nên công bố trước để các ngân hàng có chính sách điều chỉnh phù hợp. Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng cho phù hợp. Thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfThanh khoản ngân hàng thương mại- Định lượng, giải pháp – Thực tiễn thị trường Việt Nam trong những năm gần đây.pdf
Tài liệu liên quan