Đề tài Thị trường và phướng phát triển thì trường cà phê nội địa của mặt hàng cà phê

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG .2

I.THỊ TRƯỜNG .2

1.Khái niệm thị trường .2

2. Các nhân tố cấu thành thị trường .3

3. Quy luật thị trường .5

4. Chức năng thị trường 6

5.Phân loại thị trường .7

6.Vai trò thị trường .8

II. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG .10

1.Khái niệm 10

2.Nội dung phát triển thị trường .10

3.Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ NỘI ĐỊA .17

I.THỰC TRẠNG CÀ PHÊ VIỆT NAM .17

1.Quy mô sản xuất cà phê .17

2. Phương hướng phát triển thị trường cà phê trong nước 22

KẾT LUẬN 26

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường và phướng phát triển thì trường cà phê nội địa của mặt hàng cà phê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng, quy cách, chủng loại… Một khi hàng hóa được chấp nhận trên thị trường thì hàng hóa phải thực hiện chức năng vốn có của nó. Hàng hóa sẽ thực hiện giá trị trao đổi bằng tiền, hàng hay chứng từ có giá trị khác. Vậy hai chức năng thực hiện và giá trị có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để được thừa nhận thì phải thông qua quá trình thực hiện để thể hiện trong đời sống thực tế, việc thực hiện chỉ thực sự diễn ra trên cơ sở của việc hàng hóa đã được thị trường thừa nhận. 4.2. Chức năng điều tiết và kích thích. Chức năng này đòi hỏi doanh nghiệp khi đưa hàng hóa vào trao đổi trên thị trường thì chính các quy luật của thị trường sẽ điều tiết và kích thích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có thể đưa doanh nghiệp vào chỗ phá sản. Việc tiêu thụ được hàng hóa sản xuất ra nhanh chóng với số lượng lớn sẽ giúp doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh chóng để thu mua sản phẩm đầu vào, đẩy nhanh quá trình sản xuất tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Ngược lại khi hàng hóa sản xuất ra bị ngưng đọng trong khâu lưu thông và tiêu thụ thì sẽ đẩy doanh nghiệp vào chỗ khó khăn đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm cách để tồn tại và phát triển bằng việc tham gia vào thị trương mới hay có thể rơi vào tình trạng phá sản doanh nghiệp. Chức năng nay luôn điều tiết sự gia nhập hay rút khỏi ngành của một số doanh nghiệp. Chính điều này giúp cho các doanh nghiệp có những phương án để điều chỉnh đầu tư vào những lĩnh vực mà doanh nghiệp có lợi, có khả năng duy trì và phát triển doanh nghiệp một cách tốt nhất. 4.3. Chức năng thông tin. Thông tin mà chúng ta để cập tới ở đây là thông tin về thị trường bao gồm: nguồn cung ứng hàng hóa dich vụ, nhu cầu hàng hóa dịch vụ. Thông tin thị trường là những thông tin kinh tế quan trọng vì vậy việc nghiên cứu thì trường để tìm hiểu thông tin là một vấn đề hêt sức quan trọng với các doanh nghiệp. Thông tin nay có thế được thu thập qua người bán, người mua, người quản lý hay cả người nghiên cứu sáng tạo. Việc nắm bắt thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ là một yếu tố đem đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi đây là cơ sở chủ yếu để đưa ra các quyết định kinh doanh trong nền kinh tế hiện nay. 5. Phân loại thị trường. 5.1. Căn cứ vào đối tượng mua bán. -Thị trường hàng hóa: gồm có hàng tư liệu sản xuất và hàng tư liệu tiêu dùng. Hàng tư liệu sản xuất là sản phẩm sử dụng cho quá trình sản xuất ra sản phẩm nó bao gồm: may móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hóa chất, phụ tùng… Hàng tư liệu tiêu dùng là sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng hàng ngày của cá nhân như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, quần áo… - Thị trường hàng dịch vụ: đây là loại thị truờng mới được hình thành nhưng nó có tiềm năng phát triển vượt trội do đòi hỏi của khách hàng và xu thế ngày càng phát triển như ngày nay. Đó có thể là dịch vụ bão dưỡng, sửa chữa, chăm sóc…. - Thị trường sức lao động: đây là thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi lẽ hiện nay cầu vượt quá cung đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể để tránh nguy cơ thất nghiệp. - Thị trường tiền tệ: cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì thị trường tiền tệ ra đời và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước đặc biệt là thị trường tài chính chứng khoán đang phát triển sôi động như hiện nay. Để tham gia vào thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải hiểu rõ từng loại thị trường về ưu điểm cũng như điểm hạn chế của thị trường đó để có những chính sách cho phù hợp với nhu cầu đặt ra của doanh nghiệp. 5.2. Căn cứ vào phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường - Thị trường nội địa: là thị trường của toàn bộ nền kinh tế quốc dân - Thị trường quốc tế : là thị trường bên ngoài quốc gia bao gồm một số thị trường lớn trên thế giới như: thị trường ASEAN, EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ…Để tham gia vào thị trường này đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ về pháp luật và thông lệ quốc tê. 6. Vai trò của thị trường 6.1. Đối với toàn bộ xã hội. Đối với toàn bộ xã hội thì thị trường có vị trí trung tâm – vừa là mục tiêu vừa là môi trường hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa. Quá trình sản xuất ra một sản phẩm gồm 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng, thì thị trường là khâu trung gian trong chu trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này càng làm cho thị trường có tác dụng sâu rộng bởi nó tác động tới cả hai mặt chủ chốt là sản xuất và tiêu dùng. Một là bảo đảm cho hoạt động sản xuất phát triển với quy mô ngay càng rộng và đảm bảo cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng đầy đủ, kịp thời phù hợp với sở thích của người tiêu dùng. Hai là làm cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng có chất lượng cao do thúc đẩy nhu cầu cho sản xuất và tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội được tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao, và còn thúc đẩy sản phẩm mới ra đời. Ba là dự trự hàng hóa phục vụ cho quá trình sản xuất và nhu cầu tiêu dùng Bốn là phát triển các hoạt động dịch vụ để đáp ứng một cách tối ưu nhất nhu cầu của tiêu dùng phong phú đa dạng của cá nhân và văn minh nhân loại. Năm là cung cầu trên thị trường hàng hóa ổn định có tác dụng trong việc bình ổn sản xuất, ổn đinh đời sống của toàn xã hội. 6.2. Đối với doanh nghiệp. Thị trường là trung tâm của các hoạt động kinh doanh vừa là mục tiêu vừa là đối tượng của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp đều diễn ra trên thị trường và đều nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường đặt ra. Thị trường như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp doanh nghiệp vì doanh nghiệp muốn sản xuất cái gì, cho ai, như thế nào đều phụ thuộc vào những thông tin do thị trường quy định. Doanh nghiệp muốn có chỗ đứng đặc biệt là phát triển thị sản phẩm của doanh ngiệp phải được thị trường chấp nhận. Chính thời điểm đó sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và quay vòng vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả để bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm. Bên cạnh đó thì trường là nơi doanh nghiêp có thể kiểm nghiệm một cách chính xác nhất những biện pháp, chủ trương, chính sách hoạt động của mình vế sản phẩm và với khách hàng như vậy đã tốt chưa để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp hơn. Trong cơ chế thị trường ngày một cạnh tranh gay gắt như hiện nay thị trường được chia sẻ cho nhiều doanh nghiệp do vậy cạnh tranh là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải cạnh tranh để không nhưng giữ vững được thị trường của mình mà còn phải tranh thủ thời cơ mở rộng thị trường hay chiếm lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh. 6.3. Vai trò đối với sản phẩm hàng hóa. Sản phẩm hàng hóa là những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra trong quá trình hoạt động. Thị trường chính là nơi mà những sản phẩm này được đua ra và nơi diễn ra quá trình trao đổi. Đó cũng là nơi kiểm nghiệm sản phẩm để xem xét sản phẩm nay có thể tiêu thu được hay bị loại bỏ khỏi thị trường. II. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG Khái niệm. Phát triển thị trường là là tổng hợp các cách thức và biện pháp của doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng sản phẩm kinh doanh đạt mức tối đa, mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. 2. Nội dung của phát triển thị trường. 2.1. Phát triển về sản phẩm. Sản phẩm là một hệ thống các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thỏa mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm: vật chất, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, cách thức bán hàng…Sản phẩm người tiêu dùng cuối cùng mong muốn nhận được có thể là hàng hóa hiện vật và hàng hóa dịch vụ. Vì vậy cho thấy rằng việc phát triển sản phẩm có thể theo nhiều phương thức khác nhau. 2.1.1. Phát triển sản phẩm mới hoàn toàn. Phát triển theo giá trị sủ dụng của sản phẩm đưa sản phẩm mới vào sản xuất, sản phẩm mới này đỏi hỏi doanh nghiệp phải có một tiềm lực lớn mạnh về vốn cũng như công nghệ khoa hoc kỹ thuật.Sản phẩm mới này đòi hỏi sự đầu tư mới, đương đầu với những thách thưc mới. Sản phẩm mới này có thể mới được gia nhập vào thị trường hoặc cũng có thể doanh nghiệp phải cạnh tranh để có được thị phần của các doanh nghiệp đã họat động trước đó. Nếu doanh nghiệp phát triển sản phẩm mới theo ý đồ của thiêt kế và sản phẩm nay có liên quan tới sản phẩm mà doanh nghiệp đã kinh doanh trong thời gian trước đó và đã thu được lợi nhuận hoăc có thể gặp thất bại. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu và tìm hiểu thông tin về thị trường một cách chính xác trước khi đưa sản phẩm tung ra thị trường để kiếm lợi nhuận 2.1.2. Phát triển sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển về bao bì sản phẩm: Việc cải tiến kiểu dáng sản phẩm là việc thay đổi nhãn hiệu, bao bì, hình ảnh… nhằm tạo ra sự khác biệt về sản phẩm. Trong thời kỳ kinh tế thì trường phát triển như hiện nay việc thay đổi mẫu mã sản phẩm để tạo cho sự khác biệt là một trong những điều kiện quan trọng dẫn tới sự thành công của doanh nghiệp. Bao bì không những chỉ là để bảo vệ, mô tả, giới thiệu sản phẩm mà còn là nhân tố tác động tới khách hàng và việc quyết định đến sự lựa chọn mua của khách hàng. Yêu cầu đối với bao bì của sản phẩm phải là: Sự phối hợp nhất quán: đây là tiêu chuẩn cốt lõi thành công của những doanh nghiệp hàng đầu và phải thể hiện được phong cách riêng của thương hiệu sản phẩm. Bao bì của sản phẩm có thể thay đổi về màu sắc, bố cục, phông nền nhưng phải tuân theo nguyên tắc nhất quán trong việc thương hiệu sản phẩm. Sự ấn tượng và nổi bật: Trên thị trường không chỉ có sản phẩm của chúng ta mà còn có sản phẩm của đối thủ cạnh tranh vì vậy sự nổi bật là yếu tố quan trọng để tạo ra sự khác biệt. Một sản phẩm nếu tạo được sự ấn tượng ban đầu với khách hàng sẽ là nền tảng gây dụng một thương hiệu thành công. Bao bì vế sản phẩm đòi hỏi phải là điểm nhấn giữa một loạt sản phẩm cùng loại khác- đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược và khả năng sáng tạo cao để có được một hiệu quả tối ưu. Sự đa dụng và hoàn chỉnh: Bao bì được sử dụng để bảo vệ sản phẩm một cách an toàn nhất nhưng hiện nay ngoài chức năng bảo vệ người ta còn khai thác thêm giá trị sử dụng cho bao bì. Yếu tố này giúp cho việc thiết kế bao bì phù hợp với sản phẩm bên trong và điều kiện bên ngoài cũng như chưc năng của nó. Phát triển về dịch vụ đi kèm Dịch vụ là những hoạt động có mục đích phục vụ nhu cầu của đời sống dân cư hoặc trợ giúp, hoan thiện, tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. Dịch vụ khách hàng được đưa vào với mục đích chính là thu lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hang. Với cơ chế thị trường như hiện nay thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ là cạnh tranh về sản phẩm hiện vật mà chủ yếu là cạnh tranh về dịch vụ đi kèm mà mỗi doanh nghiệp đưa ra cho sản phâm của mình khi thâm nhập vào thị trường. Dịch vụ bao gồm có dịch vụ trước khi bán, dịch vụ trong khi bán và dịch vụ sau khi bán đặc biệt là dịch vụ sau khi bán của các doanh nghiệp. Dịch vụ trước khi bán bao gồm các dich vụ liên quan đến quảng cáo, marketing, nghiên cứu thị trường…Dịch vụ này nhằm mục đích chuẩn bị thị trường tiêu thụ, khuyếch trương thanh thế gây sự chú ý với khách hang. Dịch vụ trong khi bán là những hoạt động liên quan đến việc giải quyết đơn đặt hàng của khách một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, nó liên quan tới những thuận lợi trong đơn đặt hàng, tần suất giao hàng, thời gian giao hàng, hoàn thành đơn đặt hàng…Dịch vụ trong khi bán để chứng minh sự hiện hữu của doanh nghiệp và khách hàng thể hiện sự tôn trọng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Dịch vụ sau khi bán: đó là dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra đã thực hiện chức năng của vốn có của nó. Dịch vụ này có tác dụng tái tạo nhu cầu của khách hàng, kéo khách hàng trở lại với doanh nghiệp và qua khách hàng để quảng cáo cho doanh nghiệp của mình. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc cạnh tranh trong dịch vụ sau khi ban là hết sức quan trọng để thu hút khách hàng về với doanh nghiệp. Vì vậy việc các hoạt động của dịch vụ sau khi bán tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm và doanh nghiệp với nhau sẽ quyết định sự hưng thịnh hay thất bại của các doanh nghiệp. 2.2. Phát triển về khách hàng. Khách hàng là một nhân tố quan trọng dẫn tới sự thành công của doanh nghiệp vì vậy chiến lược của doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào việc phát triển khách hàng của doanh nghiệp trên mọi phương diện. Khách hàng rất đa dạng và phong phú do dó muốn phát triển được phải căn cứ vào các tiêu thức để phân loại các nhóm khách hàng có những đặc trưng riêng. Căn cứ vào khối lượng tiêu thụ: có khách hàng mua nhiều và khách hàng mua với số lượng ít. Doanh nghiệp cần khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn tuy nhiên cũng không được quá chú trọng tới khách hàng này ma quên đi khách hàng khác. Điều này sẽ gây trở ngại cho việc mở rộng khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp, nên cần có sự đối xử công bằng giữa các loại khách hàng. Căn cứ theo khu vực tiêu thụ: có khách hàng trong nước và khách hàng ngoài nước. Với doanh nghiệp ngày nay nhu cầu hội nhập đang diễn ra một cách nhanh chóng đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết tận dụng thời cơ để chiếm lĩnh thị trường trong nước và đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoaì. Lượng khách hàng trong nước và ngoài nước thể hiện quy mô sản xuất của doanh nghiệp và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Căn cứ theo yêu cầu tiêu thụ sản phẩm: có khách hàng trung gian và khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Tùy vào doanh nghiệp mình mà phát triển loại hình khách hàng nào cho phù hợp. Khách hàng tiêu dùng cuối cùng chỉ sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của bản thân họ còn khách hàng trung gian có thể mua hàng về để bán kiếm lợi. Căn cứ vào mối quan hệ khách hàng và doanh nghiệp: có khách hàng truyền thống và khách hàng mới. Với khách hàng truyền thống là khách hàng có mối quan hệ thường xuyên liên tục với doanh nghiệp. Với lọai khách hàng này doanh nghiệp cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ vì họ có vị trí then chốt trong sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Khách hàng mới là khách hàng lần đầu tiên đến với doanh nghiệp và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp do đó cần có những biện pháp thiết thực bước đầu gây ấn tượng cho khách hàng để kéo họ về với doanh nghiệp mình biến họ thành khách hàng truyền thống. Các nhóm khách hàng là khác nhau theo từng nhóm tuy nhiên doanh nghiệp cần phát triển khách hàng lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng. Để phát triển khách hàng vế số lượng doanh nghiệp cần phải chú trọng tới hoạt động marketing nhằm tìm ra thị trường mới thu hút khách hàng mới. Phát triển khách hàng về mặt chất lượng bằng cách tăng sức mua sản phẩm thông qua tần suất mua và khối lượng mua. Cần chú trọng hơn vào khách hàng ổn đinh lâu dài của doanh nghiệp với nhóm khách hàng này còn là tiêu chỉ để đánh giá chất lượng khách hàng của doanh nghiệp. 2.3. Phát triển về phạm vi địa lý. Doanh nghiệp cần chú trọng phát triển mạng lưới bán buôn bán lẻ rộng khắp theo một mối quan hệ nhất định nhằm mục đích để tiêu thụ hàng hóa một cách tốt nhất. Cần phát triển hàng hóa cả về chiều rộng và chiều sâu. Việc phân bổ mạng lưới cần tính đên hiệu quả chung cho cả hệ thống tức là phải đảm bao cho việc tiêu thụ của từng điểm cũng như của cả hệ thống tránh việc loại trừ nhau, bảo đảm sự vận động hợp lý của sản phẩm, giảm chi phí và rút ngắn thời gian bán hàng. Tại nhưng nơi tập trung dân cư hay đầu mối giao thông quan trọng có thể mở đại lý hay cửa hàng để giới thiêu hay đầu tư mở rộng tiêu thụ sản phẩm cho tương lai. Tùy vào mục tiêu của doanh nghiệp mình mà doanh nghiệp quan hệ với các loại khách hàng khác nhau để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất. 3.Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường Nhân tố trực tiếp - Chất lượng sản phẩm: đây là nhân tố tối quan trọng với mặt hàng cũng như doanh nghiệp.Các sản phẩm có chất lượng cao sẽ thu hút được khách hàng đến với doanh nghiệp khi đó có khả năng thu được lợi nhuân cho doanh nghiệp một cách nhanh chóng. Đặc biệt là có cơ hội để phát triển thị trường về cả chiều rộng và chiều sâu. - Dịch vụ phục vụ khách hàng: nếu sản phẩm tốt chưa chắc doanh nghiệp đã thành công và thu hút được khách hàng về phía mình mà trong thời đại ngày nay dịch vụ là đầu mối then chốt của mọi sự thành công trong việc phát triển thị trường của doanh nghiệp 3.2.Nguyên nhân gián tiếp. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp muốn tạo dựng trên thị trường.Môi trường hoạt động gồm môi trường trong doanh nghiệp hay còn gọi là môi trường vi mô và môi trường ngoài doanh nghiệp hay môi trường vĩ mô. - Môi trường vi mô: bao gồm tất cả các hệ thống bên trong bao gồm: sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn nhân lực, tài chính kế toán, hệ thống thông tin, nền nếp văn hóa, nghiên cứu và phát triển…Nguồn nhân lực của doanh nghiệp bao gồm: bộ máy lãnh đạo, tay nghề và nghiệp vụ của công nhân viên, mức thu nhập và đãi ngộ của doanh nghiệp. - Hệ thống thông tin và tài chính kế toán như kim chỉ nam cho các hoạt động của doanh nghiệp thành công hay thất bại trong xu hướng mở rộng thị trường. Môi trường vi mô thuận lợi tạo điều kiện tiên quyết cho mọi vấn đề mở rộng thị trường của doanh nghiệp. - Môi trường vĩ mô: đây là môi trường xung quanh của doanh nghiệp khie doanh nghiệp bước vào hoạt động trên thị trường. Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố chính trị và pháp luật, yếu tố kinh tế, khoa học- công nghệ, văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên. Môi trường này tuy không ảnh hưởng một cách trực tiếp tới sự thâm nhập thị trường của doanh nghiệp nhưng nó cũng là yếu tố để doanh nghiệp lựa chọn đầu tư và mở rộng thị phần của mình. Nếu các yếu tố này mà thuận lợi sẽ tạo cho doanh nghiệp một bước đệm tham gia và thâm nhập thị trường một cách thuận lợi hơn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ NỘI ĐỊA I. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CÀ PHÊ VIỆT NAM 1.Quy mô sản xuất cà phê 1.1.Các loại cà phê. Cà phê là một loại đồ uống màu đen có chất caffeine.Theo truyền thuyết thì cà phê được những người chăn dê ở Kaffa phát hiện ra một số con dê trong đàn sau khi ăn cành cây có màu trắng và hoa màu đỏ đã chạy nhảy không mệt mỏi cho tới tận đêm khuya. Họ đem kể với thầy tu tại một thư viện gần đó. Khi một người chăn dê ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ ưống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Cây cà phê là một chi thực vật thuộc họ thiên thảo. Chi cà phê gồm nhiều cây lâu năm nhưng không phải loài nào cũng có chất caffein trong hạt, một số loài khác xa với cây cà phê thường thấy. Một số loài cà phê như: Coffea Arabica- cà phê chè( Arabica) Coffea benghalensis- cà phê Bengal Coffea canephora - cà phê vối ( Robusta) Coffea congensis – Cà phê Libera/ cà phê mít Coffea gallienii- caffein tự do Coffea bonnieri- caffein tự do Coffea mogeneti- caffeine tự do Coffea stenophylla- cà phê Sierra Leon Loài cà phê tương đối nhiều song chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông thường trong tiếng Việt là cà phê chè ( tên khoa học là: Coffea Arabica, đại diện cho khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối ( tên khoa học là: coffea canephora hay Coffea robusta) chỉ chiếm khoảng 39% các sản phẩm cà phê. Ngoài ra còn có Coffea liberica và Coffea excelssa ( ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng không đáng kể. Cây cà phê Quả cà phê (Arabica) Hạt cà phê Hoa cà phê 1.2.Quy mô sản xuất cà phê nội địa. Cà phê Việt Nam cách đây 25 năm có bước khởi đầu rầm rộ chủ yếu tại hai tỉnh là Đăklăk và Gia lai Kontum ở Tây Nguyên. Vào thời điểm này cả nước mới chỉ có khoảng không đầy 20 ngàn ha phát triển kém năng suất thấp với tổng sản lượng chỉ khoảng 4000- 5000 tấn. Nhưng khi bước vào những cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 quy mô sản xuất cà phê tăng nhanh cả về số lượng cây trồng và sản lượng thu hoạch được. Diễn biến tình hình diện tích và sản lượng cà phê diễn ra như sau: Bảng : Diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam ( 1997- 2007) Niên vụ Diện tích( ha) Sản lượng (tấn) 1997-1998 410.000 413.580 1998-1999 460.000 404.206 1999-2000 520.000 700.000 2000-2001 500.000 900.000 2001-2002 480.000 693.300 2002-2003 500.000 913.800 2003-2004 490.000 762.000 2004-2005 460.000 641.000 2005-2006 460.000 650.000 2006-2007 500.000 900.000 Nguồn: hiệp hội cà phê Việt Nam Như vậy, diện tích trồng cà phê ở Việt Nam qua các năm không có gì biến động lớn chỉ duy trì ở mức từ 450.000 ha tới 500.000. Tuy nhiên bên cạnh đó thì sản lượng cà phê thu hoạch được qua các năm lên xuống thất thường phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khí hậu diễn ra qua các năm mà có năm được mùa sẽ cho sản lượng lớn và ngược lại. Theo dự báo thì sản lượng cà phê năm 2007-2008 vẫn như các niên vụ trước. Hiện nay, tổng diện tích cà phê chè của cả nước khoảng 25.000 ha, sản lượng hàng năm đạt từ 150.000 đến 200.000 tấn, được trồng chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị, Lâm Đồng... hầu hết diện tích này đều được trồng bằng giống Catimor. Sản lượng cà phê Việt Nam chủ yếu là Robusta chiếm một thị phần lớn trong loại hàng cà phê được đưa vào sản xuất. Phương pháp chế biến chủ yếu là phương pháp khô, cà phê được hái về được phơi khô tận dụng năng lượng mặt trời, cũng có một số doanh nghiệp chế biến theo phương pháp ướt dùng máy đánh nhớt. Một phần nhỏ cà phê Arabica các doanh nghiệp nhà nước chế biến theo phương pháp ướt. Không ít nơi còn dùng máy chọn màu Sortex trong khâu phân loại, loại bỏ cà phê hạt đen, nâu… 1.3.. Mức tiêu thụ cà phê nội địa Việt nam là một trong những nước có sản lượng cà phê cao chỉ đứng sau Braxin và là nước đứng đầu về sản xuất cà phê vôi. Theo số liệu từ Vicofa- hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam tốc độ tăng trưởng bìn quân diện tich trồng cà phê đạt khoảng 15% trong những năm 90, và đến cuối thế kỷ 20 cả nước đã có khoảng nửa triệu ha cà phê. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt cũng giúp cho nắng suất cà phê lên cao. Bình quân trong mỗi 20 năm mỗi ha ca phê cho sản lượng hàng năm là 1,68 tấn. Đó là năng suất cao trên thế giới theo giới kinh doanh đánh giá. Tuy nhiên sản lượng cà phê chủ yếu dành cho xuất khẩu. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy tiềm năng thị trường nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tơi 70.000 tấn/ năm nghĩa là với mức cung như hiện nay tiêu thụ cà phê nội địa chiếm khoảng 10% tổng sản lượng cà phê. Trong khi đó thực tế diễn ra lại cho chúng ta những con số khác xa so với tiềm năng của Việt Nam. Mức tiêu dùng hiện nay chỉ đạt khoảng 3,6% tổng sản lượng cà phê sản xuất ra thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê trên thế giới. Mức tiêu dùng nay càng “khập khiễng” so với sản lượng tiêu dùng của cà phê các nước thành viên trong hiệp hội cà phê thế giới là 25, 16% tổng sản lượng cà phê của các nước này sản xuất ra. Tại các nước sản xuất cà phê cầu về cà phê cũng tăng, Braxin là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới và mức tiêu thụ nội địa khoảng hơn 13 triệu bao cà phê chiếm khoảng 40% tổng sản lượng cà phê sản xuất ra.Theo điều tra cho thấy mức tiêu thụ cà phê tăng theo thu nhập, với sự chênh lệch khá lớn giữa nhóm người nghèo nhất và nhóm người giàu nhất là khoảng 2,5 kg/người/năm. Theo đó tiêu thụ cà phê chủ yếu là cà phê uống liền ở nông thôn là 0,8kg cà phê uống liên/người/năm còn ở thành thị con số này là 2,14 kg cà phê uống liền/ người/ năm.Tại sao Việt Nam lại có những con số tiêu thụ thấp tơi vậy trong khi tiềm năng của Việt Nam dự kiến là khá cao? Một nguyên nhân để giải thích cho những con số trên đó là cà phê sản xuất ra được sử dụng nhiều trong xuất khẩu cũng như một số ngành khác như nông sản và thủy sản, các doanh nghiệp kinh doanh chế biến cà phê “chuộng” đầu tư để xuất khuẩu hơn là tiêu thụ trên thị trường nội địa. Một nguyên nhân nữa làm cho cà phê Việt Nam khó tiêu thụ nội địa là do xu hướng uống cà phê “công nghiệp” trong giới trẻ ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng trong nhịp sống hiện đại. Cà phê hòa tan đang trở thành xu hướng tiêu dùng chủ đạo hiện nay song việc đầu tư sản xuất cà phê hòa tan đòi hỏi vốn lớn và chi phí chuyển giao công nghệ trở thành một cái khó với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả là doanh nghiệp vẫn tập trung xuất khẩu cà phê nhân hoặc bột mà bỏ qua thị trường nội địa. Theo nghiên cứu về việc uống cà phê ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy một nhận định rằng. Thói quen uống cà phê của người Việt Nam liên quan đến nghề nghiệp chẳng hạn ở Hà Nội thị tầng lớp về hưu uống cà phê nhiều nhất khoảng 19,8% còn sinh viên ít nhất khoảng 8%. Nhưng ở thành phố Hồ Chí Minh lại ngược lại dân kinh doanh uống nhiều nhất với 26,3% kế đến là học sinh sinh viên, người về hưu uống ít nhất. Mỗi năm trung bình một người Hà Nội bỏ ra 48.000 đồng mỗi năm để mua một lượng cà phê là 0,752 kg trong khi đó nguời dân thành phố Hồ Chí Minh bỏ ra 121.000 đồng cao gấp 3 lần Hà Nội để mua một lượng cà phê là 1,65 kg.Lượng cà phê tiêu thụ ở thành phố Hồ chí Minh tăng 21

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc300.doc
Tài liệu liên quan