MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
[—\
Trang
MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii DANH MỤC CÁC VÍ DỤ MINH HỌA viii
LỜI MỞ ĐẦU ix
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG 1
CHỨNG TỪ VÀ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1. Phương thức tín dụng chứng từ - phương thức thanh toán chủ 1
yếu được áp dụng hiện nay
1.1.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ 1
1.1.2. Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ 2
1.1.3. Các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phương thức TDCT 3
1.1.3.1. UCP 3
1.1.3.2. Các văn bản pháp lý quốc tế khác 4
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa các văn bản pháp lý quốc tế và pháp 5
luật Việt Nam
1.2. Khái niệm rủi ro 6
1.2.1. Rủi ro là gì? 6
1.2.2. Phân loại rủi ro 7
1.3. Tín dụng chứng từ – một phương thức thanh toán quốc tế 8
tiềm ẩn nhiều rủi ro
1.3.1. Khái niệm rủi ro trong thanh toán quốc tế 8
1.3.2. Các loại rủi ro trong thanh toán L/C 9
1.3.2.1. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 9
1.3.2.2. Các loại rủi ro trong thanh toán L/C 10
1.3.3. Bài học kinh nghiệm từ những rủi ro trong thanh toán theo 19
phương thức TDCT của các NHTM trên thế giới
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 21
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH 22
TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & 22
PTNT Việt Nam
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & 22
PTNT Việt Nam
2.1.2. Hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Việt Nam 23
2.1.2.1. Tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo 23
2.1.2.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo & 24
PTNT Việt Nam trong thời gian qua
2.2. Thực trạng rủi ro trong thanh toán theo phương thức TDCT 30
tại NHNo & PTNT Việt Nam
2.2.1. Các rủi ro mang tính chất vĩ mô 32
2.2.1.1. Rủi ro chính trị, pháp lý 32
2.2.1.2. Rủi ro hối đoái 34
2.2.2. Các rủi ro trực tiếp 35
2.2.2.1. Rủi ro khi NHNo là ngân hàng phát hành 35
2.2.2.2. Rủi ro khi NHNo là ngân hàng thông báo 46
2.2.2.3. Rủi ro khi NHNo là ngân hàng chiết khấu/thương lượng 50
2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thanh toán bằng L/C tại 52
NHNo & PTNT Việt Nam
2.3.1. Nguyên nhân khách quan 52
2.3.1.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng của NHNo 52
2.3.1.2 Nguyên nhân từ thực trạng nền kinh tế 53
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan của NHNo 54
2.3.2.1. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng còn thấp 54
2.3.2.2. Thực trạng tài chính yếu kém 54
2.3.2.3. Trình độ công nghệ ngân hàng còn thấp 55
2.3.2.4. Vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C 55
2.3.2.5. Trình độ vận dụng UCP của NHNo còn thấp 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO 58
TRONG THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo & PTNT VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của 58
NHNo & PTNT Việt Nam
3.1.1. Xu hướng phát triển của việc sử dụng phương thức thanh toán 58
tín dụng chứng từ
3.1.1.1. Phương thức tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh 58 toán quan trọng trong thương mạiquốc tế tại Việt Nam
3.1.1.2. Các ngân hàng thương mại Việt Nam đa dạng hóa phương 59
thức tín dụng chứng từ đáp ứng yêu cầu hội nhập
3.1.1.3. Sự ra đời của UCP600 59
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại NHNo đến 2010 60
3.1.2.1 Chiến lược phát triển của NHNo & PTNT VN đến 2010 60
3.1.2.2. Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế theo 61 phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo & PTNT VN
Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán 62
3.2.
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại NHNo &
PTNT Việt Nam
3.2.1. Những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nội bộ 63
NHNo & PTNT Việt Nam
3.2.1.1. Mục tiêu 63
3.2.1.2. Nội dung 63
3.2.2. Một số kiến nghị 76
3.2.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ 76
3.2.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80
KẾT LUẬN xv TÀI LIỆU THAM KHẢO xvii PHỤ LỤC xxi
108 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4375 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
80% thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ giao hàng, 20% còn lại sẽ thanh toán sau khi lắp đặt chạy thử và nghiệm thu xong. Việc nghiệm thu sẽ được thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày giao hàng. Tuy nhiên, L/C lại quy định : “20% trị giá hợp đồng sẽ được thanh toán khi xuất trình giấy chứng nhận do nhà nhập khẩu ký và đóng dấu nhưng không muộn hơn 6 tháng kể từ ngày giao hàng”. Do vậy theo quy định của L/C, trong vòng 6 tháng, nếu không ký được biên bản nghiệm thu nhà nhập khẩu vẫn phải thanh toán 20%.
Trong hợp đồng, thời hạn 6 tháng được quy định đối với việc ký biên bản nghiệm thu, nhưng việc thanh toán 20% còn lại chỉ được thực hiện trên cơ sở xuất trình biên bản nghiệm thu đã được ký và đóng dấu. Do vậy, khi chuyển sang thư tín dụng, điều kiện thanh toán 20% còn lại đã thay đổi, ràng buộc thêm thời hạn 6 tháng. Sự thay đổi này đã gây bất lợi cho nhà nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp, tuy NHNo đã tư vấn cho khách hàng sửa đổi điều kiện này, nhưng do bị ép từ phía xuất khẩu, nhà nhập khẩu Việt Nam vẫn phải chấp nhận.
- Trong phương thức tín dụng chứng từ, đơn đề nghị mở L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa người đề nghị mở L/C (nhà nhập khẩu) và NHPH, còn L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa NHPH với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). Mặc dù L/C do ngân hàng phát hành nhưng nội dung của nó về cơ bản là do nhà nhập khẩu đưa ra trong yêu cầu mở L/C. Do vậy, trách nhiệm của NHPH là phải chuyển tải chính xác các yêu cầu của yêu cầu mở L/C vào nội dung L/C, để đảm bảo bộ chứng từ xuất trình phù hợp với L/C thì cũng đồng thời phù hợp với yêu cầu của nhà nhập khẩu. Có như vậy ngân
hàng mới có thể đòi bồi hoàn từ nhà nhập khẩu.
Ví dụ 5 : Trong yêu cầu mở L/C của Cty ABC gửi chi nhánh NHNo quy định giấy chứng nhận chất lượng do nhà nhập khẩu phát hành tại cảng đến, nhưng khi chuyển tải vào nội dung của L/C, cán bộ ngân hàng ghi nhầm là do nhà xuất khẩu phát hành. Sai sót này làm ảnh hưởng đến bản chất của giấy chứng nhận chất lượng và gây bất lợi cho nhà nhập khẩu.
Ở ví dụ trên, chi nhánh NHNo đã kịp thời phát hiện ra và sửa đổi L/C, tuy nhiên do L/C là không hủy ngang nên chi nhánh NHNo cũng như nhà nhập khẩu phải chờ đợi sự chấp thuận của nhà xuất khẩu một thời gian, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong trường hợp nhà xuất khẩu không chấp nhận sửa đổi L/C thì NHPH phải chịu rủi ro nếu nhà nhập khẩu từ chối nhận chứng từ và thanh toán cho ngân hàng. Chính vì vậy, việc chuyển tải chính xác nội dung của đơn đề nghị mở L/C của nhà nhập khẩu là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với NHPH. Cũng vì vấn đề này, UCP đã khuyến cáo các nhà nhập khẩu và các ngân hàng không nên đưa quá nhiều chi tiết mô tả hàng hóa vào L/C. Việc đưa quá nhiều chi tiết kỹ thuật vào L/C một mặt không thể giúp cho ngân hàng và nhà nhập khẩu kiểm soát được chất lượng hàng hóa thực tế, mặt khác lại dễ gây nhầm lẫn, sai sót trong khi phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, dẫn đến tranh chấp giữa các bên.
* Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới NHPH, NHPH có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ thật chính xác để quyết định trả tiền nếu bộ chứng từ hoàn hảo hay từ chối nếu bộ chứng từ có bất đồng. Nếu xác định sai sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho NHPH. Khi kiểm tra chứng từ, NHPH có thể rơi vào bốn tình huống sau :
- Tình huống 1 : NHPH trả tiền cho bộ chứng từ hoàn hảo.
- Tình huống 2 : NHPH từ chối trả tiền bộ chứng từ bất đồng
- Tình huống 3 : NHPH trả tiền bộ chứng từ bất đồng.
- Tình huống 4 : NHPH từ chối trả tiền bộ chứng từ hoàn hảo.
Tình huống thứ nhất và thứ hai là hai tình huống phù hợp với quyền và trách nhiệm của NHPH, do vậy không có vấn đề tranh cãi xảy ra. Tình huống thứ ba và thứ tư là những sai sót của NHPH trong quá trình tác nghiệp. Ở tình huống thứ ba, nhà nhập khẩu từ chối trả tiền cho NHPH, trong khi NHPH đã thanh toán cho người thụ hưởng. Trong tình huống thứ tư, người thụ hưởng sẽ kiện NHPH vì không thực hiện cam kết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài
chính và uy tín của NHPH. Việc xác định tình trạng bộ chứng từ là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cán bộ tác nghiệp phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu nghiệp vụ và thông lệ quốc tế.
* Sau khi đã xác định được tình trạng bộ chứng từ xuất trình, NHPH phải tiến hành thanh toán hoặc thông báo từ chối do bất đồng. Rủi ro cũng có thể xảy ra trong bước này nếu NHPH không thực hiện đúng quy định. Cụ thể là UCP 500 quy định việc thanh toán hoặc thông báo từ chối chứng từ phải thực hiện trong vòng 7 ngày làm việc sau ngày nhận được chứng từ, quá thời hạn trên NHPH mất quyền từ chối chứng từ. Ngoài ra, NHPH còn phải chịu rủi ro nếu việc thanh toán không được thực hiện đúng theo chỉ dẫn trên bộ chứng từ, dẫn đến tiền bị thất lạc hay chậm trễ. Cùng với rủi ro do việc NHPH đã chuyển bộ chứng từ cho người mở, hoặc làm mất không trả lại chứng từ cho người xuất trình.
Quyền hạn và nghĩa vụ của NHPH được quy định cụ thể trong UCP500, là văn bản pháp lý điều chỉnh hầu hết các thư tín dụng lưu thông trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, tại một số chi nhánh của NHNo do giao dịch phát sinh ít nên cán bộ thanh toán quốc tế kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, không được đào tạo chuyên sâu nên đã không am hiểu để tuân thủ nghiêm túc quy định của UCP500, gây thiệt hại cho ngân hàng. Ví dụ :
Trường hợp 1 : Thông báo bất đồng quá thời hạn quy định của UCP500
Ví dụ 6 : Cán bộ thanh toán quốc tế nhận được bộ chứng từ đòi tiền theo thư tín dụng ngân hàng chiết khấu nhưng không kiểm tra ngay, để quá thời hạn 7 ngày làm việc theo quy định của UCP500. Khi nhận được điện tra soát của ngân hàng chiết khấu vì chưa thanh toán, kiểm tra lại hồ sơ mới phát hiện ra bộ chứng từ bị quên. Mặc dù chứng từ có lỗi bất đồng là giao hàng muộn nhưng NHNo đã mất quyền từ chối chứng từ bất đồng.
Trong trường hợp này, về nguyên tắc, NHNo phải tự thanh toán cho NHCK và chịu rủi ro vì nhà nhập khẩu hoàn toàn có quyền từ chối nhận chứng từ. Tuy nhiên, do khách hàng thực sự cần lô hàng để sản xuất, và lỗi bất đồng của bộ chứng từ không làm ảnh hưởng đến chất lượng lô hàng, nên cuối cùng, sau khi đàm phán với ngân hàng, họ cũng đã đồng ý thanh toán và đi nhận hàng. NHNo đã phải trả một khoản tiền phạt chậm thanh toán cho NHCK.
Trong UCP500, thời gian tối đa để ngân hàng chấp nhận hoặc từ chối chứng từ là 07 ngày, tuy nhiên theo điều 14b UCP600 thời gian này đã rút ngắn còn “05 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để xác định việc xuất trình có phù hợp hay không”. Công việc kiểm tra, quyết định tính phù hợp của chứng từ của ngân hàng đã bị rút ngắn lại. Do vậy, yêu cầu đặt ra với mỗi thanh toán viên về trình độ chuyên môn cũng như tính chính xác của các thao tác nghiệp vụ ngày càng cao và đây cũng là nguyên nhân phát sinh rủi ro khi UCP600 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2007.
Trường hợp 2 : Thông báo bất đồng không hợp lệ
Ví dụ 7 : Cán bộ thanh toán quốc tế tại một chi nhánh của NHNo đã nhận được một bộ chứng từ theo thư tín dụng, sau khi kiểm tra thì cho rằng bộ chứng từ có bất đồng do xuất trình bản sao giấy chứng nhận xuất xứ thay vì bản chính như L/C quy định, và thông báo bất đồng đó cho nhà nhập khẩu. Khi nhận được thông báo tình trạng bộ chứng từ từ NHPH, do hàng hóa được giao từ châu Aâu vẫn chưa về đến cảng, nhà nhập khẩu thông báo không chấp nhận bộ chứng từ để trì hoãn thanh toán. Khi nhận được chỉ thị của nhà nhập khẩu, chi nhánh NHNo đã làm điện thông báo từ chối bộ chứng từ bất đồng cho NHCK và bị phản đối vì lý do theo ngân hàng chiết khấu thì giấy chứng nhận xuất xứ đó là bản chính, và bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C.
Vấn đề tranh cãi giữa hai ngân hàng rất khó giải quyết bởi việc xác định bản chính hay bản sao quy định trong UCP500 là vấn đề rất nhạy cảm, gây nhiều tranh cãi giữa các bên liên quan.
Qua hai tình huống trên cho thấy, những sai sót xảy ra trong quá trình tác nghiệp có thể dẫn đến thiệt hại rất nghiêm trọng. Đây là những rủi ro xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Tuy nhiên, do mạng lưới rộng lớn với số lượng chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế ngày càng nhiều, NHNo chưa thể kiểm soát được toàn bộ các giao dịch phát sinh tại chi nhánh. Hơn nữa, kiểm tra chứng từ là một công việc phức tạp bởi rất nhiều quy định trong UCP500 không thực sự rõ ràng, có nhiều quan điểm giải thích khác nhau. Chính vì sự không rõ ràng trong quy định của UCP500 nên hàng năm Phòng Thương mại quốc tế phải tiếp nhận và xem xét hàng ngàn trường hợp tranh chấp do các bên đưa ra chưa kể đến những tình huống tranh cãi nhưng đã được các bên tự giải quyết.
Xin nêu một ví dụ để tham khảo về Công ty Centrimex Hà Nội đã từ chối lô hàng nhập khẩu phân bón không thành công dẫn đến thiệt hại khoảng 20 tỷ
đồng của nhà nước và những cá nhân liên quan đã bị xử lý hình sự.
Ví dụ 8 : Ngày 17/07/2000, Centrimex HN đã ký với Helm Dugemittel Đức (Helm) hợp đồng số 611/17120 để nhập khẩu 10.000 tấn (± 10%) phân urê Trung Quốc với giá 145USD/tấn CFR CO cảng Sài Gòn. Cùng ngày Centrimex cũng ký hợp đồng hết lô hàng này cho Công ty Vật tư Nông sản HN với giá 2,163,455.73VNĐ/tấn (tương đương 21.634.557.300 tỷ VNĐ). Dự
kiến thu lời gần 2 tỷ VNĐ (tức khoảng 158,680.85 USD).
Ngày 19/07/2000, Centrimex yêu cầu Sở Giao dịch I (SGD I) của
NHNo mở 1 L/C không huỷ ngang và thanh toán trả ngay số LN/SG.D1-
00/071 cho người thụ hưởng là Helm.
Hơn 2 tháng sau ngày mở L/C, tàu Dewan mang hơn 10.000 tấn phân urê với trị giá gần 1,5 triệu USD cập cảng Sài Gòn. Nhưng thời điểm này có lũ lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến giá phân trong nước giảm mạnh, thấp hơn giá phân thế giới gần 40USD/tấn. Centrimex HN không muốn nhận lô hàng phân
bón này vì nếu nhận lô hàng thì sẽ chịu lỗ khoản tiền 400,000.00USD .
Sau khi xem xét chứng từ do Ngân hàng BHF Hamburg gửi tới và với sự tư vấn của nhân viên SGD I, công ty Centrimex HN từ chối nhận bộ chứng từ và từ chối thanh toán với 3 sai sót sau :
+ Không ghi chú ngày bốc hàng lên tàu trên B/L (shipped on board)
+ Không ghi tên người trả tiền trên Hối phiếu
+ Ghi sai số tiền bằng chữ trên Hối phiếu
Trong khi hai ngân hàng tranh chấp thì thời gian lưu tàu tại Việt Nam đã hết, do đó tàu Dewan rời Việt Nam mang theo 10.000 tấn phân urê và họ đã bán
lô hàng tại Pakistan để lấy lại chi phí.
Vạân dụng điều luật quốc tế, Ngân hàng BHF Hamburg đã xiết nợ 100% trị giá L/C bằng cách phong tỏa 1,850,000.00EUR (tương đương 1,451,935.75USD)
trong tài khoản của NHNo và phạt lãi chậm trả 10,162.00USD.
Hậu quả : SGD I yêu cầu Centrimex nhận nợ 20,4 tỷ đồng. Ngoài ra, Centrimex HN cũng bị Công ty Vật tư Nông sản HN đòi bồi hoàn 2,204 tỷ đồng do vi phạm hợp đồng.
Ngày 07/02/2001, Centrimex đã kiện công ty Helm ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. Tuy nhiên, những chứng cứ mà Centrimex đưa ra không đủ thuyết phục khiến Centrimex và SGD I NHNo phải gánh chịu toàn bộ tổn thất, và những cá nhân liên quan bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Lời bình : Ba lỗi bất đồng mà Centrimex đưa ra hoàn toàn không nằm trong L/C và không cấu thành lý do để từ chối thanh toán. Về phía SGDI, vì mối quan hệ với khách hàng và cũng một phần là do trình độ nghiệp vụ còn kém nên đã bắt lỗi bộ chứng từ với những lỗi không được chấp nhận. Ngoài ra ngân hàng cũng không có giải pháp quản lý lô hàng khiến toàn bộ lô hàng bị mất trắng, công ty Centrimex không có khả năng trả nợ. Sự cố thương mại này là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam về phương thức kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
b) Rủi ro về tín dụng
Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho các đối tác trong hoạt động thanh toán quốc tế nhưng không đòi được tiền.
Rủi ro tín dụng của NHNo từ phía nhà nhập khẩu phát sinh trong giao dịch mở L/C : số lượng thư tín dụng do NHNo phát hành bằng vốn vay của ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn (khoảng gần 60% số lượng L/C do NHNo phát hành). Đối với những L/C mở bằng vốn tự có của khách hàng, NHNo cũng cho phép một tỷ lệ ký quỹ tương đối nhỏ (từ 5% - 20% trị giá L/C) áp dụng cho các khách hàng thường xuyên, đã xây dựng hạn mức mở L/C. Trong những trường hợp này, nếu nhà nhập khẩu gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến tình trạng vỡ nợ, phá sản, mất khả năng thanh toán thì sẽ gây ra rủi ro rất lớn cho NHNo. NHNo vẫn phải thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp như đã cam kết trong L/C, nhưng lại không có khả năng đòi bồi hoàn từ nhà nhập khẩu. Cho dù NHNo đã yêu cầu vận đơn lập theo lệnh của NHNo để bảo lưu quyền sở hữu đối với lô hàng và thực hiện nghiêm ngặt các giải pháp bảo đảm tiền vay theo nghiệp vụ tín dụng, nhưng việc giải toả và tiêu thụ lô hàng để thu hồi vốn cũng gặp rất nhiều khó khăn, thời gian và chi phí. Đây là một nguy cơ tiềm ẩn
đối với NHNo vì mọi rủi ro xảy ra đối với lô hàng nhập khẩu như phương án nhập khẩu không hiệu quả, hàng nhập về không tiêu thụ được do nhu cầu và giá cả trên thị trường thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho nhà nhập khẩu, hàng nhập khẩu không đảm bảo chất lượng, … đều có thể dẫn đến tình trạng nhà nhập
khẩu không có khả năng thanh toán đúng hạn khoản vay cho ngân hàng.
Ví dụ 9 : Năm 2001, IDC – một doanh nghiệp nhà nước, mở L/C tại NHNo để nhập khẩu lô hàng bình tro đá từ Campuchia, trị giá USD400,000.00 với mục đích tạm nhập để tái xuất theo đơn đặt hàng của một cty Indonesia. Cty Indonesia yêu cầu phải có giấy xác nhận của đại diện cty tại VN trước khi xuất hàng. Tuy nhiên, đến khi nhập xong lô hàng thì không thể liên lạc để có được xác nhận của phía đại diện Indonesia. IDC đã nhận nợ tại NHNo để thanh toán cho phía Campuchia trong khi lô hàng đó không xuất được, và
cũng không bán được vì đây là một mặt hàng khó bán trên thị trường.
Hậu quả là IDC bị phá sản, NHNo bị nợ quá hạn, đến năm 2005 mới xử lý xong. Đây cũng là bài học cho NHNo nói riêng cũng như các NHTM Việt Nam nói chung trong việc thẩm định phương án nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu cũng như tài sản bảo đảm tiền vay trước khi cấp tín dụng nhằm hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, do IDC là doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ ký quỹ khi mở L/C thấp (0 -
10%) nên khi việc thanh toán có vấn đề, khả năng rủi ro đối với NHNo rất cao.
Chính vì vậy, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NHNo cần áp dụng một quy trình thẩm định khách hàng chặt chẽ giống như việc cấp tín dụng cho khách hàng. Nếu khách hàng mở L/C thường xuyên, NHPH có thể cấp một “Hạn mức tín dụng nhập khẩu – Import Line” để cho người nhập khẩu mở L/C với tổng trị giá bằng hạn mức tín dụng nhập khẩu. Tỷ lệ % ký quỹ có thể giảm xuống nếu mức độ tin cậy của khách hàng tăng lên.
c) Rủi ro về đạo đức
- Từ phía nhà nhập khẩu : có một số khách hàng của NHNo khi nhập khẩu hàng hóa đã không dự đoán được xu thế biến động của thị trường nên khi hàng nhập về đến Việt Nam thì giá cả trên thị trường đang hạ, bất lợi cho nhà nhập khẩu. Trước tình hình đó, nhà nhập khẩu gây sức ép, yêu cầu NHNo tìm mọi cách để trì hoãn thanh toán hoặc không thanh toán, thường là qua việc bắt lỗi bất đồng của bộ chứng từ. Mặt khác, nhà nhập khẩu không chịu làm các thủ tục thanh toán như nhận nợ vay đối với L/C mở bằng vốn vay hoặc nộp tiền vào tài khoản đối với các L/C mở bằng vốn tự có, ký quỹ dưới 100%. Những trường hợp như vậy đã đẩy NHNo vào tình huống khó xử, nếu làm theo ý khách hàng, bắt lỗi không đúng UCP và thông lệ quốc tế thì sẽ gây mất uy tín, thậm chí có thể bị ngân hàng nước ngoài kiện ra tòa (như vụ Centrimex HN nêâu trên). Nếu muốn giữ uy tín của ngân hàng thì NHNo phải đứng ra trả thay và việc đòi lại tiền sẽ rất khó khăn và mất thời gian. Trong những trường hợp khách hàng chây ỳ như vậy, ngân hàng phải có những giải pháp cứng rắn để khách hàng phải thực hiện đúng cam kết.
- Từ phía nhà xuất khẩu : Trong một số trường hợp, nhà xuất khẩu cố ý giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, không đúng thời gian quy định, hoặc không giao hàng nhưng lại xuất trình một bộ chứng từ hoàn hảo trên bề mặt (chứng từ giả mạo) để đòi tiền thì ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán cho dù không có hàng thực giao.
Trong thực tiễn hoạt động thanh toán quốc tế tại các chi nhánh của NHNo đã có rất nhiều tình huống giả mạo chứng từ xảy ra, khiến cho cả ngân hàng và khách hàng mất rất nhiều công sức và thời gian giải quyết tranh chấp …
Ví dụ 10 : Cuối năm 2003, một doanh nghiệp đề nghị chi nhánh NHNo tại Tp.HCM mở L/C trị giá 4 triệu USD nhập phân bón từ một nước trong khu vực với giá 150USD/tấn giao tại cảng Sài Gòn. Điều này sau đó được phát
hiện là giả vì :
- Giá phân urê lúc đó trên thị trường thế giới đã là 195 -200USD/tấn
- Nước này không phải là quốc gia xuất khẩu phân bón
Chi nhánh NHNo đã kiên quyết từ chối vì biết rằng nếu chấp nhận mở L/C
sẽ phải gánh chịu những hậu quả khó lường trước được.
Không phải trong mọi trường hợp, khách hàng và ngân hàng có thể phát hiện ra dấu hiệu lừa đảo để đề nghị Tòa án điều tra hay dừng thanh toán. Do vậy, đây vẫn là một trong những rủi ro tiềm ẩn, có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với ngân hàng và nhà nhập khẩu. Các doanh nghiệp cần đặc biệt cảnh giác với các hợp đồng chào bán với giá quá rẻ, hoặc có cước phí vận chuyển rẻ bất ngờ. Để khắc phục những rủi ro này, giải pháp hiệu quả nhất là nhà nhập khẩu phải tìm hiểu thật kỹ đối tác làm ăn trước khi ký kết hợp đồng nhập khẩu.
- Từ NHXN – NHCK : Chúng ta xem xét ví dụ thực tế đã xảy ra, như sau :
Ví dụ 11 : NHNo được yêu cầu mở L/C xác nhận bởi một ngân hàng có uy tín đối với nhà xuất khẩu. L/C cho phép NHXN đồng thời là NHCK đòi tiền bằng điện từ một ngân hàng hoàn trả nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp tới NHXN. Việc thanh toán được thực hiện trước khi NHPH nhận được bộ chứng từ đòi tiền. Khi nhận được chứng từ, NHNo kiểm tra và phát hiện có lỗi bất đồng là trên vận đơn đường biển không chỉ ra tên của người chuyên chở theo điều 23a UCP500. Do hàng chưa về tới cảng nên khách hàng đã từ chối chấp nhận bất đồng. NHNo yêu cầu NHXN trả lại tiền đã đòi từ ngân hàng hoàn trả nhưng sau hơn một tuần tài khoản của NHNo mới được ghi có lại.
Trong trường hợp này, NHNo và nhà nhập khẩu đã bị thiệt hại do bị chiếm dụng vốn trong khoảng thời gian từ khi phải thanh toán cho đến khi đòi được tiền. Trường hợp tồi tệ hơn, NHXN không chấp nhận những bất đồng do NHNo đưa ra và không chịu hoàn trả tiền. Khi đó, NHNo buộc phải kiện ra Phòng thương mại quốc tế (ICC) để giải quyết. Việc giải quyết tranh chấp trong việc kiểm tra chứng từ thường là rất phức tạp, mất thời gian và tốn kém. Nó phụ thuộc khá nhiều vào tương quan lực lượng giữa hai ngân hàng liên quan. Do vậy, cho dù có được phân xử là đúng thì NHNo và nhà nhập khẩu cũng phải mất rất nhiều thời gian, chi phí, … và đặc biệt là bị đọng vốn.
2.2.2.2. Rủi ro khi NHNo là ngân hàng thông báo
a) Rủi ro kỹ thuật
Theo điều 7 UCP500 (điều 9 UCP600) thì “ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C mà mình thông báo. Khi ngân hàng không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH không chậm trễ”. Đây là một trách nhiệm rất quan trọng của NHTB. Thư tín dụng là cam kết trả tiền của NHPH. Dựa trên cam kết đó, nhà xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ chứng từ đòi tiền NHPH. Nếu thư tín dụng là giả mạo thì NHPH hoàn toàn không bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu không thể đòi tiền từ NHPH.
- Thông báo L/C không đảm bảo tính chân thực bề ngoài (thư tín dụng giả)
Thư tín dụng là cam kết trả tiền của NHPH. Dựa trên cam kết đó, nhà xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ chứng từ đòi tiền NHPH. Nếu thư tín dụng là giả mạo thì NHPH không bị ràng buộc gì vào cam kết này và nhà xuất khẩu bị mất hàng mà không được thanh toán.
Ví dụ 12 : Chi nhánh NHNo của một tỉnh ĐBSCL nhận được một L/C trị giá USD1,057,000.00 phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Mỹ cho người hưởng lợi là Công ty XNK, nhập khẩu gạo. Bức điện có mã khóa (testkey) với ngân hàng Bank of New York, Hongkong. Tuy nhiên, ngân hàng này thông báo là không cung cấp số testkey đó và đề nghị NHNo xác nhận lại với NHPH. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C để xuất hàng nên giục NHNo thông báo L/C. Do không kiểm tra được tính xác thực của bức điện, NHNo đã từ chối thông báo L/C. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát
hiện người nhập khẩu là kẻ lừa đảo và rất may là họ chưa giao hàng.
Đây là một bài học kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C và sửa đổi L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng. Trong bất kỳ hình thức giả mạo nào, cam kết của NHPH đều không có hiệu lực, và rủi ro đối với nhà xuất khẩu chắc chắn xảy ra nếu không phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, bằng các nghiệp vụ của mình, NHNo với vai trò là NHTB phải có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng để tránh sự giả mạo. Ngân hàng có thể kiểm tra tính chân thật thông qua chữ ký trên thư tín dụng (kiểm tra chữ ký uỷ quyền nếu phát hành bằng thư), bằng mã khóa (test key nếu phát hành bằng telex, …) hoặc bằng các mẫu điện đảm bảo tính xác thực (nếu phát hành bằng SWIFT). Nếu ngân hàng đã sử dụng các giải pháp nghiệp vụ nhưng không thể xác định được tính chân thật bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho NHPH và từ chối thông báo cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng không kiểm tra tính xác thực của L/C đã thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu giao hàng nhưng không đòi được tiền do L/C bị giả mạo, nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu NHTB phải bồi thường. Rủi ro của NHTB lúc này không chỉ cho chính lô hàng bị mất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của ngân hàng trong hoạt động TTQT.
- Không phát hiện và tư vấn cho khách hàng về những điều khoản bất lợi của thư tín dụng
Với vai trò là NHTB L/C, NHNo thường xuyên nhắc nhở khách hàng kiểm tra nội dung của L/C so với hợp đồng ngoại thương. Bởi vì, L/C được phát hành trên cơ sở nội dung của hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu; tuy nhiên, khi đã được phát hành, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Cam kết của NHPH chỉ dựa trên L/C, không liên quan đến hợp đồng kinh tế. Do vậy, nhà xuất khẩu phải đảm bảo rằng những điều khoản của L/C phản ánh trung thực trách nhiệm và quyền hạn của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu phát hiện ra những điều khoản bất lợi, mâu thuẫn với hợp đồng, những quy định không rõ ràng thì nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng sửa đổi L/C rồi mới giao hàng. Đây là một vấn đề đơn giản nhưng các khách hàng xuất khẩu của NHNo thường xuyên bỏ qua, cho đến khi giao hàng xong và xuất trình chứng từ để đòi tiền thì ngân hàng mới phát hiện bất đồng, do L/C quy định không giống như hợp đồng đã ký. Thời điểm đó đã quá muộn để yêu cầu làm sửa đổi L/C và nhà xuất khẩu phải chấp nhận rủi ro
đòi tiền bằng bộ chứng từ có bất đồng.
Ví dụ 13: NHNo nhận được một L/C quy định giá hàng hóa là theo giá FOB (Free on Board) không bao gồm cước phí vận tải và bảo hiểm, nhưng lại yêu cầu vận đơn ghi “Freight prepaid” (cước phí đã trả) và xuất trình Chứng từ bảo hiểm. Đây là điểm bất lợi cho nhà nhập khẩu. Để lập được chứng từ phù hợp với L/C, nhà nhập khẩu phải tự bỏ tiền ra để trả cước phí và mua bảo hiểm. Nếu không, bộ chứng từ sẽ bị bất đồng và từ chối thanh toán.
b) Rủi ro quan hệ đại lý
Quan hệ đại lý là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế. Thông qua hệ thống các ngân hàng đại lý ở các nước khác nhau trên thế giới, nhà nhập khẩu ở nước này mới có thể thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho nhà xuất khẩu ở nước khác. Khi các ngân hàng đại lý không đảm bảo uy tín sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho các bên liên quan.
Do vậy, việc thiết lập và duy trì quan hệ đại lý tốt với nhiều ngân hàng trên thế giới giúp cho hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo thuận lợi hơn và tránh được rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khách hàng chỉ định NHPH, NHCK, NHTB hoặc NHXN là những ngân hàng mà NHNo không có quan hệ đại lý và không kiểm tra được mức độ tin cậy nên có nguy cơ rủi ro cao.
c) Rủi ro đạo đức
Trong trường hợp NHNo phục vụ khách hàng xuất khẩu trong nghiệp vụ L/C hàng xuất, nếu nhà nhập khẩu không phải là những bạn hàng đáng tin cậy, vì những lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến đạo đức trong kinh doanh thì có thể lừa nhà xuất khẩu xếp hàng lên tàu, rồi trì hoãn hoặc từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi bất đồng chứng từ, ép giá nhà xuất khẩu để thu lợi cho mình. Trong nhiều trường hợp, nhà xuất khẩu đành chịu bán lỗ còn hơn chở hàng quay về. Những rủi ro xảy ra với nhà xuất khẩu cũng đồng thời ảnh hưởng đến NHNo là NHCK/TL bộ chứng từ. Đây là tình huống dễ xảy ra đối với khách hàng xuất khẩu của NHNo bởi năng lực và bạn hàng nhập khẩu của Việt Nam còn hạn chế. Hơn nữa, rất nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam không tiếp cận được người mua cuối cùng mà phải bán hàng qua trung gian. Việc thanh toán được thực hiện bằng L/C chuyển nhượng nên gặp nhiều rủi ro hơn so với
L/C thông thường. Ngân hàng chuyển nhượng L/C không bị ràng buộc trách nhiệm thanh toán cho người hưởng lợi thứ hai, mà chỉ thực hiện thanh toán khi NHPH thanh toán cho họ. Người hưởng lợi thứ hai không nhận được cam kết thanh toán từ NHPH cũng như ngân hàng chuyển nhượng.
2.2.2.3. Rủi ro với vai trò là ngân hàng chiết khấu/thương lư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt .doc