Đề tài Thị trường tài chính và vai trũ cuả nú trong nền kinh tế thị trường

Lời mở đầu. 1

Nội dung. 2

I. khái niệm, đặc điểm của Thị Trường Tài Chính. 2

1. khái niệm. 2

2. Đặc điểm thị trường tài chính. 2

II. Chức năng, vai trò của thị trường tài chính. 2

1. Chức năng của thị trường tài chính. 2

2. Vai trò của thị trường tài chính. 3

III. Thực trạng thị trường tài chính việt nam. 6

IV.Phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính việt nam 6

1.Hoàn thiện thị trường tài chính ở việt nam 6

2.Các giải pháp chung cho phát triển, hoàn thiện thị trường tài chính 7

Kết luận. 8

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thị trường tài chính và vai trũ cuả nú trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Nhiều nước trên nhế giới cải cách hoặc đổi mới nền kinh tế của mình theo mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, nhưng có sự khác nhau ở mức độ điều tiết. Chính vì vậy, Việt Nam ta từ một nền kinh tế tập trung bao cấp đã chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội có sự điều tiết của nhà nước. Mọi nguồn lực của xó hội được khai thỏc, phỏt huy tạo cho nền kinh tế chuyển đổi sang cơ chế thị trường xó hội chủ nghĩa phỏt triển mạnh và ổn định. Chớnh những biến đổi toàn diện đú đó và đang tạo lờn một cơ sở quan trọng ban đầu để hỡnh thành, phỏt triển và hoàn thiện Thị Trường Tài Chớnh Việt Nam. Đối với nước ta hiện nay Thị Trường Tài Chớnh cũn là một vấn đề khỏ mới mẻ, khi mà phỏt triển và hoàn thiện Thị Trường Tài Chính là một tất yếu khỏch quan cho phỏt triển kinh tế xó hội ở Việt Nam. Thị Trường Tài Chớnh đúng vai trũ rất quan trọng -trong nền kinh tế đang trờn đà phỏt triển của chỳng ta, nú gúp phần thỳc đầy mối quan hệ giữa cỏc nước trong khu vực cũng như trờn toàn thế giới, cung cấp vốn cho cỏc Doanh Nghiệp Sản Xuất... Với nhiệm vụ đặt ra cho ngành tài chính hết sức nặng nề, nhưng với quyết tâm chung sức của cán bộ, công chức toàn ngành, tạo đà cho sự phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thị Trường Tài Chớnh ngày càng lớn mạnh sẽ đưa đất nước ta sỏnh vai với cỏc cường quốc khỏc trong một tương lai gần. Cho nờn em chọn đề tài “ Thị Trường Tài Chớnh và vai trũ cuả nú trong nền kinh tế thị trường”. Em đó tỡm hiểu đề tài nay trờn cỏc sỏch bỏo, nhưng cũng khụng thể trỏnh khỏi những thiếu sút, nờn em rất mong được sự đỏnh giỏ và gúp ý kiến của cỏc thầy cụ để bài tiểu luận của em được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nội Dung I. Khỏi niệm, đặc điểm của Thị Trường Tài Chớnh. Khỏi niệm: Thị trường tài chính là hoạt động giao dịch cỏc loại vốn trong phạm vi một nước, hoặc giữa cỏc nước với nhau dưới hỡnh thức vay, trả, chuyển nhượng, đầu tư, thanh toỏn bằng cỏc cụng cụ khỏc nhau, trong những thời hạn khỏc nhau giữa cỏc bờn tham gia thị trường trong địa bàn một nước( Thị Trường Tài Chớnh quốc gia) hoặc nhiều nước với nhau( Thị Trường Tài Chớnh quốc tế ). 2. đặc điểm của Thị Trường Tài Chớnh: Mọi nền kinh tế đều có nhu cầu to lớn về vốn để vận hành và phỏt triển vào, cú thể được huy động từ nguồn vốn ngõn hàng... và cuối cựng là qua trung gian Thị Trường Tài Chính- một cụng cụ hết sức quan trọng của nền kinh tế thị trường về phương diện cung cấp và chuyển vốn. Như vậy, Thị Trường Tài Chính là một thực tế trừu tượng gắn liền với việc phõn bố sử dụng cỏc nguồn lực tài chớnh với cỏc loại hàng hoỏ đặc biệt, đú là vốn, quyền sử dụng vốn. Cỏc cụng cụ chủ yếu trờn Thị Trường Tài Chính là cỏc loại chứng khoỏn cú giỏ đưa lưu hành qua lại trong cỏc hoạt động tài chớnh. Chức năng, vai trũ của thị trường tài chớnh: 1. Chức năng của Thị Trường Tài Chính: Chức năng dẫn nguồn tài chớnh từ những chủ thể cú khả năng cung ứng nguồn tài chớnh đến những chủ thể cần nguồn tài chớnh. Thị Trường Tài Chớnh là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu của nguồn tài chớnh, là nơi thu hỳt mạnh mẽ mọi nguồn tài chớnh nhàn rỗi và tạm thời nhàn rỗi, chuyển giao giữa cỏc nguồn này cho cỏc nhu cầu đầu tư phỏt triển nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc thoả món nhu cầu khỏc nhau của chủ thể cần nguồn tài chớnh. Thị Trường Tài Chớnh được xem như cầu nối tích luỹ và đầu tư giữa người cung nguồn tài chớnh và người cần nguồn tài chớnh. Nú giỳp họ gặp nhau, cung ứng nguồn tài chớnh cho nhau giữa hỡnh thức mua bỏn cỏc chứng khoỏn. Chức năng cung cấp khả năng thành khoản của cỏc chứng khoỏn: Thị Trường Tài Chớnh là nơi mua bỏn, trao đổi cỏc chứng khoỏn. Bởi vậy, nhờ thị trường chứng khoỏn cỏc nhà đầu tư cú thể dễ dàng chuyển đổi cỏc chứng khoỏn họ đó sử dụng thành tiền hoặc cỏc chứng khoỏn khỏc mà họ muốn. Một trong những yêú tố quyết định tính hấp dẫn của các nhà đầu tư là khả năng thành khoản. Chức năng cung cấp khả năng thành khoản cho các chứng khoán đảm bảo cho Thị Trường Tài Chính hoạt động có hiệu quả cao. Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá: Chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, một trong số các nhân tố đó là nhân tố nội tại của chủ thể phát hành, ví dụ như tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mặt khác, giá trị của doanh nghiệp có cổ phiếu trên thị trường tài chính phụ thuộc vào tổng giá trị thực tế của các cổ phần đang lưu hành. Vì vậy, thông qua các cổ phiếu của một doanh nghiệp người ta có thể đánh giá được giá trị của doanh nghiệp đó. Vai trò của thị trường tài chính: Thị Trường Tài Chính là hoạt động quan trọng nhất trong việc huy động mọi nguồn lực tài chính trong nước và quốc tế để chuyển giao nhanh chóng cho nơi cần vốn đầu tư. Thực hiện đầy đủ các chức năng của thị trường tài chính sẽ phát huy được đầy đủ vai trò của Thị Trường Tài Chính. 2.1. Thị Trường Tài Chính đóng vai trò quan trọng nhất trong việc huy động và chuyển giao mọi nguồn lực tài chính cho nhu cầu đầu tư phát triển. Thị Trường Tài Chính là nơi đem lại thu nhập cho tất cả những người có vốn nhưng không có điều kiện sinh lợi, là nơi cung cấp nguồn tài chính ngắn, trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế, là nơi chuyển giao nhanh chóng và thuận tiện các nguồn vố đầu tư cho các doanh nghiệp và nhà nước. Do đó để phát triển kinh tế xã hội cần huy động tối đa các nguồn tài chính cung cấp cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, trong đó việc tổ chức, xây dựng được một Thị Trường Tài Chính có hiệu quả là điều cần thiết để phát triển kinh tế. Tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, đầu tư là tiền đề của phát triển. Thị Trường Tài Chính là nơi thu hút mọi nguồn tiết kiệm, không có Thị Trường Tài Chính thì không có sự phát triển kinh tế.Thực tế nền kinh tế luôn luôn tồn tại các nguồn tài chính nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi với thời hạn ngắn, dài và quy mô khác nhau. Sự hoạt động của thị trường tài chính với các công cụ là các loại chứng khoán, đa dạng về hình thức, phong phú về mệnh giá và thời hạn sử dụng kết hợp với cơ chế linh hoạt: mua bán chứng khoán thuận lợi nhanh chóng, do đó Thị Trường Tài Chính đã thu hút, chuyển giao nguồn tài chính nhàn rỗi bé nhỏ phân tán trong xã hội thành nguồn tài chính to lớn, tài trợ kịp thời cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Thị Trường Tài Chính là cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, bộ máy quản lý hữu hiệu và sự phổ biến hướng dẫn rộng rãi về chứng khoán và đầu tư chứng khoán, người dân sử dụng nguồn tài chính tiết kiệm được của mình để mua chứng khoán với niềm tin là khoản vốn và lãi của mình được đảm bảo. Như vậy tính thành khoản của chứng khoán trên Thị Trường Tài Chính đã thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư. Và thị trường tài chính bổ sung thêm hình thức đầu tư của nước ngoài và trong nước, tận dụng nguồn tài chính của nước ngoài cung cấp cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước. 2.2. Vai trò thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính: Thị Trường Tài Chính góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả của nền kinh tế, tận dụng mọi nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội, thoả mãn kịp thời các nhu cầu đầu tư phát triển để tăng việc làm, tăng thu nhập cho những người lao động. Khi sử dụng bất kỳ nguồn tài chính cũng phải trả giá. Điều đó buộc người cần nguồn tài chính phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng đồng vốn bằng việc lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, lựa chọn hình thức và thời điểm thích hợp để giảm giá của việc tài trợ. Mặt khác, Thị Trường Tài Chính bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố các vấn đề tài chính, những thông tin về doanh nghiệpvà phải đảm bảo tính chính xác của thông tin đó. Ban quản lý thị trường chỉ chấp nhận các chứng khoán của doanh nghiệp có đủ điều kiện: kinh doanh hợp pháp tài chính lành mạnh có doanh lợi và dân chúng chỉ mua chứng khoán của những doanh nghiệp thành đạt tương lai tươi sáng. Thị trường tài chính không chỉ thức đâỷ sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính trong từng doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn tài chính trong tổng thể nền kinh tế. Với chức năng cung cấp thông tin chính xác, thị trường tài chính giúp cho người có nguồn tài chính phân tích và có quyết định đúng đắn, đảm bảo cho nguồn tài chính của mình vận động đúng đến nơi mà chúng được sử dụng có hiệu quả. 2.3. Vai trò trong việc thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước Thị trường tài chính hoạt động đã bổ sung thêm hình thức huy động nguồn tài chính cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu…, giải quyết khó khăn về mặt tài chính phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian. Có chính sách tài chính đủ mạnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển đồng bộ các thị trường như: thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường bất động sản để có thể vừa huy động thêm nhiều nguồn lực và nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản tiết kiệm và vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp. Từng bước thu hẹp và xoá bỏ sự chia cắt giữa Thị Trường Tài Chính ngắn hạnvà Thị Trường Tài Chính dài hạn. Thực hiện phát triển Thị Trường Tài Chính có cơ cấu hoàn chỉnh, có quy mô và phạm vi hoạt động rộng, có chất lượng hoạt động an toàn, được quản lý giảm sát chặt chẽ, lợi ích hợp pháp của mọi đối tượng tham gia được bảo vệ và có khả năng cạnh tranh, chủ động hội nhập tài chính quốc tế. Tất cả các nguồn lực tài chính huy động được ở trên đã và đang được sử dụng để tài trợ cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Nên tiếp tục khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính thì sẽ là điều kiện đảm bảo cho một nền kinh tế phát triển bền vững và lâu dài. III. Thực trạng Thị Trường Tài Chính Việt Nam: Theo ước tính, mới chỉ huy động được 15% số tiền nhàn rỗi trong dân, khi mà lượng tiền này ước đạt 25-30 ngàn tỷ đồng. Lãi suất trái phiếu luôn cao hơn lãi suất như là một điều không thực tế so với nhiều nước trên thế giới. Mà nguyên nhân dẫn đến là sự yếu kém của hệ thống ngân sách, do tài sản này của họ thiếu, nợ khó đòi tăng, tình hình kinh doanh khó khăn buộc phải tăng lãí suất tiền gửi lên cao hơn quy định, do đó mà người dân thích gửi vào ngân sách hơn là mua trái phiếu cổ phiếu và trái phiếu công ty. Để có thể thu hút cổ phiếu đã phải nâng lãi suất lên rất cao. Mặc dù còn nhiều yếu kém, song Thị Trường Tài Chính Việt Nam đã có nhiều khởi sắc. Thu hút được một lượng vốn nhất định cho đầu tư phát triển đất nước. Bước đầu hình thành Thị trường Chứng Khoán ở Việt Nam tạo cho mọi cá nhân tham gia, tiếp xúc với một Thị Trường Tài Chính hiện đại, phát triển. IV. Phát triển và hoàn thiện Thị Trường Tài Chính ở Việt Nam: 1.Hoàn thiện Thị Trường Tài Chính ở Việt Nam: Xuất phát từ nhu cầu cấp bách hiện nay, chúng ta phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần có một Thị trường Tài Chính hoàn thiện nhằm phát huy mọi nguồn nội lực và ngoại lực, tài trợ đủ vốn, công nghệ kỹ thuật cho quá trình phát triển hoàn thành công nghiệp hoá đất nước. Chính vì vậy, Thị Trường Tài Chính Việt Nam hiện nay cần phát triển và hoàn thiện để có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra, từng bước nâng cao vai trò của mình đối với nền kinh tế và hội nhập vào quốc tế, khu vực. Một trong những thị trường quan trọng là thị trường chứng khoán. Đó là một thị trường cần thiết đối với nền kinh tế thị trường. Hoạt động của thị trường chứng khoán có liên quan đến sự thành bại của nền kinh tế. Do đó các chính phủ rất coi trọng và kiểm soát hoạt động của các công ty cổ phần và thị trường chứng khoán. Cho nên thị trường chứng khoán góp phần rất quan trọng cho sự phát triển không ngừng của đất nước Việt Nam. Vậy hoàn thiện thị trường tài chính ở Việt Nam luôn luôn là vấn đề ta cần phải quan tâm. Các giải pháp chung cho phát triển, hoàn thiện thị trường tài chính ở Việt Nam. Hoạt động của thị trường tài chính có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Thông qua điều hành hoạt động của Thị Trường Tài Chính, Nhà nước đã điều hành cả nền kinh tế. Qua các chính sách về lãi suất, tỷ giá nhà nước định hướng sự chuyển dịch của các nguồn vốn từ tích trữ sang đầu tư, kiểm soát lượng cung, cầu tiền tệ khi cần thiết,… và khi kết hợp với các biện pháp khác như thuế, ưu đãi nhà nước đã góp phần định hướng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đang ưu tiên phát triển. Để phát triển thị trường tài chính cần dựa trên một nền kinh tế thị trường hoàn thiện đây là điều hiển nhiên. Thị trường tài chính vững mạnh góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ngược lại kinh tế thị trường hoàn thiện sẽ tác động ngược lại chính thị trường tài chính và làm nền tảng cơ sở, làm môi trường cho thị trường tài chính phát triển bền vững. Để phát triển hoàn thiện kinh tế thị trường, từ ngay bây giờ cần có các chính sách cho phù hợp. Đường lối phát triển kinh tế đóng một vai trò quyết định bao trùm lên cả sự phát triển, điều này phụ thuộc lớn vào hoạch định chính sách của đảng và nhà nước. Phát triển đồng bộ các ngành, lĩnh vực dựa trên việc khai thác tối đa các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào và giá nhân công thấp. Mặc dù vậy vẫn phải hướng nền kinh tế vào mô hình hướng về xuất khẩu mà nhiều nước châu á (Nhật Bản, các NICS) đã rất thành công. ưu tiên vào các ngành mũi nhọn và ngành thế mạnh: chế biến nông lâm thuỷ sản, dệt may, dầu khí… và đặc biệt là điện tử - tin học, ngành học có nhiều triển vọng. Luôn luôn coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu do chúng ta có gần 80% dân số nông thôn, nâng cao thu nhập cho họ sẽ là tăng thu nhập cho một phận rất lớn dân cư, từ đó tăng được tiêu dùng, tích luỹ cho nền kinh tế và vượt được ra khỏi giới hạn khả năng sản xuất. Đối với Việt Nam, cần lưu ý rằng, phát triển hoàn thiện thị trường tài chính phải dựa trên một nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đề cao vai trò của nhà nước và thành phần kinh tế nhà nước về quản lý kinh tế, dựa trên chế độ đa hữu song công hữu vẫn là ưu thế, đại bộ phận nhân dân làm chủ. Kết Luận Như vậy có thể nói Thị Trường Tài Chính gắn liền với nền kinh tế thị trường, là nguồn cung cấp nguồn lực tài chính để phục vụ phát triển kinh tế. Thị Trường Tài Chính mặc dù là một vấn đề còn khá mới mẻ cho một nền kinh tế 15 năm đổi mới, song bước đầu Thị Trường Tài Chính ở Việt Nam đã có bước hình thành và chuyển biến mạnh mẽ, góp phần đắc lực vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Khẳng định vai trò to lớn của Thị Trường Tài Chính không chỉ là huy động mọi nguồn lực xã hội và công cuộc phát triển đất nước mà còn nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Tuy Thị Trường Tài Chính có vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế nhưng nó cũng có mặt tiêu cực của nó. Vì vậy mỗi chúng ta, đặc biệt là các nhà doanh nghiệp tương lai luôn phải ý thức tìm tòi, nghiên cứu các phạm trù về thị trường tài chính tiền tệ. Cần phải hiểu biết sâu sắc về Thị Trường Tài Chính để vận dụng những mặt tích cực đồng thời hạn chế những mặt tiêu cực của nó trong công cuộc xậy dựng đất nước sau này… Mục lục trang Lời mở đầu................................................................................................ 1 Nội dung.................................................................................................... 2 I. khái niệm, đặc điểm của Thị Trường Tài Chính..................................... 2 1. khái niệm............................................................................................... 2 2. Đặc điểm thị trường tài chính................................................................ 2 II. Chức năng, vai trò của thị trường tài chính........................................... 2 1. Chức năng của thị trường tài chính........................................................ 2 2. Vai trò của thị trường tài chính.............................................................. 3 III. Thực trạng thị trường tài chính việt nam.............................................. 6 IV.Phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính việt nam 6 1.Hoàn thiện thị trường tài chính ở việt nam 6 2.Các giải pháp chung cho phát triển, hoàn thiện thị trường tài chính 7 Kết luận. 8 Tài liệu tham khảo Giáo trình Tài chính – trường Đại học Quản Lý Kinh Doanh Hà Nội Thời báo kinh tế Việt Nam, báo đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0817.doc
Tài liệu liên quan