Đề tài Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

TÓM TẮT ĐỀTÀI

DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU NHỮNG THƯƠNG VỤM&A THÀNH CÔNG VÀ THẤT

BẠI ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾGIỚI - BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỂ ĐI ĐẾN THÀNH

CÔNG CHO HOẠT ĐỘNG NÀY TẠI VIỆT NAM. 1

1.1 Phân tích một sốthương vụM&A thành công và thất bại điển hình trên thếgiới. 1

1.1.1 So sánh thương vụsáp nhập giữa Sony và Columbia (1989) với thương vụ

Unilever mua lại Bestfoods (2000) . 1

1.1.1.1 Diễn biến và kết quảcủa thương vụSony và Columbia (1989) . 1

1.1.1.2 Diễn biến và kết quảcủa thương vụUnilever và Bestfoods (2000) . 1

1.1.1.3 Nguyên nhân thành công và thất bại . 2

1.1.2 So sánh thương vụhợp nhất giữa Renault và Volvo (1993) với thương vụhợp nhất

giữa HP và Compaq (2001). 4

1.1.2.1 Diễn biến và kết quảcủa thương vụRenault và Volvo (1993). 4

1.1.2.2 Diễn biến và kết quảcủa thương vụCompaq và Hewlett-Packard (HP) (2001). 5

1.1.2.3 Nguyên nhân thành công và thất bại . 6

1.1.3 Thương vụAT&T mua lại NCR (1991) . 7

1.1.3.1 Diễn biến và kết quả. 7

1.1.3.2 Những nguyên nhân thất bại của AT&T . 7

1.1.4 Thương vụhợp nhất giữa AOL và Time Warner (2001). 8

1.1.4.1 Diễn biến và kết quả. 8

1.1.4.2 Nguyên nhân thất bại . 10

1.1.5 Thương vụsáp nhập giữa Daimler và Chrysler (1998) . 11

1.1.5.1 Diễn biến và kết quả. 11

1.1.5.2 Nguyên nhân thất bại . 12

1.2 Bài học kinh nghiệm để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam. 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. 14

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀNGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA CÁC THƯƠNG

VỤM&A. 16

2.1 Sựthất bại của M&A chính xác là gì?. 16

2.2 Yếu tốquyết định sựthành công hay thất bại của một thương vụM&A. 16

2.2.1 Năng lực quản trị. 16

2.2.1.1 Khảnăng của bộmáy lãnh đạo . 16

2.2.1.2 Khảnăng chủ động của cổ đông . 17

2.2.1.3 Cổ đông là người điều hành . 17

2.2.1.4 Thái độthực hiện M&A . 17

2.2.2 Chiến lược . 17

2.2.2.1 Những kếhoạch ban đầu khi thực hiện M&A . 18

2.2.2.2 M&A nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp . 18

2.2.2.3 Đa dạng hóa và tập trung hóa khi thực hiện M&A . 18

2.2.2.4 Lợi ích từsựkết hợp trong M&A . 19

2.2.2.5 Giá trịcủa công ty đi mua. 19

2.2.2.6 Sửdụng tiền thừa đểthực hiện M&A . 19

2.2.3 Tính chất của thịtrường . 19

2.2.3.1 Thực hiện M&A với công ty tưnhân hay công ty đại chúng? . 20

2.2.3.2 M&A xuyên quốc gia . 20

2.2.3.3 Sựnóng lên của thịtrường. 20

2.2.4 Các kỹthuật được sửdụng trong M&A . 20

2.2.4.1 Hình thức thanh toán: tiền mặt hay cổphiếu? . 21

2.2.4.2 Sửdụng nợ đểmua lại (Leveraged Buyout – LBO) . 21

2.2.4.3 Chi trảmột phần – Earn-outs . 21

2.2.4.4 Sửdụng các công cụphát sinh trong M&A – hình thức Collars . 21

2.2.4.5 Kích cỡthương vụM&A . 22

2.2.4.6 Thuế. 22

2.2.5 Cơchếthực hiện . 22

2.2.5.1 Hành lang pháp lý . 22

2.2.5.2 Sựhỗtrợcủa các tổchức tưvấn, môi giới chuyên nghiệp. 23

2.2.6 Kết luận . 23

2.3 Phân tích nguyên nhân thất bại trong hoạt động M&A. 24

2.3.1 Sựbác bỏcủa cổ đông . 24

2.3.2 Thất bại trong đàm phán . 25

2.3.3 Sựngăn chặn của người điều chỉnh . 26

2.3.4 Sựthất bại vềchiến lược . 27

2.3.4.1 Thiếu chiến lược có cơsởvà trọng điểm . 27

2.3.4.2 Mua lại nhiều và thiếu kiểm soát . 28

2.3.5 Sát nhập quốc tế. 29

2.3.6 Sựthất bại vềtài chính. 30

2.3.6.1 Sự ước lượng mục tiêu không chính xác và sốtiền phải trảquá cao . 30

2.3.6.2 Thực hiện sựhợp lực không thực tế. 30

2.3.7 Sựkhan hiếm thông tin . 31

2.3.8 Thất bại vềvăn hóa . 32

2.3.8.1 Sựhội nhập văn hóa không hiệu quả. 32

2.3.8.2 Sựtruyền đạt không hiệu quả. 33

2.3.8.3 Sựquản lý nguồn nhân sựkhông hiệu quả. 33

2.3.9 Thất bại trong công nghệthông tin (CNTT) . 33

2.3.10 Thất bại trong lãnh đạo . 34

2.3.10.1 Mục tiêu lãnh đạo kém . 34

2.3.10.2 Những áp lực của thời gian . 35

2.3.11 Thất bại trong quản trịrủi ro . 36

2.3.11.1 Phát hiện và phân tích rủi ro không hiệu quả. 36

2.3.11.2 Giám sát, kiểm soát và quản lý rủi ro không hiệu quả. 37

2.4 Tác động của các thương vụM&A thất bại. 37

2.4.1 Làm giảm giá trịdoanh nghiệp. 37

2.4.2 Làm suy kiệt tài chính . 38

2.4.3 Nguy cơthất nghiệp . 38

2.4.4 Những tác động dây chuyền . 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. 39

CHƯƠNG 3: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG M&A

TRÊN THẾGIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM – NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI ĐẶC TRƯNG

CỦA HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM. 40

3.1 Khủng hoảng tài chính và tình hình hoạt động M&A trên thếgiới. 40

3.1.1 Hoạt động M&A trên thếgiới trước khủng hoảng tài chính năm 2008. 40

3.1.2 Hoạt động M&A thếgiới trong và sau giai đoạn khủng hoảng . 40

3.1.2.1 Hoạt động M&A thếgiới dưới tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008. 40

3.1.2.2 Nhận định hoạt động M&A sau khủng hoảng . 43

3.2 Khủng hoảng tài chính thếgiới và tình hình hoạt động M&A tại Việt Nam. 46

3.2.1 Đặc điểm của hoạt động M&A tại Việt Nam trước khủng hoảng . 47

3.2.1.1 Thịtrường M&A Việt Nam vẫn là sân chơi của các nhà đầu tưnước ngoài . 47

3.2.1.2 Hoạt động M&A tại Việt Nam chủyếu mang tính chất hợp tác . 47

3.2.1.3 Hoạt động mua lại nhiều hơn hợp nhất . 48

3.2.1.4 Nguồn nhân lực tưvấn chuyên nghiệp cho hoạt động M&A còn thiếu . 48

3.2.2 Hoạt động M&A Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng . 48

3.2.3 Hoạt động M&A tại Việt Nam sau khủng hoảng . 49

3.2.3.1 Tình hình và đặc điểm của hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2009 . 49

3.2.3.2 Nhận định hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2010 . 52

3.3 Nguyên nhân thất bại đặc trưng của hoạt động M&A tại Việt Nam – Khó khăn và thửthách. 54

3.3.1 Phân tích các thương vụM&A thành công và thất bại tại Việt Nam trong thời gian qua . 54

3.3.1.1 Colgate mua lại kem đánh răng DạLan (1995) . 54

3.3.1.2 Kinh đô mua lại Tribico (2005) . 55

3.3.1.3 Daiichi mua lại công ty bảo hiểm Bảo Minh CMG (2006) . 56

3.3.1.4 Viettel mua lại Vinaconex và những dự định thực hiện M&A ra nước ngoài (2009) . 57

3.3.2 Những khó khăn và thách thức trong hoạt động M&A tại Việt Nam . 58

3.3.2.1 Khung pháp lý vềhoạt động M&A chưa hoàn thiện . 58

3.3.2.2 Hệthống thông tin cho hoạt động M&A còn yếu kém . 59

3.3.2.3 Mức độam hiểu hoạt động M&A của bên mua và bên bán chưa cao . 60

3.3.2.4 Tổchức trung gian hoạt động chưa mạnh . 60

3.3.3 Những nguyên nhân thất bại đặc trưng của hoạt động M&A tại Việt Nam . 60

3.3.3.1 Thịtrường M&A chưa hoàn chỉnh . 61

3.3.3.2 Thất bại do khung pháp lý chưa hoàn thiện . 61

3.3.3.3 Thất bại do bất cân xứng thông tin . 62

3.3.3.4 Thất bại do thiếu các tổchức tưvấn chuyên nghiệp . 63

3.3.3.5 Thất bại do sựthiếu hiểu biết . 63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3. 64

CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC THẤT BẠI ĐỂ ĐI ĐẾN THÀNH

CÔNG CHO HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM. 65

4.1 Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thịtrường M&A hiệu quả. 65

4.1.1 Xây dựng một hệthống hành lang pháp lý cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp . 65

4.1.2 Giải pháp cho vấn đềbất cân xứng thông tin . 72

4.1.3 Giải pháp cho vấn đềthiếu các tổchức tưvấn chuyên nghiệp hiện nay . 73

4.1.4 Giải pháp nâng cao hiệu quảthực hiện M&A cho các doanh nghiệp . 74

4.2 Nhóm giải pháp đối với mỗi thương vụM&A. 75

4.2.1 Xây dựng một qui trình thực hiện M&A hiệu quả. 75

4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quảviệc định giá trong hoạt động M&A . 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4. 78

KẾT LUẬN ĐỀTÀI

PHỤLỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thất bại để đi đến thành công cho hoạt động M&A tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c giao dịch M&A lớn nhất trong 2008 là có sự can thiệp hoặc tham gia của chính phủ. Thứ ba, ngoài các giao dịch M&A trong cùng một thị trường, do có sự khác nhau về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với các quốc gia và sự biến động lớn về tỷ giá giữa các đồng tiền, có nhiều M&A với bên bán và bên mua là các công ty từ các quốc gia khác nhau. Ví dụ, gần đây, các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng đã sử dụng lượng tiền mặt sẵn có, lãi suất thấp và việc tăng giá của đồng Yên để mua các doanh nghiệp nước ngoài. 41 Với những đặc điểm như trên, tất yếu hoạt động M&A trong thời kỳ khủng hoảng sẽ có những khác biệt so với những thời kỳ trước đó, phần tiếp theo, chúng tôi sẽ phân tích những khác biệt đó.  Những khác biệt của hoạt động M&A trong thời kỳ khủng hoảng so với những giai đoạn trước Năm 2008, thế giới chìm sâu vào cuộc khủng hoảng gây ảnh hưởng đến toàn thế giới và để lại những thiệt hại đáng kể. Hoạt động M&A cũng không ngoại lệ: tổng số thương vụ M&A năm 2008 giảm 13.1 % so với năm 2007 và năm 2009 giảm 2.24% so với 2008. Tương tự với tổng giá trị các thương vụ cũng giảm đáng kể, cụ thể là năm 2008 giảm 24.38% so với 2007 và năm 2009 giảm 14.64% so với 2008. Biểu 3.1 Số lượng thương vụ M&A và giá trị đạt được giai đoạn 2007 - 2009 (Nguồn: www.intralinks.com) Không chỉ có xu hướng tuột dốc mà hoạt động M&A còn có những thay đổi đáng kể do tác động của khủng hoảng, M&A có thể trở nên sôi động hơn trong thời kỳ suy thoái hiện nay so với những thời kỳ suy thoái trước đây, nhưng đó sẽ là một hình thái M&A hoàn toàn khác. Thứ nhất, M&A đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu hơn là bị thống trị bởi một vài quốc gia. Trong các năm 2000 và 2001, Mỹ, châu Âu và châu Á đã giải ngân xấp xỉ tương ứng là 60% - 30% - 10% số lượng hợp đồng theo mục tiêu. Nhưng từ năm 2005 tới năm 2008, sự phân bố đã cân bằng hơn nhiều theo tỉ lệ tương ứng là 40% - 40% - 20%. Hoạt động M&A xuyên quốc gia đã tăng từ 23% theo tổng số trong năm 2000 lên 29% trong năm 2006 và 41% vào năm 2007 trước khi rớt xuống còn 35% trong năm 2008. Các thị trường mới nổi, đặc biệt ở châu Á, đã đóng một vai trò quan trọng trong sự chuyển biến này; cụ thể là cả Trung Quốc và Ấn Độ cùng chiếm tới 12% tổng số các hợp đồng M&A xuyên quốc gia trong năm 2008. Biểu 3.2 Sự phân bố các thương vụ M&A trên thế giới 42 Thứ hai, trong những năm trước những hợp đồng quy mô lớn – hợp đồng được định giá từ 10 tỉ USD trở lên –đều bị định hướng bởi sự tin tưởng vào thị trường cũng như xu hướng về sự tập trung ngành nghề lớn hơn. Trong năm 2008, sự tập trung của những hợp đồng này đã thay đổi một cách đáng kể: hầu hết chúng đều được tái cơ cấu trong lĩnh vực tài chính. Có 37 hợp đồng như vậy trong năm 2008, với giá trị gần 833 tỉ USD trên toàn cầu, đã chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số hợp đồng về M&A. Thứ ba, cuộc suy thoái những năm 2001 – 2002 đã không đẩy nhiều công ty lớn vào tình cảnh túng quẫn về tài chính nhưng cuộc suy thoái năm 2008 lại đang làm điều đó và như vậy sẽ chuẩn bị cho các hợp đồng định hình theo ngành nghề, quy mô lớn diễn ra theo con số cao hơn. Thứ tư, ở những giai đoạn trước, các thương vụ M&A từ nguồn vốn đầu tư tư nhân chiếm số lượng rất lớn, đạt được 900 tỉ USD trong các thương vụ này (2007). Tuy nhiên, xu hướng này đã không còn đúng trong năm 2008 ngay khi các thị trường tín dụng bị vỡ nợ. Hầu hết số lượng hợp đồng bằng nguồn vốn đầu tư tư nhân đã giảm xuống 72% so với năm 2007, chỉ chiếm khoảng 6% tổng số hợp đồng M&A. Quan trọng hơn là bản chất của những hợp đồng bằng nguồn vốn đầu tư tư nhân đã khép lại sự thay đổi đột ngột. Kể từ khi tình hình trở nên khó khăn trong xu thế hiện này thì việc xây dựng tổ hợp doanh nghiệp cho những hợp đồng chung, có liên quan tới vốn đầu tư tư nhân trong những hợp đồng quy mô lớn chỉ còn thưa thớt và hầu như đã dừng hẳn. Trong năm 2008, duy nhất một giao dịch đơn lẻ kiểu như trên được công bố trị giá 10 tỉ USD, nhưng sau đó cũng bị hủy bỏ và không một hợp đồng có giá trị lớn nào nữa như vậy được thực hiện trong năm, so với 9 hợp đồng được thực hiện trong năm 2007 và 14 trong năm 2006. 43 Trong khi sự thay đổi trong xu hướng thị trường không nhiều thì cách các công ty nghĩ tới việc thực hiện những hợp đồng M&A cũng thay đổi rõ rệt. Những khác biệt chủ yếu đó nằm trong ba khía cạnh cụ thể sau: Thứ nhất, về tốc độ thực hiện thương vụ. Khoảng thời gian giữa việc công bố và chốt lại các hợp đồng trị giá lớn hơn 1 tỉ USD rút ngắn đáng kể, từ khoảng 130 ngày (1995 – 2007) xuống còn gần 60 ngày trong năm 2008. Các công ty phải hết sức tỉnh táo về vấn đề này nếu muốn chốt hợp đồng thành công trên những thị trường không kiểm soát được. Điều này đòi hỏi họ phải đảm bảo được sự nhanh chóng, đánh giá trách nhiệm cao nhất nhắm vào những vấn đề chính và sau đó sử dụng các báo cáo lẫn bảo hành một cách mở rộng hơn để đánh giá những vấn đề nhỏ còn lại. Thứ hai, về quản lý cổ đông. Trong thị trường ngày nay, một công ty không thể bắt đầu thương lượng hợp đồng mà thiếu hiểu biết chắc chắn về việc liệu hợp đồng đó có sự hỗ trợ cần thiết vào phút chót hay không. Thực tế, một công ty phải tích cực thiết lập được những kỳ vọng thực tế về lợi nhuận và sự tăng trưởng vì không thể như những năm trước, nhiều thành viên ban giám đốc và cổ đông đều chỉ có những kỳ vọng phi thực tế kiểu như tình trạng suy thoái vẫn chưa phản ánh được những ước tính lợi nhuận trong tương lai và vấn đề đó sẽ được quản lý nhằm đưa ra các biện pháp tăng trưởng mở rộng chính xác hơn. Thứ ba, đánh giá nhanh cơ hội. Những cơ hội tốt nhất trong tình trạng suy thoái kinh tế thường là các mẩu tin tốt của danh mục vốn đầu tư đã túng quẫn tới mức buộc phải trở thành một món hàng bán tháo. Sự thành công trong môi trường này sẽ tùy thuộc vào việc chọn được những mục tiêu đúng đắn để đầu tư: những điều này thường rất khác so với các loại hợp đồng kiểu các nhóm phát triển kinh doanh từng cân nhắc trong suốt những năm vừa qua. Lúc này chính là thời điểm phù hợp để dẹp sang bên việc suy nghĩ theo lẽ thường về M&A và phải nắm bắt được cái nhìn mới mẻ về ngành nghề của mình: đừng cho rằng bất kỳ công ty nào cũng sẽ đơn giản “không để bán” trong vài năm tới mà hãy suy nghĩ rằng: những công ty nào sẽ phải trải qua khó khăn? Những bộ phận nào của những hoạt động kinh doanh nào sẽ trở nên thu hút? Và có thể cùng kết hợp với nhau để đưa ra các ý tưởng sáng tạo mà sẽ giữ lại, phát triển được chúng lên như thế nào? Chúng tôi vừa trình bày sự khác biệt trong hoạt động M&A dưới tác động của khủng hoảng tài chính năm 2008, phần tiếp theo chúng tôi sẽ phân tích và đánh giá xu hướng của hoạt động này khi cuộc khủng hoảng lắng dịu. 3.1.2.2 Nhận định hoạt động M&A sau khủng hoảng  Hoạt động M&A trên thế giới năm 2009 44 Trong sáu tháng đầu năm 2009, hoạt động M&A thế giới vẫn mang một màu ảm đạm. Hoạt động M&A dường như đóng băng trước thị trường tín dụng khó khăn. Tổng giá trị các vụ M&A trong sáu tháng trên toàn thế giới chỉ đạt 1,100 tỷ USD, mức thấp nhất từ nửa đầu năm 2004. Tuy nhiên, hoạt động M&A đã bắt đầu khởi sắc cuối năm 2009. Các giao dịch đã tăng lên đáng kể, điển hình tại Bắc Mỹ tổng trị giá giao dịch đạt 115.6 tỷ USD trong tháng 11, nhiều nhất kể từ tháng 9 năm 2008. Có các quan điểm cho rằng trong tình hình tài chính khó khăn và tín dụng đóng băng thì M&A là một điều xa xỉ, chỉ nên thực hiện trong những thời điểm hoàn hảo và nên từ bỏ trong lúc tình hình xấu đi. Điều này hoàn toàn sai. Mọi thỏa thuận luôn có sự rủi ro, nhưng không làm gì trong lúc kinh tế suy thoái có thể là điều rủi ro nhất trong tất cả. M&A là công cụ quan trọng trong việc thi hành chiến lược kinh doanh, bởi lẽ chiến lược kinh doanh cần được thi hành trong suốt chu kỳ kinh doanh, trong thời điểm kinh tế diễn biến hoàn hảo hoặc xấu đi. Thực tế cho thấy rằng có nhiều những thỏa thuận mang lại giá trị được thực hiện trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Tình hình kinh tế khó khăn đã làm giảm nhiệt hoạt động M&A, tuy nhiên nó cũng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong các thương vụ M&A. Bởi trong khủng hoảng, cả bên bán và bên mua đều tỏ ra ít khắt khe hơn và vì vậy các cuộc thương thảo mang lại kết quả nhiều hơn, hay nói cách khác dễ mua bán công ty hơn. Hơn thế nữa, trong thời kỳ khủng hoảng, khó khăn kinh tế là thử thách đối với doanh nghiệp này, song lại là cơ hội đối với các doanh nghiệp khác. Cả thử thách và cơ hội đều gia tăng động lực, thúc đẩy các bên trong hoạt động M&A. Điều này cũng dễ hiểu bởi thời kỳ khủng hoảng sẽ thanh lọc những công ty không đủ tiềm lực để đứng vững, và tất nhiên khi đã không thể duy trì được hoạt động trong lúc khó khăn thì buộc các công ty vừa và nhỏ phải cần đến sự hỗ trợ từ những tiềm lực mạnh hơn. Thậm chí những công ty có thể đứng vững được trước cơn bão tài chính cũng phải cần đến những giải pháp khả thi để gia tăng tiềm lực tài chính nhằm phát triển và mở rộng thị phần. Và một trong những giải pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là tiến hành mua bán và sáp nhập. Có thể nói, dựa trên sự phục hồi cuối năm 2009, hoạt động M&A sẽ có những bước tiến vượt bậc vào thời gian tới, mà cụ thể là năm 2010.  Nhận định hoạt động M&A năm 2010 Năm 2010 bắt đầu với một số điểm đáng chú ý, các con số đã có xu hướng đi lên một cách vững vàng hơn, khác hẳn với cách đó một năm: - Tổng số thương vụ quí I năm 2010 tăng 2% so với quí IV năm 2009. 45 - Riêng trong tháng 3/2010, số thương vụ tăng 25% so với tháng 2/2010. - M&A toàn cầu cũng tăng mạnh, nổi bật nhất là Châu Á Thái Bình Dương với 20%, tiếp theo là Bắc Mỹ 4% và Châu Mỹ La Tinh 2% . Biểu 3.3 Xu hướng các thương vụ M&A theo số lượng (Nguồn: www.intralinks.com) Đồng thời có sự thay đổi cơ cấu ngành trong hoạt động M&A: - Các thương vụ tăng mạnh nhất là trong ngành viễn thông, truyền thông, sản phẩm tiêu dùng, khoa học đời sống. - Tăng khiêm tốn là trong công nghiệp, sản xuất, bất động sản và lĩnh vực chuyển giao công nghệ. - Và một sự tăng trưởng nhẹ nhàng cho ngành dịch vụ tài chính. Với những thay đổi đó, chúng tôi đưa ra những nhận định cho hoạt động M&A năm 2010 như sau: Đầu tiên, với sự lạc quan về tình hình kinh tế, hoạt động M&A năm 2010 sẽ có những bước đi mới, khởi đầu cho một thời kì mới, tăng trưởng sẽ xuất hiện trở lại bao gồm cả việc xem M&A như một phương tiện tăng trưởng như vậy. Thứ hai, các nhà tài trợ tài chính (quỹ phòng hộ, các quỹ cổ phần tư nhân, đầu tư mạo hiểm) sẽ trở lại. Trong 9 tháng đầu năm 2009, chỉ có khoảng 3% thương vụ M&A toàn cầu từ các nhóm này - mức thấp nhất kể từ năm 2000 và cũng giảm khoảng 25% khối lượng năm 2007. Ngay cả một sự gia tăng nhỏ từ các quỹ này cũng có thể là một chất xúc tác cho sự tăng trưởng của M&A trong năm 2010. Thứ ba, các thị trường mới nổi vẫn là sự thu hút rất lớn cho hoạt động M&A. Có thể nói Trung Quốc là một điểm sáng trong hoạt động M&A toàn cầu. Không chỉ Trung Quốc, những Xu hướng các thương vụ M&A theo số lượng TL % thay đổi so với Quí I 2008 46 thị trường châu Á khác sẽ là thị trường cho những công ty cần mở rộng. Xu hướng này có thể là chất xúc tác cho làn sóng M&A tiếp theo hy vọng sẽ xuất hiện trong năm 2010. Thứ tư, có thể được coi là điều quan trọng nhất, đó là sự lạc quan. Hoạt động M&A tăng giảm dựa trên sự sẵn lòng của ban quản trị và sự tự tin của họ mà các giao dịch sẽ tăng lợi nhuận, thị phần, lợi nhuận cổ đông… Một cuộc khảo sát với các chuyên gia trong lĩnh vực M&A đã được tiến hành bởi IntraLinks và Mergermarket trong tháng 8 và 9 năm 2009. Kết quả khảo sát tại Mỹ cho thấy 2/3 chuyên gia cho rằng tổng thể nền kinh tế sẽ cải thiện vào năm 2010, 16% cảm thấy hoạt động M&A đang phục hồi và 8% cho rằng điều đó sẽ xảy ra trước cuối 2009. Đối với kết quả khảo sát ở châu Âu, hơn 40% chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp thực hiện M&A sẽ tăng trong năm 2010. Đây là một phát hiện quan trọng bởi chiều hướng M&A có đi lên hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự lạc quan và sự tự tin trong kinh doanh. Trong một vài năm tới, cơ hội cho hoạt động M&A đang mở rộng. Những người mua châu Á, ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tín dụng hơn các đồng sự của họ ở châu Âu và Mỹ, lại sẽ có được sự khích lệ mạnh hơn trong việc tìm kiếm những vụ mua bán công ty ở nước ngoài. Tình hình kinh tế thế giới đang có những chuyển biến tích cực, kinh tế Mỹ đang có chiều hướng tăng trưởng hình chữ V, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn lo sợ rằng kinh tế sẽ phục hồi theo chữ W, tức là xảy ra khủng hoảng kép. Mọi phân tích hiện tại vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác trong khi hoạt động M&A nương theo tình hình kinh tế. Tuy nghiên chúng tôi cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đã kết thúc làn sóng M&A thứ sáu và năm 2010 là sự khởi đầu cho một làn sóng mới, mạnh mẽ và phát triển cao hơn. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày về tình hình hoạt động M&A tại Việt Nam dưới tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. 3.2 Khủng hoảng tài chính thế giới và tình hình hoạt động M&A tại Việt Nam Hoạt động M&A trên thế giới đã xuất hiện từ khá lâu, nhưng tại Việt Nam, hoạt động này mới được hình thành từ những năm 2000. Hoạt động M&A đang dần phát triển ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán trong nước, nhu cầu M&A cũng ngày càng tăng. Hoạt động M&A tại Việt Nam có chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hay không? Và dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng, hoạt động M&A tại Việt Nam có những thay đổi như thế nào? Phần này sẽ trả lời câu hỏi đó. 47 3.2.1 Đặc điểm của hoạt động M&A tại Việt Nam trước khủng hoảng 3.2.1.1 Thị trường M&A Việt Nam vẫn là sân chơi của các nhà đầu tư nước ngoài M&A xuyên quốc gia là một hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Do đó việc phát triển thị trường M&A hiệu quả cũng tạo điều kiện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng và hoạt động hiệu quả. Khi nguồn lực sản xuất – kinh doanh quan trọng là đất đai đều thuộc về doanh nghiệp trong nước thì M&A sẽ là con đường ngắn nhất để hút vốn nước ngoài cũng như nâng cao chất lượng của đầu tư nước ngoài và quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam. Xét về mặt giá trị và số lượng, trong năm 2007 và 2008, thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam có liên quan đến các nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ phần trăm rất lớn. Ví dụ cụ thể như trong 30 thương vụ M&A lớn nhất trong năm 2007 và 2008, thì có đến 24 thương vụ có liên quan đến yếu tố nước ngoài. Sở dĩ có những đặc điểm này là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, các doanh nghiệp nước ngoài đã có khá nhiều kinh nghiệm, trình độ quản lý trong việc tiến hành thuần thục các thương vụ M&A, trong khi đó tại Việt Nam các doanh nghiệp vẫn còn bở ngỡ và không nắm thế chủ động trong các thương vụ. Thứ hai, tiềm lực tài chính lớn, họ mới chính là khách hàng của những thương vụ hàng chục triệu USD, đây cũng là một nhân tố quyết định khi chính doanh nghiệp nước ngoài là người tạo ra cung và cầu cho thị trường M&A hiện nay. Doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ có thể liên doanh, hợp tác để tận dụng, khai thác tên tuổi và bề dày kinh nghiệm của họ. Thứ ba, Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm năng còn rất lớn và M&A là một hình thức đầu tư nước ngoài hiệu quả, phổ biến không chỉ giúp hạn chế các chi phí thành lập, xây dựng thương hiệu, chi phí ban đầu mà còn chủ động và tiết kiệm được thời gian. Tuy nhiên, chính việc lệ thuộc quá nhiều vào thị trường vốn nước ngoài sẽ đem lại cho thị trường M&A Việt Nam rất nhiều rủi ro nếu như hiện tượng thoái vốn xảy ra. 3.2.1.2 Hoạt động M&A tại Việt Nam chủ yếu mang tính chất hợp tác Những năm qua các công ty trong nước thường sử dụng phương thức kêu gọi nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đầu tư vào công ty mình, đây là một hình thức hoạt động M&A tại Việt Nam dần dần thay thế cho hình thức IPO, nó mang lại cho nhà đầu tư những lợi ích nhất định. Trong tổng số 30 thương vụ tiêu biểu trong năm 2007, 2008 thì tất cả đều mang tính chất hợp tác cao. Tuy nhiên, vẫn xuất hiện vài thương vụ mang tính thủ đoạn, thâu tóm doanh nghiệp như CocaCola Vietnam với công ty nước giải khát Chương Dương, và thông thường các công ty Việt Nam luôn là công ty chịu thiệt thòi bởi vì các công ty Việt Nam thiếu những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực M&A. 48 3.2.1.3 Hoạt động mua lại nhiều hơn hợp nhất Hình thức hoạt động chủ yếu của thị trường M&A Việt Nam là hoạt động mua lại. Nguyên nhân làm cho các giao dịch sáp nhập, hợp nhất trở nên khó khăn đó là do trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể đáp ứng được mức độ hợp tác cao mà hoạt động hợp nhất đòi hỏi. Bên cạnh đó hoạt động M&A đa số diễn ra với một bên là đối tác nước ngoài và hình thức M&A mà các nhà đầu tư nước ngoài tham gia là mua lại, ngoài ra nhiều thương vụ được coi là M&A nhưng thực chất là hoạt động đầu tư tài chính, mua lại cổ phần để trở thành đối tác chiến lược như Indochina Capital – Mai Linh Corp, hay là Vina Capital và Phở 24. 3.2.1.4 Nguồn nhân lực tư vấn chuyên nghiệp cho hoạt động M&A còn thiếu Không chỉ thiếu các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp mà thậm chí tại các định chế tài chính lớn của Việt Nam hiện nay, các nhân viên vẫn còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Kênh thông tin minh bạch, công khai và kịp thời cũng là một vấn đề khó khăn cho các bên tham gia thị trường M&A Việt Nam. 3.2.2 Hoạt động M&A Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008, khác với thế giới, thị trường M&A lại sôi nổi hơn với sự gia tăng số thương vụ lên 146, nhiều hơn 35.2% so với năm 2007 nhưng giá trị đã giảm 35.02% đạt 1,117 triệu USD. Điều này đã phản ánh tốc độ chậm lại của một số giao dịch mua bán lớn và tốc độ cổ phần hóa chậm do hầu hết các giao dịch mua bán lớn trong năm 2007 liên đới tới nhiều doanh nghiệp nhà nước mới được cổ phần hoá. Thực tế cũng cho thấy, xét về giá trị các giao dịch, Việt Nam dường như phải chịu tỷ lệ phần trăm giật lùi cao hơn hoạt động mua bán sáp nhập toàn cầu và khu vực. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm tăng số lượng các giao dịch mua bán được thông báo là cao hơn nhiều so với các nước khác và các khu vực khác. Sở dĩ có sự tăng trưởng này vì sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây khiến cho các quỹ đầu tư, công ty và tập đoàn lớn trên thế giới nghĩ đến việc chuyển hướng kinh doanh sang các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh, trong đó có Việt Nam. Giống như trên thế giới, các thương vụ đều được thực hiện nhanh chóng với sự thúc đẩy từ cả hai bên mua và bán. Mối quan tâm hàng đầu của những đối tác đi mua lại hiện nay là những doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề với họ. Bên mua thường “để mắt” đến các lĩnh vực viễn thông, bán lẻ và phân phối, hàng tiêu dùng, bất động sản, vật liệu xây dựng. Tiêu chí của họ là những công ty có thị phần ổn định, có khả năng tăng trưởng, hệ thống phân phối tốt, bộ máy quản trị hiệu quả. Họ tận dụng thời cơ này để nuốt những đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị trường, đồng thời cũng là một cách để tiết kiệm chi phí. 49 Điểm khác biệt lớn trong hoạt động M&A hiện tại so với trước đây là đối tác nước ngoài đi mua đa số là các doanh nghiệp đã hoạt động, hiện diện tại Việt Nam. Trong tình hình khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, không có nhiều công ty nước ngoài mạo hiểm mở rộng đầu tư ở thị trường mới mà họ chưa có kinh nghiệm hoặc chưa hiểu biết rõ, trong khi không ít doanh nghiệp Việt Nam mất thời gian tìm kiếm đối tác ở đâu đó trong khi đối tác có thể chào bán lại chính là khách hàng thường xuyên của mình. Bên mua và bán không gặp được nhau. Trong giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện M&A bằng cách mua lại cổ phần với giá rẻ. Với tình hình ảm đạm của thị trường, khả năng tăng vốn từ các cổ đông hiện hữu đã không còn, cộng thêm với sự thua lỗ từ những hoạt động tự doanh trong thời gian qua, rất khó cho nhiều công ty chứng khoán nhỏ tiếp tục hoạt động nếu không bán được cổ phần cho các đối tác nước ngoài. Vì vậy, khó khăn trong khủng hoảng có thể làm tăng xu hướng M&A trong lĩnh vực chứng khoán. Sự suy giảm trên thị trường tác động tới tốc độ tăng trưởng của thị trường tài chính và bất động sản. Dòng tiền đầu tư nước ngoài, cả trực tiếp và gián tiếp đều giảm. Tổng vốn FDI vào Việt Nam giảm, gói kích cầu của chính phủ có tác động tức thời tới thị trường tài chính, ngân hàng nhưng về cơ bản, khi hoạt động sản xuất kinh doanh giảm thì dòng tiền mới khó được tạo ra và góp phần làm giảm động lực phát triển cho hai thị trường tài chính và bất động sản. Tính thanh khoản của thị trường sẽ yếu đi, kết quả là nhiều dự án bất động sản sẽ có nhu cầu được chuyển nhượng. 3.2.3 Hoạt động M&A tại Việt Nam sau khủng hoảng 3.2.3.1 Tình hình và đặc điểm của hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2009 Thứ nhất, số giao dịch tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2009, giá trị giao dịch giảm nhẹ so với năm 2008, tuy nhiên vẫn xuất hiện nhiều thương vụ M&A đáng chú ý. Trên thế giới, năm 2009, hoạt động M&A giảm sút cả về số lượng lẫn giá trị, tuy nhiên hoạt động này tại Việt Nam có chiều hướng ngược lại với chiều hướng giảm sút này. Về số lượng và giá trị, số thương vụ được công bố tiếp tục xu hướng tăng ổn định (khoảng 230 thương vụ); giá trị giảm nhẹ so với mức 1.1 tỷ USD năm 2008. Sự sụt giảm quy mô các giao dịch về mặt giá trị phản ánh thực tế là nhiều công ty nước ngoài dành thời gian để đánh giá lại chiến lược mở rộng của họ tại thị trường nước nhà và thị trường đang phát triển như Việt Nam. Về quy mô thương vụ, các giao dịch tại Việt Nam chủ yếu là các giao dịch ở quy mô nhỏ và vừa; quan sát các thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam năm 2009, có thể thấy hai loại 50 thương vụ chiếm ưu thế: đó là giao dịch quy mô nhỏ với giá trị dưới 5 triệu USD và các giao dịch ở mức trung có quy mô khoảng 20 triệu USD/thương vụ. Về đặc điểm các thương vụ, các thương vụ tại Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc về hai loại: doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 40% số giao dịch); và doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt nam (chiếm 40% số giao dịch). Thứ hai, ngành công nghiệp, năng lượng và tài chính vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thương vụ M&A tại Việt Nam năm qua. Ngành công nghiệp chiếm gần ¼ toàn bộ các giao dịch M&A ở Việt Nam đã được thông báo, tăng từ 15% năm 2008 lên thành 24% năm 2009. Tỷ lệ các giao dịch M&A trong ngành năng lượng tăng từ 7% trong năm 2008 lên đến 17% trong năm 2009 trong lúc đó tỷ lệ giao dịch M&A trong ngành tài chính giảm từ 22% xuống còn 12%. Một sự gia tăng nữa trong giao dịch M&A là trong ngành nguyên vật liệu, từ 13% năm 2008 đến 18% năm 2009. Mặc dù có thêm nhiều giao dịch M&A đối với ngành hàng tiêu dùng trong năm 2009 nhưng tỷ lệ giao dịch M&A trong ngành này đã giảm từ 10% năm 2008 xuống 7% trong năm 2009. 51 Biểu 3.4 Tỷ lệ phần trăm của các giao dịch đã thông báo của 5 ngành nghề năng động nhất Hoạt động M&A tại Việt Nam - Tỷ lệ % của các giao dịch đã thông báo của 5 ngành nghề năng động nhất 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% Công nghiệp Năng lượng Tài chính Nguyên vật liệu Hàng tiêu dùng 2008 2009 (Nguồn: PricewaterhouseCoopers) Theo nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers, có một xu hướng xuất hiện trong các tập đoàn đa ngành của Việt Nam chính là tái cơ cấu tổ chức, giảm đối thủ cạnh tranh thông qua M&A và mở rộng hoạt động sang các ngành khác. Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các thương vụ M&A trong ngành công nghiệp, năng lượng và vật liệu. Sự suy giảm về số lượng các thương vụ M&A trong ngành tài chính phần lớn là do sự ảnh hưởng từ khủng hoảng toàn cầu trong ngành, điều này có nghĩa các tổ chức tài chính lớn khó có khả năng thực hiện các thương vụ M&A tại các thị trường như Việt Nam. Thứ ba, loại hình M&A theo đó nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt nam nhưng vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2009, tuy không sôi động như giai đoạn trước. Có thể kể đến các thương vụ tiêu biểu như: - Vào tháng sáu, Uniliver đã thông báo mua lại 33.33% cổ phần của công ty liên doanh Unilever Vietnam từ đối tác trong nước là Tập Đoàn Sản Xuất Hóa Chất Quốc Gia Việt Nam (Vinachem). Theo đó, công ty liên doanh Unilever Việt Nam đã trở thành một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài và được đổi tên thành Công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam hay Unilever Việt Nam. - Công ty chứng khoán Woori Securities (Hàn quốc) mua lại 49% cổ phần của công ty chứng khoán Biển Việt và đổi tên hành công ty chứng khoán Woori CBV. - Công ty International Consumer Products (ICP) đã trở thành chủ sở hữu chính của công ty cổ phần thực phẩm Thuận Phát sau khi chiếm giữ 51% cổ phần của công ty này. 52 Thứ tư, x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDe tai du thi NCKH 2010-That bai de di den thanh cong cho ho.pdf
Tài liệu liên quan