MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
5. Đóng góp của luận văn: 10
6. Bố cục luận văn 10
Chương 1: Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ và hình tượng cái tôi trữ tình
trong thơ Anh Thơ 11
1.1 Thế giới nghệ thuật thơ 11
1.2 Cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của Anh Thơ 14
1.3 Hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ Anh Thơ 17
1.3.1 Cái tôi khát khao giao cảm, chan hòa với thiên nhiên cảnh vật 18
1.3.2 Cái tôi cá nhân gắn với sinh hoạt lao động đời thường 22
1.3.3 Cái tôi trữ tình công dân gắn với cuộc sống kháng chiến 25
Chương 2: Hình tượng không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật
trong thơ Anh Thơ 32
2.1. Hình tượng không gian nghệ thuật 32
2.1.1. Không gian làng quê gắn với sinh hoạt đời thường và những
sinh hoạt mang tính cộng đồng 32
2.1.2 Không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi chiến khu,
vùng biển, vùng trời, cánh đồng, con đường 36
2.2. Hình tượng thời gian nghệ thuật 42
2.2.1. Thời gian tuyến tính theo ngày, mùa 42
2.2.2 Thời gian hoài niệm và hướng về tương lai 49
Chương 3: Phương thức nghệ thuật thơ trong thơ Anh Thơ 54
3.1. Thể thơ
3.1.1 Thể thơ tám chữ 54
3.1.2 Thể thơ tự do 59
3.1.3 Một số thể thơ khác 63
3.2. Ngôn ngữ
3.2.1 Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần gũi với đời sống 68
3.2.2 Ngôn ngữ mang tính cộng đồng 70
3. 3. Giọng điệu 72
3.3.1 Giọng điệu êm đềm trầm buồn, nhẹ nhàng sâu lắng 72
3.3.2 Giọng điệu nhanh, gấp gáp, vui tươi 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rõ nét: chú rể mặc quần chúp bâu, rước dâu gắn liền phong tục cổ, đám ma cũng vậy, hiện nay có rất nhiều nét văn hóa cổ truyền ấy có sự thay đổi.
Như vậy không gian làng quê không chỉ lấy bức tranh cảnh sắc làm nền cho sự xuất hiện của con người trong cuộc sống đời thường gắn liền với những sinh hoạt cá nhân riêng tư mà còn làm nền cho những sinh hoạt mang tính cộng đồng, phong tục, tập quán của người Việt. Đó là không gian gắn liền với lễ hội đình đám: “ Trong đường xóm trống chiêng vang nhịp nổi/ Trẻ con theo sư tử rước vang ầm/ Ngoài đình sáng tiếng cười chen tiếng nói/ Gái trai làng ra họp hát trống quân ...” (Rằm tháng tám ). Một không gian thu trong xanh, gắn liền với sân đình, đường xóm với sự xuất hiện của các sinh hoạt văn hóa truyền thống, chiêng trống lễ hội trung thu vang lừng, đội múa lân biểu diễn, gái trai làng hát trống quân. Không gian tươi vui, tràn ngập ánh trăng vàng. Không gian làng quê cũng làm nền cho lễ hội đêm rằm tháng giêng gắn liền với hình ảnh đình chùa, các bô lão yếm hồng, các cô nàng khuyên bạc và những trang sức sặc sỡ..., hiện diện trong lễ hội đêm rằm thật vui nhộn: “ Chùa mở hội người làng nô nức tới/ Trong khói trầm trong ánh nến xôn xao/ Các bô lão yếm hồng tươi khoe mới/ Các cô nàng khuyên bạc sáng như sao..., Ngoài sân chùa trăng tươi tung ánh bạc/ Lũ trai tơ rộn rịp lượn ra vào/ Thỉnh thoảng họ lại Nam mô lên một loạt/ Rồi cười đùa các ả đến dâng hoa...” ( Đêm rằm tháng giêng ). Không gian lễ hội đêm rằm vui nhộn, cùng với không khí nghiêm trang của giáo lí, mọi người cũng bộc lộ những nét tinh nghịch, trêu đùa..., rất hồn nhiên.
Trải dài rộng theo bước chân của nữ sĩ Anh Thơ, ta lại được chiêm ngưỡng không gian chợ quê rất vui nhộn gắn liền với các hình ảnh người buôn bán ra vào tấp nập, những người đánh bạc tụ tập, các cô gái chen nhau vào bói quẻ duyên tình: “Chợ đông quá! Chỗ này vài chiếu bạc/ Những chàng trai ô mới mở dương vây/ Trên những giải lưng điều bay phấp phới/ Các cô nàng lơ lẳng nón quai thao ...” ( Chợ ngày xuân ). Qua vài nét cơ bản, chúng ta thấy khung cảnh họp chợ ở làng quê thật vui nhộn.
Như vậy, không gian sinh hoạt cộng đồng trong thơ nữ sĩ được hiện lên rất phong phú, đa dạng. Không gian sinh hoạt cộng đồng không chỉ là cảnh vật sinh động mà thấm đẫm chất lễ nghi, phong tục tập quán cổ truyền bao đời. Những hình ảnh được kết tinh từ những cái bình dị, mộc mạc nhất trong thơ nữ sĩ hiện lên những cái thường ngày của con người như; cách ăn mặc, lối sống, nếp suy nghĩ…mang đậm bản sắc văn hóa làng quê. Nhận định về đóng góp của nữ sĩ Anh Thơ, Vũ Quần Phương cho rằng: “ Những thi sĩ lớp 1930 -1945 đã có nhiều cống hiến đặc biệt thơ hiện đại Việt Nam.Và cũng chính họ đã từng là chủ lực trong nền thơ ca cách mạng sau tháng 8 – 1945. Anh Thơ thuộc vào lớp người đó…nhưng chị vẫn có những đóng góp riêng. Anh Thơ làm giàu thêm lòng yêu quê hương làng nước của người Việt Nam mình”.
2.1.2 Không gian kháng chiến
Cùng với không gian làng quê gắn với sinh hoạt cộng đồng, thơ Anh Thơ còn hiện lên không gian kháng chiến qua hình ảnh rừng núi, chiến khu, con đường, cánh đồng… Trong thơ nữ sĩ, chúng ta theo dấu chân người lính trong những năm tháng chiến tranh ta thấy hiện lên những cảnh, những khoảnh khắc đầy kỉ niệm về một thời máu lửa oai hùng gắn liền với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc:
Rừng lam vừa ngớt mưa chiều
Tôi đi gặp chị lưng đèo bước mau
Nắng đồng bằng thắm áo nâu
Khăn vuông che mắt bồ câu dịu dàng
………………………………….
Gió nâng tiếng hát lên đèo
Cả rừng hoa nở bay theo dáng người
( Chị cán bộ kháng chiến, Bắc Sơn -1947 )
Không gian rừng núi chiến khu hùng vĩ làm nền cho cô cán bộ kháng chiến xuất hiện. Hình ảnh người nữ cán bộ kháng chiến hiện lên thật đẹp, chị gắn liền với hình ảnh nhà sàn, bếp lửa, với dao cài sáng ánh trăng khuya, với bản sương giăng, núi rừng trùng trùng điệp điệp, với những người thương binh trong những đêm rừng sốt sét…, Chị là bông hoa tươi thắm của đồng bào, chiến sĩ giữa núi rừng đại ngàn, non xanh bất tận.
Cùng với hình ảnh chị cán bộ kháng chiến, những cô gái Bắc Sơn hiện lên giữa bản làng, rừng núi với vẻ đẹp giản dị lạ thường:
Khi đêm bếp lửa chập chờn
Nhịp nhàng chày dã gạo còn tới khuya
Đêm rừng cây lá thì thầm
Lắng nghe chị hát đôi khi, dịu hiền
( Cô gái Bắc Sơn)
Không gian núi rừng mở rộng theo từng bước chân cô gái đến bản làng, nương rẫy, trong những đêm hoạt động du kích đánh địch, trong nhưng đêm dã gạo ở bản làng. Không gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ cũng thường có sự biến đổi chứ không tĩnh tại, cố định, chết cứng. Không gian rộng/ hẹp, ngắn / dài, cao/thấp… chuyển động, biến đổi theo bước chân hành quân của người chiến sĩ vượt núi băng rừng, hoặc trải dài trên con đường hành quân ra trận mạc.
Những tháng ngày chống Mĩ ác liệt, thanh niên nam nữ nhận thức về sự lên đường đầy ý nghĩa, đầy tinh thần, trách nhiệm. Họ đi vào cuộc chiến như đi giữa mùa xuân với niềm hăng say và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ở đây, không gian nghệ thuật cũng mở dần ra theo đoàn xe ra trận của người lính, những hình ảnh thực về những con đường ra trận nhưng cũng đầy chất lãng mạn:
Đêm nay nằm trong xe
Ghập ghềnh đường khu bốn
Gió cũng ghập ghềnh cuồn cuộn
Trôi cùng dòng xe
(Xuân hỏa tuyến)
Đường khu bốn gập ghềnh, gió cuốn vừa là hình ảnh thực vừa lãng mạn. Năm 1968, đất Quảng Bình, Quảng Trị là nơi tuyến lửa, khúc ruột của miền Trung bị địch đánh phá rất man rợ. Những đoàn xe từ Bắc vào để chi viện người và của cho các chiến trường, cho miền Nam ruột thịt như dòng sông ào ạt cuộn chảy băng qua mưa bom bão đạn xối xả của kẻ thù.
Ngược dòng về với núi rừng miền Tây Bắc -Thanh Hóa, Anh Thơ dẫn dắt ta đến với địa danh Cổ Lũng ngăn cách suối Chiềng Vàng. Nơi từng là chiến khu cách mạng, có nương sắn Cộng Sản. Hình ảnh không gian núi rừng miền Tây Thanh Hóa được tái hiện lên thật sinh động, hùng vĩ:
Một con chim thức
Hai con chim thức
Pha Hang bừng giấc
Mây ngừng lưng nương
Nghe ai hô giòn
Hai…một !
Hai …một !
…………………….
( Buổi sáng Cổ Lũng )
Âm thanh tiếng chim làm bừng sáng cả núi rừng Cổ Lũng, báo thức mọi người rục rịch dậy trong sương. Không gian nơi đây còn hiện lên với bao hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp: mặt trời xuyên qua tán cây rừng, làn sương sớm, đèo dốc chênh vênh đầy huyền bí, suối hát xa vọng về, tiếng nhạc rừng thánh thót…Tất cả đều tô vẽ lên không gian núi rừng – chiến khu hùng vĩ, lãng mạn, trữ tình.
Bên cạnh không gian rừng núi, chiến khu, trong thơ Anh Thơ, không gian kháng chiến còn gắn với hình ảnh con đường, đồng quê, làng quê, vùng hải đảo…, hiện lên đầy nóng bỏng, đẫm hiện thực:
Bốn bề ngập lửa khói
Súng giặc đang tiến công
Đường mưa trơn bước lội
Giữa đoàn người sang sông
…………………………..
Thôi con đi, trả thù
( Giữa đường )
Không gian gắn liền với hình ảnh đường mưa trơn lầy lội, từng đoàn xe ra hỏa tuyến, đoàn người sang sông…, và vang vọng lên từ không gian ấy chính là tiếng sung giặc. Người con từ dã quê hương xóm làng lên đường ra trận tuyến. Cùng với hình ảnh đoàn quân lên đường ra trận, không gian cũng trải dài trên những cánh đồng quê trong những trận càn quét của địch. Họ vừa gặt lúa vừa chiến đấu để bảo vệ mùa màng, bảo vệ sản xuất:
Yêu thương lúa bao ngày ta giữ lúa
Như giữ cầu, giữ máy, giữ quê ta
Dù có trăm nghìn tấn bom giặc đổ
Lúa vẫn còn lòng gạo trắng như hoa
( Theo trăng )
Họ hăng hái thi đua sản xuất giỏi, đánh giặc giỏi, là những con người đảm đang, anh dũng, sống chan hòa nhân ái giữa đồng chí, đồng bào. Bài thơ Theo trăng hiện lên hình ảnh thực về nông thôn miền Bắc gặt lúa đêm trăng trong những năm kháng chiến đầy gian khổ hi sinh của dân tộc.
Không gian kháng chiến trải dài theo bước chân của người lính từ rừng núi – chiến khu đến vùng trời biển xa xôi. Không gian ấy làm nền cho ngư dân xuất hiện đột ngột khỏe khoắn:
…Có o tiếc sung đưa nam giới
Miệng mím tay xăn càng xốc tới
- “Mẻ cá này đánh Mĩ, chị em ơi !
Ta góp chiến công giữa biển giữa trời
………………
Một túi cá, tôm lòe ngũ sắc
( Kéo rùng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa, 5 - 1966)
Không gian trải dài theo tiếng hát của nhân vật trữ tình, hát về sông Cầu, sông Đuống, sông Thương, về đỉnh núi Thiên Thai, về đồi dẻ Nhã Nam, về Hiệp Hòa cát trắng, hát về người pháo thủ bảo vệ biển trời. Tiếng hát vang theo từng nhịp sống, nhịp kéo rùng của ngư dân Thanh Hóa, họ thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, lạc quan cách mạng.
Chúng ta cùng trở về địa danh Hàm Rồng – Thanh Hóa, nơi diễn ra trận chiến đấu oanh liệt của không quân Việt Nam đánh kẻ thù:
Tôi đang đọc bức thư anh phi công
Gửi cô điện thoại viên trẻ tuổi
Hình ảnh cô trong lửa bom giữ dội
Vẫn giữ tổng đài xúc động lòng tôi
Hai chúng ta dưới đất trên trời
Không cùng hẹn mà cùng thắng Mỹ
…………………………..
Cô có cần viết gì đâu nữa nhỉ
Không gian đang trải bức thư tình
( Không gian đang trải bức thư tình, Hàm Rồng 6 – 1965 )
Trong kháng chiến chống Mỹ, Cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa, nơi diễn ra trận chiến không quân ác liệt của bộ đội ta và địch. Trên bầu trời Tổ quốc yêu thương, chiến công ấy đã trở thành huyền thoại của phi công Việt Nam. Không gian ấy đang trải bức thư tình tuyệt đẹp giữa người lính phi công và cô thông tin liên lạc. Cả hai đều hiện lên thật đẹp: một người giữ cho vùng biển trời bình yên, cho cánh đồng lúa em xanh…, còn cô gái thì giữ thông tin luôn thông suốt. Chiến công vang dội của phi công năm ấy hát vang khúc quân hành chiến thắng cùng chiến thắng trên sông Mã, sông Thao, cùng nước non ngàn dặm.
Ngược dòng từ biển trời Tổ quốc, Anh Thơ dẫn dắt ta đến với không gian nhà ga – xe lửa Minh Khôi, nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt bảo vệ huyết mạch của Tổ quốc, con đường Bắc – Nam chiến lược:
Đây, tổ săn máy bay Minh Khôi
Với bảy khẩu sung, bảy con người
Một buổi xung phong nhận nhiệm vụ
Vào tổ cùng nhau săn giặc trời.
………………………………
Bao giờ gãy cánh rơi giữa làng
Cho hả bà con xem tận mắt
(Tổ săn máy bay Minh Khôi )
Từ những ngày đầu cuộc kháng chiến, bộ đội pháo phòng không ga Minh Khôi ngày đêm trực chiến, lập nên nhiều chiến công vang dội. Bất chấp mưa bom bão đạn kẻ thù, con đường huyết mạch vẫn được đảm bảo thông suốt. Hai bên bờ đường ga, hàng dừa, hàng cau, cuộc sống vẫn tốt tươi.
Trong kháng chiến, ngược dòng từ Châu Mai, Châu Mộc, từ vùng đất trời miền Bắc, miền Trung, nữ sĩ Anh Thơ dẫn dắt ta vào không gian biển trời, cuộc sống của đồng bào Nam Bộ với sông Ô Chang, với kênh Xắc Cò, với rừng U Minh, với bãi dừa Côn Đảo, địa đạo Củ Chi, bến Ninh Kiều…Mỗi bước không gian trải dài gắn liền với dòng lịch sử kháng chiến của dân tộc:
…Bến Ninh Kiều chói đèn pha
Đưa hàng lên bến không nhòa bóng đêm
Chia tay, đã tỏ mặt nhìn
Cô lên đường sáng, chợ đêm ồn ào
( Xuồng đêm, Cần Thơ – 1976 )
Bến Ninh Kiều – Cần Thơ, bến sông tấp nập, gắn với hoạt động của con người trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Cảnh sông nước miền Tây gắn kết lồng dệt lên bao câu chuyện: về đứa em học tập, người anh lên đường nhập ngũ, cô gái ở lại chăm mẹ già…, một bức tranh cuộc sống, kháng chiến sinh động của đồng bào miền Nam ruột thịt.
Như vậy, thơ Anh Thơ đã tái hiện không gian kháng chiến rộng lớn . Mỗi không gian gắn liền với một chặng đường thơ của nữ sĩ Anh Thơ. Trước Cách mạng tháng Tám – 1945, Anh Thơ say mê dẫn dắt bạn đọc đến với không gian làng cảnh với mướp cái hoa vàng, với hoa xoan, mưa bụi…, trong bức tranh tứ bình êm nhẹ, tươi sáng. Sau Cách mạng tháng Tám – 1945, không gian mở rộng dần theo bước chân của nữ sĩ từ Bắc vào Nam, từ vùng biển, vùng trời đến trung du miền núi…, Đó là không gian sinh hoạt gắn liền với cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, Anh Thơ đan cài lồng dệt nhiều không gian: nông trường, ruộng đồng, làng quê bị tàn phá trơ trụi, đó là không gian chiến khu, hào công sự…, để tạo nên một bức tranh cuộc sống – kháng chiến đa chiều, nóng bỏng, đầy hiện thực. Như vậy, trong kháng chiến, hành trang thơ Anh Thơ đồng hành với hành trang của người chiến sĩ cộng sản. Với việc sử dụng thể thơ tự do, thơ bảy chữ, thơ năm chữ, Anh Thơ đã phản ánh bức tranh cuộc sống, kháng chiến thật nóng hổi, sinh động, giàu xúc cảm. Nó góp phần quan trọng tạo nên diện mạo thơ Anh Thơ trong nền văn học cách mạng của dân tộc.
2.2. Hình tượng thời gian nghệ thuật
2.2.1 Thời gian tuyến tính theo ngày, mùa
Thời gian trong văn học trung cổ là thời gian tuần hoàn. Nó có tính chu kì dựa trên sự tuần hoàn bốn mùa, dựa trên sự vận hành của các vì tinh tú, của mùa màng: “ Sen tàn cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Thời gian tuyến tính là kiểu thời gian theo tình tự: sáng - trưa – chiều – tối, thời gian của sự việc có mở đầu – diễn biến và kết thúc sự việc. Đối với nữ sĩ Anh Thơ, Anh Thơ mô tả Bức tranh quê theo từng ngày, mùa mang tính tuyến tính.
Quỹ thời gian tuyến tính được thể hiện cụ thể trong một thời đoạn – một ngày, một mùa. Như chiều xuân – đêm xuân – ngày xuân; họp chợ - đông chợ - tan chợ; vào hè – sáng hè – trưa hè – chiều hè; sang thu – chiều thu – đêm thu. Sự chuyển mùa, cảnh vật đất trời thay đổi là dấu hiệu sự chuyển biến về thời gian cuộc đời và thời gian nghệ thuật trong thơ Anh Thơ. Anh Thơ mô tả mùa xuân cụ thể hơn. Mùa xuân trong Bức tranh quê thật thoáng đãng, mát mẻ, trong lành. Cây cối đang đâm chồi nảy lộc, trăm hoa đua nở, chim én gọi bầy:
Trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng
Lúa xanh đồng gợn sóng lượn chân mây
Vài con én liệng ngang trời lơ lửng
Từng lũ cò phấp phới đậu rồi bay
( Ngày xuân )
Cánh én là dấu hiệu báo mùa xuân đang đến. Và tô điểm thêm cho đồng lúa xanh non bất tận, không chỉ là hình ảnh cánh én, từng lũ cò đậu rồi bay mà còn là khí trời hơi lạnh và nắng vàng hơi hửng. Với vài nét phác thảo đơn sơ, nữ sĩ đem đến cho độc giả hình ảnh cánh đồng xuân xanh non, đầy sức sống. Tiếp nối thời gian của một ngày xuân, một buổi chiều xuân hiện lên phủ đầy mưa xuân, hoa xoan tím đang rụng rơi bời trong gió chiều:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
( Chiều xuân )
Những từ ngữ: mưa bụi, đò nằm mặc nước sông trôi, quán tranh vắng vẻ…là tín hiệu thẩm mĩ chỉ buổi chiều xuân miền đồng bằng Bắc Bộ đang dần tàn. Cảnh vật chiều xuân vắng vẻ, êm đềm, như một tiếng thở dài một ám ảnh không gian từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ sĩ Anh Thơ. Bức tranh Chiều xuân trong thơ Anh Thơ hiện lên cụ thể, chi tiết. Nữ sĩ giống như một nhiếp ảnh gia đang say mê chụp lấy những cảnh đẹp của buổi chiều xuân ấy, bởi sợ nó sẽ qua đi, tan đi, không bao giờ có lại được. Thời gian của một ngày chuyển dần về đêm. Trăng sao và cảnh vật đêm xuân hiện lên như có tình với nhau:
Trời quang quẻ đêm nay không mưa nữa
Nước trong ngòi chảy tắm mấy ngôi sao
Tàu chuối láng che mặt trăng xấu hổ
Khóm tre già đợi gió đứng bên ao…
( Đêm xuân)
Với nghệ thuật quan sát, đối cảnh sinh tình, Anh Thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên cũng duyên dáng, bẽn lẽn, nhẹ nhàng tình tứ giống con người trong độ tuổi đầy xuân sắc xuân tình vậy…Khung cảnh thiên nhiên đêm xuân, trăng xuân nhẹ nhàng thanh tịnh hiện lên thật đẹp, huyền ảo.
Chỉ vài nét đơn giản, Anh Thơ làm lộ rõ cái thần của thời khắc của mùa xuân. Cảnh vật, đất trời ở đây rất đặc trưng cho mùa xuân ở vùng chiêm trũng đồng bằng Bắc bộ. Từ thời gian của mùa xuân đã qua, Anh Thơ miêu tả một bức tranh mùa hè rất cụ thể, đầy oi bức, khắc nghiệt:
Nắng đã nực, cây vườn im thở gió
Ngõ đầy ruồi, vắng bóng bướm ong qua
Tiếng cuốc gọi chiều chiều vang bụi cỏ
Và chiều chiều đom đóm rủ nhau ra…
( Vào hè )
Những tín hiệu riêng về thời gian của ngày hè chia thành các thời khoảng sáng, trưa, chiều, tối. Tín hiệu gió mát, trời hồng hồng, làn khói từ nóc nhà ai đó, người mới thức dậy…đó là tín hiệu của một sáng mùa hè:
Gió man mát bờ tre rung tiếng sẻ
Trời hồng hồng, đáy nước lắng son mây
Làn khói xám từ nóc nhà lặng lẽ
Vươn mình lên như tỉnh giấc mơ say…
( Sáng hè)
Chỉ qua vài nét vẽ cơ bản, một buổi sáng mùa hè dịu mát, êm nhẹ hiện lên rất đặc trưng cho sáng hè ở vùng quê chiêm trũng. Từ những tín hiệu chỉ thời gian của sáng mùa hè chuyển sang thời gian trưa hè, Anh Thơ chỉ vẽ qua vài nét cũng làm nổi bật đặc trưng của buổi trưa hè rồi: gió nồm Nam thổi tới, trời trong xanh, các bà già đưa võng hát thiu thiu ngủ:
Trong thôn vắng, tiếng gà xao xác gáy
Các bà già đưa võng hát thiu thiu
Những đĩ con ngồi buồn lê bắt chấy
Bên đàn ruồi rạc nắng hết hơi kêu…
( Trưa hè )
Âm thanh tiếng gà trưa xao xác gáy trưa hè, âm thanh đều đều của tiếng võng bà đưa cháu ngủ…Ta thấy cái vắng vẻ buồn tẻ, oi bức của buổi trưa hè. Hình ảnh trời chiều rực đỏ như hòn than sắp tàn cũng chính là tín hiệu của một ngày sắp tàn, một buổi chiều mùa hè:
Mặt trời lặn mây còn tươi ráng đỏ
Cò từng đàn bay trắng phía đồng xa
Tiếng diều sáo véo von cùng tiếng gió
Hòa nhịp nhàng giọng ả hái dâu ca…
( Chiều hè )
Hình ảnh mặt trời lặn, đàn cò trắng bay phía trời xa, tiếng diều sáo véo von vọng về…báo hiệu chiều mùa hè, một ngày sắp tàn. Thời khắc báo hiệu một ngày sắp tàn, chuyển dần về đêm với những nét rất tiêu biểu:
Nhà trong xóm đèn mờ qua tấm rại
Các ông già ra võng hát thơ xưa
Những đàn bà lên khung ngồi dệt vải
Tiếng thoi gieo cùng điệu nhịp nhàng đưa
( Đêm hè )
Ánh đèn sáng là tín hiệu thời gian trời tối dần. Sau một ngày họ tất bật làm công việc đồng áng, tối về, họ ngồi vào khung cửi dệt vải. Trong thơ Anh Thơ, thời gian tuyến tính không chỉ biểu hiện qua sự thay đổi của thiên nhiên, cảnh vật, theo ngày, mùa mà còn biểu hiện theo trình tự diễn biến của sự việc nào đó. Chẳng hạn họp chợ, đám rước, hay một lễ hội…thời gian nghệ thuật cũng mang tuyến tính.
Khi mùa thu đến, Anh Thơ say mê dẫn dắt người đọc vào một không gian thu mới mẻ đượm buồn, mênh mông, chơi vơi:
Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay
( Sang thu )
Một nét vẽ rất đặc trưng cho mùa thu nơi đây là hình ảnh hoa mướp rụng vàng rải rác, lũ chuồn chuồn nhớ nắng vẫn còn luyến lưu mùa hạ... Bầu trời thu hiện lên êm nhẹ lâng lâng. Những đám mây dần xuất hiện, buội chuối vàng run rẩy đón gió thu, tiếng côn trùng kêu…chỉ dấu hiệu báo ngày thu sắp tàn chuyển dần về chiều muộn:
Trên đê gió, mục đồng từng gã một
Dắt dây trâu lơ đãng bước quên đùa
Trong khi ấy hai bên đồng ễnh ộp
Vang trời chiều đưa những tiếng kêu mưa
( Chiều thu )
Mục đồng dắt trâu về, tiếng ếch nhái bắt đầu kêu râm ran gọi mưa chiều. Cảnh vật hiện lên sinh động, có hồn. Âm thanh của tiếng ếch nhái kêu râm ran trên đồng ruộng càng làm cho buổi chiều thu thêm mênh mông, vắng lạnh, lan tỏa cả vào tâm hồn người thiếu nữ lúc trời chiều một nỗi buồn cô đơn, hiu quạnh. Không gian ngày càng lắng đọng, thu hẹp. Trời tối sầm, mưa xối xả, xa xa vang lại từng hồi ốc rúc…Cảnh vật của đêm thu hiện về:
…Trong lúc ấy đồng mênh mông trắng nước
Có một vài đốm lửa rỡn ma trơi
Đó là những ánh lòe trong bó đuốc
Của những người bắt ếch dưới mưa rơi
( Đêm thu )
Những dấu hiệu đồng mênh mông trắng nước, ánh đuốc của những người đi bắt ếch…là tín hiệu thẩm mĩ chỉ thời gian đêm thu và thể hiện nổi bật đặc trưng đêm thu, mưa thu vùng chiêm trũng miền Bắc.
Bên cạnh đó, trong thơ Anh Thơ, thời gian tuyến tính của sự việc biểu hiện rất rõ. Đó là thời gian hoạt động buôn bán của buổi họp trong thơ Anh Thơ - kiểu thời gian tuyến tính: Họp chợ, Đông chợ, Tan chợ. Hình ảnh hoạt động của người mua bán lúc mới bắt đầu vào họp chợ… hoạt động buôn bán dần vào thời điểm tấp nập:
Mấy ông lão khiêng vào lồng lợn giống
Mấy bà già quẩy đến gánh bèo non
Mụ bán cá đặt thúng ngồi chửi đổng
Chị hàng rau mất chỗ chạy lon ton…
( Họp chợ )
Với hình ảnh mấy ông lão khiêng lồng lợn vào chợ, bà già quẩy gánh bèo non, mụ bán cá đặt thúng ngồi chửi đổng, như có người vừa tranh chỗ buôn bán của mụ, chị hàng rau mất chỗ chạy lon ton…, tác giả khắc họa thời điểm chợ đông thật sinh động có hồn. Thời gian luôn vận động tuần hoàn, không khí chợ đông nóng lên với tiếng chào mua bán, người ra vào tấp nập.
Hoạt động mua bán tấp nập đang vào thời điểm vãn dần, thưa thớt dần, người ta bắt đầu sắp xếp lại hang quán để chuẩn bị ra về, mấy thằng cu con được mẹ mua tò he, đang vui mừng hớn hở; các bé gái rất vui vì được được cái nón mới:
…Một bà lão xót xa tiền hết mãi !
Mấy thằng cu hớn hở được tò he.
Vài cái đĩ vui cười mừng nón mới,
Quên trên vai gánh nặng quẩy mau về…
( Tan chợ )
Nữ sĩ dùng từ ngữ “cái đĩ – bé gái” rất dễ thương, gần gũi với cuộc sống đời thường. Hình ảnh người ta quảy quang gánh ra về làm cho cảnh chợ huyên náo lên một hồi rồi im bặt, vắng lặng. Cùng một sự việc họp chợ, Anh Thơ nhìn ở nhiều thời điểm khác nhau để mô tả, phản ánh và chúng lại mang những đặc điểm riêng:
Trời lóe nắng, chợ vào đầy những nắng
Đầy những người chen chúc họp…mồ hôi.
Các mẹt bún bầy ruồi không hở trắng
Các sàng dưa bán nhặng kín xanh tươi
( Chợ ngày hè )
Những chi tiết đậm nét tả chân đã biểu hiện bức tranh chợ ngày hè oi bức, nóng nực, ngột ngạt. Các mẹt bún đầy ruồi, các thúng dưa đầy nhặng. Mùa hè ở miền Bắc, ruồi, muỗi sinh sôi nảy nở khá nhiều. Đối lập với cảnh chợ ngày hè oi bức ấy là cảnh chợ ngày thu:
Đường lầy lội trời còn mưa rờn rượt
Và lại còn trận gió vội bay qua
Trong lều quán người người chen chúc ướt
Bên thúng hàng chất đống đợi bưng ra…
(Chợ ngày thu)
Cảnh những cơn mưa thu lầy lội, lều quán ướt, người người chen chúc…, nhưng cũng khác hẳn với cái vắng vẻ lạnh lẽo của chợ ngày đông:
…Đây lối rộng người mua đi khép nép
Kia đường dài kẻ bán đứng thu tay
Mụ hàng cá luôn mồm xoa xuýt rét,
Chị hàng rau mất chỗ chạy lon ton...
(Chợ ngày đông)
Cảnh họp chợ hiện lên rất tiêu biểu, đặc trưng của phiên chợ miền Bắc trong cái lạnh giá đến run người của mùa đông. Mỗi thời khoảng gắn liền với hơi thở, nhịp sống, bức tranh sinh hoạt riêng, khung cảnh riêng… nó khơi gợi nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của nữ sĩ. Bức tranh cảnh vật đều hiện lên theo mùa, vụ, thời vụ nên cũng đem theo những nét đặc trưng riêng của từng mùa, từng thời khắc. Trong bộ tranh tứ bình của nữ sĩ, tác giả ấn tượng nhất là mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu. Những bài thơ viết về khung cảnh, cuộc sống con người ở mùa xuân – hạ - thu chiếm khá nhiều, và ngược lại nữ sĩ rất ít nói đến mùa đông.
Cách nhìn nhận, quan sát, miêu tả cảnh vật, con người của Anh Thơ không hề đơn điệu, một chiều, mà khá sinh động phong phú, dồi dào chất liệu khách quan hiện thực..., Thơ Anh Thơ có chất liệu hoàn toàn mới, chứ không hề sao chép, góp nhặt. Việc phản ánh cảnh vật theo mùa mang đặc trưng riêng của thời khắc cũng chứng tỏ tài năng nghệ thuật và cảm nhận tinh tế của thi nhân. Cho nên, những biểu hiện về thời gian mùa vụ gắn liền với hiện vật, công việc, sự kiện…mang đặc trưng mùa vụ, không gian mùa vụ.
Như vậy, hình tượng thời gian tuyến tính theo ngày, mùa là đặc điểm nổi bật nhất, chi phối rất lớn đến bút pháp nghệ thuật miêu tả cảnh vật, hay con người của nữ sĩ tài hoa này.
2.2.2. Thời gian hoài niệm và hướng về tương lai
Trong Thơ mới, kiểu thời gian hoài niệm hoài tưởng khá nhiều. Riêng thơ Anh Thơ, thời gian hoài niệm hồi tưởng được biểu hiện xen lẫn với thời gian hiện tại, được lồng ghép trong câu truyện kể, trong chính cuộc đời của nhân vật trữ tình trong tác phẩm thơ.
Người đàn bà trong Kể chuyện Vũ Lăng hoài tưởng về một thời quá khứ khi chồng cô còn khỏe, đi phát nương tranh, rẫy để tỉa bắp, tỉa lúa… trong cảnh đói nghèo triền miên. Trong đợt càn quét của địch, chồng cô bị bắt, bị giết hại. Cô trở thành góa phụ, nuôi con cái trưởng thành đi tham gia vệ quốc, làm việc làng việc nước: “ Chồng xưa vạm vỡ con người/ Ăn cơm bắp phát cây đồi quanh năm/ Vẫn nghèo vì ở Vũ Lăng/ Đồn rằng Tây đánh lan tràn/ Con xin vào Vệ Quốc đoàn lại…đi…”(Kể chuyện Vũ Lăng). Bài thơ được kết cấu theo lối kể chuyện, từ chồng xưa và cụm từ thế rồi từ bấy đến nay , đó là mạch hồi tưởng của nhân vật trữ tình, một con người có cuộc đời từng chứng kiến bao nhiêu đổi thay trên chính mảnh đất quê mình. Người chồng cũng như bao người đàn ông khác bị địch bắt, tra tấn giết hại; hay bắt đi lính cho địch. Trong làng quê chỉ còn toàn phụ nữ lo mọi việc gia đình, cấy cày nương rẫy, nuôi con, con lớn lên vào vệ quốc quân, vào du kích...đánh giặc. Sự hồi sinh của quê hương Vũ Lăng chính là nhờ ánh sáng soi đường của bộ đội Việt Minh của Cách mạng đem lại cuộc sống thanh bình, no đủ cho dân làng này.
Trong tác phẩm Nỗi nhớ chúng con mang xanh theo thời gian, nhân vật trữ tình hồi tưởng lại những kỉ niệm về những con đường hàng cây, những kênh mương, làng quê, những công trường …, từng in dấu hình bóng và công lao to lớn của Bác. Người đã đi xa để lại trong lòng con, trong lòng mỗi người dân đất Việt nỗi nhớ thương, xót thương vô hạn: “ Mang nỗi đau vắng Bác, một năm ròng/ Con đã đi cùng khắp núi sông/ Từ những con đường đầu tiên đón Bác…, Để đến bây giờ điện sáng đầu non”( Nỗi nhớ chúng con mang xanh theo thời gian).
Những từ hoặc cụm từ : vắng, đã, chưa nhạt, để đến bây giờ, nhớ… đủ để khắc sâu thêm nỗi nhớ, kỉ niệm ngày nào cứ ùa về ngập tràn tâm tưởng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thế giới nghệ thuật thơ Anh Thơ.doc