Đề tài Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp

 

A. LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I. Những vấn đề chung về thị trường lao động 3

I. Khái niệm thị trường lao động 3

I.1. Một số quan niệm về thị trường lao động 3

I.2. Khái niệm thị trường lao động 5

II. Các nhân tố tác động đến thị trường lao động 5

II.1. Cung lao động 5

II.1.1. Tốc độ tăng của dân số 5

II.1.2. Tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động 6

II.1.3. Khả năng cung thời gian lao động 6

II.2. Cầu lao động 7

II.2.1. Sự phát triển của kinh tế xã hội 7

II.2.2. Khoa học kỹ thuật phát triển 7

II.2.3. Các chính sách của Nhà nước 7

III. Vai trò của thị trường lao động 8

Chương II. Phân tích thực trạng thị trường lao động việt nam trong thời gian qua 9

II.1. Thực trạng về thị trường lao động Việt Nam 9

II.1.1. Cung lao động vượt quá cần gấp sức ép mạnh về việc làm, đồng thời với một tỷ lệ lao động dư thừa lớn trong năm gần đây 9

II.1.2. Trình độ tay nghề và cơ cấu lao động cung lao động không đáp ứng được cầu 10

II.1.3. Chất lượng của lực lượng lao động 12

II.2. Thực trạng về cung lao động Việt Nam 13

II.2.1. Tỷ trọng lao động giản đơn còn quá cao 13

II.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu lao động không đồng nhất với sự dồi dào về nhu cầu lao động 14

II.3. Thực trạng về cầu thị trường lao động 17

II.3.1. Trong cơ cấu lao động theo ngành, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu 17

II.3.2. Sự biến đổi khá lớn về cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động trong khu vực Nhà nước 19

II.3.3. Thu hút lao động phụ thuộc vào só thuê lao động 20

II.4. Mối quan hệ cung - cầu lao động 22

Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam 24

III.1. Định hướng phát triển thị trường lao động 24

III.1.1. Định hướng đối với cung lao động 24

III.1.2. Định hướng đối với cầu lao động 24

III.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam 24

III.2.1. Đối với cung lao động 24

III.2.2. Đối với cầu lao động 26

C. KẾT LUẬN 28

 

 

 

doc31 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 6609 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động (kể cả chăn nuôi). Thực tế hiện nay ở nông thôn vẫn còn khoảng 25 triệu lao động sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Bảng 1. Quy mô lực lượng lao động cả nước 1996 – 2000 1.Tổng lực lượng lao động 1996 2000 Tăng giảm hàng năm Tuyệt đối (ng) Tương đối % 2. Lực lượng lao động theo khu vực 34740509 38.643.089 975645 2,70 - Thành thị 6621541 8725998 526121 7,14 - Nông thôn 28118968 29917091 449524 1,56 3. LLLĐ trong độ tuổi lao động 33166764 36725277 889628 2,58 Nguồn:Tổng điểu tra mẫu quốc gia về lao động – việc làm 1/7/1996 và 1/7/2000 Hiện nay nguồn cung lao động ở nước ta rất dồi dào và có xu hướng tiếp tục gia tăng ở mức cao. Năm 1996; lực lượng lao động cả nước là 34740509 người trong đó số lương động đã qua đào tạo 4104090 người (chiếm tổng lực lượng lao động ). Nông thôn chiếm 80,94% lực lượng lao động cả nước. Năm 1996 có trên 2 triệu người độ tuổi 15 trở lên ra thành thị tìm việc làm (chiếm 7,14%) dân số trong độ tuổi lao động đang hoạt động kinh tế ở nông thôn. Với số lượng người bước vào độ tuổi lao động đạt mức kỷ lục cao nhất như hiện nay, cùng với hàng chục vạn lao động dôi dư từ các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, 2 thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 sẽ tạo áp lực lớn về việc làm và nguồn vốn đang căng thẳng với tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao (năm 2000, có 6,4% dân số thành thị trong độ tuổi lao động thất nghiệp, ở nông thôn bình quân người nông dân chỉ sử dụng 74% thời gian lao động, ở vùng miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ tỷ lệ này là 66%). Một số lao động thất nghiệp rời vào nhóm lao động trẻ, được đào tạo gây ra nhiều hậu quả cả về kinh tế và xã hội.Thế nhưng trong số người chưa có việc làm ở nước ta có cả lao động chưa qua đào tạo chính quy và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao. Những kỹ sư, công nhân lành nghề, cử nhân và những người lao động giản đơn cùng xuất hiện trên thị trường lao động, cùng cạnh tranh để tìm việc làm. Sự thiếu phù hợp trong cơ cấu nguồn lao động và cơ cấu việc làm là nguyên nhân cơ bản tạo nên hiện tượng “ thừa giả tạo” lao động được đào tạo. Mặt khác sự di chuyển dòng lao đọng từ nông thôn ra thành thị mang tính hai mặt. Nó làm tăng sưc ép về nhân khẩu vốn đã căng thẳng ở thành thị nhưng nó cũng giải toả được những công việc lao động nặng nhọc mà người dân thành thị không muốn làm với giá cao. Bên cạnh đó còn có hàng triệu người già tuy tuổi cao nhưng vẫn còn khả năng và mong nuốn được làm việc. II.1.2. trình độ tay nghề và cơ cấu lao động bất cung lao động không đáp ứng được cầu. Mặc dù chất lượng nhân lực dưới góc độ trình độ văn hoá này càng được nâng lên, kể cả khu vực nông thôn và thành thị. Song tỷ lệ lao động giản đơn còn quá cao, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất hạn chế và chuyển biến chậm: 84,48% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật (năm 2000), chỉ giảm 1,65% so với năm 1999.Theo số liệu điều tra năm 1995 cả nước có khoảng 4,7 triệu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chiếm 11% lực lượng lao động.Thành phố Hà Nội, nơi lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất cũng chỉ đạt 26,5%. Trong khi đó các nước trong khu vực, tỷ lệ tương ứng là 45 – 50%. Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đã nảy sinh ra một cơ cấu lao động bất hợp lý. Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, cơ cấu lao động kỹ thuật phổ biến là 1 đại học, cao đẳng - 4 trung học chuyên nghiệp - 10 công nhân kỹ thuật thì ở nước ta là: năm 1989: 1 - 1,8 – 2,2; năm 1998 - 1999: 1 - 1,3 - 2. Như cả ở thành thị và ở nông thôn, nhưng mức độ tăng và tăng thêm ở thành thị đều vượt xa nông thôn, đặc biệt là số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học. ở thành thị số lao động tốt nghiệp phổ thông trung học tăng thêm là 223256 người với tốc độ tăng thêm là 10,31%, trong khi ở nông thôn các chỉ số này là 76231 người với 2,86%. Số lượng lao động tuy tăng và dư thừa, nhưng lại yếu về sức khoẻ, trình độ tay nghề hạn chế. Lao động khu vực thành thị ở Hà Nội thừa khoảng 7,5% và ở thành phố Hồ Chí Minh là 6,5% (đó là chưa kể hàng chục vạn lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước). Tại khu vực nông thôn còn dư thừa 26% quỹ thời gian lao động, tương đương khoảng 9 triệu người, nhưng 95,5% lao động không có tay nghề. Theo tổng điều tra dân số (4/1999): trong số người từ 13 tuổi trở lên, 92,4% là không có trình độ chuyên môn. Mặc dù thời điểm hiện nay mỗi năm có khoảng 1,4 triệu người bước vào độ tuổi lao động, nhưng dự báo trong 10 năm tới số lượng này sẽ tăng lên mức cao nhất là 1,8 triệu người, do đó việc đào tạo và nâng cao tay nghề và tạo việc làm cho số lao động hiện tại cũng như số thanh niên bước vào tuổi lao động sẽ là thách thức vô cùng lớn. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở hai khu vực thành thị và nông thôn tăng với số lượng 4413977 người (1,03%), trong đó số trình độ cao (cao đẳng, đại học trở lên) tăng 827659 người. Năm 1996 lực lượng lao động khu vực thành thị chỉ chiếm 19,06% tổng lực lượng lao động cả nước, năm 2000 đã tăng lên 22,56%, trong khi tỷ lệ lực lượng lao động ở khu vực nông thôn giảm được trong khi đó lao động phổ thông lại dư thừa quá nhiều. Tỷ lệ lao động kỹ thuật đã thấp lại phân bổ không đều giữa các vùng, các ngành và các thành phần kinh tế. Rất nhiều lao động kỹ thuật tập trung ở các cơ quan trung ương, các ngành nông lân – ngư nghiệp, các thành phần kinh tế tập thể, tư nhân, cá thể còn thiếu nhiều lao động kỹ thuật. Cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý dẫn đến năng suất lao động và thu nhập còn thấp.Theo kết quả điều tra của bộ lao động thương binh và xã hội năm 1995 lao động nông nghiệp chiếm 72,6%; năm 1999 lao động được thu hút vào hoạt động trong nền kinh tế. Mặt khác cơ cấu nông nghiệp rất đặc trưng cho một nền kinh tế “thuần nông nghiệp” như Việt Nam chúng ta. II.1.3. Chất lượng của lực lượng lao động Trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày càng tiến bộ, biểu hiện theo bảng sau. Bảng 2. Trình độ văn hoá của lực lượng lao động Đơn vị: % Năm Tỷ lệ người mù chữ Tỷ lệ người biết chữ nhưng chưa tốt nghiệp cấp II Số người tốt nghiệp PTTH 1996 5,75 20,92 13,0 1997 5,10 20,26 14,5 1998 3,84 18,50 16,2 1999 4,10 19,00 17,1 Nguồn: Tạp chí lao động xã hội số 4/2001 Nhìn chung trình độ văn hoá của người lao động đã khá hơn sau10 năm, số người biết chữ được tăng, nâng từ 84% năm 1989 lên 96% năm 1999, tức là tăng 12%. Số người biết chữ song chưa tốt nghiệp cấp I cũng giảm, tuy còn chậm Như vậy năm 1997 so với năm 1996, số người có trình độ phổ thông trung học đều tăng lên tương đối, tuyệt đối từ 80,94% xuống còn 77,44%. Lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp, học nghề trở nên tăng lên kể về số lượng cũng như chất lượng năm 1996 tỷ lệ này là 11,81% đến năm 2000 tăng lên 15,51%. Bình quân hàng năm tăng thêm 472038 người với tốc độ tăng 9,92%/ năm. Trong đó tăng nhiều nhất là lao động được đào tạo ở trình độ từ cao đẳng, Đại học trở lên 174343 người với tốc độ tăng 16,86%/ năm, tiếp đến là lao động đã qua đào tạo nghề, công nhân kỹ thuật 131905 người với tốc độ tăng 7,58% thấp nhất là tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp cũng tăng thêm được hàng năm 113905 người với tốc độ tăng 8,64%. Lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm trong tổng số lực lượng lao động được điều tra (35,8 – 37,8 triệu người) ngày càng giảm qua các năm. Cụ thể như sau: năm 1996: 87,69%; năm 1997: 87,71%; năm 1998: 86,69% năm 1999: 86,13. Riêng năm 2000 dự kiến lao động không qua đào tạo còn 80-82%. Tuy nhiên ở nhiều vùng số lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao. Có được những kết quả như trên là do công tác trong lĩnh vực đào tạo và dạy nghề đem lại. Tuy nhiên tốc độ phát triển của lực lượng lao động đã qua đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn đã quá bất hợp lý lại còn bất hợp lý hơn. Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở khu vực thành thị vẫn tiếp tục gia tăng, năm 1996 là 31,56% tăng lên 32% năm 1997, trong khi tỷ lệ này ở nông thôn lại đang có xu hướng giảm thấp 7,80% năm 1996 xuống 7,30% năm 1997, chênh lệch về tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo ở thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Năm 1997 lực lượng lao động ở nông thôn trong tổng số lực lượng lao động chung của cả nước là 79,80%. So với năm 1996 các tỷ lệ này đang có xu hướng giảm từ 80,93% xuống còn 79,68%. II.2.Thực trạng về cung lao động Việt Nam II.2.1. Tỷ trọng lao động giản đơn còn quá cao Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn rất hạn chế và chuyển biến chậm 84,48% lực lượng lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (năm 2000) chỉ giảm 1,65% so với năm 1999. Cơ cấu ngành nghề đào tạo không phù hợp với cơ cấu trình độ chuyên môn; cơ cấu ngành nghề trong những năm qua đã ảnh hưởng lớn tới sự vận hành của thị trường lao động mới hình thành và thực hiện mục tiêu phát triển xã hội của đất nước. Thực tế này được minh chứng bằng những số liệu sau đây. Bảng 3. Lực lượng lao động chia theo trình độ học vấn Chỉ tiêu 1996 2000 Tăng giảm bình quân hàng năm Chưa biết chữ 1999144 1547901 - 112810 - 6,19 Chưa tốt nghiệp cấp I 7268634 6367790 - 225211 - 3,25 Đã tốt nghiệp cấp I 9652627 11317123 416125 4,06 Đã tốt nghiệp cấp II 11138942 12748073 402283 3,43 Đã tốt nghiệp cấp III 4681162 6662193 495258 9,22 Nguồn: Tổng điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm 1/7/1996 và 1/7/2000 Theo số liệu trên số lượng người chưa biết chữ giảm là kết quả của chương trình xoá mù chữ do chính phủ thực hiện trong những năm qua. Số lao động chưa tốt nghiệp cấp I mặc dù đã giảm nhưng vẫn chiếm một số lượng khá cao, còn trong trình độ cấp I, II, III còn chuyển biến chậm. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn còn cho thấy lực lượng lao động ở nước ta không những yếu kém về trình độ chuyên môn mà cơ cấu trình độ đào tạo còn rất nhiều bất hợp lý. Hiện nay, trong số lực lượng lao động ở nông thôn, cứ 100 người thì có khoảng 9 người có trình độ từ sơ cấp/ học nghề trở lên, trong đó có khoảng 6 người có trình độ từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên, ở thành thị tương quan này là 37 và 31 người, gấp từ 4 – 5 lần so với nông thôn. Theo kết quả sơ bộ cuộc tổng điều tra lao động – việc làm của Bộ lao động thương binh và xã hội tại thời điểm 1/7/2000, Hà Nội là địa phương có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (từ sơ cấp, học nghề trở lên) cao nhất cả nước, đạt 44,28%, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo từ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên chiếm 36,91% (nhưng so với một số nước trong khu vực, tỷ lệ này của Hà Nội vẫn thấp hơn nhiều). Trong đó, trình độ đại học và cao đẳng chiếm 14,5%, trung học chuyên nghiệp chiếm 9% và công nhân kỹ thuật chiếm 13,5%, nghĩa là cơ cấu lao động đại học, cao đẳng/ THCN/ CHKT ở Hà Nội theo tỷ lệ 1/0,6/0,9 (nếu tính cả lao động lao động kỹ thuật không có bằng thì tỷ lệ này là 1/0,6/1,4) trong khi tỷ lệ hợp lý trên thế giới phải là 1/4/10. II.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu lao động không đồng nhất với sự dồi dào về nhu cầu lao động. Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào, với nền kinh tế mà tỷ lệ thừa lao động rất lớn trong nông thôn và tỷ lệ thất nghiệp cao ở thành thị. Theo kết quả điều tra của Bộ lao động thương binh xã hội công bố ngày 25/10/2001 cả nước hiện có 39489000 người từ 15 tuổi trở lên đang có việc làm ổn định, khu vực thành thị có 9182000 người, khu vực nông thôn có 37307 người. Như vậy tỷ lệ lao động có việc làm là 97,24%.Tỷ lệ thất nghiệp là 2,76% riêng lao động nữ tỷ lệ có việc làm là 96,76%. Hệ số sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn tăng từ 71% năm 1996 lên 74,2% năm 2001. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2001 là 6,28 giảm so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Các yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng lao động Về thể lực ( sức khoẻ, điều kiện chăm sóc sức khoẻ..) về sức khoẻ mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khoẻ người dân nhưng do xuất phát điểm là một nước nghèo đông dân nên phần lớn dân số nước ta chưa đảm bảo về sức khoẻ. Sức khoẻ của người lao động Việt Nam còn kém xa với các nước trong khu vực về chiều cao, cân nặng, sức bền.Thực tế này được chứng minh từ những con số trong bảng sau: Bảng 4: số liệu về chiều cao và cân nặng trung bình Chỉ tiêu Nước Chiều cao (m) Cân nặng (kg) Việt Nam 1,47 39,4 Philipin 1,53 45,5 Nhật 1,67 53,3 Nguồn: thông tin thị trường lao động số 3/1999 Theo số liệu điều tra của Bộ lao động thương binh và xã hội cho thấy chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam vào cuối thập kỷ 80 chỉ là 161 – 162 cm ( so với 160cm vào thời điểm năm 1930. Như vậy sau 50 năm, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hầu như không thay đổi), trong khi đó của nam thanh niên cứ sau 10 năm sẽ tăng thêm 1cm và nặng thêm 1kg. Về tư tưởng, tác phong làm việc và sinh hoạt của người lao động, do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung làm cho lề lối, tác phong của người lao động còn chậm, thiếu động lực sáng tạo trong lao động. Đặc biệt là ở khu vực nông thôn tác phong, lề lối làm việc chậm hơn rất nhiều so với khu vực thành thị. Nhiều nơi ở khu vực nông thôn còn phải chịu những tư tưởng làm việc rất lạc hậu, làm cho chất lượng lao động bị hạn chế. Trình độ văn hoá và trình độ cơ cấu đào tạo của lao động tham gia hoạt động kinh tế. Nghiên cứu về cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn còn cho thấy lực lượng lao động nước ta không những yếu kém về trình độ chuyên môn mà cơ cấu trình độ đào tạo còn bất hợp lý. Thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Dân số từ 15 tuổi lên trở lên chia theo cấp trình độ CMKT Chỉ tiêu Chung Nam Nữ Dân số Tỷ lệ Dân số Tỷ lệ Dân số Tỷ lệ Dân số 15 tuổi trở lên 51051207 100 24497659 100 26553548 100 - Không có CMKT(1) 46755588 91,4 21932961 89,6 24822627 93,5 - Có CMKT 4295619 8,5 2564698 10,4 1730921 1,3 1.CNKT/NVNV(2) có bằng/ chứng chỉ 1268919 2,5 924374 3,8 344545 1,3 2. Trung học chuyên nghiệp 1530815 3,0 750191 3,1 780660 2,9 3. Cao đẳng 435559 2,0 183080 0,7 252479 1,3 4. Đại học 1004730 2,0 670835 2,7 333895 1,3 5.Trên đại học 37463 0,1 28573 0,1 8890 0,03 Chú thích: (1) CMKT = chuyên môn kỹ thuật (2) CNKT/ NVNV = Công nhân kỹ thuật / nhân viên nghiệp vụ Nguồn: kết quả điều tra toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999 Lực lượng lao động còn nhiều bất hợp lý. Phần lớn lực lượng lao động nước ta không có chuyên môn nghiệp vụ và tập trung chủ yếu ở nông thôn. Từ năm 1997 tỷ lệ này lại tăng lên, ở thành thị từ 4,68 triêu năm 1996 lên 5,07 triệu người năm 1998. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật rất thấp, thậm chí có xu hướng giảm đối với số đào tạo có bằng, trong thực tế tình trạng bất hợp lý này vẫn đang diễn ra. Năm 1996 lực lượng lao động không có kỹ thuật là 30.636.419 người, đã qua đào tạo là 410090 người (trong đó: sơ cấp/học nghề/ công nhân kỹ thuật là 1955404; trung học chuyên nghiệp là 1342515 và cao đẳng đại học trở lên là 806171 người). Năm 2000 lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật là 32650666 người, đã qua đào tạo là 5992423 người ( trong đó: sơ cấp / học nghề/ công nhân kỹ thuật là 2618746 người, trung học chuyên nghiệp là 1870136 người và cao đẳng, đại học trở lên là 1503541 người, so với năm 1996 thì năm 2000 số lượng cao đẳng, đại học tăng đạt mức kỷ lục từ trước tới nay. II.3. Thực trạng về cầu thị trường lao động II.3.1. trong cơ cấu lao động theo ngành, lực lượng lao động nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành chập chạp và thực sự không vững chắc, giai đoạn 1993 – 2000 tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp chỉ giảm được từ 71% xuống 62,56%. So với một số nước trong khu vực, cơ cấu lao động của nước ta còn quá lạc hậu. Đặc biệt năm 1999 có sự giảm tỷ trọng lao động trong ngành và công nghiệp – xây dựng. Sự phát triển và thu hút lao động và kinh tế trang trại năm 1999 góp phần đáng kể giữ vững tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông nghiệp. Có số liệu sau về cơ cấu lực lượng lao động. Bảng 6. Cơ cấu lao động cả nước 1996 – 2000 Chỉ tiêu 1996 2000 1. Tổng lực lượng lao động cả nước 100,0 100,0 2. Chia theo khu vực Thành thị Nông thôn 19,06 80,94 22,56 77,44 3.Cơ cấu LLLĐ có việc làm thường xuyên chia theo nhóm ngành Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ 69,80 10,55 19,65 62,56 13,15 24,29 Nguồn: Thông tin thị trường lao động số 3/2000 Vậy chúng ta đang thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt là thiếu công nhân kỹ thuật. Trong các năm 1996 – 1998, bình quân công nhân kỹ thuật tăng 6,3%/ năm, nhưng số sinh viên đại học, cao đẳng tăng 27,5% lên có trình độ công nhân kỹ thuật và sơ cấp nghiệp vụ của nam gấp 3 lần so với nữ, nhưng tỷ lệ nam có trình độ cao đẳng trở lên chỉ gấp 1,5 lần so với nữ. Bảng 7: Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo sơ cấp học nghề trở lên Trong đó: chia theo kỹ năng/ trình độ đào tạo Đơn vị:% Năm 1996 2000 Sơ cấp/ học nghề/ công nhân kỹ thuật 5,63 6,78 Trung học chuyên nghiệp 3,86 4,84 Cao đẳng, đại học trở lên 2,32 4,89 Tổng 11,81 15,51 Nguồn: Tổng điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm 1/7/1996 –1/7/2000 Một số thực tế đáng lo ngại như tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai, từ nay đến 2010, mỗi năm cần khoảng 20000 lao động kỹ thuật, nhưng khả năng đào tạo nghề chỉ cung ứng được 12000 người/ năm. Năm 1997 khu chế xuất cần tuyển 15000 lao động kỹ thuật, nhưng chỉ tuyển được 3000 người đủ tiêu chuẩn.... Hiện nay nhu cầu tuyển lao động kỹ thuật hầu như không được đáp ứng đầy đủ, năm 1998 số lao động phi nông nghiệp chiếm 25,2% tăng 0,4% so với năm 1997, nhưng chỉ có 67% có việc làm thường xuyên, số còn lại thiếu hoặc không có việc làm. Các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn rất đa dạng, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, gia công mỹ nghệ, tạp phẩm thô cho các cơ sở sản xuất, xuất khẩu ở thành thị. Đặc biệt là tỷ lệ thời gian lao động nông nghiệp giảm đi năm 1998 còn 71,13% so với 73,34% năm 1997. II.3.2. Sự biến đổi khá lớn về cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động trong khu vực Nhà nước. Số người được thu hút vào lao động kinh tế ở nước ta tăng lên hàng năm khoảng trên 1 triệu người. Nhưng cơ cấu lao động phân bố theo các khu vực kinh tế thay đổi rất chậm. Lao động trong khu vực Nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ (10 năm 1999) mặc dù tỷ trọng đóng góp vào GDP khá lớn. Cần lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước kể từ năm 1990 trở lại đây có xu hướng giảm do tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động, tinh giảm bộ máy quản lý hành chínhm cổ phần hoá, bán khoán, cho thuê, giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Cuối năm 1989 lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước là 2,5 triệu người, đến năm 1998 chỉ còn khoảng 1,7 triệu người ( trong những năm tới, cần lao động của các doanh nghiệp Nhà nước). Trong khi dó khu vực ngoài quốc doanh thu hút phân lớn lực lượng lao động (trên dưới 90%), cần lao động trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có xu hướng ngày càng tăng do sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Tính đến năm 1997, cả nước có khoảng 620000 doanh nghiệp hộ gia đình có thuê lao động. Trong đó 39% chỉ thuê 4 lao động và 11% thuê 5 lao động. Còn lao động trên thị trường là khá lớn, ước tính khoảng 1,9 triệu lao động (chưa kể lao động gia đình). Trong những năm tới, các doanh nghiệp hộ gia đình nhỏ sản xuất tiểu thủ công nghiệp dịch vụ còn phát triển. II.3.3. Thu hút lao động phụ thuộc vào số người thuê lao động. Vùng đồng bằng có tỷ lệ di dân cao nhất, chiếm 45,6% tổng số di dân năm 1998, trong khi tỷ lệ này của đồng bằng Sông Cửu Long là 10,3%. So với tổng số hộ thuê lao động ở nông thôn Đồng Bằng Sông Cửu Long là 11,16% (năm 1998), trong khi đó mức chung cả nước là 3,56% và của vùng Đồng Bằng Sông Hồng là 0,67%. Các tỷ lệ tương ứng năm 1997 là 11, 93%; 3,96%; 0,96%. Mặc dù so với năm 1998 số ở nông thôn có thuê lao động ở hai vùng đều giảm, nhưng tỷ lệ hộ lao động thuê lao động với quy mô lớn tăng lên ở đồng Bằng Sông Cửu Long, trong khi đó giảm ở Đồng Bằng Sông Hồng. Với mức thu hút và mức cung lao động của thị trường lao động như vậy dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp. Sau khi đạt mức thấp nhất là 5,88% năm 1996, tỷ lệ ở khu vực thành thị có xu hướng tăng trở lại năm 1998 là 6,85%; năm 1999 là 7,4% số lao động thành thị bị thất nghiệp. Tại một số thành phố lớn tỷ lệ thất nghiệp năm 1998 tăng nhanh, đặc biệt ở Hà Nội (9,09%); Hải Phòng (8,43%); Đà Nẵng (6,35%); thành phố Hồ Chí Minh (6,76%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là sự đi xuống về kinh tế, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 Bảng 8: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động hoạt động kinh tế thường xuyên ở khu vực thành thị phân theo nhóm tuổi Đơn vị% Năm 15– 34 25– 34 35-44 45-54 55 56-59 60 >60 1996 21,28 10,57 5,65 4,8 3,05 4,17 2,17 3,51 1997 1,4 5,97 4,06 3,68 2,56 2,02 1,65 1998 13,54 7,11 3,83 3,03 2,78 1,18 Cơ cấu thất nghiệp phân theo nhóm tuổi (%) 1996 42,69 32,70 16,11 6,03 0,25 1,09 0,1 1,03 1997 37,16 31,95 20,93 8,67 0,34 0,81 0,15 1998 36,03 20,91 8,72 1,48 Nguồn: Thực trạng lao động việclàm ở việt nam, NXB – Thống kê 1996 - 1998 Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, năm 1998 tình trạng thiếu việc làm trong các doanh nghiệp cũng rất phổ biến, đặc biệt trong các doanh nghiệp Nhà nước tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao, tình trạng thiếu việc làm rất nhiều. Thậm chí doanh nghiệp phải cho công nhân nghỉ không lương, trong khi đó số người bị chấm dứt hoạt động lao động chỉ được trợ cấp thôi việc rất thấp từ doanh nghiệp. Mặt khác chính sách bảo hiểm thất nghiệp gặp hoàn cảnh khó khăn do bị giảm hoặc không có thu nhập. Một trong những nguyên nhân trên là tình trạng, hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Nhà nước, tiêu thụ trong nước chậm do sức mua giảm, nhưng một lý do đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á. Cầu về thị trường lao động phản ánh một cơ cấu bất hợp lý và lạc hậu; biểu hiện qua những con số sau. Bảng 9. Dân số trong độ tuổi ở thành thị và nông thôn (%) Năm 1989 1990 1995 2000 Thành thị 22,90 22,90 24,70 27,57 Nông thôn 77,10 77,30 75,30 72,43 Lao động hoạt động trong các nhóm ngành kinh tế (%) Năm 1996 2000 Nông, lâm, ngư nghiệp 69,80 62,56 Công nghiệp, xây dựng 10,55 13,15 Dịch vụ 19,65 24,29 Nguồn: Tổng điều tra mẫu quốc gia về lao động việc làm 1/7/1996 và 1/7/2000 Từ số liệu trên có thể thấy: Nguồn lao động còn nằm trong nông nghiệp, nhiều, phản ánh cơ cấu nhân lực còn bất hợp lý nghèo nàn, lạc hậu. Vấn đề thiếu việc làm ở nông thôn do nguồn lao động, ngày càng đông, nhưng diện tích canh tác chỉ có hạn, tính trên đầu người ngày càng giảm. Khả năng tạo ra nhu cầu của các ngành công nghiệp còn quá yếu, chỉ đủ thu hút 0,4 trong 1% của toàn bộ tốc độ tăng hàng năm về nguồn lao động tức là chỉ được 1/8 các nguồn lao động mới tăng thêm hàng năm. Tuy nhiên ở khu vực thành thị tỷ lệ thất nghiệp cũng đang còn ở mức cao, thực tế tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị năm 2000 là 6,44%, năm 1999 là 7,4 %, năm 1998 là 6,85%.Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị chủ yếu tập trung ở lực lượng lao động trẻ có độ tuổi từ 15 - 24 lực lượng lao động ở nhóm tuổi càng cao, tỷ lệ thất nghiệp càng thấp. II.4. Mối quan hệ cung – cầu lao động Quan hệ cung cầu lao động trên thị trường lao động Việt Nam gặp phải những bất lợi sau. II.4.1. Cung lớn hơn cầu nhiều, dẫn đến áp lực lớn về việc làm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng gia tăng. Các thành phố lớn có tỷ lệ thất nghiệp đáng lo ngại, cụ thể là Hà Nội, năm 1999 lên tới 10,3%. Dòng di dân từ nông thôn ra thành thị cùng với quá trình đô thị hoá, đã gây áp lực cho các thành phố lớn. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn chỉ dao động ở mức 70 đến 73%, tăng trưởng chậm và không vững chắc. II.4.2. Cơ cấu nguồn lao động, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu lao động trên thị trường lao động trong nước, càng khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. II.4.3. Tỷ lệ lao động tham gia vào quan hệ thị trường thấp thị trưôừng lao động chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị lớn như Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm công nghiệp mới, khu công nghệ cao..... Chỉ có 21,45% lao động nông thôn tham gia làm công ăn lương (quan hệ thuê mướn trong số đó làm công ăn lương chuyên nghiệp là 4,29% ). Con số này ở thành thị là 42,81% và 32,75%. Lao động làm công ăn lương từ 3 tháng/ năm trở lên còn chiếm tỷ lệ nhỏ (17% trong tổng số lực lượng lao động xã hội). II.4.4. Gia công lao động đáp ứng tăng lên, đồng thời có sự khác biệt đáng kể về giá công lao động giữa các địa phương giữa các nghề, các ngành và các thành phần kinh tế. Tiền lương chưa thực sự gắn với mối quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. II.4.5. Hạn chế về thể chế thị trường lao động Việt nam đã làm ngăn cản sự phát triển của thị trường lao động vốn đã bị phân tán, di chuyển yếu và không linh hoạt. Thể chế thị trường lao động Việt nam được xây dựng trên cơ sở Bộ Luật lao động năm 1994, sau 5 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều bất cập như một số văn bản pháp quy về quản lý lao động chung và các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành kịp thời như quản lý công tác dạy nghề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN0119.doc
Tài liệu liên quan