MỤC LỤC
A – LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 2
1. Khái niệm và bản chất về thị trường chứng khoán. 2
2. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán. 3
2.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn thì thị trường chứng khoán được chia ra thành 3
2.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động thì thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và phi tập trung. 4
2.3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường. 5
3. Các chủ thể tham gia TTCK. 6
3.1. Nhà phát hành. 6
3.2. Nhà đầu tư. 6
3.3. Các tổ chức kinh doanh trên TTCK. 7
4. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán. 9
4.1. Nguyên tắc cạnh tranh tự do. 9
4.2. Nguyên tắc giao dịch công bằng. 9
4.3. Nguyên tắc công khai. 9
4.4. Nguyên tắc trung gian mua bán. 9
5. Các chức năng cơ bản của TTCK. 10
5.1. Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. 10
5.2. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán. 10
5.3. TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn 10
5.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp 11
5.5. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. 11
5.6. TTCK cung cấp một sự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. 11
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA TTCK Ở VIỆT NAM 12
1. Giới thiệu về TTCK ở Việt Nam qua các giai đoạn. 12
2. Thực trạng của TTCK ở Việt Nam 12
2.1. Những thành tựu bước đầu 12
2.2. Những hạn chế 15
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK Ở VIỆT NAM 19
1. Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK 19
1.1. Mục tiêu 19
1.2. Quan điểm và nguyên tắc 19
2. Định hướng phát triển TTCK ở Việt Nam 19
2.1. Mở rộng quy mô của thị trường 19
2.2. Xây dựng và phát triển các trung tâm giao dịch chứng khoán 20
2.3. Phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam 20
2.4. Phát triển các nhà đầu tư 20
3. Các giải pháp thực hiện. 21
3.1. Hoàn thiện khung pháp lý. 21
3.2. Tăng cường cung chứng khoán cho thị trường 21
3.3. Thực hiện các chính sách khuyến khích tham gia vào TTCK 22
3.4. Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm giao dịch và của thị trường 22
3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của TTCK 23
3.6. Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước. 23
3.7. Tăng cường công tác đào tạo và nghiên cứu 23
3.8. Tăng cường hợp tác quốc tế 24
KẾT LUẬN 25
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6842 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán ở Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.3. Thị trường các sản phẩm phái sinh.
Thị trường chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua bán các chứng từ tài chính như : quyền mua cổ phiếu, các hợp đồng tương lai, các hợp đồng lựa chọn.
3. Các chủ thể tham gia TTCK.
Các tổ chức và cá nhân tham gia vào TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau : Nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.
3.1. Nhà phát hành.
Nhà phát hành là các tổ chức cần vốn và thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của TTCK. Thông thường nhà phát hành bao gồm : Chính phủ và chính quyền địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính.
3.2. Nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là những người bỏ tiền đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích thu lời. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp.
3.2.1. Các nhà đầu tư các nhân
Nhà đầu tư cá nhân là những cá nhân tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do vậy, các nhà đầu tư phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với mình.
3.2.2. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp
Các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư thông qua các tổ chức này có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm cũng có thể trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho mình.
3.3. Các tổ chức kinh doanh trên TTCK.
3.3.1. Công ty chứng khoán.
Là các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp chứng khoán với các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môI giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán…
3.3.2. Các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán.
3.3.3. Các công ty tư vấn đầu tư chứng khoán.
Là công ty có chức năng tư vấn giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc ra quyết định đầu tư và thực hiện các quyết định đầu tư đó. Công ty tư vấn đầu tư cũng có thể đưa ra các lời khuyên về các hoạt động nghiệp vụ đối với các công ty chứng khoán và các tổ chức tài chính khác.
3.3.4. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Là công ty đứng ra quản lý tài sản của các quỹ tín thác đầu tư, công ty này dựa trên đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ tiến hành phân tích về TTCK để đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý.
3.4. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
3.4.1. Cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán. cơ quan này có những tên gọi khác nhau tuỳ từng nước. Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB- Securities Investment Board), tại Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (SEC - Securities And Exchange Comission) hay ở Nhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC - Exchange Surveillance Comission) được thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi tên thành FSA - Financial Supervision Agency. Và ở Việt Nam có Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị địng số 75/CP ngày 28/11/1996.
3.4.2. Sở giao dịch chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán là trung tâm giao dịch có tổ chức để giao dịch các chứng khoán được niêm yết. Sở giao dịch thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên thị trường sở giao dịch. Ngoài ra sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán ở sở, phù hợp với các quy định luật pháp về chứng khoán và giao dịch chứng khoán.
3.4.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội này có một số các chức năng chính sau:
Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán.
Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.
3.4.4. Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán
Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ.
3.4.5. Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm
Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm là các công ty chuyên đưa ra các đánh giá về tình hình và triển vọng của các công ty khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm.
3.4.6. Các tổ chức tài trợ chứng khoán.
Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động cho vay bảo lãnh, cho vay để mua cổ phiếu, cho vay chứng khoán cho các giao dịch chênh lệch… Các tổ chức tài trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có một số nước không có loại hình tổ chức này.
4. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán.
4.1. Nguyên tắc cạnh tranh tự do.
TTCK phải hoạt động trên cơ sở cạnh tranh tự do. Các nhà phát hành, nhà đầu tư được tự do tham gia và rút khỏi thị trường. Giá cả trên thị trường phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp các nhà phát hành cạnh tranh nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán mà họ muốn đầu tư vào. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất.
4.2. Nguyên tắc giao dịch công bằng.
Có rất nhiều người tham gia TTCK với những mục đích khác nhau. Để đảm bảo lợi ích cho tất cả những người này, TTCK phải hoạt động dựa trên nguyên tắc giao dịch công bằng, tất cả mọi giao dịch phải thực hiện dựa trên những quy định chung, những người tham gia thị trường đều bình đẳng trong việc thực hiện những quy định này. Các trường hợp giao dịch bất bình đẳng như giao dịch tay trong, sử dụng vốn lớn để đầu cơ lũng loạn giá…đều bị nghiêm cấm.
4.3. Nguyên tắc công khai.
Một yếu tố hết sức quan trọng đối với những người đầu tư chứng khoán đó là thông tin, để TTCK hoạt động có hiệu quả và công bằng thì các tin tức có tác động đến sự thay đổi giá cả chứng khoán cần phải công khai cung cấp cho các nhà đầu tư nhằm tạo cho họ có cơ hội đầu tư như nhau đồng thời cũng là biện pháp quan trọng để ngăn chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh chứng khoán. Các thông tin được công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác.
4.4. Nguyên tắc trung gian mua bán.
Trên TTCK các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức môi giới để đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực tế và hợp pháp, tránh sự giả mạo lừa đảo trong giao dịch. Các công ty chứng khoán bằng việc thực hiện nghiệp vụ của mình đảm nhận vai trò trung gian cho cung và cầu chứng khoán gặp nhau. Trên thị trương sơ cấp các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp từ các nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua chứng khoán giúp các nhà đầu tư hoặc mua chứng khoán của nhà đầu tư này và bán cho các nhà đầu tư khác.
5. Các chức năng cơ bản của TTCK.
5.1. Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Sự hoạt động của thị trường chứng khoán tạo ra một cơ chế chuyển các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thị trường cung cấp phương tiện huy động số vốn nhàn rỗi trong dân cư cho các doanh nghiệp sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất mới….chức năng này được thực hiện khi công ty phát hành chứng khoán và công chúng mua chứng khoán. Nhờ vào sự hoạt động của thị trường mà doanh nghiệp có thể huy động được một số lượng lớn vốn đầu tư dài hạn. Khi mua chứng khoán do các công ty phát hành số tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư đã được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Trong quá trình này, TTCK đã có những tác động quan trọng trong việc đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế quốc dân bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp.
Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
5.2. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán.
TTCK là nơi các chứng khoán được mua bán trao đổi bởi vậy nhờ vào TTCK các nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu thành tiền hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt của chứng khoán. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả và năng động.
5.3. TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn
Thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chủ. Việc giải toả tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.
5.4. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
TTCK là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế một cách tổng hợp và chính xác thông qua chỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới cải tiến sản phẩm.
5.5. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô.
Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối với nền kinh tế.
5.6. TTCK cung cấp một sự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương lai.
Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép chính phủ cũng như các công ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ. TTCK cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA TTCK Ở VIỆT NAM
1. Giới thiệu về TTCK ở Việt Nam qua các giai đoạn.
- Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường chứng khoán trong chiến lược tạo vốn đầu tư cho phát triển kinh tế- xã hội tạo tiền đề vững chắc để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước , Việt Nam đã xây dựng và đang phát triển thị trường chứng khoán.
- Quá trình hình thành, phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam được chia làm 3 đoạn:
+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị và hoàn tất các điều kiện cần thiết tạo cơ sở cho sự ra đời của thị trường
+ Giai đoạn 2: Hình thành thị trường chứng khoán
+ Giai đoạn 3: Phát triển thị trường
- Sau một thời gian chuẩn bị và hoàn tất các điều kiện cần thiết , thị trường chứng khoán Việt Nam mở phiên giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 28/7/2000.Trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh được tập trung với quy mô nhỏ, thực hiện xác định giá chứng khoán theo hệ cung cầu và tạo cơ hội luân chuyển vốn cho nhà đầu tư chứng khoán.
2. Thực trạng của TTCK ở Việt Nam
2.1. Những thành tựu bước đầu
Do thị trường chứng khoán của Việt Nam mới đi vào hoạt động nên những thành tựu đạt được chưa có gì đáng kể nhưng đã có những bước tiến lớn. Đã huy động được một khối lượng vốn nhất định cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu và bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu quỹ hỗ trợ phát triển để niêm yết thị trường
Xây dựng được hệ thống các tổ chức trung gian hoạt động trên thị trường chứng khoán, bao gồm các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán. Các trung gian tài chính đã làm tốt vai trò môi giới mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung
Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam được thành lập để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, đảm bảo kỷ cương và môi trường kinh doanh công bằng giữa các doanh nghiệp và đề xuất các chính sách đối với chính phủ.
Hoạt động quản lý, vận hành thị trường của UBCKNN và TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều cải tiến và từng bước hoàn thiện trên cơ sở rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn.
Hoạt động của TTCK đã góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và áp dụng thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty, trong đó việc công khai về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo tiền đề phấn đấu cho sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp nói chung, công ty niêm yết nói riêng.
TTCK đã trở thành một trong những kênh quan trọng của một số doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Tp.Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu Viễn Thông, Công ty Cổ phần Giấy Hải Phòng..
Thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên của các công ty cổ phần hoá và tham gia TTCK đều tăng 2-3 lần so với trước
Tính đến nay, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đó chớnh thức đi vào hoạt động được gần 10 năm. Qua gần 1 thập kỷ, TTCK Việt Nam đó ghi những dấu ấn tớch cực trong chặng đường phát triển kinh tế sau 35 năm đất nước thống nhất đất nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển thị trường vốn Việt Nam.
Sau 10 năm hoạt động, từ lúc chỉ có vài DN niêm yết, đến nay trên cả hai sàn TPHCM và Hà Nội đó cú gần 500 DN niờm yết. Năm 2000, giao dịch CP chỉ đạt 1,37 tỷ đồng/phiên, trái phiếu 0,03 tỷ đồng/phiên; đến tháng 2/2010, giao dịch CP đến 1.520 tỷ đồng/phiên và trái phiếu đến 216 tỷ đồng/phiên. Từ lúc vốn hóa chỉ đạt 0,28% GDP năm 2000, đến hết tháng 2/2010 đó đạt đến 38,57% GDP - vượt xa tính toán ban đầu của Bộ Tài chính khi mục tiêu hướng tới của TTCK Việt Nam là đến năm 2010 giá trị vốn hóa đạt 15% GDP.
Tính đến nay, TTCK Việt Nam đó cú gần 823.000 tài khoản, gấp hơn 300 lần so với năm đầu hoạt động, với số lượng CTCK từ 7 lên 105.
Sau hơn 3 năm chuẩn bị về khuôn khổ pháp lý, hàng húa, tổ chức trung gian, cơ sở vật chất, ngày 20/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TPHCM (nay là Sở GDCK) đó được thành lập và đi vào hoạt động, đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam. Đây là bước đi rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xó hội của đất nước, thể hiện sự hội nhập tất yếu của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.
Với sự ra đời của TTGDCK TPHCM, đó tạo ra một kờnh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là sản phẩm góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa. Ngày 8/3/2005, TTGDCK Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động. Đây là bước đi quan trọng trong việc xây dựng thành công thị trường sơ cấp, phục vụ có hiệu quả hoạt động phát hành cổ phiếu (CP) và trái phiếu; tổ chức thành công các thị trường giao dịch thứ cấp hiện đại, công bằng và minh bạch.
Đến nay, sau 10 năm, TTCK Việt Nam đó gúp phần quan trọng giỳp Chớnh phủ và cỏc doanh nghiệp (DN) huy động vốn dài hạn đầu tư pttt, mở rộng sản xuất kinh doanh, làm cho nền kinh tế bớt phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng. Với nguyên tắc công khai, minh bạch, TTCK là động lực để các DN niêm yết và công ty đại chúng thực hiện kiểm toán, công bố thông tin, quản trị DN theo thông lệ quốc tế, góp phần cơ cấu lại hệ thống DN, đổi mới cơ chế quản lý và nõng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc thúc đẩy tiến trỡnh cổ phần húa DN nhà nước và chuyển đổi DN có vốn đầu tư nước ngoài thành công ty cổ phần (CTCP).
Kênh huy động vốn hiệu quả
Dù có nhiều thăng trầm nhưng TTCK Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện là một kênh huy động vốn hiệu quả của Chính phủ và DN. Số vốn huy động từ các kênh phát hành CP, đấu giá cổ phàn hóa, đấu thầu trái phiếu năm 2008 trên 29.000 tỷ đồng, năm 2009 trên 33.000 tỷ đồng. Đây là những con số rất có ý nghĩa khi trước đây các DN Việt Nam chỉ quen vay vốn từ kênh truyền thống là ngân hàng, khiến áp lực cung ứng vốn nền kinh tế đè nặng lên khối này. Ngay cả trong giai đoạn thị trường sụt giảm, nhiều DN vẫn huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua TTCK, Chính phủ và DN đó huy động được nguồn vốn lớn trong dân, biến nguồn vốn nhàn rỗi thành các khoản đầu tư hiệu quả.
TTCK mới nổi Việt Nam đó thu hỳt sự quan tõm của cỏc nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Chỉ tính riêng giao dịch CP và chứng chỉ quỹ, từ thời điểm năm 2008 đến nay, NĐTNN luôn trong trạng thái mua rũng. Cụ thể, năm 2008 mua rũng hơn 6.300 tỷ đồng, năm 2009 mua rũng 3.400 tỷ đồng và 2 tháng đầu năm 2010 mua rũng hơn 1.700 tỷ đồng.
Quy mô TTCK Việt Nam tăng trưởng vượt bậc qua các năm. tính trong cả năm 2009, giá trị giao dịch toàn thị trường HOSE là 423.299 tỷ đồng với 10.432 triệu cổ phiếu được chuyển giao tính trung bình một cổ phần được giao dịch ở mức giá 40.577 đồng. Tương tự trên sàn Hà Nội giá trị giao dịch là 197.524 tỷ với 5.765 triệu đơn vị được chuyển giao tương đương với mức giá trung bình 34.263 đồng.
Tại sàn HNX giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên năm 2009 là 787 tỷ đồng trong khi năm 2008 là 230 tỷ đồng.
2006
2007
2008
2009
HOSE
Khối lượng CP (triệu)
538,5
1.817
2.978
10.432
Giá trị tỷ VNĐ
35.742
217.835
124.576
423.299
Giá TB 1 CP (VNĐ)
66.370
119.900
41.832
40.577
HNX
Khối lượng CP (triệu)
95,6
612
1.531
5.765
Giá trị tỷ VNĐ
3.917
63.442
57.122
197.524
Giá TB 1 CP (VNĐ)
40.970
103.630
37.310
34.263
Toàn thị
Trường
Khối lượng CP (triệu)
634.1
2.426
4.509
16.197
Giá trị tỷ VNĐ
39.389
281.258
181.698
620.823
Giá TB 1 CP (VNĐ)
62.118
115.935
40.296
38.329
2.2. Những hạn chế
Nền tảng quan trọng nhất trong quỏ trỡnh vận hành TTCK là ngày 29/6/2006 Luật CK đó được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007. Luật CK đó tạo lập khuụn khổ phỏp lý cao cho hoạt động của TTCK, cơ bản loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan; tăng cường vai trũ quản lý nhà nước đối với TTCK nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư (NĐT) và các tổ chức tham gia thị trường... Luật CK đó tạo cơ sở pháp lý cho việc chuyển đổi TTGDCK, Trung tâm Lưu ký CK từ đơn vị sự nghiệp có thu thành các pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hỡnh cụng ty TNHH hoặc CTCP. Quy định này làm tăng tính chủ động trong hoạt động của các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký CK, tạo vai trũ độc lập với cơ quan quản lý nhà nước trong việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động tại các Sở GDCK và Trung tâm Lưu ký CK. Cựng với đó, Luật CK và các văn bản hướng dẫn mở rộng hơn các quy định về bảo vệ lợi ích của NĐT, đặc biệt được áp dụng chung cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư và hoạt động trên TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên, Luật CK cũng đó bộc lộ những hạn chế, bất cập. Chẳng hạn, Luật CK mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản nhất, phù hợp với một thể chế thị trường mới hoạt động với các công cụ CK, các hoạt động giao dịch cũng như hệ thống quản lý cũn đơn giản. Trong khi đó, TTCK ngày càng phát triển, các công cụ phức hợp, hỡnh thức giao dịch phức tạp cú xu hướng phát triển, đũi hỏi quy định pháp luật cũng phải được điều chỉnh tương ứng. Sau 10 năm phát triển nhưng các sản phẩm do TTCK cũn nghốo nàn, nhiều sản phẩm, hoạt động CK đó được đề cập nhưng chưa được hướng dẫn thực hiện, cụ thể như: nhóm các sản phẩm của TTCK phái sinh (như quyền chọn, hợp đồng tương lai); nhóm các nghiệp vụ CK như giao dịch ký quỹ cho vay mua CK, bỏn khống và cỏc dịch vụ tài chớnh khỏc.
Chưa phân định rõ về phát hành chứng khoán ra công chúng và niêm yết chứng khoán, chưa thể hiện rõ nguyên tắc và cơ chế giao dịch, chưa phân định cụ thể vai trò của trung tâm Giao dịch Chứng khoán và uỷ ban chứng khoán của Nhà nước trong việc quản lý, giám sát thị trường
Mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ chưa rõ ràng và thiếu tính hiện thực
Một số chính sách về quản lý tài chính và hạch toán kế toán đối với công ty cổ phần chưa được ban hành đồng bộ; Quy định về chính sách thuế và quản lý ngoại hối đối với các nàh đầu tư nước ngoài chưa được ban hành
Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn khó khăn trong khi đó điều kiện niêm yết giá cao mà phần đông các doanh nghiệp ở Việt Nam có quy mô nhỏ, thiếu vốn kinh doanh không có khả năng tham gia thị trường nên chỉ một số công ty tham gia niêm yết giá trên thị trường.Theo số liệu thống kê ở thời điểm 1/1/2000 thì có đến 78% DNNN là doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động hàng năm không quá 300 người.Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu hết là qui mô nhỏ, số doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động chiếm đến 97, 77%, số doanh nghiệp có vốn thực tế dưới 1 tỷ đồng chiếm 94,93%, bình quân vốn thực tế sử dụng của một doanh nghiệp chỉ là 3,7 tỷ đồng.Một số ít doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có vốn nhàn rỗi có thể sử dụng cho đầu tư để kiếm lời nhưng do đầu tư chứng khoán là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, độ rủi ro lớn và còn rất mới mẻ nên nhiều doanh nghiệp không mạnh dạn tham gia vào thị trường. Điều này lý giải vì sao trên TTCK của Việt Nam hiện tại chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, còn thiếu vắng nhiều nhà đầu tư có tổ chức, đầu tư với quy mô lớn và dài hạn.Chính vì vậy dẫn đến số lượng hàng hoá ít , quan hệ cung cầu mất cân đối, từ đó làm hoạt động thị trường chưa thực dự ổn định.
Hệ thống giao dịch chứng khoán còn hạn chế, chưa có chức năng cảnh báo, giám sát, vì vậy phần nào hạn chế trong việc quản lý
Các tổ chức trung gian còn ít và hoạt động đơn điệu
Nhà nước cần xem xét lại vai trò của mình trong thị trường nếu can thiệp quá sâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và mất đi khả năng tự điều chỉnh của thị trường
Thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức như các quỹ đầu tư, công ty tài chính
Nhiều doanh nghiệp chưa có chiến lược đầu tư hoặc huy động vốn đầu tư dài hạn thông qua TTCK
Đội ngũ nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán còn yếu về trình độ, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề.
Chưa xây dựng các phòng ban độc lập cho từng loại nghiệp vụ do đó dễ dẫn đến việc xung đột lợi ích trong CtyCK khi triển khai đồng thời cả nghiệp vụ môi giới và tự doanh..
TTCK chủ yếu mới thực hiện được chức năng thanh khoản cho các chứng khoán của các DNNN đã cổ phần hoá mà chưa thực sự trở thành kênh huy động vôn rung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế
Thiếu các yếu tố để đảm bảo cho sự vận hành an toàn, công bằng, minh bạch của thị trường như qui chế về công bố thông tin, cơ chế quản lý, giám sát hoạt động của thị trường còn nhiều bất cập..vì vậy chưa tạo được lòng tin cho giới đầu tư chứng khoán
Mặc dù đang ở giai đoạn phát triển ban đầu nhưng những hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường...đã có dấu hiệu manh nha trên TTCK Việt Nam, gây khó khăn không ít cho hoạt động quản lý và điều hành thị trường
- Kết cấu hạ tầng của TTCK vẫn chưa được thiết lập hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TTCK Ở VIỆT NAM
1. Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK
1.1. Mục tiêu
Phát triển thị trướng chứng khoán cả về quy mô và chất lượng hoạt động nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển giúp phát triển thị trường tài chính Việt Nam duy trì trật tự an toàn, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế
1.2. Quan điểm và nguyên tắc
Phát triển TTCK phù hợp với điều kiện thức tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới
Xây dựng TTCK thống nhất trong cả nước, hoạt động an toàn hiệu quả giúp góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước
Nhà nước thực hiện quản lý bằng pháp luật, tạo điều kiện để TTCK hoạt động và phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK
Bảo đảm tính thống nhất của thị trường tài chính trong phạm vi quốc gia, gắn việc phát triển TTCK với việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm.
2. Định hướng phát triển TTCK ở Việt Nam
2.1. Mở rộng quy mô của thị trường
Mở rộng quy mô của TTCK tập trung, phấn đấu đưa tổng giá trị thị trường đạt mức 10 – 15% GDP.
Tập trung phát triển thị trường trái phiếu, trước hết là trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho ngân s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26877.doc