Lời mở đầu 1
PHẦN I - LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU
THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP. 2
I-/ THỊ TRƯỜNG, VAI TRÒ THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 2
1-/ Khái niệm thị trường 2
2/ Vai trò thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3
II-/ PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG. 5
1-/ Phân loại thị trường căn cứ vào số lượng người mua, người bán trên thị trường 5
2-/ Phân loại thị trường căn cứ vào tính chất công dụng của hàng hoá lưu thông trên
thị trường. 5
3-/ Phân loại thị trường theo phạm vi địa lý 6
4-/ Phân loại thị trường theo mức độ quản lý của Nhà nước 6
III-/ CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH THỊ TRƯỜNG 6
1-/ Cung 6
2-/ Cầu 8
3-/ Giá cả 9
4-/ Cạnh tranh 11
5-/ Mối quan hệ cung - cầu và giá cả 11
IV-/ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG. 12
1-/ Nội dung nghiên cứu thị trường 12
2-/ Phương pháp nghiên cứu thị trường 13
PHẦN II - THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỊ
TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA VÀ CÁC
KIẾN NGHỊ 16
I-/ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA 16
1-/ Thực trạng thị trường trong thời gian qua 16
2-/ Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp trong thời gian qua 20
II-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ HOÀN
THIỆN CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP. 24
1-/ Về phát triển thị trường. 24
2-/ Về hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường ở doanh nghiệp. 25
Kết luận 28
Danh mục tài liệu tham khảo 29
30 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường và phương pháp nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường. Thông qua giá cả các doanh nghiệp có thể rất bắt được sự tồn tại, sức chịu đựng cũng như khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
Đối với sản xuất giá cả giữ một vịt rí đặc biệt, bởi lẽ thông qua giá cả mà thị trường tác động tới quá trình sản xuất. Trên thị trường tuy người sản xuất và tiêu dùng đối lập nhau trong việc thực hiện các chức năng riêng biệt của mình, nhưng trong quan hệ trao đổi mua bán họ vừa có quan hệ hợp tác vào đấu tranh với nhau về giá, để cuối cùng các bên đều đi đến chấp nhận hình thành nên một mức giá nào đó gọi là giá thị trường.
Khi xem xét giá cả phải thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả của doanh nghiệp: Đó là các nhân tố kiểm soát được và những nhân tố khách quan không kiểm soạt được.
1, Những nhân tố kiểm soát được:
* Chi phí sản xuất sản phẩm:
Giá bản sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với chi phí sản xuất sản phẩm, vì nó được hình thành trên cơ sở của chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất: chi phí nguyên vật liệu, hao mòn máy móc thiết bị, chi phí nhân công... Tuy nhiên việc bán ra khối lượng nhiều hay ít sản phẩm lại có ảnh hưởng trở lại đối với chi phí sản xuất bình quân trên đơn vị sản phẩm.
* Chi phí bán hàng và chi phí phân phối:
Đây là những chi phí cho dịch vụ bán hàng, nhu chi phí vận tải, chi phí về dịch vụ bảo hành, chi phí về phân phối bán hàng.
* Chi phí xúc tiến bán hàng:
Gồm các chi phí quảng cáo, triển lãm sản phẩm, xúc tiến bán hàng.
2, Những nhân tố khách quan không kiểm soát được.
* Quan hệ cung cầu trên thị trường:
Đây là nhân tố tồn tại độc lập, không chịu tác động chủ quan của các doanh nghiệp. Sự thay đổi quan hệ cung cầu trên thị trường sẽ dẫn đến sự biến động về giá cả. Nếu cầu tăng, cung giảm thì giá cả sẽ tăng.
* Sự cạnht ranh trên thị trường:
Cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp sẽ làm cho giá cả giảm xuống.
* Sự điều tiết của Nhà nước:
Để đảm bảo tính chất hợp lý của giá cả và tình hình ổn định về kinh tế chính trị, Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường bằng việc định giá một số loại sản phẩm. Đối với những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng này thì buộc phải tuân thủ đúng theo giá đã quy định. Đối với những mặt hàng Nhà nước không qua định. Đối với những mặt hàng Nhà nước không quy định giá các xí nghiệp được quyền quyết định nhưng phải theo đúng luật định.
4-/ Cạnh tranh:
Cạnh tranh là bất khả kháng, là linh hồn sống của cơ chế thị trường. Cạnh tranh là động lực để phát triển kinh doanh. Cạnh tranh trong cơ chế thị trường là cuộc chạy đua không đích giữa các nhà sản xuất kinh doanh. Nếu ai cảm thấy đích sẽ trở thành cầu nối để đối thủ đằng sau vượt lên.
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại cả ba trạng thái cạnh ranh: Cạnh tranh giữa những người bán với nhau, cạnh tranh giữa những người mua với nhau, cạnh tranh giữa những người mua và người bán. Cụ thể là:
Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Người bán buôn muốn bán đắt, ngược lại người mua lại muốn mua rẻ. Sự cạnh tranh này diễn ra trong quá trình mặc cả để hình thành giá cả và phương thức thanh toán trên thị trường.
Cạnh tranh giữa những người mua là nhằm độc quyền chiếm quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một lại hàng hoá dịch vụ. Hiện tượng này chỉ xuất hiện khi hàng hoá khan hiếm, cạnh tranh giữa các người mua làm tăng giá cả hàng hoá, người bán loại hàng này sẽ đựoc lợi .
Cạnh tranh giữa những người bán, tức là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng cung ứng một thứ hàng hoá hay dịch vụ, làm cho giá cả hàng hoá giảm, và khi ấy người mua sẽ được lợi. Đây là loại cạnh tranh gay gắt nhất trên thị trường. Đối với loại cạnh tranh này có hai hình thức cạnh tranh là: cạnh tranh dọc và cạnh tranh ngang. Đó là 2 hình thức cạnh tranh dựa trên cơ sở mức chi phí bình quân thấp nhất của các doanh nghiệp.
Đồng thời với cạnh tranh về giá các doanh nghiệp còn cạnh tranh với nhau bằng chất lượng sản phẩm, bằng các hình thức dịch vụ, bằng các phương thức thanh toán.... Khi đó doanh nghiệp nào không đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Mọi doanh nghiệp phải chịu sức ép không ngừng hoàn thiện giá trị sử dụng, mở rộng điểm bán, tăng cường các hình thức dịch vụ... Do vậy cạnh tranh kinh tế là phương thức vận động để phát triển nền kinh tế thị trường, bảo đảm mục tiêu lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp qua đó lợi ích của người tiêu dùng và của xã hội cũng được đảm bảo hơn.
5-/ Mối quan hệ cung - cầu và giá cả:
Các bộ phận cấu thành thị trường: Cung - cầu, giá cả và cạnh tranh không tồn tại độc lập riêng rẽ với nhau mà chúng luôn tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất: thị trường.
Trên thị trường mỗi hàng hoá đều có một hàm cung và một hàm cầu tuân theo quy luật cung và quy luật cầu. Kết hợp quy luật về cung và quy luật với cầu thì ta đang quy luật cung cầu. Theo quy luật cung cầu thì một hàng hoá sẽ được bán theo giá vừa phối hợp với cung lại phù hợp với cầu tức là ở đó cung và cầu gặp nhau.
Tại mức giá thấp hơn mức gia cân bằng cầu sẽ lớn hơn cung khi đó giá cả sẽ tự tăng lên để đạt đến điểm cân bằng. Ngược lại khi giá cả ở mức trên giá cân bằng cung sẽ lớn hơn cầu khi đó có sự dư thứa hàng hoá . Người bán muốn bán được hàng phải giảm giá cho đến khi đạt mức giá cân bằng.
Với cầu co giãn: Một sự giảm nhỏ trong giá thì sẽ đạt được một lượng bán lớn, người bán sẽ chấp nhận hạ một chút ít giá để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng.
IV-/ Nội dung, phương pháp nghiên cứu thị trường.
Để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng từ đó giành được thắng lợi trong cạnh tranh, đạt được mục tiêu của doanh nghiệp thì trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh doanh nghiệp phải tiến hành công tác nghiên cứu thị trường.
1-/ Nội dung nghiên cứu thị trường
a - Nghiên cứu khái quát thị trường:
Nghiên cứu khái quát thị trường là nghiên cứu tổng cầu hàng hoá, tổng cung hàng hoá, giá cả thị trường của hàng hoá, chính sách của chính phủ về loại hàng hoá đó.
Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hoá và cơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian. Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy mô của thị trường. Nghiên cứu quy mô thị trường phải nằm được số lượng người hoặc đơn vị tiêu dùng. Nghiên cứu tổng cầu và cơ cấu hàng hoá cũng cần nghiên cứu trên mỗi địa bàn, đặc biệt thị trường trọng điểm.
Nghiên cứu tổng cung hàng hoá là nghiên cứu để xác định xem khả năng sản xuất trong một thời gian. Các đơn vị sản xuất có khả năng cung ứng cho thị trường tổng số bao nhiêu hàng khả năng nhập khẩu bao nhiêu, khả năng dự trữ (tồn kho) xã hội bao nhiêu. Giá cả bán hàng của doanh nghiệp sản xuất, giá hàng nhập khẩu.
Nghiên cứu giá cả thị trường, đó là sự nghiên cứu cái yếu tố hình thành giá, các nhân tố tác động và dự án những diễn biến của giá cả thị trường.
Nghiên cứu chính sách của chính phủ về loại hàng kinh doanh: cho phép kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện khuyến khích hay hạn chế kinh doanh. Đó là chính sách thuế, giá các loại dịch vụ cơ bản quan như cước vận tải, giá thuế đất lãi suất tiền vay ngân hàng...
b - Nghiên cứu chi tiết thị trường:
Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua, bán loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh; cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu chi tiết thị trường phải trả lớn được các câu hỏi: Ai mua hàng ? Mua bao nhiêu ? cơ cấu của loại hàng; mua hàng làm gì ? Đối thủ cạnh tranh là ai ?.
Nghiên cứu chi tiết thị trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về loại hàng mã doanh nghiệp kinh doanh. Đối với hàng tiêu dùng, nhu cầu về loại hàng phụ thuộc vào sở tích, thu nhập, lứa tuổi nghề nghiệp trình độ văn hoá, tập quản... Nhu cầu đối với hàng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào công n ghệ định mức sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất và kế hoạch sản xuất mặt hàng cảu doanh nghiệp sản xuất... Nghiên cứu thị trường hàng tư liệu sản xuất phải nghiên cứu lĩnh vực tiêu dùng sản xuất. Đó là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp....Khi nghiên cứu chi tiết thị trường doanh nghiệp phải xác định tỷ trọng thị trường doanh nghiệp đặt được (thị phần cảu doanh nghiệp và thị phần cảu các doanh nghiệp khác cùng ngành, so sánh các mặt sản phẩm của mình, các hình thức dịch vụ của của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để có biện pháp đổi mới thu hút khách hàng mua hàng của mình.
2-/ Phương pháp nghiên cứu thị trường:
Để nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp người ta thường dùng hai phương pháp là : phương pháp nghiên cứu tại bản và phương pháp nghiên cứu hiện trường.
a - Phương pháp nghiên cứu tại bản:
Phương pháp những tại bản hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu văn phòng là phương pháp phổ thông nhất của mọi cán bộ nghiên cứu thị trường. Đây là phương pháp nghiên cứu thị trường bằng các nguồn thông tin thứ cấp bao gồm:
- Các nguồn thông tin trong nước về thị trường cần nghiên cứu: Niêm giám thông kê Việt Nam, các bản tin về thị trường giá cả, tạp chí thương mại, sách báo thương mại, các báo cáo của bộ thương mại, báo cáo tổng kết đánh giá của chính phủ, cán Bộ, ngành có liên quan.
- Các nguồn thông tin tư liệu quốc tế cần nc: Trung tâm thương mại quốc tế, tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), thống kê của Liên Hợp Quốc (UNSO).
Ngoài ra nghiên cứu tại bản có thể tìm tài liệu ở ngoài doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp chiếm thị trường phần lớn; cũng có thể đã có nghiên cứu các tài liệu ở trong doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp đã có những tài liệu có liên quan đến việc mua, bán mặt hàng cần nghiên cứu và doanh nghiệp đang chiếm một thị phần đáng kể. Hiện nay nghiên cứu tài bản có một nguồn thông thị trường cực kỳ lớn và phong phú đó là nguồn thông tin từ mạng Internet.
Bàng việc tiếp nối máy tính vào mạng Internet nhà nghiên cứu thị trường có thể tìm được thông tin về thị trường ỏ khắp nói trên thế giới qua các Trang web của các doanh nghiệp, của các phòng thương mại, tổ chức thương mại các nước... Qua nguồn thông tin này doanh nghiệp có thể biết được số lượng hàng hoá, giá cả, cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới. Thông tin ở trên mạng Internet thường xuyên được thay đổi cấp nhật trên các doanh nghiệp, các tổ chức do vậy nó có ít độ trễ so với thực tế. Các cán bộ nghiên cứu thị trường, cần triệt để khai thác nguồn tài nguyên thông tin quá giá này.
Nghiên cứu tại bàn cho phép ta nhìn được khái quát thị trường mặt hàng cần nghiên cứu. Đây là phương pháp tương đối dễ làm có thể nhanh ít tốn chi phí nhưng đòi hỏi người nghiên cứu phải có chuyên môn, biết cách thu nhập tài liệu, đánh giá và sử dụng các tài liệu được thu nhập một cách đầy đủ và tin cậy. Tuy nhiên phương pháp này còn hạn chế là dựa vào tài liệu đã xuất bản nên thời gian đã qua, Bài lệch so với thực tế và mức độ tin cậy có hạn.
b - Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường:
Đây là phương pháp trực tiếp cử cán bộ đến tận nơi để nghiên cứu. Cán bộ nghiên cứu thông qua các phương pháp là quan sát, thực nghiệm, thăm dò dư luận.
* Quan sát: Là một trong những phương pháp thu thập số liệu sơ cấp có thể áp dụng khi người nghiên cứu trên hành quan sát trực tiếp người và hoàn cảnh, khuyết điểm của phương pháp quan sát là chỉ thấy được sự mô tả bên ngoài, tốn nhiều công sức và thời gian.
Thực hiện: nghiên cứu thực hiện đòi hỏi phải tuyển chọn các nhóm đối tượng có thể so sánh được với nhau, tạo ra cho các nhóm đó hoàn cảnh khác nhau, kiểm tra những thành phần biến động và xác định mức độ quan trọng của các đặc điểm được quan sát. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra mối quan hệ nhân quả bằng cách sàng lọc những bài giải thích mâu thuẫn nhau về các kết quả quan sát được.
* Thăm dò dư luận: là phương pháp nắm giữa quan sát và thực nghiệm. Quan sát phù hợp nhất với những nghiên cứu thăm dò, thực nghiệm thì phù hợp nhất với việc tìm kiếm những mối liên hệ nhân quả, trong khi đó thăm dò dư luận lại thuận tiện nhất khi tiến hành nghiên cứu mô tả. Các công ty tiến hành thăm dò dư luận để có được những thông tin về tư thức, chính kiến và sở thích của con người, về mức độ thoả mãn của họ.... Cũng như để đo độ bền vững của địa vị của mình dưới con mắt của công chúng.
Khi nghiên cứu thị trường tại hiện trường các cán bộ nghiên cứu thường sử dụng hai công cụ nghiên cứu chủ yếu là phiếu điều tra và các thiết bị cơ học.
Phiếu điều tra, theo nghĩa rộng, là một loạt các câu hỏi mà người được hỏi vẫn trả lời. Phiếu điều tra là một dụng cụ rất mềm dẻo theo nghĩa là có thể đưa ra những câu hỏi bằng rất nhiều các phương thức khác nhau. Phiếu điều tra đòi hỏi phải soạn thảo kỹ, thử và sửa những thiếu sót đã phát hiện thấy chưa khi đem sử dụng nó rộng rãi.
Tuy nhiên điều tra là một công cụ nghiên cứu phổ biến nhất, các thiết bị cơ học cũng được sử dụng trong nghiên cứu thị trường.
* Các phương thức liên hệ với công chúng: Làm thế nào để tiếp xúc với các thành viên của mẫu nghiên cứu? Qua điện thoại, bưu điện hay phỏng vấn trực tiếp.
1. Phỏng vấn qua điện thoại: là phương pháp tốt nhất để thu thập thông tin nhanh nhất. Phỏng vấn qua điện thoại có hai nhược điểm cơ bản là: chỉ có thể thăm dò dư luận của những người có điện thoại và cuộc nói chuyện phải gói gọn trong một thời gian ngắn.
2. Phiếu điều tra gửi qua bưu điện: những phiếu điều tra gửi qua bưu điện đòi hỏi các câu hỏi phải đơn giản, rõ ràng, còn tỷ lệ phần trăm gửi trả phiếu lại thấp và thời gian gửi trả rất lâu.
3. Phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp thăm dò dư luận tối ưu nhất trong ba phương pháp. Người phỏng vấn không những có thể đưa ra nhiều câu hỏi hơn mà còn có thể bổ xung những kết quả nói chuyện bằng những quan sát trực tiếp của mình. Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp đắt tiền nhất trong ba phương pháp và đòi hỏi phải có kế hoạch chuẩn bị kỹ và kiểm tra chặt chẽ.
Như vậy, nghiên cứu thị trường là một hoạt động không thể thiếu của các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Nó phải được tiến hành một cách thường xuyên liên tục trước trong và sau mỗi giai đoạn kinh doan. Việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường một cách riêng rẽ hay phối hợp là tuỳ theo mục tiêu của doanh nghiệp, khả năng của doanh nghiệp và điều kiện thị trường.
Phần II
Thực trạng thị trường và phương pháp nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp trong thời gian qua và các kiến nghị
I-/ Thực trạng thị trường và công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp trong thời gian qua:
1-/ Thực trạng thị trường trong thời gian qua:
Nghị quyết 12 của Bộ chính trị ngày 3-1-1996 đánh giá tình hình thị trường qua những năm đổi mới:
- Chuyển việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung cầu.
- Chuyển thị trường từ trạng thái chia cắt khép kín theo địa giới hành chính kiểu “tự cấp, tự túc” sang tự do lưu thông theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp luật. Với sự tham gia về vốn, kỹ thuật và lưu thông hàng hoá làm cho thị trường trong nước phát triển sống động, tổng mức lưu chuyển hàng hoá xã hội tăng nhanh.
- Thị trường ngoài nước được mở rộng theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Quản lý Nhà nước và thị trường và hoạt động thương mại có tiến bộ về tổ chức hệ thống, hoạch định chính sách vĩ mô, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển.
Nghị quyết 12 NQ/TW cũng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục:
- Thị trường hàng hoá và số lượng doanh nghiệp bung ra kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh, nhưng nặng tính tự phát. Nền thương nghiệp về cơ bản vẫn là một nền thương nghiệp nhỏ, tổ chức phân tán manh mún, buôn bán theo kiểu “chụp giựt” qua nhiều tầng nấc, dẫn đến tình trạng ép giá đầu vào, nâng giá đầu ra ở thị trường trong nước bị chèn ép giá ở thị trường nước ngoài.
Chưa thiết lập được mối liên kết lâu dài giữa cơ sở sản xuất với nhà buôn và giữa các nhà buôn để hình thành những kênh lưu thông ổn định, tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, xây dựng thị trường cung ứng và tiêu thụ vững chắc đặc biệt trên lĩnh vực bán vật tư nông nghiệp, mua nông sản thực phẩm.
- Kỷ cương pháp luật bị vi phạm, trật tự thị trường chưa được xác lập. Nạn buôn lậu, buôn bán hàng giả diễn ra nghiêm trọng tác động xấu đến sản xuất và đời sống.
Những đánh giá nhận xét về tình hình thị trường trong Nghị quyết 12/NQTW được cụ thể hoá như sau:
a-/ Tình hình thị trường trong nước:
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ xã hội tăng lên hàng năm. Năm 1990 đạt 19.031,2 tỷ đồng, năm 1991 đạt 33.403,6 tỷ đồng, năm 1992 đạt 51.214,5 tỷ đồng, năm 1996 đạt 145.874 tỷ đồng, năm 1997 đạt 158.000 tỷ đồng, năm 1998 đạt 180,5 ngàn tỷ đồng.
Thị trường nông thôn miền núi năm 1998 có tiến bộ nhờ bước đầu triển khai Nghị định 20/CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương nghiệp miền núi, biên giới và hải đảo. Năm 1998 thị trường các tỉnh miền núi có tiến bộ tăng trưởng về tổng mức bán lẻ năm 1998 phổ biến từ 6-15% so với năm 1997.
Về giá cả trên thị trường năm 1998:
Giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng tương đối ổn định. Riêng giá lương thực có mức tăng cao, có lợi cho nông dân. Việc thực hiện dán tem một số mặt hàng nhập khẩu đã tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh hàng trong nước phát triển tốt, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống hàng lậu và gian lận thương mại.
b-/ Về tình hình thị trường nước ngoài:
Kể từ khi thực hiện đường lối mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng được tăng lên. Điều đó được thể hiện: năm 1998-1998 kim ngạch xuất khẩu luôn luôn tăng, tuy tốc độ tăng không đều. Giai đoạn 1988-1993 tăng chậm do thị trường khu vực I tan rã, ta bước đầu chuyển sang thị trường khu vực II; giai đoạn 1993-1997 kim ngạch xuất khẩu gia tăng với tốc độ “thần kỳ” 30%/năm. Năm 1998 và 3 tháng đầu năm 1999 kim ngạch xuất khẩu tăng chậm và chựng lại. Nguyên nhân khách quan do thiên tai và khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực chủ quan: do yếu kém của ngành ngoại thương. Từ tháng 1-1999 đến nay, kim ngạch xuất khẩu đã tăng trở lại. Bảy tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 1.166 triệu USD tăng 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân khách quan do một số nước Châu á đã qua cơn khủng hoảng, đang tăng nhu cầu nhập khẩu như Nhật, Hàn Quốc,... thị trường EU cũng dành cho Việt Nam một số thuận lợi. Nguyên nhân chủ quan: Các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ đã bắt đầu phát huy tác dụng trong đó đặc biệt quan trọng là Nghị định 57/CP về mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp và quy chế thưởng xuất khẩu. Cộng với nỗ lực bươn trải của các doanh nghiệp đã tạo nên sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong mấy tháng gần đây.
Bảng 3: 20 thị trường xuất nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam
Đơn vị tính: triệu USD
1994
1997
1998
VNX
VNN
XNK
VNX
VNN
XNK
VNX
VNN
XNK
Singapore
594
1.146
1.740
1.157
2.075
3.232
1.100
2.420
3.520
Nhật Bản
1.179
586
1.765
1.615
1.428
3.043
1.390
1.460
2.850
Đài Loan
220
396
616
780
1.391
2.171
650
1.360
2.010
Hàn Quốc
86
721
807
352
1.556
1.908
220
1.400
1.620
Trung Quốc
296
144
440
521
409
930
470
460
930
Thái Lan
97
226
323
223
569
792
260
640
900
Đức
115
149
264
396
281
677
540
340
880
Hồng Kông
197
319
516
473
608
1.071
330
500
830
Hoa Kỳ
95
44
139
273
416
689
470
330
800
Pháp
117
240
357
228
548
776
280
330
610
Austraylia
46
64
110
181
196
377
330
220
550
Indonesia
35
116
151
48
200
248
280
250
530
Philippines
4
15
19
211
36
247
350
60
410
Anh
65
19
84
256
103
359
310
400
Nga
90
289
379
120
159
279
230
161
394
Malaysia
65
66
131
147
217
364
102
240
342
Hà Lan
61
25
86
251
50
301
290
50
340
Thuỵ Sĩ
28
26
54
318
146
464
260
76
336
Bỉ
15
9
24
114
79
193
190
65
255
Italia
20
34
54
111
98
209
112
90
202
Sau đây sẽ xem xét cụ thể thị trường xuất nhập khẩu:
Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nếu đạt cả hai chiều xuất và nhập khẩu thì Singapore là thị trường lớn nhất củaViệt Nam (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1998 là 3.520 triệu USD) nhưng nếu đạt theo kim ngạch xuất nhập khẩu thì các thị trường lớn ở Việt Nam là: Nhật, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Đức, Mỹ, Philippin, úc, Thái Lan, Thuỵ Sĩ, Anh, Inđonesia, Pháp, Nga, Hàn Quốc, Bỉ, Italia, Malaysia. Theo Bộ thương mại, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này trong những năm qua gia tăng nhanh chóng từ 58,7% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1994 lên 87,2% năm 1998. Ngoài 20 thị trường lớn nêu trên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang một số thị trường mới như Trung Cận Đông, Ucraina, Nam Phi,... cũng tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Nghiên cứu một số thị trường chính ta thấy:
* Thị trường ASEAN:
Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các nước trong khối ngày càng phát triển và có những bước tăng trưởng vượt bậc. Đến giữa năm 1999 thị trường ASEAN chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và khoảng 32% tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam xuất sang các nước ASEAN gạo, dầu thô, giày dép, hàng dệt may,... và nhập xăng, dầu, sắt thép, xe máy,... Do các nước ASEAN có cùng chung lợi thế với Việt Nam, lại có trình độ phát triển cao hơn chúng ta nên hàng Việt Nam khó cạnh tranh, mức nhập siêu ngày càng tăng, mỗi năm trung bình lên tới 7,2 tỷ USD. Điều này đòi hỏi Nhà nước, Bộ thương mại và các doanh nghiệp khẩn trương tìm biện pháp nâng tính cạnh tranh của hàng Việt Nam.
* Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu củaViệt Nam. Nhật là bạn hàng lớn thứ hai sau Singapore, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 1998 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Ngày 26-5-1999 Chính phủ Nhật Bản đã cấp quy chế tối huệ quốc (MFN) cho Việt Nam tạo cơ hội mới để phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Mục tiêu đặt ra: đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Nhật đạt 5,1-5,4 tỷ USD. Để biến hy vọng thành hiện thực các doanh nghiệp Việt Nam cần:
Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm: nghiên cứu kỹ các kênh phân phối, tìm hiểu cá tính của các doanh nhân Nhật Bản để có khả năng thích ứng.
* Thị trường Mỹ:
Đây là thị trường rộng lớn giảm tiềm năng, mạnh về khả năng thanh toán nhưng khả năng cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Bốn năm qua kể từ khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam quan hệ buôn bán giữa hai nước phát triển theo chiều hướng tốt. Đến nay kim ngạch xuất nhập giữa Việt Nam - Mỹ đạt gần 1 tỷ USD/năm. Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ: cà phê, hải sản, hàng may mặc,... và nhập từ Mỹ: thiết bị máy móc, nguyên vật liệu,... Sắp tới đây Hiệp định - thương mại Việt Nam Mỹ được ký kết sẽ mở ra triển vọng mới trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Để đón nhận cơ hội mới này các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực phấn đấu nâng cao tính cạnh tranh các hàng Việt Nam thì mới có thể thâm nhập và trụ vững trên thị trường rộng lớn này. Nghiên cứu các thị trường khác như EU, Nga, Trung Quốc,... chúng ta rút ra nhận định chung: tính cạnh tranh của hàng Việt Nam còn rất yếu. Muốn mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, bắt buộc phải nâng tính cạnh tranh của hàng Việt Nam
2-/ Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp trong thời gian qua:
Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tự hoạch toán và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp do thị trường quyết định do vậy hiện nay các doanh nghiệp đã rút ra kết luận “phải bán cái thị trường cần chứ không phải thứ mà mình có”. Để nắm bắt được nhu cầu và tình hình thị trường các doanh nghiệp đã tiến hành các công tác nghiên cứu thị trường.
Công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp hiện nay không còn là hình thức mà nó được coi là một công việc, rất quan trọng được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Việc nghiên cứu thị trường được tiến hành ở hai cấp độ: nghiên cứu khái quát thị trường: nghiên cứu tổng cung, tổng cầu giá cả hàng hoá và nghiên cứu chi tiết thị trường: nhu cầu khách hàng, số lượng,...
Phương pháp nghiên cứu thông tin thị trường được sử dụng là hai phương pháp: nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường.
Việc tiến hành công tác nghiên cứu thị trường ở các doanh nghiệp đã bước đầu cho phép các doanh nghiệp xác định được nhu cầu thị trường, dự báo tình hình thị trường, đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên mức đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp còn thấp chưa có cán bộ chuyên trách và công tác nghiên cứu thị trường có trình độ chuyên môn cao, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với một số tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ để khai thác thông tin thị trường,...
Ví dụ về công tác nghiên cứu thị trường ở công ty thương mại - dịch vụ Tràng Thi:
Công ty thương mại - dịch vụ Tràng Thi là một doanh nghiệp thương mại đóng trên địa bàn Hà Nội. Công ty thương mại - dịch vụ Tràng Thi có 14 đơn vị trực thuộc được bố trí trên địa bàn Hà Nội.
Hiện nay cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0609.doc