Đề tài Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU)

 

Lời mở đầu

Nội Dung

I Khái Quát Về Xuất Khẩu

1. Khái niệm về xuất khẩu

2. Vai trò của xuất khẩu đối nền kinh tế

II Đặc Điểm Thị Trường XK Hàng TCMN Việt Nam sang EU

1. Khái quát tiềm năng thị trường xuất khẩu vào EU.

2. Những thế mạnh của hàng TCMN Việt Nam khi XK vào thị trường EU.

III Những Vấn Đề Và Giải Pháp Phát Triển XK hàng TCMN của Việt Nam sang EU.

1. Những vấn đề cần đặt ra cần khắc phục.

2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả

Kết Luận

 

doc12 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường châu Âu (EU), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Trong những thập kỷ gần đây, mọi hoạt động ngoại thương ở Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc, từng bước hoà nhập vào xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế trên thế giới. Nhờ đường lối đứng đắn của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã có những chính sách mở cưả hợp lý, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho lĩnh vực xuất khẩu ngày càng trở lên sôi động và giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế góp phần thúc đẩy nhanh chóng quá trình phát triển của đất nước. Trong quá trình tăng trưởng khối lượng hàng hoá xuất khẩu thì chúng ta không thể không nhắc đến hoạt động hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) - một ngành nghề truyền thống của dân tộc, hiện đang được thị trường thế giới đánh giá rất cao cả về kỹ thuật và mỹ nghệ. Gần đây EU dang nổi lên như một thị trường giàu tiềm năng của hàng (TCMN) Việt Nam. Sau một quá trình học tập và tìm hiểu, em đã quyết định chọn đề tài tiểu luận: “Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Việt Nam Sang Thị Trường Châu Âu (EU)". Do bản thân còn nhiều hạn chế về kiến thức lý luận cũng như thực tiễn nên nội dung bài viết của em còn nhiều thiếu xót, rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô! Em xin chân thành cảm ơn! Nội Dung I Khái Quát Về Xuất Khẩu(XK) 1. Khái niệm xuất khẩu. Xuất khẩu là cả hệ thống các quan hệ mua bán trong nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài thu ngoại tệ. Qua đó có thể đẩy mạnh hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định nâng cao đời sống nhân dân. Xuất khẩu là phương thức thâm nhập thị trường phổ biến nhất mà các doanh nghiệp (DN) trên thế giới áp dụng. Nó có rất nhiều lợi thế với DN và đóng góp vai trò quan trọng trong nền kinh tế. 2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu là mũi nhọn quyết định sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nhất là trong xu thế toàn cầu hoá thương mại. Các nước có kim ngạch XK lớn đều là những nước XK vượt trội so với các nước khác thể hiện qua: -Xuất khẩu làm cho DN giảm bớt sự trì trệ, tăng tính năng động và phản ứng nhạy bén hơn với sự thay đối chiến lược để vượt xa các đối thủ cạnh tranh làm cho nền kinh tế năng động hơn. -Xuất khẩu làm cho các DN khai thác được các lợi thế và biện pháp khuyến khích xuất khẩu. Điều này làm góp phần tăng thêm cơ cấu kinh tế và công nghệ thúc đẩy sản xuất phát triển. -Xuất khẩu là phương thức mở rộng và thúc đẩy kinh tế giữa các quốc gia trên cơ sở các bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. -Thông qua XK các DN có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng tạo cơ hội cho các DN mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài đồng thời là thách thức của DN. Các DN muốn tồn tại thì phải đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN, DN trong cuộc cạnh tranh này phải tổ chức lại sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. -Xuất khẩu tăng thu nhập ngoại tệ để tăng nhập khẩu (NK) tạo nguồn vốn chủ yếu cho NK phục vụ công nghiệp hoá đất nước. XK quyết định quy mô và tốc độ phát triển của NK, góp phần phát triển đều và tăng GDP của đất nước. II Đặc Điểm Thị Trường Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ Của Việt Nam Sang EU. Khái quát tiềm năng thị trường xuất khẩu vào EU. Trước năm 1990, hàng TCMN là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược và chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm đầu thập niên 90 tình hình chính trị và kinh tế trên thế giới có nhiều biến động lớn. Tình hình bất ổn định này ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch XK hàng TCMN. Bởi hàng TCMN của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là xuất khẩu sang các nước XHCN. Chính vì vậy trong giai đoạn 1990-2000 tình hình xuất khẩu hàng TCMN có nhiều thay đổi lớn từ kim ngạch XK cho đến cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường. Cơ cấu thị trường trong giai đoạn này có sự thay đổi hoàn toàn so với trước. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, EU là thị trường có tiềm năng lớn đối với hàng TCMN xuất khẩu của Việt Nam, trong đó tập trung vào một số loại sản phẩm chính là đồ gốm mỹ nghệ, đồ gốm sứ, các mặt hàng may tre đan. Thế mạnh của TCMN Việt Nam là những nét độc đáo của nền kinh tế văn hoá dân tộc nên nhiều khách hàng từ thị trường Châu Âu biết đến và ưa chuộng sản phẩm của chúng ta. Kim ngạch XK mặt hàng TCMN Việt Nam sang EU nhiều năm qua đạt trên 100 triệu USD chiếm tỷ trọng xấp xỉ 50% kim ngạch XK hàng năm về hàng TCMN của cả nứơc. Tuy nhiên, thực tế rất ít cơ sở làm hàng TCMN của nước ta có được những đơn đặt hàng lớn và thường xuyên. Hiện nay, hàng TCMN sang EU có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là hàng TCMN Trung Quốc đang cạnh tranh gây khó khăn cho việc XK hàng TCMN của ta, nhưng cạnh tranh cũng khiến cho ta trở nên năng động hơn, buộc chúng ta cải tiến mẫu mã, chất lượng và giá cả. Hy vọng rằng những hỗ trợ gần đây từ phía chính phủ sẽ thúc đẩy kim ngạch trong những năm tới, qua đó sẽ đạt được chỉ tiêu cho đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ từ 450 đến 500 triệu USD. Những thế mạnh của hàng TCMN Việt Nam khi Xuất khẩu vào thị trường EU. Hàng TCMN hiện nay đang thâm nhập rất tốt ở thị trường EU và có tiềm năng phát triển trong thời gian tới. Theo một nghiên cứu của Phòng thương mại và công nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham)_riêng sản phẩm gỗ gia dụng của Việt Nam đã đạt được kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình hàng năm là 50,72%. Nếu trong năm 1996 chỉ đạt 60,5 triệu USD, thì đến năm 2000 đã tăng lên219,3 triệu USD. Tuy nhiên, mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng 2,8% trong tổng kim ngạch XK của Vịêt Nam vào EU. Mặc dù, khả năng sản xuất của các DN trong nước còn khá lớn. Các sản phẩm TCMN chủ yếu của ta xuất sang EU là sản phẩm gỗ mỹ nghệ, đồ gốm sứ và các sản phẩm mây tre đan. Kim ngạch XK hàng này tăng lên khá nhanh (21,28%/năm). Thị trường XK hàng TCMN lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức ( 26,4%), tiếp đến là Pháp (14,7%), Hà Lan ( 11,6%), Anh ( 11%), Bỉ ( 10,7%), Italia ( 7,4%) Tây Ban Nha( 6,3%), Thụy Điển (5%), Đan Mạch ( 4.1%), Phần Lan ( 0.8%), Hy Lạp (0,5%) và Bồ Đào Nha (6,4%). Riêng thị trường Lucxembourg, đồ gỗ của Việt Nam vẫn chưa thập nhập vào được. Các mặt hàng TCMN của ta được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu trong nứơc nên tỷ lệ ngoại tệ thu được từ sản xuất đạt cao, vào khoảng 95-97%. Loại hàng này được sản xuất thủ công là chính khiến cho sản phẩm của ta có sự khác biệt và mang tính đặc thù, không giống so với các sản phẩm của nước khác. Mặt khác, đây là ngành sản xuất tận dụng được nhiều lao động nhàn rỗi mà yêu cầu trình độ không cao lắm. Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công nói chung không lớn. Một số câu trong sản xuất có thể sử dụng thiết bị máy móc giản đơn, thay thế cho lao động thủ công để tăng thêm năng suất. Bên cạnh đó, những năm gần đây cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, trình độ KHKT phát triển mạnh cũng tạo ra nhiều thuận lợi cho việc XK hàng TCMN ở nước ta ra thế giới nói chung và sang thị trường EU nói riêng. Trong hội nghị ASEM được tổ chức vừa qua, Việt Nam đã được các nước Châu Âu ủng hộ trở thành thành viên của WTO khiến cho triển vọng XK các mặt hàng nói chung và hàng TCMN nói riêng sẽ gặp nhiều thuận lợi. Dưới đây là biểu đồ đánh giá sơ bộ về tình hình xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam. Kim ngạch XK theo mặt hàng - Quý 1/2004 III Những Vấn Đề Và Giải Pháp Phát Triển XK hàng TCMN Của Việt Nam Sang EU. Những vấn đề đặt ra cần khắc phục. Trên thị trường thế giới nói chung và tại thị trường EU nói riêng, nhu cầu đối với hàng TCMN là rất nhiều, rất tiềm năng, nhưng thị phần của Việt Nam còn nhỏ bé, thị trường tiêu thụ còn hạn chế chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây: Mẫu mã còn đơn điệu, nhàm chán không phù hợp so với lối sống sôi động của các nước phát triển trong khi chính các nước này lại là đối tượng chính tiêu thụ sản phẩm của ta. Ngoài tính đơn điệu ra sản phẩm bị nhược điểm quan trọng nữa là chất lượng kém và không đồng đều. Nguyên liệu thực vật do chưa được sử lý tốt trước khi đưa vào sản xuất nên thường bị biến dạng khi có sự thay đổi về thời tiết và không chụi được khí hậu lạnh, thậm chí phát sinh mốc mọt ngay trên đường vận chuyển. Sản xuất phân tán cũng đã góp phần làm cho khâu hoàn thiện sản phẩm không đồng đều, lô tốt, lô xấu lẫn lộn. Một lý do nữa là: Thiếu thợ lành nghề đã qua đào tạo cơ bản, thiếu cán bộ nghiệp vụ chào hàng, thiếu thông tin về thị trừơng xuất khẩu. Quy mô sản xuất nhỏ, không có khả năng đáp ứng các đơn đặt hàng lớn, mới chỉ quan tâm đến sản xuất theo đơn đặt hàng mà chưa quan tâm việc thay đổi mẫu mã cho sản phẩm. Chính sách hỗ trợ của nhà nước còn thiếu. Điều làm cho các quan chức ngành Thương Mại, Nông Nghiệp và DN hàng TCMN nói chung và đồ gỗ nói riêng đau đầu là gỗ nguyên liệu. Hiện nay, giá đầu ra cho các sản phẩm TCMN không tăng, trong khi nguyên liệu đầu vào lại tăng đột biến, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và tình hình kinh doanh của các DN. Theo ông Trần Quốc Mạnh, Phó Chủ Tịch hội Mỹ Nghệ Chế biến gỗ TPHCM, cuối năm 2004 trở lại đây giá gỗ nguyên liệu đã tăng đến 20%, giá gỗ nhập khẩu cũng “leo thang” không kém, tăng lên 10%. Lâu nay, các doanh nghiệp TCMN nhập khẩu nguyên liệu gỗ chủ yếu là từ Malaysia và Indonesia. Nhưng từ giữa năm 2004, chính phủ Indonesia ban hành chủ trương “đóng cửa rừng”, không cho các DN trong nước xuất khẩu gỗ hòn. Trong nước, do lo ngại ảnh hưởng bởi vụ kiện chống bán phá giá các sản phẩm gỗ của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đối với sản phẩm gỗ từ Trung Quốc, từ tháng 8 năm nay, Bộ Thương mại Việt Nam ra chủ trương không cho nhập khẩu các loại gỗ nguyên liệu và bán thành phẩm từ Trung Quốc vào Việt Nam. Đây là hai nguyên nhân chính làm giá nguyên liệu tăng lên. Ngoài ra, hoạt động XK hàng TCMN còn gặp một số khó khăn như: Hiện tượng gian lận thương mại trong nhập khẩu nguyên liệu, với doanh nghiệp XK luật hải quan còn những hạn chế nhất định. Thuế doanh thu với đặc điểm thuế chồng lên thuế, phí vận tải với cách tích cước theo khối đối với hàng cồng kềnh cũng là những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh qua giá của hàng TCMN Việt Nam sang thị trường EU. Nói chung, việc xuất khẩu sang thị trường EU hàng TCMN của ta còn gặp nhiều khó khăn. để đạt được mục tiêu XK 500 triệu USD sang EU vào năm 2005 ngành TCMN còn phải nỗ lực nhiều. 2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng TCMN sang thị trường EU. Các biện pháp này nằm trong các biện pháp khuyến khích phát triển hàng xuất khẩu nói chung và do tính đặc thù của hàng TCMN nên cũng có những biện pháp chủ yếu sau đây: Để sản phẩm hàng TCMN Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường EU và từng bước mở rộng, các DN Việt Nam cần tìm hiểu kỹ đặc điểm và kênh phân phối của EU, chú trọng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm đồng thời quan tâm tới các tiêu chuẩn về môi trường, đáp ứng các yêu cầu của EU về hoá chất tẩy, phẩm nhuộm, đồ chơi trẻ em không được gây hại đến sức khoẻ. Lập trang web giới thiệu mặt hàng TCMN của ta với bạn bè quốc tế. Vừa qua tại TPHCM, EXPO 2004 một lần nữa được chọn là hôi chợ hàng TCMN xuất khẩu. Sở Thương mại- nhà tổ chức đã đặt nhiều tâm huyết để đổi mới, nâng tầm cho EXPO 2004, nhằm tạo nên một sự kiện quốc tế hàng năm của ngành TCMN Việt Nam, tận dụng mọi cơ hội để hàng thủ công Việt Nam mở rộng thị trường. Khôi phục và phát triển các DN hợp tác xã làng nghề thủ công và vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất. Khuyến khích phát triển các vùng nông thôn để tận dụng lao động nông nhàn. Chính phủ cần cụ thể quan tâm hơn nữa tới hoạt động xuất khẩu hàng TCMN. Có chế độ ưu đãi về thuế nhập khẩu một số nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Có chế độ hỗ trợ các ngành thủ công giới thiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài như: hội chợ, triển lãm.. ...Vì phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ công mỹ ngệ đều là cơ sơ sản xuất nhỏ đều bị hạn chế về tài chính. Tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, đặc biệt là các vấn đề hải quan, kiểm dịch hạn ngạch, dịch vụ vận tải.. .. Tiếp tục xúc tiến thương mại theo những chương trình trọng điểm, khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức xã hội phối hợp hoạt động, khuyến khích xuất khẩu. Ngoài cơ quan đặc diện như Thương Vụ Việt Nam ở nước ngoài ra, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lập văn phòng, phòng trưng bầy, kho ngoại quan hoặc chi nhánh công ty tại nước ngoài. Đào tạo nguồn nhân lực tiếp thu công nghệ mới cán bộ chào hàng có nghiệp vụ. Đổi mới các công tác quản lý. Các doanh nghiệp TCMN cần chú trọng dầu tư vốn nhất là vốn để cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất những mặt hàng TCMN đang được ưa chuộng tại thị trường EU. Kết luận Đẩy mạnh xuất khẩu hàng TCMN đang là một đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của đảng và chính phủ hợp vơi ý nguyện toàn dân và thợ thủ công Việt Nam. Đáp ứng xu thế tiêu dùng của thế giới hiện đại. Với những tiềm năng và lợi thế của đất nước, việc này hoàn toàn có thể thực hiện được Đối với EU - một thị trường giàu tiềm năng, qua thực tiễn xuất khẩu hàng TCMN sang EU cho thấy chúng ta đang chiếm lĩnh thị trường, đi vào ổn định và phát triển mạnh mẽ. Các mặt hàng không sản xuất ồ ạt như trước mà tập trung vào một số mặt hàng chính phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân châu Âu như: gốm sứ mỹ nghệ, mây tre, đồ gỗ ... Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế việc xuất khẩu hàng TCMN sang EU vẫn còn gặp nhiều khó khăn như bị cạnh tranh gay gắt, thiếu sự quan tâm của các ngành, các doanh nghiệp còn thụ động chưa biết sáng tạo sản phẩm. Hi vọng rằng trong tương lai không xa, thị trường xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam sang EU sẽ phát triển hơn nữa, song song cùng sự phát triển tình hữu nghị giữa 2 khu vực ASEAN và liên minh Châu Âu ( EU ). Tài liệu tham khảo Giáo trình quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế - Nhà xuất bản thế giới 8/2003 - PGS TS Trần Văn Chu www.doanh nghiệp.com www.vnemart.com.vn www.hanoimoi.com.vn www.sgtt.com.vn Mục Lục Lời mở đầu Nội Dung I Khái Quát Về Xuất Khẩu Khái niệm về xuất khẩu 2. Vai trò của xuất khẩu đối nền kinh tế II Đặc Điểm Thị Trường XK Hàng TCMN Việt Nam sang EU 1. Khái quát tiềm năng thị trường xuất khẩu vào EU. 2. Những thế mạnh của hàng TCMN Việt Nam khi XK vào thị trường EU. III Những Vấn Đề Và Giải Pháp Phát Triển XK hàng TCMN của Việt Nam sang EU. 1. Những vấn đề cần đặt ra cần khắc phục. 2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả Kết Luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0660.doc
Tài liệu liên quan