Đề tài Thị trường độc quyền nhóm

Trò chơi động (dynamic game) diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người chơi sẽ phải hành động ở mỗi một giai đoạn. Trò chơi động khác với trò chơi tĩnh ở một số khía cạnh quan trọng. Thứ nhất, trong trò chơi động, thông tin mà mỗi người chơi có được về những người chơi khác rất quan trọng. Như ở phần 1 đã phân biệt, một người có thông tin đầy đủ (complete information) khi người ấy biết hàm thỏa dụng (kết cục -payoff) của những người chơi khác. Còn một người có thông tin hoàn hảo (perfect information) nếu như tại mỗi bước phải ra quyết định (hành động), người ấy biết được toàn bộ lịch sử của các bước đi trước đó của trò chơi. Thứ hai, khác với các trò chơi tĩnh, trong trò chơi động mức độ đáng tin cậy (credibility) của những lời hứa (promises) hay đe dọa (threats) là yếu tố then chốt. Và cuối cùng, để tìm điểm cân bằng cho các rò động, chúng ta phải vận dụng phương pháp quy nạp ngược (backward induction).

doc38 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7562 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường độc quyền nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ở những mức giá cao hơn P1, đường cầu rất co giãn, bởi vì mỗi DN cho rằng nếu tăng giá sản phẩm cao hơn mức giá P1 thì sẽ không một đối thủ nào tăng giá theo, do đó thị phần và doanh thu của DN sẽ bị giảm. Ngược lại, ở những mức giá thấp hơn P1, đường cầu rất ít co dãn, vì khi một DN hạ giá bán sản phẩm của mình thấp hơn mức giá hiện hàng P1 thì các đối thủ cũng sẽ hạ giá theo vì họ không muốn bị giảm thị phần, do vậy lượng sản phẩm bán ra của DN chỉ tăng đến phạm vi lượng cầu của thị trường tăng do giá giảm. Vì thế, đường cầu của DN độc quyền nhóm là đường cầu gãy tại mức giá hiện hành là P1, đường doanh thu biên tương ứng không liên tục tại sản lượng Q1. Do đó nếu chi phí biên tăng từ MC1 lên MC2 (hoặc ngược lại) thì xí nghiệp vẫn sản xuất ở sản lượng như cũ Q1 với giá bán ra vẫn không đổi P1. Nhược điểm của mô hình này là không giải thích được sự hình thành mức giá thị trường P1 Ngày nay các DN luôn né tránh cuộc cạnh tranh bằng giá cả vì hậu quả của nó là các bên đều bị thiệt hại, nhưng để tồn tại và phát triển, các DN luôn nổ lực tìm kiếm những hình thức cạnh tranh phi giá cả an toàn và hiệu quả nhất. CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI Cho đến nay, chúng ta đã nghiên cứu bốn hình thái cấu trúc thị trường cơ bản là cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, và độc quyền nhóm. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp hoạt động trên 3 loại thị trường đầu là quy tắc quen thuộc MR = MC. Trong khi đó, ở thị trường độc quyền nhóm (oligopoly), mỗi doanh nghiệp trên thị trường có một thế lực nhất định, đồng thời tồn tại tương tác chiến lược (về định giá và sản lượng chẳng hạn) với những doanh nghiệp khác thì công thức MR = MC không còn thích hợp nữa. Vì vậy, để nghiên cứu ứng xử của các doanh nghiệp trong loại hình cấu trúc thị trường này, chúng ta phải sử dụng một công cụ có khả năng phân tích được những tương tác chiến lược của các doanh nghiệp tham gia thị trường. Công cụ đó là lý thuyết trò chơi. 1. Định nghĩa lý thuyết trò chơi: Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan tới nhiều người và các quyết định của mỗi người ảnh hưởng tới lợi ích và quyết định của những người khác. Hay nói cách khác: Lý thuyết trò chơi sẽ xác định xác suất thành công khi cho trước một không gian chiến lược. Nghĩa là mỗi người đều có hơn một sự lựa chọn và lựa chọn của họ ảnh hưởng lẫn nhau. Những khái niệm cơ bản khác: Người chơi: Là những người tham gia vào một hay nhiều trò chơi Luật chơi: Là những nguyên tắc và chế tài trong một cuộc chơi. Kết cục: Là lượng hữu dụng (thường là tiền) mà một người chơi khi thằng hoặc thua của một chiến lược cụ thể trong trò chơi. Chiến lược: là một tập các phản ứng của người chơi có thể xảy ra trong một trò chơi. Một chiến lược phải trọn vẹn, xác định rõ ràng trong các tình huống bất ngờ. Chiến lược ưu thế: là chiến lược có kết cục tốt nhất, bất chấp các chiến lược của đối thủ. Chiến lược bị áp đảo: là chiến lược có kết cục tệ nhất, bất chấp các chiến lược của đối thủ. Cân bằng: là một kết quả mà trong đó các bên tham gia cuộc chơi không muốn thay đổi. 2. Phân loại trò chơi: 2.1. Căn cứ vào khả năng hợp đồng và chế tài hợp đồng: Ta có thể chia trò chơi thành hai loại: trò chơi hợp tác (cooperative games) và trò chơi bất hợp tác (non-cooperative games). Trong trò chơi hợp tác: những người chơi có khả năng cùng nhau lập chương trình (kế hoạch) hành động từ trước, đồng thời có khả năng chế tài những thỏa thuận chung này. Còn trong trò chơi bất hợp tác, những người chơi không thể tiến tới một hợp đồng (khế ước) trước khi hành động, hoặc nếu có thể có hợp đồng thì những hợp đồng này khó được chế tài. 2.2. Căn cứ vào thông tin và vào thời gian hành động của những người chơi. Căn cứ vào thông tin thì các trò chơi có thể chia thành trò chơi với thông tin đầy đủ (complete information) hoặc không đầy đủ (incomplete information). Trò chơi với thông tin đầy đủ là trò chơi mà mỗi người chơi có thể tính toán được kết quả (payoff) của tất cả những người còn lại. Căn cứ vào thời gian hành động lại có thể chia trò chơi thành hai loại, tĩnh và động. Trong trò chơi tĩnh (static game), những người chơi hành động đồng thời, và kết quả cuối cùng của mỗi người phụ thuộc vào phối hợp hành động của tất cả mọi người. Trò chơi động (dynamic game) diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người chơi sẽ hành động ở mỗi một giai đoạn. 3. Các dạng trò chơi: 3.1.Trò chơi tĩnh với thông tin đầy đủ a. Khái niệm: Là những người chơi đồng thời ra quyết định (hay hành động) để tối ưu hóa kết quả (có thể là độ thỏa dụng, lợi nhuận, v.v.); mỗi người chơi đều biết rằng những người khác cũng đang cố gắng để tối đa hóa kết quả mình sẽ thu được. Kết quả cuối cùng cho mỗi người phụ thuộc vào phối hợp hành động của họ. b. Biểu diễn trò chơi dưới dạng chuẩn tắc (normal-form representation): Trò chơi chuẩn tắc là một ma trận cho biết thông tin về các đấu thủ, chiến lược, và cơ chế thưởng phạt. Khi một trò chơi được biểu diễn bằng dạng chuẩn tắc, người ta coi rằng mỗi đấu thủ hành động một cách đồng thời, hoặc ít nhất không biết về hành động của người kia. Nếu các đấu thủ có thông tin về lựa chọn của các đấu thủ khác, trò chơi thường được biểu diễn bằng dạng mở rộng. Ví dụ 1: Thế “lưỡng nan của người tù” Giả sử Giáp và Ất bị tình nghi cùng nhau ăn cắp. Hai người bị công an bắt về đồn nhưng chưa thể kết tội nếu cả Giáp và Ất cùng không nhận tội. Công an mới nghĩ ra một cách như sau khiến Giáp và Ất phải cùng khai đúng sự thật. Công an sẽ giam Giáp và Ất vào hai phòng tách biệt, không cho phép họ được thông tin cho nhau và thông báo với mỗi người rằng: Nếu cả hai cùng không chịu khai mình phạm tội thì mỗi người sẽ bị giữ thêm 1 tháng để thẩm tra và tìm thêm chứng cứ. Nếu cả hai cùng khai nhận tội thì mỗi người sẽ phải ngồi tù 4 tháng. Nếu chỉ có một người nhận tội còn người kia ngoan cố không chịu nhận tội thì người thành khẩn cung khai sẽ được hưởng sự khoan hồng và không phải ngồi tù, trong khi người kia sẽ chịu hình phạt nặng hơn là 5 tháng tù giam. Các khả năng và kết cục này được trình bày một cách chuẩn tắc trong bảng dưới đây: Giáp Ất Khai Không khai Khai -4, -4 0, -5 Không khai -5, 0 -1, -1 Chiến lược áp đảo (dominant strategy) và chiến lược bị áp đảo (dominated strategy). Trong cuộc chơi này, Giáp và Ất mỗi người chỉ có thể lựa chọn một trong hai chiến lược (hành động): Khai hoặc không khai. Giáp có thể tư duy thế này. “Nếu thằng Ất nhận tội mà mình lại không nhận tội thì nó trắng án còn mình phải ngồi bóc lịch những 5 tháng. Như thế thì thà mình cũng nhận tội để chỉ phải ngồi tù 4 tháng còn hơn”. Rồi Giáp lại nghĩ, “nhưng ngộ nhỡ thằng Ất nó ngoan cường không khai thì mình nên thế nào nhỉ? Nếu nó không khai mà mình cũng không khai thì mình phải ngồi tù 1 tháng, nhưng mà nếu mình khai thì mình còn được tha bổng cơ mà. Như vậy tốt nhất là mặc kệ thằng Ất, mình cứ khai báo là hơn.” Như vậy, dù Ất có lựa chọn thế nào thì phương án tốt nhất đối với Giáp là khai nhận tội. Tương tự như vậy, dù Giáp có lựa chọn thế nào thì phương án tốt nhất đối với Ất là khai nhận tội. Nói cách khác, đối với cả Giáp và Ất thì chiến lược “khai nhận tội” là chiến lược áp đảo so với chiến lược “không khai”; ngược lại, chiến lược “không khai” là chiến lược bị áp đảo so với chiến lược “khai nhận tội.” Trong ví dụ này mỗi người chơi chỉ có hai chiến lược lựa chọn, và vì vậy chiến lược áp đảo cũng đồng thời là chiến lược tốt nhất. Trong những bài toán có nhiều người chơi với không gian chiến lược lớn hơn thì để tìm ra điểm cân bằng của trò chơi, chúng ta phải lần lượt loại trừ tất cả các chiến lược bị áp đảo. 3.2. Trò chơi động với thông tin đầy đủ và hoàn hảo: Trò chơi động (dynamic game) diễn ra trong nhiều giai đoạn, và một số người chơi sẽ phải hành động ở mỗi một giai đoạn. Trò chơi động khác với trò chơi tĩnh ở một số khía cạnh quan trọng. Thứ nhất, trong trò chơi động, thông tin mà mỗi người chơi có được về những người chơi khác rất quan trọng. Như ở phần 1 đã phân biệt, một người có thông tin đầy đủ (complete information) khi người ấy biết hàm thỏa dụng (kết cục -payoff) của những người chơi khác. Còn một người có thông tin hoàn hảo (perfect information) nếu như tại mỗi bước phải ra quyết định (hành động), người ấy biết được toàn bộ lịch sử của các bước đi trước đó của trò chơi. Thứ hai, khác với các trò chơi tĩnh, trong trò chơi động mức độ đáng tin cậy (credibility) của những lời hứa (promises) hay đe dọa (threats) là yếu tố then chốt. Và cuối cùng, để tìm điểm cân bằng cho các rò động, chúng ta phải vận dụng phương pháp quy nạp ngược (backward induction). Ví dụ 1: Một trò chơi tưởng tượng Thử tưởng tượng một trò chơi động với thông tin đầy đủ và hoàn hảo và có cấu trúc như hình vẽ. Tại mỗi nút hoặc A hoặc B phải ra quyết định. Không gian hành động của họ chỉ gồm hai khả năng: hoặc chọn trái (T), hoặc chọn phải (P). Những con số ở ngọn của các nhánh trong cây quyết định chỉ kết quả thu được của hai người chơi, trong đó số ở trên là kết quả của A. Để tìm điểm cân bằng của trò chơi này, chúng ta không thể bắt đầu từ giai đoạn đầu tiên, mà ngược lại, chúng ta sẽ dùng phương pháp quy nạp ngược, tức là bắt đầu từ giai đoạn cuối cùng của trò chơi. Lưu ý là phương án tối ưu cho người chơi thứ nhất là kết cục T”, ở đó A được 3 và B không được gì. Còn phương án tối ưu cho B là kết cục P”, trong đó B được 2 và A không được gì. Nhưng cả hai kết quả này đều sẽ không xảy ra. Tại sao vậy? Nếu trò chơi kéo dài đến giai đoạn 3 thì A chắc chắn sẽ chọn T” (vì 3 > 2). Còn nếu B được ra quyết định ở giai đoạn 2 và biết điều này chắc chắn sẽ không chọn P’ mà chọn T’ (vì 1 > 0). Và ở giai đoạn 1, A dự đoán trước được những hành động kế tiếp của cả hai người nên chắc chắn sẽ chọn T (vì 2 > 1). Bây giờ chúng ta quay lại thảo luận vấn đề mức độ tin cậy của lời hứa hẹn hay đe dọa. Giả sử trước khi bắt đầu chơi, A đề nghị với B như sau. Trong lần chơi đầu tiên anh nên chọn P. Nếu thế, khi đến lượt tôi thì tôi sẽ chọn P’, và rồi trong giai đoạn cuối cùng anh sẽ chọn P”để mỗi chúng ta cùng được 2. Liệu A có nên tin vào lời đề nghị (hứa hẹn) bằng miệng này của B hay không?2 Nếu đây là trò chơi xảy ra một lần và mục đích của mỗi người chơi đơn thuần chỉ là tối đa hóa lợi ích của mình thì câu trả lời hiển nhiên là không. Lý do là đến giai đoạn 2, B biết chắc là nếu A đổi ý và chọn T” thì anh ta sẽ không được gì, còn A sẽ được 3 (là kết cục tốt nhất của A). Lường trước điều này, B chỉ đợi A chọn P là sẽ chọn T’ để được 1. Đứng trước tình huống này, với những thông tin cho trước và nếu A là người duy lý thì chắc chắn A sẽ không dại gì nghe theo lời hứa hẹn ngon ngọt của B. Kết quả là A sẽ chọn T trong giai đoạn đầu tiên như chúng ta đã phân tích ở trên. Nói một cách ngắn gọn, những hứa hẹn và đe dọa trong tương lai mà không đáng tin cậy sẽ không hề có tác động gì, dù là nhỏ nhất, tới ứng xử của những người chơi trong giai đoạn hiện tại. Trong một phần khác, chúng ta sẽ nghiên cứu tình huống trong đó lời hứa/ đe dọa đáng tin cậy và do đó có ảnh hưởng đến hành vi của những người chơi ngay trong giai đoạn hiện tại. 3.3. Trò chơi động với thông tin đầy đủ nhưng không hoàn hảo: Người 1 Quay lại bài toán lưỡng nan của người tù được trình bày dưới dạng chuẩn tắc như trong bảng bên. Người 2 Không hợp tác Hợp tác Không hợp tác 1 , 1 5 , 0 Hợp tác 0 , 5 4 , 4 Cân bằng Nash duy nhất là (không hợp tác, không hợp tác) và kết cục là (1, 1). Bây giờ giả sử trò chơi này (gọi là trò chơi giai đoạn – stage game) được lặp lại lần thứ hai, bảng kết quả được trình bày trong bảng dưới đây. Người 2 Người 1 Không hợp tác Hợp tác Không hợp tác 2 , 2 6 , 1 Hợp tác 1, 6 5, 5 Cân bằng Nash duy nhất vẫn là (không hợp tác, không hợp tác) và kết cục hợp tác vẫn không đạt được như là một điểm cân bằng Nhận xét: - Nếu trò chơi giai đoạn (stage game) chỉ có một cân bằng Nash duy nhất thì nếu trò chơi ấy được lặp lại nhiều lần thì cũng sẽ chỉ có một cân bằng Nash duy nhất, đó là sự lặp lại cân bằng Nash của trò chơi giai đoạn. - Rõ ràng là nếu trò chơi này được lặp lại nhiều lần thì thiệt hại từ việc không hợp tác sẽ rất lớn. Câu hỏi đặt ra là liệu có cách nào để thiết lập sự hợp tác hay không? Ở đây chúng ta tạm thời không quan tâm tới khía cạnh đạo đức và lương tâm của mỗi người chơi mà chỉ xem xét thuần túy về động cơ kinh tế của họ. Mặc dù một số tội nhân có thể chỉ có trong đời một cơ hội để thú tội hay không. Trong cuộc sống thực, trên các thị trường độc quyền nhóm, các hãng chơi một trò chơi lặp đi lặp lại khi tiến hành quyết định đầu ra hay giá cả. Cứ mỗi lần lặp đi lặp lại thế khó xử của những người bị giam giữ, các hãng có thể mở rộng danh tiếng về thái độ của mình và nghiên cứu thái độ của đối thủ cạnh tranh với mình. Sự lặp đi lặp lại ấy làm thay đổi như thế nào kết quả chắc phải có của trò chơi? Hãng 2 Giả dụ bạn là hãng 1 trong thế khó xử của những người bị giam giữ đã được minh họa bởi ma trận thưởng phạt như sau: Hãng 1 Giá thấp Giá cao Giá thấp - 10, 10 100, -50 Giá cao -50, 100 50, 50 Nếu bạn và đối thủ cạnh tranh của bạn đều đòi một giá cao, cả hai bên đều thu được những lợi nhuận cao hơn mức nếu như hai bên đòi giá thấp. Tuy nhiên, bạn sợ đòi giá cao vì nếu đối thủ cạnh tranh giá cao vì nếu cạnh tranh của bạn cắt bạn và đòi giá thấp hơn, bạn sẽ mua thiệt nhiều tiền của và, liên tiếp xúc phạm và gây tổn hại cho bạn, đối thủ cạnh tranh của bạn ngày càng giàu thêm. Nhưng giả dụ trò chơi ấy được lắp đi lắp lại nhiều lần – ví dụ, bạn đòi đối thủ cạnh tranh của bạn phải đồng thời thông báo các giá cả vào ngày đầu mỗi tháng. Trong trường hợp này bạn có thay đổi giá cả của bạn quá nhiều lần, có thể là để đối phó với thái độ của đối cạnh tranh của bạn, hay không? Chiến lược tốt nhất lại cực kỳ đơn giản – đó là chiến lược “ăn miếng trả miếng”. Tôi xuất phát với một giá cả cao mà tôi duy trì lâu dài chừng nào các anh còn tiếp tục “hợp tác” và cũng đòi một giá cao. Nhưng ngay khi các anh hạ thấp giá của các anh, tôi đi theo liền và hạ thấp giá của tôi. Nếu sau đó các anh quyết định hợp tác và lại nâng cao giá của các anh, tôi sẽ lập tức cũng nâng cao giá cả của tôi. Tại sao chiến lược ăn miếng trả miếng này lại là tốt nhất? Nói riêng liệu tôi có thể trông mong hay không rằng việc sử dụng chiến lược ăn miếng trả miếng ấy sẽ thúc đẩy đối thủ cạnh tranh của tôi có thái độ hợp tác (và đòi một giá cao)? Trong trường hợp này thái độ hợp tác (tức đòi một giá cao) là đối sách hợp lý đối với chiến lược ăn miếng trả miếng (điều đó cho rằng đối thủ cạnh tranh của tôi biết, hay có thể đoán ra, rằng tôi đang sử dụng chiến lược ăn miếng trả miếng). Để thấy tại sao, hãy giả dụ rằng trong một tháng đối thủ cạnh tranh với tôi ấn định một giá thấp và đấu giá với tôi. Đương nhiên trong tháng ấy họ sẽ thu được một lợi nhuận lớn. Nhưng đối thủ cạnh tranh của tôi biết rằng tháng sau tôi sẽ ấn định một giá thấp, làm cho lợi nhuận của họ giảm sút, và sẽ duy trì lâu chừng nào mà hai bên chúng tôi còn tiếp tục đòi một giá thấp. Vì trò chơi được lặp đi lặp lại một cách vô định, nên số lợi nhuận tổng do đó mà mất đi nhất định có giá trị nhiều hơn bất kỳ số được ngắn hạn nào thu được trong tháng đầu giảm giá. Thành thử, đấu giá là không hợp lý. điều hợp lý đối với họ là xuất phát bằng cách đòi một giá cao và giữ giá ấy lâu chừng nào tôi còn giữ giá cao. Lý do là ở chỗ với việc lặp đi lặp lại mãi mãi trò chơi ấy, những số lợi nhuận trù tình có sự hợp tác sẽ lớn hơn những lợi nhuận do đấu giá mà có. 4. Ứng dụng của lý thuyết trò chơi trong kinh tế và kinh doanh: 4.1 Thu phí rút tiền tại máy ATM của các ngân hàng: Giả sử trò chơi diễn ra giữa một ngân hàng cổ phần (NHCP) và một ngân hàng quốc doanh (NHQD) với loại trò chơi tĩnh có thông tin đầy đủ. Dạng thức của trò chơi là các ngân hàng đồng thời ra quyết định để tối ưu hóa lợi ích. Mỗi ngân hàng đều biết rằng ngân hàng khác cũng đang cố gắng để tối đa hóa lợi ích của họ. Kết quả mà ngân hàng thu được không chỉ phụ thuộc vào hành động của mình mà còn là hành động của ngân hàng khác. Quyết định có thu phí hay không của hai ngân hàng này phụ thuộc vào các kết cục có thể có của trò chơi. Nếu hiện tại hai ngân hàng này đều không thu phí, và như vậy các ngân hàng vẫn duy trì lượng khách hàng hiện có và thu được những lợi ích trực tiếp, gián tiếp từ các khách hàng đó. Trong khi các ngân hàng phải bỏ ra những khoản chi phí vận hành hệ thống ATM nên tính chung mỗi ngân hàng cùng phải chịu lỗ mỗi tháng là -1 điểm lợi ích. NHQD thu phí NHQD không thu phí NHCP thu phí 1 1 1 -1 NHCP không thu phí −1 1 -1 -1 Giả sử cầu sử dụng thẻ không co giãn theo phí, khi ấy một ngân hàng nào đó quyết định tăng phí sẽ không những bù đắp được chi phí mà còn có được 1 điểm lợi ích từ thu nhập tăng lên từ phí. Trong khi đó ngân hàng không thu phí vẫn bị -1 điểm lợi ích. Nhìn vào bảng kết cục, rõ ràng hai ngân hàng đều thu phí bất chấp ngân hàng kia thu phí hay không thu phí. Quyết định tối ưu cho cả hai ngân hàng là (thu phí, thu phí). NHQD thu phí NHQD không thu phí NHCP thu phí -2 -2 -2 -1 NHCP không thu phí -1 -2 -1 -1 Tuy nhiên, giả sử cầu sử dụng thẻ rất co giãn theo phí. Khi ấy ngân hàng nào tăng phí sẽ làm giảm lượng giao dịch thẻ và khách hàng xuống trong khi ngân hàng vẫn phải tốn chi phí vận hành hệ thống ATM và điều này có thể làm cho lợi ích của ngân hàng giảm xuống còn -2 điểm. Trong khi đó ngân hàng không thu phí vẫn tiếp tục duy trì lượng khách hàng và lợi ích vẫn là -1 điểm. Với kết cục này ta thấy cả hai ngân hàng đều không có lý do gì để thu phí cả bất chấp ngân hàng kia có thu phí hay không. Một yếu tố khác cần tính đến là độ co giãn chéo của cầu sử dụng thẻ theo phí. Nếu ngân hàng nào tăng phí sẽ làm giảm lượng khách hàng giao dịch thẻ tại ngân hàng đó vì khách hàng sẽ chuyển sang sử dụng thẻ ở ngân hàng khác. Giả sử nếu NHCP tăng phí mà NHQD không tăng phí sẽ làm cho lợi ích của NHCP không những không tăng lên mà giảm còn -2 điểm. NHQD thu phí NHQD không thu phí NHCP thu phí 2 2 -2 1 NHCP không thu phí 1 -2 -1 -1 Trong khi đó, nếu NHQD không thu phí sẽ có thêm một lượng khách hàng mới và tăng được lợi ích của mình lên đạt 1 điểm. Tuy nhiên, nếu cả hai ngân hàng cùng thu phí thì lượng khách hàng tại hai ngân hàng này vẫn duy trì với giả định khách hàng không thể không sử dụng thẻ ATM. Khi ấy, lợi ích của hai ngân hàng cùng tăng lên 2 điểm. Nhìn vào bảng kết cục ta thấy rằng hành động của một ngân hàng phụ thuộc vào hành động của ngân hàng kia. Nếu NHQD quyết định thu phí thì NHCP cũng quyết định thu phí. Nhưng nếu NHQD không thu phí thì NHCP cũng sẽ không thu phí. Có vẻ như hai ngân hàng đang đứng trước một tình thế lưỡng nan. Tuy nhiên với kết cục này thì chưa gọi là lưỡng nan vì còn tùy thuộc vào mục tiêu của ngân hàng. Nếu mục tiêu của hai ngân hàng đều là lợi ích lớn nhất thì hành động có lợi là cùng thu phí bất chấp ngân hàng kia hành động như thế nào vì mỗi ngân hàng không có động cơ gì để tự làm giảm lợi ích của mình xuống. Còn nếu mục tiêu của ngân hàng là lợi ích lớn hơn đối thủ thì lại rơi vào thế lưỡng nan. Giả sử NHQD quyết định thu phí nhằm tối đa lợi ích ở mức 2 điểm, nếu NHCP cũng chỉ có mục tiêu như NHQD thì cũng sẽ thu phí vì nếu không thu phí thì lợi ích chỉ là 1 điểm. Nhưng nếu mục tiêu của NHCP là lợi ích lớn hơn NHQD thì sẽ quyết định không thu phí, và khi ấy lợi ích của NHQD bị giảm còn -2 điểm, còn NHCP lợi nhuận dù giảm hơn còn 1 điểm như vẫn tốt hơn so với NHQD. Ngược lại, NHQD cũng có quyết định tương tự. Như vậy, nếu mục tiêu của ngân hàng là lợi ích hơn đối thủ thì hai ngân hàng sẽ không dám thu phí để kiếm lợi ích vì e rằng đối thủ sẽ không thu phí để “triệt hạ” mình. Và như vậy hành động áp đảo của ngân hàng là (không thu phí, không thu phí). Hành động (thu phí, thu phí) có lợi ích lớn hơn cho cả hai ngân hàng nhưng không thể là sự lựa chọn đơn phương cho từng ngân hàng nên là một hành động bị áp đảo. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có động cơ cạnh tranh không lành mạnh bằng cách làm giảm lợi ích của đối thủ trong khi lợi ích của mình cũng bị giảm cả. Như vậy dường như có một hợp đồng vô hình ràng buộc hai ngân hàng cùng thu phí để có lợi. NHQD thu phí NHQD không thu phí NHCP thu phí 1 1 -2 2 NHCP Không thu phí 2 -2 -1 -1 Trường hợp cuối được xét đến khi độ co giãn chéo của cầu sử dụng thẻ theo phí là rất lớn khiến cho việc một ngân hàng nào đó tăng phí mà ngân hàng còn lại không tăng sẽ làm giảm lợi ích của mình đáng kể còn -2 điểm, trong khi ngân hàng kia lợi ích tăng đến 2 điểm. Nhưng giả sử độ co giãn của cầu sử dụng thẻ theo phí kém co giãn thì khi cả hai ngân hàng cùng tăng phí sẽ làm cho lợi ích của hai ngân hàng cùng đạt 1 điểm. Nếu hai ngân hàng không tăng phí thì lợi ích vẫn là -1 điểm. Nhìn bảng kết cục ta thấy nếu NHQD thu phí thì NHCP sẽ không thu phí để có lợi 2 điểm. Nhưng nếu NHCP không thu phí thì làm cho lợi ích của NHQD bị -2 điểm. Chính vì vậy NHQD cũng sẽ không thu phí để lợi ích chỉ bị -1 điểm. Nếu NHQD không thu phí thì NHCP cũng sẽ phải không thu phí vì nếu thu phí sẽ bị -2 điểm lợi ích trong khi NHQD có đến 2 điểm lợi ích. Đây thực sự là một tình huống lưỡng nan của ngân hàng dù mục tiêu của ngân hàng là lợi ích tối đa hay hơn đối thủ. Lợi ích tốt nhất của các ngân hàng là cùng thu phí nhưng không có ngân hàng nào đơn phương làm như vậy vì ngân hàng kia sẽ không thu phí để có lợi cho bản thân mình hơn nhưng đồng thời cũng “triệt hạ” lợi ích của đối thủ xuống. Chính vì vậy cả hai ngân hàng đều không thu phí vì không có niềm tin ngân hàng kia cũng sẽ thu phí nếu ngân hàng mình thu phí. Trong trường hợp này Hiệp hội Thẻ có thể đưa ra một cam kết hợp tác giữa các hội viên theo hướng cùng thu phí. Nhưng ngay cả trong trường hợp này thì khả năng một sự phá bỏ hợp đồng đơn phương cũng có thể xảy ra. 4.2 Tăng lãi suất Người chơi cụ thể trong trò chơi “tăng lãi suất” này là các NHTM, nhưng không phải tất cả, mà chỉ là các NHTM không có khả năng tiếp cận vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua hình thức chiết khấu tín phiếu. Chính đặc điểm này sẽ làm cho các NHTM tham gia trò chơi không có lựa chọn nào khác là huy động vốn từ dân cư hay từ hệ thống liên ngân hàng. Nhưng lãi suất liên ngân hàng quá cao nên mục tiêu cơ bản vẫn là huy động từ dân cư thông qua lãi suất huy động. NH A tăng NH A giữ nguyên NH B Tăng -1 -1 -2 2 NH B giữ nguyên 2 -2 1 1  Để đơn giản cho việc khảo sát, giả sử chỉ có hai NHTM là A và B và khách hàng chỉ có thể gửi tiền vào hai ngân hàng này. Do ai cũng nghĩ rằng NHNN sẽ không bao giờ làm ngơ khi có một NHTM nào đó mất khả năng thanh toán và trên thực tế chưa có NHTM nào phải rơi vào tình trạng như thế thật, vì vậy khách hàng sẽ gửi tiền vào NHTM nào có lãi suất cao hơn. Như thế NHTM A và B phải đứng trước lựa chọn, có tăng lãi suất hay không? Chúng ta sẽ cùng theo dõi bảng sau để thấy được lợi và hại của từng NHTM trong từng trường hợp: Chú thích : 1: huy động được với giá rẻ nhưng chậm -1: huy động được với giá cao -2: không huy động được 2: huy động được với giá cao nhưng nhanh chóng. Trong bảng trên chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng nếu A và B cùng tăng lãi suất thì hai ngân hàng sẽ chịu thiệt, tức là sẽ huy động được với giá cao.  Nhưng nếu một trong hai quyết định tăng và ngân hàng kia giữ nguyên thì ngân hàng tăng sẽ thu hút được vốn với giá cao, còn ngân hàng giữ nguyên sẽ không huy động được vốn. Nhưng nếu cả hai cùng giữ nguyên lãi suất thì lợi ích chia đều cho cả hai, tức huy động được với giá rẻ nhưng chậm.  Nếu bạn là một trong hai NHTM, bạn sẽ quyết định thế nào? Qua bảng mô tả trên, rõ ràng với A hay B thì lựa chọn tăng lãi suất là “chiến lược áp đảo” của trò chơi này, là chiến lược tối ưu bất kể bên kia quyết định thế nào. Vì vậy, cả A và B đều chọn chiến lược áp đảo này và cùng nhau tăng lãi suất là điều hợp lý và điểm (-1,-1) là điểm “cân bằng” của trò chơi. Điều đó nói lên rằng nếu để cho hai NHTM này tự do đưa ra quyết định thì điểm (-1,-1) là kết cục cuối cùng của trò chơi mặc dù ở đó lợi ích của cả hai không phải là tối ưu. Nếu hai NHTM này cùng “bắt tay” không tăng lãi suất để cùng nhau có lợi ích = 1, tức là huy động được vốn với giá rẻ nhưng chậm. Đây là kết cục tối ưu nhưng do đây là trò chơi có kết thúc (khi các NHTM hoàn thành mục tiêu huy động) và có thời gian giới hạn nên khi cả hai cùng huy động chậm thì sẽ nảy sinh những động cơ gian lận để tăng lãi suất nhằm về đích trước trong trò chơi.  Rõ ràng các NHTM không có bất kỳ biện pháp nào để trừng phạt gian lận ngoài việc đáp trả bằng cách tăng lãi suất, điều đó sẽ dẫn trò chơi đến điểm “cân bằng”. Nhưng cũng có một thuận lợi là việc gian lận hoàn toàn có thể bị phát hiện được vì khi tăng lãi suất các NHTM buộc thông báo trên phương tiện truyền thông, vì thế nguy cơ bị đáp trả là khá rõ ràng. Nhưng nếu cam kết bị một NHTM phá vỡ, thì trong ngắn hạn, NHTM kia sẽ phải chịu tổn thất khi không có đáp trả kịp thời. Vì các NHTM đều hiểu rõ việc tuân thủ cam kết là rất mạo hiểm nên việc có một cam kết giữ nguyên lãi suất giữa các NHTM là bất khả thi. Ở trên chỉ khảo sát ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThị trường độc quyền nhóm.doc
Tài liệu liên quan