Đề tài Thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU. 1

1. Lí do chọn đề tài. 1

2. Lịch sử vấn đề . 2

3. Mục đích nghiên cứu. 6

4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6

6. Phương pháp nghiên cứu. 6

7. Giả thuyết khoa học . 7

8. Cấu trúc khóa luận . 7

NỘI DUNG . 8

Chương 1. NHỮNG HOÀN CẢNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH NHÂN

VẬT HỌC TRÒ TRONG TÁC PHẨM “LÁ NẰM TRONG LÁ” . 8

1.1. Khái niệm nhân vật . 8

1.2. Thống kê nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá . 10

1.2.1. Bảng thống kê nhân vật học trò . 10

1.2.2. Nhận xét về thế giới nhân vật. 11

1.3. Nhân vật học trò - những hoàn cảnh khác nhau . 12

1.4. Nhân vật học trò - những đặc điểm tính cách . 17

1.4.1. Nhân vật học trò - những tính cách đa dạng . 17

1.4.2. Nhân vật học trò – những rung động đầu đời. 24

1.4.3. Nhân vật học trò – những mộng mơ hoài bão . 30

Tiểu kết chương 1: . 34

Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT HỌC TRÒ TRONG

TÁC PHẨM LÁ NẰM TRONG LÁ . 352.1. Cách đặt tên nhân vật . 35

2.2. Nghệ thuật sắp xếp, gắn kết thế giới nhân vật trong các mối quan hệ . 37

2.2.1. Nhân vật học trò trong quan hệ gia đình. 37

2.2.2. Nhân vật học trò trong quan hệ trường lớp. 39

2.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật . 40

2.3.1. Miêu tả ngoại hình . 40

2.3.2. Miêu tả hành động . 43

2.3.3. Miêu tả nội tâm . 45

2.4. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ . 46

2.4.1. Ngôn ngữ người kể chuyện. 46

2.4.2. Ngôn ngữ nhân vật. 49

2.4.2.1. Ngôn ngữ đối thoại .49

2.4.2.2. Ngôn ngữ độc thoại 51

Tiểu kết chương 2: . 53

KẾT LUẬN. 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 561

pdf61 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thế giới nhân vật học trò trong tác phẩm Lá nằm trong lá của Nguyễn Nhật Ánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chọc giận, những lời lẽ đanh thép cũng tuôn ra đúng lúc: “Đừng chọc tụi này! Chọc tụi này ngứa mắt, tụi này sẵn sàng rút khỏi ban bao chí!” [2, tr. 29]. Có khi là những câu nói nhẹ nhàng nhưng rất lạnh lẽo của Xí Muội: “Mấy ông đừng giả bộ ngây thơ”; những câu nói đầy thách thức của Hạt Dưa hay cái lạnh lùng của Cúc Tần, khiến cho các chàng thi sĩ phải sợ hãi. Điều đó chứng tỏ hai nàng thơ không dễ để bị bắt nạt, họ sẵn sàng đấu tranh bất cứ lúc nào. Nhỏ Duyên là cô bé được nhận xét có tính lạnh lùng và khó ưa ngay từ đầu: “Tôi không ở đây thì ở đâu. Nó trả lời giọng chua như giấm, rồi sách giỏ đi thẳng một mạch vô trong sân” [2, tr.148]. Duyên là cô bé khó gần, khó sẻ chia, khó hiểu. Vì thế, ban đầu mọi người đều không hiểu Duyên, Sơn cho 24 rằng, nhỏ Duyên là một người rất ghê gớm: “Con nhỏ dữ dằn lắm đó!” [2, tr.166]. Nhưng khi hiểu được tính cách của Duyên, mọi người lại rất quý và cảm thông cho em. Những biểu hiện của Duyên do hoàn cảnh tạo nên. Em mồ côi mẹ từ nhỏ, phải sống với cha, cũng vì hiểu lầm Lợi nên Duyên mới tỏ ra như thế. Thế giới học trò, mỗi nhân vật một tính cách. Nguyễn Nhật Ánh đã tài tình khắc họa những tính cách khác nhau khá thành công. Những nhân vật học trò để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. 1.4.2. Nhân vật học trò - những rung động đầu đời Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh viết tác phẩm Lá nằm trong lá để ghi lại “hành trình” thú vị của mình khi trở về miền kí ức học trò. Ông chứng tỏ khả năng thấu cảm kì diệu đối với lứa tuổi mới lớn. Nhà văn bắt “chuyến tàu tốc hành” trở bọn nhóc này đến ga “trưởng thành”. “Bước vào khoảng trời của tuổi biết buồn, Nguyễn Nhật Ánh đã ghi lại những bâng khuâng rung động đầu đời. Trong tâm tưởng của các em bây giờ không chỉ nghĩ về cái gì mà còn nghĩ về ai, về một người khác giới cụ thể nào, và về cả bản thân, thế giới ấy tràn ngập những câu hỏi xôn xao về cái gọi là tình yêu. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh đã đưa vào những câu hỏi lớn muôn thuở, quen thuộc - những câu hỏi mà dường như trong đời ai cũng từng đối diện ít nhất một lần. Vì thế, trong khi độc giả thiếu niên phục lăn vì nhà văn đã đi guốc vào bụng họ, thì độc giả người lớn mỉm cười mơ màng nhớ về một thời thơ dại” [12] Khoang tàu của Nguyễn Nhật Ánh có năm cậu nhóc ở lứa tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhưng hoài bão thì cao đầy như núi. Nhóm năm cậu học trò tập tành làm thơ bút danh nghe rất kêu: Cỏ Phong Sương, Lãnh Nguyệt Hàn, Trầm Mặc Tử, Hận Thế Nhân, Mã Phú. Không phải thơ con cóc như lũ con nít nữa mà họ làm thơ tình hẳn hoi. Nhưng sau đó lại rất hồn nhiên nhưng 25 cũng đủ tỉnh táo nhận ra “những chuyện tình đó chỉ toàn là hư ảo rằng thực ra chẳng đứa nào có tình ý gì với nàng thơ của mình” (và ngược lại các nàng thơ cũng chẳng có tình ý gì với đứa nào trong bọn). Nhưng có vẻ cả bọn cũng yêu thơ thật vì một đứa đã vỗ vai đứa kia bồm bộp mà bảo rằng “yêu hay không yêu mặc xác mày, nhưng thơ tình thì vẫn phải làm đấy nhé! Thế là cái vòng luẩn quẩn lại được nối. Thích - giả bộ không thích, thích thật - không chịu nhận là thích cái lũ nhỏ này rắc rối chết được nhưng mà thế mới là tuổi mới lớn chứ. Mới lớn nên có quyền thiếu kinh nghiệm trong mọi vấn đề và tha hồ tưởng tượng ra những cách giải quyết”. Trở lại với tình yêu học trò của các nhân vật trong truyện ta thấy nó ngồ ngộ đúng như lứa tuổi. Đó là cái cách bọn trẻ đứng ra thành lập nhóm “ Mặt Trời Khuya”; đó là cách thể hiện tình cảm của các cặp đôi giữa các nàng thơ và các thi sĩ; đó là những tình cảm riêng riêng mỗi thi sĩ, mỗi nàng thơ dành cho nhau; đó là những dỗi hờn rất học trò; đó là những hò hẹn trong sáng; đó là những suy nghĩ lãng mạn; đó là những hành động ngồ ngộ của tình bạn – tình yêu ban đầu. Tình yêu đầu đời đó bắt đầu từ việc nhóm thi sĩ viết thơ về tình yêu. Theo Thọ, thì đã là nhà thơ thì phải có người yêu: “Văn thơ thực ra cả bốn đứa tôi đều làm thơ của bút nhóm Mặt Trời Khuya không chỉ có đề tài tình yêu. Bọn tôi còn viết về đề tài tình bạn, tình thầy trò, tình quê hương nhưng đã là nhà thơ thì dứt khoát phải có người yêu, nếu không chỉ làm được những bài thơ văn vứt đi, Thọ quả quyết thế” [2, tr.19]. Thọ đã tuyển thêm bốn nàng thơ vào nhóm Cúc Tần, Xí Muội, Hạt Dưa,Thỏ Con. “Không phải tự nhiên mà các nàng Hạt Dưa,Thỏ Con, Cúc Tần, Xí Muội quấn quýt quanh bọn tôi. Tất cả là do mưu kế và miệng lưỡi của Thọ” [2, tr.19]. Chính vì thế mới xảy ra cái sự việc dở khóc dở cười, yêu - không yêu của các cô cậu học trò. 26 Tuổi học trò với những rung động đầu đời, bắt đầu từ việc thích một cô nàng và chọn người đó là nàng thơ của mình, không phải ngẫu nhiên mà các thi sĩ lại chọn Thỏ Con, Cúc Tần, Hạt Dưa, Xí Muội. Hẳn phải có thứ tình cảm nào đó để rồi có lúc giận dỗi, lúc nhớ nhung, lúc băn khoăn rằng mình có thích hay không. Nhân vật tôi băn khoăn hỏi: “Tôi có thích con gái không? Nói trắng ra, tôi có thích Thỏ Con không” [2, tr.86]? “Nhiều lúc tôi vẫn đặt câu hỏi này. Và trong phần lớn các trường hợp, sau khi xoay chuyển ý nghĩa theo đủ các hướng tôi kết luận là tôi thích nó” [2, tr.86]. Nhân vật tôi đưa ra lí do rằng, vì sao mình lại thích Thỏ Con: “Tôi thích Thỏ Con vì nó hiền, trong bốn nàng thơ nó là đứa hiền nhất. Dĩ nhiên đứa hiền nhất không phải là đứa lúc nào nó cũng hiền. Thỉnh thoảng nó cũng nói cộc, đặc biệt là khi bênh bạn bè hoặc lòng tự trọng khi bị người khác xúc phạm. Tình yêu của bọn học trò này thích và không thích nó chỉ cách nhau gang tấc. Nhân vật “Tôi” cũng ghen tức khi Thỏ Con cười nói với mấy anh học cấp 3 rồi vùng vằng bỏ đi mặc cho Thỏ Con giải thích: “Người ta nói thì kệ người ta chứ! – Thỏ Con đỏ mặt – Tôi có thích nghe đâu!” [2, tr.51]. Nhân vật “Tôi” bao biện cho hành động của Thỏ con là thích nhưng Thỏ Con giải thích nó chỉ là phép lich sự: “Không thích mà ngồi nhe răng ra cười như đười ươi”. Lịch sự mà - Hừ, lịch sự! Đồng lõa thì có” [2, tr.51]. Nhân vật Tôi và Thỏ Con giận dỗi nhau mãi, Thọ phải tìm ra cách để cho nhân vật “Tôi” làm lành với nàng thơ của mình. Nhân vật “Tôi” đã làm một bài thơ ghi vào quyển các-nê để cho Thỏ Con đọc được bài thơ đó thay cho lời xin lỗi. Chuyện tình giữa Sơn và Xí Muội cũng vô cùng phức tạp. Cũng tương tự như nhân vật “Tôi”, Sơn và Xí Muội cũng có những ghen tuông và cãi nhau. Câu chuyện bắt đầu khi Sơn nhìn thấy Nguyệt là em gái của Xí Muội, Sơn 27 thấy cô em gái của nàng thơ xinh hơn chị nó, Sơn bèn tìm cách làm quen và rồi lấy được tấm ảnh của nhỏ Nguyệt cất vào ví: “Nó kể với tôi nhỏ Nguyệt xinh lắm, xinh hơn Xí Muội gấp sáu lần” [2, tr.57]. Cách so sánh của cậu nhóc này cũng thật hài hước. Sự việc bùng nổ khi vô tình Xí Muội phát hiện ra trong ví của Sơn có ảnh của Nguyệt (bức ảnh mà Sơn thấy trong vở của nhỏ Nguyệt) với mục đích thỉnh thoảng mở ra ngắm cho đỡ nhớ. Bí mật đó chưa được bao lâu thì bị bại lộ khi cả nhóm rủ nhau đi ăn chè, Sơn đã vô tình đánh rơi ví xuống đất và bị Xí Muội phát hiện: “Sơn chưa kịp nhặt, Xí Muội đã thò tay lượm lên. Oái ăm làm sao cái bóp lại bung ra ngay lúc đó , ngay trước mặt và tôi tin rằng nếu Xí Muội từng thấy ma một lần trong đời thì gương mặt của nó lúc đó có lễ chẳng thấm tháp gì so vớ lúc nó nhìn thấy tấm hình em gái nó trong bóp thằng Sơn” [2, tr.58]. Biết chuyện Xí Muội vô cùng nổi giận: “Đôi mắt Xí Muội thường đã to, bây giờ nó trố lên trông như bị động kinh. Miệng nó há ra, răng khểnh biến đâu mất và kinh khủng nhất là có vẻ như nó sẽ không bao giờ ngậm miệng lại được nữa” [2, tr.58, 59].Với những lí lẽ lập luận của bọn con gái: “Có ma mới tin ông” [2, tr.60], Ném vào mặt thi sĩ Hàn Thế Nhân một câu, Xí Muội đứng phắt lên khỏi ghế, đùng đùng bỏ đi một nước. Vì ghen tức, Xí Muội bất chấp lũ bạn thanh minh cho chàng thi sĩ: “Không này này gì hết. Mấy ông cùng một giuộc với nhau tụi tôi còn lạ gì? [2, tr.60]. Khi bị cả nhóm chỉ trích, Sơn đã vùng lên để biện luận “Tình chị duyên em cái khỉ mốc! Tao có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội đâu! Toàn tụi mày gán ghép cho tao” [2, tr.62] “Tao chỉ coi nó như bạn bè bình thường thôi” [2, tr.64]. Tóm lại, tình yêu đầu đời của lứa tuổi học trò rất khó xác định. Nó thật thật giả giả, hơi tí là ghen tuông. Đó là tình cảm trong sáng tuổi học trò. Bởi vì, cả bọn đã từng thú nhận: “Chưa bao giờ trao nhau nụ hôn hay cái nắm tay chỉ có Sơn và Hòa thú nhận hôm đấy có nắm tay Xí Muội, Cúc Tần để dắt qua 28 con mương”. Đó chính là kỉ niệm tình yêu của bọn học trò qua ngòi bút của Nguyễn Nhật Ánh. Tình huống của Sơn cũng gần như tình huống của nhân vật “Tôi” và Thỏ Con. Chúng chưa bao giờ nói thích nhau. Họ chỉ vào cùng nhóm, do sự khéo mồm của Thọ mà các cô nàng trở thành nàng thơ của thi sĩ. Các thi sĩ cũng tự ngầm nhận định là như vậy, nhưng chúng cũng ghen khi người ta không quan tâm đến mình, giận dỗi khi các bạn nữ có những người bạn khác giới quan tâm, cười nói với người khác. Ở tuổi đó, tình cảm bạn bè lẫn sự yêu thích cũng chưa khiến các học trò dám can đảm thú nhận thật lòng. Cuối cùng, các chàng trai cũng phải thú nhận rằng mình không hề có tình cảm gì: “Hôm đó sau khi thi sĩ Lãnh Nguyệt Hàn chất vấn, vặn vẹo một vòng và nghe ba thi sĩ còn lại thành thật khai báo tôi ngạc nhiên nhận ra mấy đứa kia đều giống hết mình nghĩa là chẳng đứa nào yêu đương cái con khỉ gì hết” [2, tr.65]. Và Thọ cũng đã thú nhận rằng giữa mình và Hạt Dưa cũng chưa hề có tình cảm đặc biêt: “Ờ tao và Hạt Dưa cũng chẳng đứa nào có gì với đứa nào” [2, tr.65]. Thế nhưng, chuyện cứ vòng quanh. Tình yêu rung động đầu đời không định nghĩa được rõ ràng. Sơn đã khẳng định mình không có tình cảm gì đặc biệt với Xí Muội, nhưng khi Xí Muội được các phan hâm mộ vây quanh Sơn lại tức tối định mượn bật lửa đốt nhà (dĩ nhiên là nói đùa). Nếu không có tình cảm gì sao phải ghen tức như vậy. Câu chuyện cứ vòng vo chẳng ai có thể trả lời được cho tuổi mới lớn phủ định - khẳng định chưa phân biệt được ranh giới định nghĩa còn lồng vào nhau. Tiếp đến là một câu chuyện tình của Hòa, anh chàng thi sĩ hay tè dầm. Hòa và Cúc Tần được cặp đôi với nhau, chắc nó cũng thích Cúc Tần hơn các bạn gái khác. Vì thế, nó đến nhà Cúc Tần để được nhìn thấy Cúc Tần; Hòa còn tưởng tượng ra Cúc Tần dáng vẻ ra sao, nó còn hẹn hò Cúc Tần nhiều hơn một lần. Hòa còn hình dung ra cặp đôi của mình đẹp như chuyện tình của văn 29 học lãng mạn: “Tao ghé thăm nàng thơ của tao - Hòa đáp, tôi không nhìn rõ mặt nó trong bóng đêm nhưng vẫn hình dung ra được vẻ vênh váo của nó qua cách nó đáp đối đáp lời tôi” [2, tr.91]. Đúng là chỉ có lứa tuổi học trò với có cách thể hiện mình như vậy: “Tao không vào nhà. Vào thì xoàng quá. Tao hẹn nó ở đống rơm sau hè” - Tao bắt chước Romeo và juliet [2, tr.91]. Đó là chuyện tình của nàng thơ Trầm Mặc Tử và Cúc Tần. So với mọi người, cặp đôi này biểu hiện rõ nhất thứ tình cảm vấn vương. Đặc biệt là hành động khi nàng phải đi xa đã cắt tóc gửi cho chàng, chàng thi sĩ thì bật khóc, chàng chỉ muốn làm nhà thơ Quách Tân để được đến Nha Trang. Vì ở nơi đó có nàng thơ Cúc Tần. Có lẽ trong truyện ta thấy tình cảm của Lợi giành cho Duyên (Chàng chăn ngựa và công chúa) là có phần người lớn hơn cả. Lợi mượn truyện để gửi gắm tình cảm thầm kín của mình. Những sự việc trong truyện Lợi viết, diễn ra rất giống với hoàn cảnh thực ngoài đời của cậu bé ở ngoài đời. Chính vì thế nó làm cho Duyên mê tít. Từ chỗ ghét Lợi nhỏ Duyên dần trở thành quý mến có phần ân hận đã đối xử không tốt với người anh ăn đậu ở nhờ nhà mình. Nhưng rồi, mọi hiểu nhầm đều được hóa giải. Cách giải quyết vấn đề của nhân vật học trò rất đơn giản nhưng chúng ta thấy không xa lạ. Nó như một phần của mỗi thành viên trong đoạn đời đó. Ai cũng có tình cảm mộng mơ, những rung động đầu đời để thương, để nhớ và cả những câu chuyện ngộ nhận hay nhận đại một người để làm oai trước bạn bè, trước thiên hạ. Đó là chuyện của Lãnh Nguyệt Hàn và Hạt Dưa. Bởi vì Hạt Dưa chỉ là cô em gái con nhà dì của Thọ. Hai đứa bằng tuổi học cùng trường đã từng đánh nhau sau đó đã nhận ra họ hàng. Tóm lại, tình yêu đầu đời rất đẹp, rất ngây ngô. Các nhân vật trong truyện khá “bấn loạn”: “thích - không thích – lại thích”. Nó cứ như vòng luẩn quẩn: không quan tâm nhưng lại rất thích được quan tâm, để rồi ghen tuông hờn dỗi đối phương, để cho đối phương cũng không hiểu sao lại là như thế. 30 Những rung cảm đầu đời ấy nhiều người đã từng trải qua và sẽ mỉm cười khi nhớ lại sau khi đọc truyện này. 1.4.3. Nhân vật học trò - những mộng mơ hoài bão Chất văn của Nguyễn Nhật Ánh đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi, mang cho tôi bao cảm xúc. Ông viết rất mượt mà, từng câu chuyện, từng nhân vật đều hay. Tôi cứ nhớ mãi dòng thơ “Lá nằm trong lá/Tay nằm trong tay”. Đó là câu thơ mà ai cũng thích cũng thuộc khi đọc truyện này, cốt truyện có sự xen lẫn sự khắc nghiệt của cuộc sống và niềm vui, ước mơ được hạnh phúc nhẹ nhàng đi vào lòng người. Trong đời người ai cũng sẽ một lần ươc mơ cho dù là những điều bình dị nhất trong cuộc sống. Ước mơ giúp con người niềm tin và tạo sức mạnh để họ vượt qua khó khăn, trở ngại trước mắt và đạt được mục tiêu đã đề ra. Mộng mơ hoài bão là những xuất phát điểm quan trọng. Đây là cơ sở đầu tiên để mỗi cá nhân, tổ chức và dân tộc cất cánh. Mỗi ước mơ dù lớn lao hay giản dị đều cần được tiếp lửa bằng nhiệt huyết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng của tuổi trẻ. Tuổi trẻ là thứ tình cảm rất quý mà không phải ai cũng biết. Nó là món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng cho chúng ta trên con đường chinh phục ước mơ của mình. Nguyễn Nhật Ánh xây dựng nhân vật học trò của mình với những mộng mơ, hoài bão lớn lao. Họ ước mơ trở thành các nghệ sĩ tài danh. Họ mơ về Nguyễn Bính, Thạch Lam, Hàn Mặc Tử Đầu tiên là sự kiện thành lập nhóm Mặt Trời Khuya do thủ lĩnh Thọ khởi xướng. Sau đó Thọ tự đặt cho các thành viên những bút danh dựa trên các tên tuổi lớn trong thi đàn dân tộc: Cỏ Phong Sương (tôi), Hận Thế Nhân (Sơn), Trầm Mặc Tử (Hòa) và Thọ (Lãnh Nguyệt Hàn). Tiếp theo họ đặt tên cho nhóm sáng tác, họ đề ra mục đích vươn tới: “Trang đầu tiên của cuốn sổ, Thọ kẻ bằng mực đỏ thật đậm, chữ vào chữ nấy to cồ cộ. Bút nhóm Mặt Trời Khuya” [2, tr.18], ngay bên dưới là một tuyên ngôn hết sức khệnh khạng 31 “Tương lai của văn chương nước nhà” [2, tr.18]. Các cậu học trò còn phân công nhau sáng tác và chép vào sổ: “- Mày cầm về, sáng tác được gì viết vào đây. Sau đó chuyển cuốn sổ cho cho đứa khác cứ xoay vòng như thế” [2, tr.19]. Đó là ước mơ hoài bão của những cậu học trò mới lớn. Nhóm Mặt Trời Khuya với mấy thành viên nhưng có bao nhiêu hoài bão để trở thành nhà văn trong tương lai. Họ ước mơ sẽ nổi tiếng như nhóm Tự lực văn đoàn. Các thành viên sẽ như Nhất Hưng, Khái Linh, Thạch Lam những cây bút nổi tiếng của nền thi ca văn học nước nhà. Để thực hiện hoài bão trở thành văn sĩ trong tương lai, họ bắt tay vào sáng tác. Họ còn có các nàng thơ của mình nữa. Đó là các nàng thơ với những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_the_gioi_nhan_vat_hoc_tro_trong_tac_pham_la_nam_trong.pdf
Tài liệu liên quan