Đề tài Theo dõi tình hình bệnh truyền nhiễm, bệnh nội, ngoại sản thường gặp ở lợn, thử nghiệm một số phác đồ điều trị tại xã Việt Tiến- Việt Yên- Bắc Giang

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2. Sự cần thiết tiến hành báo cáo 2

1.3. Điều tra cơ bản 2

1.3.1. Điều kiện tự nhiên 2

1.3.2. Điều kiện xã hội 4

1.3.3. Tình hình sản xuất 6

1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn 13

1.4. Mục tiêu cần đạt được của báo cáo 14

PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 15

2.1. Cơ sở lý luận 15

2.1.1 Một số bệnh thường gặp ở lợn 15

2.1.2 Một số thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị 24

2.2 Kết qủa nghiên cứu trong nước và ngoài nước 26

PHẦN3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 28

3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm tiến hành 28

3.1.1. Đối tượng 28

3.1.2. Địa điểm 28

3.1.3. Thời gian tiến hành 28

3.2. Nội dung thực hiện 28

3.3. Phương pháp thực hiện 28

PHẦN 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29

4.1. Kết quả 29

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI 35

5.1. Kết luận 35

5.2. Tồn tại 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37

 

 

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Theo dõi tình hình bệnh truyền nhiễm, bệnh nội, ngoại sản thường gặp ở lợn, thử nghiệm một số phác đồ điều trị tại xã Việt Tiến- Việt Yên- Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p rất cao so với các nguồn thu nhập khác từ nông nghiệp, chủ yếu cung cấp thịt trong vùng và suất khẩu ra sang vùng lân cận, ngành chăn nuôi lợn được các hộ gia đình trong thôn hưởng ứng một phần tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, không tốn thời gian nhiều nên việc chăn nuôi lợn được người dân địa phương nuôi với lượng tương đối lớn, mỗi hộ gia đình co điều kiện chăn nuôi thì số lượng lợn được nuôi nhiều hơn so với gia đình có điều kiện kinh tế thấp, do không cần đòi hỏi vốn nhiều lại thu nhập cao nên người dân đều đầu tư vào ngành chăn nuôi lợn theo hộ gia đình. Nên ta phải có kế hoạch đầu tư hợp lí ngành chăn nuôi lợn để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm thịt, nâng cao chất lượng giống để tăng thu nhập cao hơn nữa cho người dân, bên cạnh đó cần có biện pháp vệ sinh phòng dịch bệnh để hạn chế sự lây lan dịch bệnh làm ảnh hưởng đến việc chăn nuôi . Chăn nuôi gia cầm Tổng đàn gia cầm của toàn xã 64391 Thức ăn chăn nuôi: Những hộ chăn nuôi lớn, quy mô lớn thì hầu hết cho ăn theo phương thức công nghiệp còn những hộ chăn nuôi nhỏ thì tận dụng thức ăn từ nông nghiệp. Tận dụng nguồn thức ăn là sản phẩm phụ của gia đình và của ngành trồng trọt như: ngô, khoai, sắn, thóc gạo... chủ yếu là nuôi chăn thả đối với các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ, còn đối với các hộ gia đình chăn nuôi bán công nghiệp là vừa tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn vừa sử dụng một phần thức ăn công nghiệp như sử dụng ngô để pha trộn các thức ăn đậm đặc. Một số hộ gia đình chăn nuôi theo hình thức công nghiệp với số lượng tương đối nhiều thức ăn chủ yếu là đã được chế biến sẵn có bán trên thị trường, hình thức này đòi hỏi vốn đầu tư nhiều nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao chỉ áp dụng được với những hộ gia đình có kinh tế khá giả. Kỹ thuật chăn nuôi cao phòng chống dịch bệnh theo từng giai đoạn của vật nuôi . Giống: Nhập các giống tốt, siêu trứng, chuyên thịt như các giống gà ri , vịt cỏ, ngan sen, các giống gia cầm nhập nội có khả năng tăng trọng nhanh cã năng suất cao như gà lương phượng , gà kabir, ngan pháp... Chuồng trại: Kiờn cố luôn khô ráo, hợp vệ sinh có đầy đủ máng ăn máng uống, bể tắm (ngan, vịt ). Thu nhập từ chăn nuôi gia cầm: so với các ngành chăn nuôi khỏc thỡ thu nhập từ chăn nuôi gia cầm là cao, đáp ứng đầy đủ tiêu dùng của người dân trong vùng và các vùng lân cận, nhưng cũng tổn thất rất lớn từ những dịch bệnh như cúm gia cầm và các bệnh khác làm cho giá cả ngành chăn nuôi gia cầm không ổn định. Chăn nuôi ngựa Tổng đàn ngựa toàn xã là: 40 Thức ăn chăn nuôi: Tận dụng thức ăn nông nghiệp như cỏ rơm, rạ các loại thưc ăn khác như thức ăn phụ phẩm khác của ngành trồng trọt . Giống : Chủ yếu giống trong nước Chuồng trại: Kiên cố Thu nhập từ chăn nuôi ngựa: khá cao so với các nguồn thu khác ,nhưng đòi hỏi người chăn nuôi phải có kinh nghiệm nhưng đăc biệt là phải có sức khoẻ thì mới có thể huẫn luyện cho ngựa làm việc tốt đảm bảo vệ sinh phòng dịch bệnh để ngựa làm việc tốt đạt năng xuất cao. Chăn nuôi các loại khác Chăn nuôi chú, mốo, cỏ số lượng đàn chó trong toàn xã là 1441 con, còn đàn mèo là 1213 con ,qua đó ta thấy số lượng đàn chó mèo trong toàn xã là cao. Nhưng các hộ gia đình chỉ chăn nuôi với mục đích giữ nhà và bắt chuột ngoài ra thịt chó đàn cũng được xuất hiện trên thị trường nhưng tỉ lệ kinh tế chưa cao do người dân chưa chú trọng đến phương thức chăn nuôi chú mốo, chưa quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh phòng dịch bệnh vẫn thường xảy ra nhất là những lúc chuyển giao thời tiết giữa cỏc mùa như bệnh đường tiờu hoỏ, bệnh đường hô hấp. Chăn nuôi cá: trong toàn xã hiện nay có 44,86 ha diện tích mặt nước nuôi cá. Hằng năm cho thu nhập 363,4 tấn cá. Thức ăn sử dụng để chăn nuôi cá thường là rau, cỏ, và chất thải của ngành chăn nuôi. Thu nhập của chăn nuôi cá cao hơn so với thu nhập của ngành trồng trọt ở vùng đất tròng. Do vậy diện tích nuôi thả cá trong xã có thể mở rộng từ 70-100ha diện tích mặt nước. Bảng 1: Tình hình chăn nuôi tại xã Việt Tiến - Việt Yên - Bắc Giang trong thời gian thực tập. Thôn Lợn (con) Gà (con) Trõu, bò (con) Thôn 1 896 11213 91 Thôn 2 773 12814 98 Thôn 3 834 10136 121 Thôn 4 791 976 83 Thôn 5 864 12139 220 Thôn 6 912 14896 312 Thôn 7 658 971 81 Thôn 8 617 826 72 Thôn 9 413 420 61 Tổng 6758 64391 1139 Qua bảng kÕt quả bảng 1 cho thấy : Chăn nuôi lợn tổng số đàn lợn: 6758 con và thôn 6 là thôn chăn nuôi lợn nhiều nhất rồi đến thôn 3,1 cũn thôn 9 chăn nuôi ít nhất. Trước kia do hiệu quả chăn nuôi lợn đem lại cho người dõn là không đáng kể, vì vậy chăn nuôi chủ yếu là tận dụng thức ăn dư thừa như cám, gạo ,ngô, khoai …Nhưng trong những năm gần đõy thì do giá trị của chăn nuôi là rất lớn. Mặt khác do nhận thức của người dõn ngày càng được nõng cao. Chớnh vì vậy đã có nhiều hộ gia đình không ngại vay vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, thành lập những trang trại nhỏ của gia đình với việc áp dụng các phương thức chăn nuôi công nghiệp, cho ăn cám viên ăn thẳng hoặc chăn nuôi bán công nghiệp. Chăn nuôi gà: Rất phát triển được bà con chú trọng tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của địa phương không những cung cấp sản phẩm thịt, trứng cho bà con trong xã mà còn cung cấp các vùng lân cận xuất hiện nhiều trại gà lớn ,vừa và nhỏ. Chăn nuụi trõu, bò: với tổng số đàn là 1139 con so với chăn nuôi lợn ,gà thì chăn nuụi trõu ,bũ giảm đi đáng kể nguyên nhân do đợt dịch LMLM vừa qua đã làm thiệt hại lớn đến chăn nuụi trõu, bò. Đặc biệt bãi chăn thả ngày càng bị thu hẹp lại do đó mà số lượng đàn trâu, bò ngày càng ít đi trên địa bàn xã. - Các hoạt động kinh tế khác: Nghành tiểu thủ công nghiệp: Trong địa bàn toàn xó cú hàng trăm hộ kinh doanh dịch vụ như hàn xì, máy xay xát, dịch vụ thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng... góp phần nâng cao đời sống kinh tế cho các hộ gia đình. và trong xó cũn có Phố Tràng - chợ Tràng là trung tâm trao đổi buôn bán hàng hoá của những người dân trong vùng đã tạo điều kiện của người dân nơi đây Đặc biệt trên địa bàn xã có nhà máy chế biến hoa quả đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động đem lai thêm thu nhập cho người dân. Nhờ sự phát triển về kinh tế xã hội mà đời sống văn hoá của người dân ngày một nâng cao, các hoạt động xã hội của xã Việt Tiến đều được các tổ chức các ban ngành đoàn thể tham gia sôi nổi, nhiệt tình và có hiệu quả. 1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi Địa bàn tương đối bằng phẳng giúp cho việc xây dựng chuồng trại thuận lợi từ đó có thể mở rộng quy mô, nâng cao số đầu gia súc, có nhiều tuyến đường liên xã và có quốc lộ 37 chạy qua nên thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển gia súc gia cầm. Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp các nghành và ban thú y xó nờn nhiều hoạt động như vệ sinh được thực hiện thường xuyên góp phần làm giảm thiểu thiệt hại do bệnh tật gây ra. Được người dân hưởng ứng, ý thức được vai trò của vệ sinh thú y và vai trò chuồng trại trong chăn nuôi nên một phần nào đó cải thiện đi vấn đề về vệ sinh làm tăng năng xuất, chất lượng đàn gia súc gia cầm. Nhiều hộ gia đình đã chú tâm đầu tư hơn trong chăn nuôi nên quy mô cũng ngày càng lớn hơn đây là tiềm năng của xã là tiền đề cho sự phát triển tương lai của xã sau này * Khó khăn Hàng năm trên quốc lộ 37 có rất nhiều người qua lại và phương tiện vận chuyển qua lại điều đó không thể tránh khỏi việc vận chuyển cả gia súc khoẻ lẫn gia súc ốm qua lại đây là mối đe doạ lớn nhất đến các đàn gia súc gia cầm trong địa bàn xã. Bên cạnh đú cũn 1 số hộ gia đình ý thức về công tác thú y còn chưa cao nên một số bệnh phát sinh một cách lẻ tẻ làm cho việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. 1.4. Mục tiêu cần đạt được của báo cáo - Biết lựa chọn, thực tiễn một báo cáo khoa học trên cơ sở các điều kiện đã xác định được - Biết được kết quả tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn và hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh tại địa phương - Tổng kết đánh giá hiệu quả báo cáo và bài học kinh nghiệm cho bản thõn và cho chỉ đạo hoạt động thực tiễn tại địa phương PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số bệnh thường gặp ở lợn *Bệnh truyền nhiễm Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1979) [8] Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn như bênh tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn, bệnh đóng dấu, bệnh suyễn... Bệnh dịch tả lợn Là bệnh truyền nhiễm quan trọng nhất do virỳt ở lợn với những đặc tính đặc trưng: lây lan mạnh, sốt cao, tỷ lệ lợn ốm và chết trong vùng dịch cao, lợn cảm nhiễm ở mọi lứa tuổi với những tổn thương xuất huyết điển hình. Bệnh gây thiệt hại kinh tế trầm trọng trong chăn nuôi lợn nhiều năm qua ở Việt Nam. Nguyên nhân gây bệnh và cách lây truyền Bệnh dịch tả lợn do virut thuộc Pestivirus họ Flavoviridae và là loại ARN virỳt, cú sức đề kháng cao, có thể tồn tại nhiều năm trong thịt ướp đông, 6 tháng trong thịt ướp muối và xông khói. Virỳt gây bệnh dịch tả lợn có kháng nguyên đơn dòng. Bệnh lây lan do truyền trực tiếp chủ yếu qua đường tiờu hoỏ hay đường hô hấp trên từ con ốm sang con khoẻ. Từ đó, virỳt bị thực bào và đến các hạch lymphụ như tuyến Amidan, họng… và tăng sinh. Sau 24 giờ, virỳt xâm nhập vào máu và xâm nhiễm vào các tế bào nội mạc mạch máu. Sau 3-4 ngày, virỳt tới các cơ quan nhu mô rồi lại tăng sinh và nhiễm huyết lần 2 vào ngày thứ 5, thứ 6. Virỳt có thể lây qua nước tiểu, nước mắt, dịch mũi, rơm rác, qua nước rửa thịt, lông lợn ốm chết tại ao hồ. Chuột, bọ, chim, chú, mốo, người, xe cộ, dụng cụ chăn nuôi đều có thể thành vật truyền bệnh. Triệu chứng lâm sàng: Thời gian ủ bệnh từ 4-8 ngày. Bệnh có thể thấy 3 thể: + Thể quá cấp: Lợn chết trong vòng 3-7 ngày, thể này thường thấy ở lợn con. Nhiều trường hợp, lợn con chết mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Bệnh phát nhanh, sốt cao 41o- 43oC; da bẹn dưới bụng có những chỗ mọng đỏ sau trở thành tím. Bệnh tiến triển 1-2 ngày lợn có thể hộc máu mà chết. + Thể cấp tính: Trong vòng 9-19 ngày. Lợn bị ốm trở nên chậm chạp, nằm chồng đè lên nhau, biếng ăn, bỏ ăn, sốt cao 41o-42oC, triệu chứng đầu tiên thấy là lợn viêm kết mạc, mắt đỏ, chỗ da mỏng có xuất huyết dưới da nhỏ như đầu đinh ghim, tụ từng đám đỏ, sau đó tím bầm lại điển hình ở những chỗ da mỏng, tai và mõm, mắt có dử che lấp. Phân lúc đầu táo bón, rắn, khi nhiệt độ cơ thể hạ 38o-39oC thỡ phõn lỏng và có mùi tanh khắm đặc biệt. Nhiều trường hợp lợn nôn mửa. Lợn thở mạnh, hồng hộc, có khi lợn chết khi khó thở. Đôi mắt lợn mất cân bằng, đi siêu vẹo, qụy gục rồi bị co giật hoặc bại liệt hai chân sau (thể thần kinh). Viêm niêm mạc mũi và chảy nước mũi đặc có khi loét xung quanh vành mũi. Lợn gầy, yếu, hốc hác, tai sưng tấy hay hoại tử. Nái chửa xảy thai, chết lưu thai, lợn con sinh ra yếu, chết yểu. + Thể mãn tính: Bệnh kéo dài 30-90 ngày, thường xuất hiện ở lợn 2-3 tháng tuổi. Lúc đầu lợn ỉa táo như phân thỏ sau ỉa chảy vọt cần câu. Các vết xuất huyết ở bẹn, tai, mũi, bụng, chuyển từ màu đỏ sang màu tím, sau đó da bị hoại tử tróc từng mảng như bánh đa. Thể này làm con vật bỏ ăn hay ăn uống thất thường, lợn chui rúc trong cỏc gúc, độn chuồng, đi lại loạng choạng. Khi bệnh dịch tả ghộp phú thương hàn, đóng dấu lợn hoặc tụ huyết trùng làm cho bệnh càng trầm trọng hơn. Bệnh tích: Xuất huyết màu đỏ hoặc tím tràn lan ở những chỗ da mỏng, tai, mõm. Hạch lâm ba xuất huyết giống như quả dâu tây. Vỏ thận xuất huyết lấm chấm, xuất huyết điểm (80% trường hợp) giống như vỏ trứng gà tây hay trứng cuốc. Lách xuất huyết, nhồi huyết, mộp lỏch sưng tím, có hình răng cưa. Viêm ruột, loét ruột với những nốt loét định hình tròn, đường kính 1-2cm hỡnh cỳc ỏo ở hồi tràng. Bệnh tụ huyết trùng lợn Theo Bùi Đại (1974) [2] Bệnh do trực khuẩn Pasteurella suiseptica gây nên, vi khuẩn có sẵn ở trong đường hô hấp trên của lợn. Khi sức đề kháng của con vật bị giảm do tác nhân như: ăn, uống kém vệ sinh, thời tiết thay đổi đột ngột… Khi bệnh phát sẽ gây thành dịch, do bệnh lây lan từ con ốm sang cho con khoẻ qua đường không khí, trực tiếp qua đường ăn uống, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển hoặc do chó, chuột… Là những vật truyền mầm bệnh. Bệnh thường phát ở 3 thể: quá cấp, cấp tính, mãn tính. Triệu chứng lâm sàng + Thể quá cấp: Bệnh tiến triển rất nhanh, chết đột ngột. Lợn sốt cao 41o-42oC, run rẩy, bỏ ăn và nằm lì một chỗ; da đỏ rực đến tím tái thành từng mảng lớn; Lợn thở hổn hển thể bụng rất khó khăn, đôi lúc ho, nước mũi chảy ra. Trường hợp nặng, lợn thở bằng miệng và toàn thân tím tái. Lợn bị nhiễm trùng huyết và chết nhanh sau 12-36 giờ. + Thể cấp tính: Bệnh tiến triển nhẹ hơn với những triệu chứng viêm phổi, ho, sốt. Bệnh kéo dài 4-5 ngày nếu không điều trị kịp thời lợn sẽ bị chết do bại huyết. + Thể mãn tính: Có thể chuyển sang viêm khớp, lợn đi tập tễnh, viêm phổi và phế quản mạn. Bệnh tích Mổ khám thấy toàn thân xuất huyết nặng thành từng mảng lớn tím bầm trên da, các cơ quan phủ tạng. Viêm phổi nặng nên phổi có màu đỏ, mặt cắt trông như đá hoa vân, nhất là ở thuỳ trước và thuỳ giáp cơ hoành cách. Trong các ống khí quản chứa đầy bọt. Phù nề phổi rất điển hình. Trường hợp bệnh ở thể mãn tính, trên mặt cắt của phổi có thể thấy những hạt màu trắng hay trắng xám, các hạch lâm ba xuất huyết. Bệnh đóng dấu lợn Nguyên nhân: Do vi trùng Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra. Vi khuẩn hình que, gram (+), nó có sẵn trong niêm mạc họng, amidan và mũi lợn, khi gặp điều kiện thuận lợi nhất định sẽ trỗi dậy phát bệnh như: nắng, nóng, nồm, oi bức, độ ẩm cao. Bệnh thường phát ra ở 3 thể: quá cấp, cấp tính, mãn tính. Triệu chứng + Thể quá cấp: Bệnh xảy ra đột ngột, nhanh, thời gian nung bệnh kéo dài 1-3 ngày. Lợn sốt cao 41o – 42oC, có khi 43oC, bỏ ăn, nằm lì một chỗ, trụy tim rồi chết. Bệnh thường xảy ra ở lợn 3-4 tháng tuổi. Có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nhanh, quá cấp, lợn chết mà trên da chưa xuất hiện những dấu son (bệnh đóng dấu trắng). + Thể cấp tính: Thể này thường gặp ở lợn với các lứa tuổi và thể miễn dịch khác nhau. Lợn sốt cao 410 – 420C, qụy gục, bỏ ăn, và chết sau 12 – 48 giờ do ngạt thở với những nốt xung huyết thâm tím trên tai và loang lổ khắp cơ thể. Thường thì những nốt xung huyết từng đám hình tròn hay hình vuông với kích thước khác nhau và tạo thành những nốt viêm da nổi mẩn cứng khắp cơ thể (da kim cương). Đặc điểm của những nốt này ở lợn trắng rất dễ nhận biết bằng mắt thường, khi dùng ngón tay ấn vào thì trở thành bệch trắng, khi bỏ tay ra, đám đỏ lại trở lại như cũ (xung huyết). Ở lợn màu đen, có thể sờ thấy các nốt sần mẩn cứng sung huyết này. + Thể mãn tính: Lợn sốt 400 – 410C, bỏ ăn, nằm bẹp một chỗ, chảy nước mắt, nước mũi, da sung huyết đỏ sau đó tróc như vỏ đỗ hay bánh đa, loét chảy nước vàng còn gọi là “Lợn mặc áo tơi”. Đặc biệt, lợn bị loét sùi van tim, các khớp viêm bị sưng, nóng, đau khi sờ vào, sau 2 -3 tuần bị cứng đờ, lợn đi lại khó khăn. Bệnh tích Thể quá cấp: không thấy các nốt đỏ trên da và những tổn thương đặc trưng. Thể cấp tính: Nốt sần đỏ sung huyết khắp cơ thể, trên tai, toàn cơ thể tím tái. Bệnh tích bại huyết toàn thân. Hạch lâm ba sưng, xuất huyết, viêm thận, lách sưng to, nhiều vết bầm huyết đỏ trên vỏ thận, màng phổi, phúc mạc, tim…. Thể mạn tính: Thoỏi hoỏ da, sưng các khớp, van tim sần sùi, các màng hoạt dịch bị biến dạng, sưng tấy. Bệnh phó thương hàn Nguyên nhân gây bệnh: Theo Phạm khắc Hiếu và cộng sự (1998) [5]: Bệnh phó thương hàn gây ra bởi vi khuẩn Salmonella spp và thành những vụ dịch với những triệu chứng điển hình là bại huyết, viêm ruột cấp hay mãn tính và ỉa chảy dữ dội ở lợn cai sữa hay lợn 10 -16 tuần tuổi. Tỷ lệ lợn trong đàn ốm và chết cao. Salmonella spp là vi khuẩn gram (-) có rất nhiều chủng và có cấu trúc kháng nguyên khác nhau. Chủng gây bệnh phó thương hàn ở lợn chính là S.choleraesuis, đứng thứ 2 là S.typhymurium và S.typhisuis là những chủng cũng gây bệnh cho lợn. Cơ chế gây bệnh, ngoài sự tăng sinh của vi khuẩn và gây tổn thương các cơ quan, từ đó có thể nhiễm khuẩn máu, trong quá trình chuyển hoá, vi khuẩn sản sinh các độc tố và gây rất nhiều các rối loạn sinh học trong cơ thể. Triệu chứng lâm sàng: Thời gian nung bệnh 3-4 ngày. Lợn con mắc bệnh nhưng nặng nhất là lợn ở độ tuổi 10-16 tuần . Thể bại huyết : Thể thường gặp nhất ở các lợn con và tỷ lệ chết có khi đến 100% nếu không can thiệp kịp thời. Lợn bị qụy, nằm ì một chỗ, yếu và cú cỏc triệu chứng thần kinh. Con bệnh thường chui rúc vào đống ổ và trên tai xuất hiện những đám đỏ tím. Nhiệt độ cơ thể khoảng 40,6 – 41,70C. Lợn thường chết trong vòng 24-48 giờ. Thể viêm ruột cấp: thường gặp ở lợn con sau khi bị thể bại huyết không chết. Lợn ỉa chảy toàn nước màu vàng nhạt, nhiệt độ khoảng 40,6 – 41,70C kèm theo. Thể viêm ruột cấp: thường gặp ở lợn con sau khi bị thể bại huyết không chết. Lợn ỉa chảy toàn nước màu vàng nhạt, nhiệt độ khoảng 40,6 – 41,70C kèm theo những triệu chứng đường hô hấp, yếu, thần kinh cũng như liệt và run rẩy, da trắng bệnh. Lợn khỏi bệnh, có thể bị lột da tai, đuôi. Thể mãn tính: Lợn gầy yếu còm nhom, thỉnh thoảng sốt và ỉa chảy kéo dài. Bệnh tích: xuất huyết tràn lan từ da đến các phủ tạng, hạch lâm ba màu đỏ võn đỏ, gan và phổi sưng, đường tiờu hoỏ bị tổn thương nặng. Hạch màng treo ruột sưng to, niêm mạc dạ dày xuất huyết hoặc có những vết loét, niêm mạc ruột có nhiều vết loét như hỡnh cỳc ỏo, bờ hoại tử, lách sưng to. . *Bệnh nội,ngoại sản Theo Nguyễn Hữu Vũ và cộng sự (2004) [10] Một số bệnh quan trọng về lợn như bệnh hội chứng tiêu chảy, sưng phù đầu, phân trắng lợn con, bệnh ghẻ… Bệnh sưng phù đầu lợn con Theo Đặng Xuân Bình (2001) [1] Bệnh phù đầu lợn do vi khuẩn E.coli có trong đường tiờu hoỏ của lợn gây nên. Bệnh thường xuất hiện ở lợn con từ 10-20kg. Bình thường vi khuẩn E.coli luụn có trong đường tiờu hoỏ của lợn với số lượng ổn định. Nhưng do nguyên nhân nào đó làm cho số lượng vi khuẩn E.coli có trong đường tiờu hoỏ của lợn tăng lên một cách đột ngột dẫn đến gây bệnh. Triệu chứng lâm sàng: Những ngày đầu mới nhiễm, lợn con ỉa chảy, phân có màu vàng hay ghi nhạt. Lợn bệnh kém ăn, yếu, đi lại không nhanh nhẹn, da nhợt nhạt, đuụi luụn bết phân vàng, da nhăn khô do mất nước, lụng xự dựng. Lợn bệnh mất nước nghiêm trọng và ủ rũ. Nhiệt độ cơ thể không tăng. Phù thũng thấy chủ yếu ở vùng đầu như mí mắt, vùng hầu và làm thay đổi tiếng kêu của con vật; phù thũng não và não bị chèn ép gây nhũn não, dẫn đến những triệu chứng thần kinh: những cơn co giật, 2 chân sau liệt, sau đó có những biểu hiện thần kinh nhẹ hay đâm đầu vào tường, đi lại không định hướng. Bệnh tiến triển nhanh trong vòng 24 giờ, lợn chết đột ngột, tỷ lệ chết cao 40-90%, thậm chí đến 100%. Có thể thấy lợn choáng cấp tính, khó thở, sung huyết ở các niêm mạc và xanh tím ở tai, mõm. Bệnh tích: Lợn chết trong tình trạng mất nước trầm trọng; ruột non sưng to, sung huyết, phù nề, màng treo ruột sung huyết, dạ dày chứa thức ăn không tiêu; hạch ruột sưng, sung huyết. Đặc biệt, dạ dày chứa đầy thức ăn gần như chưa được tiờu hoỏ, nhưng ruột non thì lại trống rỗng. Phù thũng mô dưới da, ruột, dạ dày, phổi, hầu, họng, thận, màng tim. Nóo cú phù thũng, nhũn não. Ở thể nặng, có những biểu hiện sưng và sung huyết ở phổi, màng phổi, phúc mạc. Bệnh phân trắng lợn con Theo Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996) [3] Bệnh phân trắng lợn con do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do vi trùng, nền chuồng ẩm ướt, gia súc lạnh bụng do nằm trên nền chuồng xi măng do thời tiết khí hậu thay đổi, cơ thể thiếu sắt. Đây là bệnh xuất hiện với số lượng cao, nhưng là bệnh dễ điều trị nên tỷ lệ chết không đáng kể. - Triệu chứng lâm sàng: lợn ỉa chảy dữ dội, phân màu vàng trắng hoặc trắng xám, sau là vàng xanh, tuỳ theo lứa tuổi. Lợn ỉa chảy nhiều lần, phân bết, dính xung quanh hậu môn. Tỷ lệ mắc bệnh cao sau những ngày mưa rét, ẩm ướt và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Lợn gầy sút nhanh, bỳ kộm đến bỏ bú, ủ rũ, đi lại không vững, nôn ra sữa đông chưa tiêu; da, niêm mạc mắt, miệng, hậu môn trắng nhợt; phân lỏng màu vàng hay trắng xám. Lợn yếu rất nhanh, nếu không can thiệp kịp thời thì lợn yếu dần, lụng xự, đi kiết, đôi khi còn thấy phân lẫn máu, da mất tính đàn hồi do mất nước nhiều, tỷ lệ tử vong cao 40-70%, thậm chí 100%. Lợn bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, hấp hối và chết. Ỉa chảy và bại huyết ở lợn sơ sinh nổ ra ngay trong ổ lợn vừa đẻ từ 12 giờ đến 5 ngày tuổi hay thời gian lợn con theo mẹ. Tỷ lệ lợn con sơ sinh mắc bệnh đến 70% hay 100%. Tỷ lệ lợn chết do bại huyết lên đến 100% và do ỉa chảy đơn thuần khoảng 70% trong vài ngày đầu vừa sinh. Tỷ lệ lợn chết có thể giảm dưới 10% ở đàn lợn bệnh trên 2 tuần tuổi. Bệnh tích: lợn chết do mất nước nghiêm trọng, xác khô đét, gan màu nâu đen. Dạ dày chứa những cục sữa chưa tiêu và những nốt đen trên thành do những đám nhồi máu. Ruột non trương giãn to và xuất huyết. Niêm mạc ruột bị hoại tử từng đám. Trong ruột già có thể thấy từng đỏm mỏu. Viêm ruột là hiện tượng phổ biến, viêm thành ruột, xuất huyết ở màng treo, dạ dày chứa một ít sữa đông đặc, vón, cá biệt có máu, mùi tanh. Trong ruột chứa phân màu vàng hay xám, hạch màng treo ruột sưng. Một số trường hợp có thể thấy viêm phổi, xoang ngực, xoang bụng và màng phổi sưng chứa dịch thẩm xuất. Hội chứng tiêu chảy Theo NguyÔn Nh­ Thanh và cộng sự (1997) [9] Hội chứng tiêu chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi. Do chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn thay đổi đột ngột, không đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng, phương thức và thời gian cho ăn thay đổi đã dẫn đến hội chứng tiêu chảy xảy ra một cách ồ ạt với số lượng tương đối lớn. Hội chứng tiêu chảy có tỷ lệ bệnh cao nhưng tỷ lệ chết không cao, chỉ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Triệu chứng lâm sàng: Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng lâm sàng, tình trạng bệnh cũng như tiên lượng của bệnh rất khác nhau. Nhưng triệu chứng chung và điển hình là: thân nhiệt sốt nhẹ đến không sốt, con vật biếng ăn đến bỏ ăn, suy nhược, đôi khi có nôn mửa. Tiêu chảy nhiều, mất nước. Phân lúc đầu có thể táo, sau đó ỉa lỏng, có thể phân sền sệt (ở các bệnh do giun sán); phân lỏng hoặc ỉa vọt cần câu (ở giai đoạn cuối bệnh dịch tả, phó thương hàn); phõn cú màu trắng hoặc màu vàng nhạt (ở lợn con ỉa phân trắng) hay đỏ lẫn máu (hồng lỵ, viêm ruột hoại tử)… Giảm trọng lượng, còi cọc, lụng xự và dựng. Nếu không can thiệp kịp thời và đúng phương pháp, nhiều trường hợp bệnh nặng gây chết lợn. Ngoài những triệu chứng chung của lợn mắc bệnh tiêu chảy, các triệu chứng điển hình cho từng loại bệnh dẫn đến tiêu chảy ở lợn biểu hiện rất rõ. Bệnh ghẻ lợn Do một loài kí sinh trùng gây nên, chỳng kớ sinh trên lớp tế bào thượng bì của da làm cho gia súc ngứa ngáy khó chịu. Bệnh thường rải rác cỏc thỏng với tỷ lệ nhiễm ít, bệnh hay lây lan trong đàn, bệnh này dễ điều trị nên tỷ lệ chết không cao hầu hết đều điều trị khỏi. Triệu chứng lâm sàng: Hai loại ký sinh Sarcoptes scabiei, Demodex phyloides đào lỗ hút dịch viêm và ăn các tế bào non gây viêm da, ngứa ngáy khó chịu, nhiều trường hợp gây bệnh rất nặng. Hang ghẻ thường có chiều dài 0,5mm. Những ngày đầu quan sát thấy những nốt nhỏ mẩn đỏ, nếu xuất hiện ở chân lông gõy viờm chân lông, rụng lông; các nốt có vẩy, diện tích các vẩy lan rộng do phát triển của ký sinh, các nốt vẩy có thể dầy lên, bong da chảy máu tại chỗ, lợn ngứa ngáy khó chịu, gãi nhiều, cọ xát người vào thành chuồng hay thiết bị chuồng, lợn kém ăn, sút cân, kém tăng trọng. Nếu có sự xâm nhập của vi khuẩn vào vùng mụn ghẻ thì sẽ bị nhiễm trùng, nóng đỏ và gây viêm da, có thể có mủ. Ghẻ thường xuất hiện ở vùng da non bắt đầu từ tai, đầu, mắt, sau đó lan xuống hai bên sườn, bên trong háng. Lúc đầu là những nốt mẩn đỏ, sau đó tạo thành vẩy màu nâu. Bệnh viờm loột da Nguyên nhân: chủ yếu do cắn nhau khi nhập đàn, lợn cũ cắn lợn mới hay trong vận chuyển. Nhiều trường hợp do nuôi mật độ cao, thời tiết nóng bức, stress, bệnh cắn nhau (canibalism) hay do chấn thương, bệnh ghẻ ngứa, lở loét, vết xây xước ngoài da…Từ đú cỏc loại vi khuẩn Staphylococi, streptococi…xõm nhập và gõy viờm nhiễm, thối loét, đôi lúc có mùi hôi thối, ruồi muỗi đậu vào cũng là tác nhân lây nhiễm. Khi nhiễm, vi khuẩn gây thối loét, vết thương lan rộng, sâu hơn và bề mặt thường phủ một lớp mủ trắng hoặc màu đen, lợn sốt, bỏ ăn, nhiều trường hợp bị nhiễm trựng mỏu gõy tử vong. Theo Hồ văn Nam va công sự (số 1-1997) [7]. Triệu chứng lâm sàng: những ngày đầu ta thấy có những vết loét do xõy sỏt hay cắn nhau. Sau 4-5 ngày vết loét lan rộng, có bờ, thối rữa và lẫn mủ, vết thương phát triển rộng và sâu dần làm các tế bào cơ ở các vùng xung quanh gây tấy đỏ nóng và sưng to, lợn sốt và bỏ ăn. 2.1.2 Một số thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị Nguyên tắc sử dụng kháng sinh: Kháng sinh là những loại thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hay tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra kháng sinh còn có tác dụng phòng bệnh và kích thích sinh trưởng của gia súc non. Tuy nhiên nếu dùng kháng sinh không đúng nguyên tắc thì không có lợi cho cơ thể, thậm chí rất nguy hiểm gây nên hiện tượng kháng kháng sinh. Vì thế dùng kháng sinh phải theo nguyên tắc thì mới có hiệu quả. Khi dùng tuân theo nguyên tắc: - Chẩn đoỏn đúng bệnh để dùng thuốc. - Chọn kháng sinh hoạt phổ rộng, có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. - Dùng liều cao ngay từ đầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 2.doc
Tài liệu liên quan