MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích - yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
Phần 2: Tổng quan tài liệu 3
2.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 3
2.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái 12
2.1.3. Căn cứ vào chất lượng đàn con 13
2.1.4. Đặc điểm của giống lợn Landrace được sử dụng trong thí nghiệm 15
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái 15
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 22
Phần 3: Đối tượng - Nội dung phương pháp nghiên cứu 25
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1. Nội dung 25
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 26
Phần 4: Kết quả và thảo luận 27
4.1.1. Giới thiệu chung về công ty 27
4.1.2. Tình hình chăn nuôi tại công ty 28
4.1.3. Quy trình chăm sóc lợn nái 29
4.2. Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace 35
4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái Landrace 35
4.3. những bệnh thường gặp trên lợn nái ở trại 38
Kết luận và đề nghị 42
5.1. Kết luận 42
5.2. Tồn tại và đề nghị 43
Tài liệu tham khảo 44
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 20409 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và điều tra những bệnh thường gặp ở đàn lợn nái nuôi tại Công ty đầu tư và phát triển nông nghiệp Huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óc nuôi dưỡng của người chăn nuôi.
2.1.2.6. Sè con cai sữa/ nái/ năm
Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với nghề nuôi lợn nái. Người ta nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số lượng con cai sữa/ nái/ năm. Nếu tăng số lứa đẻ/ nái/ năm và tăng số lượng con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng lợn cai sữa/ nái/ năm sẽ cao.
2.1.3. Căn cứ vào chất lượng đàn con
2.1.3.1. Khối lượng sơ sinh toàn ổ
Khối lượng sơ sinh toàn ổ được cân sau khi lợn con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và cho bú sữa đầu.
Trọng lượng toàn ổ sơ sinh là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa của cơ sở chăn nuôi.
Trọng lượng sơ sinh càng cao càng tốt vì lợn sẽ tăng trọng nhanh ở các giai đoạn phát triển sau.
2.1.3.2. Khối lượng 21 ngày toàn ổ
Khối lượng toàn ổ lóc 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của lợn con, và là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Khả năng tiết sữa của lợn mẹ đạt cao nhất ở ngày thứ 21 sau đó sẽ giảm dần. Do đó người ta dùng khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ.
2.1.3.3. Khối lượng cai sữa toàn ổ
Khối lượng cai sữa toàn ổ phụ thuộc vào khối lượng lợn con khi cai sữa, thời gian bắt đầu cai sữa và kỹ thuật chế biến thức ăn cho lợn con. Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, và làm nền tảng cho khối lượng xuất chuồng.
2.1.3.4. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ
Đây là thời gian để hình thành 1 chu kỳ sinh sản. Bao gồm: Thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa đẻ/ nái/ năm.
365
Số lứa đẻ/ nái/ năm = ----------------------------
Khoảng cách lứa đẻ
2.1.3.5. Căn cứ vào khả năng tiết sữa của lợn nái
Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi con của lợn mẹ, đặc điểm của giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái của cơ sở chăn nuôi.
Lợn không có bể sữa, do đó không thể đo lượng sữa của lợn mẹ bằng cách vắt sữa mà chỉ có thể đo lượng sữa thông qua khối lượng của đàn con. Khi so sánh đàn lợn con nào có khối lượng cao hơn thì khả năng tiết sữa của lợn mẹ tốt hơn.
2.1.4. Đặc điểm của giống lợn Landrace được sử dụng trong thí nghiệm
Giống lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch, nó được hình thành từ sự lai tạo giữa hai giống lợn Youtland nguồn gốc từ Đức với lợn Yorkshire có nguồn gốc từ Anh quốc.
Lợn Landrace toàn thân có màu trắng, mình dài, tai to, rủ về phía trước, bụng gọn, bụng không sâu, bốn chân thon chắc, mông nở, vai đầy, thân hình nhọn về phía trước. Lợn đực trưởng thành nặng từ 300 - 320 kg, lợn cái 220 - 250 kg và có 12 - 14 núm vú.
Ở nước ta đã sử dụng Landrace chủ yếu là để lai kinh tế và nuôi thuần chủng. Trong lai kinh tế dùng lai với các giống lợn ngoại khác hoặc các giống lợn nội để thực hiện chương trình lạc hoá đàn lợn.
2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái
2.1.5.1. Yếu tố di truyền
Yếu tè di truyền ở đây chính là thành tích sinh sản của giống, mà cụ thể là giống con nái. Thành tích Êy thông thường đặc trưng cho giống và cũng mang tính cá thể.
Yếu tố giống có ảnh hưởng rõ ràng tới năng suất sinh sản của nái, đặc biệt là sự khác biệt giữa giống nội và giống ngoại. Theo nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (1999) [ ]có mét số chỉ tiêu năng suất sinh sản phân biệt rõ nét qua giống là: Tương ứng qua các giống Móng Cái, Yorkshire và Landrace có tuổi đẻ lần lượt là: 272,3 ngày; 418,5 ngày và 409,3 ngày; số con đẻ ra/ ổ là 10,6; 9,8 và 9,9 con và khối lượng sơ sinh trung bình/ con là 0,58; 1,2 và 1,2 kg.
2.1.5.2. Yếu tố ngoại cảnh
Ngoài các nhân tố tác động do di truyền, các nhân tố tác động do ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rõ ràng và có ý nghĩa đến năng suất sinh sản của lợn nái như: Chế độ nuôi dưỡng, bệnh tật, phương thức nuôi nhốt, mùa vụ, nhiệt độ, thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng đến các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái.
2.1.5.3. Chế độ nuôi dưỡng
Yếu tè quan trọng đối với lợn nái hậu bị và lợn nái mang thai là phải cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng dinh dưỡng cần thiết để có hiệu quả sinh sản cao. Chế độ dinh dưỡng bao gồm: Dinh dưỡng năng lượng, dinh dưỡng protein, ảnh hưởng của khoáng chất, nguyên tố đa vi lượng và ảnh hưởng của vitamin.
Nhu cầu năng lượng:
Năng lượng không thể thiếu được cho cơ thể mẹ duy trì nuôi thai, tiết sữa, nuôi con. Nhu cầu về năng lượng khác nhau tuỳ thuộc từng giai đoạn. Cần phải đủ nhu cầu về năng lượng cho lợn nái, tránh cung cấp thừa gây lãng phí thức ăn, giảm giá thành sản phẩm. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của con vật.
Năng lượng được cung cấp dưới hai dạng: Gluxit chiếm 70 - 80%, Lipit 10 - 13% tổng số năng lượng cung cấp.
Nhu cầu về protein:
Proteinn là thành phần quan trọng trong khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn, là thành phần không thể thay thế được cần thiết trước tiên cho mọi hoạt động trao đổi chất trong cơ thể và tham gia cấu tạo nên các mô trong cơ thể. Do protein tham gia vào cấu tạo hoạt động trao đổi chất nên hàng ngày luôn có một lượng nhất định protein mất đi. Trong quá trình đồng hoá và dị hoá của cơ thể thì hàng ngày luôn có các tế bào sinh trưởng và phát triển, phân chia và các tế bào già cỗi được loại thải ra ngoài. Do đó protein được cung cấp để bù đắp lại phần mất đi và một phần khác xây dựng lên các tế bào mới, tạo sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên việc cung cấp protein phải đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về các thành phần axit amin không thay thế: Lyzine, methionine, histidin, cystein, tryptophan… hay chính xác hơn nhu cầu về protein của lợn chính là nhu cầu về axit amin. Ngoài ra thức ăn phải có giá trị sinh học cao, dễ tiêu hoá, hấp thu. Để đáp ứng tốt các nhu cầu trên việc phối hợp khẩu phần thức ăn cho lợn bằng nhiều loại thức ăn cần thiết.
Bảng 2.1: Hàm lượng axit amin thích hợp cho lợn nái chửa và lợn nái nuôi con (Võ Trọng Hốt, 2000) [ ]
Loại axit amin
% của protein
Lợn nái chửa
Lợn nái nuôi con
Lizin
3,5
3,8
Treonin
2,8
2,6
Met +xys
2,5
2,5
Tryptophan
0,8
0,8
Histidin
2,1
1,9
Lơxin
7,6
6,4
Izolơxin
3,7
4,5
Valin
4,4
4,6
Tyroxin phenilalamin
6,3
6,3
Ảnh hưởng của khoáng chất:
Trong cơ thể lợn khoáng chất chứa 3% trong đó có tới 75% là canxi và photpho, xấp xỉ 25% là natri và kali, cũng có một lượng nhỏ magiê, sắt, kẽm, đồng, các nguyên tố khác tồn tại ở dạng dấu vết. Ví dụ như canxi làm ngăn trở việc hấp thu kẽm gây hiện tượng rối loạn ở da, gây sừng hoá gọi là hiện tượng paraketosis.
Ảnh hưởng của vitamin:
Vitamin cần cho sự chuyển hoá bình thường cho sự phát triển của mô bào, cho sức khoẻ, sinh trưởng và duy trì. Một số vitamin lợn có thể tự tổng hợp để đáp ứng nhu cầu như Vitamin B12. Một số Vitamin lợn hay thiếu cần phải bổ sung (A,D,E). Nếu bổ sung không đúng, thừa hoặc thiếu đều không tốt.
+ Thiếu Vitamin A: lợn con chậm lớn, da khô, mắt kém, lợn nái mang thai dễ xảy thai, đẻ non…
+ Thiếu vitamin D: thai phát triển kém,dễ bị liệt chân trước và sau khi đẻ.
+ Thiếu Vitamin A: lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn không động dục hoặc động dục chậm.
Đặc biệt lợn nái mang thai, nếu thiếu Vitamin sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Do vậy dinh dưỡng đầy đủ, khẩu phần ăn hợp lý, đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng, phát dục trước và sau khi đẻ, nuôi con…là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng suất, hiệu quả trong chăn nuôi.
Điều kiện khí hậu:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mùa vụ, nhiệt độ và chế độ chiếu sáng cũng làm ảnh hưởng tới các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái. Đặc biệt là các yếu tố nhiệt độ và Èm độ của chuồng nuôi.
Đối với lợn nái nhiệt độ thích hợp từ 18 - 210C. Do đó, về mùa hè sức sản xuất của lợn nái thấp hơn so với các mùa khác, vì nếu nhiệt độ chuồng trên 300C sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai, tỷ lệ chết phôi và chết thai tăng cao và thai kém phát triển do lợn mẹ ăn Ýt. Mặt khác nhiệt độ cao sẽ làm kéo dài thời gian đẻ, gây sát nhau, tỷ lệ lợn con hay chết cao do lợn mẹ hay đè chết con. Đồng thời khi nhiệt độ cao và độ Èm cao sẽ làm cho lợn nái không động dục hoặc động dục chậm. Còn nếu nhiệt độ quá thấp sẽ ảnh hưởng đến giai đoạn nuôi con, lợn con dễ bị cảm lạnh va dẫn đến tỷ lệ chết cao.
Kỹ thuật phối giống:
Kỹ thuật phối giống ảnh hưởng đến số lượng con/lứa. Chọn thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa. Chó ý rằng nếu lợn nái kéo dài động dục 48 giờ thì trứng sẽ rụng vào 8 - 12 giờ trước khi kết thúc chịu đực. Cho phối giống quá sớm hoặc quá muộn thì tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra/ ổ sẽ giảm nhanh chóng.
Có hai phương pháp phối giống là trực tiếp và thụ tinh nhân tạo. Thông thường lần phối giống đầu tiên người ta cho lợn nhảy trực tiếp nhưng đến các lần động dục sau thì sử dụng thụ tinh nhân tạo. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Trong phối giống cho nhảy trực tiếp, ảnh hưởng của cá thể giống là rất rõ rệt. Nếu phối trực tiếp sẽ làm giảm khả năng đảm nhiệm của lợn đực nhưng làm tăng khả năng thụ thai do lợn cái được kích thích nhiều hơn. Thụ tinh nhân tạo có nhiều ưu điểm hơn nhưng có nhược điểm là giảm tỷ lệ thụ thai do kích thích hưng phấn sinh dục thấp nên người ta thường tiến hành phối đơn, phối kép, phối lặp lại để tăng tỷ lệ thụ thai. Thô tinh không tốt có thể làm sây sát đường niêm mạc sinh dục của con cái dẫn đến viêm đường sinh dục.
Lứa đẻ:
Khả năng sản xuất của lợn nái ở các lứa đẻ khác nhau là khác nhau. Thông thường ở lứa đầu, lợn cái hậu bị cho sè con thấp nhất (so với các lứa về sau), ở các lứa đẻ sau sè con đẻ ra bắt đầu tăng lên cho đến lứa thứ 6, đến lứa 7 bắt đầu giảm.
Thời gian nuôi con:
Thời gian nuôi con kéo dài hay ngắn còn ảnh hưởng tới mức độ hao hụt của con nái do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng lứa đẻ sau. Nếu phải nuôi con trong thời gian dài thì sau khi cai sữa con nái cần thời gian dài hơn để phục hồi lại trạng thái sức khoẻ đảm bảo cho các lứa đẻ tiếp theo.
Sè con để lại nuôi:
Lợn nái thường có 12 - 16 vú, phổ biến là 14 vú. Nếu số con sinh ra nhiều thì người ta thường để lại nhiều nhất là số con bằng sè vú, nhưng tốt nhất là số con để lại nuôi nên nhỏ hơn số vú. Vì khả năng tiết sữa của lợn mẹ và số con để nuôi có mối tương quan chặt chẽ, khi sè con để lại nuôi càng Ýt thì khả năng tiết sữa của lợn mẹ càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên cũng không nên để nuôi quá Ýt vì hiệu quả kinh tế thấp và không đánh giá hết tiềm năng sinh sản thực của nái.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của ngành chăn nuôi lợn, từ những năm 60 nước ta đã nhập giống lợn cao sản Landrace, nhằm mục đích cải tạo đàn lợn nội. Đến nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu về khả năng sinh sản của các giống kể trên. Kết quả nghiên cứu là tìm ra các biện pháp kỹ thuật tối ưu nhất có thể đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thiện và cộng sự (1995) [], khả năng sinh sản của lợn Landrace thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2: Năng suất sinh sản của lợn Landrace
Chỉ tiêu
Landrace
n
± m-x
Sè con sơ sinh/ổ
293
8,61 ± 0,15
Khối lượng sơ sinh/con (kg)
284
1,41 ± 0,02
Sè con để nuôi/ổ (con)
251
7,95 ± 0,11
Sè con 21 ngày tuổi/ổ (con)
248
7,21 ± 0,1
Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg)
248
33,32 ± 0,54
Sè con 60 ngày tuổi/ổ (con)
243
6,93 ± 0,09
Khối lượng 60 ngày tuổi/ổ (kg)
244
73,78 ± 1,4
Khối lượng 60 ngày tuổi/con (kg)
243
10,71 ± 0,16
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
261
202,67 ± 3,4
Theo báo cáo kết quả của Đặng Vũ Bình (1995) [1] về năng suất sinh sản của giống lợn Landrace nuôi tại Việt Nam.
Bảng 2.3: Năng suất sinh sản của Landrcace nuôi tại Việt Nam
Chỉ tiêu
Landrace
n
± m-x
Sè con sơ sinh/ổ (con)
293
8,16 ± 0,15
Khối lượng sơ sinh/con (kg)
284
1,44 ± 0,02
Sè con để nuôi/ổ (con)
251
7,95 ± 0,11
Sè con 21 ngày tuổi/ổ (con)
248
7,21 ± 0,1
Khối lượng 21 ngày tuổi/ổ (kg)
248
33,32 ± 0,54
Sè con 60 ngày tuổi/ổ (con)
243
6,93 ± 0,09
Khối lượng 60 ngày tuổi/ổ (kg)
244
73,78 ± 1,4
Khối lượng 60 ngày tuổi/con (kg)
243
10,71 ± 0,16
Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
261
202,26 ± 3,4
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu sinh lý và khả năng sinh sản của Landrace
CÁC CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ TÍNH
LANDRACE
Tuổi phối giống lần đầu
Ngày
254,11
Tuổi đẻ lứa đầu
Ngày
368,11
Sè con đẻ ra/ổ
Con
9,98
Khối lượng sơ sinh/ổ
Kg
13,32
Khối lượng sơ sinh/con
Kg
1,34
Sè con 21 ngày tuổi
Con
9,1
Khèi lượng 21 ngày tuổi/ổ
Kg
44,2
Khối lượng 21 ngày tuổi/con
Kg
4,88
Sè con cai sữa/ổ
Con
8,96
Khối lượng sai sữa/ổ
Kg
86,17
Khối lượng cai sữa/con
Kg
7,36
Tỷ lệ nuôi sống
%
92,97
Năng suất sinh sản của lợn nái Landrace được Phan Xuân Hảo và cs (2001) [9] thông báo kết quả như sau: tuổi động dục lần đầu là 197,3 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 96,03 ngày, khối lượng phối giống lần đầu là 115,11 kg, chu kỳ động dục là 20,06 ngày, thời gian động dục là 5,86 và tỷ lệ thụ thai là 82,82.
Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (1998) [ ] về khả năng sinh sản của Landrace cho biết: trên 140 ổ đẻ trung bình đạt 8,66 con sơ sinh còn sống/ ổ với khối lượng sơ sinh bình quân là 1,42 kg/con. Sè con sơ sinh đạt cao nhất là dòng là dòng Landrace Nhật (9,02 con) và thấp nhất là dòng Landrace Bỉ (8,04 con). Dòng Landrace Bỉ có khối lượng sơ sinh cao nhất (1,54 kg/con) và thấp nhất ở dòng Landrce Nhật (1,29 kg/con). Khả năng tiết sữa bình quân đạt 76,50 kg, dòng Landrace Cu Ba cao hơn hai dòng Landrace Nhật (1,29 kg/con) và không có biểu hiện sai khác rõ giữa 3 dòng Landrace. Khối lượng toàn ổ cai sữa bình quân 76,50 kg, dòng Landrace Cu Ba cao hơn 2 dòng Landrace Nhật, Bỉ nhưng không đáng kể.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Landrace là giống lợn có nguồn gốc từ Châu Âu và chăn nuôi nhiều nhất trên thế giới, với phạm vi phân bố rất rộng. Do đó khả năng sinh sản của giống lợn này này đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu.
Các giống lợn tạo ra ở Liên Xô cũ như lợn trắng Thảo nguyên, Kalilinin, Liven đều có sự tham gia của lợn Landrace. Năm 1929, lợn Landrace Đan Mạch đã nhập vào Hà Lan, 30 năm sau Landrace Hà Lan đạt đỉnh cao về năng suất và xuất đi nhiều nước trên thế giới. Ở Mỹ các giống lợn điển hình đều có máu của Landrace. Vì vậy, cho đến nay có rất nhiều chương trình nghiên cứu và thông báo về khả năng sinh sản của các giống lợn ngoại này.
Theo thống kê của FAO (1999) tổng đàn lợn trên toàn thế giới từ năm 1989 - 1991 là 857,891 nghìn con. Đến năm 1998 số lượng trung bình 957,025 nghìn con. Trong đó số đầu lợn không đồng đều giữa các Châu lục.
Châu Á có số lượng đàn lợn cao nhất: 577,469 nghìn con, kế đến Châu Âu 199,254 nghìn con. Châu Phi 22,389 nghìn con. Ýt nhất là Châu Đại Dương 5,016 nghìn con. Nước có số đầu lợn cao nhất là Trung Quốc 485,698 nghìn con.
Keer và cs (1995) đã nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn Landrace được chọn lọc như sau:
Sè con đẻ ra/ ổ là: 12,00 con.
Sè con cai sữa/ ổ là: 9,2 con.
Stoikov và cs (1996) đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh sản của Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho biết: sè con đẻ ra/ổ cô thể là : Landrace Anh 9,8 con/ổ; Landrace Bungari 10,0 con/ổ và Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ.
Pleiff (1998) cho biết lợn Landrace có tỷ lệ thụ thai là 80,5%, sè con đẻ ra còn sống là 10,1 con/ổ.
Tummarut và cs (2000) cho biết năng suất sinh sản của đàn lợn Landrace Thuỵ Điển được thu từ 19 đàn lợn hạt nhân bao gồm 20,275 lứa đẻ và 6,986 nái thuần từ giai đoạn 1994 - 1997 như sau: Sè con sơ sinh/ổ lần lượt là: 11,61; sè con sơ sinh còn sống/ổ: 10,94 con; thời gian cai sữa đến phối giống: 5,6 ngày; tỷ lệ đẻ là 82,8; và tuổi đẻ lứa đầu là: 355,6 ngày.
Browska và cs (1997) cho biết về năng suất sinh sản của Landrace Ba Lan và Landrace Bỉ như sau:
Bảng 2.5: Năng suất sinh sản của Landrace Ba Lan và Landrace Bỉ
Chỉ tiêu
Giống
Landrace Ba Lan
Landrace Bỉ
Sè con sơ sinh sống/ ổ (con)
11,17
10,55
Sè con sống đến 21 ngày
10,47
9,65
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)
347
378
Khoảng cách lứa đẻ
194
186
Phần 3
Đối tượng - Nội dung
phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Lợn nái giống Landrace.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài từ tháng 5 đến 8 năm 2010.
Địa điểm nghiên cứu: Tại công ty đầu tư và phát triển nông nghiệp Huyện Quản Bạ -Tỉnh Hà Giang .
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nội dung
3.2.1.1. Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi lợn của Công ty đầu tư và phát triển nông nghiệp Huyện Quản Bạ - Tỉnh Hà Giang
3.2.1.2. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái giống Landrace
- Sè con sơ sinh sống/ ổ (con)
- Sè con để nuôi/ ổ (con)
- Sè con lóc 21 ngày tuổi/ ổ (con)
- Sè con cai sữa/ ổ (con)
- Khối lượng sơ sinh trung bình/ ổ (kg)
- Khối lượng sơ sinh trung bình/ con (kg)
- Khối lượng trung bình 21 ngày/ ổ (kg)
- Khối lượng trung bình 21 ngày/ con (kg)
3.2.1.3. Theo dõi những bệnh thường gặp ở lợn nái Landrace trên đàn lợn nái nuôi tại công ty đầu tư và phát triển nông nghiệp Huyện Quản Bạ Tỉnh Hà Giang
- Các bệnh thường gặp.
- Tỷ lệ mắc các bệnh của đàn lợn nái.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các nội dung trên chúng tôi sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê sinh học, theo dõi trực tiếp.
Số liệu thu được, được xử lý theo chương trình Exel.
3.2.2.1..Sè trung bình
=
Trong đó: Xi : giá trị các mẫu quan sát được
: giá trị trung bình
n : dung lượng mẫu
3.2.2.2. Độ lệch chuẩn
Sx =
Xi : Giá trị của biểu thức i
: Giá trị trung bình
n : Dung lượng mẫu
3.2.2.3. Sai sè trung bình
mx= ± (n>30)
Sx : Độ lệch chuẩn
n : Dung lượng mẫu
m : Sai sè trung bình
Phần 4
Kết quả và thảo luận
4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CÔNG TÁC THÚ Y Ở TRẠI.
4.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Công ty đầu tư và phát triển nông nghiệp Huyện Quản Bạ có tổng diện tích là 32,8 ha cách thị trấn khoảng 500m.
Công ty giống lợn Miền Bắc là của Xí nghiệp giống vật nuôi Thi Trấn và đây là cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam, chuyên sản xuất kinh doanh lợn giống và lợn thịt.
Công ty giống lợn Miền Bắc nằm gần đường giao thông nên rất thuận lợi cho việc phát triển với quy mô lớn, không chỉ cung cấp các loại giống đi các tỉnh phía Bắc mà còn cung cấp cho cả Miền Nam và các xí nghiệp xuất khẩu thịt sang thị trường Quốc tế.
Trại được chia thành các khu: Chăn nuôi lợn nái, lợn đực, lợn sau cai sữa, lợn choai và khu chăn nuôi lợn hậu bị.
Khu chăn nuôi lợn nái gồm các chuồng: chuồng nuôi lợn đẻ có 5 chuồng, 2 chuồng chăn nuôi lợn nái chửa, 2 chuồng chăn nuôi lợn tách con chờ phối.
Với chuồng nuôi lợn đẻ mỗi chuồng có 3 dãy ô chuồng với tổng sức chứa khoảng từ 70 - 90 nái đẻ.
Về mặt thiết kế, các mái chuồng được lợp bằng Petrociment, xung quanh chuồng có một lớp lưới sắt và một bạt treo di động có thể chắn gió, che mưa.
Chuồng xây theo hướng Đông Nam, nên mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Ở trên mái chuồng có hệ thống vòi phun hoa sen giúp làm mát, giảm nhiệt độ chuồng, đồng thời bên trong chuồng có hệ thống quạt điện để làm mát về mùa hè. Về mùa đông bên trong chuồng nái được đốt mùn cưa nên đảm bảo nhiệt độ trong chuồng luôn Êm áp. Bên trong các ô chuồng được thiết kế bằng khung sắt ở chuồng chửa, chuồng đẻ, chuồng chờ phối.
Chuồng lợn con sau cai sữa, lợn choai, lợn thịt, chuồng lợn đực xung quanh chuồng được xây bằng gạch hay đổ bê tông. Nền chuồng được đổ bằng gạch hay đổ bê tông. Riêng nền chuồng lợn con sau cai sữa là nền nhùa đục lỗ.
Máng ăn của lợn: lợn nái đẻ là máng dạng khay, xây rãnh với lợn choai, lợn đực… còn lợn sau cai sữa dùng máng ăn tự động.
Nước uống là nước giếng khoan, được lọc cẩn thận rồi được bơm vào bể chứa và từ đây được dẫn tới từng ô chuồng, ở đây các van uống đóng mở tự động khi lợn uống nước.
4.1.2. Tình hình chăn nuôi tại công ty
Công ty giống lợn Miền Bắc trực thuộc Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam. Vì vậy, Công ty giống lợn Miền Bắc không những đáp ứng đầy đủ về con giống cho các tỉnh Miền Bắc mà còn cung cấp con giống cho cả Miền Trung và Miền Nam. Hiện tại Công ty có tổng số 4855 con, trong đó có: lợn đực làm việc 24 con, nái sinh sản 1000 con, lợn đực hậu bị 16 con, lợn cái hậu bị chờ phối 250 con, lợn cái hậu bị sinh trưởng 515 con, lợn choai 1500 con, lợn con sau cai sữa 800 con và lợn con theo mẹ 750 con. (Số liệu được lấy tại phòng kỹ thuật công ty đến hết ngày 30 tháng 7 năm 2010).
Hiện nay công ty đã tạo ra một số giống lợn lai từ các giống lợn ngoại Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain trở thành lợn 2 và 3 máu như: Landrace - Yorkshire - Duroc hoặc Landrace - Yorkshire - Pietrain.
Tất cả lợn con sinh ra đều được nuôi làm giống, một số được nuôi làm lợn thương phẩm.
Lợn con sinh ra được bú mẹ từ 1 - 27 ngày tuổi ở chuồng đẻ, sau đó chuyển sang chuồng cai sữa cho ăn cám hoàn toàn. Cám được dùng cho lợn con cai sữa của hãng Proconco, cám đặt hàng cho ăn từ khi 28 ngày tuổi tới 60 ngày tuổi. Đến 60 ngày tuổi bắt đầu chuyển sang chuồng lợn choai, nuôi hậu bị. Lợn nái sau khi tách con thì được chuyển xuống chuồng chờ phối, 5 - 10 ngày thì phối, trước khi đẻ 20 ngày chuyển lên chuồng đẻ.
Có 5 yếu tố dẫn đến thành công.
- Con giống: Có năng suất chất lượng cao.
- Thức ăn: Có chất lượng tốt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn.
- Tổ chức chăn nuôi: có quy trình chăn nuôi tiên tiến, tiết kiệm công sức lao động, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
- Phòng trừ dịch bệnh: có quy trình tiêm phòng vacxin đầy đủ, vacxin có chất lượng tốt.
- Quản lý: xây dựng hệ thống báo cáo, kế toán kiểm tra, kiểm soát thật chính xác và đầy đủ.
4.1.3. Quy trình chăm sóc lợn nái
4.1.3.1. Chọn giống
Muốn chọn được con giống có chất lượng tốt thì từ khi sinh ra cho đến lúc chọn giống đạt trọng lượng ³ 80 kg. Lợn phải được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất, thức ăn có chất lượng cao để bộc lộ đầy đủ khả năng. Đến lúc đó mới tiến hành chọn giống theo các chỉ tiêu: tăng trọng ngày, chỉ số tiêu tốn thức ăn, dày mỡ lưng. Ngoài ra để chọn con giống tốt cần chọn đến các yếu tố sau.
+ 4 chân phải vững chắc.
+ Có số vú từ 12 đến 16 vú, cân, khoảng cách đều lộ rõ.
+ Thân hình cân đối, nhanh nhẹn.
+ Xác định tuổi và trọng lượng phối lần đầu:
Lợn cái hậu bị cho phối lần đầu phải có tuổi ³ 8 tháng tuổi và phải đạt trọng lương ³ 120 kg.
Tiêm vacxin phòng một số bệnh trước khi cho phối giống theo đúng lịch.
4.1.3.2. Quy trình phối giống cho lợn nái
Xác định thời điểm phối giống cho lợn nái.
Để đảm bảo cho kết quả phối giống cho lợn nái được tốt. Người chăn nuôi cần kiểm tra chính xác thời điểm chịu đực của lợn nái, tốt nhất nên kiểm tra ngày 2 lần sáng, chiều sau mỗi bữa ăn. Nếu lợn nái cai sữa mà lên giống trước 5 ngày khi kiểm tra thấy chịu đực thì phối chậm sau 12 giê.
Nếu lợn nái cai sữa mà lên giống sau 5 ngày, khi kiểm tra thấy chịu đực cho phối giống ngay, sau đó phối chậm lại sau 12 giê.
Nếu là lợn hậu bị hoặc lợn nái bị lốc, khi kiểm tra thấy chịu đực thì cho phối giống ngay.
Chuẩn bị lợn nái trước khi cho phối giống .
Khi đã xác định được thời điểm chịu đực của con lợn nái trước khi phối giống chúng ta cần làm công tác vệ sinh: rửa sạch cơ quan sinh dục và khu vực xung quanh, dùng nước muối sinh lý rửa sạch cơ quan sinh dục trong và dùng bông lau khô.
Đưa nái vào chuồng lợn đực để công tác phối giống được thuận lợi.
Chuẩn bị tinh trước khi phối giống.
Tinh lợn được bảo quản ở nhiệt độ từ 16 - 180C trong môi trường nước, trước khi cho phối giống ta phải nâng nhiệt độ lên 250C trong 5 phót sau đó tiếp tục ngâm trong nước có nhiệt độ 350C trong 5 phót.
Cắt núm bình tinh, dùng kính hiển vi kiểm tra xem chất lượng tinh có tốt không.
Kỹ thuật phối giống.
Dùng que phối giống đã được hấp tiệt trùng, cho chất bôi trơn phía đầu que phối rồi đưa vào từ từ chếch 1 góc 450 và hướng lên trên. Xoáy nhẹ theo chiều ngược kim đồng hồ đến khi tay ta có cảm giác cấy qua cổ tử cung, khi đó ta có thể bơm tinh.
Dùng một chân đè lên lưng hoặc có thể ngồi cả lên lưng lợn nái mặt quay lại phía sau.
Lợn nái khi chịu đực sẽ tự hút tinh, nếu ta đặt bình tinh quá cao tinh sẽ vào nhanh nhưng dễ bị trào tinh ra ngoài.
Thời gian phối giống cho lợn nái.
Thời gian phối giống thao tác tốt nhất trong vòng 10 - 15 phót.
Nên phối giống cho lợn nái vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, thời gian cách nhau 12 giê.
Nếu kiểm tra thấy lợn nái còn chịu đực thì tiếp tục cho phối liều thứ 2, 3.
4.1.3.3. Chăm sóc lợn nái mang thai
Lợn nái sau khi phối giống từ 1 - 35 ngày, không nên vận chuyển lợn đi xa, không nên tiêm bất kỳ một loại vacxin hay kháng sinh nào. Lợn nái mang thai phải được nuôi dưỡng trong môi trường thoáng mát, tốt nhất phải ≤ 280C tránh cho lợn ăn nhiều thức ăn giàu tinh bột, hoặc cho ăn các loại thức ăn bị nấm mốc dễ bị chết thai.
Trước khi lợn đẻ 14 ngày nên chuyển sang loại thức ăn có chất lượng tốt hơn, đảm bảo cho lợn nái có sức khoẻ tốt.
Trước khi lợn đẻ 7 ngày thì chuyển lợn lên khu chuồng đẻ để lợn làm quen.
4.1.3.4. Chăm sóc lợn nái nuôi con
Chuẩn bị ô đẻ khô sạch, ổ úm lợn con phải có bóng điện để sưởi Êm cho lợn con trong 2 - 3 ngày đầu (lợn mới sinh cần nhiệt độ 32 - 330C).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 59.doc