Đề tài Thị trường tài chính và thực trạng thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Những vấn đề lý luận về tài chính và thị trường tài chính 2

1.1 Tài chính và thị trường tài chính 2

1.1.1 Tài chính 2

1.1.2 Thị trường tài chính 6

1.2 Cấu thành của thị trường tài chính 6

1.2.1 Người sử dụng cuối cùng 6

1.2.2 Các định chế tài chính trung gian 7

1.2.3 Nhà đầu tư 7

1.3 Vai trò của thị trường tài chính 7

Chương II: Thực trạng hoạt động của thị trường tài chính ở nước ta thời gian qua 9

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của thị trường tài chính 1990 tới nay 9

2.1.1 Giai đoạn từ 1990 đến 2000 9

2.1.2 Giai đoạn từ năm 2001 đến 2006 10

2.1.3 Giai đoan từ 2007 đến nay 10

2.2 Vai trò thị trường tài chính trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta những năm qua 15

2.3 Thành tựu và những vấn đề cần đặt ra 17

Chương III: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tài chính 20

3.1 Định hướng mở rộng và phát triển thị trường tài chính Việt Nam hội nhập thế giới 20

3.2 Các giải pháp mở rộng thị trường tài chính 21

3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính 28

3.3.1 Về chính sách tài khoá 28

3.3.2 Về thị trường vốn 29

3.3.3 Về cải cách doanh nghiệp 30

3.3.4 Về quản lý tài sản công 30

3.3.5 Về hoạt động tài chính đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế về tài chính 31

3.3.6 Về cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính 31

KẾT LUẬN 32

 

doc33 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường tài chính và thực trạng thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% so với mức chính thức là khoảng 5%. Trong khoảng 35 ngân hàng còn nhiều ngân hàng được định giá thấp và có khuynh hướng sử dụng nguồn vốn để đầu cơ trên TTCK.Bản thân cổ phiếu của các ngân hàng cũng nằm trong số cổ phiếu được giao dịch mạnh nhất trên thị trường.Việc các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại VN có thể giúp cho nghành này về mặt dài hạn nhưng trong ngắn hạn lại có thể tạo nhiều sự canh tranh về mặt cho vay và vì thế sẽ làm giảm các tiêu chuẩn đối với người đi vay. Việt Nam cũng không có đủ nguồn dự trữ ngoại hối tương xứng với vị trí quốc tế mới của mình.Con số 13 tỉ USD chỉ vừa vặn bằng với giá trị của ba tháng nhập khẩu.Một điểm yếu tiềm ẩn khác là có khoảng 25% các khoản tiền gửi ngân hàng là bằng ngoại tệ.Điều nay có khả năng làm người vay ngoại tệ có thể gặp khó khăn nếu tỉ giá tăng mạnh.Tuy đây không phải là một nguy cơ hiện tại nhưng luôn là một khả năng xấu. Với những kinh nghiệm từ việc quan sát Thái Lan cố gắng kiểm soát dòng vốn nước ngoài thời gian gần đây,VN đang miễn cưỡng áp dụng một số chính sách quản lý mới.Với may mắn,TTCK VN sẽ thoát khỏi điểm nóng và sẽ không có nguy cơ giảm giá thị trường 50-70%,có thể giết chết sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong nhiều năm sau.Sự thật là VN đang rất cần những nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển năng lượng và Chính phủ VN dự định sử dụng TTCK như là một kênh để huy động vốn,chẳng hạn như bằng việc niêm yết các công ty điện lực thành viên. Bi quan quá mức về TTCK VN là không hợp lý.VN luôn tỏ ra cẩn trọng, thực hiện cải cách kinh tế từng bước một và khó có khả năng chạy vội theo tự do hóa quà nhanh.Thay vì muốn vượt mặt Trung Quốc về tăng trưởng, VN có vẻ hài lòng với tốc độ từ 7-8% như những năm gần đây. Tuy nhiên, ngay cả những nhà đầu tư cẩn thận nhất cũng có thể thấy được các dòng tiền đã cuốn trôi những khó khăn của thời kỳ trước đây. Vì thế, các nhà lãnh đạo VN sẽ cần nhận thức rõ một cách đặc biệt rằng đây không phải là thời điểm bình thường trong nền tài chính toàn cầu. Chúng ta có thể thấy rõ hơn qua mười sự kiện tiêu biểu của thị trường tài chính VN 2007: Một là, quy mô TTCK tăng mạnh. Năm 2007, tổng giá trị vốn hóa TTCK VN đạt gần 500.000 tỉ đồng,bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007. Đặc biệt TTCK 2007 đã thực sự trở thành một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế khi quy mô vốn được các DN niêm yết huy động thành công lên tới trên 90.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng bộc lộ nhiều sai sót khi bùng nổ hiện tượng phát hành trái luật và nhiều DN bị phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK. Hai là, chỉ thị 03 của NHNN khống chế dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán. Với mức khống chế dưới 3%/tổng dư nợ, chỉ thị 03 cuả NHNN năm 2007 đã có tác động khá mạnh đến TTCK.Mặc dù khống chế tỉ lệ dư nợ cho vay chứng khoán có tác dụng hạn chế vốn đổ vào hoạt động đầu cơ và đảm bảo cho TTCK VN phát triển an toàn bền vững, nhưng việc quy định một tỉ lệ cho một thời điểm cố định (mức dưới 3%/tổng dư nợ vào thời điểm 31.12.2007) là khó khả thi đối với một số Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần và bị coi là nguyên nhân khiến TTCK suy giảm trong ngắn hạn. Ba là, tăng trưởng tín dụng và lãi suất đều ở mức cao. Tốc độ tăng dư nợ cho vay của hệ thống NH đến cuối năm 2007 đạt khoảng 38% so với cuối năm 2006 (kế họach của năm tăng từ 18-22%). Tốc độ tăng dư nợ ở mức cao đã ảnh hưởng không thuận lợi đối với kiểm soát lạm phát. Lãi suất vay VND trên thị trường tiền tệ liên NH có lúc lên cao đến mức kỷ lục 17-18%/năm. Tuy chỉ xảy ra cục bộ, nhưng hiện tượng này là một cảnh báo tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trong hệ thống NH ở VN. Bốn là, vốn điều lệ của NHTMCP tăng mạnh. Năm 2007 lán sóng tăng vốn của các NHTMCP tăng mạnh. So với 2006, tốc độ tại địa bàn TPHCM tăng 94,6% và các NH ở HN tăng gần 75%. Việc quy mô vốn lưu động tăng nhanh và lớn trong thời gian ngắn đã đặt ra sức ép rất lớn về sử dụng vốn. Đã có dấu hiệu một phần vốn bị đổ vào các hoạt động đấu cơ chứng khoán và bất động sản. Năm là, cho thành lập một số Ngân Hàng mới và mở rộng mạng lưới. Lần đầu tiên sau 11 năm (từ năm 1996), NHNN đã chấp thuận về nguyên tắc cho thành lập một số NHTMCP mới. Ngay trong tháng 12.2007, 9 NHTMCP được chấp thuận về nguyên tắc với tổng VĐL là 15.800 tỉ đồng. NHNN cũng đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho 3 Ngân Hàng nước ngoài mới. Việc thành lập các NHTM (nội địa và nước ngoài) mới sẽ khiến cho mức độ cạnh tranh trong hoạt động NH từ năm 2008 trở đi sẽ ngày càng trở nên gay gắt. Với quy định cứ 20 tỉ đồng vốn tăng thêm, NH được mở một sở giao dịch hoặc chi nhánh, từ năm 2006 đến nay, các NHTMCP đã phát triển mạng lưới rất nhanh. Tuy nhiên, trong khi nguồn nhân lực, công nghệ, khả năng quản trị của một số NH còn bất cập khiến hoạt động này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sáu là, một khối lượng tiền đồng được bơm vào lưu thông.Năm 2007, NHNN đã đưa ra một lượng khá lớn VND để tăng dự trữ ngoại hối với mục tiêu giảm áp lực lên giá của VND gây ảnh hưởng đến xuất khẩu, đồng thời chuẩn bị một lượng ngoại tệ cần thiết để bình ổn tỉ giá khi có hiện tượng đảo chiều của các luồng vốn. Đây là biện pháp phòng ngừa cần thiết, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng tăng tiền cung ứng để mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối trong bối cảnh của VN năm 2007 đã gây áp lực lên lạm phát. Bẩy là, thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng kiềm chế tốc độ tăng giá. Mục tiêu của phương hướng điều hành chính sách này là để rút tiền từ lưu thông về, kiểm soát tốc độ tăng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán, không để tăng giá hoặc mẩt giá quà mức đồng tiền VN. Tuy nhiên, do những biện pháp chủ yếu được đưa ra từ cuối tháng 5 trở đi nên tác động còn có độ trễ.Năm 2007, lạm phát (đo bằng chỉ số giá tiêu dùng cuối năm) là 12,63%, cao nhất trong hơn 10 năm qua, mà một trong những nguyên nhân được cho là lượng cung tiền cao hơn mức mà nền kinh tế đòi hỏi. Tám là, năm của các đợt IPO lớn. Năm 2007 là năm đầu tiên diễn ra các đợt Cổ Phần Hoá DNNN là các Tổng Công Ty, Tập Đoàn lớn. Tổng công ty Bảo Hiểm VN (Bảo Việt) và NH Ngoại Thương VN (VCB) là hai đợt IPO đáng chú ý nhất. Đặc biệt với việc IPO VCB, lần đầu tiên VN thực hiện cổ phần hóa một NHTM thuộc sở hữu Nhà Nước, đánh dấu một bước tự do hóa hệ thống NH. Đây cũng được coi là sự kiện IPO lớn nhất từ trước đến nay, có tác động lớn đến TTCK VN. Chín là, lần đầu tiên đánh thuế đầu tư chứng khoán. Lần đầu tiên thu nhập từ đầu tư chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế. Mặc dù mức thuế không quá cao và khá linh hoạt nhưng thị trường cũng đã có một thời gian dài phản ứng tiêu cực. Theo đó, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế việc áp dụng một trong hai cách tính thuế: 0,1% mỗi lần chuyển nhượng hoặc thuế suất 20% vào cuối năm sau khi đã trừ các chi phí liên quan. Mười là, bùng nổ truyền thông về TTCK. CK và TTCK đã trở thành chuyên mục thường xuyên và không thể thiếu không chỉ đối với nhiều tờ báo kinh tế,truyền hình mà còn cả những tờ báo chuyên về xã hội. Chưa bao giờ thông tin về Thị trường tài chính lại được cập nhật trên các phương tiện truyền thông đại chúng với cường độ dày đặc như vậy. Điều này cho thấy Thị trường tài chính VN đã bắt đầu phát triển và độc giả/công chúng của mảng thông tin này cũng ngày một đông đảo. 2.2 Vai trò thị trường tài chính trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta những năm qua Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh. giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư đóng góp khoảng 50% - 55% tăng trưởng kinh tế hằng năm. Bởi vậy, huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là một khâu cốt yếu của toàn bộ hệ thống các ngân hàng nước ta. Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước có hạn, vốn tự có của doanh nghiệp và người sản xuất còn ít ỏi, thì vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn tín dụng ngân hàng. Để có vốn cho vay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã huy động vốn trong xã hội, vốn trong dân, vốn nước ngoài. Hệ thống ngân hàng huy động vốn cho đầu tư phát triển bằng đa dạng các phương thức, như: giải tỏa vốn đọng trong số nợ xấu, phát hành cổ phiếu và trái phiếu tăng vốn điều lệ, thu hút tiền gửi tiết kiệm và phát triển dịch vụ ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng toàn quốc trong 5 năm qua đạt tốc độ tăng khoảng 20% - 25%/năm, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể năm 2000 vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng 26,5% so với năm trước, năm 2001 tăng 25,53%, năm 2002 tăng 17,7%, năm 2003 tăng 24,94%, năm 2004 tăng 30,39%, năm 2005 tăng 18% và 6 tháng đầu năm 2006 tăng hơn 12%. Có thể khẳng định, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ lực đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đáng chú ý là các NHTM nhà nước chiếm trên 70% thị phần huy động vốn; thị phần của các NHTM cổ phần tuy còn khiêm tốn, nhưng đang có xu hướng tăng nhanh. Bên cạnh các kênh huy động vốn nói trên hệ thống ngân hàng còn là đầu mối đàm phán và ký kết, tổ chức tiếp nhận vốn và cho vay nhiều dự án của WB, ADB,... về điện lực, giao thông nông thôn, cải thiện môi trường, xóa đói giảm nghèo. Huy động vốn của ngân sách chủ yếu bằng hình thức phát hành tín phiếu Kho bạc nhà nước qua đấu thầu tại Ngân hàng Nhà nước, với sự tham gia của các ngân hàng, tổ chức bảo hiểm, quỹ đầu tư...; phát hành trái phiếu Chính phủ trong và ngoài nước, phát hành công trái và vốn của Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, vốn của Bảo hiểm xã hội chuyển cho Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển). Thêm vào đó còn có nguồn vốn ODA do Ngân hàng Phát triển cho vay lại. Trong giai đoạn 2001 - 2005, Chính phủ đã phát hành khoảng gần 60.000 tỉ đồng trái phiếu; trong đó 50.000 tỉ đồng phát hành qua Kho bạc Nhà nước, 8.000 tỉ đồng phát hành qua đấu giá trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh... Cuối năm 2005, Chính phủ cũng lần đầu tiên phát hành 750 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế, thời hạn trái phiếu là 10 năm. Giá bán cuối cùng của trái phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng 98,223% mệnh giá, với lãi suất là 6,875%/năm, tính ra theo lãi suất của nó, lãi suất của 100% mệnh giá trái phiếu là 7,125%/năm. So với một số nước có mức độ tín nhiệm tương đương Việt Nam thì lãi suất trái phiếu của Việt Nam thấp hơn. Cụ thể, lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Phi-lip-pin là 8,075%/năm, của In-đô-nê-xi-a là 7,75%/năm. Toàn bộ số vốn phát hành trái phiếu Chính phủ nói trên được Bộ Tài chính để Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vay lại đầu tư cho các dự án đóng tàu. Đến ngày 31-12-2005, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã tham gia với tư cách "vốn mồi" để thực hiện trên 6.600 dự án thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định của Chính phủ với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký khoảng 160.000 tỉ đồng, đã giải ngân gần 110.000 tỉ đồng, dư nợ 79.578 tỉ đồng. Cùng với hình thức hỗ trợ trực tiếp, hình thức bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cũng được đẩy mạnh. Đến nay đã có 1.846 dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với tổng số vốn hỗ trợ theo hợp đồng là 1.550 tỉ đồng và 5 dự án được bảo lãnh tín dụng đầu tư với tổng số vốn gần 30 tỉ đồng; với hai hình thức hỗ trợ gián tiếp này đã tạo vốn để huy động hàng chục ngàn tỉ đồng từ các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng cho đầu tư phát triển. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động gần 7.000 tỉ đồng trái phiếu địa phương; riêng Hà Nội cũng huy động được hàng trăm tỉ đồng qua phát hành trái phiếu xây dựng cầu Thanh Trì. Đây là một giải pháp rất quan trọng để huy động vốn cho đầu tư phát triển, giảm sức ép về cung ứng vốn từ hệ thống ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Để giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và được phép của Chính phủ, một số loại trái phiếu doanh nghiệp cũng được phát hành để huy động vốn trong xã hội, như: trái phiếu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, trái phiếu của Tổng công ty Dầu khí... Tính đến nay, số vốn trái phiếu doanh nghiệp phát hành cũng lên tới vài nghìn tỉ đồng. [ 7, web][9, web][12, web] Một kênh huy động vốn quan trọng khác là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo hình thức bán đấu giá và bán cổ phần của Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa mà cổ phiếu có tính thanh khoản cao, lợi nhuận hấp dẫn, như: Vinamilk, Công ty Cao su miền Nam, một số nhà máy điện... đã thu được hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách nhà nước. Đó là chưa kể hàng chục ngàn tỉ đồng đã được huy động trong doanh nghiệp tư nhân. 2.3 Thành tựu và những vấn đề cần đặt ra Việt Nam đã có những bước đi hết sức quan trọng trong việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trên con đường phát triển đất nước. Hệ thống pháp luật ngày càng thông thoáng được đưa vào áp dụng nhằm mở mang chính sách tài chính và ngân hàng đáp ứng với yêu cầu hội nhập Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ, đặc biệt Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư chung có hiệu lực từ tháng 7 năm 2006 là một bước tiến mang tính đột phá. Thực tế đã mở ra nhiều cơ hội mới cho cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thị trường hàng hóa và dịch vụ được mở rộng với những luật lệ rõ ràng và minh bạch hơn.Nước ta mở cửa mạnh mẽ nền kinh tế tạo ra rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư và dòng vốn từ các nền kinh tế lớn chảy vào gia tăng đáưng kể. Đặc biệt là sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 7 năm 2000 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của thị trường tài chính. Thị trường chứng khoán ra đời càng lúc càng lớn mạnh, đầu tiên là trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh( giờ đã chuyển thành Sở giao dịch chứng khoán ) ,rồi đến trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán hiện nay đã chiếm 40% GDP. Đây là những thành tựu đáng tự hào vì đã đạt được. Tuy nhiên, để nền kinh tế đất nước phát huy được hết tiềm năng, thì việc thiết lập một cơ sở hạ tầng tài chính hiệu ích là vô cùng quan trọng. Trong đó việc cải thiện các yếu tố kinh tế cơ bản và các cải cách chính sách đang thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn tại Việt Nam. Sự phát triển của thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ có tầm quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Trong đó sự phát triển thị trường trái phiếu cũng như kế hoạch cổ phần hóa có tác động mạnh mẽ đến thị trường cổ phiếu sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia lớn hơn. Phát triển hội nhập kinh tế khu vực và thế giới cũng nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của tín dụng nội địa một cách lành mạnh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu hữu hiệu. Trong thực tiễn đã có những tiến bộ đáng kể đối với hệ thống ngân hàng và hội nhập thị trường vốn quốc tế. Khu vực ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh và kế hoạch cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thị trường này. Do đó cần quan tâm tới các vấn đề cổ phần hóa trong ngành ngân hàng, tình trạng nợ xấu đe dọa đến sự ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng và các ngân hàng nước ngoài đóng vai trò đáng kể trong việc phát triển thị trường tài chính. Việt Nam đã thực hiện hàng loạt biện pháp cải cách, trong đó có nhiều nỗ lực đối với việc đơn giản hóa các thủ tục đầu tư kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp. Thực tế đòi hỏi tiếp tục tăng cường hơn nữa sự lành mạnh toàn diện để xây dựng một hệ thống ngân hàng có thể đủ sức chống chọi lại được những biến động trong các dòng vốn đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là một hệ thống ngân hàng phát triển mạnh các dịch vụ hiện đại mang lại nhiều tiện ích cho đầu tư và có thể điều phối được nguồn vốn vào Việt Nam một cách có hiệu quả là hết sức cần thiết. Việt Nam ngày nay phải nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm phát triển một thị trường vốn năng động, thiết lập cơ sở hạ tầng tín dụng có thể đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế. Song song đó là xây dựng mạng công nghệ thông tin hoàn chỉnh, thiết lập hệ thống đánh giá tín nhiệm đáng tin cậy và những hành lang pháp lý phù hợp cho việc phát triển mạnh nguồn vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt là đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và đưa những doanh nghiệp này tham gia thị trường chứng khoán. Đây là một cam kết thúc đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của thị trường tài chính rộng lớn và qua đó nâng cao lòng tin đối với các nhà đầu tư. Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý theo hướng tiếp cận thông lệ quốc tế, tăng cường các biện pháp chống tham nhũng, chống rửa tiền, cải cách hành chính, lành mạnh hệ thống tài chính; duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, thúc đẩy quá trình quản trị doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu lại các khu vực kinh tế nhà nước và tạo ra sự bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế. Sự phát triển của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng là hướng về phía trước và có một lộ trình cụ thể thực hiện điều này với một dân số trẻ trung đầy lạc quan sẽ gặt hái được thành công hậu WTO. Các tập đoàn nước ngoài đầu tư mạnh hơn vào Việt Nam chính vì tiềm năng của đất nước và họ đánh giá tương lai nước ta sớm trở thành một trong những nền kinh tế năng động nhất tại châu Á. TPHCM không thể bỏ lỡ cơ hội nhanh chân xây dựng nơi đây là một trung tâm tài chính của khu vực Đông Nam Á, trong đó xác định thu hút đầu tư nước ngoài về lĩnh vực tài chính - ngân hàng là một nhiệm vụ trọng tâm, tạo động lực cho kinh tế Việt Nam hội nhập hiệu quả vào kinh tế khu vực và thế giới. [9 ,web] [13, web]. Chương III: Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tài chính 3.1 Định hướng mở rộng và phát triển thị trường tài chính Việt Nam hội nhập thế giới Trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng về phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; coi trọng phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho một nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết. Định hướng phát triển tài chính được hoạch định và thực thi dựa trên những quan điểm sau: Tài chính là mạch máu của nền kinh tế; có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và mở đường cho sự phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh; là công cụ sắc bén để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chính sách tài chính quốc gia phải hướng vào giải phóng triệt để các nguồn lực trong nước. Đồng thời, xây dựng chính sách động viên hợp lý, hiệu quả mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển kinh tế-xã hội. Chính sách phân phối và sử dựng các nguồn lực tài chính phải đảm bảo hợp lý và hiệu quả để khuyến khích phát triển sản xuất; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; giải quyết hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia vào quá trình phân phối; tăng cường kiểm tra giám sát tài chính, đảm bảo sử dụng tiết kiệm triệt để mọi nguồn lực tài chính quốc gia. trong hội nhập và hợp tác tài chính quốc tế, mở rộng quan hệ tài chính đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế về tài chính để phát triển nền tài chính quốc gia. Quản lý nhà nước về tài chính bằng pháp luật, đảm bảo tính thống nhất,minh bạch, kỷ cương và hiện đại hóa nền tài chính quốc gia; xây dựng đội ngũ công thức tài chính giỏi về chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, trong sạch, chí công, vô tư. [4 ,trg 163 – 165] Các giải pháp mở rộng thị trường tài chính 3.2.1 Thứ nhất, khai thác và động viên cao độ đi đôi với phân phối hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính để đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, hấp dẫn, thúc đẩy mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Phân phối và sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn lực đầu tư của toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đồng bộ các vùng, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế gắn với đảm bảo công bằng xã hội. 3.2.2 Thứ hai, đổi mới và phát triển doanh nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Bên cạnh việc đẩy nhanh quá trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách tài chính doanh nghiệp ổn định, bình đẳng, minh bạch; tăng cường quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong đầu tư và huy động vốn. 3.2.3 Thứ ba, đổi mới chính sách tiền tệ, nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng. Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá, đảm bảo an toàn tài chính và sự ổn định kinh tế vĩ mô. Mở rộng hệ thống ngân hàng, cả về số lượng lẫn chất lượng.Tạo điều kiện thúc đẩy và là nhân tố quan trọng giúp lưu thông tiền tệ, làm cho thị trường tài chính lưu động hơn,tạo tính thanh khoản cao. Hiện nay, Có thể thấy rằng, các ngân hàng Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Hiện ngân hàng đã là kênh huy động, cung ứng vốn chính cho nền kinh tế với 30% vốn đầu tư phát triển hàng năm và 40% tổng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp được tài trợ bởi tín dụng ngân hàng. Tuy còn thấp hơn so với một số nước khác, nhưng tổng dư nợ tín dụng qua hệ thống ngân hàng vào cuối năm 2005 đã trên 60% GDP, cao hơn mức bình quân chung của các nước có thu nhập thấp. Không những thế, nếu trong những năm giữa thập niên 1990, phần lớn (hơn ba phần tư) nguồn vốn của các ngân hàng đổ vào các doanh nghiệp nhà nước, thì đến cuối năm 2005, con số này chỉ còn khoảng 30%. Ngoài ra, các sản phẩm dịch vụ, nhất là dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày một quyết liệt hơn, các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng nước ngoài ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò tích cực hơn rất nhiều. Để xây dựng nên một hệ thống ngân hàng lớn mạnh cả về qui mô lẫn chất lượng. Giải pháp được đưa ra là cổ phần hóa, kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Việc có các nhà đầu tư chiến lược là điều hết sức quan trọng. Họ sẽ giúp nâng cao khả năng quản trị, xây dựng chiến lược dài hạn... Bằng chứng là hệ thống ngân hàng các nước đông Âu đã tốt lên rất nhiều nhờ các nhà đầu tư chiến lược. Đây cũng là lý do khiến các ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc không ngần ngại bán ngay cổ phần cho những đại gia như Bank of America, HSBC, Royal Bank of Scotland Hiện nay,một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam đã có những bước tiến rất vượt bậc. Họ đã có những nhà đầu tư chiến lược quan trọng từ nước ngoài, không những mức độ vốn hóa trên thị trường của các ngân hàng trên thị trường càng lúc càng tăng nhanh chóng, mà trình độ quản lý cũng được cải thiện và mang tính chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy từ năm 2007 đến nay lam phát ở VN rất cao. Trong nỗ lực đẩy lùi lạm phát, chính phủ Việt Nam đã thi hành kế hoạch 7 điều vào cuối tháng 3 vừa rồi bao gồm: 1) thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa; 2) cắt giảm chi tiêu của chính phủ cũng như các dự án đầu tư công; 3) đặt sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm chính; 4) thúc đẩy xuất khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại; 5) khuyến khích việc giảm thiểu tiêu dùng; 6) điều khiển các hoạt động của thị trường để tránh nạn đầu cơ tích trữ; và 7) ban hành các trợ cấp xã hội và lương thưởng để trợ giúp người nghèo.  Trong môi trường lạm phát cao như hiện nay, một chính sách thu chi ngân sách vừa phải có lẽ sẽ thích hợp với Việt Nam hơn. Mặt khác, quản lý hành chính giá cả và xuất khẩu có nguy cơ gây thêm bất ổn trong hệ thống, và tác động cũng không lâu bền. Ngân hàng trung ương đã thi hành một số biện pháp để thắt chặt chính sách tiền tệ từ tháng 6 năm ngoái, bao gồm tăng tỷ lệ bắt buộc, sử dụng nghiệp vụ repo, phát hành tín phiếu, tăng lãi suất, nới lỏng biên độ tỷ giá để VNĐ tăng giá so với USD Lãi suất: động thái dỡ bỏ trần lãi suất huy động, ấn định lãi suất tối đa 18%/năm của NHNN ngày 17/5 được các chuyên gia đánh giá là một bước tiến tích cực trong việc chống lạm phát. Rút thanh khoản: kể từ khi NHNN phát hành 20.000 tỉ tín phiếu bắt buộc trong 3 tháng, tình trạng thắt chặt thanh khoản này đã tạo ra nhân tố rủi ro trong hệ thống. Do đó, bản báo cáo cho rằng, đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước nên tính đến chuyện cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng, thay vì tiếp tục tìm cách hút bớt thanh khoản ngắn hạn. Kiểm soát tín dụng: Tăng trưởng của tín dụng có khả năng bị kìm lại. Sau khi chứng kiến lượng tín dụng tăng tới 14.7% từ cuối năm 2007 tới 4 tháng đầu năm 2008 (so với 9.8% cùng kỳ năm ngoái), giám đốc ngân hàng trung ương mới đây yêu cầu cần có sự kiểm tra chính xác chất lượng tín dụng và những biện pháp kiềm chế việc vay tiền giành cho buôn bán cổ phần, đầu tư bất động sản và tài chính người tiêu dùng. Tuy thế, dự kiến tăng trưởng của Việt Nam vẫn sẽ ở dưới mức tiềm năng trong vòng 2 năm tới, để cho lạm phát dần đi xuống từ nay cho tới năm 2009. Goldman Sachs dự tính tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam năm 2008 sẽ là khoảng 7.3%, so với 8.5% năm 2007. Lạm phát vẫn sẽ tiếp tục ở ngưỡng cao cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6182.doc
Tài liệu liên quan