Lời mở đầu
Nội dung
Chương I. Lý luận chung về Thanh Toán Quốc Tế
II. Khái niệm và vai trò của Thanh Toán Quốc Tế
1. Khái niệm
2. Vai trò của Thanh Toán Quốc Tế trong nền kinh tế
II. Các phương thức Thanh Toán Quốc Tế
4. Phương thức chuyển tiền
5. Phương thứ ghi số
6. Phương thức thanh toán nhờ thu
III. Phân tích và so sánh các phương thức Thanh Toán Quốc Tế
1. Khi ký kết hợp đồng thương mại
2. Điểm mạnh và điểm yếu của các phương thức thanh toán
Chương II. Rủi ro trong thanh toán quốc tế và những rủi ro thường gặp
I. Rủi ro thanh toán quốc tế
3. Khái niệm rủi ro
4. Phân loại rủi ro
II. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế
1. Rủi ro về phương thức thanh toán chuyển tiền
2. Rủi ro về phương thức thanh toán nhờ thu
3. Rủi ro về phương thức thanh toán L/C
4. Rủi ro về phương thức tín dụng
5. Rủi ro về phương thức thanh toán tiền tệ
Chương III. Những biện pháp để hạn chế rủi ro
5. Chọn ngân hàng phục vụ
6. Sự trợ giúp từ một tổ chức khác
7. Chia sẻ rủi ro
8. Phân tán rủi ro
Kết luận.
16 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thanh Toán Quốc Tế trong ngoại thương và những rủi ro thường gặp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội riêng biệt. Do có những đặc điểm riêng biệtmà mỗi nước có những lợi thế để sản xuất ra những hàng hoá mà các nước khác không thể sản xuất được hoặc nếu có thể sản xuất được thì vẫn cũng với chi phí cao hơn. Từ đó phân công lao động quốc tế được hình thành một cách khách quan.
Việc buôn bán giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các nước đang sinh ra là phải thanh toán các hàng hoá dịch vụ và sản phẩm vào một nước nhất định. để có thể buôn bán hàng hoá giữa các nước này với các nước khác thì Thanh Toán Quốc Tế chính là cầu nối trong giao dịch thanh toán giữa hai nước với nhau. Một nền kinh tế phát triển cao thì việc mở rộng quan hệ với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới càng phát triển. Do đó Thanh Toán Quốc Tế rất cần thiết giúp cho một đất nước có thể hướng những dịch vụ, sản phẩm của mình ra cả các nước trên thế giới, tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Vì vậy Thanh Toán Quốc Tế và những rủi ro thường gặp trong Thanh Toán Quốc Tế luôn là vấn đề mà các nhà doanh nghiệp quan tâm và tìm cách giải quyết.
Từ nhận thức trên em đã chọn đề tài “ Thanh Toán Quốc Tế trong ngoại thương và những rủi ro thường gặp ”. Bài viết của em gồm ba phần chính:
Chương I. Lý luận chung về Thanh Toán Quốc Tế
Chương II. Rủi ro trong Thanh Toán Quốc Tế và những rủi ro thường gặp
Chương III. Một số giải pháp để hạn chế rủi ro .
Với những hiểu biết còn hạn chế về vấn đề trên và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài viết của em không đi sâu vào khai thác những điều mới mẻ mang tính phát hiện mà chỉ phân tích và tìm hiểu rõ hơn về nó. Chính vì vậy, mà sẽ không tránh khỏi những sai sót kính mong thầy cô giúp đỡ và bổ sung để em có thể nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
I. Khái niệm và vai trò của Thanh Toán Quốc Tế trong nền kinh tế
Khái niệm :
Thanh Toán Quốc Tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phí kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay cá nhân nước khác hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên hệ.
Vai trò của Thanh Toán Quốc Tế trong nền kinh tế
Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Thanh Toán Quốc Tế có một vị trí hết sức quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương. Hoạt động Thanh Toán Quốc Tế là khâu kết thúc của một giao dịch buôn bán hàng hoá hay dịch vụ. Hiệu quả kinh tế của bất kì một giao dịch nào trong hoạt động trao đổi, mua bán giữa các quốc gia với nhau phần lớn đều phụ thuộc vào khâu kết thúc này. Ngoài ra Thanh Toán Quốc Tế còn giữ vai trò đặc biệt trong hệ thống cán cân của các nước. Tình trạng của nó sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, đến tình hình ngoại hối của các nước và ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế của một nước, trước hết là đến ngoại thương.
II. Các phương thức Thanh Toán Quốc Tế
Phương thức chuyển tiền:
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng là người( người mua, người trả tiền, người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng( người bán, người xuất khẩu, người cung cấp, dịch vụ hàng hoá) ở một địa điểm nhất định, bằng phương tiện chuyển tiền nhất định, do khách hàng yêu cầu.
Phương thức ghi sổ:
Là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một tài khoản ( hoặc mở một quyển sổ để ghi nợ người mua) . Sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ. Theo đó đến thời hạn qui định (tháng, quý, năm) người mua sẽ trả tiền cho người bán theo phương thức chuyển tiền.
Thanh toán ghi sổ là một trong các hình thức tín dụng thương mại. Tín dụng này thường được thanh toán giữa các hãng kinh doanh có quan hệ buôn bán lâu đời, giao hàng có hệ thống và thường là các lô hàng nhỏ. Đây là hình thức áp dụng giữa công ty mẹ và công ty con (chi nhánh) ở nước ngoài giữa các công ty trung gian hoạt động ăn hoa hồng.
Phương thức thanh toán nhờ thu:
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán, trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng rồi uỷ thác cho ngân hàng của mình, thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập.
III. Phân tích và so sánh các phương thức Thanh Toán Quốc Tế
Khi ký kết hợp đồng thương mại người xuất khẩu và người nhập khẩu luôn coi điều kiện thanh toán là một khâu quan trọng nhất.
Họ phải cân nhắc xem phương thức thanh toán nào là có lợi nhất an toàn nhất, các tiêu chí đánh giá để lựa chọn phương thức thanh toán thường là:
Mối quan hệ, độ tin tưởng giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu.
Loại mặt hàng giá trị hàng xuất nhập khẩu.
Tình hình làm ăn của đối tác.
Sở dĩ người ta phải lựa chọn như vậy vì mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó với trường hợp này nó là có lợi những trường hợp kia nó lại là bất lợi, có một qui luật không thể chối cãi được và các phương tiện thanh toán cũng không nằm ngoài qui luật này, đó là độ an toàn trong thanh toán càng cao bao nhiêu thì các chi phí phải trả càng lớn bấy nhiêu, kèm theo qui trình thực hiện phức tạp hơn, chi phí trong thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành, mà giá thành là một trong những điểm cạnh tranh gay gắt.
Điểm mạnh và điểm yếu của các phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu.
Ưu điểm:
Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán đơn giản nhất. Ngân hàng chỉ đống vai trò là người chuyển tiền, nên chi phí trong phương thức này là rất thấp. Các nhà xuất khẩu đẳ có uy tín và tin tưởng nhau thì có thể áp dụng phương thức này.
Phương thức ghi sổ về cơ bản cũng gần giống như về phương thức chuyển tiền chỉ khác là người xuất khẩu lập cho người nhập khẩu.Một quyển sổ hay một tài khoản đẻ gi nợ người nhập khẩu phương thức này có lợi trong những trường hợp các bên giao dịch thực sự tin tưởng nhau, các công ty mẹ bán hàng cho công ty con, giao hàng rất nhiều đợt, thủ tục của phương thức này đơn giản , chi phí thấp nên tiết kiệm cho người bán giảm giá thành cho người mua.
- Phương thức nhờ thu: Đây là một phương thức Thanh Toán Quốc Tế được áp dụng tương đối phổ biến bởi tính thuận tiện , thủ tục quá đơn giản. Đặc biệt phương thức thanh toán nhờ thu bằng chứng từ, tuy chi phí nhờ thu kèm chứng từ có cao hơn nhưng ở phương thức này ngân hàng không những là người thu hộ, đòi hộ tiền cho người xuất khẩu mà còn thay mặt người xuất khẩu khống chế bộ chứng từ ngân hàng chỉ trao đổi bộ chứng từ khi người nhập đã thanh toán(D/P) hoặc chấp nhận trả tiền khi đến hạn (D/A)
b. Nhược điểm:
Cả ba phương thức thanh toán nói trên cho ta thấy điểm bất lợi rất rỏ rệt cho người xuất khẩu khi áp dụng các phương thức thanh toán này người xuất khẩu có thể chiếm dụng vốn của người xuất khẩu không trả tiền, khi bên nước người xuất khẩu có biến động về giá cả bất lợi cho họ, người nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng trong trường hợp này người xuất khẩu không còn cách nào khác là hạ giá, bán cho người khác, bán đấu giá chuyển hàng về,với những mặt hàng cồng kềnh chi phí vận chuyển cao có khi tiền vận chuyển về bằng tiền hàng. Trong những trường hợp như vậy người nhập khẩu vô cúng bất lợi, người xuất khẩu chỉ còn biết trách mình vì đả chọn nhầm đối tác và muốn lấy lại công bằng thì người xuất khẩu phải nhừ đến toà án.Kể cả phương thức nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng cũng chỉ khống chế được hàng hoá của người xuất khẩu còn việc có phương thức và nhận hàng hay không còn tuỳ xem thiện chí của người xuất khẩu .
Tóm lại để áp dụng phương thức thanh toán này nhà nhập khẩu và xuất khẩu có mối quan hệ tốt, có uy tín, người xuất khẩu phải nắm được tình hình làm ăn của người nhập khẩu, nhưng trên thế giới để có được các thông tin, và công việc làm ăn của đối tác đâu phải là điều dễ.
CHƯƠNG II
RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
VÀ NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP.
Rủi ro trong Thanh Toán Quốc Tế.
Khái niệm rủi ro :
Rủi ro là những sợ cố ngẫu nhiên , bất ngờ, gây ra tổn thất cho đối tượng. Đó là những hiện tượng thiên tai và tai nạn bất ngờ, là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, đình công, nổi loạn: cố tình, cố ý phá hoại hàng hoá hoặc cướp phá
2.Phân loại rủi ro:
- Rủi ro thông thường: Tức là được bảo hiểm trong nhữnh điều kiện thông thường, được công ty bảo hiểm chấp nhận không có điều kiện ràng buộc nào.
- Rủi ro riêng: Là những rủi ro không được bảo hiểm thanh toán bảo hiểm mà muốn bảo hiểm thì phải mua riêng.
- Rủi ro loại trừ: Là không bảo hiểm trước bất kỳ loại bảo hiểm nào.
Những rủi ro thường gặp trong Thanh Toán Quốc Tế.
Rủi ro về phương thức thanh toán chuyển tiền (TTR)
Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp người mua và người bán quen biết và tính nhiệm lẩn nhau.Phương thức thanh toán này đơn giả,chi phí thấp.Tuy nhiên, đây là phương thức có rủi ro lớn nhất cho người bán hàng nếu như việc thanh toán được thực hiện sau khi người mua nhận hàng, bởi vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào người mua, nều người mua gặp khó khăn thì người bán khó có thể thu được tiền hàng hoá đã bán. Trường hợp người mua phải thanh toán ứng trước tiền thì rủi ro lớn cho người mua, người mua sẽ rất dễ mất khoản tiền đã ứng trước nếu người bán gặp khó khăn hoặc không trung thực.
Rủi ro về phương thức thanh toán nhờ thu.
Phương thức Thanh toán nhờ thu có hai loại : là nhờ thu chứng từ đổi lấy chấp nhận (D/A) và nhờ thu đổi lấy thanh toán (D/P).
*Đối với nhờ thu (D/A) : người xuất khẩu sau khi giao hàng sẽ lập bộ chứng từ gửi cho ngân phục vụ người nhập khẩu thông qua ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu sẽ giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi lấy hàng khi ngừi nhập khẩu chấp nhận bộ thanh toán chứng từ. Mặc dù bộ chứng tờ đã được người nhập khẩu chấp nhận thanh toán nhưng ngân hàng không có trách nhiệm khi đến hạn thanh toán mà người nhập khẩu không thanh toán phương thức thanh toán nhờ thu (D/A) khá rủi ro đối với người nhập khẩu.
*Đối với phương thức thanh toán nhờ thu (D/P): sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thông qua ngân hàng phục vụ người nhập khẩu nhờ thu hộ tiền, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu đi lấy hàng đổi lấy việc thanh toán. Người nhập khẩu muốn nhận hàng thì bắt buộc phải thanh toán. Đối với hình thức thanh toán này tuy không rủi ro bằng hình thức thanh toán (D/A) nhưng nó vẫn khá bất lợi cho nhà xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu không muốn nhận hàng.
Rủi ro trong phương thức thanh toán L/C.
Phương thức thanh toán L/C là phương thức thanh toán được áp dụng rất phổ biến trong Thanh Toán Quốc Tế, bởi lẽ đây là phương thức thanh toán dung hoà được quyền lợi rủi ro giữa người mua và người bán. Tuy nhiên lại là một phương thức thanh toán có kỹ thuật nghiệp cụ khá phức tạp. Việc áp dụng nó cũng không hề đơn giản và thường xảy ra nhiều tranh chấp phát sinh, dẫn đến những tổn thất lớn trong kinh doanh.
Rủi ro trong tín dụng.
Rủi ro trong tín dụng liên quan đến việc xác định, xác suất phần lãi và tín dụng không thu hồi được rủi ro tín dụng càng lớn, lãi suất tín dụng mà ngân hàng áp dụng cho khách hàng càng cao. Đây là loại rủi ro tương tự như rủi ro mà các ngân hàng phải đương đầu trong nội địa. Các ngân hàng quốc tế thường ít quen thuộc với môi trường kinh tế nước bản sứ và tập quán kinh doanh hơn các ngân hàng nội địa nên để có thông tin và thẩm định chính xác, ngân hàng phải có thời gian để xây dựng thông tin thích hợp. Kết quả là nhiều ngân hàng có khuynh hướng tập trung tín dụng quốc tế và một số tập đoàn kinh doanh tài chính quốc tế nào đó.
Rủi ro tiền tệ:
Rủi ro tiền tệ liên quan đến sự thay đổi giá trị đồng tiền và các quy chế quản lý ngoại hối. Và nếu loại tiền đó mất giá so với đồng bản tệ trong thời gian tài trợ thì số tiền hoàn trả nợ vay thấp hơn giá trị thu về nếu bằng đồng bản tệ. Một khía cạnh khác của rủi ro tiền tệ là các quy định quản chế ngoại hối. Nó có thể ngăn chặn dòng lưu chuyển vốn ra vào một quốc gia và hạn chế khả năng đồng bản tệ sang đồng tiền tài trợ.
CHƯƠNG III
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Để hạn chế các rủi ro trong Thanh Toán Quốc Tế trước hết các doanh nghiệp và ngân hàng tự định đoạt phương cách hành động để giảm rủi ro là tìm kiếm một sự hỗ trợ từ một tổ chức khác dưới hình thức một bảo hiểm hoặc một tín dụng, hoặc cùng chia sẻ rủi ro với các ngân hàng khác trong việc đồng tài trợ, hoặc phân tán các khoản tín dụng quốc tế của ngân hàng cho nhiều khách hàng, nhiều nước khác nhau.
Chọn ngân hàng phục vụ.
Các chuyên gia ngân hàng giỏi về Thanh Toán Quốc Tế có thể tư vấn và giúp doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động xuất nhập khẩu như tư vấn về các điều khoản hợp đồng, lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp. Trong trường hợp áp dụng phương thức thanh toán L/C, ngân hàng có thể tư vấn về các điều khoản và các điều kiện L/C, giúp doanh nghiệp lập bộ chứng từ phù hợp với L/C hoặc kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh, nhờ đó mà doanh nghiệp có thể hạn chế các rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy, nên lựa chọn ngân hàng phục vụ có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong Thanh Toán Quốc Tế.
Sự trợ giúp từ một tổ chức khác.
Các ngân hàng có thể giảm thấp rủi ro bằng cách tìm kiếm một tổ chức hoặc trả nợ gốc và lãi vay nếu ngân hàng vay không hoàn trả nợ được. Một giải pháp khác là bảo lãnh một tở chức tín dụng tại nước ngoài, thông thường đó là các quỹ bảo hiểm tín dụng của ngân hàng xuất nhập khẩu ngay tại chính quốc của ngân hàng tài trợ.
Chia sẻ rủi ro.
Các ngân hàng cũng có thể giảm thấp rủi ro bằng cách liên kết tài trợ. Theo dạng thức này, các ngân hàng liên kết với nhau cùng tài trợ một khoản tín dụng quốc tế và nhờ đó giảm thấp rủi ro trực tiếp của một ngân hàng. Các ngân hàng lớn tham gia đồng tại trợ sẽ tiến hành việc đánh giá rủi ro chính trị và rủi ro tín dụng của khoản tài trợ, các ngân hàng bé dựa vào các báo cáo của ngân hàng lớn.
Phân tán rủi ro.
Khi xảy ra rủi ro không hoàn trả được nợ vay của một khách hàng, thu nhập từ các khoản đầu tư hoặc tín dụng khác sẽ làm giảm bớt hậu quả của khoản tổn thất tín dụng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Các ngân hàng thực hiện phân tán rủi ro tài trợ bằng nhiều cách khác nhau, phân tán theo khu vực địa lý là cách dễ thấy nhất, cách này làm giảm rủi ro chính trị, nhưng như thế chưa hẳn là tốt.
Tóm lại để hạn chế rủi ro trong Thanh Toán Quốc Tế, trước tiên các nhà doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ về Thanh Toán Quốc Tế.
KẾT LUẬN
Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đang đặt ra những thách thức và cả những vận hội mới cho các quốc gia trong đó có Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế – xã hội của mình. Con đường nhanh nhất để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là tăng cường các quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thương mại quốc tế là nền tảng và mục tiêu của mọi quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những yếu tố cấu thành nên hoạt động thương mại quốc tế, quyết định hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế đó là Thanh Toán Quốc Tế. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có sự phát triển phù hợp của Thanh Toán Quốc Tế, yêu cầu tính chặt chẽ trong thanh toán ngày càng cao, với tính ưu việt hơn hẳn các phương thức khác. Nên trong hơn 10 năm đổi mới Thanh Toán Quốc Tế đã hợi nhập kinh tế cùng với tất cả các nước trên thế giới đã đưa lại những thành công và hiệu qủa trong nền kinh tế chung của Việt Nam nói riêng và tất cả các nước trên thế giới nói chung.
Qua quá trình tìm tòi để làm tiểu luận này, em nhận thấy rằng chúng ta cần tìm cách giải quyết để hạn chế những rủi ro vẫn thường gặp trong Thanh Toán Quốc Tế để đưa nền kinh tế lên một nấc thang mới của nền kinh tế phát triển toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Thanh Toán Quốc Tế trong ngoại thương( của trường ĐH Ngoại thương ).
Giáo trình Thanh Toán Quốc Tế – tài trợ ngoại thương.
Giáo trình Thẻ Thanh Toán Quốc Tế và việc ứng dụng.
Tạp chí ngân hàng ( số 7 –2002)
Tạp chí ngân hàng ( số 9 – 2002)
Tạp chí ngoại thương ( số 2- 2002)
Mục lục
A. Lời mở đầu. 1
B. Nội dung
Chương I. Lý luận chung về Thanh Toán Quốc Tế . ..2
Khái niệm và vai trò của Thanh Toán Quốc Tế ... 2
1. Khái niệm.2
2. Vai trò của Thanh Toán Quốc Tế trong nền kinh tế 2
II. Các phương thức Thanh Toán Quốc Tế
Phương thức chuyển tiền.2
Phương thứ ghi số2
Phương thức thanh toán nhờ thu..2
III. Phân tích và so sánh các phương thức Thanh Toán Quốc Tế
1. Khi ký kết hợp đồng thương mại.3
2. Điểm mạnh và điểm yếu của các phương thức thanh toán..4
Chương II. Rủi ro trong thanh toán quốc tế và những rủi ro thường gặp
I. Rủi ro thanh toán quốc tế ...5
Khái niệm rủi ro 5
Phân loại rủi ro .5
II. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế..5
1. Rủi ro về phương thức thanh toán chuyển tiền..5
2. Rủi ro về phương thức thanh toán nhờ thu....6
3. Rủi ro về phương thức thanh toán L/C..6
4. Rủi ro về phương thức tín dụng ..7
5. Rủi ro về phương thức thanh toán tiền tệ...7
Chương III. Những biện pháp để hạn chế rủi ro ..8
Chọn ngân hàng phục vụ8
Sự trợ giúp từ một tổ chức khác8
Chia sẻ rủi ro ..8
Phân tán rủi ro 8
C. Kết luận10
ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN
Lời mở đầu
Nội dung
Chương I. Lý luận chung về Thanh Toán Quốc Tế
Khái niệm và vai trò của Thanh Toán Quốc Tế
1. Khái niệm
2. Vai trò của Thanh Toán Quốc Tế trong nền kinh tế
II. Các phương thức Thanh Toán Quốc Tế
Phương thức chuyển tiền
Phương thứ ghi số
Phương thức thanh toán nhờ thu
III. Phân tích và so sánh các phương thức Thanh Toán Quốc Tế
1. Khi ký kết hợp đồng thương mại
2. Điểm mạnh và điểm yếu của các phương thức thanh toán
Chương II. Rủi ro trong thanh toán quốc tế và những rủi ro thường gặp
I. Rủi ro thanh toán quốc tế
Khái niệm rủi ro
Phân loại rủi ro
II. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế
1. Rủi ro về phương thức thanh toán chuyển tiền
2. Rủi ro về phương thức thanh toán nhờ thu
3. Rủi ro về phương thức thanh toán L/C
4. Rủi ro về phương thức tín dụng
5. Rủi ro về phương thức thanh toán tiền tệ
Chương III. Những biện pháp để hạn chế rủi ro
Chọn ngân hàng phục vụ
Sự trợ giúp từ một tổ chức khác
Chia sẻ rủi ro
Phân tán rủi ro
Kết luận.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7079.doc