MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 2
Phần I: đại cương về thị trường chứng khoán 3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 3
2. Chứng khoán- hàng hoá của TTCK 5
2.1. Khái niệm 5
2.2. Phân loại chứng khoán 5
2.3 . Các công cụ có nguồn gốc chứng khoán: 12
3. Thị trường chứng khoán 17
3.1. Khái niệm 17
3.2. Bản chất của TTCK trong nền kinh tế thị trường hiện đại 17
3.3. Cơ cấu của thị trường chứng khoán 18
3.4. Chức năng của TTCK 20
3.5. Những mặt tích cực và tiêu cực của TTCK 21
3.6. Các đối tượng tham gia TTCK 24
3.7. Hoạt động của TTCK. 26
3.8. Vai trò của thị trường chứng khoán. 29
Phần II: thị trường Chứng khoán ở việt nam 33
1. Sự cần thiết của việc phát triển TTCK ở việt nam 33
2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển TTCK ở Việt NAm 34
2.1. Thuận lợi 34
2.2. Khó khăn 34
3. Thực trạng TTCK ở việt nam 35
3.1. Thực trạng 35
3.2. Đánh giá tình hình TTCK sau hơn một năm đi vào hoạt động 36
Phần III: Định hướng và một số giải pháp cho TTCK Việt Nam 38
1. Một số giải pháp phát triển TTCK ở Việt Nam 38
2. Định hướng phát triển TTCK ở Việt Nam 43
Kết luận 45
Tài liệu tham khảo 46
46 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán, giải pháp và định hướng nhằm phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại hàng hoá thông thường có giá trị và giá trị sử dụng. Thị trường hàng hoá là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá.
3.3. Cơ cấu của thị trường chứng khoán
3.3.1. Xét về phương diện pháp lý:
* Thị trường chứng khoán được chia làm hai loại :
Thị trường chứng khoán chính thức (Thestock exchange).
Hay còn gọi là thị trường chưng khoán tập trung là thị trường hoạt động theo đúng các quy luật pháp định, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu (listed or registered securities) hay được biệt lệ.
Chứng khoán đăng biểu là loại chứng khoán đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian qua các kinh kỷ và các công ty kinh kỷ tức là đã hội đủ các điều kiện đã định.
Chứng khoán biệt lệ là loại được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, do chính phủ các cơ quan công quyền, thành phố, quận, huyện, thị phát hành và bảo đảm.
TTCK chính thức có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt và giá cả được tính theo thể thức đấu giá công khai, có sự giám sát của hội đồng chứng khoán. TTCK chủ yếu được thể hiện bằng các sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange).
Thị trường chứng khoán phi chính thức (Over-the- counter market viết tắt OTC)
Hay còn gọi là thị trường chứng khoán phi tập trung, là thị trường mua bán bên ngoài sở giao dịch chưng khoán, không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như ở sở giao dịch chứng khoán. ở đây không có sự kiểm soát từ bên ngoài (hội đồng chứng khoán ), không có ngày giờ ngày thủ tục nhất định mà do sự thoả thuận giữa ngưòi mua và ngưòi bán.
Các chứng khoán liên hệ ở đây thường là loại chứng khoán không đặc biệt, ít người biết đến hay ít ngưòi mua bán.
3.3.2. Xét về quá trình luân chuyển của chứng khoán:
* TTCK bao gồm hai bộ phận cấu thành:
Thị trường sơ cấp (primary market)
Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán những chứng khoán mới phát hành lần đâù, kéo theo sự tăng thêm quy mô đầu tư vốn. Nguồn cung ứng vốn chủ yếu tại thị trường này là nguồn tiết kiệm của dân chúng cũng như của một số tổ chức phi tài chính. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.
Thị trường thứ cấp (secondary market) :
Còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán đến tay thứ hai, tức là việc mua bán tiếp theo sau lần đầu tiên. Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp.
Điểm khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp không phải là sự khác nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, về mục đích của từng loại thị trường. Bởi lẽ, việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ở thị trường sơ cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn nhịp có hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỉ đô la chứng khoán được mua đi bán lại, nhưng không làm tăng thêm quy mô đầu tư vốn, không thu hút thêm được các nguồn tài chính mới. Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác, đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán.
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gộp lại được gọi là thị trường chứng khoán. Hai thị trường này tồn tại quan hệ mật thiết với nhau được ví như hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì chẳng có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì việc hoán chuyển các chứng khoán thành tiền mặt sẽ bị khó khăn, khiến cho người đầu tư sẽ bị dè dặt khi mua chứng khoán. Do đó thị trường sơ cấp sẽ bị thu nhỏ lại, hạn chế khả năng huy động vốn trong nền kinh tế.
Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghiã về mặt lý thuyết. Trong thực tế tổ chức TTCK không có sự phân biệt đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị thứ cấp.Nghĩa là, trong một TTCK vừa có dao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp.Vừa có mua bán các loại chứng khoán mới phát hành vừa có chứng khoán theo tính chất mua đi bán lại.
Tuy nhiên, điểm cần chú là phải coi trọng thị trường sơ cấp, vì đây là thị trường phát hành, là hoạt động tạo vốn cho đơn vị phát hành đồng thời phải giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường để đảm bảo thị trưòng chứng khoán trở thành công cụ hữu dụng của nền kinh tế.
3.3.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch
* TTCK được chia làm hai loại:
Thị trưòng giao ngay: (spot market)
Còn gọi là thị trường thời điểm, tức là thị trường mua bán chứng khoán theo giá của ngày dao dịch nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó vài ngày theo một quy định.
Thị trường thị trường tương lai (future Market):
Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ nhất định ở tương lai.
Ngoài những tiêu thức đã nêu trên, nếu căn cứ vào đặc điểm các loại sản phẩm lưu hành trên TTCK, TTCK được chia làm 3 loại.
- Thị trường cổ phiếu.
- Thị trưòng trái phiếu.
- Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán
3.4. Chức năng của TTCK
3.4.1. Huy động vốn cho nền kinh tế
Thị trường chứng khoán được xem như chiếc cầu vô hình nối liền người thừa vốn với người thiếu vốn để họ giúp đỡ nhau thông qua việc mua bán cổ phiếu và qua đó để huy động vốn cho nền kinh tế, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp ổn định đời sống dân cư và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua TTCK, chính phủ và chính quyền địa phương cũng huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. TTCK đóng vai trò tự động điều hoà vốn giữa nơi thừa sang nơi thiếu vốn. Mức độ điều hoà này phụ thuộc vào quy mô hoạt động của TTCK. Chẳng hạn, những TTCK lớn như Luân Đôn, Niu Yoóc, Paris, Tokyo,… thì phạm vi ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia vì đây là những TTCK từ lâu được xếp vào loại hoạt động có tầm cỡ quốc tế. Cho nên biến động của thị trường tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của bản thân nước sở tại, mà còn ảnh hưởng tới TTCK nước khác.
3.4.2. Chức năng thông tin
Thị trường chứng khoán bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời (cho các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán ), về tình hình cung- cầu thị giá của từng loại chứng khoán trên thị trường mình và trên thị trường chứng khoán hữu quan.
3.4.3. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản.
Nhờ có thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi thành tiền khi họ muốn. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả và năng động.
3.4.4. Chức năng đánh giá giá trị doanh nghiệp
Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá chính xác doanh nghiệp thông qua chỉ số chứng khoán trên thị trường. Việc kích các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới.
3.4.5. Tạo môi trường để chính phủ thực hiện chính sách vĩ mô
Chính phủ có thể mua bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra chính phủ có thể sử dụng các chính sách tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư.
3.5. Những mặt tích cực và tiêu cực của TTCK
3.5.1. Những mặt tích cực
Khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư:
Muốn tăng quy mô phát triển thì phải đầu tư. Đầu tư bất cứ một doanh nghiệp nào dù là khu vực. Nhà nước hay khu vực tư nhân đều có giải pháp cơ bản:
Bản thân doanh nghiệp tự tích luỹ để đầu tư qua phân bổ lợi nhuận. Biện pháp này chỉ có thể thực hiện được ở những doanh nghiệp hiện hữu, kinh doanh có hiệu quả có lãi.
Biện pháp thứ hai là huy động vốn từ bên ngoài, chủ yếu bằng hai nguồn vốn: vay tín dụng trung và dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng và phát hành cổ phiếu trái phiếu. Biện pháp này chỉ có thể thực hiện được khi dân chúng có nguồn tiết kiệm dồi dào, và ý thức cũng như phong trào tiết kiệm trong dân chúng tốt.
Có thị trường chứng khoán số vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được thu hút vào công cuộc đầu tư. Vốn đầu tư sẽ sinh lời, càng kích thích ý thức tiết kiệm trong dân chúng.
Giúp Nhà nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội
Nhà nước nào cũng có nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái trước hết phụ thuộc vào chính sách và các biện pháp can thiệp của Nhà nước. Bất cứ nhà nước nào cũng phải có ngân sách. Ngân sách càng lớn thì chương trình phát triển kinh tế xã hội càng dễ dàng thành công.
Để có cho chi tiêu, Nhà nước phải thực hiện chính sách thuế. Thuế là biện pháp quan trọng nhất để tạo ra ngân sách nhà nước. Nhưng thông thường thuế không đủ cho chi tiêu, do đó có một nguồn thu khác, đó là trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương. Một hình thức nhà nước vay tiền của dân
Thị trường chứng khoán là công cụ giảm áp lực lạm phát
Thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những nước đang phát triển. Chúng ta ai cũng có thể nhận ra rằng vốn đầu tư trong nước (dù đã huy động tối đa nguồn tiết kiệm của dân chúng) cũng chỉ có giới hạn. Do vậy phải có vốn đầu tư từ nước ngoài. Trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có nhiều chính sách và biện pháp có thể thực hiện ở nước ta.
Thị trường chứng khoán lưu động hoá mọi nguồn vốn trong nước.
Các cổ phiếu, trái phiếu tượng trương cho một số vốn đầu tư được mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán như một thứ hàng hoá. Người ta có vốn (có cổ phiếu, trái phiếu …) không sợ vốn của mình bị bất động tức là không sợ bị "chôn" tại nơi mà mình không thể lấy ra được khi không vừa ý. Vì khi cần, họ sẽ bán lại các cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán để mua lại cổ phiếu, trái phiếu khác. Nhờ vậy, sinh hoạt kinh tế thường sôi động.
Thị trường chứng khoán là điều kiện tiền đề cho quá trình cổ phần hoá.
Cổ phần hoá là quá trình chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Nó đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán. Bởi vì thị trường chứng khoán và công ty cổ phần như hình với bóng. Chỉ có thông qua thị trường chứng khoán thì nhà nước mới có thể thực hiện cổ phần hoá đối với bất cứ loại doanh nghiệp nào, dù doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay thua lỗ. Vì thị trường chứng khoán là nơi tập trung đựơc toàn bộ quan hệ cung cầu về vốn, là nơi tập trung các nhà đầu tư. Do vậy, có thể nói thị trường chứng khoán là tiền đề vật chất cho quá trình cổ phần hoá.
Thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng hơn
Nhờ thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp mới có thể đem bán, phát hành các cổ phiếu, trái phiếu của họ. Với sự tự do lựa chọn của người mua cổ phiếu, để bán được cổ phiếu, không có cách nào khác hơn là nhà quản lý các doanh nghiệp phải tính toán, làm ăn đàng hoàng hơn và có hiệu quả hơn.
Tuy vậy, thị trường chứng khoán vẫn tồn tại những mặt tiêu cực của nó.
3.5.2. Những mặt tiêu cực
Tuy TTCK đóng vai trò rất tích cực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển nhưng cũng chứa đựng những khía cạnh tiêu cực, đặc biệt thường xảy ra ở những quốc gia chưa có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh. Những mặt tiêu cực đó là:
* Yếu tố đầu cơ:
Đây là thuật ngữ dễ gây sự hiểu lầm, do đó chúng ta cần làm rõ hai khái niệm:
- Người đầu tư tức là đại đa số công chúng mua chứng khoán, là người mua bán chứng khoán cũng với mục tiêu kiếm lời nhưng qua một thời gian nhiều năm và họ muốn thông qua các cổ phiếu để cùng làm chủ những công ty lớn mạnh và nổi danh.
- Người đầu cơ thường là những người nhắm đến lợi ích ngay trước mắt. Bằng sự táo bạo của mình họ chớp lấy thời cơ để mua hoặc bán chớp nhoáng các chứng khoán, cho nên họ còn được gọi dưới biệt danh "Những kẻ chóng vào ra". Mục tiêu của những người đầu cơ là kiếm lời thông qua việc mua và bán chứng khoán chấp nhận sự rủi ro miễn sao có lợi cho bản thân mình là được.
Yếu tố đầu cơ đã tạo nên tình trạng cung cầu chứng khoán giả tạo, từ đó gây nên sự khan hiếm thừa thãi một cách giả tạo, dẫn đến giá cả chứng khoán sẽ gia tăng hoặc sụt giảm đột ngột làm rối loạn thị trường, có thể đưa đến sự sụp đổ của TTCK.
* Hiện tượng chèn ép, cá lớn nuốt cá bé cũng có thể xảy ra trên TTCK.
Có nghĩa là những thương gia chứng khoán lớn thường đẩy giá lên hoặc dìm giá xuống để thu lợi, gây thiệt hại cho những người chỉ có số chứng khoán ít ỏi vì trên TTCK giá cả hoàn toàn do cung cầu quyết định qua sự thoả thuận giữa người bán và người mua.
* Ngoài ra trên TTCK cũng có hiện tượng liên tục mua cổ phiếu của một đơn vị kinh tế nào đó ở giá cao và bán ra cũng loại cổ phiếu đó ở giá thấp với mục tiêu làm ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu để đầu cơ. Và nếu một lúc nào đó họ sẽ tăng giá để kiếm lợi cao.
* Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc về hoạt động của một đơn vị kinh tế. Điều này tạo hiệu quả xấu cho đơn vị kinh tế này, có thể đem tình trạng cổ phiếu được đưa ra bán ồ ạt làm giá trị cổ phiếu giảm đột ngột. Những người có ý đồ xấu có thể đứng ra mua các cổ phiếu đó để khống chế công ty và hưởng một số lãi đáng kể sau khi tin đồn đã được kiểm chứng.
* Mua bán nội gián: một cá nhân nào đó lợi dụng thông tin của nội bộ trong một đơn vị kinh tế để mua, bán cổ phiếu của đơn vị đó có ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu nếu thông tin đó được phổ biến rộng rãi. Mua bán nội gián được xem là phi đạo đức về mặt thương mại, vì người có nguồn thông tin từ bên trong sẽ có một lợi thế không hợp lý đối với nhà đầu tư bên ngoài để thu hút lợi về riêng cho mình hay tránh lỗ lãi và dĩ nhiên đi ngược lại nguyên tắc mọi nhà đầu tư đều phải có cơ hội như nhau. Mua bán nội gián được xem như vi phạm quyền lợi chung, vì lợi dụng nguồn thông tin từ bên trong, người mua bán thu được lợi nhuận hay tránh được lỗ và hậu quả sẽ do những người không có được nguồn thông tin đó gánh chịu.
* Mua bán cổ phiếu ngoài TTCK.
Nếu để việc mua bán này được tự do thực hiện sẽ gây hậu quả khó lường vì bộ phận quản lý không thể nào biết được việc nhượng quyền sở hữu cổ phiếu của một đơn vị nào đó. Mọi sự mua bán bên ngoài có khả năng tạo áp lực cho các nhà đầu tư khác, thậm chí đưa đến việc khống chế hay thay thế cả lãnh đạo của đơn vị. Do đó hầu hết các TTCK đều qui định mọi sự mua bán cổ phần đã đăng ký với TTCK phải được thực hiện thông qua TTCK. Nếu không qui định như vậy thì mọi sự lạm dụng trong việc mua bán và chuyển nhượng có thể xảy ra có khả năng tạo ảnh hưởng xấu đối với các đơn vị kinh tế có liên quan.
3.6. Các đối tượng tham gia TTCK
3.6.1. Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là chính phủ, chính quyền địa phương, công ty hay các tổ chức tài chính.
3.6.2. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư có thể chia làm hai loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
Các nhà đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư cá nhân là những người tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do vậy, các nhà đầu tư phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với mình.
Các nhà đầu tư có tổ chức
Các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư thông qua các tổ chức này có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua bán chứng khoán cho mình.
3.6.3. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán
3.6.3.1. Công ty chứng khoán
Các công ty này hoạt động với nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành tư doanh, môi giới, quản lí danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán
3.6.3.2. Các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán.
3.6.4 . Các tổ chức có liên quan đến TTCK
3.6.4.1. Cơ quan quản lí nhà nước
Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán. Cơ quan này có những tên gọi khác nhau tùy từng nước.Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB - Securities Investment Boart ), tại Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán ( SEC - Securities And Exchange Comission ) hay ở Nhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán ( ESC - Exchange Surveillance Comission ) được thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi tên thành FSA - Finan cial Supervision Agency. Và ở Việt Nam có Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996.
3.6.4.2. Sở giao dịch chứng khoán.
Hiện nay trên thế giới có ba hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán (SGDCK):
Thứ nhất: SGDCK được tổ chức dưới hình thức " câu lạc bộ mini " hay được tổ chức theo chế độ hội viên.Đây là hình thức tổ chức SGDCK có hình thức tự phát. Trong hình thức này, các hội viên của SGDCK tự tổ chức và quản lý SGDCK theo pháp luật không có sự can thiệp của nhà nước.Các thành viên của SGDCK bầu ra hội đồng quản trị để quản lý và hội đồng quản trị bầu ra ban điều hành.
Thứ hai: SGDCK được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần có cổ đông là công ty chứng khoán thành viên. SGDCK tổ chức dưói hình thức này hoạt động theo luật công ty cổ phần và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán do chính phủ lập ra.
Thứ ba: SGDCK được tổ chức dượi dạng một công ty cổ phần nhưng có sự tham gia quản lý và điều hành của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức, điều hành và quản lý cũng giống như hình thức công ty cổ phần nhưng trong thành phần hội đồng quản trị có một số thành viên do Uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào, giám đốc điều hành SGDCK do Uỷ ban chứng khoán bổ nhiệm.
Thành viên của SGDCK có thể là cá nhân hoặc các công ty chứng khoán ( còn gọi là công ty môi giới chứng khoán ). Để trở thành thành viên của một SGDCK, công ty phải được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp giấy phép hoạt động, phải có số vốn tối thiểu theo quy định và có những chuyên gia kinh tế, pháp lý đã được đào tạo về phân tích và kinh doanh chứng khoán, ngoài ra công ty còn phải thoả mãn yêu cầu của từng sở giao dịch riêng biệt. Một công ty chứng khoán có thể là thành viên của hai hay nhiều SGDCK, nhưng khi đã là thành viên của SGDCK( thị trường chứng khoán tập trung) thì không được là thành viên của thị trường phi tập trung (thị trường phi tập trung) và ngược lại.
Để cho các giao dịch diễn ra công bằng, đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, SGDCK có bộ phận chuyên theo dõi, giám sát các hoạt động giao dịch buôn bán chứng khoán để ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong giao dịch như là gây nhiễu giá, giao dịch tay trong, giao dịch có giàn xếp trước. Bộ phận giám sát tiến hành theo dõi dưới hai hình thức là theo dõi thường hoặc theo dõi định kỳ. Khi phát hiện có vi phạm thì xử lý nhgiêm minh,nếu đặc biệt nghiêm trọng thì trình lên uỷ ban chứng khoán để điêù tra xử lý.
3.6.4.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội này có một số chức năng chính sau:
- Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
- Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về kinh doanh chứng khoán.
- Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
- Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong nghành chứng khoán.
3.6.4.4. Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán
Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ.
3.6.4.5. Các tổ chức đánh gia hệ số tín nhiệm
Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm là các công ty chuyên đưa ra các đánh giá về tình hình và triển vọng của các công ty khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm.
3.7. Hoạt động của TTCK.
3.7.1. Các nghiệp vụ của thị trường chứng khoán
3.7.1.1. Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chính là việc mua đi bán lại các loại giấy tờ có giá để kiếm lời hoặc để chuyển vốn đầu tư từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác hoặc hạn chế những thiệt hại cho từng công ty, từng cá nhân. Đối với các cá nhân, các công ty nhỏ không có đại diện của mình tại sở giao dịch chứng khoán, việc mua bán chứng khoán của họ đều phải thông qua các hãng môi giới và các ngân hàng. Khách hàng có thể sử dụng 3 loại lệnh đặt mua, đặt bán và yêu cầu các nhà môi giới, ngân hàng thực hiện sau:
- Lệnh giới hạn: Theo lệnh này khách hàng đã ấn định sẵn giá cả của các giấy tờ tại một điểm hoặc trong một giới hạn khoảng nào đó. Khi bán hay mua khách hàng sử dụng lệnh giới hạn có nghĩa là họ có những thông tin khá rõ rệt các khoản chứng khoán mà họ quan tâm. Do đó họ không muốn bán với giá rẻ hơn và mua với giá đắt hơn.
- Lệnh thị trường: Được sử dụng khi khách hàng không có những thông tin đầy đủ rõ rệt về giá cả các loại chứng khoán mà họ định mua hay định bán, do đó họ ra lệnh mua hay bán các chứng khoán theo giá thị trường. Để tránh những thiệt thòi khách hàng thường gắn hiệu lực của lệnh này trong một khoảng thời gian nhất định.
- Lệnh dừng: Là lệnh được sử dụng khi người kinh doanh chứng khoán muốn bảo vệ nó lợi nhuận đã thu được về mặt danh nghĩa hoặc hạn chế thua lỗ trong trường hợp phán đoán của người kinh doanh không phù hợp với thị trường.
Lệnh dừng có hai loại:
- Lệnh dừng bán: Được sử dụng để bảo vệ số lợi nhuận của người kinh doanh khi họ phán đoán giá một loại chứng khoán nào đó có xu hướng tăng lên nhưng thực tế thì lại hạ xuống tới một mức nào đó.
- Lệnh dừng mua: Được sử dụng để hạn chế thua lỗ trong trường hợp người kinh doanh thực hiện việc bán trước mua sau. Họ phán đoán giá một loại chứng khoán nào đó sẽ hạ xuống trong tương lai nhưng thực tế thì giá của nó thì lại tăng lên. Do đó họ thực hiện lệnh này để mua vào các chứng khoán mà họ đã bán đi khi giá của nó tăng lên đến một mức nào đó.
3.7.1.2. Nghiệp vụ phát hành chứng khoán.
Nghiệp vụ phát hành chứng khoán thực chất là việc tập trung các vốn cung cấp cho khoản đầu tư công cộng hoặc cho các khoản đầu tư tại công ty. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thời kỳ tiền công nghiệp, nó đã tạo ra những nguồn vốn lớn cho phép các nhà nước tư bản và các công ty mở rộng và phát triển nền sản xuất. Phát hành chứng khoán có thể được tiến hành theo hai phương pháp chính là:
- Tự phát hành: Khi phát hành, tổ chức phát hành phải đảm nhiệm toàn bộ quá trình phát hành từ việc lựa chọn địa điểm, thời gian và mọi thủ tục theo quy định của phát luật.
- Phát hành ngoại lai: Khi phát hành tổ chức phát hành phải đề nghị các tổ chức ngân hàng và tín dụng trợ giúp để thúc đẩy phát triển nhanh tốc độ phát hành và khả năng tập trung vốn của người phát hành.
3.7.1.3. Nghiệp vụ bảo quản và quản lý chứng khoán
Nghiệp vụ bảo quản ra đời cùng với sự xuất hiện của nghề ngân hàng, đầu tiên là bảo quản tiền, kim loại, đá quý. Bắt đầu từ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc bảo quản chứng khoán đã trở thành nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng. Hai phương pháp bảo quản chủ yếu là:
- Bảo quản đóng: Ngân hàng nhận bảo quản các hộp, các gói được niêm phong kỹ lưỡng, ngân hàng không được biết nội dung bên trong và không được sử dụng vật bảo quản để kinh doanh.
- Bảo quản mở: Được áp dụng phổ biến đối với các loại chứng khoán. Ngân hàng biết rõ nội dung tính chất của các loại chứng khoán của khách hàng gửi. Ngân hàng được sử dụng các loại chứng khoán đó để kinh doanh và phải có nghĩa vụ hoàn lại các chứng khoán cùng loại chứ không nhất thiết phải hoàn lại đúng các chứng khoán mà trước đó khách hàng đã gửi vào.
3.7.2. Nguyên tắc cơ bản về hoạt động của thị trường chứng khoán.
3.7.2.1. Nguyên tắc trung gian mua bán chứng khoán.
Hoạt động mua bán chứng khoán không phải trực tiếp diễn ra giữa những người muốn mua và bán chứng khoán thực hiện mà do các nhà trung gian môi giới thực hiện. Đây là nguyên tắc trung gian căn bản cho tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán.
Nguyên tắc trung gian nhằm đảm bảo cho các loại chứng khoán là chứng khoán thực và thị trường hoạt động lành mạnh, đều đặn hợp pháp và phát triển, bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Vì những nhà đầu tư không thể xét đoán một cách nhanh chóng và chính xác giá trị thực của từng loại chứng khoán và cũng không được chính xác xu hướng biến động của nó. Vì vậy nếu nhà môi giới có thái độ không khách quan trong hoạt động trung gian sẽ gây thiệt hại cho các chà đầu tư.
3.7.2.2 Nguyên tắc định giá của mua bán chứng khoán.
Giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán do các nhà môi giới đưa ra. Mỗi nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35147.doc