Đề tài Thị trường ngoại hối ở Việt Nam

Hiện nay, bên cạnh thị trường ngoại hối chính đang tồn tại và phát triển, thị trường ngoại hối không chính thức vẫn tồn tại và hoạt động khá mạnh. Thị trường chợ đen tồn tại là do nhiều nguyên nhân như: cơ chế tỉ giá chưa linh hoạt, thị trường ngoại hối chính thức chưa phát triển nên không đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngoại tệ của nền kinh tế, tình trạng dollar hóa, chính sách quản lý ngoại hối còn nhiều yếu kém.

Thị trường ngoại hối ngầm tuy là bất hợp pháp nhưng vẫn có những tác động tích cực của nó.

- Nó thỏa mãn nhu cầu giao dịch mua bán bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cư trong điều kiện thị trường chính thức chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

- Tỉ giá trên thị trường chợ đen là một chỉ tiêu tham khảo quan trọng trong đieuf hành chính sách tỉ giá của NHNN.

Tuy vậy, những tác động tiêu cực mà sự tồn tại của thị trường tự do mang lại cũng không hề nhỏ cho các hoạt động kinh tế xã hội.

- Gây khó khăn và làm giảm hiệu lực của việc thực hiện và điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỉ giá của NHNN.

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4480 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường ngoại hối ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gồm mở và sử dụng tài khoản tại ngân hàng trong và ngoài nước; chuyển đổi ngoại tệ; chuyển vốn vào và ra khỏi Việt Nam; chuyển lợi nhuận ra nước ngoài; tỷ giá và thông tin báo cáo. Nghị định 160/2006/NĐ-CP về giao dịch ngoại hối đã được ban hành từ tháng 12/2006 nhưng đến nay, mới chỉ có 1 trong số 13 thông tư hướng dẫn Nghị định được ban hành. Đại diện cho hơn 30 tập đoàn tài chính quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam đã phải lên tiếng thúc giục NHNN nhanh chóng ban hành các thông tư còn lại. Bên cạnh đó, tính nghiêm minh trong việc thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến quản lý ngoại hối ở Việt Nam cũng là một vấn đề cần bàn đến. Pháp lệnh ngoại hối hướng đến mục tiêu: trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam ( Điều 3, Pháp lệnh ngoại hối). Điều 22 trong Pháp lệnh cũng quy định rõ: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.” Như vậy, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo trên đất nước Việt Nam dùng ngoại tệ đều là bất hợp pháp ( trừ những giao dịch mà Pháp lệnh cho phép ). Nhưng có thê thấy, nhiều cửa hàng, đặc biệt là các cửa hàng điện tử, các trang web bán hàng qua mạng,... vẫn niêm yết công khai giá bán bằng cả USD và VND mà không bị xử lí. Công tác quản lý các giao dịch mua bán ngoại tệ, đặc biệt là trên thị trường chợ đen còn kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng hoạt động sôi động của thị trường này. Và hiện tượng dollar hóa ở Việt Nam hiện nay một phần nào đó chính là do công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam còn nhiều yếu kém. 1.3. Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM Kể từ ngày 8/12/2004, Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép hoạt động ngoại hối đã chính thức có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 về Quy chế giao dịch hối đoái năm 1998. Với những điểm đổi mới cơ bản về tư duy quản lý của NHNN trong việc thực hiện các giao dịch hối đoái và nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường ngoại hối VN, việc đưa vào thực thi Quyết định mới này đã làm cho thị trường ngoại hối VN có bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng và quy mô. Thị trường ngoại hối đông đảo, sôi động hơn, linh hoạt, thông thoáng hơn, tự chủ hơn và cũng an toàn hơn. Theo đó, trước đây, trong số các thành viên tham gia thị trường ngoại hối, chỉ có các TCTD và các tổ chức kinh tế mới được phép thực hiện giao dịch hối đoái hoán đổi và kỳ hạn, còn các tổ chức khác và cá nhân chỉ được phép thực hiện các giao dịch hối đoái giao ngay. Nay theo quyết định mới ban hành, cả các tổ chức khác và cá nhân cũng được phép tham gia vào hầu hết các loại hình giao dịch hối đoái có trên thị trường như giao ngay, kỳ hạn và quyền lựa chọn tiền tệ. Quyết định mới về giao dịch hối đoái này không quy định quá chi tiết, chặt chẽ và áp đặt các nội dung về kỹ thuật giao dịch, điều khoản hợp đồng, đặt cọc, phí giao dịch và xử lý vi phạm như trước kia mà chỉ nêu ra định nghĩa và các nguyên tắc chung, còn nội dung cụ thể để cho các TCTD và khách hàng tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đề cao tính tự chủ, linh hoạt của các TCTD và khách hàng trong quá trình giao dịch. Cả quy định trước đây về điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép giao dịch kỳ hạn, hoán đổi cũng được bãi bỏ. Theo quyết định mới, mọi TCTD được phép hoạt động ngoại hối theo giấy phép của NHNN đều được phép thực hiện mọi loại hình giao dịch hối đoái hiện có trên thị trường, bao gồm giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn, chứ không cần phải xin các giấy phép con cho từng loại hình giao dịch cụ thể như trước đây. Đồng thời, quyết định này đã thể hiện sự thay đổi lớn trong tư tưởng quản lý của NHNN theo hướng tạo sự thông thoáng hơn nữa cho thị trường thông qua việc cho phép thực hiện các giao dịch hoán đổi và chuyển đổi ngoại tệ mà không cần xuất trình chứng từ nhằm tăng khả năng chu chuyển ngoại tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và tháo gỡ vướng mắc bấy lâu nay trong giao dịch của các thành viên thị trường ngoại hối. Quyết định mới không chỉ nới lỏng những quy định về kiểm soát trên thị trường mà còn cung cấp cho thị trường thêm một công cụ phòng ngừa rủi ro về tỷ giá, lãi suất mới, hứa hẹn có hiệu quả thiết thực cao, đó là Quyền lựa chọn tiền tệ (Option). Mặc dù đây là một loại hình giao dịch hối đoái và công cụ phòng ngừa rủi ro phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi trên thị trường ngoại hối quốc tế, nhưng lại mới là lần đầu tiên giao dịch này được phép chính thức đưa vào sử dụng trên thị trường ngoại hối VN. Nó sẽ giúp cho các thành viên thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp yên tâm hơn và chủ động trong nhu cầu và chi tiêu ngoại hối, tránh được những rủi ro quá lớn do biến động tỷ giá, lãi suất, thậm chí có thể kiếm lời và bảo toàn nguồn vốn từ việc thực hiện giao dịch này. Đây thực sự là một công cụ hữu hiệu để các thành viên thị trường ngoại hối phòng ngừa rủi ro hối đoái. Đặc biệt, khi thực hiện các giao dịch này, họ cũng không cần phải xuất trình các chứng từ chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ, do đó đây cũng là một công cụ đắc lực để các thành viên thị trường bảo toàn và kiếm lời trên nguồn vốn ngoại tệ nếu họ khéo biết tính toán. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã đưa ra một số quyết định quan trọng như: -Quyết định số 504/QĐ-NHNN ngày 07/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối, -Thông tư số 03/2008/TT-NHNN ngày 11/04/2008 Hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của Tổ chức tín dụng. - Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 06/11/2008 về việc ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín đụng được phép hoạt động ngoại hối. -Thông tư số 25/2009/TT-NHNN ngày 15/12/2009 bố sung điều 1 Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế và hệ thống NHTM có những bước phát triển khá nhanh, kể từ năm 2004 đến nay, Quyết định 1452 đã ban hành khá lâu, một số điểm không phù hợp nhưng chưa được bổ sung thay thế. Đặc biệt là cần có quy định cụ thể hơn về các loại hình giao dịch hiện đại: Quyền chọn, tương lai. Ngày 07/10/2010, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Quyết định số 2367/QĐ-NHNN về việc phê duyệt Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó, kể từ nay đến hết năm 2011, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được phân công chủ trì soạn thảo triển khai thực hiện xây dựng tổng cộng 61 văn bản quy phạm pháp luật trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành theo đúng kế hoạch. Trong đó có bản Dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch hối đoái thay thế Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN và Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN. 2. Thực trạng mô hình tổ chức hoạt động Cấu trúc của thị trường ngoại hối Việt Nam bao gồm thị trường NTLNH ( interbank market) và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng (client/retail market). Bên cạnh đó, còn tồn tại thị trường ngoại hối không chính thức ( còn gọi là thị trường tự do, thị trường chợ đen – black/parallel market), giữ vai trò và chiếm tỉ trọng đáng kể trong các giao dịch về ngoại tệ của nền kinh tế. 2.1.Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển từ 1991 đến nay, từ mô hình mang tính thử nghiệm ban đầu là trung tâm giao dịch ngoại tệ, mô hình hoạt động của thị trường NTLNH đã có những bước hoàn thiện và phát triển theo hướng hình thành mô hình giao dịch kinh doanh ngoại tệ tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế: - Quy mô doanh số giao dịch tăng. Doanh số giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng hàng ngày đã tăng từ khoảng $10 triệu năm 1995 lên khoảng $600 triệu năm 2009. - Số lượng thành viên tham gia tham gia mở rộng: Từ chỗ chỉ có 9 ngân hàng (1991), đến nay thị trường liên ngân hàng có 71 thành viên gồm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 22 ngân hàng nước ngoài, 40 ngân hàng cổ phần và 5 ngân hàng liên doanh (số liệu tính đến tháng 12/2009) với những phương tiện kĩ thuật hiện đại được áp dụng… Tuy nhiên, xét về cơ bản thị trường NTLNH còn sơ khai: Thứ nhất, giao dịch giữa các NHTM trên thị trường NTLNH chỉ chiếm khoảng 25% tổng doanh số giao dịch của thị trường ngoại hối( năm 2009 ). Ở các nước có thị trường ngoại hối phát triển, tỷ lệ này là 80% (Moosa 2004; BIS 2007), các nước mới nổi trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thailand, con số này cũng giữ ở mức độ cao. Như điều chỉ ra ở bảng dưới đây, thị trường NTLNH đóng một vai trò quan trọng ở các nước trong khu vực, chiếm từ 55-95% tổng giao dịch. Ngược lại, trong cùng giai đoạn thì tỉ lệ này ở Việt Nam có giá trị nhỏ hơn 15%. Thị trường NTLNH giữ một vai trò khiêm tốn so với thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng . Điều này chỉ ra rằng, các NHTM Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc mua bán ngoại tệ với khách hàng của mình hơn là với các ngân hàng khác. Do đó, các NHTM có xu hướng dựa vào nguồn lực ngoại tệ mình có trong việc tiến hành các hoạt động giao dịch ngoại hối và chỉ đến với thị trường NTLNH khi cần thiết để điều chỉnh hoặc thiết lập lại trạng thái ngoại tệ mong muốn của mình. 1998 2001 2004 2007 India Both cross-border and local transactions 82% 76% 70% 78% Local transactions only 71% 71% 66% 64% Indonesia Both cross-border and local transactions 79% 94% 83% 69% Local transactions only 65% 90% 64% 55% Malaysia Both cross-border and local transactions 92% 75% 71% 86% Local transactions only 79% 76% 60% 80% Philippines Both cross-border and local transactions 84% 77% 80% 94% Local transactions only 76% 69% 73% 93% Thailand Both cross-border and local transactions 81% 81% 70% 77% Local transactions only 76% 69% 73% 93% Vietnam Local transactions only 11% 11% 9% 14%* Share of Interbank Transactions in Total Forex Market Turnover Thứ hai, tỷ giá bình quân trên thị trường NTLNH chưa phản ảnh đúng đắn quan hệ cung-cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Như trên ta đã nói, doanh số giao dịch trên thị trường NTLNH chỉ chiếm khoảng 25% tổng doanh số giao dịch toàn thị trường, nên tỉ giá hình thành trên thị trường NTLNH chưa phản ánh đúng thực chất quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường (thậm chí có ngày không phát sinh giao dịch nào). Mặt khác, gọi là tỉ giá bình quân liên ngân hàng, nghĩa là NHNN phải tính toán mới ra, trong khi đó NHNN lại là người độc quyền điều hành, độc quyền tính toán, độc quyền thông báo nên trong chừng mực nhất định thì mức tỉ giá bình quân liên ngân hàng còn chưa thoát li ý chí chủ quan trong điều hành tỉ giá của NHNN. Tỉ giá bình quân liên ngân hàng phản ánh không đúng cung cầu thực của thị trường nên trong nhiều thời điểm đã xảy ra tình trạng căng thẳng cung cầu ngoại tệ, gây ra ách tắc trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá liên ngân hàng và quy định về biên độ giao động hiện nay theo lý thuyết là một công cụ để ngân hàng nhà nước kiểm soát tỷ giá mua vào bán ra của các ngân hàng. Nhưng trên thực tế thì không phải điều này luôn luôn chính xác. Thực tế cho thấy, tình trạng khan hiếm ngoại tệ thường xuyên xảy ra đặc biệt phổ biến trong hệ thống ngân hàng, mà biểu hiện rõ nhất là các NHTM luôn phải áp dụng tỉ giá kịch trần cho phép. Tuy tỉ giá bình quân liên ngân hàng mà NHNN công bố có xu hướng tăng, nhưng nhìn chung tăng rất chậm, trong khi biên độ giao động cho phép ( hiện nay ở mức ±3% ) lại rất hẹp. Chính điều này đã tạo nên sự ách tắc ngoại tệ diễn ra khá thường xuyên và cuối cùng, NHNN lại phải can thiệp. Không những vậy, trên thị trường kinh doanh ngoại tệ chính thức giữa các ngân hàng, quỹ đạo của biên độ tỷ giá cũng bị dao động theo tình hình cung cầu. Và chắc chắn khi biên độ không phản ánh đúng những diễn biến của thị trường thì thật khó để nói rằng nó là một công cụ hỗ trợ ngân hàng nhà nước trong việc điều tiết tỷ giá và xa hơn là điều tiết thị trường tiền tệ. Thực tế các ngân hàng có rất nhiều cách để cân đối nguồn cung cầu ngoại tệ cho mình mà không vi phạm quy định của ngân hàng nhà nước mặc dù thực tế giá mua hoặc giá bán USD luôn cao hoặc thấp hơn biên độ cho phép. Một số cách thức mà các ngân hàng thường tiến hành khi giá thị trường thấp hơn giá trong biên độ cho phép là thu phí quản lý ngoại tệ, mua bán thông qua một ngoại tệ khác còn khi là giải pháp “đô cao, đô thấp” hoặc cũng có thể theo cách như trên là mua bán USD thông qua một ngoại tệ thứ ba. Ví dụ sau cho chúng ta thấy rõ cách thức trên là như thế nào: Khi ngân hàng không cần USD và mua với giá thấp hơn niêm yết Số lượng giao dịch là 1.000.000 USD Giá USD mua vào ngân hàng niêm yết là : USD/VND = 16.000 (giá sàn) Giá ngân hàng thực sự mua vào là : USD/VND = 15.484 Giá EUR mua vào của ngân hàng là : EUR/VND = 24.000 Hợp đồng 1: Ngân hàng làm một hợp đồng mua vào EUR với số lượng  645.166 EUR (1.000.000 x 15.484/24.000) Hợp đồng 2: Ngân hàng bán 645.166 EUR mua 1.000.000 USD với giá EUR/VND = 1,55 Vì tỷ giá mua bán EUR/USD không bị hạn chế bởi biên độ nên các ngân hàng khi mua bán với nhau có thể thông qua nghiệp vụ này để có thể mua USD vào mà không bị vi phạm quy định. Khi ngân hàng cần USD và mua với giá cao hơn giá niêm yết Số lượng giao dịch là 1.000.000 USD Giá USD mua vào ngân hàng niêm yết là : USD/VND = 16.120 (giá trần) Giá ngân hàng thực sự mua vào là : USD/VND = 16.300 Hợp đồng 1 : Mua vào 2.000.000 với giá USD/VND = 16.120 Hợp đồng 2 : Bán ra 1.000.000 với giá USD/VND = 15.940 Nói chung là dù cách này hay cách khác thì biên độ quy định lúc ngày sẽ không còn ý nghĩa và chỉ mang tính tham khảo còn giá trị thực của cung cầu trên thị trường vẫn cứ vận hành theo cơ chế của riêng nó mà thôi. Thứ ba, các công cụ giao dịch ngoại hối phái sinh hiện đại mới trong giai đoạn thử nghiệm, chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn ở Việt Nam còn thấp, và các công cụ phái sinh hiện đại còn chưa phổ biến với ngay cả các NHTM. 2.2. Thị trường giao dịch ngoại tệ giữa các NHTM và khách hàng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì hệ thống các NHTM cũng phát triển một cách nhanh chóng, tăng cả về số lượng và chất lượng hoạt động. Theo đó, quy mô các giao dịch của NHTM với khách hàng cũng tăng trưởng với một tốc độ khá cao, đặc biệt là giao dịch ngoại tệ giữa NHTM và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu- nơi mà dòng ngoại tệ được luân chuyển một cách thường xuyên. Đáng chú ý là việc đưa ra một số công cụ phái sinh mới trên thị trường ngoại hối là kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn như những tín hiệu của sự phù hợp với thông lệ quốc tế trong kinh doanh ngoại hối. Nhưng bên cạnh đó, thị trường này vẫn còn đang tồn tại một số hạn chế căn bản: * Thứ nhất, tuy có sự phát triển mạnh về quy mô của các NHTM và giao dịch của chúng nhưng những công cụ phái sinh mới được đưa ra ở trên , ví như công cụ phái sinh hiện đại quyền chọn và hoán đổi hiện nay còn kém phát triển và chưa tạo ra công cụ hữu hiệu phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (vì thông qua các nghiệp vụ phái sinh mà các DN có thể lựa chọn phương án tối ưu cho mình và có lợi nhất cho bản thân DN.) Thị trường các công cụ phái sinh ở Việt Nam có thể xem như chính thức ra đời vào năm 1998, khi các doanh nghiêp bắt đầu sử dụng công cụ kì hạn. Trong năm đầu tiên hoạt động, năm mà Việt Nam đang chịu những tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chinh Châu Á 1997, tổng giá trị giao dịch kì hạn đã chiếm 10,6% tổng doanh số giao dịch của toàn thị trường. Nhưng tỉ lệ này đã nhanh chóng giảm xuống 2,8% trong năm sau đó (1999). Giao dịch hoán đổi ngoại tệ bắt đầu được sử dụng vào năm 2001, và kể từ đó thì tổng doanh số giao dịch của cả giao dịch kì hạn và hoán đổi đều nằm ở mức thấp, khoảng 5-6%. Tỉ trọng doanh số của các giao dịch phái sinh như vậy là quá thấp so với tiêu chuẩn quốc tế. Dữ liệu của BIS đã chỉ ra rằng, trên mức độ toàn cầu, doanh số của giao dịch giao ngay có xu hướng chiếm chỉ 1/3 tổng giao dịch của toàn thị trường ngoại hối, trong khi swap chiếm khoảng một nửa còn kì hạn chiếm khoảng 10%. Theo báo cáo của BIS tháng 4/2007, doanh số giao dịch của thị trường ngoại hối quốc tế là $3.21 trilion, trong đó: $1.005 trilion dành cho giao dịch giao ngay( spot). $362 bilion cho giao dịch kì hạn ( forwards). $1.714 trilion cho giao dịch hoán đổi (swap). Ở các thị trường châu Á mới nổi, tỉ trọng doanh thu dành cho giao dịch kì hạn và hoán đổi cũng chiếm tới 50% tổng doanh thu toàn thị trường. Shares of Forward and Swap Transactions in Total Forex Market Turnover for Selected Asian Emerging Economies, Selected Years 1998 2001 2004 2007 China Both cross-border and local transactions n.a. n.a. n.a. 10% Local transactions only 2% 5% n.a. 10% India Both cross-border and local transactions 53% 54% 49% 58% Local transactions only 62% 55% 49% 61% Indonesia Both cross-border and local transactions 53% 13% 57% 40% Local transactions only 53% 13% 44% 49% Malaysia Both cross-border and local transactions 70% 63% 50% 51% Local transactions only 74% 70% 59% 62% Philippines Both cross-border and local transactions 53% 57% 49% 53% Local transactions only 53% 61% 48% 55% Thailand Both cross-border and local transactions 71% 69% 60% 78% Local transactions only 70% 71% 66% 80% Vietnam Local transactions only 11% 6% 5% 6%* Nhìn vào bảng trên có thể thấy chỉ có Viêt Nam và Trung Quốc có tỉ trọng này nhỏ hơn 10%. Như vậy, trong khi các giao dịch swap và forwards có xu hướng chiếm một phần quan trọng trên thế giới cũng như nhiều nền kinh tế mới nổi ở Châu Á, nhưng điều này lại đang diễn ra ngược lại ở Việt Nam và Trung Quốc, khi mà giao dịch giao ngay chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối. Như vậy, điểm lại những mốc chính xuất hiện của các công cụ phái sinh cũng như quyền chọn ở Việt Nam, dễ nhận thấy rằng nó chưa được thị trường đón nhận như là một công cụ không thể thiếu trong phòng ngừa rủi ro. Như báo cáo tại hội thảo khoa học về “Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam” năm 2007, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường giữa các ngân hàng với khách hàng ngày càng tăng lên: Năm 2004 tăng 30%, từ năm 2005-2007 trung bình tăng khoảng 20%/năm. Trong đó, các giao dịch giao ngay chiếm từ 90-95%, các giao dịch quyền chọn ngoại tệ chỉ chiếm từ 1-5%, một tỉ trọng rất nhỏ. Mặt khác, nếu có diễn ra với quy mô và số lượng lớn thì các công cụ này cũng chỉ được xem là giải pháp tình thế khi căng thẳng về VNĐ hơn là xem nó như là một công cụ ngoại hối , công cụ thị trường đúng nghĩa ( như điều đã xảy ra năm 1998). * Thứ hai, tại một số thời điểm thì cung- cầu ngoại tệ vẫn căng thẳng, tỷ giá USD/VND giao dịch thực tế giữa NHTM với khách hàng cao hơn nhiều so với tỷ giá niêm yết trong biên độ cho phép thông qua việc sử dụng đồng tiền thứ ba để tính tỷ giá USD/VND , tính phụ phí... Có tình trạng này là do dân chúng kỳ vọng biến động tỷ giá trong tương lai nên cố tình găm giữ USD. Khi ấy, việc nắm giữ ngoại tệ không những giúp cho họ chủ động hơn trong việc nhập khẩu sau này, phòng tránh được rủi ro tỷ giá mà còn là một hạng mục đầu tư sinh lợi tốt hiện nay. Có một điều dễ nhận thấy là từ khi đổi mới kinh tế đến nay thì tình hình biến động về tỷ giá của VND diễn ra thường xuyên, có những thời kì diễn biến phức tạp. Tình hình căng thẳng cung- cầu ngoại tệ làm kéo theo sự căng thẳng của thị trường ngoại tệ, khiến cho cả NHTM và khách hàng gặp khó khăn trong nhiều giao dịch ngoại tệ. Các NHTM thường áp tỉ giá kinh doanh của mình ở mức trần, cộng thêm vào đó là những khoản phụ phí không rõ ràng... đã khiến tỉ giá thực trong giao dịch bị đội lên. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này chính là từ chính sách tỉ giá kém linh hoạt mà Việt Nam hiện nay đang áp dụng. Daily Official Exchange Rate, Upper and Low er Bounds, and Bank Ask Rate, Jul 04 - Dec 06 VND pe r USD 16200 16000 Of f cial Rate Low er Bound Upper Bound Ask Rate 15800 15600 1/07/04 1/01/05 1/07/05 1/01/06 1/07/06 Official Exchange Rate, Upper and Lower Bounds, and Bank Ask Rate, Jan 07- Jun 09 VND pe r USD 17700 17300 16900  Offcial Rate Low er Bound Upper Bound Ask Rate 16500 16100 15700 2/1/07 2/7/07 2/1/08 2/7/08 2/1/09 Hình 1 cho thấy, đường tỉ giá chính thức dường như trùng với đường biên trên của tỉ giá kinh doanh của NHTM trong hầu hết thời kì.( số liêu về tỉ giá bán của Vietcombank từ 7/2004 đến 12/2006). Ngược lại, ở hình 2, đường tỉ giá chính thức lại trùng với đường biên dưới.( số liệu tỉ giá mua ở Vietcombank từ 1/2007 đến 6/2009). * Thứ ba, hiện nay các NHTM chỉ bán ngoại tệ cho người dân khi du học, du lịch, chữa bệnh..., còn mua USD để thanh toán hàng hoá, dịch vụ trong nước hay để cất trữ là không được phép. Số đồng tiền tham gia giao dịch là chưa đa dạng và thủ tục giao dịch còn rất nhiều bất cập. Trừ vài ngoại tệ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam như USD, euro, đôla Úc… nhiều ngân hàng hầu như không nhận gửi tiết kiệm, thậm chí không thu đổi những đồng ngoại tệ khó được sử dụng thanh toán ở Việt Nam như JPY, GBP, CNY ( Nhân dân tệ)… Cá nhân mua ngoại tệ ở ngân hàng khi được phép vẫn gặp khó khăn vì phải thông qua nhiều thủ tục rườm rà như là nguồn gốc ngoại tệ, lý do mua ngoại tệ và cần phải trình một số loại giấy tờ như của NH yêu cầu. Do đó nó làm cho khách hàng không muốn thực hiện giao dịch với NH mà ngược lại họ muốn thực hiện việc mua bán ngoại tệ qua thị trường tự do. 2.3.Thị trường ngoại hối không chính thức Hiện nay, bên cạnh thị trường ngoại hối chính đang tồn tại và phát triển, thị trường ngoại hối không chính thức vẫn tồn tại và hoạt động khá mạnh. Thị trường chợ đen tồn tại là do nhiều nguyên nhân như: cơ chế tỉ giá chưa linh hoạt, thị trường ngoại hối chính thức chưa phát triển nên không đáp ứng được nhu cầu giao dịch ngoại tệ của nền kinh tế, tình trạng dollar hóa, chính sách quản lý ngoại hối còn nhiều yếu kém... Thị trường ngoại hối ngầm tuy là bất hợp pháp nhưng vẫn có những tác động tích cực của nó. - Nó thỏa mãn nhu cầu giao dịch mua bán bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cư trong điều kiện thị trường chính thức chưa phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. - Tỉ giá trên thị trường chợ đen là một chỉ tiêu tham khảo quan trọng trong đieuf hành chính sách tỉ giá của NHNN. Tuy vậy, những tác động tiêu cực mà sự tồn tại của thị trường tự do mang lại cũng không hề nhỏ cho các hoạt động kinh tế xã hội. - Gây khó khăn và làm giảm hiệu lực của việc thực hiện và điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỉ giá của NHNN. -Hoạt động của thị trường tự do tiếp tay cho các hoạt động kinh tế bất hợp pháp như buôn lậu, tham nhũng, rửa tiền... - Tình trạng chảy máu ngoại tệ: một số lượng không nhỏ ngoại tệ đã chảy ra ngoài Việt Nam để nhập lậu vàng và các hàng hóa khác như hàng điện tử, xe máy. Theo ước tính, chỉ riêng năm 2000, com sô nhập lậu vàng vào Việt Nam đã là 60 tấn, tương đương $600 triệu, ngoài ra khoảng $400 triệu được chuyển lậu ra ngoài đẻ nhập khẩu các loại hàng hóa khác ( Nguyễn Văn Tiến- Giáo trình Tài chính quốc tế). Trên thực tế, thị trường chợ đen hiện nay đang diễn ra hết sức sôi động và công khai, hơn thế nữa, thị trường này còn có khả năng được khách hàng ưa chuộng tham gia giao dịch hơn, hoạt động của nó diễn ra nhộn nhịp và sôi động hơn của thị trường chính thức. Mặc dù Điều lệ ngoại hối Việt nam đã nêu rõ nghiêm cấm việc trao đổi mua bán ngoại tệ trên thị trường này nhưng trên thực tế, do khả năng đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của NHTM cho các DN, đặc biệt DN xuất nhập khẩu và các cá nhân còn rất hạn chế vì vậy một tất yếu: có cầu ắt có cung. Các đối tượng khách hàng không thể tiếp cận được với nguồn ngoại tệ của thị trường chính mà cụ thể là NHTM sẽ tìm tới các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý đồng thời kinh doanh mua bán ngoại tệ bằng tiền mặt, các sạp đổi tiền dọc biên giới hay các hoạt động mua bán khác trong dân cư…với hình thức mua bán trao tay tiện lợi, nhanh chóng là nét nổi bật của mua bán chợ đen. Tuy tỷ giá chợ đen do cung cầu quyết định và luôn luôn cao hơn so với thị trường chính nhưng do không thể tiếp cận, hoặc được tiếp cận nguồn ngoại tệ ở thị trường chính nhưng do thủ tục rườm rà và phụ phí mà các NHTM đưa thêm khi bán cũng khiến tỷ giá xấp xỉ tỷ giá chợ đen đã tạo ra một lượng khách hàng đáng kể cho thị trường này. Thực tế rất khó có thể đánh giá được quy mô hoạt động của thị trường chợ đen vì đây là thị trường ngầm. Lượng ngoại tệ do tầng lớp nhân dân nắm giữ ngoài hệ thống ngân hàng là rất lớn, riêng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam theo NHNN VN 6 tháng đầu năm 2010 đã đạt 3,6 -3,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kì 2009 và theo đánh giá của các chuyện g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docforex_ban_chuan_nhat__9622.doc
Tài liệu liên quan