Đề tài Thanh toán không dùng tiền mặt và ích lợi của nó

LỜI MỞ ĐẦU

I. ĐÔI NÉT VỀ HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

TIỀN MẶT

1. Khái niệm

2. Các thể thức thanh toán

II. HẠCH TOÁN KẾ TOÁN ĐỐI VỚI CÁC THỂ THỨC

THANH TOÁN

A. THỂ THỨC THANH TOÁN BẰNG SÉC

B. THỂ THỨC THANH TOÁN UỶ NHIỆM CHI

C. THỂ THỨC THANH TOÁN UỶ NHIỆM THU

D. THỂ THỨC THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG

E. PHIẾU THANH TOÁN NGÂN PHIẾU

F. THẺ THANH TOÁN

III. LỢI ÍCH CHUNG CỦA THANH TOÁN KHÔNG

DÙNG TIỀN MẶT

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc15 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thanh toán không dùng tiền mặt và ích lợi của nó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu Trong quá trình trao đổi hàng hoá tiền tệ giữa vai trò trung gian đã tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá thực hiện trôi chảy, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Quá trình sản xuất xã hội được diễn ra một cách liên tục và không ngừng mở rộng có nhiều mối quan hệ phức tạp đa dạng, cùng với đặc điểm và yêu cầu sản xuất của các nghành khác nhau, nên đòi hỏi phải tổ chức tốt khâu thanh toán để giải quyết tốt các mối quan hệ trên mà không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất khi sản xuất phát triển ở trình độ cao đòi hỏi một cách thức thanh toán mang lại nhiều hiệu quả kinh tế phù hợp với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tất yếu dẫn đến cần phải có một hình thức thanh toán phù hợp với nền kinh tế mở cửa. Đó là thanh toán không dùng tiền mặt. Hiện nay ở nước ta hình thức thanh toán không dùng tiền mặt còn chưa được sử dụng rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư. Việc phổ biến nội dung này đang là một chủ trương lớn của hệ thống ngân hàng dưới sự tác động của nhà nước . Với đề tài “ Thanh toán không dùng tiền mặt và ích lợi của nó ” em mong có thể hiểu hơn phần nào về một cách thức thanh toán mới đang được quan tâm . Do trình độ và vốn hiểu biết còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót . Qua tiểu luận này , em mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô để em hoàn thiện hơn về kiến thức của mình . Sinh viên Nguyễn Quốc Trung I. đôI nét về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt Khi nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường như hiện nay, sự vận động và chu chuyển vốn đòi hỏi phải nhanh chóng thuận tiện trong đó khâu thanh toán qua ngân hàng với vai trò là trung tâm thanh toán của nền kinh tế quốc dân giữ vai trò hết sức quan trọng trong thời kỳ bao cấp, khi trình độ của sản xuất và lưu thông hàng hoá còn ở mức độ thấp, tiền mặt được sử dụng phổ biến và thể hiện được tính linh hoạt. Nhưng khi nền kinh tế đã phát triển hơn mọi hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường đều chịu sự phát triển của quy luật cung cầu, cạnh tranh, do vậy phải cải thiện cơ chế thanh toán- chi trả giữa các chủ thể hoạt động kinh tế. Thanh toán dạng tiền mặt đã bộc lộ nhiều khuyết điểm nhất là khi quan hệ mua bán phát sinh giữa người mua và người bán cách xa nhau hoặc với những giá trị hàng hoá lớn sự ách tắc trong khâu thanh toán dẫn đến quay vòng vốn chậm làm giảm sự phát triển của các doanh nghiệp dẫn đến tiến trình cải thiện phương thức thanh toán. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt với nhiều lợi ích: làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng nhanh quay vòng vốn, thúc đẩy sản xuất phát triển dần dần trở thành một phương thức thanh toán phổ biến. Chiếm ưu thế trong nền kinh tế quốc dân và trong phạm vi toàn cầu khi hợp đồng tiền tệ đạt được trình độ quốc tế hoá cao. 1. Khái niệm : Thanh toán không dùng tiền mặt (thanh toán chuyển khoản) là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích một số tiền từ tài khoản người chi chuyển sang tài khoản người được hưởng. Các tài khoản này đều được mở tại ngân hàng. 2. Các thể thức thanh toán 2.1. Phân biệt thể thức và phương thức thanh toán : - Thể thức thanh toán là hình thức thanh toán được thể chế hoá trong các văn bản pháp quy. Ngân hàng tổ chức hạch toán kế toán và lưu chuyển chứng từ, xử lý chứng từ theo từng thể thức thanh toán cụ thể. - Phương thức thanh toán là phương pháp cách thức thanh toán các doanh nghiệp hoặc cá nhân thoả thuận với nhau. Trong thực tế, các doanh nghiệp có quan hệ thường xuyên với nhau, có thể chi trả thanh toán phần chênh lệch – gọi là thanh toán bù trừ, các đơn vị cung cấp hàng hoá , dịch vụ đều đặn, có thể thanh toán theo kế hoạch. 2.2. Các thể thức thanh toán gồm : - Séc : Séc chuyển khoản, séc chuyển tiền, séc bảo chi, sổ séc định mức, séc cá nhân. - Uỷ nhiệm chi – chuyển tiền - Uỷ nhiệm thu - Thư tín dụng - Ngân phiếu thanh toán - Thẻ thanh toán. 2.3. Chứng từ kế toán thanh toán không dùng tiền mặt: Do có nhiều thể thức thanh toán, nên chứng từ kế toán thanh toán cũng có nhiều loại sử dụng cho từng thể thức và theo mẫu thống nhất. Có một số chứng từ đòi hỏi phải bảo quản nghiêm ngặt như các loại séc, giấy báo liên hàng .v.v... Thông thường một bộ chứng từ thanh toán có 4 liên trong đó : Một liên dùng để ghi sổ kế toán bên Nợ, một liên báo Nợ, một liên để ghi Có, một liên báo Có. II. Hạch toán kế toán đối với các thể thức thanh toán A. Thể thức thanh toán bằng séc 1. Khái niệm : Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập theo mẫu do ngân hàng qui định, yêu cầu đơn vị thanh toán (Ngân hàng, kho bạc ...), trích một số tiền từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. 1.1. Séc thanh toán bằng tiền mặt Séc tiền mặt chỉ được lĩnh tiền tại đơn vị thanh toán (ngân hàng, kho bạc ...) Người phát hành séc ghi tên người lĩnh tiền mặt trên tờ séc, trong đó ghi đầy đủ các yêú tố qui định 1.2. Séc chuyển khoản : Séc chuyển khoản không được phép lĩnh tiền mặt. Trên tờ sẽ ghi đậm chữ séc chuyển khoản hoặc gạch 2 đường chéo song song ở phía bên trái. Loại séc chuyển khoản này chỉ được thanh toán trong phạm vi giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh ngân hàng (một kho bạc) hoặc khác chi nhánh ngân hàng (khác kho bạc) nhưng các ngân hàng, các kho bạc này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Thời hạn hiệu lực thanh toán của mỗi tờ séc là 15 ngày, kể từ ngày ký phát hành, đến ngày nộp vào ngân hàng. Séc cá nhân : Séc cá nhân được áp dụng đối với các khách hàng có tiền gửi, đứng tên riêng, mở tại ngân hàng. Để thanh toán được số tiền trên các tờ séc , người thu hưởng lập 2 liên bảng kê nộp séc theo theo từng ngân hàng, từng kho bạc phục vụ bên trả tiên (mỗi ngân hàng, mỗi kho bạc lập một bảng kê riêng) để nộp vào ngân hàng (hạc kho bạc) nơi mình mở tài khoản hoặc nơi bên trả tiền mở tài khoản. Đối với các tờ séc phát hành phá số dư tiền gửi, NH sẽ tính tiền phạt để trả cho người thụ hưởng. - Tiền phạt chậm trả = số tiền trên tờ séc x số ngày chậm trả x Tỷ lệ phạt chậm trả - Tiền phát quá số dư = (số tiền trên séc – Số dư trên tài khoản TG ) x 30% 1.3. Séc bảo chi Séc bảo chi do chủ tài khoản phát hành, được ngân hàng (hoặc kho bạc) đảm bảo thanh toán, người phát hành séc phải lưu ký trước số tiền ghi trên tờ séc, vào một tài khoản riêng. Thủ tục thanh toán séc bảo chi được tiến hành như đối với thanh toán séc chuyển khoản. Tuy nhiên không ghi Nợ tài khoản tiền gửi của người phát hành séc, mà ghi nợ tài khoản tiền ký quỹ để đảm bảo thanh toán séc (TK 4661) Trình tự như sau : TK tiền gửi TK 4661-tiền ký gửi để TK tiền gửi phát Nợ người thụ hưởng Có Nợ bảo đảm thanh toán séc Có Nợ hành séc Có (1) (2) (1) Trích TK tiền gửi của người phát hành séc để ký gửi tiền bảo đảm thanh toán séc. (2) Hạch toán khi người thụ hưởng nộp séc vào ngân hàng 1.4. Sổ séc định mức : Sổ séc định mức được áp dụng theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo quy định của ngân hàng , với số tiền ấn định được phép phát hành cho cả sổ séc. Hiện nay Séc định mức không còn được sử dụng ở nước ta, chỉ còn một số nước trên thế giới vẫn sử dụng. Qui trình thanh toán séc định mức được thực hiện như thanh toán séc bảo chi ã Séc có khả năng thanh toán trong cùng một địa phương, giữa các địa phương trong nước, giữa ngân hàng các nước cùng châu lục và giữa các Châu Lục khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường séc là một công cụ đem lại nhiều lợi ích cho dân cư, doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng. Do các doanh nghiệp phải mở tài khoản séc tại ngân hàng nên giảm bớt được nhiều nạn tham ô, gian lận con số, thông đồng giữa các doanh nghiệp với bên ngoài để trốn thuế. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thanh tra, kiểm toán thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng. Do phải có tài khoản séc tại ngân hàng nên đem lại cho hệ thống ngân hàng một nguồn vốn khổng lồ để kinh doanh và những thông tin chính xác về tình hình tài chính của các cá nhân tổ chức có quan hệ tín dụng giữa ngân hàng nhằm làm giảm rủi ro tín dụng. B. Thể thức thanh toán uỷ nhiệm chi 1. Khái niệm : Uỷ nhiệm chi là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình chuyển vào tài khoản được hưởng, để thanh toán tiền mua bán, cung ứng hàng hoá, dịch vụ hoặc nộp thuế, thanh toán nợ .v.v... Uỷ nhiệm chi được áp dụng để thanh toán cho người được hưởng có tài khoản ở cung ngân hàng , khác hệ thống ngân hàng , khác tỉnh 2. Qui trình thanh toán uỷ nhiệm chi Trường hợp 2 đơn vị ( bán và mua) cùng mở tài khoản ở cùng một ngân hàng Sơ đồ trình tự thanh toán Đơn vị bán Đơn vị mua (1) (3) (2) (3) Ngân hàng 1. Giao hàng 2. Đơn vị mua lập uỷ nhiệm 3. Ngân hàng thanh toán, hạch toán, báo nợ, báo có. - Trường hợp người mua, người bán mở tài khoản ở 2 ngân hàng thương mại (2KB) khác nhau nhau Sơ đồ quy trình thanh toán : Đơn vị bán Đơn vị mua (1) (2) (3b) (4) NH bên bán NH bên mua (3b) Đơn vị bán giao hàng Đơn vị mua nộp uỷ nhiệm chi vào ngân hàng phục vụ mình 3a. Ngân hàng bên mua ghi Nợ TK và báo Nợ bên mua 3b. Ngân hàng bên mua làm thủ tục thanh toán quan ngân hàng Nhà nước, hoặc thanh toán bù trừ hoặc thanh toán liên hàng, gửi giấy báo Có tới NH bên bán. 4b. NH bên bán báo có cho đơn vị bán. 3. Séc chuyển tiền Khi thanh toán khác địa phương, nhưng cùng một hệ thống ngân hàng thương mại, đơn vị mua hàng có thể sử dụng séc chuyển tiền cầm tay. 3.2. Quy trình : Sơ đồ hạch toán : Ngân hàng A cấp séc Ngân hàng B trả tiền 4661 tiền gửi ký quỹ TK tiền gửi đơn vị 4640 chuyển tiền 5211 liên hàng Bảo đảm chuyển tiền Phải trả đi năm nay 5tr (1) 5tr 5tr (2) 5tr 5tr 5tr (4) 5212 liên hàng đến 1011 tiền mặt (3) 5tr 5tr (1) Khi ngân hàng A cấp séc chuyển tiền (2) Khi ngân hàng B nhận được séc do khách cầm tới (3) Ngân hàng B trả tiền mặt cho khách (4) Ngân hàng A nhận được giấy báo nợ của ngân hàng B. ã Đây là một hình thức được khách hàng rất ưa chuộng và được sử dụng phổ biến. Do thủ tục thanh toán khá đơn giản dễ quản lý thuận lợi cho cả người bán và người mua đồng thời nó cũng được đảm bảo do có kí hiệu mật. C. Thể thức thanh toán uỷ nhiệm thu. Khái niệm: Uỷ nhiệm thu (UNT) là lệnh viết trên mẫu in ấn sẵn, đơn vị báo, nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho đơn vị mua theo hợp đồng thoả thuận (Xem phụ lục 8). 2. Quy trình thanh toán. Đơn vị bán hàng phải lập 4 liên uỷ nhiệm thu kèm theo hoá đơn giao hàng có chữ ký nhận hàng nộp và ngân hàng phục vụ mình. Nếu 2 đơn vị cùng có TK tại ngân hàng này thì hạch toán như ủy nhiệm thu có cùng TK tại ngân hàng Nếu 2 đơn vị mở TK ở 2 ngân hàng Sơ đồ thanh toán UNT khác NH NH bên bán NH bên mua Đơn vị bán Đơn vị mua (1) Giao hàng (5) Ghi có cho đơn vị bán (4) Trích TK (2) Nộp UNT (3) Chuyển UNT (4b) Thanh toán Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu thường dùng để thanh toán những món có giá trị nhỏ, thanh toán phí dịch vụ hay trong quan hệ thương mại giữa các nước thì được áp dụng vào trong hợp đồng mua bán chịu. D. Thể thức thanh toán thư tín dụng 1. Khái niệm: Thư tín dụng (TTD) là lệnh của ngân hàng bên mua đới với NH bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ của người bán đã giao hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo đúng điều kiện của người mua. Theo thể thức thanh toán này, bên bán đã sẵn sàng giao hàng, bên mua phải ký quỹ vào NH một số tiền đủ để mở TTD thanh toán tiền mua hàng. Quy trình: Sơ đồ quy trình TTD NH bên bán NH bên mua Đơn vị bán Đơn vị mua 1. Đơn vị mua xin mở TTD. 2. NH bên mua mở TTD gửi sang NH bên bán 3. NH bên bán báo cho đơn vị bán 4. Đơn vị bán giao hàng 5.Đơn vị báo nộp bảng kê hoá đơn và các hoá đơn 6.NH bên bán ghi có TK đơn vị bán 7. NH bên bán thanh toán (ghi nợ) NH bên mua 8. NH bên mua tất toán TTD với đơn vị mua Sơ đồ hạch toán tại 2 ngân hàng NH mở TTD 4662 ký quỹ TK tiền gửi mở TTD Đơn vị mua (1) 12 15 15 (4) 3 3 (3) 5212 liên hàng đến 12 NH B phục vụ bên bán TK tiền gửi 5211 đơn vị bán liên hàng đi (2) 12 12 1. Trích tiền gửi đơn vị mua để mở TTD 2. NH bên bán thanh toán cho đơn vị bán 3.Nhận được giấy ghi Nợ liên hàng, NH mua thanh toán với NH bên bán qua liên hàng 4. Trả lại tiền sử dụng không hết cho người mua. ã Là một phương tiện có ý nghĩa quyết định của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nếu không mở được thư tín dụng thì cũng không có phương thức thanh toán này và người suất khẩu cũng không giao hàng cho người nhập khẩu. Đây là cách thức thanh toán phổ biến hiện nay trên thế giới, là cái đích đạt được trong quan hệ buôn bán giữa các quốc gia E. Phiếu thanh toán ngân phiếu Ngân phiếu thanh toán (NPTT) do ngân hàng nhà nước Trung ương phát hành có mệnh giá và thời hạn thanh toán ghi trên từng tờ NPTT không ghi tên, được chuyển nhượng. Tại các NH thương mại , NPTT được bảo quản như tiền mặt` Ngân phiếu thanh toán như một loại séc vô chủ vì bất cứ ai có nó trong tay cũng xử dụng được, hơn nữa khách hàng muốn sử dụng ngân phiếu thanh toán chỉ cần mang đến ngân hàng. Mặt khác ngân phiếu thanh toán có những đặc điểm giống như tiền mặt nhưng mệnh giá của nó lớn hơn nên đỡ tốn công kiểm đếm. f. Thẻ thanh toán Thẻ ( Card ) là phương tiện thanh toán hiện đại dựa trên sự phát triển kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng. Tai VN thẻ phát hành dùng trong nước có 3 loại : Thẻ loại A : Người sử dụng thẻ không phải lưu ký tiền vào Ngân hàng. Thẻ loại B : Người sử dụng thẻ phải lưu ký tiền vào Ngân hàng. Thẻ loại C : áp dụng cho khách hàng được Ngân hàng cho vay Xuất hiện từ đầu thế kỷ và đã được quốc tế hoá nhanh chóng. Tuy nhiên mới được chấp nhận lưu hành tại Việt Nam. Được sử dụng cho các khoản thanh toán rút tiền mặt tại ngân hàng hay các máy trả tiền tự động thanh toán tiền mặt. III. Lợi ích chung của thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được dùng phổ biến và chiếm tỉ lệ cao hầu hết ở các ngân hàng. Nghiệp vụ thanh toán này tốt phản ánh quy mô hoạt động của ngân hàng qua đó thúc đẩy và tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế, cơ quan, xí nghiệp mở tài khoản giao dịch và tham gia thanh toán qua ngân hàng ngày càng nhiều, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn. Nhờ đó ngân hàng có điều kiện tập trung mọi nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế để mở rộng hoạt động tín dụng tránh lãng phí hiệu quả sử dụng tránh lãng phí hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong việc đổi mới hoạt động kế toán tài chính, đáp ứng được yêu cầu thanh tra của các tổ chức kinh tế (nhanh chóng, chính xác, bí mật ...) vừa đảm bảo tiến độ kinh doanh của các tổ chức kinh tế, vừa đem lại hiệu qủa kinh doanh và đem lại lợi nhuận cho khách hàng, giảm bớt sự chiếm dụng vốn, trốn thuế và lành mạnh hoá tài sản tài chính doanh nghiệp cũng như ngân hàng. Sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong kinh tế làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông góp phần điều hoà và tiết kiệm chi phí lưu thông. Giải phóng vốn để tiếp tục tham gia vào các chu kỳ sản xuất tiếp theo. Thông qua hình thức kinh doanh tiền mặt, nhà nước có thể kiểm soát được mọi hoạt động kinh tế của tất cả các tổ chức xã hội trong nền kinh tế. Qua việc làm trung gian thanh toán, ngân hàng kiểm soát được các quan hệ buôn bán, quá trình thanh toán hay việc chấp hành các chế độ nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính vv.... Giúp các doanh nghiệp có được tình hình tài `chính lành mạnh và lợi nhuận cao. Hiện nay, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành hình thức thanh toán chiếm ưu thế hơn hẳn so với thanh toán bằng tiền mặt, ngày càng chiếm tỉ lệ ưu thế ở các ngành hàng. Công tác mở và thanh toán qua tài khoản cá nhân được thực hiện với thủ tục nhanh gọn tạo thuận lợi cho khách hàng. Khách hàng đã nhận thấy lợi ích thực sự của phương thức thanh toán này nên đang hướng dần sang phương thức thanh toán bằng chuyển khoản. Kết luận Việc đổi mới trong nghiệp vụ thanh toán đã có những hiệu quả tích cực và đạt được những kết quả đáng kể. ổn định tiền tệ, giám lạm sát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư và cũng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mở rộng dịch vụ thanh toán của ngân hàng nhằm cải thiện tình hình thanh toán trong doanh thu, tạo thói quen mới về dùng séc trong thanh toán và tiêu dùng tiền tệ, đồng thời qua đó tạo lập nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế .Trong nền sự hội nhập kinh tế hiện nay, hoàn thiện công tác thanh toán là một phần quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá của nước ta và bên ngân hàng nói riêng. Với bài tiểu luận này em hi vọng có thể đóng góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện và mở rộng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại mở rộng qui mô hoạt động và hoạt động có hiệu quả, tăng lợi nhuận để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình tài chính tiền tệ - Trường Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội 2. Giáo trình Hạch toán - thanh toán qua Ngân hàng - Trường Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội 3. Kế toán ngân hàng - Học viện Ngân hàng 4. Thanh toán quốc tế - PGS. PTS. Lê Văn Tề 5. Tạp chí tài chính thị trường. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 I. đôi nét về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 2 1. Khái niệm 2 2. Các thể thức thanh toán 2 II. Hạch toán kế toán đối với các thể thức thanh toán 3 A. thể thức thanh toán bằng séc 3 b. thể thức thanh toán uỷ nhiệm chi 5 C. thể thức thanh toán uỷ nhiệm thu 7 d. thể thức thanh toán thư tín dụng 7 e. phiếu thanh toán ngân phiếu 9 f. thẻ thanh toán 9 III. lợi ích chung của thanh toán không Dùng tiền mặt 9 Kết luận 11 Tài liệu tham khảo 12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0582.doc
Tài liệu liên quan