Đề tài Thị trường tiền tệ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh doanh hối đoái, đa dạng hoá các loại hình giao dịch trên thị trường; tạo các công cụ phòng ngừa rủi ro trước những biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị trường trong tương lại; giúp cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các đơn vị kinh tế chủ động trong kinh doanh; thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái ở Việt Nam.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính thức được hình thành từ năm 1994. Thị trường này giúp kết nối cung cầu ngoại tệ cho các ngân hàng. Qua thị trường này, NHNN đã theo dõi được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, thấy được diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò là người mua bán cuối cùng. NHNN tham gia thị trường này nhằm thực thi chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Kể từ năm 1999, ngoài điều hành linh hoạt tỷ giá, NHNN còn thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời tỷ giá trên thị trường giúp các NHTM cân đối ngoại tệ đã góp phần làm ổn định tỷ giá.

 

doc22 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường tiền tệ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát từ họat động kinh doanh tiền tệ, tại một thời điểm nhất định một số NHTM tạm thời thừa vốn trong khi đó một số NHTM khác rơi vào tình trạng thiếu vốn tạm thời. Do đó để đảm bảo cho khả năng thanh toán, quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM diễn ra thông qua các hình thức sau: - Cho vay bằng tiền mặt: Khi NHTM thiếu hụt vốn tạm thời, có thể đi vay tại một NHTM khác đang thừa vốn tạm thời tại thời điểm đó để đảm bảo khả năng thanh toán. Giao dịch liên ngân hàng chủ yếu dưới hình thức tín chấp hoặc đảm bảo bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay…; Thời hạn cho vay rất ngắn: hàng ngày (qua đêm), định kỳ 1 tuần, 2 tuần, tháng… - Cho vay dưới hình thức cầm cố hoặc chiết khấu các chứng từ có giá: Khi có nhu cầu lớn về vốn, các NHTM đã vay các TCTD khác nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì NHTW có thể hỗ trợ bằng các nghiệp vụ sau: + Tái chiết khấu chứng từ có giá: NHTW sẽ nhận chiết khấu lại những chứng từ có giá mà trước đây NHTM đã chiết khấu cho khách hàng. + Bảo chứng lại: NHTW sẽ cho NHTM vay vốn trên cơ sở cầm cố các chứng từ có giá mà trước đây NHTM đã nhận cầm cố từ khách hàng. 4.2. Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn Công cụ chủ yếu của nghiệp vụ này là các loại trái phiếu ngắn hạn được phát hành từ thị trường tiền tệ sơ cấp và bán lại ở thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ này phát sinh trong trường hợp một số chủ thể kinh tế cần bổ sung vốn bằng tiền của mình nên phát hành một lượng trái phiếu ngắn hạn ra thị trường, trong khi một số chủ thế khác đang muốn sinh lợi cho khoản vốn nhàn rỗi của mình bằng con đường kinh doanh trên thị trường tiền tệ, họ sẽ mua bán trái phiếu ngắn hạn. Ở nghiệp vụ này, ngoài trái phiếu ngắn hạn thì còn có kỳ phiếu thương mại, khế ước nợ, kỳ phiếu ngân hàng, các lọai thư tín dụng…. Và đặc biệt là họat động của thị trường mở - thực hiện việc mua bán ngắn hạn dưới 1 năm các giấy tờ có giá trị như tín phiếu, trái phiếu kho bạc. Thông qua nghiệp vụ này, NHTW điều tiết cung cầu về tiền tệ: tùy theo mục tiêu từng thời kỳ mà NHTW bơm tiền hay rút bớt tiền ra khỏi lưu thông. Phần 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM Do sự bất ổn định trên thị trường tiền tệ thế giới vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008 mà cụ thể nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ do giá nhà đất sụt giảm làm cho đồng USD mất ổn định mà đỉnh điểm của sự mất giá đồng USD là ngày 15/04/2008 tỉ giá EUR/USD=1,6000 đi kèm với việc đồng USD mất giá là giá dầu thô và vàng liên tục lập những kỷ lục mới, có lúc vàng tiến đến 1031USD/ounces và dầu đã lập kỷ lục với mức 135USD/thùng đã làm cho lạm phát tăng cao trên toàn thế giới.Mặt khác trong thế giới ngày nay sự đan xen và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là không tránh khỏi đã gây nên những xáo trộn trên thị trường hối đoái của các nước trong đó có Việt Nam. - Song song với nguyên nhân trên còn có nguyên nhân là do sự yếu kém xuất phát từ nội tại của nền kinh tế trong điều hành chính sách vĩ mô nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ mà cụ thể là việc điều hành chính sách tỉ giá có lúc tỉ giá do NHNN công bố xuống 15.700 VND ăn 1 USD và trên thị trường tự do là VND/USD=15.500 trong tháng 02/2008 nhưng đến ngày 27/05/2008 thì mọi chuyện hoàn toàn ngược lại tỉ giá chính thức do ngân hàng nhà nước công bố là VND/USD16.212 nhưng trên thị trường tự do VND/USD=17.550. - Một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng do nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2008 quá cao 14,4tỉ USD(do có lúc doanh nghiệp xuất khẩu không bán được USD) cộng với tâm lý của người dân khi lạm phát tăng cao(15,96%) nên đổ xô đi mua USD tích trữ làm cho thị trường ngoại tệ biến đổi khó lường trong thời gian qua trong khi đó trên thị trường quốc tế EUR/USD =1,579 tức đồng USD đang mất giá. 1. Thị trường liên ngân hàng - Thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời theo Chỉ thị 07/CT-NH1 ngày 07/10/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho phép các TCTD được thực hiện cho vay và đi vay lẫn nhau và chính thức hoạt động từ tháng 7/1993. Theo Quyết định số 114/QĐ-NH14 ngày 21/6/1993 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng và Quyết định số 190/QĐ-NH14 ngày 06/10/1993 về việc bổ sung, sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng, thị trường nội tệ liên ngân hàng được hình thành dưới hình thức là một thị trường tập trung có tổ chức qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và gắn liền với các trung tâm thanh toán bù trừ (Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội) số lượng thành viên tham gia và doanh số hoạt động rất hạn chế; trong đó, những thành viên là NHTM Nhà nước có khả năng chi phối trên cả giác độ huy động vốn và cho vay vốn do có lợi thế về tài chính và uy tín. Từ năm 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thực hiện thông qua NHNN. Các Ngân hàng thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm và có sự tham gia tích cực của NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đến nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay; thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau. * Kết quả đạt được - Số lượng thành viên và doanh số hoạt động trên thị trường liên ngân hàng đã tăng đáng kể, phương thức giao dịch của thị trường ngày càng đổi mới, hầu hết các giao dịch đều thực hiện qua mạng, thời hạn của các giao dịch khá linh hoạt (qua đêm, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng). Hiện nay, gần 30 NHTM đã thực hiện giao dịch vốn liên ngân hàng (gửi tiền/cho vay và nhận tiền gửi/đi vay) thông qua hệ thống của Hãng Reuters. Hãng Reuters đã xây dựng được trang lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VNIBOR) trên cơ sở chào giá hàng ngày của một số ngân hàng. - “ Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ năm 2002 đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng thì doanh số giao dịch tăng khoảng 20% mỗi năm” (Đoàn Phương Thảo). Kết quả trên đã chứng minh thị trường nội tệ liên ngân hàng đã thực hiện được vai trò điều tiết vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam giữa các ngân hàng, làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD an toàn, hiệu quả. - Bên cạnh phát triển thị trường liên ngân hàng, nghiệp vụ tái cấp vốn đã được NHNN từng bước đổi mới, hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ, thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng của nền kinh tế: + “Đến nay, tái cấp vốn của NHNN cho các NHTM chủ yếu được thực hiện dưới các hình thức chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Các hình thức cho vay theo chỉ định của Chính phủ trước đây (từng chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay tái cấp vốn) đã giảm mạnh qua các năm” (Phùng Khắc Kế, 2006). + Cơ sở pháp lý cho các hoạt động nghiệp vụ tái cấp vốn hoàn thiện; thủ tục, quy trình nghiệp vụ tái cấp vốn được cải tiến theo hướng tinh giản và thuận lợi: Năm 2003, Luật sửa đổi một số điều của luật NHNN đã cho phép giấy tờ có giá dài hạn như các loại trái phiếu của Chính phủ được sử dụng trong các giao dịch giữa NHNN và các ngân hàng; NHNN ban hành đầy đủ các quy chế nghiệp vụ tái cấp vốn. Thời gian xử lý đề nghị xin vay giảm xuống còn 2 ngày (trước đây 5 ngày). + Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ngày càng được điều hành linh hoạt, phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Từ năm 2003 đến nay, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh dần để hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường. Cùng với việc điều chỉnh lãi suất chiết khấu để trở thành lãi suất sàn, NHNN đã thực hiện phân bổ hạn mức chiết khấu cho từng ngân hàng. Qua đó, nghiệp vụ chiết khấu được điều hành như một kênh thường xuyên với giá rẻ từ NHNN. Trong khi đó nghiệp vụ cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá áp dụng lãi suất tái cấp vốn là mức lãi suất trần để NHNN từng bước thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng trên thị trường. + Hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã đóng góp không nhỏ trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các NHTM, nhất là vào các thời điểm cuối năm và gần Tết Nguyên đán. * Những bất cập, tồn tại và hạn chế Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng thị trường liên ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần hoàn thiện. Đó là: - Số lượng các thành viên tham gia và quy mô giao dịch còn hạn chế và phần lớn là để giải quyết nhu cầu về khả năng thanh toán: Trên thị trường nội tệ liên ngân hàng đã hình thành nhóm các ngân hàng thường cung ứng nguồn tiền VND chủ yếu là các NHTM Nhà nước và ngược lại nhóm các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài là các ngân hàng thường có nhu cầu vay VND. Việc điều chuyển vốn thường chỉ diễn ra một chiều giữa nhóm các ngân hàng thường cho vay và nhóm ngân hàng thường đi vay. - Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và lãi suất tái cấp vốn chưa phản ánh chính xác quan hệ cung cầu và xu hướng vận động của thị trường tiền tệ. - Vai trò của NHNN trong việc thu thập thông tin diễn biến thị trường liên ngân hàng và tham gia điều tiết thị trường khá mờ nhạt, đặc biệt là cơ chế xử lý trong trường hợp cung lớn hơn cầu vốn trên thị trường. - Hoạt động tái cấp vốn mới chỉ dừng lại ở mục đích bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng, các chức năng nhằm điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ, điều chỉnh quá trình phát triển kinh tế về quy mô và cơ cấu đầu tư dựa trên sự cấp vốn theo thời gian, theo lĩnh vực ngành kinh tế, theo từng vùng lãnh thổ chưa được phát huy. - Việc phân bổ hạn mức chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN với các ngân hàng mới chỉ dựa trên các yếu tố như tổng dư nợ bằng đồng Việt Nam, tổng tài sản Có và vốn tự có của ngân hàng mà chưa tính tới khối lượng giấy tờ có giá mà các ngân hàng nắm giữ, do đó chưa phù hợp với nhu cầu và đặc biệt chưa kích thích việc tích cực nắm giữ giấy tờ có giá đủ điều kiện tái cấp vốn. 2. Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc - Nghiệp vụ thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc được thực hiện từ tháng 5/1995 và trải qua các giai đoạn phát triển sau: + Từ năm 1995 đến 1999: Phát hành tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc; + Từ năm 1999 đến 2003: Phát hành tín phiếu kho bạc; + Từ năm 2003 đến nay: Phát hành tín phiếu kho bạc và trái phiếu ngoại tệ (USD, kỳ hạn 5 năm). Theo Thông tư 19/2004/TT-BTC ngày 18/3/2004 của Bộ Tài chính, hiện nay có hai loại trái phiếu đang được đấu thầu tại Ngân hàng Nhà nước là: Tín phiếu kho bạc Nhà nước và Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ (trái phiếu ngoại tệ). - Thành viên thị trường: Trước đây, số đơn vị được NHNN công nhận thành viên thị trường đấu thầu Trái phiếu kho bạc là 47 thành viên. Tuy nhiên trong quá trình tham gia, có một số thành viên đã không tham dự một phiên đấu thầu nào. Sau khi áp dụng Quy chế đấu thầu Trái phiếu chính phủ (TPCP) theo Quyết định 935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/7/2004 và triển khai chương trình đấu thầu TPCP qua mạng, NHNN xem xét và công nhận tổng số thành viên thị trường đấu thầu TPCP đến nay là 20 thành viên (chi tiết phụ lục 01). 2.1. Kết quả đạt được - Việc đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã mở ra một kênh huy động vốn với chi phí thấp cho Ngân sách Nhà nước. Doanh số và tỷ trọng tín phiếu Kho bạc phát hành dưới hình thức đấu thầu qua NHNN trong tổng doanh số huy động vốn của Kho bạc Nhà nước tăng qua các năm. Điều này phù hợp với xu thế phát triển thị trường và thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc đã trở thành nguồn cung cấp hàng hóa chủ yếu cho các giao dịch nghiệp vụ tiền tệ giữa NHNN với các NHTM, nhất là nghiệp vụ thị trường mở để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Kỳ hạn tín phiếu Kho bạc đến nay đã đa dạng hơn trước, gồm 364 ngày, 273 ngày và 182 ngày. Bên cạnh các NHTM Nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đã từng bước trở thành thành viên tham gia thị trường. Khối lượng trái phiếu chính phủ phát hành qua các năm: Năm thực hiện Tín phiếu kho bạc Trái phiếu ngoại tệ Số phiên Khối lượng trúng thầu (tỷ đồng) Số phiên Khối lượng trúng thầu (USD) 1995 (từ tháng 5) 4 243,60 1996 16 823,40 1997 37 2.917,50 1998 46 4.020,70 1999 45 3.011,60 2000 43 4.441,00 2001 46 3.915,00 2002 50 8.410,00 2003 51 15.901,00 5 9.000.000,00 2004 48 19.465,00 5 5.500.000,00 2005 60 22.120,60 7 Không có 2006 48 22.075,10 Không có Tổng cộng 498 107.344,50 17 14.500.000,00 (Nguồn: www.sbv.gov.vn) 2.2. Một số hạn chế, bất cập - Số lượng thành viên tham gia trên thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc vẫn còn hạn hẹp, thành viên chủ yếu vẫn là các NHTM. - Lãi suất trên thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc vẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay, lãi suất áp dụng lãi suất chỉ đạo trong đấu thầu tín phiếu Kho bạc nên lãi suất trúng thầu chưa hình thành theo các nguyên tắc thị trường. - Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn có những hạn chế nhất định. 3. Nghiệp vụ thị trường mở - Thị trường mở được chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 và vận hành theo Quy chế hoạt động thị trường mở được ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ – NHNN14 ngày 09/3/2000. Qua quá trình hoạt động, NHNN đã không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý để thị trường mở ngày càng phát huy vai trò, tác dụng trong sự phát triển của thị trường tiền tệ. - Các công cụ tài chính được phép giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở bao gồm các loại giấy tờ có giá (GTCG) phát hành bằng đồng Việt Nam như: Tín phiếu NHNN, TPCP (tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ trợ phát hành công trái) và trái phiếu chính quyền địa phương do Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội phát hành bằng đồng VN và có thời hạn còn lại tối đa là 91 ngày (Đối với trường hợp mua, bán hẳn) và dài hơn thời hạn mua, bán (Đối với trường hợp mua hoặc bán có kỳ hạn). 3.1. Kết quả đạt được: - Số thành viên tham gia tăng lên hàng năm. Đến nay có 35 thành viên tham gia (chi tiết phụ lục 02). - Tần suất và khối lượng trúng thầu tăng dần qua các năm. Từ tháng 11/2004, NHNN đã tăng định kỳ giao dịch lên 3 phiên/ tuần và đến nay mỗi ngày có từ 2 đến 3 phiên giao dịch. Bên cạnh đó, NHNN còn mở các phiên giao dịch đột xuất hoặc các phiên giao dịch hàng ngày vào những dịp giáp Tết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán, không để xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán cũng như chậm trả đối với khách hàng. Nhờ đó, hoạt động ngân hàng được diễn ra bình ổn, củng cố uy tín của hệ thống ngân hàng. KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỞNG MỞ (12/7/2000 – 31/12/2006) Năm thực hiện Số phiên thực hiện Khối lượng trúng thầu theo các phương thức giao dịch (tỷ đồng) Mua kỳ hạn Mua hẳn Bán kỳ hạn Bán hẳn Tổng cộng 2000 17 873,50 480,00 550,00 1.903,50 2001 48 3.253,81 60,00 50,00 570,00 3.933,81 2002 85 7.245,53 1.900,00 9.145,53 2003 107 9.844,15 11.340,00 21.184,15 2004 123 60.985,91 950,00 61.935,91 2005 159 100.679,15 700,00 1.100,00 102.479,15 2006 155 26.332,77 200,00 86.102,00 112.634,77 Tổng cộng 694 209.214,82 540,00 950,00 102.512,00 313.216,82 (Nguồn: www.sbv.gov.vn) - Các thủ tục giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục được cải tiến, cơ chế hoạt động tiếp tục được hoàn thiện. Năm 2004, NHNN đã ban hành Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho các TCTD thực hiện thống nhất việc lưu ký các giấy tờ có giá phục vụ cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, NHNN đã mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để tạo điều kiện cho việc lưu ký các giấy tờ có giá phát hành trên thi trường chứng khoán được thuận lợi, đơn giản hơn. Đặc biệt NHNN đã bắt đầu giao dịch đặt thầu và đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở qua mạng, tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường. - Chủng loại giấy tờ có giá được giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở được mở rộng. (Năm 2004, NHNN cho phép trái phiếu công trình trung ương được sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở). 3.2. Một số hạn chế, bất cập - Luật công cụ chuyển nhượng đã có hiệu lực từ năm 2006 nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. - Các giấy tờ có giá có thể sử dụng trong các giao dịch trên thị trường tiền tệ vẫn tập trung chủ yếu ở các NHTM Nhà nước. Một số công cụ đã được sử dụng khá phổ biến trên thị trường tiền tệ các nước như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi... nhưng hầu như vẫn chưa được hình thành, hoặc còn ít sử dụng ở Việt Nam. - Kỳ hạn của các trái phiếu Chính phủ – công cụ chủ yếu sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở vẫn chưa thực sự đa dạng, nhất là tín phiếu Kho bạc với thời hạn ngắn dưới 6 tháng. - Số lượng thành viên tham gia hạn hẹp nên lãi suất nghiệp vụ thị trường mở chưa phản ánh đúng quan hệ cung-cầu về vốn trên thị trường. 4. Thị trường hối đoái 4.1. Kết quả đạt được Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động kinh doanh hối đoái, đa dạng hoá các loại hình giao dịch trên thị trường; tạo các công cụ phòng ngừa rủi ro trước những biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị trường trong tương lại; giúp cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, các đơn vị kinh tế chủ động trong kinh doanh; thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái ở Việt Nam. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính thức được hình thành từ năm 1994. Thị trường này giúp kết nối cung cầu ngoại tệ cho các ngân hàng. Qua thị trường này, NHNN đã theo dõi được các giao dịch về ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng, thấy được diễn biến cung cầu và tham gia thị trường với vai trò là người mua bán cuối cùng. NHNN tham gia thị trường này nhằm thực thi chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Kể từ năm 1999, ngoài điều hành linh hoạt tỷ giá, NHNN còn thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời tỷ giá trên thị trường giúp các NHTM cân đối ngoại tệ đã góp phần làm ổn định tỷ giá. 4.2. Một số hạn chế, bất cập - Thị trường ngoại hối của Việt Nam vẫn thuộc loại kém phát triển, ngay cả khi so với các nước trong khu vực, kể cả quy mô và chiều sâu do chất lượng quản lý không cao, thiếu thống nhất, các quy định lỏng lẻo, tạo điều kiện cho những hành vi vi phạm về quản lý. Phổ biến tình trạng niêm yết giá cả bằng ngoại tệ, thanh toán, mua bán ngoại tệ bất hợp pháp vẫn còn diễn ra phổ biến, các nguồn thu bằng ngoại tệ vẫn còn phân tán trong nhân dân, doanh nghiệp hoặc một số quỹ ngoại tệ khác, chưa được thu hút vào hệ thống ngân hàng, chưa nâng cao được tính chuyển đổi của đồng Việt Nam và chưa phát huy được tác dụng trong việc khắc phục tình trạng đô la hóa của nền kinh tế. - Những vấn đề hết sức quan trọng của kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng như tỷ giá, thị trường ngoại hối, quản lý dự trữ mới chỉ được xác lập ở các nguyên tắc cơ bản mà chưa được điều chỉnh rõ ràng về các giao dịch. Đối với công cụ tỷ giá: Nếu như trước đây NHNN vẫn khống chế biên độ tỷ giá (±0.5%) trong một thời gian dài thì nay đã cho phép các NHTM giao dịch trong biên độ (±1%) điều này đã hạn chế quyền chủ động linh hoạt của các NHTM trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ có liên quan đến ngoại hối. - Các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối. Phần 3: MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM ĐẾN 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2015 1. Mục tiêu, định hướng: 1.1. Mục tiêu Ổn định và phát triển thị trường tiền tệ để thực hiện có hiệu quả vai trò điều tiết cung cầu vốn ngắn hạn, đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2. Định hướng: Để thực hiện mục tiêu trên, thị trường tiền tệ Việt Nam cần phát triển theo định hướng sau: Phát triển thị trường tiền tệ an toàn hiệu quả, đồng bộ, mang tính cạnh tranh cao nhằm tạo cơ sở quan trọng cho hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng. Theo đó, thị trường tiền tệ sẽ phát triển mạnh trên cơ sở tổ chức lại và củng cố thị trường liên ngân hàng với cơ chế hoạt động thông thoáng, tăng cường vai trò giám sát, điều hành, khả năng kiểm soát, điều tiết thị trường của NHNN; phát triển thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc; tăng cường hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, tăng số lượng và chủng loại chứng khoán có độ an toàn và tính thanh khoản cao được phép giao dịch; tăng cường sự liên kết giữa các thị trường tiền tệ bộ phận, giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán nhằm tăng tính linh hoạt của thị trường, khả năng phòng ngừa và khả năng chuyển đổi rủi ro giữa các thị trường; hạn chế can thiệp hành chính vào hoạt động thị trường tiền tệ. 2. Giải pháp phát triển thị trường tiền tệ đến năm 2010 và tầm nhìn 2015 2.1. Giải pháp trước mắt 2.1.1 – Tháo gỡ ngay một số vướng mắc pháp lý để tạo thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ và tăng cường công cụ giao dịch thị trường: - Đề nghị Chính phủ cho phép trái phiếu đặc biệt được giao dịch trên thị trường tiền tệ như các loại trái phiếu khác của Chính phủ. - Đề nghị Bộ Tài chính xem xét phát hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc với nhiều loại kỳ hạn. - Đề nghị NHNN bổ sung, sửa đổi một số qui định để tăng thêm tính thông thoáng cho thị trường: + Sửa đổi quy chế cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá của NHNN đối với các ngân hàng theo hướng không qui định điều kiện thời hạn còn lại của giấy tờ có giá dài hạn được phép cầm cố (qui định hiện nay là không quá 2 năm); đồng thời có thể giải chấp ngay các giấy tờ có giá cầm cố bảo đảm nợ đã quá hạn thanh toán để tăng cung cho thị trường; + Sửa đổi Quy chế chiết khấu và tái chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN theo hướng quy định hạn mức tín dụng trên cơ sở giá trị giấy tờ có giá NHTM nắm giữ để phù hợp nhu cầu của từng ngân hàng và khuyến khích các NHTM tăng cường giao dịch, nắm giữ giấy tờ có giá đủ điều kiện giao dịch trên thị trường mở và bảo đảm trong nghiệp vụ tái cấp vốn. + Bổ sung nghiệp vụ bảo lãnh phát hành vào Quy chế bảo lãnh của ngân hàng đối với khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành giấy tờ có giá của doanh nghiệp, làm nền tảng cho sự phát triển của thị trường tiền tệ trong tương lai và là cầu nối giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán. 2.1.2 - Điều hành linh hoạt thị trường mở và thị trường đấu thầu trái phiếu chính phủ: - Điều hành linh hoạt thị trường mở với việc tăng số phiên và khối lượng giao dịch, đa dạng hoá kỳ hạn và lãi suất để hút vốn khả dụng tạm thời dôi dư của các TCTD. - Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm và linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến thị trường. 2.2. Các giải pháp thường xuyên và lâu dài 2.2.1. Không ngừng hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của thị trường tiền tệ - Hoàn chỉnh các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Công cụ chuyển nhượng để mở rộng áp dụng các công cụ mới trên thị trường. Đối với các công cụ đã hình thành trên thị trường như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu của các NHTM... cần tiếp tục chuẩn hóa để tạo điều kiện cho các công cụ này được giao dịch trên thị trường thứ cấp. - Ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn thực hiện các công cụ phái sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các NHTM thực hiện giao dịch quyền chọn, tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, góp phần cải thiện tính thanh khoản cho thị trường. - Tiếp tục hoàn thiện các văn bản tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường thứ cấp (như ban hành quy định về việc mua bán giấy tờ có giá giữa các TCTD; bổ sung, sửa đổi quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD đối với khách hàng...) nhằm tăng tính thanh khoản của các công cụ trên thị trường tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và các thành viên khác trên thị trường. - Tiếp tục triển khai việc hoàn thiện các văn bản pháp lý cho việc hình thành và phát triển các thành viên chuyên nghiệp trên thị trường tiền tệ nhất là các nhà tạo lập thị trường: các định chế chuyên nghiệp, định chế tài chính trung gian. 2..2.2. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn thị trường của NHNN. - Nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ thông qua việc đổi mới và hoàn thiện các công cụ chinh sách tiền tệ gián tiếp nhất là nghiệp vụ thị trường mở. - Điều chỉnh linh hoạt biên độ tỷ giá cho từng thời kỳ. - Tăng cường công tác phân tích, dự báo thị trường. - Nâng cấp và đồng bộ hóa máy móc thiết bị, chương trình phần mềm, ứng dụng nối mạng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ, đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHị trường tiền tệ Việt Nam – thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan