Đề tài Thành lập và in bản đồ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắc Lắc tỉ lệ 1:650.000

MỤC LỤC

PHẦN I: NỘI DUNG VÀ TÌNH HÌNH KHU VỰC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ 1

I. Nhiệm vụ và yêu cầu chung 1

A. Nhiệm vụ : 1

B. Mục đích 1

C. Yêu cầu 2

1. Kích thước và bố cục: 2

2. Nội dung: 2

II. Đặc điểm địa lý của khu vực thành lập bản đồ. 2

1. Vị trí địa lý. 2

2. Địa hình 3

3. Thuỷ văn 3

4. Đặc điểm về đất đai 3

5. Đặc điểm hành chính, giao thông 4

6. Tình hình kinh tế chung và đặc điểm sản xuất công nghiệp: 4

III. Nội dung và các thông số chung của bản đồ 5

1. Các thông số chung của bản đồ: 5

2. Nội dung của bản đồ và phương pháp thể hiện 5

3.Bố cục của tờ bản đồ : 7

IV. Tư liệu thành lập bản đồ 7

1.Tài liệu bản đồ 7

2. Các tư liệu ngoài bản đồ 9

3. Trang web: www.daklak.gov.vn để thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Đắc Lắc. 9

PHẦN II: THIẾT KẾ KĨ THUẬT 10

I. Công nghệ thành lập bản đồ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắc Lắc. 10

1. Trang thiết bị cần dùng : 10

Máy quét 10

2. Phần mềm: 10

3. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ số 10

II. Biên vẽ các yếu tố nội dung của bản đồ 11

1. Cơ sở toán học. 11

2. Biên vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý : 12

3. Biên vẽ các yếu tố nội dung chuyên môn 14

III. Trình bày và biên soan bảng chú giải. 16

1. Trình bày 16

2. Biên soạn bảng chú giải : 16

PHẦN III : HOÀN THÀNH VÀ NGHIỆM THU 18

I. Cơ sở kiểm tra : 18

II. Các mục kiểm tra 18

III. Giao nộp sản phẩm và tính đơn giá của sản phẩm 19

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thành lập và in bản đồ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắc Lắc tỉ lệ 1:650.000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học khoa học tự nhiên Khoa địa lý Đề cương chi tiết thành lập và in bản đồ “ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắc Lắc ” tỉ lệ 1:650.000 nội dung và tình hình khu vực thành lập bản đồ Nhiệm vụ và yêu cầu chung Nhiệm vụ : Theo yêu cầu của môn học và giáo viên giảng dạy môn học “ Thiết kế và biên tập bản đồ” về điều kiện kết thúc học phần, sinh viên lớp K47 BĐVT có nhiệm vụ viết đề cương thành lập và in bản đồ “ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắc Lắc” tỉ lệ 1:650.000. Mục đích - Bản đồ “ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắc Lắc” là bản đồ chuyên đề thuộc nhóm các bản đồ kinh tế xã hội. Đây là bản đồ công nghiệp chung đưa ra bức tranh toàn cảnh về sự phân bố công nghiệp của lãnh thổ với những ngành công nghiệp chính. - Đơn vị lập bản đồ nổi bật là những cơ sở công nghiệp, trung tâm công nghiệp và tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp theo huyện năm 2004 bằng phương pháp biểu đồ bản đồ. Trên bản đồ còn thể hiện tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện so với tỉnh bằng phương pháp nền đồ giải, thể hiện các khu công nghiệp, nhà máy và làng nghề truyền thống bằng phương pháp kí hiệu điểm. Ngoài ra, còn có các biểu đồ biểu thị sản lượng chủ yếu của các ngành công nghiệp, biểu đồ về số lao động công nghiệp của các ngành trong khu vực quốc doanh, biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo khu vực sản xuất và theo ngành công nghiệp. - Bản đồ được thành lập là bản đồ tỉ lệ 1:650.000, in ở khổ A3. - Bản đồ được sử dụng cho các mục đích đánh giá sự phân bố và sự phát triển cũng như quy mô của các cơ sở sản xuất công nghiệp... và là tài liệu định hướng cho các quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. - Là tài liệu cho nghiên cứu tình hình kinh tế chung và có thể là tài liệu phục vụ cho giảng dạy. C. Yêu cầu 1. Kích thước và bố cục: - Thể hiện trọn vẹn lãnh thổ tỉnh Đắc Lắc trên mảnh bản đồ khổ A3 - Thiết kế, bố cục hợp lý đảm bảo dễ đọc, dễ hiểu. phải đầy đủ các nội dung như mục đích đề ra. 2. Nội dung: - Cơ sở địa lý: + Phải đảm bảo cơ sở toán học về phép chiếu và lưới chiếu( Lưới chiếu UTM, hệ toạ độ WGS84 ). + Các yếu tố về giao thông, thuỷ hệ, ranh giới hành chính, trung tâm hành chính. Nội dung chuyên môn: + Phải đảm bảo đầy đủ, chính xác các thông tin về tình hình công nghiệp của tỉnh tại thời điểm thành lập như mục đích đề ra. + Kỹ thuật vẽ, in phải đảm bảo chất lượng cao : ký hiệu, kiểu cỡ chữ, độ chính xác và hình thức trình bày phải theo như thiết kế của đề cương. + Màu sắc phải hài hoà, kích thước kí hiệu phải phù hợp dễ phân biệt, dễ đọc. Bản đồ xuất bản để ở 2 dạng: Dạng in trên giấy. Lưu đĩa CD ở dạng số. Đặc điểm địa lý của khu vực thành lập bản đồ. Vị trí địa lý. - Tỉnh Daklak nằm về hướng Tây Nam dãy Trường Sơn có toạ độ địa lý từ 11030 đến 13025 vĩ độ Bắc và 107030 đến 109030 kinh đông Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắc Nông; phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà và tỉnh Phú Yên; Phía Tây giáp Cộng hoà nhân dân Campuchia có đường biên giới chung dài 193 km. 2. Địa hình Địa hình Đắc Lắc tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 500-800 m so với mặt biển, thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi để xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và hạ tầng cơ sở. Địa hình chia thành 4 kiểu chính : Kiểu địa hình núi Kiểu địa hình cao nguyên Kiểu địa hình bình nguyên Easup Kiểu địa hình thấp trũng Lak 3. Thuỷ văn Với những đặc điểm về khí hậu, thuỷ văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân bố tương đối đều trên lãnh thổ ( hệ thống sông Srepok, hệ thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứavà suối có độ dài hàng chục km , đã tạo cho ĐakLak một mạng lưới sông hồ khá dày đặc. Vì vậy, nhiều vùng trong tỉnh có khả năng khai thác nguồn nước mặt thuận lợi để phục vụ đời sống và sản xuất. 4. Đặc điểm về đất đai Đất đai là một tài nguyên lớn của Đăk Lăk. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 1.308.474 ha, trong đó chủ yếu là đất xám và đất đỏ bazan. Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển tạo ra nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. 5. Đặc điểm hành chính, giao thông - Toàn tỉnh có một thành phố trực thuộc tỉnh là TP Buôn Mê Thuột và 12 huyện: Easup , EaH’leo, Krông Năng, Eakar, M’drak, Krông Pông, Krông Ana, Krông Pắc, Krông Buk, Cư M’gar, Buôn Đôn, Lăk - Tỉnh ĐakLak nằm giữa cao nguyên Nam Trung Bộ, có các trục đường giao thông quan trọng nói liền với nhiều tỉnh, thành phố : Buôn Mê Thuột đến Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố HCM; quốc lộ 26 nối Buôn Mê Thuột và thành phố Nha Trang, quốc lộ 27 nối Buôn Mê Thuột và Đà Lạt, và một số tuyến đường khác nối liền với vùng Đông Bắc Campuchia... Bên cạnh đó còn có cảng hàng không nối với TP Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và thủ đô Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế mở đặc biệt là phục vụ cho phát triển công nghiệp, giao lưu hàng hoá trong nước và quốc tế. 6. Tình hình kinh tế chung và đặc điểm sản xuất công nghiệp: - Tốc độ gia tăng kinh tế trong những giai đoạn gần đây của Đăk Lăk khá cao, bình quân khoảng > 10% năm. Trong giai đoạn 1996 – 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 10,5% năm, trong đó công nghiệp tăng 11,33%( niên giám thống kê Đắc Lắc). - Ngành công nghiệp có tốc độ tăng khá cao, trong đó chủ yếu là công nghiệp chế biến lâm sản và thực phẩm, công nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng ( chủ yếu là khai thác đá). III. Nội dung và các thông số chung của bản đồ Các thông số chung của bản đồ: - Tên bản đồ : bản đồ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắk Lắk. - Thể loại bản đồ : Bản đồ công nghiệp - Tỉ lệ bản đồ : 1: 650.000 - Kích thước bản đồ : Bản đồ được in trên khổ giấy A3 2. Nội dung của bản đồ và phương pháp thể hiện Bản đồ gồm có các nội dung sau: Nội dung về cơ sở địa lý: + Cơ sở toán học: bản đồ thể hiện toạ độ địa lý và lưới kinh vĩ tuyến, kích thước của lưới kinh vĩ là 30’ x30’. Lưới chiếu hình trụ ngang UTM, múi 48 + Các yếu tố địa lý : - yếu tố hành chính : Thể hiện ranh giới quốc gia ( phía giáp Campuchia); ranh giới tỉnh( phía giáp Gia Lai, Phú Yên, Lâm Đồng, Khánh Hoà và Đắc Nông); ranh giới huyện (12 huyện) bằng phương pháp kí hiệu tuyến. Thể hiện tên quốc gia (Campuchia), tên tỉnh( 5 tỉnh giáp ranh), tên huyện, tên của các trung tâm hành chính tỉnh( thành phố trực thuộc tỉnh, thị trấn). Thể hiện các trung tâm hành chính tỉnh, huyện bằng phương pháp kí hiệu điểm. - Yếu tố giao thông: Thể hiện các đường quốc lộ (26,27, 14, 14c) và tỉnh lộ (681,682,683,687,688,690,692,694) được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu tuyến và ghi kí hiệu của đường. - Yếu tố thuỷ hệ: Thể hiện đầy đủ mạng lưới thuỷ văn của 3 hệ thống sông Srepok, sông Ba và sông Đồng Nai bằng phương pháp kí hiệu tuyến và ghi chú những sông chính và quan trọng. - Không thể hiện các yếu tố độ cao địa hình. + Các yếu tố nội dung chuyên môn : - Thể hiện sự phân bố của các điểm công nghiệp theo quy mô( triệu đồng) bằng phương pháp kí hiệu điểm, trong đó có thể hiện cơ cấu ngành sản xuất của điểm công nghiệp nếu điểm công nghiệp gồm nhiều ngành khác nhau - Thể hiện tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp theo huyện bằng phương pháp biểu đồ bản đồ ( cơ sở). - Dùng phương pháp nền đồ giải để thể hiện tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện so với tỉnh (%). - Thể hiện các nhà máy thuỷ điện, làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp bằng phương pháp kí hiệu nhỏ. - Ghi chú tên của các cơ sở sản công nghiệp lớn. - Các biểu đồ phụ được bố trí ở ngoài lãnh thổ bao gồm: + Biểu đồ cơ cấu các gía trị sản xuất công nghiệp theo khu vực kinh tế( nhà nước, ngoài nhà nước, đầu tư nước ngoài qua các năm 2000, 2002,2004. + Biểu đồ : Giá trị sản xuất công nghiệp ( tính bằng triệu đồng ) phân theo các ngành công nghiệp : chế biến; khai thác; sản xuất và phân phối điện, khí đốt. + Biểu đồ về số lao động (người) của các ngành công nghiệp trong khu vực nhà nước: công nghiệp khai thác mỏ; chế biến; xây dựng; sản xuất điện, khí đốt và nước qua năm 2000, 2001,2002, 2003, 2004. + Biểu đồ về các sản phẩm chủ yếu của các ngành công nghiệp (tấn,m3) 3.Bố cục của tờ bản đồ : - Bản đồ phải thể hiện được toàn bộ lãnh thổ và các yếu tố nội dung của bản đồ và bản chú giải ( cụ thể xem sơ đồ bố cục) - Khung bản đồ : + Khung trong : ghi số toạ độ kinh vĩ tuyến + Khung ngoài: khung trang trí IV. Tư liệu thành lập bản đồ 1.Tài liệu bản đồ a. Bản đồ hành chính tỉnh Đắc Lắc và các huyện tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng tỉ lệ 1:650.000 - Đây là bản đồ thể hiện đầy đủ và rõ nét ranh giới hành chính : quốc gia ( khu vực giáp với Campuchia); tỉnh ( khu vực giáp với Lâm Đồng, Đắc Nông, Khánh Hoà và Phú Yên); huyện ( 12 huyện) - Trên bản đồ còn thể hiện các trung tâm hành chính, các huyện lị và tỉnh lị cùng các khu dân cư khác. - Ngoài ra, trên bản đồ còn thể hiện hệ thống các đường giao thông: quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã và hệ thống thuỷ văn khái quát. - Là tư liệu quan trọng để biên vẽ ranh giới, trung tâm hành chính, hệ thống giao thông ( nếu không có bản đồ giao thông) của khu vực thành lập bản đồ. b. Bản đồ giao thông tỉnh Đắc Lắk hoặc của các huyện tỉ lệ > =1:650.000 - Nội dung chính của bản đồ này thể hiện các tuyến đường ô tô, đường sông, và đường hàng không ( không thể hiện đường sắt do không đường sắt chạy qua). - Đường ô tô thể hiện các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, liên xã, liên thôn, đường cấp phối ( thể hiện chiều dài, độ rộng, cấu trúc của đường... ) => tuỳ thuộc vào tỉ lệ của bản đồ tài liệu. - Đường hàng không thể hiện sân bay trong nước và các tuyến bay: sân bay Buôn Mê Thuột( sân bay trong nước) - Thể hiện hệ thống thuỷ hệ khá chi tiết và những nơi tàu bè có thể đi lại. Đây là tài liệu bổ sung cho bản đồ hành chính. c. Bản đồ địa hình khu vực Đắc Lắc (tỉ lệ 1: 1:200.000 ; 1:100.000; 1:50.000...) - Đây là bản đồ chính quy do cơ quan nhà nước là tổng cục địa chính xuất bản. Nội dung chi tiết phụ thuộc vào tỉ lệ. Trên đó thể hiện tất cả các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội ( địa hình, thuỷ hệ, thực vật, giao thông, hành chính và dân cư) - Nếu có bản đồ chi tiết có thể thay thế cho bản đồ hành chính và giao thông của khu vực thành lập bản đồ. d. Bản đồ công nghiệp chung của tỉnh Đắc Lắc lớn hơn tỉ lệ thành lập - Đây là tài liệu rất quan trọng cho việc thành lập bản đồ “ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắc Lắk” - Bản đồ cung cấp các số liệu về các cơ sở sản xuất công nghiệp, cơ cấu các ngành công nghiệp, quy mô của các khu công nghiệp, sản phẩm, cơ cấu lao động công nghiệp .... Nếu có thì đây là tài liệu chủ yếu để biên vẽ. e. Bản đồ về các ngành công nghiêp thành phần của khu vực - Đây là loại bản đồ chi tiết, sâu sắc và có ý nghĩa thực tiễn cao. - Gồm các loại bản đồ: công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm, cơ khí, luyện kim, năng lượng... - Đây là tài liệu để đánh giá cơ cấu và tỉ trọng của các ngành công nghiệp ... trong bản đồ công nghiệp chung. 2. Các tư liệu ngoài bản đồ 1. Niên giám thống kê toàn quốc do NXB thống kê in. Dùng để lập biểu bảng thống kê về diện tích, đường biên giới, số cơ sở sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh, giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh... 2. Niên giám thống kê Đắc Lắc năm 2004. Dùng để thống kê : tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp theo huyện, quy mô của các cơ sở công nghiệp theo vốn, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện so với tỉnh .... 3. Trang web: www.daklak.gov.vn để thu thập các dữ liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Đắc Lắc. Phần II: Thiết kế kĩ thuật Công nghệ thành lập bản đồ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đắc Lắc. Theo quy trình công nghệ thành lập bản đồ số: Trang thiết bị cần dùng : Máy quét Máy tính Pentium Máy in phun Phần mềm: - chương trình vector hoá : Mapinfo, Microstation, Arcgis,... - chương trình MGE tạo lưới. 3. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ số - Tài liệu sau khi được thu thập được phân tích, đánh giá rồi hiện chỉnh, xử lý và đưa ra chỉ dẫn cho việc sử dụng như yêu cầu của nội dung bản đồ. Đây là sơ đồ về quy trình thành lập bản đồ bằng công nghệ số. Xây dựng CSTH tạo seed file và lưới toạ độ ảnh bản đồ file raster Bản đồ đã nắn file vector quét nắn ảnh Bản đồ giấy in ở tỉ lệ thành lập bản đồ lựa chọn và số hoá in thử Bản đồ tài liệu KQH trên bản Bản đồ ở dạng số hoá Khái quát hoá lại trên máy đồ giấy biên tập và trình bày II. Biên vẽ các yếu tố nội dung của bản đồ Cơ sở toán học. Cơ sở toán học của bản đồ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Đắc Lắc tỉ lệ 1:650.000 bao gồm lưới toạ độ kinh vĩ tuyến, kích thước mắt lưới 30’x30’. Quét bản đồ tài liệu( có thể là bản đồ hành chính, giao thông hoặc bản đồ địa hình) có độ chính xác cao, tạo seed file rồi nắn ảnh bản đồ tài liệu về cơ sở toán học như yêu cầu. Sai số vị trí điểm cho phép là (0.1x mẫu số tỉ lệ bản đồ) - đơn vị là pixel. Biên vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý : Hành chính. Ranh giới hành chính tuy không phải là nội dung chính của bản đồ này tuy nhiên nó lại rất quan trọng cho phép xác định lãnh thổ nghiên cứu cũng như sự phân bố của yếu tố nội dung chuyên môn. Trên bản đồ này thể hiện 3 loại ranh giới : ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, ranh giới huyện. Biên vẽ lại các yếu tố này trên một trong những bản đồ tài liệu( tuỳ thuộc vào độ chính xác của bản đồ tài liệu để lựa chọn). Các đường ranh giới này phân biệt với nhau bằng kiểu đường, lực nét ( xem bảng mẫu kí hiệu). Tỉnh lị và huyện lị được thể hiện bằng kí hiệu điểm phân biệt nhau bằng kích thước và cấu trúc kí hiệu, chữ ghi chú của kí hiệu: tỉnh lị là thành phố Buôn Mê Thuột, huyện lị bao gồm 12 thị trấn. Các điểm dân cư và hành chính khác không thể hiện. Bố trí ghi chú hành chính như sau: + tên của đơn vị hành chính ngoài lãnh thổ được ghi dọc theo đường ranh giới chung. + Tên của thành phố trực thuộc tỉnh và tên huyện phải ghi ở trung tâm lãnh thổ theo đường Bắc Nam, phải chọn kích thước chữ phù hợp với lãnh thổ. + Ghi chú tên tỉnh lị, huyện lị theo thứ tự ưu tiên sau: 3 2 0 1 4 + Ghi chú tên rõ ràng chính xác dễ đọc, ghi tên địa phương theo phiên âm. Giao thông: Giao thông cũng là một yếu tố cơ sở địa lý nhưng cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp nên được lưạ chọn và thể hiện trên bản đồ này như sau: + Biểu thị toàn bộ các đường ô tô quốc lộ và tỉnh lộ bằng kí hiệu tuyến phân biệt nhau ở độ rộng và ghi chú của đường. + Ghi chú số đường : đường quốc lộ ghi một số hoặc 2 số, đường tỉnh lộ được ghi bằng 3 số. - Khái quát giao thông từ bản đồ tài liệu: lựa chọn (lấy bỏ) theo cấp đường chỉ lấy đường quốc lộ và tỉnh lộ. Khi khái quát hình dạng phải đảm bảo vị trí chính xác tâm đường, chỗ uốn cong và giao nhau của đường và mối liên hệ của giao thông với các tỉnh lị, huyện lị và thuỷ văn c. Thuỷ văn : - Sông : thể hiện các hệ thống sông chính của lãnh thổ trên bản đồ : Sông Srepok, sông Ba và sông Đồng Nai, sau đó là các sông nhánh. Mạng lưới thuỷ văn được giữ lại theo chỉ tiêu khái quát : sông nhỏ hơn 1 cm trên bản đồ thì không thể hịên. Do đặc điểm của khu vực có hệ thống sông hồ khá dày đặc và do không thể hiện yếu tố địa hình nên hệ thống sông như là dấu hiệu để chỉ thị cho địa hình nên yếu tố thuỷ văn được giữ lại khá nhiều. Sông được vẽ theo kí huyện tuyến thể hiện băng 1 nét và phải đảm bảo nguyên tắc : đầu nguồn nhỏ, hạ lưu được mở rộng. Cấp sông được phân biệt dựa vào lực nét và ghi chú sông. Trên bản đồ này chỉ ghi chú sông cấp 1 vd : s. Dak Krong. - Hồ : Trên bản đồ thể hiện các hồ, đầm có ý nghĩa kinh tế lớn, hồ thuỷ điện, hồ có ý nghĩa lịch sử danh lam thắng cảnh. Ghi chú tên hồ đảm bảo dễ đọc, chính xác đầy đủ. 3. Biên vẽ các yếu tố nội dung chuyên môn a. Biên vẽ các yếu tố công nghiệp trên lãnh thổ * Thể hiện sự phân bố của các cơ sở công nghiệp theo quy mô(tính bằng triệu đồng). - Sử dụng kí vòng tròn, tâm để thể hiện vị trí của từng cơ sở sản xuất công nghiệp. Độ lớn của vòng tròn thể hiện quy mô theo vốn theo thang tương đối gián đoạn. Chia ra các cấp sau: < 1000 triệu đồng 1000 -9000 9000 -55000 55000- 21000 21000 -390.000 Màu sắc của vòng tròn thể hiện ngành sản xuất của cơ sở công nghiệp; bao gồm các ngành : Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng , chế biến gỗ, cơ khí sửa chữa, chế bíên thực phẩm, chế biến cao su và các ngành khác. Chỉ dẫn số liệu này được lấy từ niên giám thống kê tỉnh Đắc Lắc sau khi đã xử lý để chia ra thang cấp độ. Trên bản đồ chỉ thể hiện các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thang cấp độ trên, những cơ sở có quy mô nhỏ hơn không được thể hiện Riêng cơ sở sản xuất công nghiệp của thành phố Buôn Mê Thuột được thể hiện quy mô của từng ngành do ở đây tập trung nhiều ngành sản xuất khác nhau. Thể hiện tổng số các cơ sở sản xuất công nghiệp ( bao gồm tất cả các CSSX có quy mô lớn, nhỏ khác nhau) theo huyện bằng phương pháp biểu đồ bản đồ. Số liệu được lấy từ niên giám thống kê tỉnh Đắc Lắc năm 2004. Biểu đồ được xây dựng là biểu đồ cột đáy nằm trong đơn vị hành chỉnh cấp huyện, chiều cao thể hiện cho số lượng các CSSX công nghiệp : một cm trên biểu đồ ứng với 250 CSSX công nghiệp. Biểu đồ được ghi màu xanh trong biểu đồ ghi chú rõ số lượng CSSX công nghiệp của huyện. Biểu thị tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện so với toàn tỉnh bằng phương pháp nền đồ giải. - Sau khi số liệu được xử lí từ số liệu của niên giám thống kê, chia ra5 thang cấp bậc sau: 1- 2 % 2 – 5 5- 25 > 25 - Phương tiện để biểu thị là dùng màu sắc trong cùng một bước sóng nhưng có độ sáng khác nhau theo ngyên tắc là : giá trị chiếm càng lớn thì màu càng đậm. * Ngoài ra, trên bản đồ còn thể hiện các khu công nghiệp, nhà máy thuỷ điện, làng nghề truyền thồng bằng các kí hiệu nhỏ. b. Các biểu đồ phụ: - Được bố trí ở bên ngoài lãnh thổ được thể hiện bằng biểu đồ cột và biểu đồ hình elip. Các số liệu được xử lí từ số liệu thống kê. + Biểu đồ1 : Sản phẩm chủ yếu của các ngành công nghiệp: gồm 2 biểu đồ : Bên trái là biều đồ của các ngành : muối bột, đậu khuôn, đường bột các loại ( tính bằng tấn). Bên phải là biểu đồ của các ngành : đá các loại, cát, gỗ xẻ ( tính bằng m3). Mỗi ngành được biểu thị bằng một màu khác nhau. Biểu đồ ở dạng cột : 1cm ứng với 4000 tấn, và 1 cm ứng với 200.000 m3. + Biểu đồ 2 : Lao động công nghiệp trong khu vực nhà nước( tính bằng người) qua các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004 của các ngành : công nghiệp khai thác mỏ , công nghiệp chế biến, xây dựng, sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Biểu đồ hình cột, mỗi ngành được thể hiện bằng một màu. Một cm trên biểu đồ tương ứng với 4000 người. + Biểu đồ 3: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp ( triệu đồng) qua các năm từ 2000 đến 2004 - thể hiện giá trị của 3 ngành chính là : chế biến, công nghiệp khai thác, sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước. Biểu đồ dạng cột, 1 cm trên bản đồ tương ứng với 400.000 triệu đồng. Mỗi ngành được thể hiện bằng một màu khác nhau. + Biểu đồ 4 : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo khu vực(%) theo 3 khu vực là nhà nước, ngoài nhà nước, đầu tư nước ngoài từ năm 2000- 2004. Biểu đồ dạng elip, bên trong thể hiện tổng giá trị sản xuất công nghiệp của 3 khu vực ( triệu đồng ) và % của các khu vực . III. Trình bày và biên soan bảng chú giải. 1. Trình bày Sử dụng màu sắc hài hoà và theo đúng nguyên tắc . Kí hiệu đơn giản, chiếm ít diện tích trên bản đồ, dễ nhớ, dễ đọc. (Có thể sử dụng hế thống kí hiệu có sẵn của các phần mềm ) Chữ ghi chú và vị trí ghi chú phải thoáng, dễ đọc không che lấp các thông tin khác. Thiết kế biểu đồ phải thể hiện được cả gía trị lớn và nhỏ … 2. Biên soạn bảng chú giải : Bảng chú giải gồm tất cả mọi kí hiệu đã được thiết kế và sử dụng trên bản đồ. giải thích gọn gàng, dễ hiểu và thể hiện được mối tương quan giữa các hiện tượng được thể hiện. Bố cục của bảng chú giải bao gồm : các kí hiệu theo độ lớn của các cơ sở sản xuất, rồi đến các kí hiệu của các ngành công nghiệp; giải thích biểu đồ cột, thang tầng màu trong phương pháp nền đồ giải và các kí hiệu khác. Phần III : Hoàn thành và nghiệm thu Sau khi biên vẽ theo các quy trình công nghệ ở trên ta được bản số hoá của bản đồ cần thành lập. In ra giấy để kiểm tra sản phẩm sau đó sửa lại trên bản số lần cuôí cùng ta được bản gốc số hoá. I. Cơ sở kiểm tra : Căn cứ vào những quy định như đề cương chi tiết đã được duyệt để kiểm tra. Căn cứ vào các quy chế kiểm tra II. Các mục kiểm tra Duyệt bản gốc tác giả. Nghiệm thu : + Kiểm tra toàn bộ các yếu tố nội dung bản đồ thể hiện có chính xác theo đề cương chi tiết hay không . + Kiểm tra in thử trên giấy. + Duyệt lần cuối cùng trên bản số. + Tiến hành in thật ( bằng in phun hoặc offset tuỳ thuộc kỹ thuật in và cơ số của bản đồ ). III. Giao nộp sản phẩm và tính đơn giá của sản phẩm SƠ Đồ bố cục của bản đồ Khung toạ độ địa lý Khung trang trí Tên bản đồ Lãnh thổ thành lập bản đồ Biểu đồ 4 Biểu đồ 3 Bảng chú giải biểu đồ 1 biểu đồ 2 MụC LụC PHầN I:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDLy (22).doc
Tài liệu liên quan