Đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam và một số vấn đề đang đặt ra để tiếp tục phát triển

Lời nói đầu 1

Nội dung 2

 I. Tổng quan về thị trường chứng khoán 2

 1.Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán 2

 2.KháI niệm và bản chất của TTCK 2

1.1 KháI niệm TTCK 2

1.2 Bản chất của TTCK 3

 3.Vị trí và cấu trúc của TTCK 3

 3.1 Vị trí của TTCK 3

 3.2 Cấu trúc của TTCK 3

 3.2.1 Phân loại theo hàng hoá 4

 3.2.2 Phân loại theo quá trình lưu chuyển vốn 4

 3.2.3 Phân loại theo hình thức tổ chức thị trường 4

4.Các chủ thể trên TTCK 5

5.Vai trò của TTCK 5

II.Tình hình thực tế của TTCK Việt Nam trong những năm gần đây 6

1. Sự ra đời của TTCK Việt Nam 6

2. Tình hình hoạt động của TTCK VN trong 4 năm qua(2000-2004) 6

2.1 Tình hình hoạt động của TTCK VN 6

2.2 Kết quả đạt được và một số mặt hạn chế của TTCK 8

2.3 Nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại 11

III. Định hướng và chiến lược phát triển của TTCK 12

1. Mục tiêu phát triển của TTCK VN 12

2. Quan đIểm và nguyên tắc phát triển của TTCK VN 12

3. GiảI Pháp thực hiện 13

 3.1 GiảI pháp dàI hạn 13

 3.2 GiảI pháp trước mắt trong những năm gần đây 13

Kết luận 15

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam và một số vấn đề đang đặt ra để tiếp tục phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường tàI chính, thị trường chứng khoán được hiểu một cách chung nhất, là nơI diễn ra chác giao dịch mua bán, trao đổi cách chứng khoán – các hành hoá và dịch vụ tàI chính giữa các chủ thể tham gia. Việc trao đổi mua bán này được thực hiện theo những quy tắc ấn định trước. Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK là: Thị Trường Chứng Khoán là nơI diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. 2.2 Bản chất của TTCK Thị trường chứng khoán không giống với thị trường các hàng hóa thông thường khác vì hàng hoá của thị trường chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này có giá trị và giá trị sự dụng. Như vậy, có thể nói, bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường chứng khoán chứa đựng thông tin vể chi phí vốn hay giá cả vốn đầu tư, hay nói cách khác la thị trường thể hiện quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. 3. Vị trí và cấu trúc của TTCK 3.1 Vị trí Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tàI chính. Vị trí của thị trường chứng khoán trong tổng thể thị trường tàI chính thể hiện Thị trường chứng khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn Thị trường chứng khoán là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ Nợ và công cụ Vốn( các công cụ sở hữu) 3.2 Cấu trúc Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của TTCK có thể được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường ,ta có thể xem xét cách thức cơ bản là phân loại theo hàng hoá, phân lợi theo hình thức tổ chức của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuyển vốn. 3.2.1 Phân loại theo hàng hoá Theo các loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân thị trường chứng khoán thành thị trường tráI phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ dẫn xuất.Thị trường tráI phiếu(Bond markets) là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó làm các tráI phiếu. TráI phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đI vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Thị trường cổ phiểu (stock markets) là nơI giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổ phiếu có thời gian đáo hạn là không xác định. Thị trường các công cụ dẫn xuất ( Derivative markets) là nơI các chứng khoán phát sinh được mua và bán. 3.2.2 Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn Theo cách thức này, thị trường được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp I (Primary Market) là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nới mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị trường này giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 (Secondary Market) là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi nhứng chứng khoán đã được phát hành nhằm đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tàI sản xã hội Thị trường sơ cấp và thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Về bản chất, nó là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có thị trường thứ cấp, thị trường thứ cấp lại tạo đIều kiện phát triển cho thị trường sơ cấp. Mục đích cuối cùng của nhà quản lý la phảI tăng cường hoạt động huy động vốn trên thị trường sơ cấp, vì chỉ có tại thị trường sơ cấp vốn mới thực sự vận động từ người tiết kiệm sang người đầu tư, còn sự vận động của vốn trên thị trường thứ cấp là tư bản giả, không tác động trực tiếp tới việc tích tụ và tập trung vốn. 3.2.3 Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường Thị trường chứng khoán có thể tổ chức theo hai cách sau: Tổ chức thành các sở giao dịch, tại đây người mua và người bán gặp nhau tại một địa đIúm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Ví dụ như Sở giao dịch chứng khoán Luân đôn, sở giao dịch chứng khoán Mỹ, sở giao dịch chứng khoán Pari Thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường chứng khoán tập trung (OTC: Over- The – Counter market) là thị trường của các nhà buôn, những người tạo thị trường. NgoàI hai loại thị trường trên, người ta còn nói đến thị trường thứ ba là thị trường dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị trường tập trung và thị trường OTC. 4. Các chủ thể trên TTCK Các tổ chức và cá nhân tham giá thị trường chứng khoán có thể được chia làm ba nhóm sau: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán Chủ thể phát hành: là người cung cấp chứn khoán – hàng hoá của thị trường chứng khoán. Bao gồm: Chính Phủ, các doanh nghiệp và một số các tổ chức khác như: Quỹ đầu tư, tổ chức tàI chính trung gian… Chủ thể đầu tư: là những người có tiền, thực hiện mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu tư được chia làm 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và đầu tư có tổ chức Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán: cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK, Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký và thanh toán bủ trừ chứng khoán, các tổ chức hỗ trợ, các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm… 5. Vai trò của TTCK Thứ nhất là TTCK tạo ra công cụ có tính thanh toán cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, giảm chi phí vay mượn, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Thứ hai là TTCK góp phần thực hiện táI phân phối công bằng hơn thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng, giảI toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn song vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Thứ ba là TTCK tạo đIều kiện cho chính phủ huy động các nguồn tàI chính mà không tạo áp lực về lạm phát. Thứ tư là TTCK cung cấp dự báo về chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Vai trò của thị trường chứng khoán được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường chứng khoán có thực sự phát huy hay hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thị trường và sự quản lý của Nhà Nước. II.Tình hình thực tế của TTCK Việt Nam trong những năm gần đây 1.Sự ra đời của TTCK Việt Nam Trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các đIều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệp và mô hình TTCK trên thế giới, Việt Nam đã quyết định thành lập thị trường chứng khoán với những đặc thù riêng biệt: thành lập 2 trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) ở TP.HCM và ở Hà Nội. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. TTGD tại Hà Nội đã được khai trương vào năm 2005. 2.Tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam trong 4 năm qua (2000 –2004) 2.1 Tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam Được chia làm 4 giai đoạn chính: Giai đoạn 1: Từ ngày khai trương 20/07/2000 đến cuối tháng 06/2001: Xảy ra tình trạng cầu lớn hơn cung, giá cả chứng khoán tăng mạnh. Trong giai đoạn này trên Trung tam Giao dịch chứng khoán Hồ chí Minh chỉ có 11 loại chứng khoán ( trong đó cổ phiểu là 05 loại, tráI phiếu 6 loại). Với lạc quan về kinh tế VN, triển vọng phát triển kinh tế của các nước và cũng vì sự tò mò, sự mới là của thị trường chứng khoán VN… các nhà đầu tư rất hăng háI tham gia thị trường, với số lượng từ 3000 tàI khoản vào cuối năm 2000 tăng lên 7000 khoản giao dịch. Từ đó tạo nên một áp lực cung cầu rất lớn. Cầu vượt cung hàng chục lần, giá cổ phiếu tăng liên tục và kịch trần qua các phiên giao dịch. Chỉ số VNIndex từ 100 đIểm ngày giao dịch đầu tiên, sau khoảng 11 tháng tăng lên đỉnh đIểm là 571.04 vào ngày 2506/2001. Các nhà đầu tư ngộ nhận đây là môI trường đầu tư siêu lợi nhuận, nên đã đổ xô mua cổ phiếu dẫn đến tạo ra cơn sốt giá cổ phiếu. Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư thường có thói quen mua bán chứng khoán ồ ạt, theo trào lưu mỗi khi bị thị trường ( nhất là trong giai đoạn đầu mở cửa thị trường). Có thể nói tâm lý mua bán theo” bầy đàn” này đã góp phần làm cho TTCK Việt Nam hoạt động thiếu tính ổn định. Khi thị trường đang lên, hầu hết các nhà đầu tư đều đặt lệnh mua và khi thị trường xuống thì ngược lại đặt lệnh bán nhiều hơn, làm cho quan hệ cung cầu trên thị trường hoặc bị mất cân đối, dẫn đến chỉ số cổ phiếu VN Index hoặc liên tục tăng hoặc liên tục giảm trong một thời gian khá dài. Giai đoạn 2: Từ đầu tháng 07/2001 đến đầu tháng 10/2001: Giá chứng khoán giảm liên tục. Trên thị trường xảy ra tình trạng giảm cầu chứng khoán, giá cả chứng khoán giảm mạnh. Để tránh biến động lớn cho thị trường trong tình hình có sự khác biệt giữa khối lượng các lệnh đặt mua với mức giá cao trong khi có quá ít lệnh bán, nên đang từ việc áp dụng biên độ giao dịch cổ phiếu ±7% UBCKNN đã hạ thấp biên độ xuống ±3% kể từ ngày 9/10/2001; huỷ bỏ những hạn chế đặt lệnh mua, bán chứng khoán, dẫn đến các nhà đầu tư phảI bán vội chứng khoán. Kết quả là giá cả chứng khoán liên tục giảm; sau 03tháng chỉ số VN Index giảm xuống ở mức khoảng trên 200 đIúm ( ngày 8/10/01 VNIndex là 217,1), trên 80% nhà đầu tư bị thua lỗ nặng. Đây là giai đoạn lòng tin của nhà đầu tư bắt đầu suy giảm. Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 10/2001 – 10/2003: cầu chứng khoán giảm mạnh, các giao dịch giảm. Trong thời kỳ này, cung hàng hoá chứng khoán tiếp tục tăng lên cho với 19 cổ phiếu của 19 công ty niêm yết, và 34 loại tráI phiếu. Giai đoạn từ 1/2003 đến 10/2003, tình hình giao dịch chứng khoán trên thị trường cũng không có gì là sáng sủ, thị trường cổ phiếu gàn như bị đóng băng. Các nhà đầu tư đã chuyển hướng sang kinh doanh tráI phiếu. Về chỉ só VNIndex: cao nhất rơI vào phiên giao dịch đầu tiên của năm 2003 tại mức 183.41 đIểm. Trong khi đó, mức thấp nhất của chỉ số này được thiết lập vào ngày 24/10/2003 tại mức 130.9 đIểm, chênh lệch mức cao nhất kể trên là -52.51 đIểm, tương đương với – 40.18%. Sự kiện quan trọng nhất trong năm đánh dấu sự khuyến khích nàh đầu tư nước ngoàI tham gia giao dịch là việc Chính phủ cho phép nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nứơc ngoàI từ 20 lên 30%. Cho đến hết ngày 31/12/2003, tỷ lệ sở hữu cao nhất củ nhầ đầu tư nước ngoàI đối với cổ phiếu LAF với tỷ lệ nắm giữ xấp xỉ 30%. Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoàI chỉ có 0.31% quyền kiểm soát công ty cổ phan Vận tảI Xăng dầu, tương ứng với việc sở hữu 10.000 cổ phiếu PMS. Giai đoạn 4: Từ cuối tháng 10/2003 đến nay: TTCK đã có những chuyển biến tích cực. Chỉ số VN Index tăng lên 159.98 đIểm, có những cổ phiếu từ 10/2003 đến nay đã tăng giá 100% như REE, BBC, VTC, còn lại đều tăng khoảng từ 30-40%. Đặc biệt là có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoàI khi có sự nơI lỏng tỷ lệ nắm giũ của nhà DINN từ 20% lên 30% đã làm cho thị trường sôi động hơn. Theo các chuyên gia chứng khoán, so với thời đIểm 31/10/2003, thị trường cổ phiếu đã tăng khoảng 57%. 2.2 Kết quả đạt được và một số mặt hạn chế của TTCK VN Một là, đã mở ra một thị trường giao dịch chứng khoán theo mô hình tập trung với quy mô nhỏ, hoạt động dựa trên các nguyên tắc cơ bản của một Sỏ GDCK. Hoạt động của TTCK mặc dù chưa phát triển như mong muốn, song bước đầu đã được triển khai khá suôn s, không gây ra những biến động lớn hoặc tácc động tiêu cực tới đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Cho đến cuối tháng 5/2004, Trung tâm GDCK đã tổ chức được 800 phiên giao dịch liên tục, an toàn với trị gía giao dịch đạt trên 13.000 tỷ đồng. Riêng 5 tháng đầu năm 2004, gía trị giao dịch chứng khoán đạt 7.800 tỷ đồng, bằng 60% tổng giá trị giao dịch trong 4 năm qua. Xu hướng của thị trường cho thấy, tỷ trọng giao dịch tráI phiếu chiếm 70% giá trị giao dịch; riêng 5 tháng đầu năm giá trị giao dịch tráI phiếu đạt trên 6.500 tỷ đồng. Chiếm hơn 83% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường Hai là, đã huy động được một khối lượng vốn nhất định cho ngân sách nhà nước thông qua bảo lãnh phát hành và đấu thầu tráI phiếu Chính phủ qua Trung tâm GDCK với khối lượng trên 17.000 tỷ đồng( tráI phiếu Chính phủ, tráI phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển, tráI phiếu chính quyền địa phương) để niêm yết trên thị trường. Cho đến nay đã có 24 công tỷ cổ phần niêm yết trên TTCK với tổng giá trị trên 1.200 tỷ đồng; trong đó có 6 công ty phát hành thêm cổ phiếu để tăng cường vốn với giá trị 172 tỷ đồng. Các công ty niêm yết đã thực hiện chế độ quản trị công ty theo thông lệ quốc tế, thực hiện chế độ kiểm toán và công bố thông tin; đây là một nét mới đối với công tác quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam; trong khi các doanh nhiệp nhà nứoc cũng như các công ty cổ phần khác chưa thục hiện được cơ chế này. Ba là, đã xây dựng được một hệ thống các tổ chức trung gian hoạt động dựa trên TTCK, bao gồm 13 công ty chứng khoán, 1 công ty quản lý quỹ với tổng số vốn đIũu lệ hơn 600 tỷ đồng; so với năm đầu mở cửa thị trường thì các tổ chức trung gian tăng gấp 2 lần về số lượng và gấp 2.6 lần về giá trị vốn đIều lệ. Đã hình thành 5 ngân hàng lưu ký, trong đó có 3 ngân hàng lưu ký nước ngoàI; 1 ngân hàng chỉ định thanh toán đảm nhiệm vai trò thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán. Các trung gian tàI chính đã làm tốt vai trò môI giới mua bán chứng khoán trên thị trường tập trung; tích cực tham gia bảo lãnh phát hành, đặc biệt là phát hành tráI phiếu Chính phủ và tư vấn cho các doanh nghiệp cổ phần hoá trong việc chuẩn bị niêm yết và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư; thực hiện tốt việc thanh toán, bủ trừ các giao dịch chứng khoán trên thị trường. Bốn là, đã thu hút các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư cá nhân trong và ngoàI nước tham gia vào hoạt động mua, bán , đầu tư chứng khoán với khoảng 19.000 tàI khoản giao dịch, tăng 7 lần so với năm đầu tiên, trong đó có gần 200 nhà đầu tư có tổ chức và hơn 190 nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng tàI khoản mới mở trong 5 tháng dầu năm 2004 tăng 20% so với số tàI khoản đến cuối năm 2003. Công chúng đầu tư đã dần làm quen với một phương thức đầu tư mới - đầu tư chứng khoán. Sự tham gia cảu các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức đã góp phần quan trọng cho sự tồn tại và phát triển TTCK Việt Nam. Mặc dù số lượng nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm 1% tổng số nhà đầu tư, song giá trị giao dịch lại chiếm gần 70%, chủ yếu cho giao dịch tráI phiếu. Năm là, hoạt động quả lý, vận hành thị trường với 3 Nghị định và hơn 10 văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành; mặt khác, cơ quan quản lý Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm tác động vào thị trường phục vụ cho công tác quản lý như: tăng phiên giao dịch, đIũu chỉnh biên độ giá, tăng số lần khớp lệnh, giảm lô giao dịch; thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những vụ việc vi phạm nhằm ổn định hoạt động của thị trường. Tóm lại, kết quả bao trùm nhất là đã xây dựng và vận hành được một TTCk có tổ chức bao gồm các chủ thể tham gia thị trương; bước đầu thực hiện nhiệm vụ huy động vốn đầu tư cho NSNN, cung cấp thị tường giao dịch tập trung cho nhà đầu tư luân chuyển tàI sản tàI chính dưới hình thức các chứng khoán cơ bản như cổ phiếu và tráI phiếu; tạo tiền đề cho việc phát triển mạnh TTCK giai đoạn sắp tới. Với những kết quả nói trên là đóng góp nhất định đối với một thị trường mới mẻ như ở Việt nam. Tuy nhiên, hoạt động TTCK Việt Nam trong thời gian qua còn có những bất cập. Một là, khuôn khổ, quy mô thị trường nhỏ, cả đối với những thị trường sơ cấp và thứ cấp. Giá cả cổ phiếu luôn biến động, gây tâm lý dè dặt của nhà đầu tư tham gia TTCK. ĐIều này đã dẫn đến hạn chế về khả năng hy động vốn dàI hạn cho đầu tư phát triển. Kiến thức và sự hiểu biết của công ty chứng khoán còn hạn chế. NgoàI ra, các chính sách, công cụ đIều chỉnh của Nhà nước thiếu đồng bộ, các giảI pháp kỹ thuật cảu UBCK như đIều chỉnh biên độ, tăng phiên khớp lệnh, tách lô cổ phiểu, chưa phát huy hiệu quả thiết thực. Hai là, chất lượg cổ phiếu của các công ty niêm yết giá không cao. Đa phần các công ty niêm yết là những doanh nghiệp có quy mô vốn ở mức trung bình; không thuộc các lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn đầu tư; một số công ty sau khi niêm yét đã bộc lộ những yếu kém trong quản trị kinh doanh, đầu tư không có hiệu quả gây mất lòng tin của giới đầu tư. Ba là, chất lượng phục vụ của các tổ chức trung gian tàI chính chưa cao. Các công ty chứng khoán mới chỉ có mặt ở các tỉnh thành phố lớn, chủ yếu là triển khai nghiệp vụ môI giới; các hoạt động nhiệp vụ khác như bảo lãnh phát hành , tư vấn đầu tư còn chưa có hiệu quả. Chưa triển khai được nghiệp vụ tự doanh trong những thời đIểm gía cổ phiếu biến động lớn nên các công ty chứng khoán không thể thực hiện được vai trò định hướng, tạo lập và góp phần ổn định thị trường. Các công ty kiểm toán lĩnh vực chứng khoán còn chưa nhiều; chuẩn mực kiểm toán chưa được ban hành đầy đủ. Bốn là, công tác công khai hoá thông tin thị trường nói chung, công bó thông tin của công ty niêm yết nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động thị trường và mong đợi của nhà đầu tư; chất lượng báo cáo kiểm toán chưa có độ tin cậy cao, đIều này ảnh hưởng đến lòng tin của công chúng. Năm là, công tác quản lý, đIều hành và hoạt động của các chủ thể trên thị trường, từ cơ quan quản lý nhà nước đến Trung tâm GDCK, các công ty chứng khoán, công ty niêm yết còn có nhiều bất cập, nhất là thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Công tác tuyên truyền, phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường. 2.3 Nguyên nhân của hạn chế còn tồn tại của TTCK Thứ nhất, Đảng và Chính phủ chủ trương phát triển hệ thống thị tường tàI chính, trong đó có thị trương vốn, TTCK; tuy nhiên trong đIều hành thực tiễn thì hệ thống thị trường bị chia cắt. Chưa có một chiến lược phát triển thị trường tàI chính nói chung, vì vậy, định hướng và các giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ; chưa coi việc phát triển thị trường vốn, TTCK là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường vốn, TTCK là khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, nền kinh tế Việt nam còn khó khăn, thu nhập của dân chúng thấp, chưa có chính sách phù hợp để khai thác nguồn lực tàI chính trong dân, nguồn vốn bị phân tán. hiện nay tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán còn quá nhỏ bé, tổng giá trị thị trường mới chiếm khoảng 3.5%GDP. Vì vậy, TTCK chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dàI hạn cho đầu tư phát triển. Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam còn mang nặng tư tưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, còn trông chờ vào nguồn vay ưu đãI, không muốn huy động vốn trên thị trường. Thứ tư, Tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn có nhiều khó khăn; phần lớn các doanh nghiệp cổ phần hoá trong thời gian qua là những doanh nghiệp nhỏ, quy mô vốn đIều lệ không lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả. Việc phát hành cổ phiếu chủ yếu là bán trong nội bộ doanh nghiệp, công tác định giá tàI sản còn mang nặng tính hành chính, chưa thực hiện công khai hoá ra công chúng. Thứ năm, công tác tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thị trường có sự biến đồng, phần nào cũng ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường. Trước 1/4/2004, UBCK là cơ quan thuộc Chính phủ không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đIều này đã gây nhiều trở ngại trong công tác quản lý, đặc biệt là đối với một ngành còn mới như ngành chứng khoán thì việc đIều chỉnh các quy phạm pháp luật là một đòi hỏi khách quan. III/ Định hướng, chiến lược phát triển TTCK năm 2010 Trên cơ sở chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nghị quyết Hội nghị BCH TW 9 khoá IX, chỉ thị số 11/2004/CT-TTg ngày 30/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới DNNN, Nghị quyết 01/2004/NQ –CQ ngày 12/01/2004 của Chính phủ về đIều hành thực hiện kế hoạch và NSNN năm 2004, UBCK xây dựng quan đIểm phương hứớng và các giảI pháp phát triển TTCK với các nội dung chủ yếu sau: 1.Mục tiêu phát triển TTCK Phát triển TTCK cả về qui mô và chất lượng hoạt động để sớm trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho đầu tư phát triển, góp phần phát triển thị trường tàI chính Việt Nam; duy trì trật tự, an toan, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, từng bước chủ động hội nhập thị trường tàI chính quốc tế. 2.Quan đIểm và nguyên tắc phát triển TTCK Một là, việc phát triển TTCK phảI phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, từng bước hội nhập với thị trường tàI chính khu vực và thế giới. Hai là, xây dựng một thị trường thống nhất, hoạt động an toàn, hiệu quả góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển và thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Ba là đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước bằng pháp luật để thị trường phát triển lành mạnh; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường. Bốn là đảm bảo tính thống nhất củ thị trường tàI hcính trong phạm vi quốc gia, gắng việc phát triển TTCK với việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm. Năm là, gắn việc phát triển TTCK với tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI và huy động vốn cho ngân sách, cho đầu tư phát triển. 3. GiảI pháp thực hiện 3.1 GiảI pháp dàI hạn Đảm bảo môI trường kinh tế vĩ mô ổn định và lành mạnh thông qua các chủ trương chính sách phát triển kinh tế – xã hội, tổ chức thực hiện thành công các mục tiêu Nghị quyết Đại hội IX về tỷ lẹ tăng trưởng GDP, kiềm chế lạm páht, cơ cấu lại hệ thống tàI chính; cảI tiến hoạt động thu chi ngân sách. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển TTCK và củng cố lòng tin của công chúng đầu tư. Tạo ra một môI trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư; tiwps tục thực hiện sắp xếp và đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp; xây dựng và áp dụng các quy tắc về quản trị công ty theo thông lệ quốc tế không chỉ íôi với công ty cổ phần niêm yết mà cho tất cả các loại hình doanh nghiệp của Việt nam. Hoàn thiện cơ bản khung pháp lý cho TTCK; xây dựng Luật chứng khoán, dự kién trình Quốc hội ban hành vào năm 2006; đI theo đó là sửa đổi các luật có liên quan Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho thị trường chứng khoán, đặc biệt là hệ thống giao dịch,lưu ký,thanh toán và công bố thông tin; áp dụng công nghệ tin học và thông tin hiện đại cho thị trường. 3.2 GiảI pháp trước mặt trong những năm gần đây 3.2.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho TTCK Sửa đổi Nghị đình 144/2003/NĐ - CP về chứng khoán và TTCK cho phù hợp với yêu cầu phát triển và hoạt động của thị trường trong giai đoạn mới. Bên cạnh việc sửa đổi Nghị đình 144/2003/NĐ - CP, cần phảI sửa đổi, ban hành các chính sách về thuế, phí, chế độ kế toá, kiểm toán, chế độ quản lý ngoại hối, sở hữu của bên nước ngoàI theo hướng tăng cường tính công khai minh bạch và tiếp tục hỗ trợ, ưu đãI cho thị trường phát triển. 3.2.2 Tăng hàng hoá có chất lượng cho TTCK CảI tiến cơ chế phát hành tráI phiếu Chính phủ, tráI phiếu chính quyền địa phương, tráI phiếu công trình để huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua TTCK. Gắn tiến trình cổ phần hoá DNNN với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên TTCK. Lựa chọn một số doanh nghiệp nhằm phát hành thêm cổ phiếu. Thực hiện chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI thành công ty cổ phần và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp này tham gia và niêm yết trên thị trường. 3.2.3 Khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia TTCK Thực hiện chính sách ưu đãI về thuế theo Luật thuế thu nhập soanh nghiệp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán và quản lý quỹ đầu tư nhằm mở rộng mạng lưới quy mô và phạm vi hoạt đông, nâng cao chất lượng dịch vụ của các tổ chức tàI chính trung gian. Quy định hợp lý giới hạn tham gia đối với các nhà đầu tư nước ngoàI vào TTCK Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường và phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm trong nước, ngoàI nước tham gia vào TTCK; thí đIểm thành lập các công ty quản lý quỹ thuộc công ty bảo hiểm để quản lý quỹ tín thác từ bảo phí. 3.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động của TTCK Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm GDCK; nâng cấp hệ thống giao dịch, hệ thống lưu ký- thanh toán bù trừ, hệ thống công bố thông tin à giám sát thị trường; đảm bảo duy trì hoạt động giao dịch an toàn, công bằng, công khai, minh bạch áp dụng biện pháp cưỡng chế thực thi quy định về quản trị công ty, thực thi đIều lệ mẫu đối với các công ty niêm yết, công ty chứng khoán và công ty niêm yết. Nâng cao chất lượng kiểm toán và công bố thông tin; sửa đổi cơ chế chấp thuận kiểm toán chứng khoán, hoàn chỉnh cơ chế công bố thông tin của các thành viên tham gia thị trường, đặc biệt là các thông tin có ảnh hưởng đến giao dịch và giá cả chứng khoán trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0695.doc
Tài liệu liên quan